
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào
lượt xem 1
download

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học "Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào" trình bày các nội dung chính sau: Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên trường đại học quốc gia Lào; Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào; Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ----------------------- PHONESOOKSIN TESO GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC BẮC NINH – 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAOBẮC NINH ----------------------- PHONESOOKSIN TESO GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO Ngành : Giáo dục học Mã số : 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Đinh Thị Mai Anh 2. PGS.TS. Vũ Chung Thủy BẮC NINH – 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Phonesooksin Teso
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, CÁC KÝ HIỆU 1. Các chữ viết tắt: BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân CLB : Câu lạc bộ ĐHQG : Đại học Quốc gia GDTC : Giáo dục thể chất GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GD&TT : Giáo dục và Thể thao Nxb : Nhà xuất bản QĐ : Quyết định RLTT : Rèn luyện thân thể SV : Sinh viên TB : Trung bình TTg : Thủ tướng TDTT : Thể dục thể thao XPC : Xuất phát cao WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) 2. Đơn vị đo lường: cm : Centimét g : Gam kg : Kilôgam kG : Kilôgam lực m : Mét s : Giây P : Phút
- MỤC LỤC Phần mở đầu 1 Mục đích nghiên cứu 4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 4 Giả thuyết khoa học 5 Ý nghĩa khoa học của luận án 5 Ý nghĩa thực tiễn của luận án 6 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Giới thiệu chung về sự phát triển của nước CHDCND Lào 7 1.1.1. Về lịch sử 7 1.1.2. Về địa lý 7 1.1.3. Về chính trị 8 1.1.4. Về kinh tế - xã hội 8 1.1.5. Về giáo dục 9 1.1.6. Về thể dục thể thao 9 1.2. Giới thiệu chung về trường Đại học Quốc gia Lào 11 1.3. Quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước Lào về giáo dục 12 và thể thao 1.3.1. Quan điểm về giáo dục 12 1.3.2. Quan điểm về giáo dục thể chất và thể thao 14 1.4. Hệ thống một số khái niệm có liên quan 16 1.4.1. Giáo dục thể chất 16 1.4.2. Giải pháp 18 1.4.3. Hiệu quả 19 1.4.4. Hoạt động TDTT ngoại khóa 20 1.4.5. Câu lạc bộ TDTT 21 1.4.6. Thể chất 23 1.4.7. Phát triển thể chất 23 1.4.8. Hoàn thiện thể chất 24 1.4.9. Thể lực 24
- 1.5. Cơ sở lý luận công tác Giáo dục thể chất và thể thao trường 25 học của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 1.6. Triển khai thực hiện chương trình Giáo dục thể chất tại trường 30 Đại học quốc gia Lào 1.7. Một số vấn đề cơ bản về công tác thể dục thể thao ngoại khóa 32 trong trường học 1.7.1. Khái quát về hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa trong 32 trường học 1.7.2. Đánh giá hoạt động TDTT ngoại khóa 35 1.8. Đặc điểm tâm - sinh lý và phát triển các tố chất thể lực của sinh 36 viên 1.8.1. Đặc điểm tâm lý sinh viên 36 1.8.2. Đặc điểm sinh lý sinh viên 38 1.8.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của sinh viên 39 1.9. Các công trình nghiên cứu có liên quan 41 1.9.1. Tình hình nghiên cứu ở Lào 41 1.9.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 42 Kết luận chương 1 47 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 49 2.1. Phương pháp nghiên cứu 49 2.1.1. Phương pháp phân tích và tông hợp tài liệu 49 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm 50 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 51 2.1.4. Phương pháp kiểm tra y học 52 2.1.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm 54 2.1.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 57 2.1.7. Phương pháp toán học thống kê 58 2.2. Tổ chức nghiên cứu 59 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 60 3.1. Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên 60 trường đại học quốc gia Lào 3.1.1. Thực trạng hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh 60 viên trường Đại học quốc gia Lào
- 3.1.2. Thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng hoạt động TDTT 65 ngoại khóa của sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.1.3. Thực trạng kết quả công tác GDTC và TDTT trường học cho 75 sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.1.4. Xác định nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động 83 TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.1.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động TDTT 85 ngoại khóa của sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.2. Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại 95 khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn, xây dựng các 96 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV Đại học quốc gia Lào 3.2.2. Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể 102 thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.2.3. Xây dựng nội dung các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt 104 động TDTT ngoại khóa cho cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.2.4. Kiểm chứng lý thuyết các giải pháp được xây dựng 118 3.2.5. Bàn luận về kết quả lựa chọn và xây dựng nội dung các giải 122 pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV Đại học quốc gia Lào 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu 128 quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.3.1. Mục đích thực nghiệm các giải pháp 128 3.3.2. Tổ chức thực nghiệm 128 3.3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các giải pháp 132 3.3.4. Bàn luận về kết quả nghiên cứu 136 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Số Nội dung Trang Danh sách các bảng 3.1 Thực trạng mức độ chuyên cần tập luyện TDTT ngoại khóa 61 của sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.2 Thực trạng hình thức tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh 61 viên trường Đại học quốc gia Lào (n=1900) 3.3 Thực trạng hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa 62 của sinh viên trường Đại học quốc gia Lào (n=1900) 3.4 Thực trạng thời gian tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh 63 viên trường Đại học quốc gia Lào 3.5 Thực trạng nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh 64 viên trường Đại học quốc gia Lào (n=1900) 3.6 Kết quả phỏng vấn xác định các yếu tố đảm bảo chất lượng 66 hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên trường ĐHQG Lào (n = 30) 3.7 Nhận thức về sự cần thiết tập luyện TDTT của cán bộ, giảng 67 viên và sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.8 Nhận thức về tác dụng của tập luyện TDTT ngoại khóa của 68 sinh viên trường Đại học quốc gia Lào (n=2000) 3.9 Nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại 70 học quốc gia Lào 3.10 Kết quả so sánh thực trạng và nhu cầu tập luyện TDTT ngoại 72 khóa của sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.11 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện TDTT tại trường 74 Đại học quốc gia Lào 3.12 Thực trạng đội ngũ giảng viên Khoa Giáo dục thể chất 75 trường Đại học quốc gia Lào giai đoạn 2015 đến nay 3.13 Đặc điểm thể chất của nam sinh viên trường Đại học quốc gia Sau Lào Tr.78 3.14 Đặc điểm thể chất của nữ sinh viên trường Đại học quốc gia Sau Lào Tr.78
- Số Nội dung Trang 3.15 So sánh thể chất của nam sinh viên trường Đại học quốc gia Sau Lào với thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi Tr.78 3.16 So sánh thể chất của nữ sinh viên trường Đại học quốc gia Sau Lào với thể chất của người Việt Nam cùng lứa tuổi Tr.78 3.17 So sánh thể chất của sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 79 với thể chất người Việt Nam cùng lứa tuổi thời điểm 2001 3.18 Thực trạng kết quả phân loại thể lực của nam sinh viên trường Sau Đại học quốc gia Lào theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực Tr.80 của Bộ GD&ĐT Việt Nam 3.19 Thực trạng kết quả phân loại thể lực của nữ sinh viên trường Sau Đại học quốc gia Lào theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực Tr.80 của Bộ GD&ĐT Việt Nam 3.20 Thực trạng kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh 83 viên trường Đại học quốc gia Lào 3.21 Kết quả phỏng vấn xác định nguyên nhân làm hạn chế hiệu 84 quả hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ĐHQG Lào 3.22 Đặc điểm sử dụng thời gian của sinh viên trường Đại học 99 quốc gia Lào 3.23 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp nâng cao hiệu quả 104 hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.24 Kết quả phỏng vấn cán bộ, giáo viên về lựa chọn hình thức tập 105 luyện TDTT ngoại khóa cho sinh viên Đại học quốc gia Lào (n=60) 3.25 So sánh kết quả phỏng vấn giữa giáo viên và sinh viên về lựa 106 chọn hình thức tập luyện TDTT ngoại khoá 3.26 Kết quả phỏng vấn cán bộ, giáo viên về lựa chọn nội dung tập 110 luyện TDTT ngoại khóa của sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.27 So sánh kết quả phỏng vấn giữa giáo viên và sinh viên về lựa 110 chọn nội dung tập luyện TDTT ngoại khoá cho sinh viên ĐHQG Lào
- Số Nội dung Trang 3.28 Kết quả phỏng vấn cán bộ, chuyên gia lựa chọn nội dung giải 116 pháp 3 (n= 30) 3.29 Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, chuyên gia về tính cấp 119 thiết và khả thi của các giải pháp được luận án xây dựng (n= 30) 3.30 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các gải pháp nâng cao hiệu 121 quả hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ĐHQG Lào 3.31 Kết quả phỏng vấn lựa chọn thời gian tập luyện TDTT ngoại 130 khóa của sinh viên trường Đại học quốc gia Lào 3.32 Hiệu quả tác động của các giải pháp đối với phong trào hoạt 133 động TDTT ngoại khóa của SV Đại học quốc gia Lào sau thực nghiệm 3.33 Mức độ phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học quốc Sau gia Lào trước, giữa và sau thực nghiệm Tr.134 3.34 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Sau quốc gia Lào sau 5 tháng thực nghiệm Tr.134 3.35 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên trường Đại học Sau quốc gia Lào sau 10 tháng (sau TN) Tr.134 3.36 Kết quả học tập môn giáo dục thể chất của sinh viên Đại học 136 quốc gia Lào sau thực nghiệm (n=2000) Danh sách các sơ đồ 3.1 Các bước tiến hành TN ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu Sau quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV trường ĐHQG Lào Tr.129 Danh sách các biểu đồ 3.1 Diễn biến sự phát triển thể chất của sinh viên Trường Đại học Sau Quốc gia Lào trước và sau thực nghiệm Tr.134
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận của hệ thống giáo dục trong nhà trường các cấp của nước CHDCND Lào nhằm đào tạo con người mới có tinh thần dân tộc, trong sáng về đạo đức, có khả năng lao động, có tính tích cực chính trị - xã hội. GDTC trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và giữ vững an ninh quốc phòng [89], [90], [91], [92], [93]. Quán triệt sâu sắc vấn đề này, nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Thể thao nước CHDCND Lào rất quan tâm đến công tác GDTC trong các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp thể hiện qua việc thường xuyên cải tiến các nội dung chương trình giảng dạy, từng bước nâng cao chất lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ và cả về đội ngũ giáo viên. Nhiều trường đã được đầu tư cải tạo và xây dựng các công trình TDTT lớn phục vụ công tác giảng dạy nội khoá, hoạt động TDTT ngoại khoá, phong trào TDTT và các giải thi đấu thể thao SV ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp [89], [90], [91], [92], [93]. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, công tác TDTT trường học ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách nhằm phục vụ đắc lực chiến lược đào tạo con người của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có những chuyển biến tích cực theo đường lối đổi mới đã đặt ra những nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách đối với những người làm công tác GDTC, trong đó có cả công tác giáo dục, đào tạo (GD&ĐT) đội ngũ cán bộ. Trường ĐHQG Lào là trường đại học lớn nhất của nước CHDCND Lào. ĐHQG Lào được thành lập theo Nghị định số 50/TTCP, ngày 09/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ và mở lớp đại học đầu tiên vào ngày 05/11/1996. Đến nay ĐHQG Lào đã trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của nước CHDCND Lào. ĐHQG Lào bao gồm 13 trường Đại học thành viên và đào tạo hơn 96
- 2 chuyên ngành với 171 chương trình đào tạo khác nhau, nằm ngay tại thủ đô Viêng Chăn [106]. Những năm cần đây, Trường không chỉ là trung tâm đào tạo các ngành nghề mà còn là Trung tâm điều hành Liên đoàn thể thao sinh viên (SV) Lào, có trách nhiệm tổ chức hoạt động thi đấu Đại hội TDTT SV toàn quốc, chuẩn bị và đưa vận động viên đi thi đấu tại các Đại hội TDTT SV Đông Nam Á và Đại hội TDTT SV châu Á và thế giới. Sinh viên ĐHQG Lào là lực lượng trọng yếu của Đảng và Nhà nước Lào trong công cuộc phát triển đất nước, là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong mọi giai đoạn của cách mạng. Vậy nên, đòi hỏi mỗi SV khi ra trường không những phải có phẩm chất chính trị kiên định, vững vàng, dũng cảm, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao mà còn phải có một sức khoẻ tốt với những tố chất thể lực thích ứng để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao [95], [96]. Vì vậy, việc thư- ờng xuyên rèn luyện thể chất là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi SV ĐHQG Lào nhằm mục đích rèn luyện thể chất, phát triển thể lực, giúp họ sẽ nhanh chóng hoà nhập với thực tế công tác và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao [95], [96]. Công tác GDTC nói chung và hoạt động TDTT ngoại khóa nói riêng trong các trường Đại học của nước CHDCND Lào có ý nghĩa quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có yêu cầu về thể lực ngày càng cao để sẵn sàng đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Việc tập luyện TDTT của SV là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển cơ thể hài hoà, nâng cao các tố chất thể lực, phẩm chất ý chí, lòng dũng cảm, tính kiên trì, tự tin và quyết đoán... Bên cạnh đó, GDTC còn góp phần giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc, tinh thần tập thể, tính trung thực, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt và học tập, góp phần xây dựng cuộc sống vui tươi lành mạnh, hình thành nhân cách toàn diện [95], [96], [107], [108].
- 3 TDTT trong nhà trường bao gồm hai hoạt động chính, đó là GDTC nội khóa và TDTT ngoại khóa. GDTC nội khóa được thực hiện theo chương trình giáo dục bắt buộc, thông qua các giờ học GDTC được sắp xếp trong thời khóa biểu với nội dung đã được nhà trường phê duyệt. TDTT ngoại khóa là các hoạt động được tiến hành ngoài giờ học chính khóa vào những thời gian nhàn rỗi của SV, bao gồm các hoạt động tập luyện cá nhân hay tổ, nhóm, câu lạc bộ (CLB), tham gia các hoạt động thi đấu, cổ vũ, học tập hay thưởng thức các giá trị của TDTT... Những buổi tập ngoại khóa có nội dung khác nhau sẽ giúp SV nắm chắc được nội dung học chính khóa, giúp hoàn thiện các môn thể thao tự chọn, chuẩn bị đầy đủ cho họ những kiến thức, kỹ năng, thể lực cần thiết, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể (RLTT) theo quy định. Mặc dù được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Nhà trường nhưng do thiếu thốn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác GDTC còn thiếu và yếu về chuyên môn, hình thức và nội dung tập luyện TDTT ngoại khóa cho SV chưa đáp ứng được nhu cầu, nhận thức của nhiều cán bộ và SV Trường ĐHQG Lào về hoạt động TDTT ngoại khóa còn chưa đầy đủ .v.v đã dẫn đến hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ĐHQG Lào chưa đạt được mục đích, chưa phát huy được vai trò trong thực tiễn trong đào tạo, đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập môn GDTC, mức độ phát triển thể chất của SV còn thấp. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo chung của nhà trường. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động TDTT ngoại khóa, việc nghiên cứu các biện pháp phát triển thể chất cho SV thông qua các hoạt động TDTT ngoại khóa đã được nhiều tác giả tại Việt Nam quan tâm. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Lê Hồng Cường (2006), Vũ Đức Văn (2008), Nguyễn Quang Huy (2010), Tôn Thanh Hải (2011), Lê Trường Sơn Trấn Hải (2012), Nguyễn Đức Thành (2012), Mai Thị Thu Hà (2014), Nguyễn Bá Điệp (2016), Phùng Xuân Dũng (2017), Mai thị Bích Ngọc (2018), Nguyễn Mỹ Việt (2021)... Các nghiên cứu tập trung đề cập tới thực trạng và giải pháp tổ chức, phát triển hoạt động TDTT ngoại khóa cho HSSV các cơ sở đào
- 4 tạo khác nhau ở Việt Nam. Đây là những kết quả nghiên cứu rất đáng quan tâm, học hỏi, tuy nhiên, để phát huy hiệu quả cao thì các giải pháp phải xuất phát và phù hợp với thực tiễn, không thể ứng dụng một cách máy móc. Cho tới nay, chưa có tác giả nào công bố công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV Lào nói chung và SV ĐHQG Lào nói riêng. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu và căn cứ vào thực tiễn của trường ĐHQG Lào, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học quốc gia Lào”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và kết quả đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ĐHQG Lào, luận án nghiên cứu lựa chọn, xây dựng và ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa, thúc đẩy phong trào TDTT trong SV, góp phần nâng cao thể chất của SV cũng như chất lượng công tác GDTC Nhà trường. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV ĐHQG Lào. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV ĐHQG Lào. Nhiệm vụ 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV ĐHQG Lào. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV ĐHQG Lào. Phạm vi nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu phỏng vấn chuyên gia, giáo viên: + Nhà quản lý, chuyên gia (gọi chung là chuyên gia): 30 người + Cán bộ, giảng viên ĐHQG Lào (gọi chung là giáo viên): 60 người Mẫu phỏng vấn SV:
- 5 + Đánh giá thực trạng: 2000 SV niên khóa 2017-2021 (SV năm 3, đã kết thúc chương trình GDTC) + Đánh giá kết quả sau TN: 2000 SV niên khóa 2018-2022 (thời điểm kết thúc chương trình GDTC) Mẫu nghiên cứu dùng để kiểm tra sư phạm: Mẫu đo lường phản ảnh thực trạng thể chất của SV: 8000 SV của 4 khóa ĐHQG Lào, mỗi khóa 2000 SV (1000 nam và 1000 nữ). Cụ thể: Khóa 2015- 2019 (năm 4 - lứa tuổi 22), Khóa 2016-2020 (năm 3 - lứa tuổi 21), Khóa 2017 - 2021 (năm 2 - lứa tuổi 20), Khóa 2018-2022 (năm thứ nhất - lứa tuổi 19). Mẫu đo lường phản ánh hiệu quả thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm so sánh trình tự đơn: 2000 SV khóa 2018-2022 (1000 nam và 1000 nữ). Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và ĐHQG Lào. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 6 năm 2024. Giả thuyết khoa học: Hoạt động TDTT ngoại khóa của SV là hoạt động cần được chú trọng quan tâm và phát triển. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan mà hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa tại ĐHQG Lào vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nếu lựa chọn và xây dựng được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn và nhu cầu, sở thích, điều kiện của SV, sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động TDTT ngoại khóa của SV, góp phần thúc đẩy phong trào TDTT ngoại khoá, nâng cao năng lực thể chất, sức khoẻ của SV cũng như chất lượng công tác GDTC trong Nhà trường. Ý nghĩa khoa học của luận án: Luận án đã hệ thống hoá, bổ sung và hoàn thiện những kiến thức lý luận về các vấn đề liên quan đến công tác TDTT trường học, hoạt động TDTT ngoại khoá của SV và những yếu tố đảm bảo chất lượng hoạt động TDTT ngoại khoá và phát triển thể chất của SV ĐGQG Lào một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn.
- 6 Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT ngoại khoá của SV ĐHQG Lào, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TDTT ngoại khóa của SV, thực trạng kết quả học tập môn GDTC và mức độ phát triển thể chất của SV nhà trường. Trên cơ sở đó, luận án lựa chọn và xây dựng nội dung chi tiết được 03 giải pháp với 07 biện pháp và nghiên cứu ứng dụng các giải pháp vào thực tiễn giúp nâng cao kết quả học tập môn GDTC và thể lực cho SV, phát triển phong trào TDTT trong toàn trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung cho ĐHQG Lào.
- 7 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu chung về sự phát triển của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 1.1.1. Về lịch sử Lịch sử phát triển của CHDCND Lào trước thế kỷ 14 gắn liền với sự thống trị của vương quốc Nam Chiếu. Đến thế kỷ XIV, vua Pha Ngum lên ngôi đổi tên nước thành Vương Quốc Lạn Xang hay còn gọi là Đất nước Triệu voi. Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, Vương Quốc Lạn Xang nhiều lần phải chống lại các cuộc xâm lược của Miến Điện (Myanma) và Sa Yam (Thái Lan). Từ thế kỷ XVIII, Sa Yam giành quyền kiểm soát Vương Quốc Lạn Xang. Từ thế kỷ XIX, lãnh thổ này nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp và bị sáp nhập vào Đông Dương năm 1893. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp bị Nhật thay chân ở Đông Dương. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, ngày 12/10/1945, Lào tuyên bố độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Vương Quốc Lạn Xang một lần nữa và mãi đến năm 1975, phong trào cộng sản Pa Thet Lào do Hoàng thân Souphanouvong lãnh đạo đã xóa bỏ chính quyền Vương Quốc Lạn Xang. Ngày 2/12/1975 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước CHDCND Lào, ngày này cũng được lấy làm ngày Quốc khánh của nước CHDCND Lào [103]. 1.1.2. Về địa lý Nước CHDCND Lào có tổng diện tích 236.800 km2, có đường biên giới giáp 5 quốc gia: Phía Bắc giáp Trung Quốc, 416 km đường biên; Tây Bắc giáp Mi-an-ma, 230 km; Tây Nam giáp Thái Lan, 1.730 km; Nam giáp Campuchia, 492 km và phía Đông giáp Việt Nam, 2.067 km. Lào có 17 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó 10 tỉnh có chung đường biên giới với Việt Nam. Dân số hiện nay khoảng 6.8 triệu người, gồm ba bộ tộc chính là Lào Lùm, Lào Thơng và Lào Sủng, ngoài ra còn khoảng gần 5% là người Việt, người Hoa, người Thái.
- 8 Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thủ đô và là thành phố lớn nhất của Lào là Viêng Chăn, các thành phố lớn khác là: Louang Phrabang, Savannakhet và Cham Pa Sắc [110]. 1.1.3. Về chính trị Đảng chính trị duy nhất của Lào là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Người đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch nước được Quốc hội cử ra có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của Chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 11 ủy viên Bộ Chính trị và 69 ủy viên Trung ương Đảng. Các quyết sách quan trọng của Chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua. Lào thông qua hiến pháp mới lần đầu tiên năm 1991. Trong năm sau đó đã diễn ra bầu cử Quốc hội với 85 đại biểu. Các thành viên Quốc hội được bầu bằng bỏ phiếu kín. Quốc hội do cuộc bầu cử năm 1997 tăng lên thành 99 đại biểu đã thông qua các đạo luật mới mặc dù cơ quan hành pháp vẫn giữ quyền phát hành các sắc lệnh liên quan. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra từ ngày 20/03/2016 với 149 đại biểu [90]. 1.1.4. Về kinh tế - xã hội Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường biển, có biên giới giáp với 05 quốc gia, địa lý chủ yếu là đồi núi, trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng Chăn, Sa Văn Na Khêt và Chăm pa sắc. Sau giải phóng nền kinh tế nước CHDCND Lào còn lạc hậu và kém phát triển, trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt được thời cơ, tạo nên những bước đột phá tạo tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã
- 9 giành được độc lập, quyền dân chủ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, kết cấu hạ tầng KT-XH được phát triển thành hệ thống, GDP liên tục phát triển, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2015 đạt 1.970 USD, vượt 16 lần so với năm 1985, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,59%, 100% các huyện trên phạm vi toàn quốc sử dụng điện thoại, hơn 51.597 km tuyến đường giao thông [103]. 1.1.5. Về giáo dục Lào có lịch sử phát triển giáo dục lâu đời, dân tộc Lào có truyền thống hiếu học. Song trong thời kỳ phong kiến, giáo dục chủ yếu để tuyển chọn tầng lớp quan lại và tầng lớp trí thức nhằm duy trì và phát triển chế độ phong kiến đương thời. Cuối thế kỳ XIX và đầu thế kỳ XX CHDCND Lào là thuộc địa của Pháp, nền giáo dục mà người Lào dựng lên trong lịch sử được thay thế bằng nền giáo dục của Pháp, chủ yếu để đào tạo nhân lực phục vụ cho bộ may cai trị của thực dân Pháp. Sau khi đất nước CHDCND Lào được giải phóng hoàn toàn và tuyên ngôn độc lập vào ngày 02/12/1975, trên cơ sở truyền thống phát triển lâu dài của nền giáo dục Lào, trải qua các lần đổi mới cải cách giáo dục trong suốt thời kỳ 1975 – 2017, hệ thống giáo dục hiện nay được quy định tại Điều 10 của Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2007. Hệ thống giáo dục hiện nay bao gồm [90]: (1). Hệ thống giáo dục quốc đân gồm giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy. (2). Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục bao gồm: Giáo dục mầm non: có nhà trẻ và mẫu giáo. Giáo dục phổ thông: có tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Giáo dục nghề nghiệp: có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Giáo dục Đại học: có trình độ Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ. 1.1.6. Về thể dục thể thao
- 10 Sau khi đất nước được giải phóng hoàn toàn, Đảng và Nhà nước Lào chú trọng phát triển lĩnh vực TDTT và tổ chức lại hệ thống hoạt động TDTT và coi việc đào tạo nguồn nhân lực và phát triển GDTC là mục tiêu hàng đầu để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với nhiệm vụ to lớn mà Đảng và Nhà nước giao cho, năm 1978, Bộ Giáo dục và Thể thao (GD&TT) đã quyết định nâng Trường Trung học TDTT Viêng Chăn trở thành Trường Trung học TDTT Lào để nâng cao kiến thức cho nhân lực ngành TDTT phục vụ cho các trường tiểu học, trường phổ thông trung học, trường nghề.....trên toàn quốc và làm bước đệm để phát triển phòng trào TDTT cho toàn xã hội [106], [107]. Đến năm 1980, lần đầu tiên CHDCND Lào tham dự Đại hội TDTT lớn nhất trên hành tinh, đó là Đại hội Olympic tại thủ đô Moscow (Liên Xô cũ, nay thuộc Liên bang Nga). Từ đó đến nay, CHDCND Lào là một thành viên của phong trào Olympic, tiếp tục tham gia tích cực các đại hội Olympic như: 1988 tại Seoul, Hàn Quốc; năm 1992 tại Barcelona, Tây Ban Nha... Năm 1982, lần đầu tiên CHDCND Lào tham dự Đại hội TDTT châu Á được tổ chức tại thủ đô New Delhi nước Cộng hòa Ấn Độ và tiếp tục tham dự đến ngày nay. Thành tích tốt nhất đã đạt được trong lịch sử tham dự giải đấu lớn nhất châu Á là huy chương Bạc môn thể thao Boxing được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1990 và cũng là huy chương đầu tiên của Đoàn TDTT Lào đã từng tham dự giải đấu lớn nhất châu Á này [77], [79]. Sau nhiều năm vắng mặt tại Đại hội TDTT Đông Nam Á, đến năm 1989, Đoàn TDTT Lào trở lại tham dự Sea Games lần thứ 15 được tổ chức tại Kulalamper, Malaysia và được quyền đăng cai tổ chức Sea Games lần đầu tiên (Sea Games lần thứ 25), được tố chức tại thủ đô Viêng Chăn. Đây cũng là kỳ Sea Games thành công nhất của Đoàn thể thao nước CHDCND Lào. Với quyết tâm phát triển phong trào TDTT của đất nước, Đảng và Nhà nước đã quyết định tổ chức Đại hội TDTT toàn quốc lần đầu tiên năm 1985 tại thủ đô Viêng Chăn với 12 nội dung thi đấu và được định kỳ tổ chức 3 năm một lần đến ngày nay.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p |
383 |
76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p |
315 |
64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p |
254 |
61
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p |
35 |
10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p |
34 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p |
40 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p |
54 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p |
25 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p |
34 |
5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p |
24 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p |
32 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p |
31 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p |
19 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p |
22 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p |
28 |
3
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên đội tuyển bóng rổ thành phố Hồ Chí Minh
290 p |
6 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào tập luyện môn Bóng đá trong các trường trung học cơ sở tỉnh Bắc Ninh
12 p |
1 |
1
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Mô hình thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
229 p |
1 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
