intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

216
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn được thực hiện nhằm tìm ra bút pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn để góp phần thẩm định những yếu tố giống nhau trong hiện tượng văn chương "gặp gỡ" của hai tác giả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 5.04.33 Người thực hiện.: PHẠM PHƯƠNG THẢO Người hướng dẫn khoa học: PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Tp. Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2000
  2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 5.04.33 Người thực hiện.: PHẠM PHƯƠNG THẢO Người hướng dẫn khoa học: PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Tp. Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2000
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................ 3 T 1 T 1 LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 5 T 1 1T DẪN NHẬP .......................................................................................................................... 5 T 1 1T 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ............................................................................................... 5 T 1 1T 1. Hiện tượng "gặp gỡ" ở Nam Cao và Lỗ Tấn .............................................................. 5 T 1 T 1 2. Nam Cao và Lỗ Tấn là những tác giả tiêu biểu của hai nền văn học ........................... 5 T 1 T 1 3. Nam Cao và Lỗ Tấn là những tác giả có nhiều sáng tác giảng dạy trong nhà trường... 8 T 1 T 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: ...................................................................................................... 9 T 1 1T 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 10 T 1 1T 2. Cơ sở kiến thức khái quát ........................................................................................ 10 T 1 1T 3. Cơ sở kiến thức trực tiếp .......................................................................................... 11 T 1 1T 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: .................................................................................................... 11 T 1 1T 1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 11 T 1 1T 2. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 11 T 1 1T 3. Giới hạn đề tài ......................................................................................................... 11 T 1 1T 4. Cái mới của đề tài .................................................................................................... 12 T 1 1T 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:............................................................................... 12 T 1 T 1 1. Phương pháp so sánh loại hình................................................................................. 12 T 1 1T 2. Phương pháp lịch sử ................................................................................................ 12 T 1 1T 3. Các thủ pháp phối hợp ............................................................................................. 13 T 1 1T 5. CÂU TRÚC LUẬN ÁN: ............................................................................................. 13 T 1 1T CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NAM CAO VÀ LỖ TẤN ........................................................ 15 T 1 T 1 1.1. Nam Cao (1917- 1951) ............................................................................................. 15 T 1 1T 1.1.1. Thời đại Nam Cao: ............................................................................................ 15 T 1 1T 1.1.2.Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Nam Cao: ....................................................... 15 T 1 T 1 1.1.3. Truyện ngắn của Nam Cao:................................................................................ 19 T 1 T 1 1.2. Lỗ Tấn (1881-1936)................................................................................................ 25 T 1 1T 1.2.1. Thời đại Lỗ Tấn: ................................................................................................ 25 T 1 1T 1.2.2. Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Lỗ Tấn: .......................................................... 26 T 1 T 1 1.2.3. Truyện ngắn của Lỗ Tấn: ................................................................................... 28 T 1 1T
  4. CHƯƠNG 2: BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN T 1 NAM CAO VÀ LỖ TẤN .................................................................................................... 35 1T 2.1. Bút phát nghệ thuật là gì: .......................................................................................... 35 T 1 1T 2.2. Vài nét về nhân vật trong tác phẩm văn học: ............................................................. 36 T 1 T 1 2.3. Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn:............ 39 T 1 T 1 2.3.1. Nhân vật loại hình:............................................................................................. 39 T 1 1T 2.3.2. Nhân vật tính cách: ............................................................................................ 42 T 1 1T 2.3.3. Nhân vật Tư tưởng: ............................................................................................ 