intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Ứng dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

Chia sẻ: Gaocaolon6 Gaocaolon6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:273

68
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tiến hành đánh giá thực trạng dạy và học môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất ở Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh; xây dựng quy trình ứng dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ; đánh giá hiệu quả phương pháp dạy học bằng sơ đồ. Mời các bạn cùng tham khảo luận án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Ứng dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG SƠ ĐỒ ĐỐI VỚI MÔN HỌC LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ PHƯƠNG OANH ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG SƠ ĐỒ ĐỐI VỚI MÔN HỌC LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. ĐỒNG VĂN TRIỆU 2. TS. TRẦN TRUNG BẮC NINH - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào! Tác giả luận án Nguyễn Thị Phương Oanh
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGD-ĐT Bộ Giáo dục - đào tạo CP Chính phủ ĐH Đại học GD ĐT Giáo dục đào tạo GDTC Giáo dục thể chất GS Giáo sư GV GV HLTT Huấn luyện thể thao KHCN Khoa học công nghệ KNKX Kỹ năng kỹ xảo LL & PP GDTC Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất LL TDTT Lý luận Thể dục thể thao LLDH Lý luận dạy học NĐC Nhóm đối chứng NQ Nghị quyết NTN Nhóm thực nghiệm NXB Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học PƯVĐ Phản ứng vận động SV Sinh viên TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TS Tiến sĩ VD Ví dụ
  5. MỤC LỤC Trang Table of Contents MỞ ĐẦU. .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 8 1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ........................................................... 8 1.2. Phương pháp dạy học đại học .............................................................................. 11 1.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học .................................... 11 1.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học đại học ....................... 14 1.3. Một số phương pháp dạy học đại học đang được sử dụng ở Việt Nam ............... 24 1.3.1. Phương pháp thuyết trình (dạng diễn giảng) ................................................. 24 1.3.2. Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) ................................................................ 25 1.3.3. Phương pháp dạy học trực quan .................................................................... 26 1.3.4. Phương pháp thực hành ................................................................................. 26 1.3.5. Phương pháp xêmina ..................................................................................... 27 1.3.6. Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề................................................. 27 1.3.7. Phương pháp dạy học theo dự án .................................................................. 28 1.3.8. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm ............................................................. 29 1.3.9. Phương pháp dạy học theo sơ đồ tư duy ....................................................... 29 1.4. Phương pháp dạy học bằng sơ đồ trong dạy học đại học..................................... 30 1.4.1. Sơ đồ kiến thức.............................................................................................. 30 1.4.2. Sơ đồ hóa kiến thức ....................................................................................... 33 1.4.3. Phương pháp dạy học bằng sơ đồ.................................................................. 34 1.5. Một số công trình nghiên cứu có liên quan.......................................................... 37 1.5.1. Những công trình nghiên cứu về PPDH ở ĐH TDTT .................................. 37 1.5.2. Những kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học bằng sơ đồ ................. 38 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .......................... 42 2.1. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 42 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu .................................................. 42
