
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến thận trọng kế toán của các công ty niêm yết – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
lượt xem 0
download

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Các nhân tố ảnh hưởng đến thận trọng kế toán của các công ty niêm yết – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Xác định và phân tích các nhân tố thuộc cấu trúc sở hữu vốn ảnh hưởng đến TTKT của các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam; Xác định và phân tích các nhân tố thuộc đặc điểm quản trị CT ảnh hưởng đến TTKT của các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam; Xác định và phân tích các nhân tố thuộc đặc điểm tài chính ảnh hưởng đến TTKT của các công ty niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến thận trọng kế toán của các công ty niêm yết – bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ TRÀ MỸ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẬN TRỌNG KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ TRÀ MỸ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẬN TRỌNG KẾ TOÁN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã ngành: 9340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HỒNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN “Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.” Tác giả PHAN THỊ TRÀ MỸ
- ii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA………………………………………………………………………. LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ............................................................... viii DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ x TÓM TẮT ..................................................................................................................... xii ABSTRACT ................................................................................................................. xiv PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................ 5 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 5 2.2. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 7 5. Đóng góp mới của nghiên cứu ............................................................................. 7 6. Kết cấu của nghiên cứu ...................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN ......... 12 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến đo lường TTKT .......................... 12 1.1.1. Tổng quan các mô hình đo lường TTKT theo các nghiên cứu trước đây .... 12 1.1.1.1. Mô hình Basu (1997) ............................................................................. 12 1.1.1.2. Mô hình của Givoly và Hayn (2000) ..................................................... 14 1.1.1.3. Mô hình của Ball và Shivakumar (2005) ............................................... 15 1.1.1.4. Mô hình của Givoly và cộng sự (2007) ................................................. 17 1.1.1.5. Mô hình của Ahmed & Duellman (2007) .............................................. 18
- iii 1.1.1.6. Mô hình của Beatty và cộng sự (2008) .................................................. 18 1.1.1.7. Mô hình của Khan và Watts (2009) ....................................................... 19 1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đã sử dụng mô hình đo lường TTKT ...... 20 1.1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới sử dụng mô hình đo lường TTKT ........... 20 1.1.2.2. Các NC tại Việt Nam sử dụng mô hình đo lường TTKT ...................... 21 1.1.3. Nhận xét ....................................................................................................... 21 1.2. Tổng quan các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến TTKT................ 23 1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu trước trên thế giới ............................................. 23 1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................... 41 1.3. Xác định khe hổng nghiên cứu............................................................................... 50 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................ 56 2.1. Các khái niệm và một số thuật ngữ chính .............................................................. 56 2.1.1. Khái niệm TTKT .......................................................................................... 56 2.1.1.1. Khái niệm TTKT trong các quy định hiện hành .................................... 56 2.1.1.2. Quan điểm về TTKT theo các nghiên cứu trước đây ............................ 59 2.1.2. Phân loại TTKT ............................................................................................ 63 2.1.2.1. Thận trọng có điều kiện ......................................................................... 64 2.1.2.2. Thận trọng vô điều kiện ......................................................................... 65 2.2. Các lý thuyết nền tảng có liên quan ....................................................................... 68 2.2.1. Lý thuyết ủy nhiệm....................................................................................... 68 2.2.2. Lý thuyết tín hiệu ......................................................................................... 71 2.2.3. Lý thuyết hợp đồng ...................................................................................... 75 2.2.4. Lý thuyết kế toán thực chứng ....................................................................... 76 2.2.5. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực..................................................................... 78 2.2.6. Lý thuyết chi phí chính trị ............................................................................ 79 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 83 3.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 83 3.1.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ................................................................ 83 3.1.2. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 83