48 T 1 1T 2.4. Điểm “gặp gỡ” giữa bút pháp Nam Cao và Lỗ Tấn: .................................................. 54 T 1 T 1 2.4.1. Bút pháp tạo hình gắn liền với tính cách nhân vật: ............................................. 54 T 1 T 1 2.4.2. Khám phá sâu vào tâm lý tính cách nhân vật: ..................................................... 54 T 1 T 1 2.4.3. Nhân vật "tôi" có nhiều vai trò nghệ thuật: ......................................................... 55 T 1 T 1 2.4.4. Ngôn ngữ tự sự nhiều sáng tạo: .......................................................................... 56 T 1 T 1 2.5. Nguyên nhân sự “gặp gỡ” của bút pháp nghệ thuật Nam Cao và Lỗ Tấn: .................. 57 T 1 T 1 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 61 T 1 1T TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 60 T 1 1T
  5. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm. ơn : - Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa Học Công Nghệ -Sau Đại Học, quý Thầy, Cô Khoa Ngữ Văn, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi trong quá trình học tạp và nghiên cứu luận án. - Sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của PGS. Trần Xuân ĐỀ. SỰ ĐÓNG GÓP Ý KIẾN QUÝ BÁU CỦA CÁC THẦY, CÔ ... trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận. án. - Những người thân trong gia đình tôi đã khích lệ, tạo điều kiện. cho tôi không ngừng học tập và nghiên cứu khoa học. - Sự giúp đỡ, động viên của các bạn cùng học. Xin chân thành cảm ơn tất cả. Đầu xuân, năm Canh Thìn - 04/2000 PHẠM PHƯƠNG THẢO
  6. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Lịch sử văn chương có nhiều hiện tượng "gặp gỡ". Trong văn chương Trung Quốc có Kinh Thi và sở Từ, Lý Bạch "Thi tiên" và Đỗ Phủ "Thi thánh"..., trong văn chương Pháp cũng có bi kịch Corneille và bi kịch Racine ... Ở Việt Nam cũng có nhiêu hiện tượng văn chương "gặp gỡ" như Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan... Người ta còn thấy sự "gặp gỡ" văn chương ngoài biên giới quốc gia, trong khu vực và ngoài khu vực. Việt Nam và Trung Quốc có yếu tố địa lý "núi liền núi, sông liền sông" và hoàn cảnh lịch sử hàng nghìn năm giao lưu văn hóa. Mặc dù có những yếu tố bị áp đặt, có những yếu tố tiếp nhận tự giác, chọn lọc cho nên văn học Việt Nam rất gần gũi với văn học Trung Quốc. Từ thể loại đến cấu tứ đề tài, điển tích, điển cố và chữ viết đều có thể vay mượn và sáng tạo. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân cuối đời Minh Trung Quốc là sự vay mượn từ cốt truyện đến nhân vật, tình tiết. Nhà thơ thiên tài của dân tộc ta đã mạnh dạn cắt bỏ những yếu tố rườm rà, non kém về nghệ thuật, không thích hợp về nội dung tư tưởng. Ông đã xây dựng nên những nhân vật điển hình độc đáo, có cá tính cụ thể, lại mang ý nghĩa khái quát cao, thể hiện bằng ngôn ngữ điêu luyện của dân tộc. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du và "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân là hiện tượng văn chương "gặp gỡ" chung một nguồn gốc, có tương đồng và dị biệt. 1. Hiện tượng "gặp gỡ" ở Nam Cao và Lỗ Tấn Lâu nay, người ta nói Nam Cao (Việt Nam) và Lỗ Tấn (Trung Quốc) là hiện tượng văn chương song hành. Hiện tượng này tất nhiên cũng có nhiều nét tương đồng và dị biệt nhưng sự "gặp gỡ" dễ thấy nhất là ở bút pháp xây dựng nhân vật người nông dân và người trí thức. Điều đó lý giải như thế nào? Ở luận án này chúng tôi sẽ làm rõ một vài khía cạnh để khẳng định vấn đề. Mặt khác, Nam Cao và Lỗ Tấn thuộc hai thế hệ, hai quốc gia khác nhau, thì sự ''gặp gỡ" văn chương ấy có sự vay mượn hay không, đó là khía cạnh thứ hai cần bàn đến. 2. Nam Cao và Lỗ Tấn là những tác giả tiêu biểu của hai nền văn học Trong bức tranh rộng lớn của nền văn chương hiện đại Việt Nam và Trung Quốc, sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn là những mảng nghệ thuật rất có ấn tượng trong lòng người đọc hơn nửa thế kỷ qua. Đó còn là những dấu son nghệ thuật có sức tỏa sáng. Bởi vì, Nam Cao và Luận án Thạc sĩ 5
  7. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Lỗ Tấn hơn ai hết đều hiểu sức manh của văn chương. Hai ông là những nhà văn chân chính, tiến bộ, giàu tài năng nên đã lấy văn chương thức tỉnh con người, góp phần cải tạo xã hội. Nam Cao khởi văn nghiệp từ lúc 22 tuổi với truyện ngắn Cảnh cuối cùng in trên "Tiểu thuyết thứ bảy" số 123 ngày 21-10-1936 với bút danh Thúy Rư. Chỉ từ khi tập truyện Đôi lứa xứng đôi (tên ban đầu của nó là Cái lò gạch cũ sau đổi là Chí Phèo) với bút danh Nam Cao thì ông mới chính thức bước vào làng văn. Tên tuổi của ông từ đó sánh ngang với những nhà văn danh tiếng đi trước như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng ... Sáng tác nghệ thuật của Nam Cao tuy không đồ sộ nhưng sự đóng góp của ông xứng đáng là một trong những tác gia lớn nhất trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Trong xu hướng văn học hiện thực phê phán, thời kỳ 1930 - 1945, Nam Cao là người đến muộn nhưng cây bút tìm tòi khám phá đầy sáng tạo này đã nhanh chóng được đưa lên vị trí số một của dòng văn học hiện thực ở chăng cuối những năm 1940 - 1945. Ông trở thành cây bút văn xuôi xuất sắc với những sáng tác rất mẫu mực chân thực và thấm đượm tinh thần nhân đạo cao cả. Trước năm 1940, sáng tác của Nam Cao-mang phong vị lãng