Luận án Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceota hook) tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
lượt xem 10
download
Luận án Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceota hook) tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang được nghiên cứu nhằm làm rõ được thực trạng phát triển trồng rừng Sa mộc tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang; xác định được các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với phát triển trồng rừng Sa mộc tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất biện pháp phát triển trồng rừng Sa mộc tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceota hook) tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
- i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NGỌC TUẤN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceota Hook) TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học
- ii Thái Nguyên 2016
- iii ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN NGỌC TUẤN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceota Hook) TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Quốc Hưng
- iv Thái Nguyên 2016
- v LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Nguyễn Ngọc Tuấn Học viên cao học khóa 22. Chuyên ngành: Lâm học. Năm học 2014 2016. Tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đến nay tôi đã hoàn thành luận văn nghiên cứu cuối khóa học. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016 NGƯỜI LÀM CAM ĐOAN Nguyễn Ngọc Tuấn
- vi LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp "Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang” đã hoàn thành. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, quý thầy giáo, cô giáo trong và ngoài trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực tập làm luận văn tốt nghiệp. Nhân dịp này, cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những sự giúp đỡ quý báu đó, đặc biệt tới PGS. TS Trần Quốc Hưng là người luôn tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Bên cạnh đó, tôi cũng không quên gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban lãnh đạo, cùng tập thể cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ, phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, UBND xã Bản Péo, xã Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì, Ban lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả luôn luôn cố gắng hết sức mình, nhưng chắc chắn những thiếu sót và hạn chế là điều không thể tránh khỏi, tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu từ phía các nhà khoa học cùng bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày ........ tháng ...... năm 2016 TÁC GIẢ
- vii Nguyễn Ngọc Tuấn MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... V LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... VI DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. X DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ XI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 3 4. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH.................................................................................................. 4 4.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu.......................................................................................... 4 4.2. Thời gian nghiên cứu........................................................................................................ 4 CHƯƠNG II .................................................................................................. 25 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 25 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................................ 25 2.1.1. Đánh giá thực trạng trồng rừng Sa mộc tại huyện Hoàng Su Phì ............................... 25 2.1.2. Đánh giá sinh trưởng và chất lượng rừng trồng Sa mộc tại địa bàn nghiên cứu .........25 2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát triển rừng trồng Sa mộc tại địa phương............................................................................................................................ 25 2.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của trồng rừng Sa mộc. ................... 25 2.1.