Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đánh giá chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội
lượt xem 7
download
Luận án "Đánh giá chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành đánh giá thực trạng chương trình đào tạo, nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm tồn tại của chương trình đào tạo hiện hành; đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của cử nhân ngành giáo dục thể chất. Trên cơ sở đó, đề tài luận án tiến hành đề xuất chương trình đào tạo cử nhân ngành giáo dục thể chất Trường ĐHSP TP.HCM mới đáp ứng nhu cầu xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đánh giá chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ KIÊN TRUNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÔ KIÊN TRUNG ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Thị Lệ Hằng 2. GS.TS Lê Nguyệt Nga THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Ngô Kiên Trung
- MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án Danh mục các biểu bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 5 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và đạo tạo, Giáo dục thể chất ..... 5 1.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và đạo tạo. ............................. 5 1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục thể chất .................................. 8 1.2. Những quan điểm trong đánh giá chương trình đào tạo...................................... 9 1.2.1. Chương trình đào tạo: ............................................................................ 9 1.2.2. Chất lượng chương trình ...................................................................... 11 1.2.3. Tiêu chí: ............................................................................................... 12 1.2.4. Mục đích của đánh giá CTĐT đáp ứng nhu cầu xã hội. ..............................13 1.3. Một số mô hình, bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo...................................15 1.3.1. Mô hình đánh giá CIPP . (C: context, I: input, P: process, P: product). .....15 1.3.2. Mô hình Kirkpatrick: Mô hình Kirkpatrick bao gồm 4 cấp độ là: Phản ứng; Học tập; Hành vi; Kết quả. [104], [105]...................................................................18 1.3.3. Mô hình đánh giá chất lượng CTĐT của Taylor-Powell và Ellen Henert. 20 1.3.4. Mô hình AUN-QA (ASEAN University Network-Quality Assurance) ....21 1.3.5. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của ABET.............................22 1.3.6. Tiêu chuẩn đánh giá CTĐT các trình độ của GDĐH ...................................24 1.4. Cơ sở pháp lý trong cải tiến CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM. .................................................................................................................. 26 1.5. Khái quát về CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM ......................28
- 1.6. Công tác đào tạo cán bộ tại Trường ĐHSP TP.HCM và Khoa GDTC Trường ĐHSP TP.HCM ........................................................................................................ 33 1.6.1. Công tác đào tạo cán bộ tại Trường ĐHSP TP.HCM ......................... 33 1.6.2. Công tác đào tạo cán bộ tại Khoa GDTC của Trường ĐHSP TP.HCM. ................................................................................................................ 35 1.7. Các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................................ 37 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ..............................42 2.1. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 42 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: ....................................... 42 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm: ...................................................... 43 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm: .......................................................... 44 2.1.4. Phương pháp thống kê toán học: ......................................................... 45 2.2. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................... 46 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................... 42 2.2.2. Khách thể nghiên cứu: ......................................................................... 42 2.2.3.Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 46 2.2.4. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 46 2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu ....................................................... 46 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.........................................48 3.1. Đánh giá thực trạng CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM. .. 48 3.1.1. Nguyên tắc lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá CTĐT cử nhân ngành GDTC...48 3.1.2. Yêu cầu về nội dung của bộ tiêu chuẩn, tiêu chí...........................................52 3.1.3. Lựa chọn tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM. ...........................................................................................52 3.1.4. Quy trình đánh giá chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục thể chất. ......................................................................................................................................53 3.1.5. Cách thức đánh giá chương trình đào tạo cử nhân ngành GDTC ...............54 3.1.6. Nguồn minh chứng phục vụ đánh giá CTĐT (được trình bày ở phụ lục 18): .....................................................................................................................................57
- 3.1.7. Mô tả diễn giải phân tích các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn, phân tích điểm mạnh, điểm tồn tại của CTĐT. ..................................................................................57 3.1.8. Kết quả đánh giá CTĐT theo thang điểm. ......................................... 118 3.1.9. Bàn luận về đánh giá CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM ....................................................................................................................119 3.2. Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM. ..................................................................................................... 125 3.2.1. Đánh giá phẩm chất và năng lực của cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM ra trường đang công tác tại cơ sở giáo dục. ...................... 125 3.2.2. Ý kiến người sử dụng lao động về chất lượng SV thực tập............... 132 3.2.3. Ý kiến phản hồi của cựu SV về quá trình tổ chức đào tạo và tình tình việc làm của cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM. .................... 133 3.2.4. Bàn luận đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của cử nhân Trường ĐHSP TP.HCM ra trường đang công tác tại các cơ sở giáo dục. ........................135 3.3. Đề xuất CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP HCM. ................... 139 3.3.1.Mục tiêu, Chuẩn đầu ra....................................................................... 140 3.3.2.Các bước để xây dựng khung chương trình........................................ 145 3.3.3. Bàn luận về CTĐT cử nhân ngành GDTC mới. .........................................147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................149 A. Kết luận ................................................................................................... 149 B. Kiến nghị ................................................................................................. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐR Chuẩn đầu ra CNTT Công nghệ thông tin CTĐT Chương trình đào tạo CTDH Chương trình dạy học CTCT&HSSV Công tác chính trị và học sinh viên CSVC Cơ sở vật chất GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDTC Giáo dục thể chất GDĐH Giáo dục đại học GDPT Giáo dục phổ thông ĐHSP Đại học Sư phạm ĐH Đại học GV Giảng viên KTĐG Kiểm tra đánh giá KQHT Kết quả học tập KT&ĐBCL Khảo thí và đảm bảo chất lượng NCKH Nghiên cứu khoa học NCV Nghiên cứu viên SV Sinh viên TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TDTT Thể dục thể thao THPT Trung học phổ thông
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ BẢNG, TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ TRANG BIỂU ĐỒ Những thay đổi của bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng Bảng 1.1 Sau 21 cấp CTĐT theo AUN-QA. Bảng 1.2. Tiêu chuẩn đánh giá CTĐT các trình độ của GDĐH 25 Cấu trúc và khối lượng CTĐT ngành GDTC Trường Bảng 1.3. 31 ĐHSP TP.HCM. Bảng 3.1. Cách thức đánh giá các tiêu chí theo 07 mức độ 55 Bảng 3.2 Kết quả đánh giá của các bên liên quan về CĐR (n=40) Sau 59 Thống kê, phân loại GV cơ hữu theo trình độ, giới tính Bảng 3.3 Sau 78 và độ tuổi. Kết quả đánh giá chất lượng đội ngũ GV Khoa GDTC Bảng 3.4 Sau 82 Trường ĐHSP TP.HCM (n=150). Bảng thống kê số SV tốt nghiệp so với đầu vào của cử Bảng 3.5 94 nhân ngành GDTC 5 khóa đã ra trường. Kết quả đánh giá về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị (n = Bảng 3.6 Sau 102 150). Thống kê tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và Bảng 3.7 109 công nghệ giai đoạn 2015-2020. Bảng 3.8 Tỷ lệ % người học hoàn thành CTĐT. 112 Tình trạng việc làm của SV ngành GDTC Trường Bảng 3.9 Sau 115 ĐHSP TP.HCM Số lượng (người) và tỷ lệ (%) SV của CTĐT tham gia Bảng 3.10 117 các hoạt động nghiên cứu. Tổng hợp kết quả đánh giá CTĐT cử nhân ngành Bảng 3.11 Sau 118 GDTC.
- BẢNG, TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ TRANG BIỂU ĐỒ Kết quả lựa chọn các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá Bảng 3.12 Sau 128 phẩm chất và năng lực. (n=40). Kết quả đánh giá phẩm chất và năng lực của cử nhân Bảng 3.13 Sau 130 ngành GDTC ra trường đang công tác tại cơ sở (n=40) Kết quả đánh giá của người sử dụng lao động về chất Bảng 3.14 Sau 132 lượng SV thực tập ngành GDTC (n=40). Kết quả đánh giá của cựu SV về quá trình tổ chức đào Bảng 3.15 Sau 133 tạo cử nhân ngành GDTC (n=90). Khung CĐR CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường Bảng 3.16. 141 ĐHSP TP.HCM. Bảng 3.17. Mô tả CĐR CTĐT cử nhân ngành GDTC. Sau 141 Tính tương đồng của CĐR CTĐT cử nhân ngành GDTC Bảng 3.18. Sau 142 và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông 2018 Yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT môn GDTC Bảng 3.19. Sau 144 cấp THPT. Bảng 3.20. Kết quả đánh giá của các bên liên quan về CĐR (n=40) Sau 144 So sánh CTĐT cử nhân ngành GDTC 2018 và CTĐT Bảng 3.21. Sau 145 mới Kết quả đánh giá tính khả thi của CTĐTcử nhân Bảng 3.22. Sau 146 nghành GDTC Trường ĐHSP Tp.HCM mới Cấu trúc và khối lượng CTĐT ngành GDTC Trường Biểu đồ 1.1 32 ĐHSP TP.HCM Biểu đồ 3.1 Thống kê, phân loại GV cơ hữu theo trình độ Sau 78 Thống kê số SV tốt nghiệp so với đầu vào của cử nhân Biểu đồ 3.2 94 ngành GDTC Biểu đổ 3.3 Kết quả đánh giá thực trạng CTĐT cử nhân ngành 119
- BẢNG, TÊN BẢNG, BIỂU ĐỒ TRANG BIỂU ĐỒ GDTC Kết quả đánh giá phẩm chất và năng lực của cử nhân Biểu đồ 3.4. 131 ngành GDTC. So sánh CTĐT cử nhân ngành GDTC 2018 và CTĐT Biểu đồ 3.5. 146 mới
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục và đào tạo được xác định đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Với vai trò to lớn đó, chất lượng giáo dục trở nên có tầm quan trọng hơn hết, hoạt động GD&ĐT có chất lượng cao mới góp phần xây dựng nên nguồn nhân lực chất lượng, tạo tiền đề cho sự phát triển về mọi mặt. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã đưa ra qua điểm chỉ đạo: “GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”. Đối với GDĐH, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hội nghị đa đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp trong đó nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan”. [10]. Trong GD&ĐT đại học, đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả đào tạo, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Qua cách hiểu đó, có thể nhận thấy đánh giá trong giáo dục – đào tạo ở trường đại học không chỉ đơn thuần là ghi nhận thực trạng mà còn đề xuất những quyết định làm thay đổi quá trình đào tạo theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Đánh giá là một bộ phận không thể tách rời quá trình đào tạo và là công cụ hành nghề quan trọng của nhà quản lý, GV các trường đại học. Vì vậy, đánh giá được coi là khâu đột phá trong đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ở các trường đại học hiện nay. Đánh giá CTĐT có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp cơ sở đào tạo nhìn lại sản phẩm đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu của sản phẩm đào tạo so với thị trường lao động đồng thời không ngừng cải tiến phát triển chương trình và đổi mới
- 2 quá trình đào tạo đại học nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo chất lượng đào tạo. Đánh giá chương trình giúp cơ sở giáo dục khẳng định về chất lượng đào tạo của Nhà trường trước người học, trước xã hội và như một cam kết về đảm bảo chất lượng đào tạo của Nhà trường. Đánh giá CTĐT được tiến hành thông qua kết quả thực hiện chương trình và hệ thống các điều kiện đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình. Để đánh giá giá CTĐT điều cơ bản, quan trọng phải có bộ tiêu chí để đo các điều đảm bảo chất lượng của chương trình. Bên cạnh đó, với phương châm đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội, chất lượng đào tạo đại học là vấn đề cốt yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc tuyển sinh nói riêng và hoạt động đào tạo nói chung của các trường đại học. Chỉ khi nào nhà trường đào tạo tốt, SV ra trường dễ dàng tìm việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo, có thu nhập ổn định, có điều kiện phát triển cá nhân dựa trên năng lực đã được đào tạo thì trường mới thu hút được người học, đây được coi là yếu tố có vai trò quyết định đối với việc lựa chọn trường của người học. Để đáp ứng mục tiêu trên Trường ĐHSP TP.HCM đã đề ra mục tiêu chiến lược: “đổi mới cơ bản, toàn diện GDĐH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” [69]. Với mục tiêu xây dựng Trường ĐHSP TP.HCM trở thành trung tâm đào tạo đại học chuẩn mực, chất lượng cao, giữ vai trò nòng cốt và đầu tàu trong quan hệ với các trường sư phạm và cơ sở đào tạo giáo viên ở phía Nam, trở thành cơ sở, đầu mối về chuyên môn nghiệp vụ của các sở GD&ĐT, các trường sư phạm và trường phổ thông, Nhà trường đã đề ra Kế hoạch phát triển tổng thể Trường ĐHSP TP.HCM từ năm 2017 đến năm 2026 số 421/KH-ĐHSP, ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Hiệu trường Trường ĐHSP TP.HCM, trong đó nhấn mạnh “Đảm bảo các CTĐT đáp ứng được sứ mạng, mục tiêu của Nhà trường, được lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan, đặc biệt là các đơn vị sử dụng người tốt nghiệp và đáp ứng được nhu cầu xã hội; Rà soát cập nhật CTĐT giáo viên để đáp ứng các yêu cầu của chương trình GDPT mới; Tăng cường thực hành, thực tập trong các CTĐT nhằm gia tăng cơ hội trải nghiệm và phát triển nghề nghiệp của SV. Đồng thời, cân đối hợp lý giữa lý thuyết và thực hành trong các CTĐT, gắn kết với CĐR”. Bên cạnh đó, với phương châm đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội, chất lượng đào tạo đại học là vấn đề cốt yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc tuyển sinh nói riêng và hoạt động đào tạo nói chung của các trường đại học. Chỉ khi
- 3 nào nhà trường đào tạo tốt, SV ra trường dễ dàng tìm việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo, có thu nhập ổn định, có điều kiện phát triển cá nhân dựa trên năng lực đã được đào tạo thì trường mới thu hút được người học, đây được coi là yếu tố có vai trò quyết định đối với việc lựa chọn trường của người học. Để thực hiện mục tiêu và chương trình chiến lược của Nhà trường thì việc đánh giá CTĐT cử nhân ngành GDTC được đặc biệt coi trọng. Việc đánh giá CTĐT để tìm ra điểm mạnh và điểm tồn nhằm cải tiến CTĐT là cơ hội đón đầu được nhu cầu đào tạo của ngành GDTC, góp phần quyết định việc thực hiện thành công sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc đánh giá CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM nhằm cải tiến CTĐT để nâng cao chất lượng CTĐT là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc đánh giá, xây dựng và đổi mới phương pháp, nội dung giảng dạy trong các lĩnh vực khác nhau của thực tiễn công tác TDTT đã có một số công trình nghiên cứu, như tác giả Trần Vũ Phương năm 2015 với luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh: “Ứng dụng đổi mới đào tạo chuyên ngành GDTC trình độ Cao đẳng ở Trường Cao đẳng Tuyên Quang”, Nguyễn Văn Hòa năm 2016 với luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường ĐH TDTT Bắc Ninh: “Đánh giá CTĐT ngành Huấn luyện TDTT Trường ĐH TDTT Bắc Ninh”, Nguyễn Văn Hòa năm 2017 với luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT TP.HCM: “Cải tiến chương trình giảng dạy các môn thể thao tự chọn cho SV không chuyên Trường Đại học Cần Thơ”, Nguyễn Thanh Hùng năm 2017 với luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT TP.HCM: “Xây dựng chương trình GDTC học phần tự chọn, ngoại khóa cho SV Đại học Quy Nhơn”, Trần Ngọc Cương năm 2018 với luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học TDTT TP.HCM :“Nghiên cứu xây dựng chương trình các môn thể thao tự chọn theo mô hình câu lạc bộ trong đào tạo tín chỉ của SV Trường Đại học Sài Gòn”, Nguyễn Thị Thư năm 2018 với luận án Tiến sĩ Khoa học GD, Viện Khoa học TDTT: “Cải tiến chương trình GDTC cho SV Đại học Quốc gia Hà Nội” ...Các đề tài trên đã đánh giá được một phần thực trạng công tác đào tạo, đồng thời đề xuất các giải pháp, cải tiến đổi mới góp phần nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo trong thời gian qua. Tuy nhiên việc đánh giá CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM thì vẫn chưa có tác giả nào đề cập tới.
- 4 Xuất phát từ các lý do trên, với mong muốn đóng góp một phần vào sự phát triển của Nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM, để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, tạo cơ hội đón đầu được nhu cầu đào tạo của ngành GDTC, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng nhu cầu xã hội”. 1. Mục đích nghiên cứu: Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án tiến hành đánh giá thực trạng CTĐT, nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm tồn tại của CTĐT hiện hành; đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của cử nhân ngành GDTC. Trên cơ sở đó, đề tài luận án tiến hành đề xuất CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM mới đáp ứng nhu cầu xã hội. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM. Mục tiêu 2: Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM. Mục tiêu 3: Đề xuất CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM mới. 3. Giả thuyết khoa học của luận án Nếu đánh giá đúng, khách quan CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP trong giai đoạn vừa qua từ việc lựa chọn được bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM phù hợp với điều kiện thực tiễn của Nhà trường; đồng thời thu nhận được ý kiến đánh giá của cựu SV, của người sử dụng lao động đối với sản phẩm đào tạo...sẽ sẽ tìm ra được điểm mạnh, điểm tồn tại, mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội, là cơ sở thực tiễn…rất quan trọng đề xuất được CTĐT cử nhân ngành GDTC mới đáp ứng nhu cầu xã hội nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và đạo tạo, Giáo dục thể chất 1.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục và đạo tạo GD & ĐT là một vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi Quốc gia, giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Vì vậy, ngay từ khi mới giành được chính quyền, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Đảng và Nhà nước ta xác định GD&ĐT là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam [28]. Đổi mới GD&ĐT phù hợp với sự phát triển của xã hội luôn được Đảng và nhà nước ta đặt ra như một trong những yêu cầu cấp thiết nhất trong sự nghiệp phát triển đất nước. Quan điểm đó đã được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI cũng như trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về GD-ĐT. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế với quan điểm chỉ đạo [9]: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình bước đi phù hợp. Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất
- 6 người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Từ đó đã đưa ra nhiệm vụ và giải pháp: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường GDTC, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người Việt Nam ở nước ngoài.”. Nghị quyết 29-NQ/TW cũng xác định rõ mục tiêu của từng bậc học, trong đó: đối với GDĐH, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở GDĐH, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hoá các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Các quan điểm chỉ đạo đó đã được cụ thể hóa trong nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/06/2014. Theo nội dung cơ bản của Nghị quyết số 44/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29 NQ/TW. Kế hoạch hành động của ngành giáo dục (triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW) đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, trong đó có đổi mới CTGD các cấp học và trình độ đào tạo như sau: “Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, GDĐH rà soát, điều chỉnh, xây dựng CTĐT bảo đảm thống nhất, liên thông theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nghiên cứu tiếp nhận, chuyển giao CTĐT từ các nước tiên tiến cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học của Việt Nam” [12].
- 7 Ngày 26 tháng 12 năm 2018 Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình GDPT, kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. chương trình GDPT 2018 là toàn bộ phương hướng và kế hoạch GDPT, trong đó nêu rõ mục tiêu GDPT, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh, phạm vi cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm ở mỗi lớp và của mỗi cấp học của GDPT. Đây là chương trình GDPT được kế thừa CTGD phổ thông hiện hành nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn [17]. Ngày 24 tháng 1 năm 2019, Bộ GD&ĐT đã ra công văn số: 344/BGDĐT- GDTrH về việc triển khai chương trình GDPT, yêu cầu các cơ sở đào tạo giáo viên: “Nghiên cứu xây dựng các CTĐT giáo viên mới và các chương trình bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khaic hương trình GDPT”. Đây là cơ sở để luận án đánh giá CTĐT cử nhân ngành GDTC Trường ĐHSP TP.HCM [18]. Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019, Bộ luật này thay thế Luật giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009. So với mục tiêu giáo dục trong bộ luật năm 2005, tiêu chuẩn về “con người Việt Nam” mà giáo dục hình thành nên của bộ luật này đã được bổ sung thêm những tiêu chí như “có văn hoá”, được "phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo cá nhân”. Còn nền giáo dục có thêm trọng trách “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và đáp ứng thêm yêu cầu “hội nhập quốc tế”. Luật giáo dục năm 2019 nhấn mạnh việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên từ mầm non cho đến đại học, đây là cơ sở để các trường đại học xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển GD-ĐT đáp ứng yêu cầu của xã hội. [66] Ngày 30 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số: 436/QĐ-TTg Ban hành Kế hoạch thực hiện khung trình độ quốc gia việt nam đối với các trình độ của GDĐH, giai đoạn 2020 – 2025. [89]. Mục đích triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của GDĐH để xây dựng, phê duyệt chuẩn CTĐT cho các ngành, khối ngành của từng lĩnh vực trong GDĐH nhằm đổi mới hoạt động đào tạo gắn với bảo đảm, nâng cao chất lượng của GDĐH Việt Nam; thiết lập mối quan hệ với khung trình độ quốc gia của các nước trong
- 8 khu vực và trên thế giới; tạo ra cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo; xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời. 1.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Giáo dục thể chất GDTC là một trong những nhân tố quan trọng của giáo dục con người phát triển toàn diện, đồng thời giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT. Đánh giá được tầm quan trọng của công tác GDTC, trước tình hình mới của đất nước, Chỉ thị 17- CT/TW ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm 2010, Ban chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo: “Đẩy mạnh hoạt động TDTT trong trường học. TDTT trường học là bộ phận quan trọng của phong trào thể dục, thể thao, một mặt của GD toàn diện nhân cách học sinh, SV, cần được quan tâm đầu tư đúng mức” [32]. Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2011 Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác đổi mới nhằm phát triển hơn nữa công tác GDTC. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ, nhiệm vụ chính của GDTC là: Nâng cao sức khỏe, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể học sinh, SV; phát triển thể lực, trang bị những kỹ năng vận động cơ bản và cần thiết cho cuộc sống; hình thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và giữ phẩm chất đạo đức, nhân cách học sinh, SV, những chủ nhân tương lai của đất nước [02]. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số: 641/QĐ-TTg ngày 28/04/2011, V/v phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011- 2030 với nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng giờ học thể dục chính khóa; tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa, hướng dẫn học sinh tự luyện tập TDTT để tăng cường thể lực, cải thiện chiều cao thân thể”.[83] Nghị định số11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường: “GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc CTGD của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, SV các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [85] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/06/2016 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 với nhiệm vụ “Thực hiện tốt GDTC theo chương
- 9 trình nội khóa, phát triển mạnh các hoạt động thể thao của học sinh, SV, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, SV và góp phần đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao. Đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khỏe và kỹ năng sống của học sinh, SV. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục hiện có, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên thể dục cho trường học, củng cố các cơ sở NCKH về tâm sinh lý lứa tuổi và TD, TT trường học” [85]. Ngày 31 tháng 8 năm 2018, Bộ GD&ĐT đã ban hành công văn số: 3946/BGDĐT-GDTC hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTC, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2018-2019: “Tổ chức thực hiện chương trình môn học GDTC đảm bảo thời lượng, phù hợp về nội dung, hình thức. Đổi mới phương pháp GDTC theo hướng phát triển năng lực HSSV, tạo sự hứng thú, yêu thích cho HSSV khi tham gia giờ học thể dục” [16]. Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình GDPT môn GDTC, kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [17]. Về chương trình, theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, tập trung đổi mới ở từng cấp học theo hướng tăng cường các môn và chủ đề tích hợp; phân hóa mạnh với việc giảm số môn bắt buộc, tăng các môn tự chọn, đặc biệt là các môn thể thao truyền thống của địa phương. Đây là công việc hết sức khó khăn và là cơ sở để các trường đại học thay đổi CTĐT cho phù hợp với yêu cầu hiện tại mà còn phải phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu trong tương lai, khi chương trình được triển khai, đây cũng là cơ sở để luận án tiếp thu và xây dựng. 1.2. Những quan điểm trong đánh giá chương trình đào tạo 1.2.1. Chương trình đào tạo Có nhiều quan điểm khác nhau về CTĐT, trong đó quan điểm rộng rãi là của Wentling, cho rằng “CTĐT là một thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể là một khóa học kéo dài vài giờ, vài ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì có thể trông đợi ở người học sau khóa học, nó phác họa quy trình cần thiết để thực hiện nội dụng đào tạo, nó cũng cho biết các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra,
- 10 đánh giá KQHT, và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ”. Theo Peter F.Oliva (1922 – 2012), Nhà giáo dục người Hoa Kỳ: CTĐT là tất cả những gì được dạy trong trường; là tập hợp các môn học; là nội dung; là chương trình học tập; là tập hợp các tài liệu học; là trình tự các môn học; là tập hợp việc thực hiện các mục tiêu; là khóa học; là tất cả những gì diễn ra trong trường bao gồm cả hoạt động ngoài giờ học, sự hướng dẫn và các mối quan hệ giữa các cá nhân; là những gì dùng trong và ngoài trường và do Nhà trường điều hành; là tổ hợp những kinh nghiệm mà người học phải trải nghiệm trong Nhà trường; là những gì mà một người học trải nghiệm như kết quả của một quá trình học tập. [57]. Theo tử điển Giáo dục học, khái niệm CTĐT được hiểu là “Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn, kế hoạch lên lớp thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, , chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở GD&ĐT” [41]. Theo Nguyễn Hữu Chí khái niệm về chương trình như sau “CTGD là sự trình bày có hệ thống một bản kế hoạch tổng thể các hoạt động GD trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được, đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ nội dung học tập, các phương tiện, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, cách đánh giá KQHT… nhằm đạt được mục tiêu học tập đã đề ra” [22, tr.18]. Trong quan điểm này, chương trình là văn bản thiết kế cho hoạt động đào tạo. CTĐT là chương trình được tiến hành với các hoạt động đào tạo (giảng dạy và học tập) thì kết quả dự kiến của chương trình được thể hiện. Khoản 1 Điều 41 Luật Giáo dục quy định “Chương trình GDĐH thể hiện mục tiêu GDĐH, quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung GDĐH, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với kết quả mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của GDĐH; bảo đảm yêu cầu liên thông với các CTGD khác”. Luật GDĐH năm 2012 cũng quy định tương tự về CTĐT trình độ đại học, theo đó CTĐT trình độ đại học gồm: “mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các CTĐT khác” [65].
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 622 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 270 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 371 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 307 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 248 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 198 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 28 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 20 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 33 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 32 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 27 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 16 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p | 22 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 24 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn