intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ: Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:208

63
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm phân tích và làm sáng tỏ lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam, mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ: Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HƯƠNG CHÊT L¦îNG TRANH TôNG CñA KIÓM S¸T VI£N VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N CÊP TØNH T¹I PHI£N TßA XÐT Xö S¥ THÈM ¸N H×NH Sù ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. TRƯƠNG HỒ HẢI 2. PGS.TS. TÀO THỊ QUYÊN HÀ NỘI - 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thị Hương
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8 1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 25 1.3. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích lý thuyết 26 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM ÁN HÌNH SỰ 30 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự 30 2.2. Khái niệm, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự 42 2.3. Các điều kiện bảo đảm chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự 58 2.4. Tranh tụng của kiểm sát viên trong phiên tòa xét xử các vụ án hình sự của một số nước trên thế giới và những giá trị tham khảo đối với Việt Nam 67 Chương 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM 80 3.1. Thực trạng án hình sự sơ thẩm và đội ngũ kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam 80 3.2. Ưu điểm trong chất lượng tranh tung của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong phiên toà xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam từ 2011 đến nay và nguyên nhân 83 3.3. Hạn chế trong chất lương tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong phiên toà xét xử sơ thẩm án hình sự và nguyên nhân 99
  4. Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM ÁN HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM 118 4.1. Yêu cầu và quan điểm nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trong phiên toà xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự ở Việt Nam 118 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam hiện nay 131 KẾT LUẬN 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 147 PHỤ LỤC 157
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự CCTP Cải cách tư pháp HĐXX Hội đồng xét xử HS Hình sự HTPL Hệ thống pháp luật KSĐT Kiểm sát điều tra KSV kiểm sát viên KSXX Kiểm sát xét xử NQ Nghị quyết QCT Quyền công tố TA Tòa án TGTT Tham gia tố tụng THQCT Thực hành quyền công tố TTHS Tố tụng hình sự TTTT Thủ tục tố tụng TW Trung ương VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân XXST Xét xử sơ thẩm
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cán bộ viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có trình độ từ cử nhân chuyên ngành luật trở lên 157 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ theo năm kinh nghiệm của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 157 Biểu đồ 3.3: Đánh giá trình bày lời luận tội của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa sơ thẩm án hình sự 158 Biểu đồ 3.4: Đánh giá khả năng đối đáp của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên toà xét xử sơ thẩm án hình 158 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ số vụ án và số bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị phúc thẩm 159 Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ bảo đảm hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử án hình sự 159 Biểu đồ 3.7: Đánh giá nhận thức về mục đích tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên toà xét xử án hình sự 160 Biểu đồ 3.8: Đánh giá về hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên toà xét xử sơ thẩm án hình sự 160 Biểu đồ 3.9: Đánh giá về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 160 Bảng 3.1: Số lượng cán bộ viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh theo trình độ đào tạo 161 Bảng 3.2: Mức độ thuần thục các kỹ năng được sử dụng trong tranh tụng 161 Bảng 3.3: Số lượng vụ án và bị cáo bị kháng nghị, hủy án, xét xử lại, và số vụ đình chỉ vụ án 162 Bảng 3.4: Đánh giá mức độ đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong phiên toà xét xử sơ thẩm án hình sự cấp tỉnh 163 Bảng 3.5: Đánh giá hoạt động nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 164