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng Sa mộc tại địa phương ............25 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 26 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 35 - Hạt giống phải lấy giống ở rừng giống chuyển hóa đã được công nhận. Những cây được chọn giống phải đủ từ 10 năm trở lên. Hạt giống đảm bảo tiêu chuẩn có độ sạch 85-95%, mỗi kg hạt có từ 120.000 đến 150.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm trên 30-40%................................................................. 41 - Nơi dốc trên 25o phát băng theo đường đồng mức, băng chừa rộng 1m, băng phát để trồng rộng 1,5-2m song song với đường đồng mức, thực bì phát sạch, dọn xếp vào băng chừa. Trên băng để lại những cây có giá trị kinh tế, cây gỗ có mục đích. Xử lý thực bì xong trước khi trồng 1 tháng.....42 3.4.3. Hiệu quả xã hội........................................................................................................... 61 1.1.1.2. Mục tiêu trồng rừng Sa mộc................................................................................................ 69 1.4.3. Hiệu quả xã hội........................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 74 II. Tiếng Anh.......................................................................................................................... 77
- viii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT D1.3 max: Giá trị đường kính thân cây tại vị trí 1,3m lớn nhất D1.3 min: Giá trị đường kính thân cây tại vị trí 1,3m nhỏ nhất D1.3: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3m FAO: Tổ chức nông lương quốc tế Hvn min: Giá trị chiều cao vút ngọn nhỏ nhất
- ix Hvn max: Giá trị chiều cao vút ngọn lớn nhất Hvn: Chiều cao vút ngọn M: Mật độ NĐ CP: Nghị định của chính phủ NQ HĐND: Nghị quyết hội đồng nhân dân OTC: Ô tiêu chuẩn QĐ TTg: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ QĐ: Quyết định RSX: Rừng sản xuất UBND: Ủy ban nhân dân
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Biểu 2.1: Biểu điều tra đánh giá sinh trưởng 30 Biểu điều tra đánh giá độ dốc và thành phần cơ Biểu 2.2: 30 giới đất Biểu 2.3: Biểu điều tra, đánh giá độ tàn che và độ che phủ 31 Bảng 2.4: Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất 32 Thang điểm về độ tàn che và độ che phủ của rừng Bảng 2.5: 32 trồng Sa mộc Bảng 2.6: Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng 32 Nguồn vốn đầu tư trồng rừng ở huyện Hoàng Su Bảng 3.1: 38 Phì Biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong Bảng 3.2: 40 các mô hình Sinh trưởng về đường kính, chiều cao của Sa mộc Bảng 3.3: 46 tại khu vực nghiên cứu Sinh trưởng về đường kính, chiều cao bình quân Bảng 3.4: 48 từng năm của Sa mộc tại khu vực nghiên cứu Bảng 3.5: Cấp độ phòng hộ của Sa mộc 52 Bảng 3.6: Trữ lượng của Sa mộc ở 2 độ tuổi 54 Bảng 3.7: Chi phí sản xuất cho 1 ha Sa mộc ( 1000đ ) 56 Bảng 3.8: Lợi nhuận kinh tế từ 1 ha Sa mộc Bán theo m3 57 Bảng 3.9: Lợi nhuận kinh tế từ 1 ha Sa mộc bán theo cây 58
- xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang 22 Hình 2.1: Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài 27 Mô hình trồng rừng cây Sa mộc tại xã Nậm Dịch Bảng 3.1: 50 huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
- 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Hiện nay cả nước có 10.304.816 ha là rừng tự nhiên trong đó rừng tự nhiên là rừng sản xuất là 4.097.041ha [1]. Những năm trước đây do kế hoạch sản lượng khai thác lớn nên rừng tự nhiên đã bị khai thác quá mức làm cho chất lượng rừng bị suy thoái. Hiện nay chất lượng rừng sản xuất là rừng tự nhiên rất thấp, diện tích rừng giàu và trung bình chỉ chiếm khoảng 8%, trong khi đó trạng thái rừng phục hồi, rừng chưa có trữ lượng chiếm khoảng 61% diện tích có rừng tự nhiên của cả nước. Trong khi đó, nhu cầu của người dân địa phương đặc biệt là người dân miền núi về gỗ từ rừng tự nhiên để làm nhà, đồ mộc dân dụng rất lớn, do vậy hiện nay người dân vẫn khai thác gỗ rừng tự nhiên để sử dụng, nhưng Nhà nước không kiểm soát được. Đa số các chủ rừng nhà nước được giao kế hoạch khai thác rừng không có sự phối kết hợp với chính quyền địa phương trong việc kiểm tra giám sát. Bên cạnh đó việc thiếu các biện pháp đồng bộ, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn, kiểm soát gỗ và sản phẩm gỗ từ khi khai thác đến chế biến và tiêu thụ cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên trong những năm qua. Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng "Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp" với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo cải thiện sinh kế…
- 2 Hiện nay công tác phát triển rừng kinh tế trên địa bàn Hà Giang nói riêng v à các tỉnh miền núi phía bắc nói chung vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn v à tồn tại, ảnh hưởng đến quá trình phát triển rừng kinh tế. Chưa có định hướng phát triển và kế hoạch cụ thể. Việc xác định các mục tiêu và các yếu tố kỹ thuật phù hợp cho khu vực còn chưa rõ ràng, từ đó dẫn đến chất lượng rừng trồng còn thấp nên chưa thể mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Bên cạnh đó, công tác lựa chọn loài cây cho một số rừng trồng chưa thật phù hợp với thổ nhưỡng và tiểu vùng khí hậu dẫn đến rừng phát triển kém. Các cơ quan chuyên môn chưa làm tốt công tác tư vấn cho người dân và nhà đầu tư trong việc lựa chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và tiểu vùng khí hậu của từng vùng sinh thái, dẫn đến nhiều diện tích rừng sau khi trồng 3 – 5 năm không phát triển được, gây thiệt hại về kinh tế và giảm lòng tin của các nhà đầu tư. Cơ cấu cây trồng của rừng kinh tế chưa đa dạng, bên cạnh đó tình trạng sử dụng đất của các hộ gia đình trong quá trình trồng rừng kinh tế còn manh mún, nhỏ lẻ không theo quy hoạch. Tình trạng trồng rừng manh mún, nhỏ lẻ không theo quy hoạch chung sẽ gây nhiều khó khăn cho quá trình khai thác rừng sau này. Chế biến lâm sản trên địa bàn của tỉnh tuy phát triển nhưng chủ yếu là tự phát, chưa bền vững, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược; các doanh nghiệp chế biến lâm sản chưa xây dựng được thương hiệu của các sản phẩm từ rừng trồng. Trong những năm qua công tác lâm nghiệp của tỉnh Hà Giang không ngừng phát triển, diện tích rừng không ngừng tăng lên qua từng năm nâng độ che phủ rừng từ 29,7% năm 1993 lên 54,3% năm 2014 chủ yếu được thực hiện qua các chương trình, dự án như: Chương trình 327, Dự án 661, Dự án phát triển nông thôn miền núi, Dự án chia sẻ, 135, Dự án DPPR, kế
- 3 hoạch bảo vệ và phát triển rừng.... hỗ trợ người dân trồng rừng, bảo vệ rừng. Trong đó 3 chương trình lớn hỗ trợ phát triển lâm nghiệp xuyên suốt giai đoạn là Chương trình 327, dự án 661 và hiện nay là Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 20112020. Mặc dù vậy, nhìn chung hiệu quả của các chương trình, dự án phục hồi và phát triển rừng còn hạn chế do chưa phát huy được hiệu quả của các loại cây bản địa có ưu thế về điều kiện sinh thái. Chính vì vậy, để phát triển lâm nghiệp một cách bền vững trên cơ sở yêu cầu phải lựa chọn cây trồng phù hợp với những điều kiện thực tế tại địa phương, khắc phục được những tồn tại hạn chế trong thực hiện công tác trồng rừng và góp phần nâng cao giá trị cây bản địa cho mục đích trồng rừng, đề tài “Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang” được đề xuất thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ được thực trạng phát triển trồng rừng Sa mộc tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang. Xác định được các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với phát triển trồng rừng Sa mộc tại khu vực nghiên cứu làm cơ sở đề xuất biện pháp phát triển trồng rừng Sa mộc tại địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trên rừng trồng Sa mộc thuần loài ở 2 tuổi: + Tuổi trung bình thường khai thác sử dụng 13 tuổi; + Tuổi khai thác gỗ lớn 21 tuổi. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hiện trạng trồng rừng, các chỉ tiêu sinh trưởng,
- 4 hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ Sa mộc và ảnh hưởng của chính sách phát triển rừng trồng đến người dân của huyện Hoàng Su Phì. 4. Địa điểm và thời gian tiến hành 4.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu Xã Nậm Ty và xã Bản Péo, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. 4.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 7 năm 2016. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Để nâng cao năng suất và duy trì tính ổn định, bền vững của rừng trồng kinh tế,nên các nhà khoa học ở các nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu từ rất sớm, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu điển hình thuộc các chuyên đề sau đây: 1.1.1. Những nghiên cứu về lập địa Tập hợp kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO, 1984) đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào bốn nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: 1) khí hậu, 2) địa hình, 3) loại đất, 4) hiện trạng thực bì. Điển hình là các công trình nghiên cứu của Laurie (1974), Julian Evans (1974 và 1992), Pandey (1983), Golcalves J.L.M và cộng sự (2004) [33]. Khi nghiên cứu đặc điểm đất ở Châu Phi, Laurie, Lulian Evans (1974) [31] cho rằng đất đai ở vùng nhiệt đới rất khác nhau về độ dầy tầng đất,
- 5 cấu trúc vật lý đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ pH) và nồng độ muối. Vì thế, khả năng sinh trưởng của rừng trồng trên các loại đất ấy cũng khác nhau. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông P.patula ở Swaziland, Evans, J(1974) [31] đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt (R=0.81) với các yếu tố địa hình và đất đai thông qua phương trình tương quan: Y= 18,75 + 0,0544x3 0,000022x32 + 0,0185x4 + 0,0449x5 + 0,5346x11. Trong đó: Y: Là chiều cao vút ngọn ở thời điểm 12 tuổi (m); x3: Là độ cao so với mặt nước biển (m); x4: Là độ dốc chênh lệch giữa đỉnh đồi và chân đồi (%); x5: Là độ dốc tuyệt đối của nơi trồng rừng (%); x11: Là độ phì của đất đã được xác định. Thông qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy việc xác định điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết, đó là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng. 1.1.2. Những nghiên cứu về giống Giống là một vấn đề quan trọng bậc nhất để nâng cao năng suất rừng trồng nên nhiều nước trên thế giới đã đi trước chúng ta nhiều năm về vấn đề cải thiện giống cây rừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bằng con đường chọn lọc nhân tạo, Brazil đã chọn được giống Eucalyptus grandis đạt tới 55m3/ha/năm sau 7 năm trồng, ở Swaziland cũng đã chọn đựơc giống Pinus patala sau 15 năm tuổi đạt 19m3/ha/năm (Pandey, 1983) [37]. Ở Zimbabwe cũng đã chọn được giống E. grandis đạt từ 35 40m3/ha/năm, giống E. urophylla đạt trung bình tới 55m3/ha/năm, có nơi lên
- 6 đến 70m3/ha/năm (Campinhos và Ikenmori, 1988) [30]. 1.1.3. Những nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Vấn đề này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập địa khác nhau, điển hình như: Công trình nghiên cứu của Evans, J.(1992) [32], tác giả đã bố trí 4 công thức mật độ trồng khác nhau (2985 ;1680 ;1075 và 750 cây/ha) cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New Guinea, số liệu thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ hơn những công thức trồng mật độ cao. Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng sản phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì thế cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp. 1.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng Bón phân cho cây trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, điển hình như công trình nghiên cứu của Mello (1976) [36] ở Brazil cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công thức không bón phân, nếu bón NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng lên trên 50%. Trong một công trình nghiên cứu khác ở South Africa của Schonau (1985) [38] về vấn đề phân bón cho bạch đàn Eucalyptus
- 7 grandis đã cho thấy công thức bón 150gNPK/gốc với tỷ lệ N :P :K= 3 :2 :1 có thể nâng chiều cao trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất; Đối với Thông P. caribeae ở Colombia, Bolstad và cộng sự (1988) [29] cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản ứng tích cực mang lại hiệu quả rõ rệt cho rừng trồng như Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium. Khi nghiên cứu phân bón cho rừng Thông P. caribeae ở CuBa, Herrero và cộng sự (1988) [34] cũng cho thấy bón Phosphate đã nâng sản lượng từ 56m3 lên 69m3/ha sau 13 năm trồng. 1.1.5. nghiên cứu về chính sách và thị trường Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất trong đó hiệu quả về kinh tế là chủ yếu. Sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời phương thức canh tác phải phù hợp với kiến thức bản địa và dễ áp dụng với người dân. Theo nghiên cứu của Thomas Enters và Patrick B. Durst (2004) [39], để phát triển trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự tập trung đầu tư về kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm qua Liu Jinlong (2004) [35] đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyết khích tư nhân phát triển trồng rừng như: Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá; Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của nhà nước; Giảm thuế đánh vào các lâm sản; Đầu tư tái chính cho tư nhân trồng rừng; Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển trồng rừng.
