Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Nhà văn Tô Hoài với mảng "Truyện loài vật"
lượt xem 13
download
Mời các bạn tham khảo luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Nhà văn Tô Hoài với mảng "Truyện loài vật" sau đây để nắm bắt những nội dung về những sáng tác của Tô Hoài về loài vật, thế giới mênh mông trong mắt trẻ thơ và những sáng tạo về phương diện nghệ thuật trong truyện về loài vật của Tô Hoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Nhà văn Tô Hoài với mảng "Truyện loài vật"
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG Đ Ạ I HỌC SƢ PHẠM TP. HCM NHÀ VĂN TÔ HOÀI VỚI MẢNG "TRUYỆN LOÀI VẬT" LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 5. 04. 33 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS TRẦN HỮU TÁ NGƯỜI THỰC HIỆN : CAO MINH HẰNG KHÓA 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2000
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG Đ Ạ I HỌC SƢ PHẠM TP. HCM NHÀ VĂN TÔ HOÀI VỚI MẢNG "TRUYỆN LOÀI VẬT" LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 5. 04. 33 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS TRẦN HỮU TÁ NGƯỜI THỰC HIỆN : CAO MINH HẰNG KHÓA 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2000
- MỤC LỤC PHẦN DẪN NHẬP ................................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 1 II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 3 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 6 IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 7 CHƢƠNG I: NHỮNG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI VỀ LOÀI VẬT ................................. 9 I. Sinh vật sống trên cạn ................................................................................................ 10 II. Sinh vật sống dưới nước ........................................................................................... 19 III. Hình tượng Dế trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký”...................................... 24 CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI MÊNH MÔNG TRONG MẮT TRẺ THƠ ..................... 29 I. Loài vật – đời sống hàng ngày và thế giới nội tâm .................................................. 29 1- Đời sống hàng ngày của loài vật ............................................................................. 29 2 - Thế giới nội tâm của loài vật .................................................................................. 34 II. Bóng dáng con người trong thế giới loài vật .......................................................... 45 A - Trƣớc Cách mạng Tháng Tám: .............................................................................. 45 B - Sau Cách mạng Tháng Tám: .................................................................................. 51 a - Ngợi ca cuộc sống mới: ...................................................................................... 51 b. Con người mới: .................................................................................................... 54 III. Những tri thức bổ ích và những tình cảm tốt đẹp ................................................ 57 1. Tri thức..................................................................................................................... 57 2. Tình cảm................................................................................................................... 65
- CHƢƠNG 3: NHỮNG SÁNG TẠO VỀ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ...................... 84 I. Nghệ thuật ngôn từ ..................................................................................................... 84 1- Ngôn ngữ quần chúng.............................................................................................. 85 2- Những từ ngữ độc đáo ............................................................................................. 89 II. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện .............................................................................. 98 III. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................................ 104 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 123 THAM KHẢO ...................................................................................................................... 126
- PHẦN DẪN NHẬP I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nƣớc ta sau bao năm tháng gian lao trong chiến tranh, vất vả trong công cuộc kiến thiết, nay đã phần nào ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Những năm tháng khốn khó đã đi qua, nhƣờng chỗ cho cuộc sống mới bình yên, hạnh phúc. Mọi lĩnh vực trong xã hội đều phát triển không ngừng, từ y tế, khoa học kỹ thuật đến thông tin, giáo dục và văn học nghệ thuật. Trƣớc đây do đặc điểm lịch sử của nƣớc ta, văn chƣơng thƣờng đƣợc huy động tối đa vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc, đƣợc sử dụng nhƣ công cụ tuyên truyền chính trị, giác ngộ, động viên nhân dân cùng tham gia bảo vệ đất nƣớc. Từ bao đời Đinh, Lê, Lý, Trần... cho đến tận những năm sau này, bao giờ đất nƣớc có ngoại xâm là văn thơ có mặt phục vụ kịp thời. Hiện nay do tình hình đất nƣớc đã đổi thay, chiến tranh không còn, nên vấn đề giáo dục của văn học đã đƣợc đặt ra xem xét theo một khía cạnh khác. Ngƣời ta quan tâm nhiều hơn đến văn học thiếu nhi: chiếc nôi lý tƣởng khai sáng tâm hồn trẻ thơ. Thiếu nhi chính là tƣơng lai của một đất nƣớc, các em cần đƣợc chăm sóc, quan tâm đúng mực. Những bài học đạo đức trong nhà trƣờng và gia đình dẫu nhiều nhƣng vẫn còn chƣa đủ đối với trẻ. Các em cần đƣợc tham vấn ở nhiều đối tƣợng, trong đó có nhà văn với các tác phẩm văn học. Ở lứa tuổi các em, sách luôn là ngƣời bạn đồng hành thân thƣơng. Một quyển sách tốt chính là một ngƣời bạn, ngƣời thầy cho thiếu nhi. Sách dành cho trẻ em quan trọng nhƣ vậy nhƣng không phải lúc nào cũng đƣợc đầu tƣ đúng mức. Vì ngƣời ta thƣờng chạy theo lợi nhuận và ngƣời sáng tác thật sự tâm huyết với dòng văn học này không nhiều. Tại Việt Nam, sách hay dành cho thanh thiếu niên nhìn chung còn rất ít. Tuy nhiên ta vẫn có thể tìm đƣợc những tác phẩm xuất sắc có giá trị vƣợt thời gian. Các tác phẩm này dù ra đời đã lâu nhƣng vẫn còn nguyên giá trị và 1
- là món ăn tinh thần quý giá của trẻ em Việt Nam. Có thể kể tên các tác phẩm nhƣ: Những ngày thơ ấu, Dế men phiêu lưu ký; Dòng sông thơ ấu; Quê nội; Chú đất nung; Lá cờ thêu sáu chữ vàng... của các tác giả nổi tiếng một thời nhƣ: Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Võ Quảng, Nguyễn Kiên, Nguyễn Huy Tưởng... Trong số các tác giả đó, Tô Hoài là nhà vãn viết cho thiếu nhi đều tay và hết sức thành công. Giọng văn của ông viết cho các em vừa trong sáng vừa dí dỏm, trẻ trung nhƣ chính độc giả của mình. Có lẽ nhờ vậy mà trẻ em rất thích đọc truyện Tô Hoài. Thuở bé, tôi cũng đã từng say mê vô cùng những nhân vật "loài vật" nhƣ: Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc, Bọ Ngựa ... của ông. Thế giới loài vật trong truyện Tô Hoài không chỉ hấp dẫn trẻ em mà còn lôi cuốn cả ngƣời lớn bởi giá trị nghệ thuật cũng nhƣ ý nghĩa giáo dục. Trong mỗi truyện, nhà văn Tô Hoài đều lồng vào đó một bài học giáo dục nhẹ nhàng mà thâm thúy, giúp bạn đọc nhỏ tuổi - đối tƣợng phục vụ chính của tác giả - nhận biết đƣợc cái tốt, xấu, những việc nên và không nên làm ở lứa tuổi mình. Ông lo lắng, không muốn các em bị vẩn đục tâm hồn bởi sự thô tục hay tiêm nhiễm những thói xấu không đáng có. Văn học nghệ thuật phải đặt yếu tố chân thiện mỹ lên hàng đầu, do vậy khi viết cho thiếu nhi, yếu tố đó càng đƣợc nhà văn Tô Hoài chú trọng hơn. Suốt bao năm qua, những "bài học" cứ nhƣ truyện cổ tích ấy đã thỏa mãn phần nào nhu cầu thƣởng thức văn học nghệ thuật của thiếu nhi cả nƣớc, giúp tủ sách văn học thiếu nhi Việt Nam phong phú và có giá trị hơn. Chính vì lẽ đó tôi cho rằng sẽ là thiếu sót lớn nếu tìm hiểu về tác giả Tô Hoài mà lại bỏ qua mảng đề tài thiếu nhi và đặc biệt là đề tài loài vật trong truyện thiếu nhi. Truyện thiếu nhi viết về thế giới loài vật của ông là một đóng góp nổi bật. Trƣớc và sau Tô Hoài chƣa có nhà văn nào trong nƣớc sáng tạo đƣợc những nhân vật "loài vật" đáng yêu và thông minh nhƣ cách ông đã làm. Những nhân vật "loài vật" đó đã làm say lòng biết bao thế hệ độc giả, đƣa tên tuổi Tô Hoài đến gần hơn với công chúng. Nhắc đến nhà văn Tô Hoài là ngƣời ta nhớ và nghĩ ngay đến các truyện: Dế Mèn phiêu lưu ký, Võ sĩ Bọ Ngựa ... Tin chắc rằng với các sáng tác của 2
- mình, Tô Hoài đã giúp đời rất nhiều trong việc bồi dƣỡng tâm hồn trẻ em ngày càng hƣớng thiện và trong sáng hơn. Ông đã không chỉ nhằm vào việc giáo dục một đôi điều cụ thể nào đó mà còn mở rộng cuộc sống, môi trƣờng sống mà chính các em là những ngƣời đã và đang sống. Là một ngƣời mến mộ tài năng nhà văn Tô Hoài, tôi khao khát tìm hiểu thế giới loài vật trong truyện thiếu nhi của ông. Tôi chọn vấn đề: "Thành công của Tô Hoài trong mảng truyện loài vật" làm đề tài cho mình với mong muốn đƣợc đóng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu một trong những chân dung tiêu biểu của văn đàn Việt Nam hiện đại. Truyện của nhà văn Tô Hoài không chỉ viết cho các thế hệ thiếu niên hôm qua, hôm nay đọc mà sẽ còn dành cho cả những thế hệ trẻ của thế kỷ 21 sắp tới. Ông đã góp phần đắc lực vào sự hình thành và phát triển nền văn học thiếu nhi còn non trẻ của nƣớc nhà. Tô Hoài xứng đáng là nhà văn của thiếu nhi, vì thiếu nhi. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Để đƣợc nhìn nhận là một nhà văn đã không dễ, lƣu lại đƣợc tên tuổi, góp đƣợc vài quyển sách có giá trị vào kho tàng văn học nƣớc nhà lại càng khó hơn. Ấy vậy mà cùng với sự sàng lọc của thời gian, ròng rã suốt 57 năm qua, nhà văn Tô Hoài vẫn đƣợc đông đảo bạn đọc yêu mến. Hàng chục đầu sách của ông đƣợc tái bản liên tục trên khắp ba miền đất nƣớc. Độc giả khắp nơi vẫn thích thú và nhu cầu thƣởng thức các sáng tác của ông vẫn còn rất cao. Làm thế nào để một nhà văn có thể thành công nhƣ vậy? Từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu làm công việc phê bình, bàn luận văn chƣơng Tô Hoài. Những ngƣời viết đã nhìn nhận và đánh giá con ngƣời, sự nghiệp Tô Hoài dƣới nhiều góc độ. Ngƣời ta đề cập nhiều đến cuộc đời, tác phẩm, phong cách của nhà văn và tất cả đều có cùng nhận định: mảng truyện loài vật của ông là một đóng góp tốt cho nền văn học nƣớc nhà. 3
- Lịch sử nghiên cứu về Tô Hoài bắt đầu từ khi truyện Dế Men phiêu lưu ký ra đời. Trƣớc Cách Mạng tháng Tám, nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét: "Truyện loài vật của Tô Hoài là những truyện về tâm tình của loài vật, của những loài thấp hơn người, nhưng trong loài người cũng không phải không có hạng gần như loài vật."(1) Dƣới đôi mắt Tô Hoài, thiên nhiên, vạn vật không bao giờ vô hồn, vô cảm. Ông mô tả chúng theo cảm nhận riêng rất đặc biệt của mình: chân thật mà cũng lạ lẫm vô cùng đối với độc giả, bởi lẽ tất cả đều đã đƣợc nhân hóa. Cùng nhận xét về những trang viết sống động của Tô Hoài về loài vật, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong quyển Nhà văn Việt Nam có nêu nhận xét: "Tô Hoài đã pha trộn cách nhìn của con người với cách nhìn của vật, hai cách nhìn đó hỗ trợ cho nhau, chuyển hóa vào nhau một cách nhuần nhị, tinh tế, tạo nên một không khí đầy chất thơ, nửa hư, nửa thực rất thú vị đối với các em"(2). Đây cũng chính là sở trƣờng của ông, một mặt phát huy hết cái hay của lối kể chuyện truyền thống, mặt khác xen lẫn cách nói mộc mạc, bình dị, gần gũi với mọi nsƣời. Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, ngoài những trang viết hay về đề tài miền núi, Tô Hoài đã rất thành công khi miêu tả loài vật. Điều đó làm ta nghĩ ngay, tác giả hẳn là một ngƣời rất yêu loài vật. Phải là một ngƣời có tấm lòng hiền từ, dễ cảm động trƣớc nỗi khổ não của loài ngƣời cũng nhƣ loài vật thì mới có thể viết nên những trang sách lôi cuốn đến vậy! Trong Tạp chí văn học số 1 năm 1965, tác giả Vân Thanh cũng đã viết về Tô Hoài: "Tác giả đã miêu tả với tất cả tâm hồn, với tất cả lòng yêu mến của mình, những khung cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của các động vật quen thuộc chung quanh các em. Qua cái nhìn của thiếu nhi, trong các truyện, nhất là trong những mẩu chuyện nhỏ ta có cảm tưởng Tô Hoài là (1) Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại, NXB Tân Dân - 1942. (2) Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức - Nhà văn Việt Nam, NXB ĐH - THCN 4
- một con người có tâm hồn rất trẻ." (tr 65 ). Đề tài "loài vật" tuy không mới lạ đối với các nhà văn nhƣng cho đến tận hôm nay tác giả viết truyện cho thiếu nhi hay, thành công hơn cả vẫn là nhà văn Tô Hoài. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã viết: "Ông kể chuyện loài vật với đầy đủ tập tính của nó nhưng lại bộc lộ sắc nét tính cách những loại người”(1). Hà Minh Đức trong tác phẩm Khảo luận văn chương nhận xét về Tô Hoài với tƣ cách là nhà văn của thiếu nhi "Đối với các em, ngòi bút của Tô Hoài bộc lộ nhiều phẩm chất mới lạ. Từ trang văn đầu tiên cho đến những tác phẩm gần đây nhất của Tô Hoài vẫn là tâm hồn tươi trẻ, ân cần và cảm thông"(2). Viết về nhà văn Tô Hoài, các nhà nghiên cứu phê bình gần nhƣ có cùng nhận định bởi hƣớng đi và loại đề tài ông chọn luôn phát triển khá suôn sẻ, ít "gai góc", ít bị đánh giá "có vấn đề tƣ tƣởng" nhƣ truyện của các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp... Trƣớc cũng nhƣ sau Cách Mạng Tháng Tám những ngƣời quan tâm và nghiên cứu văn chƣơng Tô Hoài không ngừng tăng lên. Trần Đình Nam đã nêu những nhận xét rất xác đáng về mảng truyện loài vật của Tô Hoài: "Ông là một nhà văn xuôi bẩm sinh. Chỉ có một nhà văn xuôi bẩm sinh mới viết được một cuốn sách như Dế mèn phiêu lưu ký ở độ tuổi hai mươi... Tô Hoài có một xê- ri sách viết về các con vật: dế, chuột, chim, mèo, cá ... được gọi là truyện loài vật. Truyện loài vật của Tô Hoài là một cống hiến độc đáo vào văn học hiện đại nói chung và văn học dành cho thiếu nhi nói riêng"(3). (1) Vũ Quần Phƣơng - Tô Hoài - Văn và đời, TCVH 1994, số 8, tr 29. (2) Hà Minh Đức - Khảo luận văn chƣơng, NXB KHXH HN 1997, tr 448. (3) Trần Đình Nam - Nhà văn Tô Hoài, TCVH 1995, số 9, tr 66. 5
- Cách mạng tháng Tám thành công, Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng và tâm huyết của mình bằng những tác phẩm hay dành cho thiếu nhi. Ông đã sáng tác hơn mấy chục tác phẩm với đủ thể loại trong đó truyện về loài vật chiếm số lƣợng rất lớn nhƣ: Cá đi ăn thề; Con meo lười; Cái kiện của lão Trê ... Tuy nhiên, tinh lực của một ngƣời đôi khi chỉ đến dạt dào một lần trong đời, do đó mặc dù đã cố gắng nhiều song ở giai đoạn sau này nhà văn Tô Hoài chƣa vƣợt qua đƣợc chính mình khi viết về mảng đề tài mà trƣớc đây ông đã rất thành công. Điều đó thật đáng tiếc, làm giảm hiệu quả của mảng truyện giai đoạn này, dẫn đến một số nhận xét nhƣ: "Tô Hoài luôn luôn có ý thức gắn bó với cuộc sống mới từ miền xuôi đến miền ngược, từ trong nước đến ngoài nước, Con mèo lười, Những mẩu chuyện xa lạ ... cho nhi đồng cũng như Hai ông cháu và đàn trâu cho thiếu niên là những đóng góp đáng trân trọng, tuy nhiên thành tựu xuất sắc của anh vẫn là những tác phẩm viết về Truyền thống."(1) Có thể coi đó là những bài viết chính của giới nghiên cứu về bộ phận sáng tác độc đáo này của ông. Trên cơ sở lịch sử vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ thêm về vấn đề những thành công trong mảng "truyện loài vật " của Tô Hoài. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Một trong những cống hiến lớn nhất của nhà văn Tô Hoài đối với văn xuôi nƣớc nhà là các sáng tác dành cho thiếu nhi. Nếu ví sự nghiệp văn chƣơng của ông là một cây cổ thụ có ba nhánh: thì nhánh cây dành cho trẻ thơ lúc nào cũng tƣơi xanh, dạt dào niềm vui, sức sống. So với những truyện, tiểu thuyết viết về ngƣời dân nghèo trƣớc Cách mạng tháng Tám và đề tài miền núi sau tháng Tám năm 1945, thì mảng truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi có giá trị quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài. Thời gian Tô Hoài sáng tác trƣớc Cách mạng tháng Tám (1) Văn Hồng - Hoa trái mùa đầu-NXB Kim Đồng -Hà Nội 1986, tr 42 6
- tuy ngắn nhƣng đa số đều là tác phẩm hay, liền lạc, đều tay. Đặc biệt, truyện viết về loài vật phục vụ lứa tuổi thiếu nhi đƣợc tác giả viết rất hay, tạo dấu ấn riêng về phong cách cho mình, chiếm trọn cảm tình độc giả, tạo đƣợc sự chú ý nơi các nhà lý luận, phê bình văn học. Trong quyển Khảo luận văn chương, tác giả Hà Minh Đức có viết: "Có thể xem ông là người viết có nhiều sáng tạo kỳ lạ nhất về thế giới loài vật" (trang 451). Mặc dù trong quá trình sáng tác, Tô Hoài đôi lúc vẫn tỏ ra chƣa thật xuất sắc ở chặng đƣờng thứ hai - sau Cách mạng tháng Tám, có một số tác phẩm hay và cũng có những tác phẩm còn mang tính gƣợng ép, công thức, "ngƣời lớn hóa", nhƣng nhìn chung ở cả hai giai đoạn ông đều đạt đƣợc những thành công đáng kể. Suốt bao năm qua, đã có nhiều học giả nghiên cứu truyện Tô Hoài với đủ thể loại, dƣới mọi góc độ khác nhau, để cuối cùng tất cả đều đi đến một mục đích: tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong các sáng tác của Tô Hoài. Ngƣời viết luận án này cũng có chung mơ ƣớc đó. Tuy nhiên do thời gian, tƣ liệu và tầm hiểu biết có hạn nên luận án chỉ tập trung tìm hiểu thế giới loài vật trong truyện dành cho thiếu nhi của Tô Hoài. Đây là mảng truyện rất lý thú, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Mong rằng với sự cố gắng của mình tôi có thể tìm hiểu cặn kẽ hơn tài năng và tấm lòng nhà văn Tô Hoài, thỏa mãn đƣợc lòng ngƣỡng mộ của bản thân . IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong phạm vi đề tài này ngƣời viết sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: a/ Phương pháp nghiên cứu hệ thống Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác lập tính nhất quán trong phong cách sáng tác của tác giả. Trƣớc cũng nhƣ sau, tâm hồn nhà văn Tô Hoài luôn dành cho cho thiếu nhi những tình cảm đặc biệt. Tƣ tƣởng nhất quán của ông trong mấy mƣơi năm sáng tác cho thiếu nhi là truyền cho các 7
- em niềm tin, tình yêu thƣơng, bồi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ bằng những câu chuyện dí dỏm trong sáng. Mỗi truyện là một bài học nhỏ, nhiều truyện góp lại hình thành nên bài học đạo đức quý báu làm kim chỉ nam cho trẻ vào đời. b/ Phương pháp phân tích - so sánh Phƣơng pháp này đƣợc dùng để nhấn mạnh và làm nổi bật sở trƣờng viết về loài vật của Tô Hoài đặc biệt là trong truyện thiếu nhi - mảng đề tài mà từ trƣớc đến nay khó có ai đuổi kịp ông. Trong khi phân tích chúng tôi cố gắng so sánh tác phẩm của nhà văn Tô Hoài với các tác giả viết cùng thời nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Kiên... để thấy đƣợc dấu ấn phong cách độc đáo và sự tài hoa của Tô Hoài trong mảng truyện viết về loài vật. c/ Phương pháp thống kê phân loại Thống kê phân loại các biểu hiện cụ thể của nghệ thuật viết văn Tô Hoài trong trong mảng truyện loài vật viết cho thiếu nhi giúp ngƣời viết có những chứng cứ cụ thể, xác thực khi nghiên cứu và việc trình bày vấn đề cũng trở nên rõ ràng, thuyết phục hơn. Các phƣơng pháp trên có mối liên quan chặt chẽ và hỗ trợ nhau đƣợc ngƣời viết sử dụng phối hợp trong quá trình nghiên cứu. Kết cấu luận án Cấu trúc luận án, ngoài phần dẫn luận, kết luận và thƣ mục tham khảo, gồm có 3 chƣơng tập trung vào các vấn đề sau: Chƣơng 1: Tô Hoài và những sáng tác về loài vật. Chƣơng 2: Thế giới mênh mông trong mắt trẻ thơ. Chƣơng 3: Những sáng tạo của Tô Hoài về phƣơng diện nghệ thuật. 8
- CHƢƠNG I: NHỮNG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI VỀ LOÀI VẬT Nhà văn Tô Hoài ngay từ những năm đầu cầm bút đã lao động bền bỉ cho sự nghiệp phục vụ thiếu nhi. Trong các sáng tác dành cho tuổi thơ, nhà văn viết rất nhiều về thế giới loài vật. Ông tỏ ra thích thú và đặc biệt chăm chút cho đề tài này. Trƣớc và sau Cách Mạng tháng Tám, ông có tất cả 33 truyện viết về loài vật. Trong đó các con vật xuất hiện đa số là vật nhỏ bé, nuôi trong nhà hoặc sống quanh quẩn bên con ngƣời nhƣ: mèo, chó, gà, vịt, chim, chuột, cá và cả ếch nhái, cóc, dế, bọ ngựa, cào cào, kiến .... Chúng chỉ là những con vật bình thƣờng nhƣng qua sự sáng tạo của tác giả con vật đã trở nên đặc biệt, kỳ thú hơn cho trẻ em mặc sức khám phá. Khi đã đọc xong truyện của ông, các em có thể dễ dàng liên hệ, so sánh loài vật trong lớp vỏ thƣờng ngày, quen thuộc với những sản phẩm của trí tƣởng tƣợng hàm chứa biết bao liên tƣởng. Thiên nhiên xa vời sẽ trở nên gần gũi và thân thiết trong trí óc non nớt của các em. Nhà văn chứng minh cho thiếu nhi thấy loài vật cũng sống trong trật tự xã hội riêng, có những mối liên hệ, ràng buộc riêng tựa nhƣ xã hội loài ngƣời. Ta cặp trong truyện thiếu nhi của ông một xã hội chim thú rất đông vui, nhộn nhịp với đầy đủ cung bậc tình cảm hỉ, nộ, ái, ố. Vẻ đẹp của chúng đƣợc phát hiện dƣới nhiều góc độ. Tác giả lấy ngay hình ảnh các con vật sống xung quanh mình ra miêu tả. Trong bài mở truyện của Tuyển tập văn học thiếu nhi (tập 2 - NXB VH, H, 1997 ), nhà văn Tô Hoài có viết về nơi chôn nhau cắt rốn của mình: "trên bãi Cơm Thi đầu làng có cả một xã hội mà trong đó, trẻ con với mọi loài cây cỏ, chim muông và những con vật nho nhỏ đã thật quen biết nhau. "(tr 8) Tuổi thơ của tác giả đã trôi qua êm đềm trên bãi cỏ ven 9
- sông bé nhỏ ấy. Những ngày tháng tha thẩn, rong chơi ở quê nhà đã để lại trong tâm trí ông những kỷ niệm khó phai. Vốn sống và sự am hiểu sâu sắc về làng quê đã giúp nhà văn Tô Hoài viết rất hay về cảnh cũng nhƣ vật nơi đó. "Những chàng Dế Mèn, đại vương Ếch cốm và thầy đồ Cóc có trở thành bầu bạn với bạn đọc là do một hoàn cảnh thực tế thời niên thiếu tôi đã sống... Thực tế ấy, thơ mộng ấy khơi nguồn cho tôi."(1) Cả thế giới động vật đều trở nên có tri giác và cùng hoạt động theo trí tƣởng tƣợng của các em. Thế là những con vật từ nay trở thành "nhân vật" có cuộc sống, có diện mạo, có tiếng nói, có suy nghĩ, có hành động. Tác giả hòa nhập hoàn toàn vào trò chơi của thiếu nhi. Trong ký ức tuổi thơ của các độc giả trƣớc 1945 và cả những thế hệ sau này không thể nào không nhớ, không bị cuốn hút bởi những tác phẩm viết về loài vật nhƣ: Dế Mèn phiêu lưu ký, Võ sĩ Bọ Ngựa, Trê và Cóc... Sau Cách mạng tháng Tám, bên cạnh những hƣớng đi mới, Tô Hoài tiếp tục trở về với mảng đề tài loài vật mình hằng yêu thích. Đàn chim gáy, Cá đi ăn thề, Chim chích vào rừng... là những truyện hay đƣợc thiếu nhi đón nhận một cách hứng thú. I. Sinh vật sống trên cạn Bạn đọc nhỏ tuổi đã đƣợc làm quen với cái nhìn giàu tƣởng tƣợng về loài vật của Tô Hoài từ tác phẩm đầu tiên: Dế Mèn phiêu lưu ký. Trong tác phẩm này, các em bắt gặp một thế giới sinh vật nhỏ bé gần gũi, thân quen với con ngƣời. Nhân vật chính của truyện là Dế Mèn. Đó là một chú Dế mới lớn, cƣờng tráng, chán cảnh sống tầm thƣờng, quanh quẩn bên bờ ruộng đã cất bƣớc ra đi để mở rộng tầm nhìn và tìm cho mình một lẽ sống tốt đẹp. Dế xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm này và phải tiếp xúc với đủ loại: Xiến Tóc, Nhà Trò, Nhện, Ễnh Ƣơng, Chẫu Chàng, Nhái Bén, Ếch (1) Tô Hoài - Nghệ thuật và phƣơng pháp viết văn, NXBVH, H, 1997, tr 139. 10
- Cốm, Cóc, Cào Cào, Chuồn Chuồn, Bọ Muỗm, Bọ Ngựa, Châu Chấu Voi, Chuồn Chuồn Tƣơng, Kiến... Hình ảnh chúng đƣợc đặt dƣới nhiều góc độ quan sát, ghi nhận hóm hỉnh và tinh tế. Mỗi con đều mang một phong thái riêng. Trong đó, Dế Mèn với tƣ thế của một chàng dế cƣờng tráng đƣợc miêu tả hấp dẫn: "đôi càng mẫm, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt", đôi cánh đã "dài chấm tận đuôi", thân mình "nâu bóng mỡ soi gương được", đầu to và nổi từng tảng rất bƣớng. "Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc", "sợi râu dài", "chốc chốc lại trịnh trọng, khoan thai đưa chân lên vuốt râu". Chú ta "đi đứng oai vệ", "dám cà khịa với tất cả bà con hàng xóm, tưởng mình tài giỏi ai cũng nể sợ..."(1). Dế Mèn đã đƣợc tác giả tập trung miêu tả dáng vẻ bên ngoài, tỉ mỉ đến từng chi tiết gợi vẻ đẹp tràn đầy sinh lực của tuổi trẻ. Dế lại còn thích và biết tổ chức cho mình những chuyến đi du lịch bổ ích. Dế đi nhiều, học đƣợc nhiều điều hay, tìm đƣợc nhiều bạn, làm đƣợc nhiều việc tốt. Những trang sách miêu tả cuộc hành trình phiêu lƣu đầy bất ngờ thú vị của Dế đã tạo cho thiếu nhi biết bao niềm say mê. Bên cạnh những chú Dế nhỏ bé, trong tác phẩm này còn có sự hiện diện của họ Chuồn Chuồn. Các cô chú Chuồn Chuồn sống quây quần bên nhau thành một xóm. Xóm Chuồn Chuồn ngụ trong vƣờn hoa cỏ may. Họ là những cƣ dân rất hiền. Có nhiều loại Chuồn Chuồn: Chuồn Chuồn Chúa, Chuồn Chuồn Ngô, Chuồn Chuồn Tương, Chuồn Chuồn Ớt .v.v. Mỗi con một vẻ:"Chuồn Chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ nhưng kỳ thực trông kỹ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn Chuồn ớt rực rỡ trong bộ quần áo đỏ chói giữa ngày hè chói lọi, đi đằng xa đã thấy. Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to” (2) . (1) Sđd, tr. 12. (2) Sđd, tr. 110. 11
- Chuồn Chuồn thƣờng hay "đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước", "khỏe chịu nắng" và là những ngƣời bạn thân quen của họ hàng nhà Dế. "Hang Dế thường ở quanh bãi và gần hồ ao. Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước. Bởi thế, đã thành thói quen, như bức tranh sơn thủy thì phải có núi sông, chàng Dế và chàng Chuồn Chuồn cứ mùa hè đến là gặp nhau ở bờ cỏ, anh đậu ngọn anh nằm đất". Ngoài họ hàng Chuồn Chuồn, ta còn thấy có cả Cào Cào. Các chị Cào Cào "mỹ miều áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy, bước từng chân chầm chậm, khoan thai, khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng." Trong khi đó, các chàng Châu Chấu Ma lại có "mặt mũi rất xí nhưng chúa là hay lơn tơn đón đường co kéo các nàng Cào Cào xinh đẹp vào trò chuyện vẩn vơ trong vườn cỏ non - những hàng quán dọc đường"(1). Bọ Ngựa cũng góp mặt trong câu chuyện cùng muôn loài. Anh ta vốn là võ sĩ, lại là tráng sĩ trong vùng nên bộ dạng cũng có khác: "Cái khấc cổ vươn ra. Cái mặt ngắn củn nhưng cái cằm vuông bạnh lún. Con mắt đu đưa tưởng như ai xung quanh chỉ còn có việc thán phục nhìn anh ta. Hai sợi râu óng ả mấp máy phất lên phất xuống. Hai lưỡi gươm bên mạng sườn, lưỡi có răng cưa, luôn luôn co vào trước ngực, ra lối ta đây con nhà võ đi đứng đúng thế võ, lúc nào cũng giữ miếng"(2). Không phải là nhân vật chính trong truyện, nhƣng Xiến Tóc cũng đƣợc tác giả giới thiệu tỉ mỉ với ngƣời đọc từ hình dáng đến cá tính. "Xiên Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ hung tợn dữ dội lắm", "nét mặt nghiêm và trầm tĩnh", "hai tảng răng đen (1) Sđd, tr. 114. (2) Sđd, tr. 115. 12
- sắc ghê gớm, xiến đứt cả tóc"(1). Gọi con vật này là Xiến Tóc quả chẳng sai! Ngoài truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, tác giả còn viết về loài vật rất nhiều trong các sáng tác của mình. Các con vật xuất hiện trong truyện Tô Hoài đều có cuộc sống quanh quẩn bên con ngƣời. Chó, Mèo, Gà, Vịt, Ngỗng, Chim, Chuột, Dê, Lợn, Ngựa, Nai và cả Gián Ống đều có mặt trong truyện Tô Hoài. Tác giả có khá nhiều truyện miêu tả tỉ mỉ họ nhà Chim: Đôi Gi Đá, Đàn chim Gáy... Đó là vợ chồng chim Gi Đá, theo với mùa lúa đi tìm cho mình một chốn đi về. "Họ thuộc loài nhà Gi Đá chính tông. Và hiệu là Gi Sừng. Người loắt choắt bé chưa bằng Gi Cam, mà lại bé hơn cả chim Sẻ. Trông một Gi Đá chỉ bằng nửa chim sẻ. Vừa như chiếc hạt mít mập mạp, có dính chút đuôi. Đôi mắt nâu lờ đờ. Cặp mỏ ngắn, cục mịch thây lẩy trước đôi mắt như một viên cuội xam xám. Lông màu nâu, mượt trơn và mịn. Đôi chân cũng xám như mỏ”(2). Khả năng quan sát và miêu tả hình dáng loài vật của Tô Hoài thật tinh tế! Thế giới của loài có cánh hiện ra trƣớc mắt ta sinh động, đẹp và ngộ nghĩnh. Nhà văn đặc biệt chú ý đến vẻ đẹp và đặc tính của từng giống vật để tìm ra những nét vẽ riêng về chúng, ông phát hiện và ghi nhận thật chính xác nhƣng cũng không kém phần hóm hỉnh về con chim Gáy. "Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mượt, cổ quàng chiếc "tạp dề" công nhân đầy hạt cườm lấp lánh (1) Sđd, tr. 38. (2) Tô Hoài - O Chuột, NXB Văn Nghệ TPHCM 1995, tr 13
- biêng biếc”(1). Những chú chim thật bình thƣờng hay xuất hiện trên các cánh đồng Việt Nam vào mùa gặt hiện lên trên trang sách mới sống động và đẹp làm sao! Vành Khuyên thì lại khác: "Con vành khuyên mặc áo diện một chút xanh, một chút nhạt vàng, một chút nhạt trắng, mắt long lanh giữa vòng khuyên bạc, như đeo cặp kính ngộ nghĩnh. Tiếng hót chiu chít nhấp nhô theo cánh bay xa. "(2) Cả Chích Bông cũng thật ngộ nghĩnh: "hai chân bằng hai chiếc tăm. Thế mà cái chân tăm ấy nhanh nhẹn, được việc, nhảy liên liến. Hai cánh nhỏ xíu, nhỏ xíu mà xoải nhanh vun vút. Cặp mi thì tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại". Những trang viết này gợi ta nhớ đến đàn chim trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. "Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến oằn nhánh cây". Những con chim rất đặc trƣng của vùng đất Nam Bộ đã bƣớc vào truyện của Đoàn Giỏi với tất cả vẻ đẹp vốn có. Tuy sống ở hai miền Bắc Nam cách biệt nhƣng nhà văn Tô Hoài và Đoàn Giỏi đều khắc họa đƣợc những bức chân dung tuyệt đẹp về loài chim trong bức tranh chung của thiên nhiên. Miêu tả các sinh vật nhỏ bé sống quanh quẩn con ngƣời Tô Hoài cũng không quên giới thiệu họ nhà Gà đến độc giả qua các truyện: Tuổi trẻ, Một cuộc bể dâu, Ò ó o... Con Gà Chọi trong "Một cuộc bể dâu " và (1) Nhiều tác giả - Tuyển tập truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi tập 2 - Đàn chim gáy tr. 39 - NXB Trẻ . (2) Tô Hoài - Tuyển tập văn học thiếu nhi tập 2, NXB VH, H., 1997, tr 80. 14
- Gà Gi trong "Tuổi trẻ " đều là hai con gà trống song chúng có hình dáng và thân phận khác biệt. Gà Chọi bị độc long và có vẻ là một lính chiến rất oai vệ: "Đầu chàng to và hung dữ như dáng một chiếc nắm đấm. Cái cổ bạnh ra và hai bắp đùi thì để lộ ra. Da chàng đỏ gay, đỏ gắt, đỏ tía, đỏ bóng lên như quết một nước sơn thắm. Mặt chàng lùi sùi những mào, những tai, những mấy cái ria mép - tím lịm như mặt anh say rượu. Một bên mắt thì lép mịt mờ, còn một bên cứ chớp chớp, nháy nháy cái tròng vàng hoe”(1). Ngƣợc lại, Gà Gi "thấp bé và nhỏ nhắn hơn giống gà thường". Ngay cả khi "màu sắc trên bộ má nó sẫm lại, đen thì đen biếc, trắng thanh trắng bạch và đỏ trở nên đỏ khé. Mào nó mọc dài, thắm hoe như dải lá cờ nheo. Đuôi nó uốn vồng lên từng chiếc lông dài huyền bóng" thì nó vẫn thấp và bé nhất trong loài Gà. "Cho nên những khi anh ta làm bộ tịch người lớn thì buồn cười như những anh lùn mà đi cái lối ngoe nguẩy. Gà cũng uống nước, cũng rỉa lông, cũng hếch mắt lên nhìn trời những khi nắng to. Chỉ phiền cái nỗi anh chàng bé và thấp lũn chũn”(2). Trong hai truyện ngắn này, ngoài Gà Chọi dũng mãnh, Gà Gi nhỏ bé luôn cảm thấy cô đơn vì thiếu bạn tri kỷ, ta còn thấy những chị Gà Mái: "chỉ biết đẻ trứng và biết "cục ta cục tác" loạn xạ chứ không thể hiểu những giọng yêu đương tình tứ" và là "một bậc mẹ hiền gương mẫu" cùng đàn Gà con xinh xắn: "chín con gà nhỏ vỡ lông, vỡ cánh và lần lần ở người chúng nó hiện ra những màu sắc của một bộ mã đứng đắn. Mỗi con một mã: Hoa Mơ, Tía, Cuốc, Mân trắng. Cũng có đứa đeo cái màu vàng bềnh bệch như mẹ. Đây là một đàn gà pha. Có những đứa tuy còn nhỏ, mà đã giống bố: cổ dài lêu nghêu và cao lênh khênh. Vài nhách thuộc dòng máu mẹ. Chân thấp lè tè, đầu bé, và lông mọc kín chứ không rụi"(3). (1) Tô Hoài - O Chuột - Một cuộc bể dâu, NXBVN, TP HCM, 1995, tr 54. (2) Sđd, tr 21. (3) Sđd, tr. 86. 15
- "Trong nhà, ngoài người, Chó và Mèo làm chúa tể ", do đó chúng là đối tƣợng đƣợc nhà văn đặc biệt quan tâm. "Chó giữ về mặt bộ, mặt thủy. Hắn có phận sự chạy nhông khắp chốn, để đánh hơi, để hỏi han và để mắng những người lạ đi tơ mơ vào trong ngõ." Những chú chó trong truyện Tô Hoài lại thƣờng mang dáng vẻ hiền lành, nhân hậu, phải tội hay cộc tính "đôi mắt con chó tinh khôn, tròn xoe, sáng trong, như nghe được tiếng người"(1). Riêng Mèo có tính cách và nhiệm vụ khác hẳn. "Mèo lừ đừ và nghiêm nghị tựa một thầy giáo nhà dòng, trên mình khoác bộ áo thâm. Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả." Ban ngày, Mèo ngủ, để tối đến "trong cái bóng tối mung lung, hắn mới ra tay hoạt động. Hắn đi rà rà thâu canh như người trương tuần". Lại có cả cậu Miu bé bỏng không biết vâng lời mẹ "mới mở mắt được mấy ngày trên nóc tủ. Bốn khoeo ruỗi ra kêu răng rắc. Ái chà khỏe. Cậu Miu rửa mặt. Từ thuở lọt lòng đã rửa mặt khan rồi cả đời chỉ rửa mặt khan. Miu nhấc cái cùi chân trước kỳ cọ vào bộ ria cưng cứng. Khác với người, cậu Min có bộ ria đàng hoàng từ lúc mới đẻ. Đàng hoàng lắm, cứng lắm"(2). Lần đầu tiên đi xa nhà, Miu chẳng xin phép để biết bao phiền toái xảy ra, suýt làm hại cả tính mạng mình và làm mẹ buồn. Chó và mèo trong truyện Tô Hoài, sống khắng khít bên con ngƣời nên đƣợc tác giả nặng lòng thƣơng yêu. Ông không chỉ am hiểu đời sống động vật, mà còn có khả năng miêu tả chúng một cách tinh tế. Có lẽ trƣớc và sau Tô Hoài, ít ai có thể viết về loài vật hay và ấn tƣợng nhƣ thế. Bổ sung cho khu vƣờn "bách thú" vốn đã rất náo nhiệt ấv là những chú Chuột hay nói đúng hơn là cả một xã hội Chuột trong "Chuột thành phố", "O Chuột", "Truyện gã Chuột Bạch”, "Đám cưới Chuột". (1) Sđd, tập 1, tr 381. (2) Tô Hoài - Tuyển tập văn học thiếu nhi tập 1, Cậu Miu, tr 50, NXB VH, HN, 1997 . 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học địa lý: Du lịch An Giang tiềm năng và định hướng
120 p | 217 | 46
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ nhà hàng của Khách sạn Midtown Huế
161 p | 213 | 41
-
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn
69 p | 214 | 36
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Giọng điệu thơ Chế Lan Viên
114 p | 170 | 34
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Linh
113 p | 121 | 32
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Công ty Bảo Việt Quảng Trị
122 p | 144 | 26
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát triển các loài rau dại ăn được có giá trị tại đảo Cù Lao Chàm, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam
26 p | 177 | 25
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
118 p | 87 | 17
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn Midtown Huế
137 p | 89 | 16
-
Luận án Thạc sĩ khoa học kinh tế: Giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
106 p | 84 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
124 p | 119 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
142 p | 89 | 11
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng phát triển rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceota hook) tại huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang
98 p | 83 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Dấu ấn hiện sinh trong thơ Bùi Giáng
26 p | 86 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực khai thác chương trình giáo dục môn Toán cho giáo viên trung học phổ thông
318 p | 41 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn
104 p | 32 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn