intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường lưu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:214

16
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường lưu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam" trình bày đặc điểm và sự phân hóa ảnh quan lưu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam; Định hướng không gian sử dụng cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp và bảo vệ môi trường lưu vực sông Bung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường lưu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ DIỆU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC SÔNG BUNG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HUẾ, NĂM 2023
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ DIỆU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC SÔNG BUNG, TỈNH QUẢNG NAM NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 9850101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn: Hƣớng dẫn 1: PGS.TS. LÊ VĂN THĂNG Hƣớng dẫn 2: TS. BÙI THỊ THU HUẾ, NĂM 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những quan điểm, số liệu luận án kế thừa của những tác giả đi trƣớc đều đƣợc trích dẫn rõ nguồn gốc cụ thể và chính xác. Thừa Thiên Huế, ngày…. tháng…..năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thị Diệu i
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Địa lý - Địa chất, Trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Huế, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo và hết sức tận tình của PGS.TS. Lê Văn Thăng và TS. Bùi Thị Thu. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy, Cô hƣớng dẫn - những ngƣời đã thƣờng xuyên chỉ dạy, luôn động viên khuyến khích, tạo mọi điều kiện để tác giả thực hiện luận án này. Chân thành cảm ơn sự giảng dạy, chỉ bảo tận tình của Quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Địa lý - Địa chất, sự hỗ trợ và tạo điều kiện của cán bộ Phòng Đào tạo Sau đại học, Trƣờng Đại học Khoa học; Ban Đào tạo và Công tác Sinh viên, Đại học Huế. Xin cám ơn các anh chị ở Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Quảng Nam, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng và Phòng Thống kê các huyện Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang đã tận tình cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu để tác giả thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Đà Nẵng, Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý - Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Đà Nẵng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, khích lệ NCS trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cảm ơn gia đình đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án này. Thừa Thiên Huế, ngày……tháng……năm 2023 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Diệu ii
  5. MỤC LỤC Trang BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 2 4. Điểm mới của luận án ................................................................................................... 3 5. Luận điểm bảo vệ .......................................................................................................... 3 6. Cơ sở dữ liệu của luận án .............................................................................................. 3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................................... 5 8. Cấu trúc của luận án ...................................................................................................... 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 6 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 6 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cảnh quan .................................................. 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về lƣu vực sông ........................................... 10 1.1.3. Các công trình nghiên cứu ở lãnh thổ lƣu vực sông Bung ...................... 15 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ..................................................... 18 1.2.1. Cơ sở lý luận về cảnh quan và dịch vụ cảnh quan .................................. 18 1.2.2. Lƣu vực sông......................................................................................... 23 1.2.3. Đánh giá cảnh quan cho nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trƣờng ......... 27 1.3. QUAN ĐIỂM, HƢỚNG TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 28 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu và hƣớng tiếp cận của luận án............................ 28 1.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 31 1.3.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 43 Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 44 iii
  6. Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG BUNG, TỈNH QUẢNG NAM .................................................................................. 45 2.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG BUNG........ 45 2.1.1. Nhân tố tự nhiên .................................................................................... 45 2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG BUNG....... 73 2.2.1. Phân loại cảnh quan ............................................................................... 73 2.2.2. Đặc điểm cảnh quan lƣu vực sông Bung ................................................ 75 2.2.3. Sự phân hóa cảnh quan và chức năng cảnh quan lƣu vực sông Bung ..... 81 2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG BUNG ..................................... 83 2.3.1. Phân vùng cảnh quan lƣu vực sông Bung .............................................. 83 2.3.2. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan ............................. 84 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 87 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG LƢU VỰC SÔNG BUNG ........................................................................................................... 89 3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP........... 89 3.1.1. Lựa chọn loại hình nông - lâm nghiệp để đánh giá cảnh quan ................ 89 3.1.2. Nhu cầu sinh thái của một số cây trồng.................................................. 90 3.1.3. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá ................................................. 91 3.1.4. Phân cấp mức độ thích hợp sinh thái CQ cho nông - lâm nghiệp ........... 95 3.1.5. Kết quả đánh giá cảnh quan cho nông - lâm nghiệp .................................. 96 3.2. ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN ĐẤT LƢU VỰC SÔNG BUNG .................................... 104 3.2.1. Các thông số đầu vào của mô hình xói mòn RUSLE ............................ 104 3.2.2. Đánh giá xói mòn đất lƣu vực sông Bung ............................................ 107 3.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DỊCH VỤ CẢNH QUAN LƢU VỰC SÔNG BUNG ............................................................................................................................... 110 3.3.1. Hệ thống phân loại dịch vụ cảnh quan ................................................. 110 3.3.2. Đánh giá tiềm năng dịch vụ cảnh quan ở lƣu vực sông Bung ............... 112 3.3.3. Đánh giá tiềm năng dịch vụ cảnh quan theo tiểu vùng ......................... 118 iv
  7. 3.4. ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG KHÔNG GIAN SỬ DỤNG CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG .............. 119 3.4.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất .......................................................... 119 3.4.2. Định hƣớng sử dụng hợp lý cảnh quan cho phát triển nông - lâm nghiệp và bảo vệ MT ............................................................................................ 127 3.4.3. Giải pháp phát triển nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trƣờng .............. 133 Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................... 138 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 139 1. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 139 2. KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................ 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 142 PHỤ LỤC .............................................................................................................. PL1 v
  8. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trƣờng CQ : Cảnh quan CTCNN : Cây trồng cạn ngắn ngày DVCQ : Dịch vụ cảnh quan DVHST : Dịch vụ hệ sinh thái DTTN : Diện tích tự nhiên ĐGCQ : Đánh giá cảnh quan ĐKTN : Điều kiện tự nhiên GIS : Geographical Information System (Hệ thống thông tin địa lí) HST : Hệ sinh thái KT-XH : Kinh tế - xã hội LHSDĐ : Loại hình sử dụng đất LVS : Lƣu vực sông MT : Môi trƣờng NCKH : Nghiên cứu khoa học NLN : Nông - lâm nghiệp QPAN : Quốc phòng an ninh SKH : Sinh khí hậu STCQ : Sinh thái cảnh quan TN&MT : Tài nguyên và môi trƣờng TB : Trung bình TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TT : Thị trấn TVCQ : Tiểu vùng cảnh quan vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Cỡ mẫu điều tra xã hội học ở lƣu vực sông Bung ....................................... 34 Bảng 2.1. Diện tích các huyện trong lƣu vực sông Bung ............................................ 45 Bảng 2.2. Diện tích các kiểu địa hình ở lƣu vực sông Bung ....................................... 47 Bảng 2.3. Nhiệt độ trung bình tháng, năm ở lãnh thổ nghiên cứu (0C) ........................ 51 Bảng 2.4. Lƣợng mƣa trung bình tháng, năm của các trạm lân cận (mm) ................... 51 Bảng 2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân loại sinh khí hậu lƣu vực sông Bung ...................... 52 Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu các loại đất ở lƣu vực sông Bung ................................ 56 Bảng 2.7. Diện tích các kiểu thảm thực vật lƣu vực sông Bung .................................. 59 Bảng 2.8. Hệ thống chỉ tiêu phân loại cảnh quan........................................................ 74 Bảng 2.9. Các loại hình sử dụng cảnh quan ở lƣu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam... 80 Bảng 2.10. Chức năng của phụ lớp cảnh quan lƣu vực sông Bung ............................. 82 Bảng 2.11. Diện tích các tiểu vùng cảnh quan lƣu vực sông Bung ............................. 84 Bảng 3.1. Diện tích các loại hình sử dụng cảnh quan cho nông - lâm nghiệp.............. 89 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu đánh giá thích hợp cảnh quan cho nông - lâm nghiệp .............. 93 Bảng 3.3. Yêu cầu sinh thái cho các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu .... 95 Bảng 3.4. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp cảnh quan cho cây......... 96 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp cảnh quan cho cây ăn quả ................................................................................................................... 98 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp cảnh quan cho cây dƣợc liệu ............................................................................................................ 100 Bảng 3.7. Kết quả đánh giá và phân hạng mức độ thích hợp cảnh quan cho rừng sản xuất ......................................................................................................... 102 Bảng 3.8. Hệ số K các đơn vị thổ nhƣỡng lƣu vực sông Bung (tấn.ha.h/ha.MJ.mm) 105 Bảng 3.9. Giá trị hệ số P trên lƣu vực sông Bung ..................................................... 106 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá mức độ xói mòn lƣu vực sông Bung ........................... 107 Bảng 3.11. Kết quả phân cấp xói mòn đất ở các tiểu vùng cảnh quan ....................... 109 Bảng 3.12. Hệ thống phân loại DVCQ, chỉ thị CQ và điểm đánh giá DVCQ theo nhóm loại CQ ở lƣu vực sông Bung ................................................................ 111 vii
  10. Bảng 3.13. Phân hạng tiềm năng dịch vụ điều tiết trên lƣu vực sông Bung .............. 112 Bảng 3.14. Kết quả phân hạng tiềm năng dịch vụ văn hóa lƣu vực sông Bung ......... 114 Bảng 3.15. Tiềm năng dịch vụ cảnh quan theo loại cảnh quan ở lƣu vực sông Bung 116 Bảng 3.16. Kết quả đánh giá tiềm năng dịch vụ cảnh quan theo các tiểu vùng cảnh quan ...................................................................................................... 118 Bảng 3.17. Các loại hình sử dụng cảnh quan cho phát triển nông- lâm nghiệp ......... 119 Bảng 3.18. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng cảnh quan cho nông - lâm nghiệp ................................................................................................... 123 Bảng 3.19. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng cảnh quan cho nông - lâm nghiệp ...... 124 Bảng 3.20. Kết quả đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng cảnh quan cho nông - lâm nghiệp ở lƣu vực sông Bung ................................................................. 126 Bảng 3.21. Kết quả đánh giá tiềm năng dịch vụ cảnh quan chủ đạo theo nhóm loại cảnh quan ............................................................................................. 126 Bảng 3.22. Định hƣớng chung sử dụng các loại cảnh quan ở lƣu vực sông Bung ..... 129 Bảng 3.23. Ðề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho nông - lâm nghiệp theo ............................................................................................................. 132 viii
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1. Sơ đồ các điểm, tuyến khảo sát thực địa ..................................................... 33 Hình 1.2. Sơ đồ xây dựng bản đồ xói mòn đất lƣu vực sông Bung ............................. 41 Hình 1.3. Quy trình nghiên cứu của luận án ............................................................... 43 Hình 2.1. Sơ đồ vị trí lƣu vực sông Bung trên bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam .... 46 Hình 2.2. Sơ đồ địa chất lƣu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam................................... 48 Hình 2.3. Sơ đồ phân bậc địa hình lƣu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam ................... 50 Hình 2.4. Sơ đồ phân loại sinh khí hậu LVS ung, tỉnh Quảng Nam ............................ 53 Hình 2.5. Sơ đồ mạng lƣới thủy văn trên lƣu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam ......... 55 Hình 2.6. Sơ đồ đất lƣu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam .......................................... 58 Hình 2.7. Sơ đồ thảm thực vật lƣu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam năm 2020 ......... 61 Hình 2.8. Sơ đồ phân bố các điểm trƣợt lở ở LVS Bung ............................................ 71 Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống phân loại cảnh quan lƣu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam . 74 Hình 2.10. Sơ đồ cảnh quan lƣu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam ............................. 76 Hình 2.11. Sơ đồ phân vùng cảnh quan lƣu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam ............ 86 Hình 3.1. Sơ đồ phân hạng thích hợp CQ đối với cây trồng cạn ngắn ngày ở LVS Bung ................................................................................................................... 97 Hình 3.2. Sơ đồ phân hạng thích hợp cảnh quan đối với cây ăn quả ở LVS Bung ...... 99 Hình 3.3. Sơ đồ phân hạng thích hợp CQ đối với cây dƣợc liệu ở LVS Bung .......... 101 Hình 3.4. Sơ đồ phân hạng thích hợp CQ đối với rừng sản xuất ở LVS Bung .......... 103 Hình 3.5. Sơ đồ phân cấp xói mòn tiềm năng ở LVS Bung, tỉnh Quảng Nam .......... 108 Hình 3.6. Sơ đồ phân hạng tiềm năng dịch vụ cung cấp LVS Bung, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................................. 113 Hình 3.7. Sơ đồ phân hạng tiềm năng dịch vụ điều tiết LVS Bung ........................... 115 Hình 3.8. Sơ đồ phân hạng tiềm năng dịch vụ văn hóa LVS Bung ........................... 117 Hình 3.9. Sơ đồ hiện trạng sử dụng CQ cho phát triển NLN và BVMT ở LVS Bung ................................................................................................................. 120 Hình 3.10. Sơ đồ đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho NLN và BVMT . 131 Hình 3.11. Sơ đồ đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho NLN và BVMT theo TVCQ ....................................................................................................... 134 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phát triển nông - lâm nghiệp (NLN) và bảo vệ môi trƣờng (BVMT) là một lĩnh vực quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) miền núi. Đảng và Nhà nƣớc đã luôn quan tâm, xác định đây là nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội có ý nghĩa chiến lƣợc, thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến Đại hội XIII. Những chủ trƣơng này nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phƣơng, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, viêc phát triển NLN phụ thuộc vào tổng hợp điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và các yếu tố KT-XH cũng nhƣ MT nên tiếp cận cảnh quan (CQ) học nghiên cứu tiềm năng tự nhiên, tài nguyên, sự phân hóa có quy luật của các tổng hợp thể tự nhiên trong mối liên quan chặt chẽ và tác động tƣơng hỗ với điều kiện KT-XH lãnh thổ sẽ là cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên, tài nguyên, phát triển các ngành sản xuất kinh tế nói riêng và cho phát triển KT-XH lãnh thổ nói chung theo hƣớng PTBV. Lƣu vực sông (LVS) đƣợc xem là vùng địa lí, là một hệ thống của tự nhiên với các chức năng rất quan trọng đối với con ngƣời nhƣ cung cấp không gian sống, cung cấp các nguồn tài nguyên quý giá cho sinh hoạt, sản xuất nhƣ nƣớc, đất đai, rừng, khoáng sản, thủy sản, cũng nhƣ bảo vệ sự sống của con ngƣời và hệ sinh thái (HST), gắn liền với các xung đột lợi ích giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế có khai thác và sử dụng nguồn nƣớc ở các phạm vi địa lí, không gian và thời gian khác nhau. Nhiệm vụ quản lý tổng hợp LVS không chỉ là quản lý tài nguyên nƣớc, mà còn phải quản lý các dạng tài nguyên khác nhƣ tài nguyên đất, tài nguyên rừng, bảo vệ các HST và các hoạt động của con ngƣời trên lƣu vực. Quản lý theo lƣu vực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch, bảo tồn, phát triển và quản lý nƣớc, đất, rừng, nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội mà không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống MT LVS. LVS Bung là một trong những lƣu vực chính của hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, với diện tích 2.439,02 km2. Đây là khu vực miền núi có địa hình, đất đai, sinh vật có sự phân hóa khá đa dạng, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, sông chảy qua nhiều địa hình hiểm trở, lắm thác ghềnh nên có tiềm năng phát triển thủy điện và NLN. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn và hạn chế do dân cƣ chủ yếu là dân tộc ít ngƣời, do ảnh hƣởng của các quá trình và các hiện tƣợng tự nhiên bất lợi nhƣ lũ lụt với tần suất cao, cƣờng độ lớn, xói mòn, sạt lở bờ sông xảy ra trên diện rộng,... đã 1
  13. ảnh hƣởng đến sự phát triển các ngành kinh tế, đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn [90]. Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển các ngành một cách hiệu quả thì việc nghiên cứu, đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) làm cơ sở đề xuất định hƣớng không gian phát triển NLN và BVMT một cách cân bằng và bền vững ở khu vực nghiên cứu là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường lưu vực sông Bung, tỉnh Quảng Nam” đã đƣợc lựa chọn. 2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU a. Mục tiêu Xác lập đƣợc cơ sở khoa học dựa trên kết quả nghiên cứu, ĐGCQ, đánh giá xói mòn và tiềm năng dịch vụ cảnh quan (DVCQ) cho phát triển NLN và BVMT LVS Bung theo hƣớng bền vững. b. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Phân tích các yếu tố thành tạo CQ nhằm phản ánh quy luật phân hoá tự nhiên và chức năng CQ LVS Bung. - Đánh giá mức độ thích hợp sinh thái cảnh quan (STCQ), xói mòn đất và dịch vụ cảnh quan (DVCQ) cho phát triển NLN. - Định hƣớng không gian sử dụng hợp lý CQ cho phát triển NLN và BVMT theo hƣớng bền vững. - Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý lãnh thổ cho NLN và BVMT khu vực nghiên cứu. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU a. Về không gian LVS Bung có diện tích lƣu vực là 2.439,02 km2, gồm 27 xã thuộc 3 huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam là Tây Giang, một phần phía Tây huyện Nam Giang và phần diện tích phía Nam của huyện Đông Giang. Việc khảo sát hiệu quả sử dụng CQ chỉ thực hiện ở 4 xã đại diện phân bố trên 3 kiểu địa hình (núi trung bình, núi thấp và đồi): Ch’Ơm, Trà Hy (Tây Giang); A Rooi (Đông Giang) và xã Chà Vàl (Nam Giang). b. Phạm vi thời gian - Các dữ liệu, số liệu về KT-XH, sử dụng đất, dữ liệu về MT đƣợc tổng hợp từ từ năm 2016 đến năm 2021; 2
  14. - Thời kỳ định hƣớng tổ chức không gian phát triển NLN và BVMT tƣơng đồng với thời gian quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. c. Phạm vi khoa học Với mục tiêu và nội dung đã đặt ra, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong những vấn đề chủ yếu sau: - Nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ LVS Bung, tỉnh Quảng Nam cho mục đích phát triển NLN và BVMT. - Việc đánh giá mức độ thích hợp STCQ cho các nhóm cây trồng chủ đạo ở khu vực nghiên cứu: cây trồng cạn ngắn ngày (CTCNN) gồm lúa nƣơng, ngô sắn; cây lâu năm gồm cây ăn quả (chuối, dứa) và cây dƣợc liệu (đẳng sâm, ba kích); rừng sản xuất. - Định hƣớng sử dụng hợp lý CQ phát triển NLN và BVMT LVS Bung dựa trên những cơ sở khoa học nhƣ: kết quả đánh giá thích hợp STCQ cho NLN, đánh giá xói mòn đất và tiềm năng DVCQ, hiệu quả sử dụng CQ kết hợp hiện trạng và định hƣớng phát triển NLN...... 4. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đã làm rõ đƣợc đặc điểm cấu trúc, sự phân hóa có quy luật của CQ và thành lập bản đồ CQ LVS Bung tỷ lệ 1:100.000. - Đã đánh giá mức độ thích hợp STCQ kết hợp đánh giá xói mòn đất, tiềm năng DVCQ và hiệu quả sử dụng CQ nhằm đề xuất định hƣớng không gian phát triển NLN và BVMT LVS Bung theo loại CQ và TVCQ. 5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ - Luận điểm 1: Sự tƣơng tác giữa các nhóm yếu tố tự nhiên và KT-XH trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của CQ LVS Bung với 01 hệ, 01 phụ hệ, 02 kiểu, 02 lớp, 04 phụ lớp và 85 loại CQ thuộc 3 TVCQ. - Luận điểm 2: Tích hợp kết quả đánh giá mức độ thích hợp STCQ cho phát triển NLN và đánh giá xói mòn đất, tiềm năng DVCQ, hiệu quả sử dụng CQ là cơ sở khoa học tin cậy cho định hƣớng không gian phát triển hợp lý bền vững NLN và BVMT LVS Bung, tỉnh Quảng Nam. 6. CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA LUẬN ÁN Toàn bộ cơ sở dữ liệu thu thập đƣợc phục vụ cho nghiên cứu đề tài luận án có thể phân chia thành các nhóm dữ liệu nhƣ sau: 3
  15. * Các bài báo, đề tài/nhiệm vụ, báo cáo kinh tế - xã hội: - Các bài báo, tài liệu nghiên cứu đã công bố trên thế giới và Việt Nam có hƣớng nghiên cứu CQ, DVCQ, quy hoạch, tổ chức không gian phát triển kinh tế và BVMT; - Các tài liệu, báo cáo, đề tài, dự án về ĐKTN, tài nguyên thiên nhiên (TNTN) LVS Bung, tỉnh Quảng Nam; - Tài liệu, số liệu thống kê về KT-XH của các huyện trong LVS Bung đến năm 2021; - Tài liệu, số liệu về thống kê, kiểm kê đất đai các địa phƣơng trong LVS Bung đến năm 2021; - Các số liệu, báo cáo quan trắc MT và phân tích, đánh giá hiện trạng MT giai đoạn 2016 - 2021. * Các bản đồ và dữ liệu không gian khác Nguồn bản đồ và dữ liệu không gian đƣợc thu thập từ các cơ quan đã đƣợc thống kê nhƣ ở bảng 1. Bảng 1: Nguồn bản đồ và dữ liệu không gian phục vụ nghiên cứu đề tài TT Tên bản đồ Tỉ lệ Nguồn Bản đồ địa chất Quảng Nam - Đà Cục Địa chất khoáng sản Việt 1 1/200.000 Nẵng, mảnh Bà Nà, năm 2005 Nam 2 Bản đồ địa hình tỉnh Quảng Nam 1/100.000 Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các 3 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam 1/100.000 Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam năm 2020 Phân viện Quy hoạch và Thiết 4 Bản đồ thổ nhƣỡng tỉnh Quảng Nam 1/100.000 kế Nông nghiệp miền Trung Bản đồ 3 loại rừng tỉnh Quảng Nam Sở Nông nghiệp và Phát triển 5 1/100.000 năm 2020 nông thông tỉnh Quảng Nam 6 Cơ sở dữ liệu nền tỉnh Quảng Nam 1/100.000 Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam độ phân giải http://gdem.ersdac.jspacesyste 7 Ảnh ASTER GDEM 30 m ms.or.jp/search.jsp Ảnh Landsat 8 OLI chụp ngày độ phân giải http://earthexplorer.usgs.gov/ 8 7/2/2020 30 m Trung tâm khí tƣợng thủy văn 9 Bản đồ lƣợng mƣa TB năm 1/100.000 Trung Trung Bộ 4
  16. * Dữ liệu sơ cấp thu được trong quá trình khảo sát thực địa Kết quả điều tra khảo sát thực địa ở các địa phƣơng trong LVS Bung từ năm 2016 đến năm 2021, bao gồm các thông tin về ĐKTN, KT-XH, tai biến thiên nhiên, các loại hình sản xuất NLN, hiện trạng, kết quả sản xuất và định hƣớng phát triển một số cây trồng chính trên LVS Bung. 7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI a. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu, ĐGCQ kết hợp với phân tích, đánh giá xói mòn và tiềm năng DVCQ cho mục đích phát triển và quản lý bền vững cho các LVS. b. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án đã xác lập căn cứ khoa học, giúp các nhà quản lí và quy hoạch địa phƣơng ở LVS Bung ra quyết định và vạch chiến lƣợc phát triển bền vững KT-XH, BVMT. Đồng thời, luận án còn là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các nhà khoa học, NCS và học viên quan tâm đến nghiên cứu CQ. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của luận án đƣợc trình bày trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2. Đặc điểm và sự phân hóa CQ LVS Bung, tỉnh Quảng Nam. Chƣơng 3. Định hƣớng không gian sử dụng CQ cho phát triển NLN và BVMT LVS Bung. 5
  17. Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cảnh quan 1.1.1.1. Quan niệm cảnh quan a. Quan niệm cảnh quan của các nhà khoa học Nga và Đông Âu CQ lần đầu tiên đƣợc sử dụng nhƣ một khái niệm khoa học vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX từ tiếng Đức là Landschaft, nghĩa là “phong cảnh”. Sự ra đời của khoa học CQ xuất phát từ các công trình nghiên cứu về sự phân chia địa lí tự nhiên bề mặt Trái Đất của các nhà địa lí Nga nhƣ: Đocusaev V.V., Berge L.C., Patxaghe I.,.. Trong khoa học Địa lí Nga và Đông Âu, CQ vẫn đang đƣợc xem xét ở cả ba khía cạnh: Thứ nhất, xem CQ là những cá thể địa lí không lặp lại trong không gian, có nội dung xác định và chỉ tiêu rõ ràng, thể hiện mối quan hệ tƣơng hỗ của các hợp phần tự nhiên trong một lãnh thổ nhất định, đƣợc đề cập trong công trình của Ixatsenko A.G. [37], Solxev N.A. [56], [57], Berg L.C. [105]. Thứ hai, xem CQ là đơn vị mang tính kiểu loại, là sự phối hợp, thống nhất biện chứng của các hợp phần tự nhiên, nhƣ một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên tƣơng đối đồng nhất, đƣợc xem xét không phụ thuộc vào phạm vi phân bố và có sự lặp lại trong không gian, đƣợc thể hiện trong công trình của Pôlƣnov B. B [53]. Thứ ba, xem CQ là một khái niệm chung có thể dùng cho mọi đơn vị phân loại và phân vùng ở bất kỳ lãnh thổ nào, thể hiện trong nghiên cứu của Minkov F. N. [45], Armand D.L. [3],... Trong đó, quan điểm cá thể và kiểu loại ảnh hƣởng lớn đến nghiên cứu CQ ở Việt Nam. Phần lớn các nghiên cứu địa lí của các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Khoa Địa lý (Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã áp dụng quan điểm này để xây dựng nhiều bản đồ CQ ở các tỉ lệ nhƣ Nguyễn Thành Long, Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Cao Huần, Phạm Quang Anh, Nguyễn An Thịnh,... ở nhiều khu vực khác nhau trong cả nƣớc. b. Quan niệm cảnh quan của các nhà khoa học Tây Âu và Bắc Mỹ Các nhà khoa học Tây Âu và Bắc Mỹ nhấn mạnh CQ như phong cảnh, CQ nhân sinh hay CQ văn hóa. Trong đó, CQ là phần không gian xung quanh có thể quan sát và cảm nhận đƣợc nên đƣợc áp dụng trong quy hoạch, kiến trúc CQ, du lịch; CQ nhân sinh nhấn mạnh vai trò của con ngƣời làm biến đổi và thành tạo CQ [36]. Theo trƣờng phái này, chủ yếu là các nhà sinh thái học và các nhà quy hoạch 6
  18. đất đai. Do đó, khái niệm CQ đƣợc xây dựng theo hƣớng lấy sinh vật hoặc con ngƣời làm trung tâm, chú trọng nhiều tới đặc trƣng về hình thái CQ. Đại diện cho trƣờng phái này có Zonneveld I. S. (1995) cho rằng, đất đai có vai trò quan trọng hơn sinh vật sống trong việc cấu thành CQ [138]. Xác định đất đai có ảnh hƣởng đến cấu trúc và chức năng CQ thông qua các hoạt động của con ngƣời [65], [138]. Đơn vị không gian cơ sở cho nghiên cứu STCQ theo các nhà CQ Tây Âu và Bắc Mỹ ƣu tiên lựa chọn là đơn vị địa lí (geographic unit), đơn vị đất đai (land unit), đơn vị CQ (landscape unit), hay đơn vị HST (ecosystem unit). Trong đó, STCQ đƣợc coi nhƣ một hệ thống "sinh thái - xã hội" phức tạp và đòi hỏi phải có tiếp cận liên ngành, tích hợp và đa quy mô nhằm đƣa ra các giải pháp hữu hiệu trong quản lý và sử dụng [48], [65]. Trƣờng phái Tây Âu và Mỹ đã ứng dụng các phần mềm tích hợp trong GIS để nghiên cứu cấu trúc hình thái CQ, phân tích tính đa dạng và đánh giá giá trị sử dụng của CQ,... Các mô hình phân tích không gian trong các nghiên cứu thƣờng sử dụng các chỉ số CQ để định lƣợng và điều này không những giúp làm rõ các chức năng sinh thái mà còn phản ánh các chức năng KT-XH ảnh hƣởng đến CQ [110], [137], [138]. Ngoài ra, việc kết hợp dữ liệu viễn thám và các chỉ số CQ để phân tích sự biến đổi lớp phủ sẽ hỗ trợ ngƣời ra quyết định trong quy hoạch và lập kế hoạch đƣợc tốt hơn,... Tại Việt Nam, tiếp cận theo hƣớng này có các nhà khoa học điển hình nhƣ Phạm Quang Anh, Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Bắc Giang, thể hiện trong các nghiên cứu về cấu trúc STCQ Việt Nam; nghiên cứu CQ Việt - Lào trên cơ sở ứng dụng GIS và viễn thám; tích hợp viễn thám, GIS và phân tích fractal trong mô hình hóa biến đổi các CQ ở lãnh thổ Việt Nam [2], [21], [33], [65], [66],… 1.1.1.2. Hệ thống phân loại cảnh quan Các nhà Địa lí học Liên bang Nga phân loại CQ dựa vào tính địa đới và phi địa đới, nhƣ: Ixatsenko A.G., Govodexki N.A. và Nikolaiev V.A. - Hệ thống phân loại CQ của Gvozdexki N.A. (1961) chia thành 5 đơn vị phân loại gồm lớp  kiểu  phụ kiểu  nhóm  loại (dẫn theo [24]). - Hệ thống phân loại CQ của Ixatsenko A.G. (1969) gồm 8 bậc: nhóm kiểu kiểu  phụ kiểu  lớp  phụ lớp  loại  phụ loại  thể loại. Trong đó, kiểu CQ là đơn vị phân loại cao nhất, với những nét chung nhất về phát sinh và cấu trúc, cũng nhƣ tính chất của các quá trình địa lí cơ bản [37]. - Hệ thống phân loại CQ của Nikolaiev V.A. (1966), gồm 12 bậc (áp dụng cho nghiên cứu CQ đồng bằng): thống  hệ  phụ hệ  lớp  phụ lớp  nhóm  kiểu  phụ kiểu  hạng  phụ hạng  loại  phụ loại (dẫn theo [24]). 7
  19. Nhìn chung, những hệ thống phân loại trên cho thấy thứ tự cấp bậc không đồng nhất trong sơ đồ phân loại của các tác giả, có sơ đồ thì đặt cấp kiểu trên cấp lớp, đa số các sơ đồ đặt cấp lớp trên cấp kiểu. Ở Việt Nam, hệ thống phân loại CQ dựa trên quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới, có nghiên cứu của Vũ Tự Lập (1976), hệ thống phân loại CQ địa lí miền Bắc Việt Nam gồm 8 cấp: hệ  lớp  phụ lớp  nhóm  kiểu  chủng  loại  thứ [38]. Mỗi một cấp tƣơng ứng với một chỉ tiêu hoặc một tập hợp các chỉ tiêu và có sự kết hợp giữa các cặp thành phần của CQ nhƣ nền nham, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhƣỡng và thảm thực vật. Từ sau năm 1980 đến nay, có rất nhiều các tác giả nghiên cứu CQ của vùng lãnh thổ Việt Nam: Hệ thống phân loại cho bản đồ CQ Việt Nam trên các tỷ lệ đƣợc tác giả Nguyễn Thành Long và cs. (1993), trên cơ sở hệ thống phân loại của Nicolaev V.A. gồm 10 cấp: hệ CQ  phụ hệ CQ  lớp CQ  phụ lớp CQ  kiểu CQ  phụ kiểu CQ  hạng CQ  loại CQ, ngoài ra còn các cấp bổ trợ theo các đơn vị cấu trúc hình thái là dạng, nhóm dạng địa lí, diện, nhóm diện địa lí [42]. Khi nghiên cứu CQ nhiệt đới gió mùa Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý TNTN và BVMT, Phạm Hoàng Hải và cs. (1997) đã xây dựng hệ thống phân loại 7 cấp: hệ thống CQ  phụ hệ thống CQ  lớp CQ  phụ lớp CQ  kiểu CQ  phụ kiểu CQ  loại CQ [23]. Đây là hệ thống phân loại đƣợc nhiều tác giả công nhận và vận dụng để làm cơ sở nghiên cứu những nội dung nhƣ phân vùng CQ, đánh giá tổng hợp một phần hay toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Qua tổng quan tài liệu cho thấy, các tác giả đều sử dụng hệ thống phân loại các cấp từ hệ, phụ hệ, lớp, phụ lớp, kiểu, phụ kiểu, hạng, loại CQ và tùy theo lãnh thổ, tỉ lệ bản đồ, mục đích mà sử dụng một số cấp bổ trợ khác ở cấp thấp hoặc cấp phụ. Mỗi cấp có một chỉ tiêu cụ thể quy định sự phân hóa có tính hệ thống và logic. 1.1.1.3. Đánh giá cảnh quan cho phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Trong những năm gần đây, nhiều hƣớng nghiên cứu và ĐGCQ đƣợc đƣa ra nhƣ: đánh giá mức độ thuận lợi của CQ, đánh giá kinh tế sinh thái, đánh giá hiệu quả kinh tế bằng phƣơng pháp sử dụng chi phí - lợi ích (Alfred Mashall và Zvoruvkin K.B. 1968), đánh giá ảnh hƣởng MT (Leopold, 1972; Hudson, 1984; Petermann T., 1996;…) hoặc tổ hợp giữa chúng (Shishenko P.G, 1988; Nguyễn Cao Huần, 1992). Cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu CQ là nền tảng cho sự phát triển hƣớng nghiên cứu CQ học ứng dụng. Tại Đức và Nga chủ yếu ứng dụng CQ vào việc quản lý các HST dựa trên phƣơng pháp phân tích, ĐGCQ, trƣờng phái này chú ý nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố trong CQ. Các nhà CQ học ở Pháp lại ứng dụng nghiên cứu CQ cho mục đích sử dụng và quy hoạch dựa trên các quá trình động lực phát sinh: 8
  20. địa mạo động lực và phát sinh thổ nhƣỡng. Hƣớng nghiên cứu này đã đƣợc 2 nhà CQ Cabaussel G. và Bertran G. sử dụng để xây dựng phƣơng pháp phân kiểu CQ, mỗi kiểu CQ tƣơng ứng với một kiểu thích nghi của thảm thực vật tự nhiên hay nhân tác. Nổi bật trong hƣớng nghiên cứu này là công trình của Tricarst và Kilian với nghiên cứu cơ sở cho quy hoạch, giải quyết mối quan hệ giữa địa mạo động lực và phát sinh thổ nhƣỡng (dẫn theo [78]). Tại Việt Nam, hƣớng nghiên cứu CQ cho phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT nhƣ: Nguyễn Thế Thôn (1993) đã nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế cũng khẳng định CQ và các đơn vị lãnh thổ - dạng CQ, diện CQ là các đơn vị cơ sở và là đối tƣợng nghiên cứu của địa lý. Khi đánh giá CQ cho quy hoạch phát triển kinh tế cần có thêm sự đánh giá định hƣớng kinh tế trên các vùng địa lý tự nhiên [67]. Nguyễn Cao Huần (2005) với công trình đánh giá cảnh quan (theo tiếp cận kinh tế sinh thái) có giá trị đóng góp lớn với đào tạo và nghiên cứu địa lý theo hƣớng cơ bản và ứng dụng. Nghiên cứu này phát triển lý luận về phƣơng pháp ĐGCQ theo tiếp cận kinh tế sinh thái với các nội dung chủ yếu là đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá kinh tế, đánh giá mức độ bền vững về MT và xã hội, đánh giá thích hợp đối với các hoạt động sử dụng CQ, trong đó có NLN và BVMT [33]. Có ý nghĩa trong nghiên cứu CQ phục vụ định hƣớng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển NLN hoặc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT còn có những công trình của các tác giả Lê Văn Thăng (1995) [62], Hà Văn Hành (2001) [25], Nguyễn Xuân Độ (2003) [20], Hoàng Đức Triêm và cs (2003) [72], Nguyễn Quang Tuấn (2013) [76], Trần Anh Tuấn (2013) [78], Nguyễn Minh Nguyệt (2014) [48], Bùi Thị Thu (2005, 2014) [68], [69], . Những nội dung chính trong các công trình này nhƣ sau: - Phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan bao gồm: vị trí địa lý, địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và hoạt động nhân sinh. - Hệ thống phân loại CQ đƣợc sử dụng chủ yếu dựa trên hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và cs. [23], Nguyễn Thành Long và cs. [42]. Tuy nhiên, tùy từng địa bàn, quy mô diện tích và tỷ lệ bản đồ mà cấp thấp nhất trong hệ thống phân loại sẽ là hạng cảnh quan [42]; loại cảnh quan [25], [62], [68], [79], [48] hoặc dạng cảnh quan [61], [65], [69], [76], [77]. Đây cũng chính là những đối tƣợng đƣợc lựa chọn để đánh giá thích nghi sinh thái CQ cho phát triển NLN và BVMT. - Việc đánh giá hiệu quả kinh tế, tính bền vững về xã hội và MT thƣờng đƣợc thực hiện cho các loại hình sử dụng đất chính, trong đó đánh giá hiệu quả kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa còn việc đánh giá tính bền vững về xã hội và MT thì ở một số công 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2