- 8 Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Ashadi và Nina Mindawati (2004) [28] ở Indonesia... Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia Đông Nam Á chính là: Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất; Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng; Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân. Tóm lại: Điểm qua những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu khá sâu và công phu. Tuy các công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã giải quyết khá đầy đủ các vấn đề có liên quan, nhưng hầu hết các công trình được nghiên cứu trong những hoàn cảnh sinh thái và các điều kiện kinh tế kỹ thuật hết sức khác nhau nên không thể ứng dụng một cách máy móc vào điều kiện cụ thể của nước ta nói chung cũng như ở Hà Giang nói riêng. 1.2. Ở Việt Nam Cho đến nay ngành lâm nghiệp nước ta đã có những đổi mới đáng kể. Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, các hoạt động nghiên cứu khoa học về xây dựng và phát triển rừng cũng được quan tâm. Các chương trình dự án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiện trên khắp cả nước với nhiều mô hình rừng trồng sản xuất được thử nghiệm và phát triển, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được đúc rút và xây dựng quy trình, quy phạm phục vụ đắc lực cho công tác trồng rừng, trong đó có trồng rừng sản xuất. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, đánh giá liên quan tới trồng rừng ở nước ta thuộc các lĩnh vực sau đây: 1.2.1. Nghiên cứu về lập địa
- 9 Việc xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở nước ta trong những năm gần đây đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các mức độ khác nhau, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1994) [2], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ các tác giả căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng. Khi nghiên cứu tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng sự (2001) [11] cũng đã nhận định có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng công nghiệp, bao gồm: 1) đá mẹ và các loại đất; 2) độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn; 3) độ dốc; 4) thảm thực vật chỉ thị. Khi nghiên cứu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã để phục vụ trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2003) [3] cũng đã xây dựng được bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá gồm 6 tiêu chí và 24 chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên và 5 tiêu chí về điều kiện kinh tế xã hội; Khi đánh giá năng suất rừng trồng Bạch đàn (E.urophylla) trên 3 loại đất khác nhau ở khu vực Tây Nguyên, Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2004) [17] đã chỉ ra rằng mặc dù cũng đã được áp dụng các biện pháp thâm canh như nhau, nhưng trên đất xám granis ở An Khê và K’Bang rừng trồng Europhylla sau 45 năm tuổi có thể đạt từ 2024m3/ha/năm, nhưng trên đất nâu đỏ phát triển trên đá macma acid ở Mang Yang sau 6 năm tuổi chỉ đạt 12m3/ha/năm, trên đất đỏ bazal thoái hoá ở Pleiku sau 4 năm tuổi cũng chỉ đạt 11m3/ha/năm. Như vậy, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng nói chung là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất rừng trồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 529 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học địa lý: Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng
120 p | 222 | 46
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ nhà hàng của Khách sạn Midtown Huế
161 p | 213 | 41
-
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn
69 p | 215 | 36
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Giọng điệu thơ Chế Lan Viên
114 p | 172 | 34
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Linh
113 p | 123 | 33
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty Bảo Việt Quảng Trị
122 p | 146 | 26
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam
26 p | 177 | 25
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
118 p | 88 | 17
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn Midtown Huế
137 p | 90 | 16
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
106 p | 85 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
124 p | 123 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Nhà văn Tô Hoài với mảng "Truyện loài vật"
133 p | 161 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
142 p | 91 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong thơ Bùi Giáng
26 p | 88 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực khai thác chương trình giáo dục môn Toán cho giáo viên trung học phổ thông
318 p | 45 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
104 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn