intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Mô hình thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Mô hình thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh" được nghiên cứu với mục tiêu: Nhằm xây dựng mô hình TDTT NK cho SV phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu tập luyện, thi đấu thể thao, vui chơi giải trí của sinh viên. Qua đó góp phần phát triển phong trào TDTT, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất của SV ĐHQG-HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Mô hình thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

  1. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động TDTT trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao. Các sân chơi thể thao của sinh viên ĐHQG-HCM thường được tổ chức tự phát từ các khoa, bộ môn, các câu lạc bộ, nhóm hay cá nhân. Việc tập luyện thể thao tự phát dẫn đến chưa chủ động về mặt thời gian, chưa thống nhất nội dung và hình thức tập luyện. Đặc biệt mối liên kết để tạo sân chơi thể thao chung giữa sinh viên trong Đại học Quốc gia chưa được hình thành. Trong thực tế hiện nay, các hoạt động ngoại khóa ở các trường đại học thành viên ĐHQG-HCM còn kém hiệu quả chưa đa dạng phong phú vể hình thức cũng như nội dung hoạt động...Từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Mô hình thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích nghiên cứu Nhằm xây dựng mô hình TDTT NK cho SV phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu tập luyện, thi đấu thể thao, vui chơi giải trí của sinh viên. Qua đó góp phần phát triển phong trào TDTT, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất của SV ĐHQG-HCM. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Thực trạng mô hình TDTT NK của SV ĐHQG-HCM. Mục tiêu 2: Nghiên cứu xây dựng mô hình TDTT NK của SV ĐHQG-HCM. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả ứng dụng mô hình TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM.
  2. 2 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Thang đo đánh giá TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG- HCM gồm: Đánh giá định lượng (6 tiêu chí) và đánh giá định tính (11 mục hỏi). Qua đó cung cấp thông tin chính xác khoa học và toàn diện về Thực trạng TDTT NK của SV ĐHQG-HCM có 32.30% tổng số SV đạt tiêu chuẩn thể lực theo qui định; 12% SV tham gia TDTT NK thường xuyên; 0.08% số cộng tác viên, GV, HLV TDTT; có 02 CLB, đội, nhóm TDTT NK và không có tổ chức giải thể thao trong năm học 2021 – 2022. Thực trạng TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM còn yếu về nội dung, sân bãi, thời điểm, địa điểm và hình thức tổ chức tập luyện. - Mô hình CLB TDTT NK kết hợp giữa Trung tâm TDTT và Ký túc xá ĐHQG-HCM với 13 nội dung gồm: Cơ sở pháp lý của CLB, tính chất CLB, Mục đích của CLB, Nhiệm vụ của CLB, Cơ cấu tổ chức của CLB, Đối tượng tập luyện của CLB, Hình thức tổ chức của CLB, Nội dung hoạt động của CLB, Nguồn đầu tư tài chính - cơ sở vật chất, Về tài chính, Quản lý điều hành, Thành viên quản lý và chuyên môn. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 149 trang A4 bao gồm: Mở đầu (04 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (44 trang); Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (12 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (86 trang); phần kết luận và kiến nghị (03 trang). Trong luận án có 37 bảng, 24 biểu đồ, 132 tài liệu tham khảo, trong đó có 85 tài liệu bằng tiếng Việt, 26 tài liệu bằng tiếng anh, 03 tài liệu tiếng Nga và 18 Website (07 Website Tiếng Anh và 11 Website Tiếng Việt) và 13 phụ lục.
  3. 3 B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GDTC VÀ THỂ THAO TRONG TRƯỜNG HỌC. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TDTT NGOẠI KHÓA CHO SV. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TDTT NGOẠI KHÓA. 1.4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CLB TDTT TRONG TRƯỜNG ĐH. 1.5. GIỚI THIỆU VỀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH. 1.6. TỔNG HỢP CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Qua nghiên cứu phân tích những nội dung phần tổng quan nêu trên cho thấy, công tác GDTC và thể thao trường học được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và được xác định là một bộ phận không thể thiếu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hoạt động TDTT NK có mục đích là động viên, khuyến khích HSSV tự giác tham gia tập luyện thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho HSSV nhằm củng cố kiến thức cho SV, tạo môi trường học tập hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động TDTT ngoại khóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục phẩm chất ý chí, nhân cách cho HSSV. TDTT ngoại khóa còn là môi trường thuận lợi để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao cho quốc gia. Trung tâm Quản lý Ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM (TTQLKTX) được thành lập năm 2000, là đơn vị sự nghiệp công lập. Trung tâm Quản lý Ký túc xá tạo ra các sân chơi văn hóa, văn nghệ, TDTT phong phú, chất lượng cho sinh viên với nguồn kinh phí lên đến hàng tỷ đồng/1 năm và đạt nhiều huy chương tại các hội thao, liên hoan văn nghệ cấp quận, cấp thành phố.
  4. 4 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Mô hình thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu + Khách thể kiểm tra thể lực, khảo sát đánh giá thực trạng và tham gia thực nghiệm: 7314 sinh viên năm thứ hai 19 tuổi (sinh năm 2003) (3885 nam, 3429 nữ) (thời gian kiểm tra tháng 09/2022) đang học tập tại các trường Đại học, Khoa thành viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. + Khách thể thực nghiệm khảo sát đánh giá các tiêu chí định tính mô hình TDTT NK trước thực nghiệm: 3895 sinh viên năm thứ hai 19 tuổi (2245 nam, 1650 nữ); sau thực nghiệm: 5181 sinh viên năm thứ hai 19 tuổi (2901 nam, 2280 nữ) ĐHQG-HCM thường xuyên và thỉnh thoảng tham gia TDTT NK. + Khách thể thực nghiệm khảo sát nguyên nhân không tham gia TDTT NK: 3419 sinh viên năm thứ hai 19 tuổi (1640 nam, 1779 nữ) ĐHQG-HCM không tham gia TDTT NK. + Khách thể khảo sát độ tin cậy của thang đo: 400 sinh viên 2 trường ĐHKHXH&NV và trường ĐHKHTN mỗi trường 200 sinh viên (100 nam, 100 nữ). + Khách thể khảo sát lựa chọn tiêu chí đánh giá: 12 chuyên gia, nhà chuyên môn GDTC trong toàn quốc.
  5. 5 + Khách thể khảo sát lựa chọn nội dung và hình thức TDTT NK cho SV ở ĐHQG-HCM: 11 cán bộ quản lý, nhà chuyên môn GDTC tại Trung tâm TDTT và KTX ĐHQG-HCM. + Khảo sát thực trạng các điều kiện đảm bảo cho TDTT NK: 08 cán bộ quản lý, 60 giảng viên tham gia giảng dạy GDTC và tổ chức các hoạt động TDTT tại các trường, khoa thành viên ĐHQG-HCM. 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khách thể: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có 6 trường Đại học thành viên và 02 khoa với 57.239 SV đang theo học. Trong phạm vi luận án chỉ nghiên cứu trên 7314 sinh viên năm thứ hai 19 tuổi (sinh năm 2003) (3885 nam, 3429 nữ). Phạm vi nội dung: Mô hình hoạt động TDTT NK của sinh viên có nhiều mô hình trong phạm vi luận án tiến hành tập trung vào nghiên cứu mô hình CLB TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu 2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học 2.2.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.5. Phương pháp chọn mẫu 2.2.6. Phương pháp mô hình hóa 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê 2.3. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu - Trung tâm TDTT Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Ký túc xá Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Trường ĐHSP TDTT TP. Hồ Chí Minh 2.3.2. Kế hoạch nghiên cứu: 12/2018 – 12/2023
  6. 6 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CỦA SV ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH. 3.1.1. Xác định các tiêu chí, ứng dụng đánh giá mô hình TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG-HCM. 3.1.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá mô hình TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG-HCM. Xác định tiêu chí đánh giá định lượng Luận án tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá mô hình TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG-HCM từ các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước; Bước 2: Phỏng vấn các chuyên gia nhà chuyên môn. Kết quả chọn được 6 tiêu chí đánh giá định lượng mô hình TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM: Tiêu chí 1: Số SV đạt tiêu chuẩn thể lực theo qui định. Tiêu chí 2: Số SV tham gia tập luyện TDTT NK thường xuyên. Tiêu chí 3: Số cộng tác viên, HLV, GV TDTT. Tiêu chí 4: Số CLB TDTT ngoại khóa Tiêu chí 5: Số công trình TDTT. Tiêu chí 6: Số giải thể thao tổ chức hàng năm. Xác định tiêu chí đánh giá định tính Luận án tiến hành theo 3 bước: Bước 1: Dự thảo mẫu phiếu hỏi sơ bộ ban đầu; Bước 2: Điều chỉnh mẫu phiếu hỏi thang đo và xác định hình thức trả lời.
  7. 7 Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của phiếu hỏi bằng chỉ số Cronbach’s Alpha. Kết quả Luận án đã xây dựng được thang đo đánh giá mô hình TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM với 11 mục hỏi: MH 1: Nội dung chương trình tập luyện TDTT NK phù hợp với sức khỏe, đặc điểm tâm sinh lý, giới tính của SV; MH 2: Nội dung chương trình tập luyện TDTT NK đa dạng, phong phú phù hợp với sở thích cúa SV; MH 3: Nội dung chương trình tập luyện TDTT NK phù hợp với trình độ thể thao của SV; MH 4: Chất lượng và số lượng sân bãi; MH 5: Chất lượng và số lượng trang thiết bị, dụng cụ tập luyện TDTT; MH 6: Thời điểm tập luyện TDTT NK; MH 7: Địa điểm tập luyện TDTT NK; MH 8: Hình thức tập luyện TDTT NK (CLB thể thao); MH 9: Hình thức tổ chức tập luyện TDTT NK (có người hướng dẫn, không có người hướng dẫn); MH 10: Trình độ chuyên môn về TDTT của đội ngũ HLV, GV, cộng tác viên TDTT; MH 11: Phương pháp giảng dạy, huấn luyện của đội ngũ HLV, GV, cộng tác viên TDTT. 3.1.1.2. Đánh giá thực trạng mô hình TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG-HCM. Đánh giá thực trạng mô hình TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG-HCM theo các tiêu chí đánh giá định lượng. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng TDTT NK của SV ĐHQG- HCM qua các tiêu chí đánh giá định lượng được trình bày tại bảng 3.11.
  8. 8 Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng TDTT NK của SV ĐHQG-HCM qua các tiêu chí đánh giá định lượng TT TIÊU CHÍ Kết quả đánh giá Tiêu chí 1: Số SV đạt Đạt 2363 SV (Nam: 2018, nữ: 345) chiếm tỷ 1 tiêu chuẩn thể lực theo lệ 32.30% và không đạt có 4951 sinh viên qui định (Nam: 1967, nữ: 3084) chiếm tỷ lệ 67.70%. Tiêu chí 2: Số SV Tỷ lệ % SV ĐHQG-HCM tham gia TDTT tham gia tập luyện NK thường xuyên là 878 SV (12.00%), 2 TDTT NK thường trong đó SV nam là 566 SV (14.57%) và xuyên SV nữ là 312 SV (9.10%) Tỷ lệ % cộng tác viên, HLV, GV TDTT Tiêu chí 3: Số cộng tham gia giảng dạy, huấn luyện các hoạt 3 tác viên, HLV, GV động TDTT NK so với tổng số SV ĐHQG- TDTT HCM là: 0.08%. Tiêu chí 4: Số CLB có 02 CLB, đội nhóm hoạt động TDTT NK 4 TDTT ngoại khóa (vovinam và Taekwondo) Tiêu chí 5: Số công 04 sân bóng đá, 6 sân bóng chuyền, 07 sân 5 trình TDTT cầu lông Tiêu chí 6: Số giải thể Không tổ chức giải thể thao trong năm 6 thao tổ chức hàng năm 2021 – 2022. Bảng 3.11 cho thấy có 32.30% tổng số SV đạt tiêu chuẩn thể lực theo qui định; 12% SV tham gia hoạt động TDTT NK thường xuyên; 0.08% số cộng tác viên, GV, HLV TDTT; có 02 CLB, đội, nhóm TDTT NK và không có tổ chức giải thể thao tại ĐHQG-HCM trong năm học 2021 – 2022. Đánh giá thực trạng TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG- HCM theo các tiêu chí đánh giá định tính. Để đánh giá thực trạng TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM luận án tiến hành khảo sát 3895 SV thường xuyên và thỉnh thoảng tham gia TDTT NK thu được kết quả tại bảng 3.12.
  9. Bảng 3.12. Kết quả đánh giá thực trạng TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM Tham gia TDTT NK Thường Thỉnh Tổng Tiêu chí xuyên thoảng (n = 3895) (n = 878) (n = 3017) X S X S X S Nội dung chương trình tập luyện TDTT NK phù hợp với sức khỏe, 1 1.91 .383 1.82 .381 1.84 .382 đặc điểm tâm sinh lý, giới tính của SV. Nội dung chương trình tập luyện 2 TDTT NK đa dạng, phong phú phù 1.88 .738 1.67 .739 1.72 .739 hợp với sở thích cúa SV. Nội dung chương trình tập luyện 3 TDTT NK phù hợp với trình độ thể 2.15 .390 2.16 .379 2.16 .383 thao của SV. 4 Chất lượng và số lượng sân bãi. 1.97 .739 1.66 .740 1.73 .740 Chất lượng và số lượng trang thiết 5 1.92 .685 1.83 .684 1.85 .684 bị, dụng cụ tập luyện TDTT. 6 Thời điểm tập luyện TDTT NK 1.98 .584 1.99 .582 1.99 .583 7 Địa điểm tập luyện TDTT NK 2.31 .503 2.32 .473 2.32 .479 Hình thức tập luyện TDTT NK (đội 8 1.98 .584 1.99 .582 1.99 .583 nhóm, CLB thể thao. . .) Hình thức tổ chức tập luyện TDTT 9 NK (có người hướng dẫn, không có 2.53 .383 2.15 .378 2.24 .379 người hướng dẫn). Trình độ chuyên môn về TDTT của 10 đội ngũ HLV, GV, cộng tác viên 3.93 .680 3.83 .682 3.85 .681 TDTT. Phương pháp giảng dạy, huấn luyện 11 của đội ngũ HLV, GV, cộng tác 4.09 .586 4.01 .583 4.03 .584 viên TDTT. X 2.42 2.31 2.34
  10. 9 Số liệu tại bảng 3.12 cho thấy thực trạng TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM còn yếu về nội dung, sân bãi, thời điểm, địa điểm và hình thức tổ chức tập luyện đây là căn cứ để xây dựng các giải pháp phát triển TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM. 3.1.2. Thực trạng nội dung và hình thức TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG-HCM. Về nội dung TDTT NK Biểu đồ 3.10. Nội dung sinh viên ĐHQG-HCM tham gia tập luyện TTDTT NK Kết quả khảo sát cho thấy nội dung nam sinh viên ĐHQG-HCM tham gia tập luyện TDTT NK chọn tập luyện cao nhất là bóng đá kế đến là bóng chuyền, cầu lông, điền kinh, võ thuật ...; về nữ chọn nội dung tập luyện cao nhất là cầu lông, kế đến là bóng chuyền, điền kinh, võ thuật. Về hình thức TDTT NK (bảng 3.15)
  11. Bảng 3.15. Thực trạng hình thức TDTT NK của SV ĐHQG-HCM (n = 3895) Tham gia hoạt động TDTT NK TT Nội dung khảo sát Thường xuyên Thỉnh thoảng Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % Đội tuyển 0 0.00 0 0.00 Hình Nhóm, lớp 351 39.98 1358 45.01 1 thức tập Câu lạc bộ 60 6.83 0 0.00 luyện Tự tập 467 53.19 1659 54.99 Tổng 878 100.00 3017 100.00 Có người hướng dẫn 40 4.56 148 4.91 Hình Không có người thức tổ hướng dẫn 838 95.44 2869 95.09 2 chức tập Cả hai 0 0.00 0 0.00 luyện Tổng 878 100.00 3017 100.00 Dưới 30 phút 65 7.40 215 7.13 30 phút – 01 giờ 370 42.14 1289 42.72 Thời gian 3 01 giờ – 02 giờ 380 43.28 1307 43.32 tập luyện Trên 02 giờ 63 7.18 206 6.83 Tổng 878 100.00 3017 100.00 KTX 503 57.29 1730 57.34 TT TDTT 328 37.36 1178 39.05 Địa điểm 4 Công viên 20 2.28 57 1.89 tập luyện Khác 27 3.08 52 1.72 Tổng 878 100.00 3017 100.00 Buổi sáng 213 24.26 728 24.13 Thời Buổi trưa 82 9.34 276 9.15 5 điểm tập Buổi chiều 433 49.32 1513 50.15 luyện Mọi lúc khi rảnh 150 17.08 500 16.57 Tổng 878 100.00 3017 100.00
  12. 10 Số liệu tại bảng 3.15 cho thấy thực trạng hình thức thường xuyên tập luyện TDTT NK của SV ĐHQG-HCM đa số là tự tập và tập luyện theo đội, nhóm (93.17%), không có người hướng dẫn (95.44%), tập luyện từ 30 phút - 02 giờ (85.42%), tập ở KTX và TT TDTT (94.65%), tập luyện vào buổi chiều sau giờ học và vào buổi sáng (73.58%). Thực trạng hình thức thỉnh thoảng tập luyện TDTT NK của SV ĐHQG-HCM đa số là tự tập và tập luyện theo đội, nhóm (100.0%), không có người hướng dẫn (95.09%), tập luyện từ 30 phút - 02 giờ (86.04%), tập ở KTX và TT TDTT (96.39%), tập luyện vào buổi chiều sau giờ học và vào buổi sáng (74.28%). 3.2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 3.2.1. Cơ sở khoa học xây dựng mô hình TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG-HCM. Cơ sở khoa học để xây dựng mô hình TDTT NK cho sinh viên ĐHQG-HCM luận án nghiên cứu trên 03 cơ sở gồm: cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và các nguyên tắc cụ thể như sau: 3.2.1.1. Cơ sở lý luận: Các căn cứ lý luận trên đã được trình bày chi tiết trong chương Tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án. 3.2.2.2. Cơ sở thực tiễn Nội dung 1: Thực trạng TTNK cho SV ĐHQG-HCM Luận án sử dụng kết quả đánh giá thực trạng TTNK cho SV ĐHQG-HCM (mục 3.1). Đặc điểm địa lý của Trung tâm TDTT và ký túc xá ĐHQG-HCM. Sinh viên ĐHQG-HCM học tập ở 07 trường Đại học thành viên và 02 khoa nằm ở phía Đông cách xa trung tâm của Thành phố Hồ Chí
  13. 11 Minh khoảng trên 20km tiếp giáp tỉnh Đồng Nai, Binh Dương các trường Đại học và khoa trực thuộc nằm rãi rác và không tập trung. Ngoài giờ học SV di chuyển về Trung tâm TP. Hồ Chí Minh, ở ký túc xá ĐHQG-HCM hoặc ở trọ gần trường, khoa nơi SV học tập. Từ đó cho thấy rất khó khăn khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho SV ĐHQG- HCM vì không thể tập trung SV ngoài giờ học do đặc điểm vị trí địa lý của ĐHQG-HCM. Tại Ký túc xá ĐHQG-HCM hàng năm có trên 35.000 SV các trường Đại học, Cao đẳng ở và sinh hoạt trong đó có hơn 27.000 SV của ĐHQG-HCM. Ngoài việc là nơi để SV nghỉ ngơi học tập, ký túc xá còn có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần; các hoạt động TDTT cho sinh viên ngoài giờ học. Vị trí của Ký túc xá ĐHQG-HCM nằm gần ngày Trung tâm TDTT ĐHQG-HCM nên đây là điều kiện thuận lợi cho SV tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa. Căn cứ từ các đặc điểm trên luận án chọn mô hình TDTT ngoại khóa cho SV ĐHQG-HCM kết hợp với ký túc xá ĐHQG-HCM. Nội dung 2: Mục đích, sự hài lòng và khó khăn, trở ngại của SV ĐHQG-HCM khi tham gia TDTT NK. Tiến hành khảo sát (phụ lục 4) 7314 SV ĐHQG-HCM ĐHQG- HCM về trở ngại và khó khăn khi tham gia TDTT ngoại khóa theo mức độ tham gia TDTT NK thu được kết quả tại bảng 3.21.
  14. 12 Bảng 3.21. Kết quả khảo sát SV ĐHQG-HCM ĐHQG-HCM về khó khăn, trở ngại khi tham gia TDTT NK Tham gia hoạt động TDTT NK Thường Thỉnh Không TT Khó khăn, trở ngại xuyên thoảng tham gia X S X S X S 1 Không có thời gian 3.38 0.53 2.16 0.71 1.93 0.48 2 Không có động lực, mục tiêu 4.20 0.66 2.08 0.60 1.99 0.49 Không có môi trường, không gian 3 3.66 0.72 2.37 0.73 1.85 0.48 để tập luyện TDTT 4 Không biết các kỹ năng TDTT 3.67 0.74 2.49 0.68 1.87 0.67 5 Không thích vận động thể chất 3.76 0.74 4.00 0.73 3.67 0.59 6 Sợ đau, sợ chấn thương 3.75 0.76 3.53 0.57 3.86 0.67 7 Không đủ sức khỏe 3.75 0.76 3.62 0.63 3.69 0.46 8 Không có bạn cùng tập TDTT 3.71 0.73 2.15 0.61 2.04 0.69 Số liệu bảng 3.21 cho thấy SV ĐHQG-HCM thường xuyên tham gia TDTT NK không có khó khăn, trở ngại khi tham gia TDTT NK duy nhất mục hỏi không có thời gian là khó khăn, trở ngại được SV đánh giá ở mức bình thường là thấp nhất. Qua đó cho thấy SV thường xuyên tham gia TDTT NK đã có động lực, môi trường, kỹ năng thực hành TDTT, yêu thích hoạt động vận động, có sức khỏe tốt, không sợ chấn thương và cùng bạn tham gia tập luyện TDTT. SV ĐHQG-HCM thỉnh thoảng và không tham gia TDTT NK khó khăn, trở ngại khi tham gia hoạt động TDTT NK là không có thời gian, Không có động lực, mục tiêu, Không có môi trường, không gian để tập luyện TDTT, Không biết các kỹ năng thực hành TDTT và Không có bạn cùng tập luyện TDTT. Đây là cơ sở để luận án tìm các giải pháp để giúp SV ĐHQG-HCM vượt qua các khó khăn, trở ngại để thường xuyên tham gia TDTT NK rèn luyện sức khỏe.
  15. 13 Về mục đích tham gia TDTT NK (bảng 3.22, biểu đồ 3.17). Biểu đồ 3.17. Kết quả so sánh tỷ lệ % mục đích SV ĐHQG-HCM tham gia TDTT NK thường xuyên và thỉnh thoảng Qua phân tích trên và biểu đồ 3.17 cho thấy SV ĐHQG-HCM có mục đích đúng đắn khi tham gia TTNK là nâng cao sức khỏe đây cũng là mục đích của hoạt động TTNK theo quyết định 72/2008/BGDĐT. Kế đến mục đích SV tham gia TTNK nhằm thể hình đẹp, mở rộng giao tiếp, rèn luyện các phẩm chất ý chí và giải trí cũng có tỷ lệ cao trên 6%. Về mức độ hài lòng của SV khi tham gia TDTT NK (bảng 3.23, biểu đồ 3.18) Biểu đồ 3.18. Kết quả so sánh tỷ lệ % mức độ hài lòng của SV ở KTX ĐHQG-HCM tham gia TDTT NK thường xuyên và thỉnh thoảng
  16. 14 Về SV tham gia TDTT NK đánh giá trung bình mức không hài lòng; trong đó mức không hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất 46.44% và mức rất hài lòng chiếm tỷ lệ thấp nhất 0.0%; kế đến là mức bình thường chiếm 41.69%, mức rất không hài lòng chiếm 8.19% và mức hài lòng chiếm 3.67%. 3.2.2.3. Các nguyên tắc Bên cạnh các căn cứ lý luận và thực tiễn đã được trình bày trong phần 3.2.1.1 và 3.2.1.2 của luận án, để có thể xây dựng mô hình TDTT NK phù hợp cho SV ĐHQG-HCM luận án tuân thủ 05 nguyên tắc sau: Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn, Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi, Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống, Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả, Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học 3.2.2. Xây dựng mô hình TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG-HCM. Để xây dựng mô hình TDTT ngoại khóa của sinh viên ĐHQG- HCM luận án tiến hành theo 03 bước: Bước 1: Tổng hợp các mô hình hoạt động TDTT NK cho SV như: Phạm Duy Khánh (2015), Nguyễn Gắng (2015), Trần Ngọc Cương (2018), Nguyễn Ngọc Minh (2018), Đào Chánh Thức (2020), Nguyễn Trọng Tài (2022), Nguyễn Hữu Tri (2023). kết quả cho thấy các công trình tập trung xây dựng mô hình CLB TDTT NK thành phần nhà nước (công lập) và thành phần nhà nước kết hợp với tư nhân theo hình thức xã hội hóa phù hợp với nhu cầu, sở thích của SV và điều kiện sân bãi, CSVC của từng trường. Các CLB TDTT ngoại khóa do nhà trường, Đoàn Thanh niên – Hội SV, Khoa GDTC, Trung tâm GDTC quản lý và triển khai các hoạt động. Bước 2: Căn cứ vào cơ sở khoa học luận án lựa chọn lại mô hình TDTT ngoại khóa cho sinh viên ĐHQG-HCM (bảng 3.24).
  17. 15 Bảng 3.24. Mô hình CLB TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM TT Nội dung mô hình CLB TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM Căn cứ vào các văn bản của Đảng, Chính phủ và những quy định về CLB TDTT trường học; căn cứ vào quy định của ĐHQG-HCM và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm TDTT và Ký túc xá ĐHQG-HCM được Cơ sở pháp 1 ĐHQG-HCM giao. Điểm đặc biệt của Trung tâm TDTT lý của CLB và ký túc xá ĐHQG-HCM khác với các đơn vị khác là có con dấu riêng, tài khoản riêng, tự chủ về tài chính. Giám đốc Trung tâm TDTT và Trung tâm Ký túc xá Quyết định thành lập CLB. là loại hình CLB TDTT trường học công lập do Trung tâm TDTT kết hợp với Ban quản lý Ký túc xá Đại học Tính chất 2 Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thành lập đầu tư CLB toàn bộ về cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động cho CLB. Vui chơi, giải trí, thỏa mãn nhu cầu tập luyện TDTT, tăng cường sức khỏe của đông đảo SV, Ngăn chặn các Mục đích 3 tệ nạn xâm nhập học đường. Tập luyện vào thời gian của CLB nghỉ ngơi hàng ngày và cuối tuần. Ngoài ra giúp SV có năng khiếu nâng cao trình độ và thành tích thể thao. Tuyên truyền, vận động SV có cùng sở thích tự nguyện tham gia tập luyện; Tăng cường vốn kỹ năng kỹ xảo vận động và các kiến thức có liên quan đến môn thể thao tập luyện trong CLB; Phát triển thể chất, Nhiệm vụ giáo dục các phẩm chất đạo đức và hoàn thiện nhân 4 của CLB cách cho người tập; Tổ chức hướng dẫn các nhóm, lớp tập luyện; Quản lý và phát triển Hội viên; Tuyển chọn và xây dựng và huấn luyện đội tuyển các môn thể thao; Tổ chức thi đấu nội bộ và tham gia các giải trong khuôn khổ môn thể thao của CLB tập luyện. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động được quy định trong Cơ cấu tổ CLB có nhiều CLB theo từng môn thể thao bao gồm: 5 chức của Ban chủ nhiệm (Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm); CLB Các tiểu ban (Tổ chức – Kế hoạch, Tài chính – CSVC, Y tế - Đối ngoại – Tuyên truyền; Chuyên môn).
  18. 16 Đối tượng 6 tập luyện của SV ĐHQG-HCM CLB Hoạt động theo CLB từng môn TDTT, Quá trình tập Hình thức tổ luyện sẽ được chương trình hóa, hoạt động sẽ được 7 chức của hoạch định cụ thể và có sự dẫn dắt của giảng viên CLB TDTT, HLV do Ban chuyên môn phân công. Tập luyện một số môn thể thao vui chơi, giải trí, có giá trị văn hóa tinh thần theo nhóm SV cùng yêu thích như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, Aerobic, điền kinh, Nội dung Vovinam, Taekwondo, tennis, bóng rổ …Bao gồm: 8 hoạt động Hướng dẫn, giúp đỡ tập luyện các nhóm, lớp; Thành của CLB lập đội tuyển và huấn luyện. Tổ chức các giải nội bộ và tham gia thi đấu các giải cấp trên và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, dã ngoại theo nội dung cơ cấu của các đội tuyển thể thao. Nguồn đầu tư tài chính - TT TDTT và KTX ĐHQG-HCM đầu tư toàn bộ kinh 9 cơ sở vật phí cho hoạt động của CLB TDTT NK. chất Về cơ sở vật Sử dụng cơ sở vật chất sân bãi tại Ký túc xá và Trung 10 chất tâm TDTT ĐHQG-HCM. Kinh phí hoạt động CLB sẽ do Trung tâm TDTT và Ban quản lý ký túc xá chi trả cho các hoạt động của 11 Về tài chính CLB, hoạt động tập huấn và thi đấu của các đội tuyển; ngoài ra còn huy động xã hội và nguồn hội viên tự đóng góp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trung tâm TDTT và Ban quản lý KTX ĐHQG-HCM Quản lý điều quản lý về mặt quản lý nhà nước. Ban chủ nhiệm và các 12 hành Tiểu ban chỉ đạo và điều hành hoạt động CLB TDTT theo đứng chức năng nhiệm vụ được giao. Phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp từ Thành viên thạc sĩ trở lên; Ban chủ nhiệm và các tiểu ban phải có 13 quản lý và kinh nghiệm quản lý hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn quản lý; HLV, HDV có trình độ thạc sĩ trở lên hoặc được bồi dưỡng về nghiệp vụ
