Luận án tiến sĩ: Ảnh hưởng của các dạng lập địa và chế độ triều lên khả năng tích lũy cacbon của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau
lượt xem 7
download
Mục tiêu của luận án là khảo sát ảnh hưởng của thủy triều và điều kiện lý, hóa đất đến sự tích lũy cacbon (C) trên các dạng lập địa tại 2 khu vực cửa sông Vàm Lũng và cồn Ông Trang (cồn trong) thuộc RNM huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Ảnh hưởng của các dạng lập địa và chế độ triều lên khả năng tích lũy cacbon của rừng ngập mặn tại tỉnh Cà Mau
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ NGUYỄN HÀ QUỐC TÍN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG LẬP ĐỊA VÀ CHẾ ĐỘ TRIỀU LÊN KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CACBON CỦA RỪNG NGẬP MẶN TẠI TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Môi trường Đất và Nước Mã số: 9 44 03 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC Cần Thơ - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DẠNG LẬP ĐỊA VÀ CHẾ ĐỘ TRIỀU LÊN KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CACBON CỦA RỪNG NGẬP MẶN TẠI TỈNH CÀ MAU LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ NƯỚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ TẤN LỢI Cần Thơ - 2018
- TÓM LƯỢC Mục tiêu của luận án là khảo sát ảnh hưởng của thủy triều và điều kiện lý, hóa đất đến sự tích lũy cacbon (C) trên các dạng lập địa tại 2 khu vực cửa sông Vàm Lũng và cồn Ông Trang (cồn trong) thuộc RNM huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. Trên mỗi dạng lập địa bố trí lát cắt gồm 6 ô tiêu chuẩn tròn có hướng vuông gốc từ bờ vào trong. Các số liệu được thu thập bao gồm: Cao trình, tần số ngập (TSN), độ sâu ngập (ĐSN) được tính toán dựa theo mực nước biển và so sánh với cao độ mặt đất. Giá trị pH đất, Eh đất, độ mặn của nước trong đất, dung trọng, hàm lượng chất hữu cơ (CHC) trong đất được đo trực tiếp ngoài đồng và phân tích trong phòng thí nghiệm. Khả năng tích lũy của bể C được tính bằng cách đo đường kính thân cây ngang ngực tại vị trí 1,3 m (DBH), thu mẫu vật rụng và phân tích mẫu đất. Số liệu được tính toán và phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS và Excel. Kết quả nghiên cứu tại Vàm Lũng cho thấy lập địa ven sông có cao trình mặt đất thấp nhất, kế đó là lập địa cửa sông và cao nhất là lập địa ven biển nên lập địa ven sông có số lần ngập/năm và ĐSN cao nhất, kế đến là lập địa cửa sông và thấp nhất là lập địa ven biển. Giá trị độ mặn nước trong đất, pH và Eh trong đất cao nhất ở lập địa ven biển, kế đến là lập địa cửa sông và thấp nhất lập địa ven sông. Dung trọng đất cao nhất tại lập địa ven biển, tiếp theo là lập địa ven sông và thấp nhất tại lập địa cửa sông. CHC trong đất cao nhất tại lập địa cửa sông, kế đến là lập địa ven sông và thấp nhất tại lập địa ven biển. Tích lũy C trên cây đứng tại dạng lập địa ven biển thấp nhất, kế đến là lập địa ven sông và cao nhất tại lập địa cửa sông. Không có sự khác biệt thống kê về tích lũy C trong vật rụng, trong đất và trong rễ giữa các dạng lập địa. Phân tích tương quan mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường đất và nước với tích lũy cacbon cho kết quả tại lập địa ven biển có tích lũy C trong đất, rễ cây đứng, vật rụng và cây đứng chịu tác động chủ yếu của pH đất; Eh đất và dung trọng. Riêng tích lũy C trong đất và vật rụng chịu ảnh hưởng của TSN và ĐSN. Bên cạnh đó, Tích lũy C trong đất còn chịu ảnh hưởng của hàm lượng CHC. Tại lập địa cửa sông, tích lũy C trong đất chịu tác động của các yếu tố lý hóa đất là pH đất và dung trọng. Tích lũy C cây đứng và rễ cây đứng chịu tác động của dung trọng và CHC. Tích lũy C vật rụng chịu tác động của TSN, ĐSN; pH đất, độ mặn của nước trong đất và Eh đất. Tại lập địa ven sông, tích lũy C trong đất, cây đứng và rễ cây đứng chịu tác động của độ mặn của nước trong đất. Tích lũy C cây đứng, vật rụng và rễ cây đứng chịu tác động của ĐSN. Tích lũy C cây đứng và rễ cây đứng cùng chịu tác động của Eh đất. Tích lũy C vật rụng còn i
