Đề bài: Lời văn của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia <br />
đậm chất trào phúng. Hãy chứng minh<br />
Bài làm<br />
Cách đặt tên nhân vật, gọi tên đồ vật; so sánh ví von hài hước: cảnh sát không được phạt <br />
vi cảnh "buồn như nhà buôn vỡ nợ". "Hai cụ (ông lang Tỳ và ông lang Phế) đã từ chối <br />
chạy chữa cũng như những vị danh y biết tự trọng"; cách đặt câu chứa đựng mâu thuẫn <br />
trào phúng như: thuốc Thánh Đền Bia chừa ho lao, thương hàn "công hiệu đến nỗi họ mất <br />
mạng"; cách dựng đoạn bằng những câu văn mở đầu "Đám cứ đi" ở cuối đoạn trích, hay: <br />
"Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. <br />
Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may u hóa như ý ông Typn <br />
và bà Văn Minh"; giọng văn châm biếm bằng lối xen vào những lời nhận xét, bình luận <br />
hài hước, những lối nói ngược thâm thúy như: "thật là một đám ma to tát có thế làm cho <br />
người chết phải mỉm cười vì sung sướng"; hoặc: "Cái chết kia đã làm cho nhiều người <br />
sung sướng lắm" ...<br />
Về cách dùng từ, tác giả đã tạo ra cách gợi lên sự vật rất hài hước như: lợn quay đi lọng, <br />
kèn bú dích, lốc bốc xoảng, Bắc đểu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn <br />
Tượng bội tinh...; cách đặt tên nhân vật như; Typn, Min Đơ, Min Toa, ông Phán dây thép <br />
(Phán mọc sừng), Xuân Tóc Đỏ...; cách diễn đạt vừa vô lý, vừa có lí: "phải chết một cách <br />
bình tĩnh", "hai cái tội nhỏ" (tội tố cáo và tội quyến rũ), "một cái ơn to" ("vô tình gây ra cái <br />
chết của ông già đáng chết")...<br />
Về cách so sánh, tác giả có những so sánh liên tưởng bất ngờ: "buồn như nhà buôn vỡ <br />
nợ", "hai cụ đã từ chối chạy chữa cũng như những danh y biết tự trọng".<br />
Về cách đặt câu: tác giả đã dùng những câu văn chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, <br />
nghịch lý, lộn sòng thật giả, tốt xấu như: "bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem <br />
chôn cho chóng cái xác chết của Cụ Tổ. Hoặc: "Họ chim nhau, cười tình với nhau, bình <br />
phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu <br />
của những người đi đưa ma".<br />
Về cách dựng đoạn: đoạn trích miêu tả viễn cảnh (tả "'đám cứ đi") với cận cảnh (đặc tả, <br />
phóng to những chi tiết về người, về lễ vật, nhạc khí, những câu nói ý nhị với tất cả cái <br />
nhố nhăng, bát nháo, rởm đời của đám tang ở phần cuối đoạn trích.<br />
Về cách tạo giọng văn, đáng chú ý là lối xen vào những lời nhận xét, bình luận hài hước, <br />
những lối nói ngược thâm thúy như: "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho..." hoặc: <br />
"Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm". "Tang gia ai cũng vui vẻ cả". <br />
Nhiều đoạn có giọng văn hài hước sâu sắc, thú vị: "Những việc trắc trở như thế đã làm <br />
cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh. Trong lúc gia đình nhốn <br />
nháo, thằng bồi tiền đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: "Biết <br />
rồi, khổ lắm, nói mãi!" của cụ Cố Hồng"; hoặc: "Ông chỉ phiền nỗi không biết xử trí với <br />
Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải... Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội <br />
trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của <br />
ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to... Làm thế nào? Ông phân vân, vò đầu <br />
bứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại càng ra hợp trang, vì mặt ông <br />
dũng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối" ...<br />
Tất cả những thủ pháp nghệ thuật ấy đã mang lại hiệu quả rất lớn: Đả kích sự lố lăng, <br />
đồi bại, sự bất nhân, giả dối của xã hội tư sản thành thị thuở trước.<br />