Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010
lượt xem 14
download
Luận án nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010. Bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm qua thực tiễn Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số những năm (1991 - 2010).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÝ THỊ THU ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2016
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÝ THỊ THU ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH : LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM MÃ SỐ : 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÀ 2. PGS.TS NGUYỄN DANH TIÊN HÀ NỘI - 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lý Thị Thu
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 7 1.2. Kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án đã được giải quyết và những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu 24 CHƯƠNG 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 26 2.1. Những yếu tố tác động đến xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang 26 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số 50 2.3. Quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2000 62 CHƯƠNG 3: ĐẢNG BỘ TỈNH TUYÊN QUANG LÃNH ĐẠO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 70 3.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới 71 3.2. Chủ trương đổi mới của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 76 3.3. Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 80 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 109 4.1. Nhận xét 109 4.2. Một số kinh nghiệm 131 KẾT LUẬN 147 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 164
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATK : An toàn khu BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương BTV : Ban Thường vụ CNXH : Chủ nghĩa xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân UBKT : Ủy ban kiểm tra UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách cán bộ dân tộc thiểu số là một nội dung trọng yếu trong chính sách dân tộc của Đảng, không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền tham chính của đồng bào các dân tộc, mà còn tạo ra yếu tố nội lực thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc phát triển. Nếu như cán bộ “là gốc của mọi công việc”, theo cách nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì cũng có thể hiểu rằng, cán bộ người dân tộc thiểu số và công tác cán bộ người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm thực hiện thành công đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngay từ khi ra đời và trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đã có đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực, không chỉ tại địa bàn miền núi mà cả ở các địa phương đồng bằng và cả cấp Trung ương. Đây là một minh chứng sự đúng đắn, khoa học trong đường lối lãnh đạo của Đảng; minh chứng cho tinh thần “Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ", như lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 18/12/1959). Hiện nay, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, trong quá trình tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vẫn còn những hạn chế, bất cập: Số lượng cán bộ người dân tộc còn ít so với tỷ lệ dân số. Trình độ của đội ngũ cán bộ người dân tộc còn thấp so với mặt bằng chung, nhất là so với mặt bằng trình độ của
- 2 đội ngũ cán bộ người Kinh. Năng lực, trình độ còn hạn chế so với yêu cầu, nhiệm vụ. Mặt khác, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số chưa cân đối cả về cơ cấu giới tính, cơ cấu giữa các dân tộc và cơ cấu theo lĩnh vực công tác. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, trong đó có nguyên nhân từ công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của Đảng ở tầm vĩ mô và ở việc tổ chức thực hiện của các địa phương. Nghiên cứu về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của một Đảng bộ địa phương miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sẽ góp phần làm sáng tỏ về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng, sự thể hiện sinh động và cụ thể chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ trong điều kiện thực tế của địa phương. Qua đó nhận diện những sáng tạo và những khó khăn, hạn chế của Đảng bộ địa phương trong thực hiện công tác quan trọng này. Tỉnh Tuyên Quang nằm trong chiến khu Việt Bắc, là cái nôi của cách mạng cả nước từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, đóng vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang sớm hình thành, được tôi luyện qua nhiều thử thách, có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như ở địa phương. Tỉnh Tuyên Quang là nơi hội tụ của 22 dân tộc anh em sinh sống đan xen, cùng tồn tại và phát triển. Trong những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng miền núi, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Nhờ vậy, kinh tế - xã hội của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Tuyên Quang còn thấp, chưa tương xứng với mức độ đầu tư và so với yêu cầu, đòi hỏi của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ và năng lực. Việc sử dụng cán bộ cho từng vùng, từng lĩnh vực và theo từng dân tộc còn chưa hợp lý.
- 3 Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang đã có những chủ trương và thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số như: tăng cường công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số; chú trọng tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền của tỉnh, huyện, xã; tăng cường đầu tư kinh phí đào tạo - bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển cán bộ trong hệ thống chính trị; thực hiện chính sách cử tuyển cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số vào Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và thu hút, “giữ chân” đội ngũ cán bộ tại địa phương … Tuy vậy, đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vẫn đang tồn tại không ít mâu thuẫn, đó là: mâu thuẫn giữa tăng cường số lượng và đảm bảo chất lượng, giữa nhu cầu đòi hỏi cao và khả năng đầu tư có giới hạn, giữa sử dụng nguồn nhân lực tại chỗ và thu hút cán bộ từ nơi khác đến, giữa đào tạo và sử dụng, giữa yêu cầu và khả năng luân chuyển đội ngũ cán bộ tại địa phương… Vì vậy, nghiên cứu vấn đề: "Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010" có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích, nhiệm vụ, nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010. Bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm qua thực tiễn Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số những năm (1991 - 2010).
- 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010. Làm rõ những chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong 20 năm, từ năm 1991 đến năm 2010. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế, những kết quả đạt được; Đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từ năm 1991 đến năm 2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang trong xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 1991, là năm tỉnh Tuyên Quang được tái lập, đến năm 2010, là năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIV Đảng bộ Tỉnh, Đảng bộ bắt đầu tổ chức thực hiện đường lối Đại hội XI của Đảng. Về không gian: Nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh, bao gồm 1 thị xã và 6 huyện. Luận án nghiên cứu toàn bộ đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cơ sở, trong đó chú trọng nghiên cứu đội ngũ lãnh đạo quản lý các cấp là người dân tộc thiểu số. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ gồm nhiều nội dung. Bám sát các khâu công việc của công tác cán bộ nói chung, luận án tập trung nghiên cứu công tác quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng, chế độ, chính sách cán bộ.
- 5 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đã được công bố. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang nói riêng, được phản ánh trong các văn kiện của Đảng bộ tỉnh, các báo cáo, số liệu thống kê của cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan chức năng có liên quan; kết quả điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó, là các phương pháp: + Phương pháp tổng hợp và phân tích, được sử dụng để thu thập và đánh giá các nguồn tài liệu liên quan, bao gồm các văn kiện của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương; các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng. + Phương pháp so sánh: So sánh một số kết quả đạt được trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang với các tỉnh miền núi phía Bắc. + Phương pháp thống kê, được dùng trong xử lý các kết quả điều tra, khảo sát. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Cung cấp thêm nguồn tư liệu, nhất là tư liệu của địa phương về công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Đảng bộ Tuyên Quang, về thực trạng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang;
- 6 - Góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối, chủ trương của Đảng về công tác dân tộc nói chung, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng; - Góp phần tổng kết, đánh giá về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của Đảng bộ Tuyên Quang, cung cấp thêm cơ sở thực tiễn giúp Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang hoàn thiện hơn nữa công tác lãnh đạo của mình trong công tác quan trọng này; - Những kết quả nghiên cứu của luận án, nhất là những kinh nghiệm từ công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của Tuyên Quang, có thể tham khảo vận dụng ở các địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác, nhất là ở khu vực miền núi phía Bắc. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án dùng làm tài liệu tham khảo, giúp các cấp ủy Đảng các cấp ở tỉnh Tuyên Quang nghiên cứu, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở địa phương. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ hoạt động nghiên cứu, học tập của bộ môn Lịch sử Đảng ở trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang, Trường Đại học Tân Trào Tuyên Quang cũng như các cơ sở đào tạo khác. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học liên quan đến đề tài của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
- 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nghiên cứu về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc nói chung, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố dưới góc độ của khoa học lịch sử, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng, chính trị học, dân tộc học, xã hội học... Liên quan trực tiếp đến đề tài có thể khái quát thành những nhóm cơ bản sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 1.1.1.1. Nghiên cứu về chính sách dân tộc và công tác dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước Cuốn sách, Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi [48]. Tác giả đã đánh giá về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội và những vấn đề cấp bách ở vùng dân tộc và miền núi, tác giả đã đưa ra những nhận thức và quan điểm cơ bản về chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới. Cuốn sách, Quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở các tỉnh Tây Bắc [105] đã đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình thực hiện chính sách dân tộc ở Tây Bắc những năm đầu đổi mới. Cuốn sách: Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta [54] đã đề cập đến những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Các tác giả đã nêu những đặc điểm nổi bật của dân tộc Việt Nam và nội dung công tác dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. Cuốn sách, Nghiên cứu vấn đề dân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [135] đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách dân tộc của Đảng và những định