- chịu thêm tác động của CHC đất. Phân tích hồi quy đa biến mối tương quan giữa yếu tố lý hóa đất và tích lũy cacbon trong đất, cây đứng, vật rụng và rễ cây đứng ở rừng ngập mặn Vàm Lũng chỉ cho kết quả phương trình hồi quy đa biến được dự đoán mối tương quan giữa yếu tố lý hóa đất và tích lũy cacbon đất. Tại Cồn Ông Trang, lập địa cuối cồn có cao trình thấp nhất, kế đó là lập địa giữa cồn và ở đầu cồn là cao nhất. Đối với ĐSN cao nhất là ở cuối cồn, kế đến là lập địa giữa cồn và thấp nhất là lập địa đầu cồn, còn đối với TSN thì ngược lại. Giá trị pH đất cao nhất tại lập địa giữa cồn, kế tiếp là lập địa cuối cồn và thấp nhất tại lập địa đầu cồn. Giá trị Eh, độ mặn và hàm lượng CHC của đất không có sự khác biệt giữa các dạng lập địa. Dung trọng đất cao nhất tại lập địa đầu cồn, tiếp theo là lập địa giữa cồn và thấp nhất tại lập địa cuối cồn. Tích lũy C trong đất tại lập địa đầu cồn cao nhất khác biệt thống kê lập địa giữa cồn và lập địa cuối cồn. Tích lũy C trong vật rụng, cây đứng và rễ cây không có sự khác biệt giữa các dạng lập địa. Phân tích tương quan mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường đất và nước với tích lũy cacbon cho kết quả tại lập địa đầu cồn, Tích lũy C trong đất, cây đứng và rễ cây đứng chịu tác động bởi Eh đất và CHC trong đất. Ngoài ra, tích lũy C trong đất còn chịu tác động của pH đất và dung trọng đất. Tích lũy C vật rụng chịu tác động của TSN và ĐSN. Tại lập địa giữa cồn, tích lũy C trong đất chịu tác động của pH đất và Eh đất. Tích lũy C vật rụng chịu tác động bởi Eh đất và độ mặn của nước trong đất. Tích lũy C rễ cây đứng chịu tác động bởi pH và dung trọng. Tích lũy C cây đứng có mối quan hệ nhưng chưa chịu tác động bởi các yếu tố lý hóa đất. Tại lập địa cuối cồn, tích lũy C trong đất, cây đứng và rễ cây đứng chịu tác động của pH đất; dung trọng đất. Tích lũy C trong đất còn chịu ảnh hưởng của ĐSN. Tích lũy C vật rụng chịu tác động của TSN. Phân tích hồi quy đa biến mối tương quan giữa yếu tố lý hóa đất và tích lũy cacbon trong đất, cây đứng, vật rụng và rễ cây đứng ở rừng ngập mặn Cồn Ông Trang chỉ cho kết quả phương trình hồi quy đa biến được dự đoán mối tương quan giữa yếu tố lý hóa đất và tích lũy cacbon đất. Từ khóa: Rừng ngập mặn, lập địa, chế độ triều, tích lũy cacbon, Ngọc Hiển, Cà Mau. ii
- ABSTRACT The objective of the thesis was to determine the influence of tide and physicochemical properties of soil on the carbon (C) accumulation on some topography at Vam Lung river and Ong trang islet in mangrove forests of Ngoc Hien district, Ca Mau province. The experiment was carried out on six circular plots on transects perpendicular to the shore or estuarine. Data were collected include: elevation, depth and frequency of inundation were calculated based on sea level and compared to ground elevations. Soil pH, soil Eh, salinity of soil water, density, and organic matter content in soil were measured directly in the field and analyzed in the laboratory. The accumulation capacity of the carbon pool was calculated by measuring tree diameters at breast height (DBH) at 1.3 m above the soil surface or 30 cm above the highest prop root for Rhizophora spp., collecting downed deadwood samples and analyzing soil samples. The data were statistically analyzed by SPSS and Excel software. The research results at Vam Lung showed that the riverine topography had the lowest elevation, followed by the estuarine and the highest is the fringe so the riverine had the highest number of inundation/year and the depth inundation, followed by estuarine and the lowest is the fringe topography. The value of salinity of soil water, pH, and Eh were the highest at the fringe topography, followed by the estuarine and the lowest at the riverine. The soil density was the highest in the fringe topography, followed by the riverine and lowest at the estuarine. The organic matter in the soil was the highest at estuarine, followed by the riverine and the lowest at the fringe topography. C accumulation on standing trees was the lowest in the fringe, followed by the riverine and the highest at estuarine topography. C accumulation in downed deadwood, soil and roots was not statistically diferent in three topography types. Results of the variable correlation analysis between the soil and water environmental factors and the accumulation of carbon showed that at the fringe topography, C accumulation in soil, roots of standing trees, downed deadwood and standing trees was affected by soil pH, soil Eh and soil density. The C accumulation in soil and downed deadwood was also affected by inundation frequency and depth. In additon, C accumulation in soil was affected by soil organic matter. At estuarine topography, C accumulation in soil affected by soil physical and chemical factors was pH of soil and density. Accumulation of standing trees and roots of standing tress was influenced by soil density and organic matter. C accumulation of downed deadwood was affected by the inundation frequency and depth; soil pH; salinity of soil water and soil Eh. At the riverine topography, C accumulation in soil, standing trees and roots of standing trees affected by soil physical and chemical factors was the salinity of soil water. C