- iv 3.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ................................ 85 3.2.1. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 85 3.2.1.1. Tác động của cấu trúc sở hữu vốn đến TTKT ....................................... 86 3.2.1.2. Tác động của đặc điểm quản trị công ty đến TTKT .............................. 89 3.2.1.3. Tác động của đặc điểm tài chính đến TTKT ......................................... 90 3.2.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 98 3.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 99 3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................ 99 3.3.2. Thu thập dữ liệu ......................................................................................... 100 3.3.2.1. Thu thập dữ liệu liên quan đến biến TTKT ......................................... 100 3.3.2.2. Thu thập dữ liệu liên quan đến biến độc lập và biến kiểm soát........... 100 3.4. Mô hình hồi quy và cách đo lường các biến ........................................................ 101 3.4.1. Mô hình hồi quy ......................................................................................... 101 3.4.2. Đo lường các biến ...................................................................................... 102 3.4.2.1. Đo lường biến phụ thuộc ...................................................................... 102 3.4.2.2. Đo lường biến độc lập và biến kiểm soát ............................................ 103 3.5. Kỹ thuật phân tích dữ liệu .................................................................................... 108 3.5.1. Phân tích thống kê mô tả ............................................................................ 108 3.5.2. Lựa chọn mô hình phù hợp ........................................................................ 108 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 112 4.1. Thống kê mẫu nghiên cứu .................................................................................... 112 4.2. Phân tích thống kê mô tả ...................................................................................... 113 4.2.1. Thực trạng áp dụng TTKT tại Việt Nam (TTKT) ...................................... 114 4.2.2. Thống kê mô tả các biến độc lập ................................................................ 116 4.3. Kết quả phân tích tương quan .............................................................................. 118 4.4. Kết quả hồi quy .................................................................................................... 119 4.4.1. Kết quả kiểm định giả thuyết đối với trường hợp TTKT đo lường theo (ACC_NAC) ......................................................................................................... 119 4.4.1.1. Lựa chọn mô hình phù hợp .................................................................. 119
- v 4.4.1.2. Kiểm định các trường hợp khuyết tật của mô hình.............................. 121 4.4.1.3. Kết quả hệ số Beta và mức ý nghĩa thống kê....................................... 122 4.4.2. Kết quả kiểm định giả thuyết đối với trường hợp TTKT đo lường theo (ACC_MB) ........................................................................................................... 124 4.4.2.1. Lựa chọn mô hình phù hợp .................................................................. 124 4.4.2.2. Kiểm định các trường hợp khuyết tật của mô hình.............................. 126 4.4.2.3. Kết quả hệ số Beta và mức ý nghĩa thống kê....................................... 127 4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................................ 132 4.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến TTKT đo lường theo (ACC_NAC) .............. 132 4.5.1.1. Nhóm nhân tố liên quan đến cấu trúc quyền sở hữu............................ 132 4.5.1.2 Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm quản trị công ty ....................... 135 4.5.1.3. Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm tài chính.................................. 137 4.5.1.4. Nhóm biến kiểm soát ........................................................................... 142 4.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TTKT đo lường theo (ACC_MB) ................. 142 4.5.2.1. Nhóm nhân tố liên quan đến cấu trúc quyền sở hữu............................ 143 4.5.2.2. Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm quản trị công ty ...................... 145 4.5.2.3. Nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm tài chính.................................. 146 4.2.4. Nhóm biến kiểm soát .............................................................................. 150 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ..................................................................... 152 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 152 5.2. Hàm ý ................................................................................................................... 155 5.2.1. Hàm ý chính sách ....................................................................................... 155 5.2.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................ 156 5.2.2.1. Hàm ý quản trị đối với các công ty niêm yết trên TTCK VN ............. 156 5.2.2.2. Hàm ý quản trị đối với nhóm các đối tượng sử dụng thông tin BCTC 158 a. Hàm ý quản trị đối với các công ty kiểm toán độc lập .............................. 158 b. Hàm ý quản trị đối với các nhà đầu tư, nhà phân tích ............................... 160 c. Hàm ý quản trị đối với ngân hàng, chủ nợ ................................................ 161 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu trong tương lai ........................... 162
- vi KẾT LUẬN ................................................................................................................. 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ................................................................................................... TÀI LIỆU TIẾNG ANH ................................................................................................... PHỤ LỤC ..........................................................................................................................
- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tổng hợp KQ các nhân tố ảnh hưởng đến TTKT theo các NC trước ....45 Bảng 3.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ......................................................96 Bảng 3.2. Đo lường các biến độc lập ................................................................... 103 Bảng 3.3. Đo lường các biến kiểm soát ............................................................... 108 Bảng 4.1. Lựa chọn mẫu ...................................................................................... 113 Bảng 4.2. KQ thống kê mô tả biến phụ thuộc (TTKT) ........................................ 114 Bảng 4.3. KQ thống kê mô tả biến độc lập .......................................................... 118 Bảng 4.4. Tổng hợp các kiểm định lựa chọn ....................................................... 120 Bảng 4.5. Tổng hợp KQNC của Pooled OLS, FEM, REM VÀ FGLS................ 122 Bảng 4.6. Tổng hợp các kiểm định lựa chọn ....................................................... 125 Bảng 4.7. Tổng hợp KQNC của Pooled OLS, FEM, REM VÀ FGLS................ 127 Bảng 4.8. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết......................................... 130
- viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Hệ thống các đặc điểm chất lượng thông tin hữu ích theo CF 2018…57 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 84 Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................. 99 Biểu đồ 4.1. Thực trạng TTKT (ACC_NAC) theo ngành giai đoạn 2017-2023..115 Biểu đồ 4.2. Thực trạng TTKT (ACC_MB) theo ngành giai đoạn 2017-2023…116
- ix DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Tổng quan các NC có trước liên quan ....................................................... 194 Phụ lục 2. Các loại khoảng trống NC.......................................................................... 207 Phụ lục 3. Danh sách các công ty niêm yết ................................................................. 208 Phụ lục 4. Ma trận tương quan của mô hình 1 ............................................................ 218 Phụ lục 5. Ma trận tương quan của mô hình 2 ............................................................ 219 Phụ lục 6. KQ hồi quy mô hình Pooled OLS .............................................................. 220 Phụ lục 7. KQ so sánh giữa mô hình Pooled OLS với FEM ...................................... 221 Phụ lục 8. KQ so sánh giữa mô hình Pooled OLS với REM ...................................... 222 Phụ lục 9. KQ so sánh giữa mô hình FEM và REM ................................................... 223 Phụ lục 10. Giá trị VIF của các biến độc lập .............................................................. 224 Phụ lục 11. Biểu đồ phần dư có phân phối chuẩn ....................................................... 225 Phụ lục 12. KQ kiểm định phương sai không đổi ....................................................... 225 Phụ lục 13. KQ kiểm định không có tự tương quan ................................................... 225 Phụ lục 14. KQ hồi quy mô hình FGLS ...................................................................... 226 Phụ lục 15. KQ hồi quy mô hình Pooled OLS ............................................................ 227 Phụ lục 16. KQ so sánh giữa mô hình Pooled OLS với FEM .................................... 228 Phụ lục 17. KQ so sánh giữa mô hình Pooled OLS với REM .................................... 229 Phụ lục 18. KQ so sánh giữa mô hình FEM và REM ................................................. 230 Phụ lục 19. Giá trị VIF của các biến độc lập .............................................................. 231 Phụ lục 20. Biểu đồ phần dư có phân phối chuẩn ....................................................... 232 Phụ lục 21. KQ kiểm định phương sai không đổi ....................................................... 232 Phụ lục 22. KQ kiểm định không có tự tương quan ................................................... 232 Phụ lục 23. KQ hồi quy mô hình FGLS ...................................................................... 233