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trước yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước, cải cách tư pháp được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã nêu rõ phải: "Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác..." [5]; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 nhấn mạnh việc "nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp" [6]. Trên tinh thần đó, Hiến pháp năm 2013 quy định "nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm" (Khoản 5 Điều 103). Việc Hiến pháp 2013 ghi nhận nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự ở Việt Nam sẽ tạo điều kiện để triển khai việc chuyển đổi mô hình xét xử truyền thống sang mô hình tranh tụng hiện đại. Ở nước ta trong thời gian qua, ngành kiểm sát nhân dân đã có nhiều đổi mới, chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp đã được nâng lên, góp phần nâng cao hiêu quả cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm, tuy vậy, "mặc dù tranh tụng đã được pháp luật ghi nhận, mô hình tố tụng tư pháp truyền thống ở nước ta vẫn cơ bản là xét hỏi. Thực tế này dẫn đến nhiều hạn chế trong hoạt động tố tụng, đặc biệt dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc xét xử oan sai, gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất lòng tin trong Nhân dân" [18, tr.326]. Hoạt động của ngành kiểm sát đã và đang bộc lộ nhiều điểm hạn chế, lạc hậu so với mục tiêu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Một trong những biểu hiện của những hạn chế đó là chất lượng của hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp chưa cao, còn tình trạng truy tố oan, sai, lọt người, lọt tội; tỷ lệ án truy tố bị toà án trả lại hoặc án kết thúc điều tra không đủ
  8. 2 điều kiện truy tố phải trả lại để điều tra bổ sung, tuy đã giảm nhưng chưa triệt để; hoạt động giám sát quá trình tác nghiệp đối với những người tiến hành tố tụng và các cơ quan tiến hành tố tụng còn thiếu chặt chẽ, thiếu phương pháp, thiếu tính thuyết phục và ít phát hiện được sai sót để kiến nghị khắc phục v.v.. Hoạt động tranh tụng tại nhiều phiên toà chưa được chú trọng, vẫn mang nặng hình thức, chủ yếu diễn ra theo hướng các cơ quan tiến hành tố tụng thẩm vấn kết tội đối với người phạm tội. Từ thực tế đó cho thấy, việc bảo đảm chất lượng tranh tụng tại phiên toà, tạo mọi điều kiện cần thiết để các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện được quyền tranh luận dân chủ, công khai và công bằng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay. Nhằm khắc phục những tồn tại trong hoạt động tố tụng hình sự, đặc biệt là tình trạng ""án bỏ túi" hoặc "án tại hồ sơ"" [55, tr.31] trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam, đồng thời đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, việc nâng cao chất lượng tranh trụng của kiểm sát viên trong các phiên toà xét xử án hình sự là việc làm rất cần thiết hiện nay, vì thế việc nghiên cứu đề tài "Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa cả về phương diện lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích và làm sáng tỏ lý luận và đánh giá thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam, mục tiêu nghiên cứu của luận án là đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, phân tích, khái quát làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự: khái niệm,
  9. 3 đặc điểm, các tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà XXST án hình sự, các điều kiện bảo đảm và các yếu tố tác động đến nó. Hai là, nghiên cứu tranh tụng và chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà XXST án hình sự của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra các giá trị tham khảo cho việc nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam hiện nay. Ba là, nghiên cứu, đánh giá được thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong PTXXSTAHS ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Bốn là, xây dựng các quan điểm và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tương nghiên cứu Luận án đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà XXST án hình sự, không nghiên cứu vấn đề tranh tụng trong lĩnh vực tố tụng dân sự cũng như hoạt động tranh tụng trong các cơ quan tư pháp quân sự. - Về không gian: luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam. - Về thời gian: luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề liên quan đến chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay. Đây là thời gian Đảng và Nhà nước ta chú trọng cải cách tư pháp, trong đó có nội dung nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà XXST án hình sự.
  10. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Hệ thống quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật nói chung và mối quan hệ giữa pháp luật và chất lượng của kiểm sát viên nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các quan điểm về xây dựng và thực hiện pháp luật trong thời kỳ mới. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học; phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp thống kê; phương pháp lịch sử; phương pháp so sánh… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nội dung đề tài. Các phương pháp được sử dụng nhằm làm rõ nội dung cơ bản của đề tài, đảm bảo tính khoa học và logic giữa các vấn đề của đề tài trong các chương. Do tính chất của từng chương, từng phần nên đề tài sẽ sử dụng một trong các phương pháp trên làm chủ đạo. Phương pháp phân tích tổng hợp sẽ được sử dụng xuyên suốt trong các Chương 2, Chương 3, Chương 4. Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, thống kê, điều tra xã hội học, so sánh sẽ được sử dụng chủ yếu trong Chương 3 và Chương 4. Cụ thể một số phương pháp là: - Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này được áp dụng để phân tích cả tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật và Văn kiện của Đảng có liên quan, các vụ việc, các số liệu thống kê chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như số liệu thống kê do tác giả thực hiện thông qua phỏng vấn và điều tra sử dụng bảng hỏi. Tài liệu thứ
  11. 5 cấp bao gồm các bài báo, tạp chí, kết luận phân tích đã được các tác giả khác thực hiện. - Phương pháp khảo sát thực tiễn: phương pháp này (thông qua phiếu điều tra xã hội học) được sử dụng để thăm dò dư luận xã hội đánh giá về thực trạng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự Việt Nam. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin và ý kiến của những chuyên gia, các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đã và đang nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến tranh tụng và hoạt động tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh tại phiên toà XXST án hình sự Việt Nam. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tác giả đề tài sẽ liên lạc trực tiếp với các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và liên hệ gián tiếp với các chuyên gia nước ngoài thông qua các cuộc hội thảo mà tác giả tham dự hoặc qua trao đổi bằng thư điện tử (email). - Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp các số liệu, tri thức có được từ hoạt động phân tích tài liệu, phỏng vấn, hỏi chuyên gia. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của chính tác giả đề tài. - Phương pháp luật học so sánh: phương pháp này được áp dụng để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài. Trong giới hạn của luận án, tác giả lựa chọn một số quốc gia tiêu biểu cho các mô hình tranh tụng như: (1) mô hình tố tụng thẩm vấn đan xen một số yếu tố tranh tụng, tiêu biểu có Pháp, Italia; (2) mô hình tố tụng tranh tụng, tiêu biểu có Anh và Mỹ; (2) mô hình tố tụng thẩm vấn nhưng có kết hợp một số yếu tố cơ bản của tranh tụng, tiêu biểu của Liên bang Nga. Qua đó rút ra bài học và lựa chọn những hạt nhân hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để áp dụng đối với Việt Nam. 5. Những điểm mới của luận án So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận án có những điểm mới: Thứ nhất, luận án nghiên cứu đầy đủ, toàn diện lý luận về chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự, trong đó luận án tập
  12. 6 trung làm rõ các vấn đề lý luận sau: khái niệm, đặc điểm chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự; các tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự; những điều kiện bảo đảm chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự. Đây là những nội dung hoàn toàn mới chưa được công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện như trong luận án này. Thứ hai, luận án nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế đó trong chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua. Kết quả nghiên cứu này của luận án hoàn toàn mới, chưa có một trong trình nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về thực trạng chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua. Thứ ba, luận án luận chứng những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới. Đây là nội dung hoàn toàn mới, đến này chưa có công trình nghiên cứu nào đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Thứ nhất, về mặt lý luận. Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ bổ sung vào lý luận về tranh tụng trong tố tụng hình sự (TTHS), trong đó, luận án sẽ bổ sung thêm những vấn đề lý luận về chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự, như: khái niệm, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự và các điều đảm bảo chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự.
