intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

131
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay" làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan về công tác tuyên truyền của Đảng và đánh giá công tác tuyên truyền của Đảng; đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền của Đảng; nêu quan điểm và giải pháp đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> LÊ MAI TRANG<br /> <br /> §æI MíI C¤NG T¸C TUY£N TRUYÒN CñA §¶NG<br /> §¸P øNG Y£U CÇU HéI NHËP QUèC TÕ<br /> ë VIÖT NAM HIÖN NAY<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC<br /> Mã số: 62 31 20 01<br /> <br /> HÀ NỘI - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành<br /> tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> 1. PGS.TS. Lê Minh Quân<br /> 2. TS. Đoàn Trường Thụ<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng năm 201<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia<br /> và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Công tác tuyên truyền (CTTT), từ góc độ của khoa học chính trị, nhất<br /> là chính trị học, là hình thức hoạt động quan trọng và cần thiết của một đảng<br /> chính trị nhằm thực hiện nhiệm vụ giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị,<br /> quyền lực nhà nước. Trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi<br /> là Đảng) cầm quyền, CTTT của Đảng không chỉ là phương thức truyền bá hệ<br /> tư tưởng chính trị, làm cho hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trở thành hệ<br /> tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội; mà còn trở thành phương<br /> thức cầm quyền của Đảng.<br /> Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, CTTT trở thành công tác cách mạng<br /> đầu tiên của của Đảng. Trong thời kỳ đổi mới, CTTT của Đảng đã có nhiều đổi<br /> mới, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính<br /> sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế thị<br /> trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại<br /> hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế (HNQT).<br /> Đối với HNQT, CTTT của Đảng đã có những kết quả quan trong, đóng góp<br /> vào quá trình HNQT. Tuy nhiên, CTTT của Đảng về HNQT còn cập nhật và<br /> hấp dẫn, v.v.; phương pháp tuyên truyền chậm đổi mới, ít đối thoại, tranh<br /> luận; định hướng thông tin còn chậm, đấu tranh phản bác các quan điểm sai<br /> trái còn bị động, phạm vi tuyên truyền còn hẹp, phương tiện tuyên truyền<br /> còn lạc hậu; tổ chức bộ máy chưa tinh gọn; đội ngũ cán bộ chưa chuyên<br /> nghiệp, v.v.. HNQT, đến lượt mình, đang đặt ra cho CTTT của Đảng những<br /> yêu cầu mới - kịp thời, chủ động, khách quan và đa chiều.<br /> Nghị quyết Bộ Chính trị (Khóa XI) ngày 10/4/2013 về HNQT, trên cơ sở<br /> đánh giá quá trình HNQT, trong đó có CTTT của Đảng, đã xác định “Tuyên<br /> truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về yêu cầu HNQT, về<br /> các cơ hội và thách thức, về phương hướng, nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập<br /> quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực, để thống nhất nhận thức và hành<br /> <br /> 2<br /> động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình HNQT” là một trong những<br /> định hướng chỉ yếu của HNQT ở nước ta hiện nay. Theo đó, CTTT của Đảng<br /> cần phải được đổi mới về vị trí và chức năng, nội dung và hình thức, phạm vi,<br /> khách thể và đối tượng, phương pháp và phương tiện, tổ chức bộ máy và cán bộ<br /> tuyên truyền, v.v..<br /> Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Đổi mới công tác<br /> tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện<br /> nay” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Chính trị học của mình.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan về CTTT của Đảng và đánh<br /> giá CTTT của Đảng; Đánh giá thực trạng CTTT của Đảng; Nêu quan điểm và<br /> giải pháp đổi mới CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu của HNQT ở Việt Nam<br /> hiện nay.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Tổng quan hình hình nghiên cứu; Làm rõ những vấn đề lý luận có liên<br /> quan về CTTT của Đảng và CTTT của Đảng trong điều kiện HNQT, yêu cầu<br /> của HNQT đối với CTTT của Đảng; Làm rõ thực trạng của CTTT của Đảng<br /> trong điều kiện HNQT; Nêu quan điểm và giải pháp đổi mới CTTT của Đảng<br /> đáp ứng yêu cầu của HNQT ở Việt Nam hiện nay.<br /> 3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Vấn đề CTTT của Đảng; Vấn đề đổi mới CTTT của Đảng đáp ứng yêu<br /> cầu của HNQT.<br /> Khách thể nghiên cứu:<br /> Các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các báo cáo thực tế có liên quan;<br /> Các tài liệu thứ cấp có liên quan.<br /> 3.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu<br /> CTTT của Đảng được nghiên cứu dưới góc độ chính trị học, với tính cách<br /> một phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng; CTTT của Đảng<br /> trong thời kỳ đẩy mạnh HNQT, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO (2007)<br /> đến nay.<br /> <br /> 3<br /> 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br /> 4.1. Cơ sở lý luận<br /> Luận án được nghiên cứu trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ<br /> Chí Minh, đường lối của Đảng về CTTT.<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp luận nghiên cứu của luận án là chủ nghĩa duy vật biện<br /> chứng và duy vật lịch sử. Các phương pháp công cụ cho việc nghiên cứu của<br /> luận án là phân tích, tổng hợp, lịch sử, lô gíc, so sánh, v.v..<br /> 5. Những đóng góp về mặt khoa học của luận án<br /> Bổ sung, phát triển một số vấn đề lý luận về CTTT và đổi mới CTTT của<br /> Đảng trong điều kiện HNQT ở Việt Nam từ góc độ chính trị học; Làm rõ khái<br /> niệm và đặc điểm của CTTT của Đảng với tính cách phương thức cầm quyền;<br /> Làm rõ yêu cầu của HNQT đối với CTTT của Đảng ở Việt Nam hiện nay; Đánh<br /> giá thực trạng của CTTT của Đảng trong điều kiện HNQT ở Việt Nam hiện; Nêu<br /> quan điểm, giải pháp đổi mới CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu HNQT ở Việt<br /> Nam hiện nay và những năm tới.<br /> 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án<br /> Kết quả luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học - thực tiễn cho việc<br /> xây dựng chủ trương, chính sách, lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai CTTT của Đảng<br /> trong thời kỳ đẩy mạnh HNQT; Làm tư liệu cho nghiên cứu, giảng dạy các môn<br /> khoa học chính trị, nhất là chính trị học về những vấn đề liên quan.<br /> 7. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và công trình<br /> nghiên cứu của tác giả đã công bố, luận án có 4 chương, 8 tiết.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0