- x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nội dung AASB Ủy Ban Chuẩn Mực KT Úc (Australian Accounting Standards Board’s) AICPA Viện KT Công Chứng Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants) APB Hội đồng nguyên tắc KT (Accounting Principles Board) BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên CEO Giám đốc điều hành CF Khung khái niệm (Conceptual Framework) CP Cổ Phần CT Công Ty DN Doanh nghiệp ĐBTC Đòn bẩy tài chính ĐLC Độ lệch chuẩn FASB Ủy Ban Chuẩn Mực KT Tài Chính (Financial Accounting Standards Board) FASAC Hội Đồng Tư Vấn Chuẩn Mực KT Tài Chính (Financial Accounting Standards Advisory Council) GĐ Giám đốc GTTB Giá trị trung bình GTTĐ Giá trị tối đa GTTT Giá trị thị trường GTTTH Giá trị tối thiểu GTSS Giá trị sổ sách HĐQT Hội Đồng Quản Trị
- xi IASB Hội Đồng Chuẩn Mực KT Quốc Tế (International Accounting Standards Board) IASC Ủy Ban Chuẩn Mực KT Quốc Tế (International Accounting Standards Committee) IFRS BCTC quốc tế (International Financial Reporting Standards) KT Kế toán KITV Kiểm toán viên KQ Kết quả NC Nghiên cứu PM Phần mềm QSH Quyền sở hữu QTLN Quản trị lợi nhuận TC Tài chính TTCK Thị trường chứng khoán TTKT Thận trọng kế toán TNDN Thu nhập doanh nghiệp VAS Chuẩn Mực kế toán Việt Nam VN Việt Nam
- xii TÓM TẮT Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ của 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến thận trọng kế toán (TTKT) của các công ty niêm yết bao gồm: Nhóm nhân tố thứ nhất là cấu trúc quyền sở hữu (bao gồm 5 nhân tố: quyền sở hữu nước ngoài, quyền sở hữu nhà nước, quyền sở hữu tổ chức, quyền sở hữu nhà quản lý), nhóm nhân tố thứ hai là đặc điểm quản trị công ty (bao gồm 4 nhân tố: quy mô hội đồng quản trị, sự độc lập của hội đồng quản trị, đa dạng giới tính, chuyên môn kế toán – tài chính của hội đồng quản trị), nhóm nhân tố thứ ba đặc điểm tài chính (bao gồm 10 nhân tố: cơ hội tăng trưởng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tăng trưởng doanh số, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, cường độ sử dụng vốn, đường cơ hội đầu tư, đòn bẩy tài chính, mức độ khó khăn tài chính, đa dạng hóa doanh thu, môi trường không chắc chắn). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng 3 biến kiểm soát đó là loại công ty kiểm toán, quy mô công ty, tuổi công ty). Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cân bằng được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của 374 công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trên cả hai sàn giao dịch (HOSE và HNX) trong giai đoạn 5 năm từ 2017 - 2021, tổng cộng 1.870 quan sát. Nghiên cứu sử dụng cả hai thước đo của TTKT đo lường TTKT theo các khoản dồn tích không hoạt động và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách. Tác giả tiến hành thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất trong số 3 mô hình: Pooled OLS, FEM và REM. Do mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan nên tác giả đã sử dụng mô hình FGLS để khắc phục các hiện tượng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố trong tổng số 19 nhân tố có ảnh hưởng đến TTKT ở cả 2 mô hình bao gồm cơ hội tăng trưởng, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, đòn bẩy tài chính, môi trường không chắc chắn. Năm nhân tố chỉ có ảnh hưởng đến TTKT trong mô hình đo lường biến phụ thuộc theo cơ sở dồn tích không hoạt động bao gồm đa dạng giới tính, chuyên môn kế toán – tài chính của hội đồng quản trị, tăng trưởng doanh thu, đường cơ hội đầu tư, mức độ căng thẳng tài chính. Ba nhân tố chỉ có
- xiii ảnh hưởng đến TTKT trong mô hình đo lường biến phụ thuộc theo cơ sở tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách bao gồm quyền sở hữu của tổ chức, quy mô hội đồng quản trị, cường độ sử dụng vốn. Cuối cùng, sáu nhân tố không ảnh hưởng đến TTKT ở cả hai mô hình đó là quyền sở hữu nước ngoài, quyền sở hữu nhà nước, quyền sở hữu nhà quản lý, quyền sở hữu tập trung, sự độc lập của hội đồng quản trị, đa dạng hóa doanh thu. Dựa trên những kết quả nghiên cứu này đạt được, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách và hàm ý quản trị cho các bên liên quan như các công ty niêm yết, công ty kiểm toán độc lập, nhà đầu tư, nhà phân tích, ngân hàng, chủ nợ và các cơ quan quản lý nhà nước. Từ khóa: Thận trọng kế toán, cấu trúc sở hữu vốn, đặc điểm quản trị công ty, đặc điểm tài chính, thị trường chứng khoán.
- xiv ABSTRACT This study analyzes the relationship between three factors affecting listed companies' accounting conservatism (AC). The first group is ownership structure (including five factors: foreign ownership, government ownership, institutional ownership, managerial ownership, and concentration ownership). The second group is corporate governance characteristics (including four factors: board size, board independence, gender diversity, and board accounting-finance expertise). The third and last group is financial characteristics (including ten factors: growth opportunity, return on equity, sales growth, return on assets, capital intensity, investment opportunity set, financial leverage, financial distress, global diversification, uncertainty environment). In this study, the author uses three control variables: type of audit firm, company size, and company age. The author uses balanced panel data collected from financial and annual reports of 374 listed companies in Vietnam’s stock market on both the HOSE and HNX exchanges for a five-year period from 2017 - 2021, with 1,870 observations. The study employs two measures of AC (measuring AC using non-operating accruals and the ratio of market value to book value). The author conducts tests to select the most appropriate model among the three models: Pooled OLS, FEM, and REM. Due to heteroskedasticity and autocorrelation in the model, the author uses FGLS to address these issues. The research results show that 5 out of the 19 factors influence AC in both measurement models, including growth opportunity, return on equity, return on assets, financial leverage, and uncertain environment. Five factors affecting AC only in the model measured by non-operating accruals include gender diversity, board accounting-finance expertise, sales growth, investment opportunities set, and financial distress. Three factors affecting AC only in the model measured by the dependent variable based on the market-to-book ratio include institutional ownership, board size, and capital intensity. Finally, six factors not affecting AC in either model include foreign ownership, government ownership, managerial ownership, concentration ownership, board independence, and global diversification.
- xv Based on these research findings, the author proposes several policies and managerial implications for stakeholders such as listed companies, independent audit firms, investors, analysts, banks, creditors, and state regulators. Keywords: Accounting conservatism, Ownership structure, Corporate governance characteristics, Financial characteristics, Stock market.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu Đại dịch Covid -19 đi qua để lại hậu quả dài lâu đã làm ảnh hưởng thực sự nghiêm trọng đến sự phát triển nền kinh tế tại các quốc gia, dẫn đến sự gia tăng bất ổn và rủi ro trong môi trường kinh doanh. Khi đại dịch xảy ra đã làm giảm đáng kể doanh thu và lợi nhuận của các DN, đồng thời làm tăng nguy cơ mất khả năng thanh toán. Để đối phó với những rủi ro này, các DN buộc phải gia tăng các khoản dự phòng cho nợ xấu và các khoản phải thu khó đòi từ đó làm cho việc ghi nhận các khoản dự phòng trở nên thận trọng hơn. Bên cạnh đó, khi nền kinh tế bị suy thoái do đại dịch có thể làm giảm giá trị tài sản như bất động sản, nhà máy hoặc thiết bị, để đảm bảo BCTC phản ánh trung thực tình hình tài chính thì các CT phải đánh giá lại và giảm giá trị của những tài sản không còn giá trị như ban đầu, điều này đòi hỏi một mức độ thận trọng cao hơn trong việc đánh giá giá trị tài sản. Covid-19 cũng gây một áp lực lớn lên dòng tiền của nhiều DN làm cho việc quản lý dòng tiền trở thành ưu tiên hàng đầu được đặt ra. Điều này