  6. 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm .................................................................. 43 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm ..................................................................... 44 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ..................................................................... 45 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .............................................................. 45 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê .................................................................... 46 2.2. Tổ chức nghiên cứu: ............................................................................................ 47 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 47 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 47 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................... 48 3.1. Đánh giá thực trạng dạy và học môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất ở Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh. ............................................................... 48 3.1.1. Thực trạng nội dung chương trình môn học.................................................. 48 3.1.2. Thực trạng dạy học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất và nhận thức của giảng viên về phương pháp dạy học bằng sơ đồ....................................... 52 3.1.3. Thực trạng học tập môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất của sinh viên trường Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh........................................ 60 3.1.4. Ý kiến đánh giá của chuyên gia, giảng viên về lựa chọn PPDH bằng sơ đồ 63 3.1.5. Bàn luận về thực trạng dạy và học môn LL & PP GDTC ............................. 64 3.2. Xây dựng quy trình ứng dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ ....................... 81 3.2.1. Bước 1: Xác đinh nguyên tắc lựa chọn sử dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất ........................ 83 3.2.2. Bước 2: Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng PPDH bằng sơ đồ môn ....... 86 3.2.3. Bước 3: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhằm vận dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ ........................................................................................................ 99 3.2.6. Bàn luận về quy trình ứng dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ ............ 106 3.3. Đánh giá hiệu quả phương pháp dạy học bằng sơ đồ ........................................ 123 3.3.1. Bước 4: Thực nghiệm ứng dụng PPDH bằng sơ đồ .................................... 123 3.3.2. Bước 5: Đánh giá hiệu quả ứng dụng PPDH bằng sơ đồ môn LL và PP GDTC cho SV trường Đại học TDTT Bắc Ninh…….…………………………..124 3.3.3. Bàn luận về kết quả thực nghiệm. ............................................................... 130
  7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 137 1. Kết luận ................................................................................................................. 137 2. Kiến nghị............................................................................................................... 139 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ….136 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 137
  8. DANH MỤC BIỂU BẢNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRỌNG LUẬN ÁN Bảng STT Tên bảng Trang số Sau 1 1.1. Bảng so sánh ưu, nhược điểm của PPDH bằng sơ đồ Tr36 Phân phối chương trình môn học lý luận và phương pháp giáo dục 2 3.1. 49 thể chất I ở Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh Phân phối chương trình môn học lý luận và phương pháp giáo dục 3 3.2. 50 thể chất II ở Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh Kết quả điều tra về thực trạng đội ngũ giảng viên môn môn LL & 4 3.3. 52 PP GDTC ở Trường Đại học TDTTBắc Ninh Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng PPDH môn LL & PP GDTC 5 3.4. 53 ở Trường Đại học TDTTBắc Ninh (n=4) Kết quả điều tra về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học của 6 3.5. giảng viên lý thuyết ở Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh 54 (n=30) Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong giảng dạy các môn 7 3.6. 55 học môn LL & PP GDTC ở Trường Đại học TDTTBắc Ninh (n=10) Nhận thức của giảng viên về PPDH bằng sơ đồ trong dạy học môn 8 3.7. 56 LL & PP GDTC ở Trường Đại học TDTTBắc Ninh (n=4) Nhận thức của giảng viên về vị trí của phương pháp dạy học bằng 9 3.8. 57 sơ đồ trong dạy học các môn lý thuyết (n=30) Thực trạng hiểu biết của giảng viên LL & PP GDTC ở một số trường 10 3.9 59 đại học về phương pháp dạy học bằng sơ đồ (n=10) Nhận thức của giảng viên môn PPDH bằng sơ đồ trong dạy học môn Sau 11 3.10 LL & PP GDTC ở Trường Đại học TDTTBắc Ninh về ưu điểm của Tr 59 phương pháp dạy học bằng sơ đồ (n=4) Nhận thức của giảng viên lý thuyết ở Trường Đại học TDTTBắc Sau 12 3.11. Ninh về ưu điểm của phương pháp dạy học bằng sơ đồ (n=30) Tr 59 Nhận thức của giảng viên LL & PP GDTC ở một số trường đại học Sau 13 3.12. về ưu điểm của phương pháp dạy học bằng sơ đồ (n=10) Tr 59 Nhận thức của giảng viên dạy môn LL & PP GDTC ở Trường Đại Sau 14 3.13. học TDTTBắc Ninh về hạn chế của PPDH bằng sơ đồ (n=4) Tr 59 Nhận thức của giảng viên lý thuyết trường Đai học Thể dục thể thao Sau 15 3.14. Bắc Ninh về hạn chế của phương pháp daỵ học bằng sơ đồ (n=30) Tr 59 Nhận thức của giảng viên môn LL & PP GDTC ở Trường Đại học Sau 16 3.15 TDTTBắc Ninh về hạn chế của PPDH bằng sơ đồ (n=10) Tr 59 Kết quả học tập một số môn lý thuyết của sinh viên khóa 51 ngành Sau 17 3.16 giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Tr 60 (n=234) Kết quả học tập một số môn thực hành của sinh viên khóa 51 ngành Sau 18 3.17. giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh Tr 60 (n=234)
  9. Kết quả phỏng vấn sinh viên về vấn đề dạy học môn học Lý luận và Sau 19 3.18. phương pháp giáo dục thể chất (n=215) Tr 61 Ý kiến phản hồi của sinh viên về vấn đề tự học môn Lý luận và Sau 20 3.19. phương pháp giáo dục thể chất (n=215) Tr 62 Kết quả học tập môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất của Sau 21 3.20. sinh viên khóa 51 ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Thể dục Tr 62 thể thao Bắc Ninh (n=234) Kết quả phỏng vấn chuyên gia, giảng viên về việc sử dụng phương 22 3.21. 63 pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC (n=12) Kết quả phỏng vấn chuyên gia đánh giá về quy ứng dụng phương 23 3.22. pháp dạy học bằng sơ đồ môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (n=6) 82 Kết quả phỏng vấn chuyên gia về quy trình thiết kế bài giảng với 24 3.23. 87 phương pháp dạy học bằng sơ đồ môn LL & PP GDTC (n=6) Tổng hợp đánh giá của chuyên gia, giảng viên về giờ học Lý luận 25 3.24 104 và phương pháp giáo dục thể chất với PPDH bằng sơ đồ (n=24 So sánh kết quả học tập lý thyết của sinh viên nhóm đối chứng và Sau 26 3.25. nhóm thực nghiệm Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (K52; n=179) Tr 124 Kết quả phỏng vấn xác định căn cứ đánh giá hiệu quả PPDH học 27 3.26. bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC cho sinh viên trường 125 Đại học TDTT Bắc Ninh (n=30) Ý kiến phản hồi của sinh viên nhóm đối chứng về dạy học môn Lý Sau 28 3.27. luận và phương pháp giáo dục thể chất (n=110) Tr 126 Bảng Ý kiến phản hồi của nhóm thực nghiệm về dạy học môn Lý luận và Sau 29 3.28. phương pháp giáo dục thể chất (n = 69) Tr 126 So sánh ý kiến phản hồi của sinh viên nhóm đối chứng và nhóm Sau 30 3.29. thực nghiệm về vấn đề tự học Tr 126 So sánh kết quả kiểm tra trắc nghiệm môn LL & PP GDTC giữa Sau 31 3.30 nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (nNĐC= 110, nTN = 69) Tr 126 So sánh kết quả kiểm tra với câu hỏi tự luận ngắn giữa nhóm đối Sau 32 3.31 chứng và nhóm thực nghiệm (nĐC= 110, nTN = 69) Tr 126 So sánh kết quả thi học phần môn Lý luận và phương pháp giáo dục Sau 33 3.32 thể giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm (nĐC= 110, nTN = Tr 126 69)
  10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Số sơ đồ, STT Tên sơ đồ, biểu đồ Trang biểu đồ Quy trình thiết kế bài giảng phương pháp dạy học bằng sơ đồ môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất Sau 1 Sơ đồ 3.1. cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Tr 99 Ninh Các bước tiến hành tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhằm vận dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ và Sau 2 Sơ đồ 3.2. lựa chọn bài giảng đạt yêu cầu trong dạy học môn Lý Tr 105 luận và phương pháp giáo dục thể chất Phân loại sức bền theo số lượng cơ tham gia hoạt động 3 Sơ đồ 3.3. 112 và cơ chế cung cấp năng lượng 4 Sơ đồ 3.4. Phân loại sức bền 113 5 Sơ đồ 3.5. Phân loại sức bền 111 6 Sơ đồ 3.6. Cấu trúc giờ học Thể dục thể thao chính khóa 115 So sánh sự khác nhau giữa bài tập thể dục thể thao với 7 Sơ đồ 3.7. 116 lao động chân tay So sánh kết quả kiểm tra trắc nghiệm giữa nhóm đối Sau 8 Biểu đồ 3.1. chứng và nhóm thực nghiệm (HP1) Tr116 So sánh kết quả kiểm tra trắc nghiệm giữa nhóm đối Sau 9 Biểu đồ 3.2. chứng và nhóm thực nghiệm (HP2) Tr116 So sánh kết quả kiểm tự luận ngắn giữa nhóm đối Sau 10 Biểu đồ 3.3. chứng và nhóm thực nghiệm (HP1) Tr127 So sánh kết quả kiểm tự luận ngắn giữa nhóm đối Sau 12 Biểu đồ 3.4. chứng và nhóm thực nghiệm (HP2) Tr127 So sánh kết quả thi học phần giữa nhóm đối chứng Sau 13 Biểu đồ 3.5. và nhóm thực nghiệm (HP1) Tr127 So sánh kết quả thi học phần giữa nhóm đối chứng Sau 14 Biểu đồ 3.6. và nhóm thực nghiệm (HP2) Tr127
  11. 1 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để theo kịp với sự phát triển về khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, vấn đề đổi mới PPDH hiện nay ở Việt Nam là một trong những ưu tiên hàng đầu. Điều này được thể hiện rõ trong nghị quyết số 29-NQ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [4]. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu lên những quan điểm cơ bản: “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội” Trọng tâm là “... đổi mới căn bản và toàn diện GD, ĐT phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả GD ĐT làm cho GD, ĐT thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa” Có thể xem đây như là những triết lý giáo dục ở tầm cỡ quốc gia - dân tộc trong thời kỳ Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [23]. Trước những biến đổi mạnh mẽ về khoa học – công nghệ và đời sống xã hội, cần phải có những chiến lược mới về giáo dục và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có nghiệp vụ trình độ đại học nhằm đáp ứng nhu cầu do thực tiễn đòi hỏi, đáp ứng được công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như thực tiễn đào tạo hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH đại học nói riêng. Chủ trương này thể hiện rõ trong nghị quyết TW 2 Khoá VIII, và cũng thể hiện ở “Cùng hoà nhập với xu thế đổi mới PPDH đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên toàn thế giới, việc đổi mới PPDH đại học, cao đẳng ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở quan niệm đầy đủ và thống nhất về đổi mới PPDH cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi…” [3].
  12. 2 Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cơ cơ sở đào tạo các cán bộ TDTT có trình độ từ Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ; đào tạo vận động viên các môn thể thao; là cơ sở nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế hàng đầu về Thể dục thể thao trong cả nước. Trường đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý để ghi nhận những thành tích đã đạt được như, Huân chương Độc lập Hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Lao động Hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công Hạng Ba… cùng nhiều phần thưởng cao quý khác. Với bề dày truyền thống cũng như những thành tích đáng ghi nhận đó, Nhà trường xác định những mục tiêu trọng tâm trong kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành TDTT Việt Nam chính là thường xuyên cập nhật và đổi với các PPDH sao cho giúp SV có thể tiêp cận với kiến thức một cách nhanh nhất, cũng như vận dụng được những kiến thức đó một cách triệt để trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình [97]. Trong chương trình đào tạo ở trường Đại học TDTT Bắc Ninh, bên cạnh các môn học thực hành như: Bóng đá, bóng rổ, điền kinh, thể dục…nhằm trang bị cho SV những kỹ năng, kỹ xảo thể thao cần thiết, thì các môn học lý thuyết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức chuyên môn, những cơ sở sinh lý sinh hóa của những hoạt động vận động cũng như những phương pháp tiến hành tổ chức hoạt động TDTT cơ bản [97]. Do đặc thù đào tạo nghề, nên SV trường Đại học TDTT Bắc Ninh hầu hết đều thích học các môn thể thao hơn các môn lý thuyết. Đây chính là một thách thức lớn cho các cán bộ, GV lý thuyết của nhà trường. Nắm được tình hình đó, đội ngũ GV của nhà trường đã luôn học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, đổi mới nội dung dạy học, cách thức tiếp cận vấn đề và đặc biệt là thường xuyên cập nhật đổi mới PPDH sao cho có thể kích thích tính tự giác tích cực học tập của. Môn học Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất (LL & PP GDTC) là một trong những môn học lý thuyết quan trọng nằm trong chương trình đào tạo của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, trang bị cho SV những kiến thức về bản chất của thể dục thể thao (TDTT), về phương pháp tổ chức các quá trình giáo dục thể chất,
  13. 3 hình thành kỹ năng vận dụng lý luận - phương pháp vào thực tiễn hoạt động TDTT và hình thành niềm tin, tình cảm nghề nghiệp cho GV TDTT tương lai. Vấn đề nghiên cứu đổi mới PPDH luôn được các GV môn LL & PPGDTC quan tâm và tiến hành thường niên. Thực tế cho thấy PPDH hiện nay đang được các GV sử dụng tương đối đa dạng và phong phú, đã kết hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của từng phương pháp. Những PPDH mà GV bộ môn thường áp dụng có thể kể đến đó là: thuyết trình, vấn đáp, dạy học theo nhóm, xêmina, thực hành…và chủ yếu giảng dạy theo hình thức ‘cuốn chiếu” dạy lần lượt từng bài, khi SV nắm vững kiến thức thì sẽ chuyển sang bài tiếp theo. Cách dạy học này rất phù hợp với phương thức đào tạo niên chế: khi thời lượng học tập trên lớp nhiều, GV có điều kiện dạy kỹ từng bài cũng như có thời gian hướng dẫn SV thực hành các kiến thức ngay sau mỗi bài học. Vì vậy, chất lượng môn học luôn được đảm bảo, thể hiện ở kết quả học tập của sinh viên tương đối cao. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm học 2015- 2016, Nhà trường thay đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang dạng tín chỉ, thời lượng học tập trên lớp giảm đi đáng kể thì những PPDH đang sử dụng theo kiểu liệt kê, dàn trải không còn phù hợp nữa. Cần phải nghiên cứu ứng dụng những PPDH mới sao cho có thể trang cho bị cho SV toàn bộ kiến thức cơ bản một cách nhanh nhất thông qua hệ thống sơ đồ, trên cơ sở đó, dành thời gian phân tích chi tiết những nội dung quan trọng cần nhấn mạnh trong bài học. Có như vậy, mới có thể giúp SV hiểu sâu vấn đề và kích thích tính tích cực học tập của các em. Phương pháp dạy học bằng sơ đồ là một trong những phương pháp thuộc nhóm PPDH trực quan. Sơ đồ là những hình ảnh có tính biểu tượng được xây dựng trên các sự vật, các yếu tố trong cấu trúc sự vật và mối liên hệ giữa các yếu tố đó dưới dạng trực quan cảm tính (quan sát được, cảm nhận được). Sơ đồ tạo thành một tổ chức hình khối phản ánh cấu trúc và logic bên trong của một khối lượng kiến thức một cách khái quát, súc tích và trực quan cụ thể. Nhằm giúp cho người học nắm vững một cách trực tiếp, khái quát những nội dung cơ bản, đồng thời qua đó phát triển năng lực nhận thức cho người học [20].
  14. 4 Phương pháp dạy học bằng sơ đồ mang lại nhiều ưu điểm trong dạy học đại học hiện nay, nó là phương án độc đáo để giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức cần trang bị lớn mà thời lượng dạy học trên lớp lại ít. Việc khai thác sử dụng sơ đồ giúp GV dễ dàng trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hoá các kiến thức một cách rõ ràng, mạch lạc, đồng thời lại không tốn nhiều thời gian. Thông qua sơ đồ, GV vừa có thể giúp SV dễ dàng nắm bắt được toàn bộ kiến thức logic trong bài giảng, vừa có thể đi sâu nhấn mạnh những nội dung quan trọng, lướt qua những kiến thức ngoại diên, vì thế có thể tận dụng được thời gian dạy học trên lớp. Như vậy, có thể coi sơ đồ là một công cụ hữu ích trong dạy học đại học, nói riêng là đối với môn học LL & PPGDTC ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh [80] Vấn đề nghiên cứu đổi mới PPDH ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đã được thực hiện bởi một số tác giả như: Chu Thị Thu Huyền (2013), Ứng dụng phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Tạ Hữu Hiếu (2015), Ứng dụng PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học môn toán thống kê cho SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trần Tuấn Hiếu (2016), Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nhóm PPDH võ phổ tu Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. …[29]; [30]; [36] Đối với bộ môn Lý luận TDTT (LL TDTT), đã có một số đề tài được nghiệm thu với kết quả tốt như: Đồng Văn Triệu (2006), Ứng dụng nhóm PPDH môn Lý luận và PP TDTT ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh; Đồng Thị Bích Hồng (2015) Nghiên cứu ứng dụng PPDH thuyết trình và đặt vấn đề trong dạy học môn LL & PP GDTC cho SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Ngô Xuân Nguyện (2018) Nghiên cứu ứng dụng trò chơi trí tuệ nhằm nâng cao chất lượng giờ học LL & PPGDTC cho SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh… Những công trình trên đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập tới vận dụng PPDH bằng sơ đồ trong dạy học, phù hợp với tình hình môn học nói riêng và với việc đổi mới phương thức đào tạo của nhà trường nói chung. Nghiên cứu ứng dụng PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC cho SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần
  15. 5 phát huy tối đa tính ưu việt trong dạy và học của người thầy và người trò, nâng cao chất lượng môn học nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Ứng dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học Lý luận và phương pháp GDTC cho sinh viên Trường Đại học TDTT Bắc Ninh" MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thông qua đánh giá thực trạng dạy và học môn LL & PP GDTC, luận án xây dựng quy trình ứng PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC cho SV trường Đại học TDTT Bắc Ninh nhằm nâng cao chất lượng dạy học của môn học nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi tiến hành giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau: Nhiệm vụ 1. Đánh giá thực trạng dạy và học môn LL & PP GDTC ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Để giải quyết nhiệm vụ này, luận án tiến hành giải quyết các nội dung sau: Đánh giá thực trạng nội dung chương trình môn học. Thực trạng dạy học môn lý luận và phương pháp giáo dục thể chất và nhận thức của giảng viên về phương pháp dạy học bằng sơ đồ. Thực trạng học tập môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất của sinh viên trường Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Ý kiến đánh giá của chuyên gia, giảng viên về lựa chọn phương pháp dạy học bằng sơ đồ đối với môn học Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất Nhiệm vụ 2. Xây dựng quy trình ứng dụng PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC cho SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Bước 1: Xác đinh nguyên tắc lựa chọn sử dụng PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC cho SV Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Bước 2: Xây dựng Quy trình thiết kế bài giảng PPDH bằng sơ đồ môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh.
  16. 6 Bước 3: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhằm vận dụng phương pháp dạy học bằng sơ đồ trong dạy học môn Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất. Bước 4: Tổ chức thực nghiệm ứng dụng PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PPGDTC cho SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Bước 5: Đánh giá hiệu quả PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC. Nhiệm vụ 3. Đánh giá hiệu quả PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PPGDTC cho SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Để giải quyết nhiệm vụ này, luận án tiến hành các nội dung sau: Tổ chức thực nghiệm ứng dụng PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PPGDTC cho SV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Đánh giá hiệu quả PPDH bằng sơ đồ đối với môn học LL & PP GDTC. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Thực trạng thay đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ dẫn đến mục tiêu đào tạo cũng thay đổi làm cho các PPDH đang được sử dụng đối với môn học LL & PP GDTC không còn phù hợp nữa, làm cho SV cảm thấy áp lực trong quá trình học tập do kiến thức môn học quá lớn mà thời lượng học trên lớp lại giảm đi đáng kể. Nếu đổi mới phương pháp dạy học môn LL và PP GDTC theo hướng ứng dụng phương pháp dạy học bằng bằng sơ đồ kết hợp với các phương pháp dạy học khác một cách khoa học, hệ thống thì sẽ giúp SV dễ nắm bắt được khái quát toàn bộ kiến thức môn học một cách nhanh nhất đồng thời vận dụng linh hoạt trong quá trình tự học, tự nghiên cứu của mình. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng môn học nói riêng và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh nói chung. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Luận án đã cung cấp cơ sở lý luận về PPDH đại học, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về dạy học theo hướng tích cực hóa người học, đó là: Quan điểm về PPDH, PPDH đại học, những PPDH đại học đang được sử dụng hiện nay. Đặc biệt, luận án đã cung cấp cơ sở lý luận về PPDH bằng sơ đồ cũng như quy trình vận dụng nó trong dạy và học môn LL & PPGDTC, góp phần nâng cao chất lượng môn học. Đây là một đóng góp mới mà từ trước đến này chưa có luận án nào nghiên cứu.
  17. 7 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Đối với SV: Ứng dụng PPDH bằng sơ đồ trong dạy học môn LL & PPGDTC giúp SV tiếp cận với kiến thức mới nhanh hơn, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Từ đó SV tự giác tích cực học tập không chỉ trong giờ học chính khóa mà còn cả trong quá trình tự học của các em. Kết quả học tập của SV được cải thiện rõ rệt thông qua các hình thức kiểm tra trắc nghiệm, tự luận ngắn và tự luận. Điều đó cho thấy SV đã nắm được kiến thức môn học và biết vận dụng nó trong điều kiện thực tế. Đối với GV: Luận án đã đánh giá được thực trạng dạy và học môn LL&PP GDTC ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, làm cơ sở để GV có định hướng đổi mới PPDH sao cho phù hợp. Luận án đã xây dựng quy trình vận dung PPDH bằng sơ đồ nhằm hướng dẫn GV cách thức sử dụng PPDH này trong dạy học LL & PP GDTC nói riêng và có thể vận dụng sang các môn học khác nói chung.
  18. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Để theo kịp với sự phát triển về khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, vấn đề đổi mới PPDH là một trong những ưu tiên hàng đầu. Điều này được thể hiện rõ trong nghị quyết Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” [3]; [4]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội” Trọng tâm là “... đổi mới căn bản và toàn diện GD, ĐT phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả GD ĐT làm cho GD, ĐT thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”. Có thể xem đây như là những triết lý giáo dục ở tầm cỡ quốc gia - dân tộc trong thời kỳ Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [23]. Trước những biến đổi mạnh mẽ về khoa học – công nghệ và đời sống xã hội, cần phải có những chiến lược mới về giáo dục và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý có nghiệp vụ trình độ đại học nhằm đáp ứng nhu cầu do thực tiễn đòi hỏi, đáp ứng được công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. Chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng như thực tiễn đào tạo hiện nay đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tiếp tục đổi mới PPDH nói chung và đổi
  19. 9 mới PPDH đại học nói riêng. Chủ trương này thể hiện rõ trong nghị quyết TW 2 Khoá VIII, và cũng thể hiện ở “Cùng hoà nhập với xu thế đổi mới PPDH đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên toàn thế giới, việc đổi mới PPDH đại học, cao đẳng ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở quan niệm đầy đủ và thống nhất về đổi mới PPDH cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi…” [3]. Đổi mới PPDH đại học đòi hỏi người thầy không chỉ mang tri thức đến cho SV mà hơn thế nữa phải dạy cho họ “cách tìm ra chân lí”, phải tăng cường tổ chức hoạt động tự học, tự nghiên cứu, hướng dẫn hình thành kỹ năng tự học. Từ đó, việc đổi mới PPDH đại học nên được thực hiện theo một số định hướng sau: [7]; [10]. Phương pháp dạy học đại học phát huy mạnh mẽ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV. Để được như vậy, trong thực tế dạy học cần đáp ứng một số yêu cầu: GV đại học phải biết kết hợp các PPDH một cách hợp lý, linh hoạt, thích hợp cho từng môn học, từng ngành nghề, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng SV. GV phải biết cách bồi dưỡng phương pháp tự học cho SV. Phương pháp dạy học đại học góp phần rèn luyện tay nghề cho SV, tạo điều kiện cho SV được tiếp cận với ngành nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với định hướng này, PPDH đại học trước hết phải tạo cho SV niềm say mê tìm hiểu một cách sáng tạo và tạo nhiều cơ hội tiếp cận thực tiễn, cơ hội thực hành trong lĩnh vực nghề nghiệp chuyên môn của mình. Điều này giúp họ sau khi tốt nghiệp sẽ thực sự có khả năng làm việc, cống hiến cho ngành nghề mà họ đã lựa chọn. Để làm được như vậy cần: Xác định rõ mục tiêu đào tạo của nhà trường, của khoa, của môn học về tri thức, kỹ năng, năng lực phẩm chất, lí tưởng nghề nghiệp, đặc biệt là năng lực thực hành nghề của SV. Trang bị cho SV một hệ thống tri thức khoa học cơ bản, tri thức cơ sở và tri thức chuyên ngành hướng vào mục tiêu đào tạo đã xác định. Rèn luyện cho SV một hệ thống kỹ năng, kỹ xảo ngành nghề ở mức độ từ thấp đến cao theo một quy trình nhất định. Việc đánh giá SV nên dựa trên cơ sở nắm vững tri thức cơ bản và kỹ năng vận dụng thành thạo trong nghề nghiệp tương lai của họ.
  20. 10 Phương pháp dạy học đại học làm cho phương pháp học tập của SV hướng tới phương pháp nghiên cứu khoa học. Trong định hướng này phải tổ chức, hướng dẫn SV chuyển dần từ phương pháp học tập theo con đường làm theo từng bước chặt chẽ, tiếp thu, tái hiện tri thức, kỹ năng… sang con đường tự tìm tòi, sáng tạo và nghiên cứu khoa học. Thực hiện được định hướng này sẽ giúp cho SV có năng lực hoạt động khoa học, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức khoa học của bản thân để góp phần giải quyết các vấn đề khoa học mới mẻ. Đồng thời, định hướng này còn làm cho SV có điều kiện thâm nhập vào thực tiễn xã hội và tích cực đóng góp những sáng kiến khoa học vào sự phát triển của xã hội. Có thể đưa ra một số biện pháp thực hiện định hướng này như sau: [10]; [26]. Gắn liền các hoạt động của trường Đại học với các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, các cơ sở sản xuất… Đặc biệt, khuyến khích GV và SV cùng nghiên cứu các công trình khoa học, và vận dụng vào thực tế sản xuất. Tổ chức thảo luận, hội thảo về những công trình khoa học, những tri thức hiện đại, những quan điểm, lý thuyết mới cho SV tham dự trong quá trình học ở đại học. Nên tổ chức cho SV tham gia làm các bài tập lớn mang tính chất nghiên cứu ngay từ những năm đầu. Tiếp đó, SV làm khoá luận, luận văn, đề án tốt nghiệp để họ có môi trường làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học để SV tham gia thông qua các đề tài cấp khoa, cấp trường, cấp bộ, cấp nhà nước, dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học, các cán bộ chủ chốt của nhà trường. Các hoạt động nghiên cứu này của SV bước đầu cũng có hiệu quả. Giảng viên nên tạo điều kiện để SV được trình bày các kiến thức mà họ đã được chuẩn bị trước mỗi giờ lên lớp thông qua việc SV thuyết trình bài chuẩn bị của mình. Điều này giúp cho SV có kỹ năng tìm hiểu tài liệu, tạo thói quen tự nghiên cứu tài liệu. Với những định hướng đổi mới, PPDH đại học thực sự giúp cho SV có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, biến SV từ vị trí thụ động chuyển sang vị trí chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2