intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn giải pháp kết cấu đỡ turbine phát điện sức gió xây dựng ở ven biển Việt Nam

Chia sẻ: ViConanDoyle2711 ViConanDoyle2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Turbine phát điện nhờ sức gió hay còn gọi là Trạm Phong Điện là một nguồn năng lượng tái tạo đang được cả thế giới trong đó có Việt Nam đưa vào khai thác. So với các trạm phong điện trên đất liền, các trạm phong điện xây dựng ở ngoài khơi có các lợi thế rõ rệt như sức gió mạnh và ổn định, giảm ảnh hưởng về ô nhiễm tiếng ồn và không mất đất. Bài viết này nhằm giới thiệu các dạng kết cấu có thể sử dụng cho các trạm phong điện biển ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn giải pháp kết cấu đỡ turbine phát điện sức gió xây dựng ở ven biển Việt Nam

Tiểu ban Năng lượng, Kỹ thuật công trình, Vận tải và Công nghệ Biển 61<br /> <br /> <br /> <br /> LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU ĐỠ TURBINE PHÁT ĐIỆN SỨC<br /> GIÓ XÂY DỰNG Ở VEN BIỂN VIỆT NAM<br /> <br /> <br /> Mai Hồng Quân, Vũ Đan Chỉnh<br /> Viện Xây Dựng Công Trình Biển, Đại học Xây Dựng. Số 55, Giải Phóng, Hà Nội<br /> Email: quandhxd@gmail.com<br /> <br /> <br /> Tóm tắt:<br /> Turbine phát điện nhờ sức gió hay còn gọi là Trạm Phong Điện là một nguồn<br /> năng lượng tái tạo đang được cả thế giới trong đó có Việt Nam đưa vào khai<br /> thác. So với các trạm phong điện trên đất liền, các trạm phong điện xây dựng ở<br /> ngoài khơi có các lợi thế rõ rệt như sức gió mạnh và ổn định, giảm ảnh hưởng<br /> về ô nhiễm tiếng ồn và không mất đất. Bài báo này nhằm giới thiệu các dạng<br /> kết cấu có thể sử dụng cho các trạm phong điện biển ở Việt Nam.<br /> <br /> A SELECTION OF OFFSHORE WIND ENERGY GENERATED TURBIN<br /> SUPPORT STRUCTURE IN COASTAL ZONE OF VIETNAM<br /> Abstract:<br /> Wind turbine is one of renewable energy exploited in the world including<br /> Vietnam. Compare with the onshore wind turbine, the offshore have some<br /> significant advantages as the high and stable wind velocity, reduce the<br /> effecting of the noise and save the land. The purpose of this paper is to<br /> introduce some type of offshore wind turbine support structure which is<br /> suitable to build in Vietnam conditions.<br /> <br /> <br /> 1. Mở đầu:<br /> Phát điện nhờ sức gió đang là mục tiêu theo đuổi của toàn cầu, trong đó có Việt Nam<br /> nhằm cung cấp cho xã hội một nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng và rất ít ảnh hưởng đến<br /> môi trường sống. Theo nghiên cứu của WorldBank thì Việt Nam với biển và bờ biển dài và<br /> nhiều đảo là một quốc gia có tiềm năng lớn về năng lượng gió. Trong bảng sau là một số<br /> địa phương có tiềm năng cung cấp điện gió ở Việt Nam.<br /> 62 Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V<br /> <br /> <br /> Bảng 1. Tiềm năng gió Việt Nam (Số liệu của cục Khí tượng Thủy văn 2005)<br /> <br /> Địa phương Tốc độ gió Mật độ công Mật độ năng lượng<br /> trung bình suất gió bình quân/năm<br /> Vtb(m/s) (W/m2) (E=kWh/m2)<br /> Pha Đin 3,2 - 751,1<br /> Đảo Cô Tô 4,4 - 1.317,9<br /> Bãi Cháy 3,3 64,0 562<br /> Bạch Long Vĩ 7,3 119,0 4.487,0<br /> Nam Định 3,6 72,0 631,0<br /> Văn Lý 4,3 72,0 933,5<br /> Đồng Hới 3,9 108,6 952,0<br /> Quy Nhơn 4,1 106,6 935,0<br /> Cam Ranh 4,2 124,3 1065,7<br /> Đảo Phú Quý 6,8 108,0 3554,2<br /> Plây Ku 3,1 69,6 610,0<br /> Đà Lạt 3,0 66,2 580,0<br /> Tân Sơn Nhất 3,2 56,1 492,0<br /> Vũng Tầu 3,9 101,1 886,0<br /> Phú Quốc 3,7 97,5 855,0<br /> Rạch Giá 3,2 47,7 476,0<br /> Trường Sa 6,3 307,1 2692,0<br /> <br /> <br /> Số liệu điều tra cho thấy các vùng biển và ven biển miền trung, các vùng đảo, hải đảo<br /> là những vùng có tiền năng điện gió nổi trội.<br /> Những trạm phát điện sức gió (Turbine gió) đã được xây dựng nhiều trên đất liền, dù ít<br /> nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định đến môi trường nhất là về tiếng ồn, và chiếm<br /> quỹ đất trồng trọt đáng kể. Turbine phát điện nhờ sức gió ngoài biển (Phong điện biển) là<br /> một hướng đang được các nước trên thế giới phát triển nhằm tận dụng vận tốc gió lớn và<br /> ổn định ngoài biển và giảm tiếng ồn, không chiếm đất dành cho canh tác. Đây cũng là<br /> hướng phát triển tất yếu của Việt Nam trong tương lai gần.<br /> Tiểu ban Năng lượng, Kỹ thuật công trình, Vận tải và Công nghệ Biển 63<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Roto- Cánh quạt<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Trụ trên Trụ trên<br /> Kết cấu<br /> Sàn công trụ đỡ<br /> tác<br /> <br /> Mực nước<br /> Trụ dưới Trụ dưới<br /> Cọc<br /> <br /> Đáy biển<br /> <br /> Đất Cọc<br /> <br /> <br /> Móng<br /> Hình 1: Cấu tạo công trình phong điện biển<br /> <br /> <br /> Cấu tạo công trình phong điện gồm các phần:<br /> - Turbine: Gồm cánh quạt, phần thân rotor (Hub). Độ lớn của cánh quạt và độ cao đặt<br /> hub phụ thuộc vào công suất thiết kế, điều kiện gió tại vị trí xây dựng. Công suất phát điện<br /> càng lớn thì đường kính cánh quạt và cao độ đặt turbine càng lớn. Ví dụ turbine công suất<br /> 4.5MW có đường kính cánh quạt D=112m, turbine 5MW D=126m ..<br /> - Kết cấu trụ trên: Phần kết cấu nối giữa Turbine với phần trụ dưới tính từ sàn công<br /> tác. Kết cấu trụ trên thường là trụ thép ống đường kính lớn. Kết cấu dạng khung rỗng cũng<br /> có thể được sử dụng.<br /> - Kết cấu trụ dưới: Là phần kết cấu được tính từ sàn công tác đến móng, trụ dưới có<br /> thể coi là kết cấu công trình biển loại nhỏ. Tùy độ sâu nước và công suất thiết kế và điều<br /> kiện cụ thể tại nơi xây dựng mà lựa chọn sử dụng kết cấu bê tông hay kết cấu thép, kết cấu<br /> monopile, tripods hay jacket. Ở những vùng nước sâu có thể sử dụng kết cấu dạng nổi có<br /> neo.<br /> - Kết cấu móng: Có 3 loại móng chính được sử dụng cho công trình phong điện biển<br /> đó là móng nông trọng lực, móng cọc và móng giếng.<br /> 64 Hội nghị Khoa học và Công nghệ Biển toàn quốc lần thứ V<br /> <br /> <br /> - Các bộ phận phụ trợ: Giá cập tàu, cầu thang, sàn công tác và sân bay là các bộ phận<br /> phụ trợ gắn với công trình phục vụ công tác vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa.<br /> <br /> <br /> 2. Giới thiệu các giải pháp kết cấu cho phong điện biển phù hợp với điều kiện Việt Nam:<br /> 2.1. Kết cấu Monopile:<br /> Monopile là kết cấu dạng đơn giản nhất được áp dụng trong thực tiễn. Một ống thép<br /> vừa làm trụ đỡ phần dưới vừa làm móng cọc cho công trình. Trụ trên và trụ dưới được liên<br /> kết trực tiếp bằng hàn hoặc thông qua một kết cấu chuyển tiếp liên kết bằng trám xi măng<br /> cường độ cao. Độ cứng của ống thép cũng như độ sâu của cọc phải được thiết kế đủ cứng<br /> để chịu tải trọng ngang của công trình. Ống thép có đường kính có thể đến 6m hoặc lớn<br /> hơn và độ dày đến 150mm. Monopile là kết cấu được dùng nhiều nhất trong những vùng<br /> nước nông d
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1