cũng sẽ thúc đẩy các DN áp dụng các biện pháp thận trọng hơn trong các quyết định tài chính và KT để duy trì tính thanh khoản và sự ổn định tài chính. Ngoài ra, hàng loạt sự kiện bùng phát trên toàn cầu như chiến tranh giữa Nga và Ukraina, biến đổi khí hậu, sự khan hiếm về nguồn năng lượng khí đốt, biến động giá cả làm gia tăng khả năng không chắc chắn về các sự kiện trong tương lai. Các sự kiện này xảy ra có tác động cụ thể như: tăng mức độ không chắc chắn và rủi ro tài chính. Đó là vì các sự kiện này có ảnh hưởng đến giá cả chuỗi cung ứng và khả năng thanh toán của các bên liên quan, gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng và biến động giá trị tài sản, thay đổi trong tỷ giá và rủi ro ngoại tệ, ảnh hưởng tính bền vững và hoạt động dài hạn của DN. Các NĐT – những đối tượng quan tâm đến thông tin KT cũng trở nên dè dặt, cẩn trọng, sợ rủi ro hơn trong các vấn đề đầu tư. Do đó, họ dựa nhiều hơn vào các thông tin, đặc biệt là thông tin trên BCTC. Vì vậy, các thông tin này đóng vai trò rất
- 2 quan trọng đối với các đối tượng có nhu cầu sử dụng. Khi đó, các CT phải thận trọng hơn trong việc lập BCTC để nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC, tạo niềm tin cho người sử dụng thông tin chẳng hạn như các NĐT và các chủ nợ. BCTC như là một bảng giải trình của cấp điều hành, quản lý DN về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kinh doanh, dòng tiền luân chuyển và số liệu này phải được lập dựa trên các chuẩn mực, chế độ và các quy định khác có liên quan. Trong bối cảnh này, việc áp dụng TTKT trở thành cần thiết để đảm bảo BCTC phản ánh được rủi ro và tổn thất tiềm năng giúp NĐT và các bên liên quan có cái nhìn trung thực hơn về “sức khỏe tài chính” của DN. Theo Sterling (1970), TTKT là một quy luật lâu đời và có ảnh hưởng nhất trong việc lập BCTC. TTKT đã ảnh hưởng đến thực tiễn và lý thuyết KT trong hàng nhiều thế kỷ qua (Ball và Shivakumar, 2005, Basu, 1997, Watts, 2003a). Theo NC của Watt (2003a), Ball và Shivakumar (2005), các NQL DN có xu hướng tự nguyện công bố những tin tức tích cực và giữ lại tin xấu. Bên cạnh đó, các nhà NC này cũng đề xuất rằng một hệ thống BCTC có thể thúc đẩy việc công bố các thông tin DN bằng cách giảm yêu cầu kiểm chứng đối với những thông tin không thuận lợi. Theo Ahmed và Duellman (2007) cùng với García Lara và cộng sự (2007) cho rằng TTKT mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm thiểu vấn đề ủy nhiệm, tăng cường các điều khoản trong hợp đồng, giảm thiểu các chi phí kiện tụng và hạn chế sự bất cân xứng thông tin. Vai trò của tính thận trọng trong KT là một yêu cầu rất trọng tâm trong các học thuyết KT từ thế kỷ 19. Theo Braun (2019), thận trọng là một trong những nguyên tắc KT đã tồn tại theo thời gian, đã chứng minh lợi ích khi áp dụng thông qua các NC trước rằng việc áp dụng nó phù hợp hơn so với việc không áp dụng nó. TTKT ảnh hưởng đến các số liệu KT trong các báo cáo KT của CT. TTKT nhận được quan tâm trong các cuộc hội thảo và các cơ quan ban hành chính sách, trong việc xây dựng và ban hành các quy định liên quan trong việc lập và trình bày BCTC. Theo Hajawiyah và cộng sự (2020), TTKT rất quan trọng được sử dụng để giải quyết các bất ổn trong các hoạt động kinh tế và kinh doanh của DN. TTKT xử
- 3 lý, ghi nhận nhanh các tình huống dẫn đến thua lỗ, các trường hợp có khả năng tạo ra lợi nhuận sẽ bị trì hoãn ghi nhận cho đến khi tình huống đó xảy ra đáng kể. Ngoài ra, trong những năm qua trên thế giới đã xảy ra nhiều vụ bê bối liên quan đến gian lận tài chính. Những vụ gian lận tài chính gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự minh bạch và trung thực của BCTC. Waste Management năm 1998 đã “xào nấu” lại BCTC để tăng lợi nhuận bằng nhiều cách mà trong đó TTKT có nhấn mạnh như: ghi giảm chi phí khấu hao bằng cách ghi nhận cao giá trị thanh lý tài sản cố định và kéo dài thời gian sử dụng ước tính của tài sản, không ghi nhận hoặc ghi nhận không đúng các khoản dự phòng theo quy định. Các sự kiện bê bối của Eron Corporation năm 2001, Toshiba năm 2015, Tập Đoàn bất động sản Evergrande năm 2021 đã lập hàng loạt CT con để che giấu các khoản nợ nhằm tăng cường điểm tín dụng, để lấy lòng tin từ các bên. Các tập đoàn này cũng đã bỏ qua TTKT trong ghi nhận doanh thu bằng cách ghi nhận các khoản doanh thu ước tính bán được thay vì ghi nhận các khoản doanh thu thực tế được hưởng. Tại VN cũng đã xảy ra các cuộc bê bối lớn như trường hợp của CT CP Y Tế Việt Nhật JVC năm 2015, CT CP Dược Phẩm Cửu Long năm 2014, Tập Đoàn Kỹ Nghệ Gỗ năm 2016, Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát năm 2022... Các CT này đã thực hiện gian lận phổ biến trong BCTC như che giấu công nợ và chi phí, ghi nhận doanh thu không có thực hay khai cao doanh thu, định giá sai tài sản, cố ý áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ KT, chính sách tài chính. Trần Thị Vân (2021) cũng đưa ra nhận định gian lận BCTC được thực hiện phổ biến thông qua việc thổi phồng lợi nhuận, ẩn giấu các khoản nợ, khai khống giá trị tài sản,.. Tất cả những bê bối xảy ra này đã làm mất niềm tin của NĐT vào thông tin được trình bày trên BCTC. Vì vậy, việc áp dụng TTKT sẽ thúc đẩy các DN xây dựng các quy trình kiểm soát nội bộ nghiêm ngặt hơn, thiết lập gia tăng các khoản dự phòng, ghi nhận doanh thu và chi phí một cách cẩn trọng hơn, cải thiện dòng tiền và giám sát chặt chẽ các khoản mục nhạy cảm. Trong các điều kiện không chắc chắn, TTKT trở thành một đặc điểm mong muốn để đo lường KT và định giá. Như tác giả đã đề cập ở trên, TTKT là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p |
114 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p |
125 |
12
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế - Tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)
138 p |
35 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p |
115 |
4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của kiều hối, thể chế đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á
28 p |
64 |
2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế Việt Nam - tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)
138 p |
13 |
2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng
185 p |
9 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của sai lệch tỷ giá tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
164 p |
5 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 p |
11 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mô hình phân tích mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
195 p |
31 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
14 p |
3 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
181 p |
37 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tính kinh tế theo qui mô (economies of scale) của các doanh nghiệp may Việt Nam
197 p |
10 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế Việt Nam - tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)
24 p |
9 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Xã hội hoá y tế ở Việt Nam: Lý luận thực tiễn và giải pháp
6 p |
10 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế - Tiếp cận bằng mô hình cân bằng tổng quát động ngẫu nhiên (DSGE)
24 p |
35 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
147 p |
58 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chất lượng công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng
12 p |
8 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
