MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngày nay, cảm biến khí trên cơ sở dây nano được ứng dụng trong nhiều<br />
lĩnh vực khác nhau như quan trắc môi trường, cảnh báo cháy nổ, giám sát<br />
chất lượng khí thải công nghiệp… Tuy nhiên, cảm biến khí trên cơ sở dây<br />
nano vẫn tiêu thụ công suất tương đối lớn và độ chọn lọc kém. Một trong<br />
những cách để nâng cao khả năng nhạy khí của cảm biến là biến tính dây<br />
nano với các vật liệu khác có khả năng xúc tác bằng các phương pháp pha<br />
tạp, tạo hỗn hợp compozit hay tạo các cấu trúc dị thể. Trong khuôn khổ<br />
luận án này, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu biến tính dây nano SnO2,<br />
WO3 nhằm ứng dụng cho cảm biến khí H2S và NO2” để chế tạo các cảm<br />
biến khí thế hệ mới có khả năng chọn lọc cao và có nhiệt độ làm việc thấp.<br />
2. Mục tiêu của luận án<br />
- Tìm ra được hệ vật liệu dây nano biết tính có khả năng nhạy tốt với các<br />
khí độc hại như H2S và NO2.<br />
- Có được những hiểu biết về tính chất vật lý và hóa học của dây nano<br />
biến tính bề mặt với vật liệu xúc tác nano.<br />
- Qua đó đưa ra được khả năng chế tạo thế hệ cảm biến khí nano với<br />
nhiều tính năng ưu việt.<br />
3. Nội dung nghiên cứu<br />
- Ổn định quy trình chế tạo dây nano SnO2, WO3 bằng phương pháp bốc<br />
bay nhiệt.<br />
- Nghiên cứu chế tạo cảm biến dây nano bằng phương pháp mọc trực tiếp<br />
dây nano lên đế Si/SiO2 hoặc Al2O3.<br />
- Nghiên cứu biến tính bề mặt các loại dây nano chế tạo được với các loại<br />
vật liệu xúc tác như RuO2, NiO và CuO.<br />
- Nghiên cứu đặc trưng nhạy khí của vật liệu dây nano chưa và đã biến<br />
tính với các loại khí khác nhau như NO2, H2S, NH3, H2…<br />
- Nghiên cứu cơ chế nhạy khí của vật liệu dây nano biến tính.<br />
4. Đối tượng nghiên cứu<br />
Vật liệu dây nano oxit kim loại bán dẫn (SnO2 và WO3) và các vật<br />
liệu nano có tính xúc tác như RuO 2, NiO và CuO. Các loại khí độc như<br />
H2S và NO2.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Chế tạo dây nano oxit kim loại bán dẫn (SnO2 và WO3) bằng phương pháp<br />
bốc bay nhiệt. Chế tạo cảm biến dây nano bằng phương pháp mọc trực tiếp dây<br />
nano lên đế Si/SiO2 hoặc Al2O3. Khảo sát cấu trúc và hình thái học của vật liệu<br />
chế tạo được bằng các phương pháp FESEM, TEM, HRTEM, XRD và EDX.<br />
Khảo sát đặc trưng nhạy khí của cảm biến bằng hệ đo kết nối với máy tính.<br />
1<br />
<br />
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án<br />
Luận án đã đưa ra được các quy trình ổn định để chế tạo vật liệu dây<br />
nano bằng phương pháp mọc trực tiếp trên điện cực. Luận án đã đưa ra<br />
được các quy trình ổn định nhằm biến tính bề mặt vật liệu dây nano bằng<br />
phương pháp nhỏ phủ kết hợp với ủ ở nhiệt độ cao.<br />
Các kết quả khảo sát đặc trưng nhạy khí của cảm biến chế tạo cho thấy<br />
chúng có khả năng nhạy khí và chọn lọc tốt với các khí độc (H2S và NO2)<br />
và đây là tiền đề phát triển các loại cảm biến phục vụ quan trắc môi trường<br />
cũng như các hệ đa cảm biến dùng làm mũi điện tử.<br />
7. Những đóng góp mới của luận án<br />
Cảm biến dây nano SnO2 được chế tạo thành công bằng phương pháp<br />
mọc trực tiếp trên điện cực (on-chip), sau đó được biến tính bề mặt với các<br />
hạt nano NiO bằng cách nhỏ phủ dung dịch NiCl2 rồi xử lý nhiệt ở 600C.<br />
Cảm biến khí trên cơ sở vật liệu dây nano SnO2 biến tính với NiO cho thấy<br />
khả năng nhạy khí H2S rất tốt với độ đáp ứng rất cao, độ chọn lọc tốt và<br />
thời gian hồi phục nhanh. Sự tăng cường độ đáp ứng khí H2S của cảm biến<br />
là do hoạt tính xúc tác của các hạt nickel oxit và sự hình thành các đa<br />
chuyển tiếp n-p-n-p. Kết quả này đã được công bố trong bài báo “Giant<br />
enhancement of H2S gas response by decorating n-type SnO2 nanowires<br />
with p-type NiO nanoparticles” [N.V. Hieu, P.T.H. Van và cộng sự, Appl.<br />
Phys. Lett. 101 (2012) 253106. IF2014: 3,30].<br />
Cũng bằng phương pháp bốc bay nhiệt và mọc trực tiếp trên điện cực,<br />
chúng tôi đã chế tạo thành công dây nano WO3 đơn tinh thể. Để tăng cường<br />
khả năng nhạy khí NO2 của cảm biến, dây nano WO3 được biến tính bề mặt<br />
với các hạt nano RuO2 bằng cách nhỏ phủ dung dịch Ru(OOC-CH3)2 trực<br />
tiếp bề mặt điện cực. Cảm biến khí chế tạo được thể hiện độ đáp ứng tốt với<br />
khí NO2 cũng như có độ ổn định tốt. Kết quả này đã được công bố trên bài<br />
báo “Scalable Fabrication of High-Performance NO2 Gas Sensors Based on<br />
Tungsten Oxide Nanowires by On-Chip Growth and RuO2‑Functionalization”<br />
[P.T.H. Van và cộng sự, ACS Appl. Mater. Interfaces 6 (2014) 12022. IF2014: 6,72].<br />
Chúng tôi đã chế tạo thành công cảm biến trên cơ sở các mạng lưới dây<br />
nano đa chuyển tiếp bằng cách mọc trực tiếp có chọn lọc dây nano WO3<br />
trên các đảo xúc tác rời rạc bằng phương pháp bốc bay nhiệt. Phương pháp<br />
này có thể sử dụng để chế tạo số lượng lớn các chip cảm biến bằng công<br />
nghệ vi điện tử truyền thống. Bên cạnh đó, loại cấu trúc cảm biến này dẫn<br />
đến việc tăng số lượng tiếp xúc dây-dây và loại hoàn toàn dòng dò do sử<br />
dụng lớp xúc tác không liên tục. Điều này dẫn đến việc cải thiện độ đáp<br />
ứng, thời gian đáp ứng-hồi phục và độ chọn lọc của cảm biến ngay cả khi<br />
dây nano chưa biến tính. Cảm biến chế tạo được có thể phát hiện được khí<br />
2<br />
<br />
NO2 ở nồng độ thấp cỡ ppb ở nhiệt độ 250C. Kết quả này đã được công bố<br />
trên bài báo “Ultrasensitive NO2 gas sensors using tungsten oxide nanowires<br />
with multiple junctions self-assembled on discrete catalyst islands via on-chip<br />
fabrication”. [P.T.H. Van và cộng sự, Sens. Actuators B 227 (2016) 198-203,<br />
IF2014: 4,09].<br />
8. Cấu trúc của luận án<br />
Luận án được chia thành năm phần, bao gồm: Chương 1: Tổng quan;<br />
Chương 2: Thực nghiệm; Chương 3: Cảm biến khí H2S trên cơ sở dây nano<br />
SnO2 biến tính; Chương 4: Cảm biến khí NO2 trên cơ sở dây nano WO 3<br />
biến tính; Kết luận và kiến nghị.<br />
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN<br />
1.1. Các phương pháp biến tính bề mặt dây nano cho cảm biến khí<br />
Các phương pháp vật lý dùng để biến tính dây nano gồm: phương pháp<br />
sóng vi ba, phương pháp bốc bay nhiệt, phương pháp bốc bay chùm điện tử,<br />
phương pháp phún xạ, phương pháp nhúng, phương pháp nhỏ phủ.<br />
Các phương pháp hóa học dùng để biến tính dây nano gồm: phương<br />
pháp sử dụng các chất khử hay tia để khử các ion kim loại thành kim loại<br />
ngay trên bề mặt dây nano, phương pháp lắng đọng hơi hóa học, phương<br />
pháp quay phủ, quay điện hóa, phương pháp lắng đọng lớp nguyên tử.<br />
1.2. Phân loại cảm biến khí dây nano biến tính<br />
1.2.1. Cảm biến khí dây nano biến tính với hạt nano kim loại<br />
Năm 1983, N.Yamazoe và cộng sự đã đề xuất hai cơ chế để giải thích<br />
khả năng tăng cường khả năng nhạy khí của các hạt nano kim loại bao gồm<br />
cơ chế hóa học và cơ chế điện tử.<br />
Xét riêng với vật liệu dây nano, A.Kolmakov là người đầu tiên giải<br />
thích cơ chế tăng cường tính chất nhạy khí của dây nano oxit kim loại bán<br />
dẫn SnO2 biến tính với hạt nano kim loại Pd dựa vào cả hai cơ chế trên.<br />
Còn theo cơ chế điện tử, A.Kolmakov cũng dựa vào sự hình thành<br />
chuyển tiếp Schottky giữa dây nano oxit kim loại bán dẫn (SnO2) và hạt<br />
nano kim loại biến tính (Pd hay Au). A.Kolmakov nhận thấy sự giảm mạnh<br />
độ dẫn của dây nano SnO2 và cho rằng sự giảm độ dẫn này là do sự hình<br />
thành vùng nghèo điện tử xung quanh vị trí các hạt nano trên bề mặt dây<br />
nano. A.Kolmakov cũng giải thích nguồn gốc của vùng nghèo này là do sự<br />
chênh lệch về công thoát điện tử giữa hạt nano và dây nano SnO2.<br />
1.2.2. Cảm biến khí dây nano biến tính với oxit khác loại hạt tải<br />
Khi dây nano được biến tính với vật liệu có hạt tải cơ bản khác loại<br />
sẽ hình thành các chuyển tiếp p-n. Do sự chênh lệch về nồng độ hạt tải<br />
giữa dây nano và hạt nano biến tính dẫn đến sự khuếch tán điện tử (hoặc<br />
3<br />
<br />
lỗ trống) tạo ra vùng nghèo ở điểm tiếp xúc giữa dây nano và hạt nano<br />
biến tính.<br />
1.2.3. Cảm biến khí dây nano biến tính với oxit cùng loại hạt tải<br />
Đối với hai loại vật liệu bán dẫn cùng loại hạt tải cơ bản thì vùng nghèo<br />
được hình thành do sự khác nhau về công thoát điện tử của hai vật liệu bán<br />
dẫn đó.<br />
CHƯƠNG II: THỰC NGHIỆM<br />
2.1. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu<br />
Vật liệu được sử dụng trong luận án này bao gồm: bột Sn, bột WO3, khí<br />
oxy và khí argon, các dung dịch HNO3 HF, nước khử ion, NiCl2.6H2O,<br />
Cu(NO3)2, Ru(OOC-CH3)2, đế Al2O3 và đế Si/SiO2. Thiết bị nghiên cứu<br />
gồm hệ bốc bay nhiệt nằm ngang và hệ đo cảm biến khí.<br />
2.2. Nghiên cứu chế tạo cảm biến dây nano SnO2 và WO3<br />
Dây nano SnO2 và WO3 được chế tạo trong hệ bốc bay nhiệt nằm ngang<br />
bằng phương pháp mọc trực tiếp lên điện cực. Cụ thể, chúng tôi chế tạo hai<br />
dạng cảm biến dây nano SnO2 và WO3: dạng màng trên đế Al2O3 và dạng<br />
bắc cầu trên điện cực răng lược Si/SiO2. Đối với cảm cảm dây nano SnO2,<br />
gia nhiệt đến 750C với tốc độ 30-35/phút và quá trình mọc dây nano<br />
được thực hiện trong 30 phút. Đối với cảm biến dây nano WO3, gia<br />
nhiệt đến 1000C với tốc độ 30-35/phút và quá trình mọc dây nano<br />
được thực hiện trong các thời gian mọc khác nhau.<br />
(d)<br />
<br />
(b)<br />
<br />
(a)<br />
<br />
(c)<br />
(1)<br />
(1)<br />
<br />
(e)<br />
(2)<br />
(2)<br />
<br />
(3)<br />
(3)<br />
<br />
(f)<br />
(g)<br />
<br />
Hình 2.4: Quy trình chế tạo cảm biến<br />
bằng mọc bắc cấu trực tiếp dây nano SnO2<br />
trên điện cực sử dụng đế Si/SiO2.<br />
<br />
Hình 2.3: Quy trình chế tạo cảm biến dây<br />
nano SnO2/WO3 trên đế Al2O3.<br />
<br />
Bột<br />
Sn &WO3<br />
<br />
Hình 2.5: Quy trình chế tạo cảm biến dây<br />
nano WO3 mọc trưch tiếp trên đảo xúc tác rời<br />
rạc trên đế Si/SiO2.<br />
4<br />
<br />
Hình 2.6: Sơ đồ sắp xếp vật liệu<br />
trong các ống thạch anh.<br />
<br />
2.3. Biến tính dây nano SnO2 và WO3<br />
Dây nano SnO2 và WO3 đã chế tạo vẫn ở trên điện cực được nhỏ phủ lên<br />
trên bởi các dung dịch NiCl2, Cu(NO3)2 hoặc Ru(OOC-CH3)2 có các nồng<br />
độ 1, 10 và 100 mM rồi cho vào lò để ủ trong không khí ở nhiệt độ cao.<br />
(1)<br />
<br />
Dung dịch Cu(NO 3))2<br />
Dung dịch Cu(NO3 2<br />
(1, (1, 10, 100 mM)<br />
10, 100 mM)<br />
<br />
(1)<br />
(1)<br />
<br />
Dung dịch NiCl2 2<br />
Dung dịch NiCl<br />
(1, 10, 100 mM)<br />
(1, 10, 100 mM)<br />
<br />
(2)<br />
(2)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
(3)<br />
(3)<br />
<br />
(3)<br />
<br />
Hình 2.1: Các bước biến tính dây nano<br />
SnO2 với CuO:(1) nhỏ phủ dung dịch<br />
Cu(NO3)2 trên bề mặt cảm biến;(2) để<br />
khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng;(3) xử lý ở<br />
600oC trong thời gian 3 giờ.<br />
<br />
Hình 2.2: Các bước biến tính dây nano<br />
SnO2 với NiO:(1) nhỏ phủ dung dịch<br />
NiCl2 trên bề mặt cảm biến;(2) để khô<br />
tự nhiên ở nhiệt độ phòng;(3) xử lý ở<br />
600oC trong thời gian 3 giờ.<br />
<br />
CHƯƠNG III: CẢM BIẾN KHÍ H2S TRÊN CƠ SỞ DÂY NANO SnO2<br />
BIẾN TÍNH<br />
3.1. Cảm biến dây nano SnO2 biến tính CuO<br />
3.1.1. Hình thái và cấu trúc dây nano trước và sau khi biến tính<br />
Dây nano SnO2 có hình dạng giống hình lá kim (40-100 nm) [Hình 3.1].<br />
Sau biến tính, dây nano SnO2 có những hạt CuO bám bề mặt dây. Khi nồng<br />
độ Cu2+ tăng thì số lượng hạt CuO trên dây nano SnO2 tăng.<br />
<br />
Hình 3.1: Hình thái học của dây nano SnO2 trước và sau khi biến tính với CuO.<br />
5<br />
<br />