mạn trữ tình. Từ 1940 trở đi, ngòi bút Nam Cao đứng hẳn về trào lưu hiện thực và thực sự đã vượt trội lên với những tác phẩm nổi tiếng như Chí Phèo, Lão Hạc, sống mòn... Sau Cách mạng tháng Tám (1945), Nam Cao tiếp tục sáng tác và hoạt động kháng chiến. Một số tác phẩm tiêu biểu ở thời kỳ này là Đôi mắt, nhật ký Ở rừng và Chuyện biên giới, Có thể nói Trăng sáng, Đời thừa và Đôi mắt là những tuyên ngôn nghệ thuật, thể hiện những bước chuyển biến về tư tưởng nghệ thuật trên chặng đường sáng tác của ông. Qua tuyên ngôn nghệ thuật, chúng ta hiểu Nam Cao là một nhà văn chân chính, luôn thấy rõ trách nhiệm của người cầm bút đối với con người, đối với xã hội, đất nước và dân tộc. Từ một nhà văn tiến bộ trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng của cách mạng, Nam Cao đã chiến đấu kiên định cho lý tưởng nghệ thuật cao cả của mình. Đóng góp lớn nhất của Nam Cao là việc cách tân, hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Truyện ngắn của ông là thành tựu xuất sắc về phương diện thể loại. Tiểu thuyết của ông đạt đến đỉnh cao về thể loại mà vẫn đậm đà chất tự truyện. Ngôn ngữ, phong cách sáng tác của Nam Cao cũng là những thành công độc đáo. Có rất nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình .văn học đánh giá về Nam Cao. Mỗi ý kiến nói về một khía cạnh khác nhau nhưng đều thừa nhận và khẳng định vai trò quan trọng của Nam Cao trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Chúng tôi xin dẫn ra đây ý kiến của tác giả Trần Đăng Xuyên để thay lời kết luận về Nam Cao: Luận án Thạc sĩ 6
  8. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN " Nam Cao (1917-1951) là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền vãn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ồng đã vượt qua được những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa nhưng tác phẩm của ông lại càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc. Tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện độc đáo."(1) F P T 0 Nếu Nam Cao là cây bút xuất sắc số một của văn xuôi hiện đại Việt Nam thì Lỗ Tấn là người thầy của nền văn học Cách mạng Trung Quốc Thời Ngũ Tứ. Tiểu thuyết và truyện ngắn của ông khiến chúng ta phải ngạc nhiên thú vị bởi trong đó có những con người đời thường đa dạng, với những tâm sự, những mảnh đời mang dấu ấn sáng tạo độc đáo. Thế giới sáng tạo nghệ thuật của Lỗ Tấn trải rộng trên những thể tài: thơ, truyện ngắn, tạp văn, tiểu thuyết và dịch thuật. Riêng truyện ngắn, ông xứng đáng bậc thầy, sánh ngang Sêkhop (Nga), Mopaxang (Pháp), Ohenri (Mĩ) và Dich ken (Anh), cốt truyện, nhân vật, tư tưởng chủ đề đều có sức thu hút rất mạnh. Một số truyện ngắn của ông như Nhật kí người điên, AQ chính truyện ... đã trở thành kiệt tác, có ý nghĩa cuộc sống sâu sắc. Khi nghiên cứu tác phẩm Lỗ Tấn, nhà văn Phađêép (Liên Xô) nhận xét: "Lỗ Tấn là danh thủ truyện ngắn. Ông giỏi biểu hiện ngắn gọn, rõ ràng một tư tưởng trong một số hình tượng, một điển hình. trong một nhân vật cá biệt. Đọc vài truyện ngắn tiêu biểu của Lỗ Tấn, trước mắt người đọc hiện ra không phải chí là một vài mẫu đoạn nhỏ trong đời người, mà buộc chúng ta phải liên tưởng đến cả một giai đoạn lịch sử" (1). 1F P 0T 0T P Những truyện ngắn Lỗ Tấn sáng tác trước và sau phong trào Ngũ Tứ tập hợp lại thành hai tập truyện ngắn Gào thét và Bàng hoàng. Theo ông, những truyện ngắn này xuất phát từ mục đích "Vị nhân sinh" thể hiện sự sa đọa của xã hội thượng lưu và nỗi bất hạnh của xã hội hạ đẳng. Hai mươi lăm thiên truyện ở đây thể hiện đầy đủ những đặc điểm lịch sử của thời kỳ từ đêm trước Cách mạng Tân Hợi đến trước cuộc nội chiến Cách mạng lần thứ II, từ phong trào Ngũ tứ nổi lên cách mạng dân chủ mới do giai cấp vô sản lãnh đạo. Đây là thời kỳ đau thương giữa hy vọng và thất vọng. Những sáng tác của Lỗ Tấn đã vạch trần tội ác của chế độ phong kiến, phản. ánh bộ mặt xã hội chân thực, nhân dân lao động sống giữa hai tầng áp bức bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, đặc biệt số phận người trí thức đang quằn quai trong những mâu thuẫn xã hội gay gắt. Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Lỗ Tấn cũng phát triển theo tiến trình nhận thức tư tưởng của nhà văn, từ tiến hóa luận đến giai cấp luận, từ hiện thực phê phán đến hiện thực cách mạng, Ông luôn đứng về phía nhân dân bị áp bức để quan sát, phân tích hiện tượng. Cho nên. tác phẩm của ông thể hiên những vấn đề lớn bức (1) Nam Cao tác giả và tác phẩm - NXB Giáo Dục 1998 - Trang 155. (1) Giáo trình Lịch sử Văn học Trung Quốc Tập II - NXB Giáo dục Hà Nội - 1963, trang 176 Luận án Thạc sĩ 7
  9. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN xúc của thời đại, thực hiện được ước mơ, khát vọng của quần chúng và phù hợp với yêu cầu cách mạng. Từ lập trường tư tưởng tiến bộ đó, Lỗ Tấn đã trở thành người chiến sĩ kiên định và là nhà văn hóa vô sản đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu cho sự thắng lợi của cách mạng văn hóa dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Từ 1930 trở đi, mỗi sáng tác của ông đều là những sản phẩm trực tiếp của cuộc đấu tranh cách mạng. Rôbe Diyanni, nhà nghiên cứu văn học Mỹ, đã đánh giá: "Lỗ Tấn đã đặt nền móng cho văn học Trung Quốc hiện đại và ông được xem như là nhà văn lớn ở thế kỷ XX ở Cộng hòa nhân .dân Trung Hoa. Tác phẩm của ông có mang tính hiện thực và tính châm biếm một cách tuyệt diệu ở giọng điệu và phong cách" (1) F 2 P T 0 3. Nam Cao và Lỗ Tấn là những tác giả có nhiều sáng tác giảng dạy trong nhà trường. Ở chế độ thực dân phong kiến, văn chương của Nam Cao chưa được đánh giá đúng mức. Phải đến hàng chục năm sau khi ông mất, nhất là từ khi có chuyên luận Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất sắc của tác giả Hà Minh Đức (1961) và Tuyển tập Nam Cao ra đời (1975) thì giá trị nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao mới được định vị vững chắc. Thử thách của thời gian càng làm cho văn chương của Nam Cao sáng đẹp. Ngày nay, Nam Cao được đánh giá xứng đáng hơn. ông là một trong chín tác giả được chọn giảng trong chương trình môn văn ở trường phổ thông và đại học với tư cách một tác giạ lớn của văn học dân tộc. Hơn nửa thế kỷ nay, người Việt Nam đã hiểu về Lỗ Tấn với nhân vật AQ cũng như hiểu về Nam Cao với nhân vật Chí Phèo. Giới văn học, sinh viên, học sinh thì hiểu về Nam Cao và Lỗ Tấn sâu sắc hơn. Mặc dù những biến động xã hội trên quê hương đất nước Lỗ Tấn diễn ra liên miên, nhưng ở Việt Nam, tên tuổi và văn chương của ông vẫn được trân trọng. Việc nghiên cứu học tập Lỗ Tấn vẫn là một nội dung lôi cuốn các thế hệ thầy trò trong nhà trường chúng ta. Như vậy, Lỗ Tấn và Nam Cao chẳng những là hiện tượng văn chương song hành ngoài biên giới quốc gia mà còn là những tác gia lớn tiêu biểu trong nền văn học hiện đại của Việt Nam và Trung Quốc. Cả hai ông đều thể hiện rõ thiên tài nghệ thuật, để lại cho đời nhiều kiệt tác, được các thế hệ thầy trò trong nhà trường yêu thích, nghiên cứu và học tập. Do đó, ở luận án này, chúng tôi chọn Nam Cao và Lỗ Tấn để nghiên cứu. (1) Lỗ Tấn tác phẩm và tư liệu - Lương Duy Thứ- NXB Giáo Dục - 1997, trang 333. Luận án Thạc sĩ 8
  10. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Nam Cao và Lỗ Tấn là những nhà văn lớn được người đọc rất hâm mộ. Sự vận động của đời sống vãn học hơn nửa thế kỷ qua ở đất nước ta đã khẳng định điều đó. Vì vậy, nghiên cứu Nam Cao và Lỗ Tấn vẫn luôn là nhu cầu nóng hổi đặt ra trước mắt chúng ta. Mặc dù đã có không ít công, trình khoa học trong và ngoài nước khám phá từ các hướng khác nhau, tìm ra ở đó nhiều giá trị sáng tạo nghệ thuật; nhưng thế giới văn chương của Nam Cao và Lỗ Tấn vẫn còn nhiều vẻ đẹp chưa được nhận thức đúng mức. Theo Bích Thu, tác giả cuốn sách Nam Cao về tác gia và tác phẩm cho biết, đã có 191 bài và sách nghiên cứu về Nam Cao. ở đây có những nhà văn cùng thời với Nam Cao như Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài và Nguyên Hồng; lại có những học giả nổi tiếng như Hà Minh Đức, Phong Lê và Nguyễn Đăng Mạnh ... Bằng nhiều cách tiếp cận, các tác giả đã không ngừng phát hiện ra những nét độc đáo ở tài hoa nghệ thuật của Nam Cao. Phong cách truyện ngắn, bút pháp tự sự, lối kể chuyện, nghệ thuật sáng tạo tâm lý, kết hợp tả thực với trữ tình, cái bi xen lẫn cái hài trong một thế giới ngôn ngữ đa thanh phức điệu rất hiện đại của Nam Cao là những vấn đề được kiến giải có cơ sở vững chắc, rất thuyết phục. Ở tầm cỡ Lỗ Tấn, càng không thiếu những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Dẫu xứ sở đất nước ông luôn có những biến động thăng trầm, tên tuổi ông có lúc ba đào sóng gió nhưng tài năng đích thực Và tư tưởng nghệ thuật sáng ngời của ông thì không ai có thể phủ nhận Tuy Lỗ Tấn đến với nhân dân ta hơi muộn, nhưng hơn nửa thế kỷ qua, tên tuổi ông vẫn luôn có trong lòng người Việt Nam, thủy chung trọn vẹn. Các thế hệ độc giả Việt Nam vẫn không ngừng học tập, nghiên cứu Lỗ Tấn. Người có công đầu đưa Lỗ Tấn đến với bạn đọc Việt Nam là nhà nghiên cứu phê bình văn học lớn Giáo sư Đặng Thai Mai. ông đã dịch và giới thiệu Lỗ Tấn từ năm 1943. Những ý kiến nhận xét, đánh giá của ông về Lỗ Tấn, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. ''Danh từ phổ thông, bút pháp tả chân, ấy là hai cái đặc sắc của văn nghệ Lỗ Tấn". Và "Trong quan điểm của Lỗ, tiểu thuyết không phải lù một thứ sách tiêu khiển "nhàn thư" như các nhà học giả Trung Quốc vẫn ngộ nhận. Tiểu thuyết sẽ có sứ mệnh phô bày cho người trong nước biết những sự xấu xa của xã hội Trung Quốc, để buộc họ phải "tìm phương chạy chữa". (1) F 3 P T 0 Các nhà văn, các nhà nghiên cứu nổi tiếng ở n ta như Nguyễn Tuân, Trương Chính, Anh Đức, Phương Lựu, Lương Duy Thứ ... đều có công trình viết về Lỗ Tấn. ở nước ngoài Giới thiệu AQ chính truyện - Đặng Thai Mai - NXB Thời đại - 1944. (Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam, (1) Tập V - NXB Vãn học, Hà Nội - 1997, trang 325) Luận án Thạc sĩ 9
  11. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN cũng có nhiều nhà phê bình nghiên cứu vãn học viết về Lỗ Tấn như Lý Hà Lâm và nhóm tác giả Đường Thao (Trung Quốc), Phađêép (nhà văn Xô Viết), Rômanh Rôlăng (Pháp), Panachi (Ấn Độ) và Rôbe Diyanni (Mỹ)... Người ta khẳng định "Lỗ Tấn là chủ tướng của cách mạng văn hóa Trung Quốc'' (Chủ tịch Mao Trạch Đông) là "người đặt nền móng cho văn học Trung Quốc hiện đại" (Rôbe Diyanni) (2), là "bậc thầy truyện ngắn" (Anh Đức) (3) ... Cách xây F 4 P T 0 T 0 P F 5 P T 0 T 0 P dựng hình tượng điển hình, các loại nhân vật, tính khái quát rất cao ở hình tượng nhân vật, mục đích chữa bệnh tinh thần con người, ý nghĩa triết lý ... đều là những vấn đề được các nhà nghiên cứu khám phá ở nhiều mức độ khác nhau. Điều thú vị nhất là tên tuổi của Nam Cao và Lỗ Tấn được gắn với tên tuổi của nhân vật trong sáng tác của mình. Nói đến Lỗ Tấn người ta không thể không nghĩ đến một AQ, nói đến Nam Cao, người ta cũng không quên một Chí Phèo. Bởi AQ cũng như Chí Phèo đã trở thành nhân vật trong đời sống tinh thần của xã hội, sống mãi cùng với tài năng kiệt xuất của hai nhà văn. Đây cũng là chỗ lôi cuốn rất nhiều cây bút nghiên cứu. Những điểm"gặp gỡ" ở đề tài người nông dân và người trí thức trong sáng tác của Nam Cao và Lỗ Tấn tuy đã được khám phá nhưng ít nhiều cũng còn có mức độ. Điều đó có tác dụng khêu gợi sự tìm tòi khám phá. Chính vì vậy, chúng tôi tự cho mình công việc nghiên cứu để nhận thức vấn đề này trong phạm vi bút pháp xây dựng nhân vật trí thức ở truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn. Xuất phát từ giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ tập hợp những công trình nghiên cứu đi trước có liên quan để tham khảo. Nội dung có thể quy về ba hướng như sau: 1. Cơ sở lý luận Hướng này gồm nhóm tác giả Phương Lựu (Lý luận văn học) và các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học). Công trình khoa học của các tác giả đã giúp chúng tôi nhận thức khái niệm, đi sâu vào các vấn đề cơ bản của tác phẩm vãn học. 2. Cơ sở kiến thức khái quát Kết quả nghiên cứu thể hiện cái nhìn toàn diện về tác giả Nam Cao và Lỗ Tấn trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Các nhà lý luận nghiên cứu nổi tiếng như các giáo sư Hà Minh Đức, Phong Lê, Bích Thu, Hà Văn Đức ... đã có nhiều chuyên đề về Nam Cao. Đối với Lỗ Tấn, chúng tôi cũng được tìm hiểu qua các công trình nghiên cứu của Lý Hà Lâm, Đường Thao (2) Lỗ Tấn - Tác phẩm và tư liệu - Lương Duy Thứ- NXB Giáo dục -1997, trang 333 và 356 (3) Lỗ Tấn - Tác phẩm và tư liệu - Lương Duy Thứ - NXB Giáo dục -1997, trang 333 và 356 Luận án Thạc sĩ 10
  12. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN (Trung Quốc) và của các giáo sư Việt Nam như Đặng Thai Mai, Phương Lựu, Trương Chính, Lương Duy Thứ... 3. Cơ sở kiến thức trực tiếp Các công trình nghiên cứu đi trước đã khai thác sâu vào thế giới nội dung, nghệ thuật văn chương của Nam Cao và Lỗ Tấn. Mỗi chuyên luận chỉ bàn đến một vấn đề. Các kết luận nhận định, đánh giá thường có cơ sở lý luận và thực tiễn, được lý giải phân tích thỏa đáng, nội dung phong phú, xứng đáng là công trình nghiên cứu về tác giả lớn của một nền văn học. Hướng nghiên cứu này có các tác giả Vũ Dương Quỹ, Phạm Xuân Nguyên, Trần Đăng Xuyên, Vũ Tuấn Anh, Bùi Công Thuấn, Phạm Quang Long, Phùng Ngọc Kiếm, Phan Diễm Phương ... viết về Nam Cao. Các tác giả Lý Hà Lâm, Đường Thao, Trương Chính, Lương Duy Thứ ... viết về Lỗ Tấn. Qua ba hướng nghiên cứu trên, chúng tôi đã có cơ sở lý luận và nhận thức đầy đủ về Nam Cao và Lỗ Tấn. vừa khái quát vừa cụ thể. Đó chính là điều kiện cần thiết để đề tài tìm ra những điểm "gặp gỡ" về bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn. 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: 1. Mục đích nghiên cứu Tìm ra bút pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn để góp phần thẩm định những yếu tố giống nhau trong hiện tượng văn chương "gặp gỡ" của hai tác giả là mục đích của luận án đề ra. 2. Đối tượng nghiên cứu - Lý luận về bút pháp nghệ thuật và nhân vật văn học trong tác phẩm. - Truyện ngắn Nam Cao và truyện ngắn Lỗ Tấn, đặc biệt là những truyện viết về người trí thức. - Những công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài. 3. Giới hạn đề tài Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đề tài xác định phạm vi vấn đề chỉ nằm trong bút pháp nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn. Nguyên tắc là đi từ cái chung đến cái Luận án Thạc sĩ 11
  13. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN riêng, từ xu hướng văn học thời đại nhìn vào tác giả, từ tư tưởng nghệ thuật nhìn vào sáng tác. Để thực hiện mục đích của đề tài, chúng tôi tìm hiểu một số cơ sở lý luận và những nhận định đánh giá của các công trình nghiên cứu đi trước. Chúng tôi xem đó là điểm tựa cho những kiến giải để so sánh hiện tượng văn chương "gặp gỡ" của Nam Cao và Lỗ Tấn trong phạm vi giới hạn. 4. Cái mới của đề tài Sáng tác văn chương của Nam Cao và Lỗ Tấn là những thành tựu tuyệt vời. Thời gian đã giúp các nhà nghiên cứu khám phá ra nhiều giá trị nghệ thuật trong đó. Thời gian cũng giúp cho những cuộc hành trình thầm lặng vào thế giới nghệ thuật đầy sức lôi cuốn này. Chúng tôi đã chú ý đến sự "gặp gỡ" của hai cây bút văn xuôi xuất sắc Nam Cao và Lỗ Tấn. Luận văn này là cơ hội để chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này từ lâu đã ấp ủ. Bút pháp xây dựng nhân vật người trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn là đề tài mới mẻ để chúng tôi khẳng định những nhận thức ban đầu về sự "gặp gỡ" của hai nhà văn lớn này. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài luận án mang đặc trưng nhận thức hiện tượng văn học để thẩm định sự tương đồng và dị biệt trong văn chương so sánh giữa Nam Cao và Lỗ Tấn. Do đó, khi nghiên cứu, chúng tôi phải vận dụng nhiều phương pháp, không tuyệt đối hóa một phương pháp nào. 1. Phương pháp so sánh loại hình Đề tài luận án thuộc về văn học so sánh cho nên phương pháp so sánh loại hình được xem là phương pháp chính để thực hiện mục đích nghiên cứu, tìm ra những nét tương đồng trong bút pháp xây dựng nhân vật trí thức ở truyện ngắn của Nam Cao và Lỗ Tấn. 2. Phương pháp lịch sử Văn học là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra, bao giờ cũng gắn liền với một hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể. Do đó, muốn so sánh hiện tượng văn chương song hành giữa Nam Cao và Lỗ Tấn chúng tôi phải đặt tác giả, tác phẩm và quá trình sáng tác vào một giai đoạn, một thời đại cụ thể. Chỉ có trên cơ sở đó mới đánh giá được một hiện tượng văn chương và đi đến công việc so sánh. Luận án Thạc sĩ 12
  14. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN 3. Các thủ pháp phối hợp Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi còn vận dụng các thao tác thống kê, phân loại. phân tích, hệ thống hóa và tổng hợp vấn đề để nhận thức các hiện tượng văn học có cơ sở lý luận và thực tiễn chắc chắn. 5. CÂU TRÚC LUẬN ÁN: DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5. CÂU TRÚC LUẬN ÁN CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NAM CAO VÀ LỖ TẤN 1.1. NAM CAO (1917-1951) 1.1.1. Thời đại Nam Cao 1.1.2. Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Nam Cao 1.1.3. Truyện ngắn Nam Cao 1.2. LỖ TẤN (1881-1936) 1.2.1. Thời đại Lỗ Tấn 1.2.2. Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Lỗ Tấn 1.2.3. Truyện ngắn Lỗ Tấn CHƯƠNG 2: BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN 2.1. BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT LÀ GÌ? 2.2. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT XÂY DƯNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC 2.3. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGĂN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Luận án Thạc sĩ 13
  15. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN 2.3.1. Nhân vật loại hình 2.3.2. Nhân vật tính cách 2.3.3. Nhân vật tư tưởng 2.4. ĐIỂM "GẬP GỠ" TRONG BÚT PHÁP NGHỆ THUẬT NAM CAO VÀ LỖ TẤN 2.4.1. Bút pháp tạo hình gắn liền với tích cách nhân vật 2.4.2. Khám phá sâu vào tâm lý tính cách nhân vật 2.4.3. Nhân vật "tôi" có nhiều vai trò nghệ thuật 2.4.4. Ngôn ngữ tự sự nhiều sáng tạo 2.5. NGUYÊN NHÂN SỰ GẶP GỠ KẾT LUẬN Luận án Thạc sĩ 14
  16. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NAM CAO VÀ LỖ TẤN 1.1. Nam Cao (1917- 1951) 1.1.1. Thời đại Nam Cao: Nam Cao ra đời (1917) 1 khi đất nước đã rơi vào tay thực dân Pháp. Từ thuộc địa của 6F P 0T 0T P Pháp, nước ta còn trở thành thuộc địa của Nhật -Pháp. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ tăm tối ngột ngạt dưới ách thống trị của bọn thực dân phát xít và phong kiến tay sai. Sức người, sức của bị chúng vơ vét ném vào chiến tranh đến kiệt quệ. Từ thành thị đến nông thôn đều trở nên tiêu điều xơ xác trong chính sách bóc lột tàn nhẫn của chúng. Người dân Việt Nam một cổ ba tròng. Các phong trào yêu nước bị dìm trong bể máu nhưng ngọn lửa đấu tranh vẫn âm ỉ tràn lan không bao giờ nguội tắt. Nam Cao tận mắt chứng kiến một xã hội đang đau thương nặng nề chuyển mình dưới mũi súng của quân xâm lược. Những chiêu bài "Âu hóa"', "chính sách Đại Đông Á" của chúng chỉ làm cho cuộc sống thêm bần cùng nhơ nhuốc. Đói nghèo cơ cực như một thứ bệnh dịch ở đâu cũng thấy. Nam Cao cũng từng chứng kiến một thời đại bão táp cách mạng từ phong trào quần chúng sôi sục vùng đứng lên, chặt xiềng phá ách ở Cách mạng Tháng Tám (1945). Ông có vinh dự cùng sát cánh với những người cần lao trong đội quân Cách mạng, xông lên cướp chính quyền ở phủ huyện như nước vỡ bờ. Từ một nhà văn trong trào lưu hiện thực phê phán của những năm 1940 - 1945, Nam Cao đã trở thành nhà văn Cách mạng, người chiến sĩ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đẳng, vì một lý tưởng sống cao đẹp. Thời đại Nam Cao là thời đại hào hùng cả dân tộc đứng lên làm chủ vận mệnh đất nước, sẵn sàng đương đầu với mọi kẻ thù để bảo vệ độc lập tự do đã giành được. 1.1.2.Tư tưởng sáng tác nghệ thuật của Nam Cao: 1.1.2.1. Trước Cách mạng Tháng Tám (1945) Nam Cao viết văn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mới bước vào tuổi thanh niên (1936). Ngòi bút của ông đã thử qua nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện ngắn, sau này có cả truyện dài và tiểu thuyết, nhưng tài hoa của ông được khẳng định xuất sắc ở truyện ngắn và tiểu thuyết. Viết văn sớm cho nên ảnh hưởng của nhà trường chế độ cũ rất rõ đối với Nam Cao. Thơ văn lãng mạn Pháp và cả thơ văn lãng mạn Việt Nam đương thời đã làm cho cây bút của cậu học trò tập viết văn hướng về những cảm hứng thơ mộng, phiêu lưu. Những sáng tác của 1 Văn học Việt Nam (1900 - 1945) - Nhiều tác giả - NXB Giáo dục - 1998, trang 471 Luận án Thạc sĩ 15
  17. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Nam Cao ở thời kỳ này, từ thơ đến truyện ngắn và kịch đều xoay quanh chủ đề tình yêu lãng mạn. Giáo sư Hà Minh Đức đã có nhận xét. "Trong những ngày sôi nổi của tuổi trẻ lớn lên, cũng như buổi đầu đến với văn học, Nam Cao làm một số thơ lãng mạn và viết những truyện tinh thơ mộng. Ở thời kỳ này, ngòi bút của Nam Cao đang dò dẫm để tìm một lối đi, tâm hồn Nam Cao đang dần đổi thay để có được một cách nhìn đúng đắn cuộc sống" (1) F 7 P T 0 Quả vậy ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời trong sáng tác của Nam Cao ở thời kỳ này rất rõ. Chỉ nói riêng truyện ngắn, Nam Cao đã có Cảnh cuối cùng, Những cánh hoa tàn, và Một bà hào hiệp, Hai khối óc ... viết theo cảm hứng lãng mạn. Những cánh hoa tàn là một truyện ngắn tiêu biểu viết về một mối tình u uẩn, nồng nàn tha thiết của tuổi hoa niên. Lời văn êm ái, với những hình ảnh đẹp và cảm xúc tự nhiên. Chất mơ mộng bàng bạc từ đầu đến cuối truyện, tạo giọng điệu buồn nhưng rất lôi cuốn. Điều may mắn là Nam Cao đã sớm nhận ra thiên hướng sáng tác của ông không thuộc về loại văn chương xa xỉ đó. Bởi vì trong con người thanh niên trí thức tiểu tư sản mơ mộng đó là một chàng trai nông thôn ở làng Đại Hoàng, hẻo lánh, hiền lành, chân thật. Nam Cao lớn lên đã sớm nhận ra cuộc sống của những người nông dân nghèo xung quanh thật vả lam lũ. Làm ruộng không đủ ăn, họ phải làm thêm nghề dệt vải, buôn bán và làm mướn, quanh năm đầu tắt mặt tối. Những người ruột thịt thân yêu của Nam Cao cũng phải sống trong cảnh thiếu thốn. Quãng đời thanh niên của Nam Cao cũng gặp không ít lận đận. Thi tốt nghiệp thành chung vì ốm mà trượt. Cưới vợ được hai tháng thì vào Sài Gòn (1935). Nam Cao vừa giúp việc hiệu may vừa viết báo, viết truyện và tự học. Vất vả ba năm, vì bệnh không khỏi nên Nam Cao phải trở về quê. Xã hội lúc bấy giờ chưa nhận ra cây bút Nam Cao đầy tài năng, nên cuộc sống của ông rất long đong, lận đận. Mặt khác cũng vì cuộc sống phải lăn lộn với miếng cơm manh áo mà Nam Cao rất am hiểu xã hội nông thôn và giới trí thức nghèo. Bản chất ngay thẳng giàu lòng thương yêu con người và chuộng lẽ phải của Nam Cao càng được phát huy trong một gia đình có một người vợ tốt và những bạn bè tốt. Đó là những nguyên nhân căn bản có tác dụng chuyển biến tư tưởng nghệ thuật ở thời kỳ dầu của Nam Cao. Bởi vậy, ngòi bút của Nam Cao thích viết những gì mắt thấy tai nghe, phản ánh những gì bức xúc có liên quan đến cuộc sống đông đảo người lao động xung quanh ông. Nghèo là truyện ngắn ông viết theo cảm hứng hiện thực từ 5-6-1937. Đến Chí Phèo mang cái tên Đôi lứa xứng đôi xuất bản năm 1941 thì khuynh hướng hiện thực trong sáng tác của Nam Cao đã thể hiện vững vàng. Trăng sáng của Nam Cao cho xuất bản năm 1942 là một tuyên ngôn (1) ) Nam Cao đời- đời văn và tác phẩm - Hà Minh Đức - Nhà xuất bản Văn Học 1997.. trang 194. Luận án Thạc sĩ 16
  18. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN nghệ thuật. Ông đã đoạn tuyệt và tuyên chiến với thứ văn chương lãng mạn tiêu cực "của bọn nhàn rỗi quá", thể hiện kết quả "nhận đường" trong tư tưởng nghệ thuật. Quan điểm tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao có thể gói gọn trong một câu sau đây: "Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang lên mạnh mẽ" (Nam Cao toàn tập, tập 2 ưang 64). Sau Trăng sáng Nam Cao viết Đời Thừa (1943). Đây là cái mốc đánh dấu sự phát triển về tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao. Qua nhân vật Hộ, nhà văn muốn đặt ra nhiệm vụ lớn lao của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ chân chính luôn luôn bị thôi thúc bởi một lý tưởng sống cao đẹp, không thể lấy nghệ thuật ra để mưu sinh. Nam Cao có một yêu cầu thật nghiêm khắc với ngòi bút sáng tạo nghệ thuật. Bởi "văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa ai có" (Nam Cao toàn tập, tập 2 trang 80). Ông không chấp nhận thứ văn chương "vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ rất nông". Ông khẳng định "sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện" (Nam Cao toàn tập, tập 2 trang 80). Như vậy, sau Trăng sáng, Đời thừa sáng tác của Nam Cao không còn tơ vương với văn chương lãng mạn. Ngòi bút của ông ngày càng xuất sắc trong khuynh hướng sáng tác hiện thực chủ nghĩa. Tuy đến với trào lưu văn học hiện thực muộn hơn so với những cây bút lão luyện như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và Nguyên Hồng nhưng Nam Cao không non kém so với bất cứ ai. Ông đã tìm ra cho mình một con đường đến với chủ nghĩa hiện thực. Hai mảng đề tài lớn Nam Cao phản ánh là người nông dân và người trí thức. Đề tài thì không mới, nội dung truyện xem ra có phần vụn vặt với "những chuyện không muốn viết", vậy thì cái gì đã làm nên tài năng tuyệt vời của Nam Cao? Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: Nếu như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan nói về cái nghèo thì đúng là nghèo thật, nhưng Nam Cao nói về cái nghèo thì không dừng lại ở đó mà ông đi xa hơn, ông nói về những khía cạnh cái nghèo gặm nhấm nhân cách con người, cái nghèo phá vỡ những quan hệ tốt đẹp trong gia đình ... Ông phát hiện và đào sâu phân tích, phê phán, tìm ra ý nghĩa nhân bản, nhân văn của vấn đề với một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Vì vậy, ngòi bút hiện thực của Nam Cao có phần vượt trội so với bút pháp tả thực thuần túy. Các sáng tác sau này của ông đã thể hiện đúng như quan niệm: "Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình ... Nó làm cho người gần người hơn" (Nam Cao toàn tập, tập 2, trang 91) Luận án Thạc sĩ 17
  19. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN Có thể nói, thời kỳ sáng tác trước Cách mạng tháng Tám (1945) của Nam Cao là một chặng đường phát triển liên tục về tư tưởng nghệ thuật. Từ "nhận đường" đến chủ nghĩa hiện thực rồi chủ nghĩa hiện thực tích cực, Nam Cao đã có một bề dày sáng tác, với một thành tựu tuyệt vời. Từ Trăng sáng đến Đời thừa là tư tưởng nghệ thuật chân chính, thể hiện lý tưởng của một cây bút luôn có trách nhiệm với con người, với xã hội. Những truyện ngắn Chí Phèo, Dì Hảo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua nhà, Tư cách mõ, Lão Hạc, Lang Rận và tiểu thuyết sống mòn là những tác phẩm văn chương xuất sắc Nam Cao để lại. Thử thách của thời gian càng làm cho văn chương của Nam Cao thêm sáng đẹp. Ông xứng đáng là cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học Việt Nam thời kỳ 1940- 1945. 1.1.2.2. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) Nam Cao rất căm thù những thế lực thống trị bạo ngược. Ngòi bút hiện thực của ông đã từng để cho lưỡi dao trong tay Chí Phèo vung lên giết chết một Bá Kiến chánh tổng gian ngoan độc ác. Ông cũng từng phát hiện, gìn giữ từng nét đẹp nhân cách trên bờ vực tốt xấu, thiện ác trong những cảnh ngộ khác nhau ...Tư tưởng nghệ thuật ở thời kỳ trước thể hiện Nam Cao là một nhà văn chân chính tiến bộ, ghét áp bức bất công và rất yêu thương con người. Cứ theo logic vấn đề mà nhận định thì con đường tất yếu Nam Cao sẽ đến là con đường giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo. Thực vậy, năm 1943 Nam Cao đã gia nhập Hội Văn Hóa cứu quốc. Ở cao trào Cách mạng Tháng Tám (1945), Nam Cao đã có mặt trong đội ngũ quần chúng, tham gia cướp chính quyền. Như vậy, con đường cách mạng giải phóng dân tộc cũng là con đường giải phóng đời mình. Vì vậy Nam Cao đã trở thành người chiến sĩ chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Tư tưởng dân chủ, nhân đạo, nhân văn trong nghệ thuật của Nam Cao lúc này phát triển mở rộng ra cùng với tình yêu tổ quốc đồng bào. Quần chúng lao động trước đây là những đối tượng phản ánh trong tác phẩm hiện thực thì giờ đây trở thành con người mới khi Nam Cao viết về Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Truyện ngắn Đôi mắt kể về cuộc gặp gỡ của Độ, một nhà văn kháng chiến với vợ chồng Hoàng, tại nơi tản cư của thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Hoàng là nhà văn lớp đàn anh của Độ, chưa nhập cuộc với kháng chiến. Từ sinh hoạt đến lời nói và cách nghĩ, Hoàng không chịu chuyển mình theo cuộc sống gian khổ trong chiến tranh. Đối với quần chúng nông dân, Hoàng chỉ một giọng giễu cợt, khinh khi. Y thà giao du với lớp cặn bã thượng lưu của chế độ cũ, với những ông đốc, ông phủ, ông phán để đánh bài, đánh chén và nói xấu nhau chứ nhất định không chịu làm việc với những người dân quê. Hoàng tin tưởng và sùng bái lãnh tụ nhưng lại hoài nghi và coi thường quần chúng cách mạng. Nhân vật Độ Luận án Thạc sĩ 18
  20. BÚT PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRÍ THỨC TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO VÀ LỖ TẤN tuy chưa hết những ấn tượng cũ nhưng đã thấy ở những anh chàng thôn quê "răng đen, mắt toét" ấy có những hành động Cách mạng dũng cảm, đang đóng vai trò tích cực trong cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Như vậy, Nam Cao đã sử dụng nhân vật Hoàng và Độ để thể hiện hai cách nhìn, hai quan điểm đối với quần chúng cách mạng và cuộc kháng chiến. Cách nhìn của Hoàng đã lỗi thời. Cách nhìn của Độ là quan điểm của nhà văn mới đến với Cách mạng, đang biến chuyển tích cực. Với Đôi mắt, ngòi bút hiện thực của Nam Cao đã phê phán triệt để những biểu hiện bảo thủ lỗi thời vừa đề cập đến vấn đề có tính bản chất cho một nền văn học mới. Nền văn học đó là nền văn học của nhân dân, cần có một đội ngũ nhà văn của nhân dân, mà nguồn sống và sức mạnh của nó là hiện thực cuộc sống cách mạng lớn lao của quần chúng. Rõ ràng tư tưởng nghệ thuật trong Đôi mắt đã thể hiện một phương thức sáng tác mới. Quần chúng cách mạng và cuộc kháng chiến gian khổ của cả dân tộc đã trở thành trung tâm phản ánh trong tác phẩm văn chương của Nam Cao. Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao vẫn viết. Ông làm tất cả để phụng sự kháng chiến. Các sáng tác của ông ở thời kỳ này đều từ cuộc sống sôi động nóng bỏng của chiến tranh mà ra như: Đường vô Nam, Cách mạng, Đời thừa, Ở rừng, Trên những con đường Việt Bắc, Từ ngược về xuôi, Bốn cây số cách một căn cứ địch.... Ở những tác phẩm nói trên, hình tượng con người mới xuất hiện trong quần chúng cách mạng đã được ngòi bút tả thực của Nam Cao xây dựng ở nhiều mức độ khác nhau. Trong khi làm quen với phương pháp sáng tác hiện thực cách mạng không phải không có chỗ chệch choạc nhưng, điều đáng quý là ngòi bút Nam Cao rất xông xáo. giàu tính chiến đấu, có tác dụng vận động quần chúng. Hình ảnh người phụ nữ mới vẫn cơ cực vất vả nhưng lại rất đảm đang chung thủy để người chồng ngoài mặt trận yên tâm chiến đấu. Ngòi bút Nam Cao tỏ ra có sở trường am hiểu nông thôn trước đây giờ càng hiểu sâu sắc những cảnh ngộ và tâm tình của người nông dân kháng chiến, ở thời kỳ này Đôi mắt là tác phẩm xuất sắc của ông. 1.1.3. Truyện ngắn của Nam Cao: Trong sự nghiệp văn chương 15 năm ngắn ngùi, Nam Cao đã để lại trên 60 truyện ngắn. Đó là chưa kể thơ, kịch, truyện dài và tiểu thuyết, ở truyện ngắn, Nam Cao đã có kiệt tác bất hủ như Chí Phèo và để lại trong nền văn học hiện đại rất nhiều truyện hay như: Dì Hảo, Mua nhà, Một đám cưới, Trẻ con không được ăn thịt chó và Lão Hạc ... Cũng như Lỗ Tấn, đề tài Nam Cao tập trung phản ánh là người nông dân và người trí thức. Truyện ngắn Nam Cao thường nói về những sự việc, những số phận con người gần gũi Luận án Thạc sĩ 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2