- 8 hướng cơ bản trong quy hoạch dân cư, đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế hàng hóa phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm sớm ổn định và cải thiện đời sống đồng bào dân tộc. Bài viết, "Công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2006" [97], trong cuốn sách 60 năm cơ quan công tác dân tộc, đã đánh giá về đội ngũ cán bộ dân tộc trong những năm qua. Bài viết khẳng định: Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng. Nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, học vấn, quản lý nhà nước ngày càng được chuẩn hóa, chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ dân tộc ở tất cả các cấp được nâng lên. Tác giả chỉ rõ "tỉ lệ đại biểu quốc hội là người dân tộc thiểu số qua các khóa ngày một tăng từ 10,2% khóa I lên 17,2% khóa XI. Ủy viên Trung ương Đảng là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ gần 9% khóa X và hàng vạn cán bộ người dân tộc thiểu số được tham gia trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ngành, các cấp" [97, tr.24]. Bên cạnh những kết quả đạt được, bài viết còn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của công tác dân tộc là "Hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ dân tộc ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế về tri thức và trình độ kỹ năng làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn rất nhiều đồng chí chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương [97, tr.28]. Từ phân tích trên, tác giả chỉ ra một số bài học lớn về công tác dân tộc trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2006). Trong đó, bài học đáng chú ý là "Kiện toàn và phát huy vai trò của hệ thống chính trị chăm lo công tác đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số trong các vùng dân tộc thiểu số" [97, tr.30]. Cuốn sách, Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX [12], là tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu khoa học đã tham gia
- 9 thảo luận, trao đổi, làm rõ kết quả, hạn chế yếu kém, đề xuất các giải pháp góp phần đổi mới thực hiện hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX về công tác dân tộc của Đảng. Cuốn sách, Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay [104] đã nêu rõ những nội dung cơ bản về dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng qua các thời kỳ cách mạng; phân tích những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách dân tộc và đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chính sách dân tộc hiện nay. Cuốn sách, Nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay: Thực trạng và giải pháp [112] đã nghiên cứu, khảo sát nhằm mang lại những thông tin khách quan, trung thực về tình trạng này. Trên cơ sở đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng các dân tộc thiểu số đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, công trình nghiên cứu đã đề xuất những kiến nghị, giải pháp cơ bản nhằm góp phần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, phát huy vai trò to lớn của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu cho thấy, sự đồng tình của người dân với chính sách được triển khai ở địa phương về "ưu tiên đào tạo cán bộ địa phương là người dân tộc" là 72,2%, "ưu tiên đào tạo thầy giáo, cô giáo, cán bộ y tế là người dân tộc" là 70,2%" [112 tr.102]. Cuốn sách: Dân tộc thiểu số và vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh [69], đã đề cập đến vấn đề: Trong nghiên cứu lý luận cách mạng, vấn đề dân tộc còn rất phong phú, còn phải bàn thêm. Nói riêng từng nước thì vấn đề dân tộc nổi lên là vấn đề số phận của từng tộc người trong cộng đồng dân tộc, của mỗi quốc gia. Tác giả khẳng định: Hồ Chí Minh thấy được phẩm chất, trình độ của các tộc người của đất nước ta, bởi Người thực sự gắn bó với bà
- 10 con người dân tộc thiểu số. Vì vậy, với Hồ Chí Minh, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng nhau, tất cả đều như anh chị em một nhà, không có sự phân biệt nòi giống, tiếng nói. Công trình: Báo cáo tổng hợp về nghiên cứu chính sách phát triển vùng miền núi và dân tộc thiểu số [60] và Đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi phía Bắc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [25] đã đánh giá nguồn nhân lực không nghiên cứu riêng biệt, mà được đặt trong mối quan hệ tương hỗ với sự phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt là những nghiên cứu về giáo dục y tế, xóa đói giảm nghèo, lao động việc làm thường được đặt trong các mối liên hệ trực tiếp với phát triển thể lực, trí lực của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. Bài viết: "Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng sau 25 năm đổi mới" [52], đã khái quát toàn bộ chính sách của Đảng về vấn đề dân tộc đã và đang được thực hiện trong 25 năm đổi mới được thể hiện trong những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng và giải quyết những vấn đề xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bài viết tiếp tục khẳng định: Đảng và Nhà nước ta luôn xác định vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Sự quan tâm về vấn đề dân tộc, về chính sách dân tộc không chỉ ở phần nhận thức, phần lý luận, mà nó phải được thể hiện bằng đường lối, bằng tổ chức. Đúng như tinh thần Sắc lệnh số 58 ngày 3/5/1946 của Người" chịu trách nhiệm xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam". Bài viết: "Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam" [53] theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam và nhân dân Việt Nam, đoàn kết dân tộc đặng "đi từ thái bình để cùng hưởng chung". Hồ Chí Minh cũng