  13. 7 Thứ hai, về mặt thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần tổng kết thực tiễn, đánh giá toàn diện và sâu sắc về chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua, trong đó Luận án sẽ chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó. Từ cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam trong thời gian qua, Luận án đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học để các ngành, các cấp tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật để qua đó nâng cao chất lượng tranh tụng của chất lượng tranh tụng của KSV VKSND cấp tỉnh trong các phiên toà XXST án hình sự ở Việt Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Luận án còn là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; luật hình sự ở bậc học đại học và sau đại học. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
  14. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Tranh tụng tại phiên toà tuy mới ở Việt Nam nhưng với nhiều nước trên thế giới đã có truyền thống hàng trăm năm. Do vậy, hiện nay có các tài liệu nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp bàn về tranh tụng và chất lượng tranh tụng tại phiên toà của KSV. Các công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề tranh tụng do các tác giả nước ngoài thể hiện, với các nội dung: Sự phát triển của tố tụng tranh tụng từ thế kỷ 11 tại Vương Quốc Anh với sự thể hiện của thủ tục tranh tụng, chế định Bồi thẩm đoàn, các chủ thể gồm Luật sư, Thẩm phán, nhân chứng, các quy tắc về chứng cứ. Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu sau: - Cuốn sách "Adversarial versus Inquisitorial Justice: Psychological Perspectives on Criminal Justice Systems" (Sự đối nghịch giữa tư pháp tranh tụng với tư pháp xét hỏi: Những đặc điểm tâm lý trong các hệ thống tư pháp hình sự) của các tác giả Peter J. van Koppen và Steven D. Penrod [108]. Các tác giả công trình nghiên cứu khẳng định rằng việc so sánh giữa các mô hình tư pháp là việc làm không đơn giản vì mỗi mô hình đều có lý do để tồn tại trong thực tiễn mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia có sự khác nhau về hệ thống tố tụng ở nhiều khía cạnh, tuy vậy, mỗi quốc gia đang cố gắng có sự thay đổi về hệ thống tố tụng nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn [108, tr.2]. Mặc dù, giữa mô hình tố tụng tranh tụng và mô hình tố tụng xét hỏi có những khác biệt cơ bản nhưng chúng có những đặc điểm chung, điều này được minh chứng rõ rệt giữa mô hình tranh tụng của Mỹ và mô hình xét hỏi ở Hà Lan. Hơn nữa, trong thực tế không có một hệ thống tố tụng hình sự của quốc gia nào tuyệt đối hoá một mô hình mà có sự pha trộn, như ở Châu Âu "không có một hệ thống pháp luật hình sự nào thuần tuý là mô hình xét hỏi hay mô hình buộc tội mà là sự kết hợp của cả hai mô hình trên" [108, tr.4].
  15. 9 - Cuốn sách "Adversarial Justice: America’s Court System on Trial" (Tố tụng tranh tụng trong các phiên tòa xét xử ở Mỹ) của tác giả Theodore L. Kubicek [110]. Công trình nghiên cứu đã khái quát hệ thống tranh tụng trong hoạt động tố tụng ở Mỹ. Bên cạnh những ưu điểm, tác giả cũng cho rằng, mô hình này cũng có những yếu điểm nhất định như: như tính thụ động của thẩm phán xét xử và bồi thẩm đoàn, điều này đang tạo ra cơ hội cho nhiều người thoát tội, chính vì thế cần phải tiến hành cải cách, trong đó đặc biệt nâng cao vai trò, trách nhiệm của luật sư. - Cuốn sách "Readings on Adversarial Justice: The American Approach to Adjudication" (Tuyển tập nghiên cứu về tư pháp tranh tụng: Mô hình xét xử ở Mỹ) của tác giả Stephan Landsman [109]. Công trình nghiên cứu đã trình bày khái quát về mô hình tranh tụng; các quan điểm khác nhau về hệ thống tranh trụng; những giới hạn về tính trung lập và khả năng thụ động của các thẩm phán. - Cuốn sách "Beyond the Adversarial System" (Vượt trên hệ thống tranh tụng) của các tác giả Helen Stacy, Michael Lavarch [104]. Công trình nghiên cứu về hệ thống tố tụng ở Úc, đặc biệt là mô hình tố tụng tranh tụng ở Úc, qua đó so sánh với mô hình tranh tụng ở Mỹ để thấy được những sự khác biệt giữa hai mô hình này với nhau. - Cuốn sách "On the Adversary system and Justice" (Bàn về hệ thống tranh tụng và công lý) của tác giả Martin P.Golding [105]. Bài viết phân tích công lý từ khía cạnh các học thuyết tố tụng, đặc biệt là trong hệ thống tranh tụng. Ví dụ như lý thuyết tìm kiếm sự thật, một trong những học thuyết có nhiều ảnh hưởng trong lĩnh vực tố tụng tại các quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển, cũng nhấn mạnh rằng mặc dù các cơ chế tố tụng đều hướng tới việc tìm ra sự thật khách quan của vụ việc nhưng công lý và sự thật khách quan của vụ việc là không hoàn toàn đồng nhất. Công lý là một điều gì đó rộng lớn và có ý nghĩa sâu sắc hơn so với sự thật, sự thật khách quan của vụ việc chỉ là một trong những thành tố cơ bản của công lý.
  16. 10 - Một số công trình nghiên cứu khác như: bài nghiên cứu "Cân bằng quyền lực trong hệ thống tranh tụng" của tác giả Martin Blackmore [49], tài liệu của Văn phòng Viện trưởng Viện công tố, bang New SouthWeles, Úc; Các thủ tục tố tụng ở Hoa kỳ và những hạn chế về mặt Hiến định và Luật định đối với thương lượng lời khai được thể hiện trong cuốn sách "Khái quát hệ thống pháp luật Hoà kỳ", dịch từ nguyên bản tiếng Anh "Outlie of the U.S, Legal System" của Nhà xuất bản Congressional Quarterly [103]; Bài giảng "Cải cách Toà án" của Trường Đại học Connor [79] đã nêu nhiều vấn đề mang tính hạn chế của Tố tụng tranh tụng như: Luật sư quá nhiệt tình, lạm dụng quy trình trước phiên toà và trong điều tra, huấn luyện nhân chứng và trên cơ sở đó đưa ra ý tưởng cải cách Toà án. Với cách tiếp cận tương tự, tác giả Setsuo Miyazama nhận định: Thủ tục tranh tụng không có Bồi thẩm đoàn, thẩm phán có quá nhiều quyền lực, một hệ thống tranh tụng không cân bằng, phải có hệ thống tranh tụng, trích: "Nội dung hệ thống tranh tụng Nhật bản", Nhà xuất bản Palgrave Macmilan Houndmills, Basingstoke, Hamsphine [106]; các đặc điểm tố tụng tranh tụng, tố tụng thẩm vấn, nhược điểm và ưu điểm của hai hệ tố tụng này, vấn đề kết hợp tố tụng tranh tụng với tố tụng thẩm vấn ở Pháp, một số hạn chế cần lưu ý khi Việt Nam muốn cải cách theo hướng tố tụng tranh tụng được nêu trong bài phát biểu "Tố tụng tranh tụng và tố tụng xét hỏi" của bà Elisabeth Pelsez - Thẩm phán Toà phúc thẩm Rouen và ông Christian Rayseguier - Viện trưởng Viện công tố tại Rouen trong Hội thảo ngày 18/01/2002 do Viện khoa học xét xử và Nhà pháp luật Việt Pháp [87]; Đặc điểm của hai hệ tố tụng dưới góc độ so sánh trong bài viết Dato’Param Cuma raswamy và Manfred Nowak đồng tổ chức tại Hội thảo về nhân quyền - Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) không chính thức lần thứ 9, Strasbourg, Pháp, năm 2009. Ngoài những tài liệu trên còn có các tài liệu nước ngoài trực tiếp, gián gián tiếp liên quan sau: cuốn sách "Hearing the Victim: Adversarial Justice, Crime Victims and the State" của tác giả Anthony Bottoms, Julian Roberts [102]; "A Brief Survey of the Development of the Adversary System" (Một khảo sát về phát triển hệ thống tranh tụng) của tác giả Stephan Landsman [108]; v.v..
  17. 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề nghiên cứu Trong tố tụng hình sự, hoạt động tranh tụng giữa các chủ thể có liên quan trong quá trình xử lý tội phạm qua những vụ án hình sự là vấn đề không phải mới trong khoa học pháp lý và được ghi nhận thành nguyên tắc của tố tụng hình sự và áp dụng phổ biến hầu hết ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam từ trước tới nay vấn đề tranh tụng và nâng cao chất lượng tranh tụng được quan tâm và đề cập tới nhiều. Vì vậy, những vấn đề liên quan đến tranh tụng, bảo đảm tranh tụng dân chủ, công khai giữa các chủ thể, trong đó có vai trò của KSV khi thực hành quyền công tố tại phiên toà xét xử án hình sự, đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học pháp lý, đáng chú ý là các nhóm công trình khoa học sau: 1.1.2.1. Nhóm những công trình nghiên cứu về các vấn đề cơ bản trong hoạt động tố tụng hình sự Nghiên cứu về hoạt động tố tụng hình sự đã được nhiều nhà khoa học pháp lý Việt Nam quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua đã, trong đó có một số công trình tiêu biểu sau: - Cuốn sách "Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự - những vấn đề lý luận và thực tiễn" của tác giả Trần Đức Hiếu [35] đã trình bày khái niệm, vị trí, ý nghĩa, nội dung và cơ chế của nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án (trong đó bao gồm cả quyền bị cáo, bị hại và các chủ thể khác). Nghiên cứu các nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa án trong luật tố tụng hình sự ở Việt Nam từ 1945 đến nay và ở một số nước trên thế giới như cộng hòa nhân dân Trung Hoa, cộng hòa liên bang Đức, Nhật Bản, Liên bang Nga. Nghiên cứu quy định của pháp luật tố tụng hình sự và thực trạng áp dụng các nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa ở Việt Nam từ năm 1989 đến nay. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nguyên nhân của thực trạng, đưa ra định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước tòa: Cải cách thủ tục tố tụng hình sự theo hướng dân chủ,
  18. 12 bình đẳng, công khai, minh bạch; xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành Tòa án, đảm bảo vị trí độc lập của Tòa án và Thẩm phán trong hoạt động xét xử; hoàn thiện Bộ luật tố tụng pháp luật tố tụng hình sự; kiện toàn các cơ quan bổ trợ tư pháp; cần phải nâng cao điều kiện vật chất và kinh tế (quan tâm đào tạo cán bộ, thành lập các cơ quan bổ trợ tư pháp). - Công trình "Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo" của tác giả Bùi Bảo Trâm [76] đã khái quát chung về nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ở Việt Nam. Tìm hiểu nội dung cơ bản của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của các đối tượng nêu trên trong pháp luật hình sự Việt Nam. Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động thực tiễn của chế định này. Nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, tiến hành động bộ các giải pháp khác nhau, đó là đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án; đổi mới công tác quản lý, đào tạo và bồi dưỡng những người tiến hành tố tụng; các giải pháp về trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật; các giải pháp về chế độ đãi ngộ, chính sách tiền lương phù hợp với hoạt động đặc thù của điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán. Tài liệu có giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh khi thực hiện đề tài bảo đảm quyền con người của bị cáo trong hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. - Công trình "Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp" của tác giả Hoàng Thị Minh Sơn [66]. Tác giả công trình nghiên cứu cho rằng quy định việc TAND cấp tỉnh và TAQS cấp Quân khu có thể lấy vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới lên để xét xử như hiện nay là chưa hợp lý, vì nếu quy định một cách chung chung như vậy dễ dẫn đến sự tuỳ tiện trong áp dụng và trong thực tế sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án do việc khi chuyển vụ án từ cấp dưới lên sẽ phải làm lại cáo trạng truy tố, do đó hồ sơ vụ án sẽ phải chuyển qua lại nhiều lần giữa Toà
  19. 13 án và VKS, mất nhiều thời gian không cần thiết. Mặt khác, do chưa có sự giải thích, hướng dẫn về vấn đề này nên cũng khiến cho việc nhận thức và áp dụng trong thực tiễn sẽ khó có sự thống nhất. - Báo cáo "Quyền bào chữa trong pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam" của Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) [12] nhận định: tương tự như Trung Quốc và Nhật Bản, các quy định của pháp luật Việt Nam không đề cập đến khoảng thời gian bắt buộc mà cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được tiếp xúc người bào chữa. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu thấu đáo để bảo đảm quyền của bị can, bị cáo nhưng cũng bảo đảm được tính khách quan của công tác điều tra, phòng và chống tội phạm. Pháp luật cần phải quy định về thời gian cấp giấy chứng nhận người bào chữa sao cho bảo đảm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể tiếp cận luật sư trong một khoảng thời gian đủ để chuẩn bị cho công tác bào chữa. Ngoài ra, thời gian mà người bào chữa được phép tiếp xúc với bị can, bị cáo hiện nay còn quá ngắn nên cần có sự thay đổi. Thực tiễn đòi hỏi pháp luật cần phải có những quy định rõ ràng, cụ thể và có tính chế tài đối với những hành vi cố tình cản trở việc tiếp xúc của người bị tạm giam, bị can, bị cáo với người bào chữa của họ. - Công trình nghiên cứu "Tổ chức và hoạt động các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp" của tác giả Nguyễn Ngọc Chí [11] đã phân tích làm rõ đặc trưng các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là đối với tòa án trong nhà nước pháp quyền, cũng như những nguyên tắc hoạt động của các cơ quan này khi giải quyết vụ án hình sự làm căn cứ khoa học cho việc đổi mới các cơ quan tiến hành tố tụng nước ta trước yêu cầu cải cách tư pháp. Trên cơ sở học thuật pháp luật so sánh, đề tài đã phân tích, đối chiếu so sánh pháp luật tố tụng hình sự về cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở một số nước tiêu biểu trong các mô hình tố tụng hình sự trên thế giới để rút ra những kinh nghiệm có thể học tập cho việc hoàn thiện pháp luật, đổi mới các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta.
  20. 14 - Công trình "Vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam" của tác giả Nguyễn Huyền Ly [45] đã xác định nội hàm của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền, những đặc điểm của quyền tư pháp, thực hiện quyền tư pháp, cơ quan tư pháp, vị trí trung tâm của toà án trong việc thực hiện quyền tư pháp. Nghiên cứu một số vai trò quan trọng và nổi bất của toà án trong nhà nước pháp quyền. Phân tích một số quy định pháp lý về vị trí, vai trò của toà án; một số quy định của pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng toà án và pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức và hoạt động xét xử của toà án và thực tiễn hoạt động xét xử của toà án trong thời gian từ năm 2002 đến nay. Trên cơ sở những luận điểm đã nêu ra và những đánh giá vai trò của tòa án ở nước ta hiện nay, qua đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của toà án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam. - Cuốn sách "Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự" Võ Khánh Vinh [99] đã bình luận về những nội dung của từng điều luật của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, các cơ quan, tổ chức và công dân. Trên cơ sở lý luận chính thống, những phân tích, bình luận của các tác giả trong cuốn sách là tài liệu cho giá trị tham khảo cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. - Bài viết "Bảo đảm bình đẳng trong quan hệ tố tụng" của tác giả Vũ Thế Lân [41] đã nhận định Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: "Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của bộ luật này". Thế nhưng, thời gian qua vẫn tồn tại một thực trạng đáng buồn là nhiều luật sư bị cản trở hoạt động từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong nhiều cuộc hội thảo về nghiệp vụ do Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức hoặc hội nghị của các đoàn luật sư, một số ý kiến đã nêu lên những vụ việc cụ thể luật sư bị cản trở, hoặc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2