accumulation of roots of standing trees, downed deadwood and standing trees was affected by inundation depth. C accumulation of roots of standing trees and standing trees was affected by soil Eh. C accumulation of downed deadwood was also affected by soil organic matter. The multivariate regression analysis of the correlation between factors of chemical and physical of soil and C accumulation in soil, standing trees, downed deadwood and standing tree roots in Vam Lung mangrove forests only showed the multivariable regression which predicted the correlation between soil physical and chemical factors and soil C accumulation. The results research at Ong Trang islet showed that the tip of islet topography had the lowest elevation, iii
- followed by the middle of islet and the highest is the top of islet topography so the tip of islet topography had the highest number of inundation/year and the depth inundation, followed by middle of islet and the lowest is the top of islet topography. The pH value was the highest at the middle of islet topography, followed by the tip of islet and the lowest at the top of islet topography. The Eh, salinity of soil water, and organic matter in soil value were not different at three sites in Ong Trang islet. The soil density was the highest in the top of islet topography, followed by the middle of islet and lowest at the tip of islet topography. The accumulation in soil was the highest and statistically diferent in the top of islet topography, followed by the middle of islet and lowest at the tip of islet topography. C accumulation in litter fall, standing and root trees was not different in three topographiy types at islet. Results of the correlation analysis between the soil and water environmental factors and the accumulation of carbon showed that at the top of the islet, C accumulation in the soil, standing trees and roots of standing trees was affected by the soil Eh and organic matter. Besides, C accumulation of soil was affected by soil ph and density. C accumulation of downed deadwood was related but negatively impacted by soil physical and chemical factors but affected by inundation frequency depth. In the middle of the islet topography, C accumulation in soil affected by soil physical and chemical factors was soil pH and Eh. C accumulation of downed deadwood affected by soil physical and chemical factors was Eh and salinity of soil water. Accumulation of C roots affected by soil physical and chemical factors was pH and density. C accumulation of standing trees had a relationship but was not affected by soil physical and chemical factors. At the end of the islet, C accumulation in soil, standing trees and roots of standing trees was affected by soil pH and density. C accumulation in soil was affected by inundation depth. Accumulation of downed deadwood was efftected by inundation frequency. The multivariate regression analysis of the correlation between factors of chemnical and physical of soil and C accumulation in soil, standing trees, downed deadwood and standing tree roots in Ong Trang mangrove forests only showed the multivariable regression which predicted the correlation between soil physical and chemical factors and soil C accumulation. Key words: Mangrove forests, topography, tide regimes, carbon accumulation, Ngoc Hien, Ca Mau. iv
- LỜI CẢM ƠN Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Tấn Lợi, Người đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp và cho những lời khuyên dạy hết sức quý báu để tôi hoàn thành luận án này. Xin cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quang Trí và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Ngọc Thành đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện luận án. Xin gửi lời cảm ơn đến quí Thầy, Cô đã giảng dạy và cung cấp cho tôi kiến thức để có thể hoàn thành được luận án này. Xin cảm ơn anh Võ Ngươn Thảo, em Lý Hằng Ni, em Đỗ Thanh Tân Em, em Lý Trung Nguyên, em Đoàn Công Như, em Lê Huỳnh Ngọc Yến, các em học viên cao học Quản lý đất đai khóa 19, 20 và 21 và các em sinh viên ngành Lâm sinh khóa 35 và 36 đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong khảo sát, thu và phân tích mẫu. Xin cảm ơn em Nguyễn Vũ Lam và gia đình, em Nguyễn Văn Bạo và gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai thu mẫu luận án tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Xin trân trọng ghi nhớ tất cả những đóng góp chân tình, sự động viên giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bè bạn và các anh, chị, em mà tôi không thể liệt kê hết trong lời cảm ơn này. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình, đặc biệt là vợ và con của tôi là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án. Tác giả luận án v
- LỜI CAM ĐOAN vi
- MỤC LỤC TÓM LƯỢC ............................................................................................. i ABSTRACT ............................................................................................ iii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... v LỜI CAM ĐOAN ................................................................................... vi MỤC LỤC .............................................................................................. vii DANH SÁCH BẢNG ............................................................................ xii DANH SÁCH HÌNH ............................................................................ xiii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. xvii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4 Điểm mới của luận án ....................................................................... 3 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................... 3 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3 1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................... 4 1.6.1 Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 4 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................... 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................... 5 2.1. Khái niệm về Rừng ngập mặn (RNM) ........................................... 5 2.2.1 Khái niệm lập địa ...................................................................................... 6 2.2.2 Phân loại lập địa rừng ngập mặn .............................................................. 7 vii
- 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố RNM ............................... 11 2.3.1 Khí hậu .................................................................................................... 11 2.3.2 Thuỷ văn ................................................................................................. 14 2.3.3 Địa hình................................................................................................... 18 2.3.4 Đất và thể nền ......................................................................................... 18 2.4. Sinh khối rừng ................................................................................ 24 2.4.1 Sinh khối RNM ....................................................................................... 25 2.4.2 Vật rụng của RNM .................................................................................. 26 2.5. Tích lũy C của rừng ....................................................................... 26 2.6 Tổng quan vùng nghiên cứu ........................................................... 31 2.6.1. Vị trí địa lý vùng nghiên cứu ................................................................. 31 2.6.2. Khí hậu ................................................................................................... 31 2.6.3. Đất đai và địa hình ................................................................................. 32 2.6.4. Thủy văn ................................................................................................ 33 2.6.5. Hiện trạng RNM tại Cà Mau ................................................................. 34 2.6.6 Vị trí địa lý huyện Ngọc Hiển................................................................. 34 2.6.7 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vùng nghiên cứu ............. 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 41 3.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 41 3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..................................................... 41 3.1.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................... 41 3.1.3 Thu thập số liệu....................................................................................... 44 3.1.3.1 Sinh khối cây ....................................................................................... 44 3.1.3.2 Thu mẫu vật rụng ................................................................................. 45 3.1.3.3 Thu và và xử lý mẫu đất ...................................................................... 47 3.1.3.4. Tổng lượng C ...................................................................................... 50 3.1.3.5 Đo độ ngập triều .................................................................................. 50 viii
- 3.1.3.6 Đo cao độ địa hình theo thủy triều....................................................... 51 3.2 Sơ đồ tóm tắt bố trí thí nghiệm ...................................................... 53 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................... 54 4.1 Môi trường đất, nước và tích lũy C tại RNM Vàm Lũng ........... 54 4.1.1 Môi trường đất và nước .......................................................................... 54 4.1.1.1 Cao trình mặt đất RNM ....................................................................... 54 4.1.1.2 TSN triều của RNM ............................................................................. 55 4.1.1.3 ĐSN triều của RNM ............................................................................ 56 4.1.1.4 Thông số pH đất RNM ........................................................................ 57 4.1.1.5 Thông số Eh đất RNM ......................................................................... 58 4.1.1.6 Thông số độ mặn của nước trong đất RNM ........................................ 60 4.1.1.7 Thông số dung trọng đất RNM ............................................................ 61 4.1.1.8 Thông số hàm lượng CHC trong đất RNM ......................................... 63 4.1.2 Tác động của TSN và ĐSN đến tính chất lý, hóa đất ............................. 64 4.1.2.1 Tác động của TSN đến các tính chất lý, hóa đất ................................. 64 4.1.2.2 Tác động của ĐSN và các tính chất lý, hóa đất ................................... 71 4.1.3 Khả năng tích lũy C tại RNM Vàm Lũng ............................................... 81 4.1.3.1 Tích lũy C trên cây đứng ..................................................................... 81 4.1.3.2 Tích lũy C trên vật rụng trên nền mặt đất rừng ................................... 82 4.1.3.3 Tích lũy C trong đất ............................................................................. 82 4.1.3.4 Tích lũy C trong rễ cây ........................................................................ 83 4.1.3.5 Tích lũy C tổng của các lập địa Vàm Lũng ......................................... 84 4.1.4 Tác động của môi trường đến tích lũy C tại RNM Vàm Lũng ............... 85 4.1.4.1 Tác động của TSN đến tích lũy C ........................................................ 85 4.1.4.2 Tác động của ĐSN triều đến khả năng tích lũy C ............................... 86 4.1.4.3 Tác động của yếu tố lý, hóa đất và sự tích lũy C ................................. 88 4.1.5 Quan hệ giữa thông số môi trường và tích lũy C của RNM Vàm Lũng . 96 4.1.5.1 Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C trong đất ..... 96 ix
- 4.1.5.2 Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C rễ cây .......... 96 4.1.5.3 Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C cây đứng ..... 97 4.1.5.4 Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C vật rụng ...... 97 4.2 Môi trường đất, nước và tích lũy C tại RNM Cồn Ông Trang... 98 4.2.1 Môi trường đất và nước .......................................................................... 98 4.2.1.1 Cao trình mặt đất RNM ....................................................................... 98 4.2.1.2 TSN triều của RNM Cồn Ông Trang ................................................... 99 4.2.1.3 ĐSN triều của RNM Cồn Ông Trang ................................................ 100 4.2.1.4 Thông số pH đất RNM ...................................................................... 101 4.2.1.5 Thông số Eh đất RNM ....................................................................... 102 4.2.1.6 Thông số độ mặn của nước trong đất RNM ...................................... 103 4.2.1.7 Thông số dung trọng đất RNM .......................................................... 105 4.2.1.8 Hàm lượng CHC trong đất RNM ...................................................... 106 4.2.2 Tác động của chế độ triều đến các tính chất lý, hóa đất ....................... 107 4.2.2.1 Tác động của TSN đến các tính chất lý, hóa đất ............................... 107 4.2.2.2 Tác động giữa ĐSN đến các tính chất lý, hóa đất ............................. 117 4.2.3 Khả năng tích lũy C tại RNM Cồn Ông Trang ..................................... 127 4.2.3.1 Tích lũy C cây đứng........................................................................... 127 4.2.3.2 Tích lũy C vật rụng trên nền rừng ..................................................... 128 4.2.3.3 Tích lũy C trong đất ........................................................................... 129 4.2.3.4 Tích lũy C rễ cây đứng ...................................................................... 129 4.2.3.5 Tích lũy C tổng ở RNM Cồn Ông Trang ........................................... 130 4.2.4 Tác động của môi trường đến tích lũy C tại RNM Cồn Ông Trang ..... 131 4.2.4.1 Tác động của TSN triều đến khả năng tích lũy C .............................. 131 4.2.4.2 Tác động của ĐSN triều đến khả năng tích lũy C ............................. 133 4.2.4.3 Tác động của các yếu tố lý, hóa đất và sự tích lũy C ........................ 135 4.2.5 Mối quan hệ giữa các thông số môi trường đất và sự tích lũy C .......... 142 4.2.5.1 Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C đất ............. 142 x
- 4.2.5.2. Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C rễ cây ....... 143 4.2.5.3 Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C cây đứng ... 144 4.2.5.4 Tương quan giữa yếu tố môi trường đất và tích lũy C vật rụng ........ 144 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................... 146 5.1 KẾT LUẬN .................................................................................... 146 5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 149 PHỤ LỤC xi
- DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Cấp độ ngập triều theo cách phân chia của Waston (1928) 17 Bảng 2.2: Phân loại cấp hạt cơ giới đất 19 Bảng 2.3: Phân loại đất theo thành phần cơ giới của Quốc tế 19 Bảng 2.4: Một số điều kiện môi trường đất quy định sự phân bố của một số loài thực vật thân gỗ ngập mặn đã được nghiên cứu 21 Bảng 2.5: Đánh giá dung trọng một số loại đất 24 Bảng 4.1: Thông số pH của các tầng đất tại lập địa RNM Vàm Lũng 57 Bảng 4.2: Thông số Eh (mV) của các tầng đất tại lập địa RNM Vàm Lũng 58 Bảng 4.3: Độ mặn (‰) của các tầng đất tại lập địa RNM Vàm Lũng 60 Bảng 4.4: Dung trọng đất (g/cm3) của các tầng đất tại RNM Vàm Lũng 61 Bảng 4.5: Hàm lượng CHC (%) trong đất RNM Vàm Lũng 63 Bảng 4.6: Tương giữa thông số môi trường đất và tích lũy C trong đất 96 Bảng 4.7: Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C rễ cây 97 Bảng 4.8: Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C cây đứng 97 Bảng 4.9: Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C vật rụng 97 Bảng 4.10: Thông số pH đất tại 03 dạng lập địa RNM Cồn Ông Trang 101 Bảng 4.11: Thông số Eh (mV) đất các dạng lập địa RNM cồn Ông Trang 102 Bảng 4.12: Độ mặn (‰) tại các dạng lập địa RNM ở cồn Ông Trang 104 Bảng 4.13: Dung trọng của đất (g/cm3) tại lập địa RNM cồn Ông Trang 105 Bảng 4.14: Thông số CHC (%) trong đất tại RNM cồn Ông Trang 106 Bảng 4.15: Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C đất 143 Bảng 4.16: Tương quan giữa thông số môi trường đất và tích lũy C rễ cây 143 Bảng 4.17: Tương quan giữa thông số môi trường đất và C cây đứng 144 Bảng 4.18: Tương quan giữa thông số môi trường đất và C vật rụng 144 xii
- DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1:Chu kỳ C trên mặt đất 27 Hình 2.2: Chu trình C trong hệ sinh thái rừng 28 Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ở Vàm Lũng và Cồn Ông Trang 42 Hình 3.2: Sơ đồ bố trí các ô tiêu chuẩn 43 Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thu mẫu trong một ô tiêu chuẩn 43 Hình 3.4: Lập ô tiêu chuẩn và đo đạc đường kính cây ngoài thực địa 45 Hình 3.5 Thu mẫu vật rụng ngoài thực địa 47 Hình 3.6 Thu mẫu đất ngoài thực địa 48 Hình 3.7 Phương pháp đo địa hình và độ ngập triều tại lập địa nghiên cứu 52 Hình 3.8 Sơ đồ tóm tắt bố trí thí nghiệm 53 Hình 4.1: Cao trình mặt đất RNM lập địa Vàm Lũng 55 Hình 4.2: TSN triều của RNM Vàm Lũng 56 Hình 4.3: ĐSN triều của RNM Vàm Lũng 57 Hình 4.4: Tương quan giữa TSN và pH đất tại lập địa ven biển 65 Hình 4.5: Tương quan giữa TSN và pH đất tại lập địa cửa sông 65 Hình 4.6: Tương quan giữa TSN và Eh đất tại lập địa ven biển 66 Hình 4.7: Tương quan giữa TSN và Eh đất tại lập địa cửa sông 67 Hình 4.8: Tương quan giữa TSN và độ mặn tại lập địa ven biển 67 Hình 4.9: Tương quan giữa TSN và độ mặn tại lập địa cửa sông 68 Hình 4.10: Tương quan giữa TSN và dung trọng đất lập địa ven biển 69 Hình 4.11: Tương quan giữa TSN và dung trọng đất tại lập địa cửa sông 69 Hình 4.12: Tương quan giữa TSN và CHC đất tại lập địa ven biển 70 Hình 4.13: Tương quan giữa TSN và CHC đất tại lập địa cửa sông 71 xiii