- 11 cho rằng, đoàn kết dân tộc là một chính sách chứ không phải là một thủ đoạn chính trị, mị dân, do đó, phải thực lòng thực hành đoàn kết để đi từ mục tiêu chung là "hòa bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh". Người coi đồng bào các dân tộc thiểu số là một lực lượng quan trọng của cách mạng Việt Nam. Với những nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, tác giả bài viết khẳng định: Trong tiến trình cách mạng nước ta, cần giải quyết đúng đắn và sáng tạo vấn đề dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là: Phải luôn coi đồng bào các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam, khai thông sức sáng tạo và tiềm năng của đồng bào các dân tộc. Bằng các chủ trương chính sách phù hợp, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của cả nước. Luận án tiến sĩ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở một số tỉnh Tây Bắc từ năm 1996 đến năm 2006 [63] đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc những năm đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996 - 2006), từ đó thấy được sự phát triển trong tư duy lý luận và thực tiễn của Đảng; quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở một số tỉnh Tây Bắc; làm rõ thành tựu và hạn chế trong nhận thức cũng như trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, từ đó đúc rút ra một số kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc 1996 - 2006 ở Tây Bắc khi nghiên cứu về quan điểm và nội dung chính sách dân tộc của Đảng. Tác giả khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương gắn đoàn kết dân tộc với việc hoạch định chính sách dân tộc, đảm bảo miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào dân tộc ít người được hưởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa. Người chỉ ra rằng, Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch dài hạn, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi, đồng bào miền xuôi phải giúp đỡ
- 12 đồng bào miền ngược. Đồng bào các dân tộc ít người cũng phải không ngừng vươn lên để xây dựng tổ chức chung, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho tất cả các dân tộc hạnh phúc, ấm no. Những quan điểm trên đây của Người có giá trị và ý nghĩa như một tuyên ngôn chỉ đạo công tác dân tộc và giải quyết các mối quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay [63, tr.29]. 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói chung Cuốn sách: Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (từ thế kỷ XI - XIX) [130] cho thấy, từ xa xưa, nhà nước phong kiến Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp tích cực đối với miền núi, với các dân tộc thiểu số. Từ thời Lý (thế kỷ XI), chính sách "Nhu viễn" (mềm dẻo với phương xa) đã được thực hiện, sau này vẫn là quốc sách hàng đầu, phổ biến và lâu dài của các triều đại phong kiến tiếp theo. "Nhu viễn" xây dựng mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước Trung ương (phong kiến tập quyền) với cộng đồng các tù trưởng (người có uy tín, thế lực, đang điều hành, quản lý các tộc người bằng tự trị theo luật tục" thông qua việc ban phẩm tước cho tù trưởng; phân phong một số Hoàng Thân, quan lại lên tuần giữ vùng biên, đặc biệt là câu thức, lôi kéo quan hệ thân tộc (qua hôn nhân) giữa các tù trưởng với công chúa, cung phi của triều đình. Song song với chính sách "Nhu viễn", các triều đại phong kiến còn kiên quyết dùng chính sách "cường bạo lực" lúc cần thiết để trừng trị những kẻ gây mất đoàn kết các dân tộc, chống lại triều đình và cắt đất cho ngoại bang. Chính sách "Nhu" "Cương" hợp lý có ý nghĩa tích cực trong củng cố quốc gia thống nhất, đẩy lùi các thế lực cát cứ, xâm lấn và giữ gìn an ninh biên giới. Đó là kinh nghiệm lịch sử để trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị vùng biên, miền núi, dân tộc thiểu số chúng ta phải chú ý đến vai trò của công tác cán bộ đối với người dân tộc thiểu số. Việc xây dựng
- 13 đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phải trên tinh thần (không kỳ thị dân tộc), phải tăng cường sức mạnh cho đội ngũ này bằng việc điều động, luân chuyển cán bộ nơi khác về cơ sở; đồng thời cũng phải cương quyết sàng lọc nguồn trong quá trình xây dựng đội ngũ trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, công chức do pháp luật quy định. Cuốn sách: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - luận cứ và giải pháp [111] là tập hợp kết quả nghiên cứu của 34 nhà khoa học, tập trung vào những vấn đề: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước ta, cùng một số các yếu tố tác động về tâm lý, văn hóa tộc người liên quan đến vấn đề dân tộc, cán bộ dân tộc thiểu số, công tác cán bộ thiểu số; thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số nói chung trên một số lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Nhiều giải pháp đổi mới, công tác cán bộ dân tộc thiểu số được đề xuất có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. Cuốn sách: Phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [108] đã cung cấp luận cứ lý thuyết và thực tiễn cho nhận thức đầy đủ và toàn diện vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số không chỉ cần nhiều nguồn lực đầu tư, mà phải tiến hành theo một quy trình, phương pháp, cách thức khoa học. Cuốn sách còn đề xuất hệ quan điểm, giải pháp toàn diện cho hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số. Tác giả khẳng định: Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu phát triển bền vững liên, xuyên thế hệ thành công hay không không thể thiếu sự đóng góp to lớn của nguồn nhân lực thiểu số, vì phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số cũng chính là phát triển nguồn nhân lực quốc gia - là lực lượng tiên phong và cũng là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sự phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững.
- 14 Cuốn sách: Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay [117], đã chỉ ra rằng, nếu không xây dựng được một đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vững mạnh, có đủ phẩm chất và năng lực đảm đương nhiệm vụ cách mạng thì mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta không thể đi vào cuộc sống, không thể phát huy được nội lực của đồng bào các dân tộc, đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để có được một đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số vững mạnh, trước tiên "phải giải quyết tốt vấn đề phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số, vì đây là khâu quan trọng nhất, đồng thời cũng là vấn đề khó khăn và yếu kém nhất trong công tác cán bộ dân tộc thiểu số hiện nay" [117, tr.9]. Chỉ trên cơ sở phát triển mạnh nguồn cán bộ dân tộc thiểu số, chúng ta mới có được thế hệ cán bộ dự bị, kế cận đông đảo, đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực, để bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị các cấp và bổ sung cho đội ngũ cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số ở các địa phương. Trên cơ sở đó, từng bước xây dựng và hoàn thiện quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số các cấp, các ngành; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng liên tục thường xuyên, chủ động, có kế hoạch; kết hợp với cơ chế, chính sách sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ dân tộc mang tính đồng bộ, hệ thống từ trung ương đến cơ sở. Tác giả khẳng định: "Có như vậy, chúng ta mới giải quyết được căn bản các vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đủ mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng đặt ra và phát triển vững chắc trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta" [117, tr.10]. Cuốn sách: Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay [98] đã phân tích các đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở các tỉnh miền núi phía Bắc, về thực trạng công tác, quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đặc biệt là nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn,
- 15 nhất là cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Tác giả còn đưa ra phương hướng, giải pháp thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc đến năm 2020: Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm, phương châm, nguyên tắc của Đảng trong công tác quy hoạch cán bộ, tập trung, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, xác định rõ phương hướng, mục tiêu của công tác quy hoạch cán bộ và tổ chức thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp... Xác định rõ nguồn, tạo nguồn cán bộ dồi dào, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ, cán bộ nữ đưa vào quy hoạch [98, tr.227]. Cuốn sách: Phát huy vai trò của đội ngũ tri thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay [20] và Nguồn nhân lực trẻ các dân tộc thiểu số - Những phân tích xã hội học [66] đã cho thấy vai trò của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, thực trạng công tác cán bộ vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bài viết: "Phát huy dân chủ, xây dựng, củng cố chính quyền và đào tạo cán bộ vùng dân tộc thiểu số trong giai đoạn cách mạng mới" [131] trong cuốn Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX khẳng định: Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đánh giá thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở nước ta, tác giả khẳng định rằng "Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam, đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số ở nước ta đã trưởng thành và không ngừng phát triển, đội ngũ cán bộ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số đã có bước trưởng thành, khá rõ nét" [131, tr.115]. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra một số những hạn chế bất cập của đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Đó là trình độ chuyên môn của người dân tộc thiểu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 331 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
170 p | 159 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 153 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
189 p | 102 | 19
-
Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2015
194 p | 41 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Phát triển đội ngũ giảng viên ngành Điện công nghiệp ở các trường cao đẳng trực thuộc Bộ Công Thương các tỉnh miền Bắc theo tiếp cận năng lực
299 p | 24 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2001 đến năm 2010
0 p | 71 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu thành phần, phân bố của các loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở vùng Đông Bắc và một số điểm phụ cận, Việt Nam
166 p | 48 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đảng bộ Quân đội lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị từ năm 2001 đến năm 2010
26 p | 71 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015
242 p | 24 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu diễn biến hình thái vùng ven biển Nam Trung Bộ trong điều kiện nước biển dâng do biến đổi khí hậu
191 p | 20 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu diễn biến hình thái ven biển Nam Trung Bộ trong điều kiện nước biển dâng do biến đổi khí hậu
27 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu giảm phát thải độc hại của động cơ diesel đang lưu hành bằng phương pháp luân hồi khí thải kết hợp bổ sung khí hydro
150 p | 20 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu diễn biến hình thái ven biển Nam Trung Bộ trong điều kiện nước biển dâng do biến đổi khí hậu
191 p | 8 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôlykhămxay và Khămmuộn (CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010
12 p | 113 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Biểu hiện Ki-67, VEGF và CD73 liên quan bệnh học và tiên lượng ung thư biểu mô tuyến nước bọt
184 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn