intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải từ năm 1996 đến năm 2011

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:995

67
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về phát triển KTHH, qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển KTHH trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước; rút ra những nhận xét, đánh giá kết quả Đảng lãnh đạo phát triển KTHH; đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử vận dụng vào giai đoạn mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải từ năm 1996 đến năm 2011

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THƠM §¶NG CéNG S¶N VIÖT NAM L·NH §¹O PH¸T TRIÓN KINH TÕ HµNG H¶I Tõ N¡M 1996 §ÕN N¡M 2011 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 62 22 03 15 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐOÀN NGỌC HẢI 2. TS. NGUYỄN THÀNH VINH HÀ NỘI - 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận án là trung thực, chính xác, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả Luận án Nguyễn Thị Thơm
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 5 Chương 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2001 19 1.1. Yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải (1996 - 2001) 19 1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển kinh tế hàng hải (1996 - 2001) 43 Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2011 66 2.1. Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế hàng hải trong thập niên đầu của thế kỷ XXI 66 2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hải theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế 70 Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 109 3.1. Nhận xét quá trình Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải từ năm 1996 đến năm 2011 109 3.2. Một số kinh nghiệm 135 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 166
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNTT : Công nghiệp tàu thủy CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa COC : Code of Conduct - Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông DOC : Declaration on Conduct - Quy tắc ứng xử Biển Đông DWT : Deadweight Tonnage - Tấn trọng tải GTVT : Giao thông vận tải HHVN : Hàng hải Việt Nam KTHH : Kinh tế hàng hải KT-XH : Kinh tế - xã hội SBIC : Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam TEU : Đơn vị chuyển đổi bằng container 20 feet (Twenty foot equivalent units) Vinashin : Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinalines : Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Bảng phân loại sở hữu tàu 59 Bảng 1.2: Bảng phân nhóm tuổi tàu 60 Bảng 1.3: Sản lượng vận tải biển do các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện 60 Bảng 1.4: Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000 63
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI được thế giới xem là "Thế kỷ của đại dương", các quốc gia có biển rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực Biển Đông, trong đó vùng biển Việt Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng. Với chiều dài bờ biển hơn 3.260km, dọc biển có nhiều vịnh đẹp và 2.779 hòn đảo lớn nhỏ với tổng diện tích 1.636km2; có 37 cảng biển, với 216 bến cảng, 373 cầu cảng với tổng chiều dài khoảng 43.600m và gần 100 địa điểm có thể xây dựng cảng kể cả cảng trung chuyển quốc tế [46]. Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam rộng khoảng trên 1 triệu km2, nằm trên tuyến hàng hải quốc tế, nối liền các trung tâm kinh tế sôi động nhất của thế giới hiện nay. Trong tương lai, kinh tế biển sẽ là một ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam coi vùng biển, đảo của Tổ quốc là địa bàn trọng yếu gắn với bước đường sinh tồn, phát triển của dân tộc. Vì vậy, vấn đề khai thác và phát triển kinh tế biển, trong đó có kinh tế hàng hải (KTHH), nhằm phát huy tiềm năng to lớn của đại dương, bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường hòa bình trên biển luôn được đặt ra như một tất yếu. Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam từng bước nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng và lợi thế của biển để phát triển kinh tế biển và các lĩnh vực liên quan đến biển. Theo đó, ngành Hàng hải cũng đã có những đổi mới và phát triển cả về cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vai trò của kinh tế biển, trong đó có ngành Hàng hải, ngày càng trở nên quan trọng và được xác định là lĩnh vực mũi nhọn cần ưu tiên đầu tư, nhằm tạo tiền đề, động lực cho các lĩnh vực khác thuộc ngành kinh tế biển và kinh tế - xã hội (KT-XH) quốc gia phát triển. Tuy nhiên, xét cả mặt chủ quan và khách quan, thực tế cho thấy trong việc khai thác lợi thế từ biển còn không ít hạn chế, khó khăn và yếu kém. Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển của Việt Nam vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị tổng sản phẩm hàng năm còn nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/7 của Hàn Quốc và 1/260 kinh tế biển của thế
  7. 2 giới. Những năm qua, do chưa có chiến lược tổng thể nên các ngành, các địa phương thiếu căn cứ để quy hoạch. Tính đồng bộ của các chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô, nhận thức về vị trí, vai trò của biển, sự quan tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển trong đó có KTHH của một số cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ngành, cả Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, những biến động về tranh chấp chủ quyền trên biển, đảo ở Biển Đông gần đây ngày càng căng thẳng, mang tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, hoạt động kinh tế biển nói chung và KTHH nói riêng. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược tổng thể trong phát triển KT-XH nói chung và kinh tế biển nói riêng, trong đó có Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu: Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đến năm 2020 kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả nước [65, tr.121-122]. Sau năm 2020, sẽ đưa KTHH từ vị trí thứ hai trong các ngành kinh tế biển lên vị trí hàng đầu. Qua đó cho thấy, vị trí, vai trò quan trọng của KTHH trong kinh tế biển và trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. Nghiên cứu Đảng lãnh đạo phát triển KTHH trong những năm (1996 - 2011) nhằm khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng về phát triển KTHH, đánh giá ưu điểm, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó, từ đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào phát triển mạnh hơn nữa KTHH hiện nay, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Chiến lược biển Việt Nam đề ra, góp phần đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển là việc làm hết sức cần thiết. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải từ năm 1996 đến năm 2011" làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng về phát triển KTHH Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2011; đúc kết một số kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTHH trong thời kỳ mới đạt kết quả, hiệu quả cao hơn.
  8. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ yêu cầu khách quan Đảng lãnh đạo phát triển KTHH từ năm 1996 đến năm 2011. - Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng về phát triển KTHH qua 2 giai đoạn: 1996 - 2001 và 2001 - 2011. - Đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KTHH; trên cơ sở đó đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển KTHH trong giai đoạn mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng phát triển KTHH từ năm 1996 đến năm 2011. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng phát triển KTHH từ năm 1996 đến năm 2011, nhận xét và rút ra những kinh nghiệm. Trong khuôn khổ của luận án, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trên ba lĩnh vực chủ yếu của kinh tế hàng hải: Công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng và dịch vụ cảng biển. - Về thời gian: Nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển KTHH từ năm 1996 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, chuyển hướng đất nước sang thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH) đến năm 2011 (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tổng kết 25 năm đổi mới toàn diện đất nước trong đó có phát triển KTHH). Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng một số tư liệu có liên quan trước năm 1996 và sau năm 2011. - Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi cả nước, tập trung chủ yếu ở các vùng có KTHH phát triển. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế, tập trung về phát triển kinh tế biển, KTHH.
  9. 4 4.2. Nguồn tư liệu - Các văn kiện, nghị quyết, chính sách, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước; các văn bản của Bộ Giao thông vận tải, cơ quan và các đơn vị hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải về phát triển kinh tế, trong đó có KTHH; các văn bản của các địa phương về phát triển kinh tế biển, kinh tế hàng hải. - Các sách chuyên khảo, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu, hội thảo khoa học đã công bố có liên quan đến kinh tế biển, KTHH là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị giúp cho việc hoàn thành các nội dung nghiên cứu của luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp đó. Đồng thời, còn sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh..., nhằm làm sáng tỏ những vấn đề luận án đặt ra phải giải quyết. 5. Những đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về phát triển KTHH, qua đó khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển KTHH trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. - Rút ra những nhận xét, đánh giá kết quả Đảng lãnh đạo phát triển KTHH; đúc kết một số kinh nghiệm lịch sử vận dụng vào giai đoạn mới. - Luận án là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng ở các học viện, trường đại học, cao đẳng trong cả nước. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 6 tiết.
  10. 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Do vị trí và tầm quan trọng của KTHH trong nền kinh tế quốc dân, trong nhiều năm qua, nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, được phân thành các nhóm sau: 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về biển, kinh tế biển Trong cuốn: “Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và Chiến lược phát triển bền vững” của Nguyễn Bá Diến [53], tác giả giới thiệu tổng quan chính sách, pháp luật về biển của Việt Nam và nguyên tắc phát triển bền vững; phân tích về thực trạng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp với mục đích hoàn thiện chính sách về biển của Việt Nam; phân tích và luận giải về một số hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác tài nguyên biển và lĩnh vực quản lý biển giữa nước ta với các nước trong khu vực; phân tích và luận giải chính sách hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trong quá trình khai thác, sử dụng và quản lý biển, đảo, những thông tin cơ bản, toàn diện, hệ thống chính sách và pháp luật về biển của Nhà nước Việt Nam. Đặc biệt, tác giả đã phân tích sâu về chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực kinh tế biển, đảo. Đồng thời, đánh giá tổng quan thực trạng, nêu rõ yêu cầu và phác thảo một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về quản lý biển của một số nước, trong đó có Canada và Philippines là hai đối tác chiến lược với Việt Nam trong dự án “Những nguyên tắc trong thực tiễn quản lý biển và đới bờ”. Hai nước này có nhiều kinh nghiệm trong việc hoạch định và thực thi chính sách quốc gia, pháp luật về biển. Các tác giả Đặng Xuân Phương, Nguyễn Lê Tuấn trong cuốn “Quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo” [108], trên cơ sở chủ trương, chính sách pháp luật về vấn đề biển, đảo, các tác giả tập trung làm rõ
  11. 6 chức năng, nhiệm vụ, thực trạng và phương hướng, giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy nhà nước về quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo, một nội dung tương đối còn mới mẻ đối với khoa học tổ chức, quản lý của Nhà nước ta hiện nay. Trong đó, các tác giả tập trung vào hai nội dung chính: Thứ nhất, gồm những vấn đề cơ bản trong công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo; thứ hai, gồm phương hướng, giải pháp hoàn thiện một số vấn đề cụ thể trong quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo như: Hoàn thiện và vận hành thông suốt thể chế quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo dựa trên đổi mới tư duy về hoạch định chiến lược, chính sách biển; hoàn thiện bộ máy tổ chức và phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững biển, hải đảo Việt Nam hiện nay. Nhóm tác giả Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Như Mai, Nguyễn Thị Hường: “Công ước Biển 1982 và Chiến lược biển của Việt Nam” [112], góp phần làm rõ quá trình tham gia và thực hiện các quy định, yêu cầu trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển quốc tế năm 1982 đối với một số quốc gia ven biển, phân tích và đưa ra một số giải pháp cho nước ta trong phát triển kinh tế biển. Đồng thời, tiến hành tổng hợp, đánh giá và phân tích thực trạng quản lý biển, đảo cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi trên biển. Trên cơ sở đó, cần xây dựng một chiến lược biển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Văn Để với cuốn: “Kinh tế biển Việt Nam: Tiềm năng, cơ hội và thách thức” [72], đã tập trung nghiên cứu, làm rõ tình hình quản lý và khai thác biển ở Việt Nam, đồng thời đưa ra định hướng Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư, khóa X). Trên cơ sở đó, cuốn sách nêu lên một số nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; an ninh trên biển và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với các vấn đề có liên quan đến biển.
  12. 7 Tuy nhiên, cuốn sách chưa đề cập đến những hạn chế, yếu kém trong nhận thức về vị trí, vai trò của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các cấp, các ngành và nhân dân như: Quy mô kinh tế biển còn nhỏ bé; cơ cấu ngành, nghề chưa hợp lý; mới phát triển một phần ở vùng biển quốc gia, chưa chuẩn bị điều kiện để vươn ra vùng biển quốc tế; công trình hạ tầng kỹ thuật biển còn yếu kém và chưa đồng bộ, năng lực vận tải biển còn nhỏ bé, các tuyến đường ven biển chưa được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ... Tác giả Thế Đạt: “Nền kinh tế các vùng ven biển của Việt Nam” [71], đã nêu bật được bức tranh toàn cảnh môi trường của phức hệ sinh thái - kinh tế các vùng ven biển Việt Nam, từ các tỉnh, thành phố vùng biển phía Đông Bắc Tổ quốc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đến các tỉnh, thành phố vùng biển Nam Bộ như: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau v.v… Đặc biệt, tác giả đã khái quát được đặc điểm kinh tế gắn liền với biển của các tỉnh, vùng biển Việt Nam. Đây là một bức tranh đầy đủ nhất về tiềm năng kinh tế biển, về sự phát triển kinh tế gắn liền với phát huy lợi thế về biển của các tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam. Là cơ sở quan trọng để Đảng đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển ở Việt Nam hiện nay. Tác giả Nguyễn Thanh Minh với cuốn: “Tiềm năng biển Việt Nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong thập niên đầu thế kỷ XXI” [94], tác giả trình bày rõ vị trí, vai trò của biển và việc phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Đồng thời, cũng nêu bật được tiềm năng của biển và chính sách về biển của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đề cập đến những quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế biển, trong đó có KTHH, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cũng như chưa đưa ra những giải pháp để phát triển kinh tế biển đạt được hiệu quả cao. Tác giả Phạm Ngọc Anh với bài: “Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam trong hội nhập quốc tế” [1], tác giả phân tích và làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam với những lợi thế
  13. 8 phát triển, nêu rõ quan điểm, mục tiêu về phát triển kinh tế biển. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển, đảo và an ninh quốc gia, Việt Nam đang hướng tới một chiến lược mới về phát triển kinh tế biển, xây dựng một quốc gia kinh tế biển, giàu từ biển, mạnh về biển. Tác giả Nguyễn Đăng Đạo với bài: “Phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, hải đảo gắn với bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia” [69], đã tập trung phân tích và làm rõ mối quan hệ mật thiết giữa phát triển KT-XH vùng ven biển và hải đảo gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biển, bảo vệ và giữ vững môi trường biển. Tác giả khẳng định, nếu không phát triển KT-XH ở những vùng ven biển và hải đảo thì không thể góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng trên các vùng biển, đảo và không thể góp phần bảo vệ chủ quyền và gìn giữ môi trường biển. Tác giả Phạm Đức Ngoan với bài: “Tiềm năng và vấn đề đặt ra của kinh tế biển Việt Nam” [100], đã nêu bật được tiềm năng và thế mạnh của biển Việt Nam là rất phong phú và đa dạng, nếu biết khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Tác giả cũng chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý, khai thác nguồn tài nguyên biển ở Việt Nam hiện nay như: Tình trạng nhiều bộ, ngành cùng tham gia quản lý khai thác tài nguyên biển, đảo; sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn thiếu chủ động, chức năng quản lý biển, đảo còn chồng chéo, dẫn đến bất cập trong thực hiện quy hoạch cũng như khai thác, bảo vệ môi trường biển và sử dụng tiềm năng biển, đảo của Việt Nam. Tác giả Trương Minh Tuấn với bài: “Việt Nam với mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo bền vững trong “thế kỷ của đại dương” [140], đã nêu được cơ sở lý luận của mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020, nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề gắn với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả. Đồng thời cho rằng, việc phát triển kinh tế biển hiện nay vẫn chưa xứng tầm với các điều kiện và lợi thế địa kinh tế và địa chính trị của Việt Nam. Tác giả đề xuất những nhóm
  14. 9 giải pháp cần được quan tâm triển khai một cách đồng bộ như kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với bảo đảm quốc phòng, an ninh, hợp tác quốc tế; chú trọng công tác quy hoạch và tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, luật pháp về lĩnh vực biển; hình thành và phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn phù hợp với lợi thế của các vùng biển, đảo; cần phát triển hợp lý không gian KT-XH vùng biển và ven biển.... Từ đó, phát huy những thành tựu đã đạt, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ, mạnh mẽ của các cấp, các ngành, cổ vũ động viên, khuyến khích nhân dân nâng cao tinh thần thi đua yêu nước, yêu biển, đảo quê hương. Tác giả Nguyễn Đức Phương với đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1986 đến năm 2001” [105], tác giả hệ thống được những chủ trương của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 1996 đến năm 2001 và quá trình thực hiện đường lối của Đảng vào bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc thông qua các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ IX. Từ đó, rút ra những kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Cùng tác giả Nguyễn Đức Phương với đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011” [107], đã góp phần hệ thống các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011. Trong đó, tác giả nhấn mạnh việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo là một yêu cầu khách quan đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong phát triển KT-XH của đất nước hiện nay. Đồng thời, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc tăng cường bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc kết hợp với phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2011 là đúng đắn và phù hợp với yêu cầu khách quan. Từ đó, đánh giá và rút ra một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 - 2011. Tác giả Nguyễn Thanh Minh với đề tài: “Quá trình triển khai chính sách biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010” [97], đã nêu bật được các cơ
  15. 10 sở hình thành và nội dung chính sách biển của Việt Nam, trong đó xác định rõ vị trí và vai trò của biển đối với sự phát triển KT-XH. Đồng thời, đưa ra được những dữ kiện lịch sử và pháp lý để xác lập các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán của quốc gia, quá trình triển khai những nội dung, chính sách về biển của Việt Nam hiện nay trên tất cả các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, kinh tế biển, hợp tác quốc tế về biển, phân định biển và bảo vệ môi trường biển. Trên cơ sở đó, tác giả đã nêu lên một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai chính sách về biển của Đảng và Nhà nước hiện nay. Tác giả Nguyễn Thị Anh với đề tài: “Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010” [2], đã tập trung làm rõ những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010, những kết quả đạt được trong quá trình phát triển kinh tế biển đã giúp cho Hải Phòng vươn lên trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển năng động và phát triển ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Qua đó, tác giả cũng đưa ra một số nhận xét và đúc rút những kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển như nhận thức đúng được vị trí, vai trò của kinh tế biển trong phát triển KT-XH của thành phố; phát triển kinh tế biển toàn diện, phù hợp với tiềm năng và xu thế phát triển của địa phương v.v... Những kết quả mà thành phố Hải Phòng đạt được trong phát triển kinh tế biển sẽ là mô hình cho các tỉnh có biển trong cả nước tham khảo và học tập. Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các học giả trong nước, còn có các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Một trong những cuốn sách nổi tiếng thế giới được nhiều quốc gia dịch, phát hành và coi đây là cuốn cẩm nang trong phát triển kinh tế biển của tác giả Alfred Thayer Mahan, Phạm Nguyên Trường dịch (1890), sách: “Sức mạnh biển đối với lịch sử thời kỳ 1660 - 1783” [136]. Mahan xuất thân là một sĩ quan hải quân dạy lịch sử tại Học viện Hải quân Mỹ, Mahan đã nghiên cứu kỹ quá trình trở thành cường quốc của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và quá trình Anh Quốc trở thành bá chủ thế giới.
  16. 11 Mahan đã tổng kết kinh nghiệm lịch sử của các cường quốc mạnh về biển trên thế giới và cho rằng: Sự ham muốn của loài người đối với biển là sự ham muốn vận chuyển, tức là buôn bán. Buôn bán trong bất kỳ thời đại nào cũng đều có thể trở nên giàu có, của cải là sự thể hiện sức mạnh của quốc gia. Của cải có quan hệ chặt chẽ với biển cả và chính biển cả là điểm xung đột của tất cả những quốc gia muốn trở nên giàu có và hùng mạnh. Mahan cho rằng, các quốc gia muốn phát triển mạnh thì phải kiểm soát biển, phải giành lấy và giữ quyền kiểm soát biển, nhất là kiểm soát các tuyến giao thông biển huyết mạch liên quan đến lợi ích và ngoại thương của quốc gia mình - sức mạnh biển là nhân tố chính làm cho đất nước giàu mạnh. Muốn thế, phải có lực lượng hải quân và đội thương thuyền mạnh cùng với một số các căn cứ địa trên biển. Cuốn sách của Mahan có ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao của các nước và mô hình phát triển kinh tế biển của các nước này. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu trực tiếp về Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa như: “Phân tích về địa lý - chính trị cuộc xung đột và tranh chấp biên giới Việt - Trung liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Nam Trung Hoa” của Peaun Medes Antunes [102]; “Các đảo tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa, Hoàng Sa - Trường Sa - Pratas - Bãi Maccelesfield”, công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu các vấn đề châu Á tại Hamburg; “Quần đảo Trường Sa: Liệu có còn thích hợp khi tranh cãi về vấn đề chủ quyền”, công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý (trường Đại học Tổng hợp Philippines); “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa: Thử phân tích lập luận của Việt Nam và Trung Quốc” của Từ Đặng Minh Thu; “Lập trường của Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền trên hai hòn đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế” của Đào Văn Thụy; “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và sự sử dụng luật pháp quốc tế trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa” của Michael Bennett. Điểm chung của các công trình nghiên cứu về tình hình Biển Đông, nhất là tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển giữa các quốc gia trong khu vực đều khẳng định: Biển Đông đang là “vùng biển nóng”, nơi hội tụ nhiều mâu
  17. 12 thuẫn về kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới; tranh chấp chủ quyền trên biển ở khu vực vừa là vấn đề của lịch sử, vừa là vấn đề của hiện tại đang diễn ra hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh nghiệm của các quốc gia phát triển kinh tế biển trên thế giới Trong các cuốn sách “Lịch sử kinh tế của các nước đảo trên thế giới” của tác giả Thế Đạt [70] và “Chiến lược phát triển kinh tế ven biển Trung Quốc” của tác giả Đoàn Văn Trường [137], về cơ bản các công trình nghiên cứu tập trung những vấn đề sau: Thứ nhất, khái quát quá trình xuất hiện của “tư duy biển” trong lịch sử phát triển của loài người. Theo các tác giả, cách đây hơn 2000 năm, triết gia cổ đại La Mã Cecero nói: “Ai kiểm soát biển thì người đó kiểm soát cả thế giới”. Các dân tộc ở Tây và Bắc châu Âu từ cổ xưa đã đóng thuyền vượt đại dương đi khắp nơi buôn bán, chiếm đất. Các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan..., tranh giành nhau làm bá chủ trên biển để thực hiện bằng được tư tưởng của Bá tước Uon-Loi: Ai khống chế biển, người ấy khống chế buôn bán, ai khống chế buôn bán, người ấy khống chế của cải của thế giới. Thứ hai, khái quát được mô hình phát triển kinh tế biển và quản lý biển của một số quốc gia trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Canada.... Xét dưới góc độ khái quát mô hình phát triển kinh tế biển của các quốc gia, tập trung vào: Thúc đẩy các ngành nghề biển phát triển phong phú, sôi động (đặc biệt là ngoại thương); đẩy mạnh khai thác vùng biển quốc tế; xây dựng hệ thống quản lý toàn diện vùng biển thuộc chủ quyền biển quốc gia; làm cho quốc gia năng động hơn trên đại dương (xây dựng lực lượng hải quân với trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh phát triển khoa học biển). Tác giả Ngọc Hiền với bài: “Xây dựng hành lang kinh tế biển một trong những mục tiêu Chiến lược biển của Trung Quốc trong tương lai” [78], đã nêu lên những ý tưởng của Trung Quốc trong việc xây dựng một hành lang kinh tế biển với sự tham gia của các nước ASEAN, Đông Timo, Papua Niu Ghinê và Ôxtrâylia... (ASEAN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á). Hành lang kinh tế này có tầm quan trọng, được thể hiện thông qua một số lĩnh vực như: Xây
  18. 13 dựng tuyến đường thương mại du lịch Tây Thái Bình Dương giữa Bắc và Nam bán cầu, nối liền từ Trung Quốc qua các nước ASEAN đến Châu Đại Dương; công cuộc mở cửa của Trung Quốc được mở rộng về phía Đông Nam, giúp quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN được cân bằng; giúp điều hòa quyền lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lòng đại dương giữa các nước một cách công bằng hơn; có vai trò trong việc hợp tác bảo vệ môi trường và tài nguyên; các nước trong hành lang kinh tế biển cùng nhau tìm kiếm phương thức hợp tác mới trong khu vực. Như vậy, đối với Trung Quốc, việc xây dựng hành lang kinh tế biển như một con đường rộng lớn để thu hút nguồn tài nguyên thiên nhiên được mở xuống khu vực phía Đông Nam. Chính vì thế, Trung Quốc đang ra sức đẩy mạnh và phát huy vai trò đầu tàu thể hiện bằng những bước đi, trước hết là thương thảo sớm với các nước chủ yếu ven trục hành lang như Malaysia, Inđônêsia, Philipines và Ôxtrâylia.... tiếp theo là tăng cường mức độ khai thác khu vực phía Nam Biển Đông, điều tra nghiên cứu tiềm lực phát triển ở các trung tâm, các thành phố và các khu vực dọc hành lang để đưa ra những phương án phát triển. Tác giả Ngọc Hiền với bài: “Chiến lược kinh tế biển của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” [79], đã nêu bật vai trò của biển trong thế kỷ XXI, đây là những lý do để các nhà chiến lược xem thế kỷ XXI là “thế kỷ của đại dương”. Qua đó, cho thấy các nhà chiến lược Hoa Kỳ đã nhận thức rất rõ vai trò của biển đối với quá trình phát triển KT-XH của quốc gia mình, đồng thời đưa ra chính sách quốc gia về biển dựa trên quan điểm chủ đạo "Thế giới hài hòa, đại dương hài hòa". Qua chiến lược kinh tế biển của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, sẽ giúp cho các nước có biển khai thác và phát triển tài nguyên biển tích cực hơn. Trước tiên, các quốc gia sẽ khai thác nguồn năng lượng, sau đó là khoáng sản, trong đó có một số kim loại và tiếp đến là các ngành nghề mang tính truyền thống liên quan đến biển như vận tải biển, đóng tàu, đánh bắt hải sản, du lịch biển... Ngoài ra, các ngành công nghiệp hóa chất, tận dụng nguồn nước biển và khoa học công nghệ về biển, du lịch và dịch vụ giải trí biển... sẽ là các ngành phát triển mạnh trong tương lai.
  19. 14 Tác giả Nguyễn Tương với bài: “Kinh nghiệm của ASEAN trong việc phát triển dịch vụ vận tải biển” [141], đã nêu bật những kinh nghiệm của các nước ASEAN (trừ Lào) trong việc phát triển vận tải biển. Tuy nhiên, bên cạnh việc nêu một số kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc phát triển dịch vụ vận tải biển, tác giả chưa đề cập tới những kinh nghiệm của Việt Nam trong việc học tập mô hình phát triển vận tải biển của các nước ASEAN trong đó có Singapore; thực trạng và kết quả đạt được từ việc học tập kinh nghiệm đó. Tác giả Đoàn Văn Trường với bài: “Thẩm quyến thần kỳ - hiện đại hóa - quốc tế hóa”; Thông tin chuyên đề số 8: “Chiến lược và mô hình quản lý biển của một số nước” của Văn phòng Trung ương Đảng. Xét một cách tổng quát, các công trình nêu trên đều nhấn mạnh biển là nơi đem lại tiềm lực tài chính, sức mạnh quân sự, ngoại giao của các quốc gia có biển, điển hình như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Bởi vậy, các nước đều có chính sách phát triển mạnh các ngành nghề biển, đặc biệt là ngoại thương; đẩy mạnh khai thác vùng biển quốc tế, làm cho quốc gia năng động hơn trên đại dương bằng việc xây dựng lực lượng hải quân với trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh phát triển khoa học biển và xây dựng chính sách quản lý nghiêm ngặt vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia mình. Mô hình phát triển kinh tế, quản lý biển của Trung Quốc và các cường quốc biển lớn trên thế giới đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho những nước đang trên đường vươn ra biển lớn như Việt Nam. Trong Đề án của Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải: “Những kinh nghiệm phát triển cảng biển của Nhật Bản” [146], có nhiều nội dung liên quan đến nhu cầu phát triển cảng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, Đề án mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê và đưa ra những kinh nghiệm phát triển cảng biển ở Nhật Bản. Việc áp dụng đề án vào phát triển cảng biển ở Việt Nam còn nhiều vướng mắc. Đồng thời, những kinh nghiệm này chưa đề cập đến những biện pháp thu hút nguồn vốn nhằm giúp cho các doanh nghiệp khai thác cảng biển phát triển thuận lợi. 1.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế hàng hải Tác giả Nguyễn Ngọc Huệ với bài: “Quy hoạch cảng biển Việt Nam cần tính khoa học và đồng bộ” [83], đã nêu lên công tác quy hoạch về dự báo nhu
  20. 15 cầu hàng hoá thông qua các cảng biển quan trọng trên cả nước như quy hoạch về cảng biển, đội tàu và dịch vụ cảng biển... Tuy nhiên, tác giả chưa nêu được thực trạng của hệ thống cảng biển Việt Nam với hàng vạn mét vuông kho tàng, bãi chứa hàng và hàng trăm cảng biển đang hoạt động; sản lượng hàng hóa thông qua cảng hàng năm có tăng nhưng không cao, các cảng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế. Tác giả Nguyễn Đức Ngọc với bài: “Vinashin và Chiến lược kinh tế biển” [101], góp phần nêu bật vai trò của biển và kinh tế biển trong quá trình phát triển KT-XH của các quốc gia có biển, trong đó có Việt Nam. Đồng thời nêu rõ, muốn ra biển, trước hết phải đóng tàu, muốn đóng tàu phải có cơ sở công nghiệp. Thực tế, Việt Nam đã làm được việc này từ lâu, nhưng tới thời điểm này cách làm phải khác, có nghĩa là Việt Nam phải hội nhập, phải xuất khẩu và phải tiêu dùng cho chính mình. Vinashin là một tập đoàn kinh tế mạnh thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp đóng tàu, nhằm xây dựng đội tàu mạnh để phát triển những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, tạo điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn cho những người dân hoạt động trên biển, đảo. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đầy đủ, rõ ràng về mục tiêu, phương hướng phát triển của Vinashin trong thời gian tới. Tác giả Đặng Đình Đào với bài: “Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam” [67], đã tập trung phân tích và làm rõ được sự phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam là cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập. Tác giả cho rằng, logistics là lĩnh vực có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế đất nước. Về hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là về vận tải đường biển, tác giả khẳng định Việt Nam chỉ có khoảng 20 cảng biển trong số 266 cảng biển có thể tham gia vào hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế và khu vực. Đây là vấn đề bất cập cần phải được các cơ quan chuyên môn xem xét và triển khai một cách đồng bộ, để xứng với tiềm năng của biển và đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2