- Hình 4.14: Tương quan giữa ĐSN và pH đất tại lập địa ven biển 71 Hình 4.15: Tương quan giữa ĐSN và pH đất tại lập địa cửa sông 72 Hình 4.16: Tương quan giữa ĐSN và pH đất tại lập địa ven sông 73 Hình 4.17: Tương quan giữa ĐSN và Eh đất tại lập địa ven biển 73 Hình 4.18: Tương quan giữa ĐSN và Eh đất tại lập địa cửa sông 74 Hình 4.19: Tương quan giữa ĐSN và Eh đất tại lập địa ven sông 75 Hình 4.20: Tương quan giữa ĐSN và độ mặn tại lập địa ven biển 75 Hình 4.21: Tương quan giữa ĐSN và độ mặn tại lập địa cửa sông 76 Hình 4.22: Tương quan giữa ĐSN và độ mặn tại lập địa ven sông 77 Hình 4.23: Tương quan giữa ĐSN và dung trọng đất tại lập địa ven biển 77 Hình 4.24: Tương quan giữa ĐSN và dung trọng đất tại lập địa cửa sông 78 Hình 4.25: Tương quan giữa ĐSN và dung trọng đất tại lập địa ven sông 79 Hình 4.26: Tương quan giữa ĐSN và CHC đất tại lập địa ven biển 79 Hình 4.27: Tương quan giữa ĐSN và CHC đất tại lập địa cửa sông 80 Hình 4.28: Tương quan giữa ĐSN và CHC đất tại lập địa ven sông 81 Hình 4.29: Tích lũy C trên cây đứng tại RNM Vàm Lũng 81 Hình 4.30: Tích lũy C trong vật rụng tại RNM Vàm Lũng 82 Hình 4.31: Tích lũy C trong đất tại RNM Vàm Lũng 83 Hình 4.32: Tích lũy C của rễ cây tại RNM Vàm Lũng 84 Hình 4.33: Tích lũy C tại RNM Vàm Lũng 84 Hình 4.34: Quan hệ giữa TSN và tích lũy C tại Vàm Lũng 86 Hình 4.35: Quan hệ giữa ĐSN và tích lũy C tại Vàm Lũng 87 Hình 4.36: Quan hệ giữa các yếu tố lý, hóa đất và tích lũy C trong đất 89 Hình 4.37: Quan hệ giữa các yếu tố lý, hóa đất và tích lũy C cây đứng 91 Hình 4.38: Quan hệ giữa các yếu tố lý, hóa đất và tích lũy C vật rụng 93 Hình 4.39: Quan hệ giữa các yếu tố lý, hóa đất và tích lũy C rễ cây đứng 95 Hình 4.40: Cao trình mặt đất RNM lập địa Cồn Ông Trang 99 xiv
- Hình 4.41: TSN triều của RNM cồn Ông Trang 100 Hình 4.42: ĐSN triều của RNM Cồn Ông Trang 101 Hình 4.43: Tương quan giữa TSN và pH đất lập địa đầu cồn 108 Hình 4.44: Tương quan giữa TSN và pH đất lập địa giữa cồn 108 Hình 4.45: Tương quan giữa TSN và pH đất lập địa cuối cồn 109 Hình 4.46: Tương quan giữa TSN và Eh đất lập địa đầu cồn 110 Hình 4.47: Tương quan giữa TSN và Eh đất lập địa giữa cồn 110 Hình 4.48: Tương quan giữa TSN và Eh đất lập địa cuối cồn 111 Hình 4.49: Tương quan giữa TSN và độ mặn lập địa đầu cồn 112 Hình 4.50: Tương quan giữa TSN và độ mặn lập địa giữa cồn 112 Hình 4.51: Tương quan giữa TSN và độ mặn lập địa cuối cồn 113 Hình 4.52: Tương quan giữa TSN và dung trọng đất lập địa đầu cồn 114 Hình 4.53: Tương quan giữa TSN và dung trọng đất lập địa giữa cồn 114 Hình 4.54: Tương quan giữa TSN và dung trọng đất lập địa cuối cồn 115 Hình 4.55: Tương quan giữa TSN và CHC trong đất lập địa đầu cồn 116 Hình 4.56: Tương quan giữa TSN và CHC trong đất lập địa giữa cồn 116 Hình 4.57: Tương quan giữa TSN và CHC trong đất lập địa cuối cồn 117 Hình 4.58: Tương quan giữa ĐSN và pH đất lập địa đầu cồn 118 Hình 4.59: Tương quan giữa ĐSN và pH đất lập địa giữa cồn 118 Hình 4.60: Tương quan giữa ĐSN và pH đất lập địa cuối cồn 119 Hình 4.61: Tương quan giữa ĐSN và Eh đất lập địa đầu cồn 120 Hình 4.62: Tương quan giữa ĐSN và Eh đất lập địa giữa cồn 120 Hình 4.63: Tương quan giữa ĐSN và Eh đất lập địa cuối cồn 121 Hình 4.64: Tương quan giữa ĐSN và độ mặn lập địa đầu cồn 122 Hình 4.65: Tương quan giữa ĐSN và độ mặn lập địa giữa cồn 122 Hình 4.66: Tương quan giữa ĐSN và độ mặn lập địa cuối cồn 123 Hình 4.67: Tương quan giữa ĐSN và dung trọng đất lập địa đầu cồn 124 xv
- Hình 4.68: Tương quan giữa ĐSN và độ mặn tại lập địa giữa cồn 124 Hình 4.69: Tương quan giữa ĐSN và dung trọng đất lập địa cuối cồn 125 Hình 4.70: Tương quan giữa ĐSN và CHC lập địa đầu cồn 126 Hình 4.71: Tương quan giữa ĐSN và CHC lập địa giữa cồn 126 Hình 4.72: Tương quan giữa ĐSN và CHC lập địa cuối cồn 127 Hình 4.73: Tích lũy C cây đứng tại RNM cồn Ông Trang 128 Hình 4.74: Tích lũy C vật rụng tại RNM Cồn Ông Trang 128 Hình 4.75: Tích lũy C trong đất tại RNM cồn Ông Trang 129 Hình 4.76: Tích lũy C rễ cây tại RNM Cồn Ông Trang 130 Hình 4.77: Tích lũy C tại RNM Cồn Ông Trang 130 Hình 4.78: Mối tương quan giữa TSN và tích lũy C của RNM 132 Hình 4.79: Mối tương quan giữa ĐSN và tích lũy C của RNM 134 Hình 4.80: Quan hệ giữa các yếu tố lý, hóa đất và tích lũy C trong đất 136 Hình 4.81: Quan hệ của yếu tố lý, hóa đất đến sự tích lũy C cây đứng 138 Hình 4.82: Quan hệ của yếu tố lý, hóa đất đến sự tích lũy C vật rụng 140 Hình 4.83: Quan hệ của yếu tố lý, hóa đất đến sự tích lũy C rễ cây đứng 142 xvi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH RNM Rừng ngập mặn Mangrove forest OTC Ô tiêu chuẩn Standard plot CHC Chất hữu cơ Organic matter CIFOR Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp Center for Intenational Quốc tế Forestry Research ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long Mekong Delta C Cacbon Carbon TSN Tần số ngập Inundation frequency ĐSN Độ sâu ngập Inundation depth xvii