  19. 17 Bước 3: Phỏng vấn các chuyên gia, nhà chuyên môn, GV GDTC. Bảng 3.25. Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung mô hình CLB TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM (n = 11) Kết quả phỏng vấn TT Mô hình Hoạt động TDTT NK Tổng điểm Tỷ lệ % 1 Cơ sở pháp lý của CLB 52 94.55 2 Tính chất CLB 53 96.36 3 Mục đích của CLB 52 94.55 4 Nhiệm vụ của CLB 47 85.45 5 Cơ cấu tổ chức của CLB 47 85.45 6 Đối tượng tập luyện của CLB 48 87.27 7 Hình thức tổ chức của CLB 48 87.27 8 Nội dung hoạt động của CLB 53 96.36 9 Nguồn đầu tư tài chính - cơ sở vật chất 52 94.55 10 Về cơ sở vật chất 53 96.36 11 Về tài chính 52 94.55 12 Quản lý điều hành 53 96.36 13 Thành viên quản lý và chuyên môn 53 96.36 Kết quả phỏng vấn tại bảng 3.25 luận án chọn các nội dung được các chuyên gia chọn nội dung mô hình CLB TDTT NK cho SV ĐHQG- HCM có tỷ lệ trên 75% tổng số điểm phỏng vấn 11 cán bộ quản lý, nhà chuyên môn GDTC tại Trung tâm TDTT ĐHQG-HCM. Kết quả chọn được các nội dung mô hình với 13 nội dung: Cơ sở pháp lý của CLB, tính chất CLB, Mục đích của CLB, Nhiệm vụ của CLB, Cơ cấu tổ chức của CLB, Đối tượng tập luyện của CLB, Hình thức tổ chức của CLB, Nội dung hoạt động của CLB, Nguồn đầu tư tài chính - cơ sở vật chất, Về tài chính, Quản lý điều hành, Thành viên quản lý và chuyên môn.
  20. 18 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SV ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM. 3.3.1. Xây dựng chương trình thực nghiệm Mục đích thực nghiệm Thực nghiệm nhằm chứng minh, kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi mô hình TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM mà luận án đã lựa chọn (kết quả của mục 3.2). Sự cần thiết và hiệu quả của việc triển khai ứng dụng mô hình TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM làm minh chứng cho giả thuyết khoa học đã được đề ra. Nhân tố thực nghiệm Mô hình CLB TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM được xây dựng và tổ chức hoạt động của CLB TDTT NK cho SV ĐHQG-HCM với nội dung và hình thức như sau: Nội dung: Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, điền kinh, Vovinam, Teakwondo, tennis, Aerobic. - KTX ĐHQG-HCM: cụm nhà AF (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, Aerobic, Vovinam), cụm nhà AG (bóng chuyền, cầu lông), cụm nhà AH (bóng rổ, bóng đá, cầu lông), tại cụm nhà BE (bóng đá, bóng chuyền); BC (Taekwondo), Điền kinh (chạy bộ, đi bộ) xung quanh khuôn viên KTX. - Trung tâm TDTT ĐHQG-HCM: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis. Hình thức tổ chức: Có cộng tác viên, giảng viên, huấn luyện viên hướng dẫn tập luyện. Thời gian và thời điểm tập luyện: buổi chiều 17g30 – 19g30 tất cả các ngày từ thứ hai đến thứ sáu; thứ bảy và chủ nhật buổi sáng từ 8g00 – 11g00, buổi chiều từ 15g00 – 19g30. Địa điểm: Tại KTX và TT TDTT ĐHQG-HCM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2