intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giới

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

94
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu. Việc điều trị và lựa chọn thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến những lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới. Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn, mức độ nặng hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mạn tính và chủng vi khuẩn gây bệnh mà có những biện pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giới

  1. Lựa chọn kháng sinh cho bệnh tiết niệu ở nam giới Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gặp ở từng đoạn hoặc toàn bộ đường tiết niệu. Việc điều trị và lựa chọn thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến những lưu ý khi điều trị viêm đường tiết niệu ở nam giới. Tùy theo vị trí nhiễm khuẩn, mức độ nặng hay nhẹ, tính chất cấp tính hay mạn tính và chủng vi khuẩn gây bệnh mà có những biện pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp, tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ (tức là sau khi cấy nước tiểu hoặc máu thấy vi khuẩn gây bệnh thì đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với một số thuốc kháng sinh, từ đó lựa chọn kháng sinh nhạy cảm nhất, dễ hấp thu, ít tác dụng phụ nhất, sẵn có và cân nhắc cả về vấn đề kinh tế); điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác.
  2. Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (niệu đạo, bàng quang) thường dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon: peflacin, ciprofloxacin. Lưu ý không sử dụng quinolon cho trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ do gây tổn thương sụn khớp. Các nhóm kháng sinh khác như cephalosporin (cefuroxim), beta lactam (ampicillin) cũng có tác dụng tốt. Một kháng sinh thông thường, rẻ tiền, khá thông dụng hiện nay là co-trimoxazon (biseptol) cũng có tác dụng trong một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ, tuy nhiên tỷ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh này hiện nay khá cao. Thời gian sử dụng kháng sinh tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, căn cứ từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng liều duy nhất hay dùng kéo dài 3- 10 ngày hay kéo dài hơn. Hiện nay hay dùng kháng sinh kết hợp với một số hoá chất như nitrofurantoin, mictasol bleu... là những thuốc đào thải gần như nguyên vẹn qua đường tiểu nên có tác dụng sát khuẩn tại chỗ.
  3. Trường hợp viêm thận - bể thận cấp hay đợt cấp của viêm thận - bể thận mạn cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch liều cao và nên phối hợp ít nhất hai kháng sinh. Thời gian dùng kháng sinh cũng dài hơn trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu thấp, ít nhất cũng dùng trong 14 ngày. Lựa chọn thuốc tốt nhất theo kháng sinh đồ, tuy nhiên do kháng sinh đồ cho kết quả muộn hoặc cấy không mọc vi khuẩn nên cần cho kháng sinh sớm theo kinh nghiệm, dựa vào vi khuẩn hay gặp, tuổi mắc bệnh, các bệnh lý kèm theo... Các thuốc có thể dùng như quinolon kết hợp augmentin; hoặc cephalosporin (ceftriaxon) kết hợp hoặc thuốc nhóm quinolon uống hay truyền tĩnh mạch - hoặc kết
  4. hợp thuốc aminosid (amikacin) tiêm bắp hoặc pha truyền tĩnh mạch một lần trong ngày. Nhiễm khuẩn tiết niệu là một bệnh thường gặp ở nam giới, nếu phát hiện sớm, điều trị tích cực có thể khỏi hẳn không để lại di chứng. Trường hợp ngược lại có thể dẫn đến suy thận mạn tính là bệnh có tiên lượng xấu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0