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự tăng lên của nồng độ của khí nhà kính (KNK) mà phần lớn do lượng khí thải của khí C dioxide (CO2). Lượng khí CO2 thải ra từ năm 2015 đến 2016 tăng mạnh, theo Báo cáo Khí Nhà kính của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nồng độ CO2 trong khí quyển trung bình năm 2016 là 403,3 phần triệu (ppm), tăng so với mức 400 ppm năm 2015. Những số liệu này được tính sau khi các bể khí như rừng hay biển đã hấp thụ bớt một lượng đáng kể khí CO2. Đây là mức CO2 cao nhất trong 800 năm qua. Trong bối cảnh chung của sự biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong các nước nằm trong vùng có nguy cơ rủi ro cao. Theo dự đoán phát thải khí nhà kính đến năm 2030 ở Việt Nam thì phát thải khí nhà kính các ngành sản xuất gồm năng lượng và nông nghiệp đều tăng lên nhanh chóng, thậm chí đối với ngành năng lượng năm 2030 gấp hơn 14 lần so với năm 1993 (396,35 triệu tấn so với 27,55 triệu tấn). Chỉ duy nhất ngành lâm nghiệp được kỳ vọng sẽ tăng dần lượng hấp thụ C và lên đến khoảng 32,10 triệu tấn vào năm 2030 (Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2005). Rừng nói chung và RNM nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tích lũy C. Rừng đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu do ảnh hưởng của nó đến chu trình C toàn cầu. Tổng lượng tích lũy dự trữ C của rừng trên toàn thế giới, trong đất và thảm thực vật là khoảng 830 Pg, trong đó C trong đất lớn hơn 1,5 lần C dự trữ trong thảm thực vật (Brown, 1997). Đối với rừng nhiệt đới, có tới 50% lượng C dự trữ trong thảm thực vật và 50% dự trữ trong đất (Dixon et al., 1994; Brown, 1997; IPCC, 2000; Pregitzer and Euskirchen, 2004). Tuy nhiên, việc phá rừng nói chung và RNM nói riêng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là ở ĐBSCL và Cà Mau đang diễn ra mạnh mẽ. Năm 2014, Cà Mau có diện tích RNM khoảng 65.469 ha (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2015). Vấn đề này đã góp phần làm giảm đi sự hấp thụ khí thải CO2 do rừng bị suy thoái từ đó làm gia tăng sự biến đổi khí hậu. Sự tồn tại, phân bố và phát triển của các cây RNM phụ thuộc vào một số những yếu tố tự nhiên. Theo Chapman (1977), các yếu tố môi trường tác động đến sự hình thành và phân bố của cây ngập mặn như nhiệt độ, thể nền, thủy triều, điều kiện nước mặn. Còn theo Robertson và Alongi (1992), các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố RNM bao gồm tính chất đất, chế độ triều, địa hình, 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án tiến sĩ: Ảnh hưởng của tiểu thuyết minh thanh đối với tiểu thuyết nam bộ Việt Nam giai đoạn 1900-1930
258 p | 187 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
249 p | 47 | 19
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số elicitor lên khả năng tích lũy solsodine ở tế bào in vitro của cây cà gai leo (solanum hainanense hance)
96 p | 169 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm thân thiện với môi trường của khách hàng - Nghiên cứu trường hợp xe ô tô điện tại Việt Nam
236 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tích hợp chuỗi cung ứng xanh tới hiệu suất bền vững của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam
237 p | 20 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu ảnh hưởng của marketing xanh đến ý định mua xanh của người tiêu dùng Việt Nam
27 p | 20 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của môi trường làm việc đến hành vi đổi mới sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam
233 p | 17 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
243 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
175 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa: Nghiên cứu thiết kế hệ điều khiển ổ từ dọc trục có xét ảnh hưởng dòng xoáy
161 p | 13 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Đông Nam Á học: Triết lý giáo dục Islam giáo và ảnh hưởng đến giáo dục Malaysia
212 p | 14 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Ảnh hưởng của mức độ ăn mòn cốt thép đến sức kháng uốn của kết cấu cầu dầm bê tông cốt thép
172 p | 10 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ cọc bê tông cốt thép đến các đặc trưng của dòng thấm trong nền cát dưới cống qua đê
27 p | 7 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của kiểm định chất lượng đến hoạt động phát triển chương trình đào tạo ngành Sư phạm
235 p | 9 | 1
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ cọc bê tông cốt thép đến các đặc trưng của dòng thấm trong nền cát dưới cống qua đê
196 p | 3 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Quản lý trường hợp đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
34 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn