intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu nội dung giáo dục thể chất đối với sinh viên nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:243

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu nội dung giáo dục thể chất đối với sinh viên nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng nội dung giáo dục thể chất cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất cho SV, đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng GDTC của Nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu nội dung giáo dục thể chất đối với sinh viên nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN THANH TÂM NGHIÊN CỨU NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI SINH VIÊN NHÓM SỨC KHỎE YẾU NGÀNH VĂN HÓA, DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN THANH TÂM NGHIÊN CỨU NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI SINH VIÊN NHÓM SỨC KHỎE YẾU NGÀNH VĂN HÓA, DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Lâm Quang Thành 2. PGS.TS Vũ Đức Thu HÀ NỘI, 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thanh Tâm
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục & Đào tạo BMI : Chỉ số khối cơ thể CP : Chính phủ GD : Giáo dục GDTC : GDTC GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GS : Giáo sư GV : Giảng viên HS : Học sinh HK : Học kỳ PGS : Phó giáo sư QĐ : Quyết định SV : Sinh viên SK : Sức khỏe TB : Trung bình TDTT : Thể dục thể thao TW : Trung ương VHTT&DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG cm : Centimet kG : Kilogam lực kg : kilogam (trọng lượng) kg/m2 : Kilogam/ mét bình phương l : lít m : mét ms : miligiây
  5. MỤC LỤC Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt, ký hiệu và các đơn vị đo lường Danh mục bảng, biểu đồ, sơ đồ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 7 1.1. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về sức khoẻ, GDTC và thể thao trong nhà trường ...............................................................................7 1.1.1. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về sức khỏe .............................. 7 1.1.2. GDTC và thể thao trong nhà trường dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước .............................................................................................................11 1.1.3. GDTC và thể thao trong nhà trường dưới góc độ điều chỉnh của Luật và chiến lược, quy hoạch phát triển TDTT.............................................. 15 1.2. Những khái niệm cơ bản có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án ................................................................................................................................. 19 1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến sức khỏe........................................... 19 1.2.2. Một số khái niệm liên quan đến GDTC .............................................. 26 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên và vai trò của GDTC trong phát triển thể chất và nâng cao sức khỏe cho SV ............................................. 30 1.3.1. Đặc điểm lứa tuổi SV (18-22 tuổi) ..................................................... 30 1.3.2. Vai trò của GDTC trong phát triển thể chất cho SV........................... 36 1.3.3. Vai trò của GDTC trong nâng cao sức khỏe cho SV .......................... 38 1.4. Khái quát về chương trình, nội dung và phương pháp GDTC cho SV hiện nay................................................................................................................. 44 1.4.1. Khái quát về chương trình GDTC cho SV hiện nay ........................... 44 1.4.2. Khái quát về nội dung GDTC cho SV hiện nay ................................. 46 1.4.3. Khái quát về phương pháp GDTC cho SV hiện nay .......................... 47 1.5. Một số nghiên cứu có liên quan ................................................................. 50
  6. 1.5.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 50 1.5.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước có liên quan ........................ 52 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................. 58 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 58 2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 58 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 58 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ......................................................... 59 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................. 59 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................................. 60 2.2.5. Phương pháp kiểm tra y học ................................................................. 62 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................... 66 2.2.7. Phương pháp toán thống kê................................................................... 67 2.3. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................ 68 2.3.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 68 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 69 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 70 3.1. Thực trạng nội dung GDTC cho SV trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa .................................................................................................................. 70 3.1.1. Lựa chọn nội dung đánh giá sức khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa ................................. 70 3.1.2. Đánh giá thực trạng sức khỏe và thể lực của SV ngành Văn hóa và ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa .......................... 71 3.1.3. Đánh giá thực trạng sức khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa và ngành Du lịch, Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa......................................................................... 77 3.1.4. Đánh giá thực trạng chương trình GDTC của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa......................................................................... 86 3.1.5. Đánh giá các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa......................................................................... 88
  7. 3.1.6. Đánh giá nhu cầu tập luyện của nhóm SV sức khỏe yếu Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa......................................................................... 92 3.1.7. Bàn luận về thực trạng nội dung GDTC cho SV trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa......................................................................... 93 Nhận xét mục tiêu 1 ........................................................................................ 97 3.2. Nghiên cứu nội dung môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hoá ............................................ 99 3.2.1. Cơ sở xây dựng nội dung giảng dạy môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DLTH ................ 99 3.2.2. Xây dựng nội dung môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa………………………...102 3.2.3. Xây dựng nội dung chương trình giảng dạy GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa…………………………………………………………………...116 3.2.4. Bàn luận về cứu nội dung môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hoá…………….127 Nhận xét mục tiêu 2…………………………………………………………131 3.3. Đánh giá hiệu quả nội dung GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa………………………131 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm nội dung GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu (02 học kỳ)............................................................................................................131 3.3.2. Đánh giá hiệu quả nội dung chương trình GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành VH, DL trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa………………………………………………..……………………133 3.3.3. Bàn luận về hiệu quả nội dung GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành VH, DL trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa……………………….147 Nhận xét mục tiêu 3……………………………………………………………148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………150 A/ Kết luận……………………………………………………………..150 B/ Kiến nghị……………………………………………………………151 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ÐỒ TRONG LUẬN ÁN Thể Số BIỂU BẢNG Trang loại 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các nội dung đánh giá sức Sau 70 khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (n=28) 3. 2 Kết quả kiểm tra đánh giá sức khỏe của SV ngành Văn Sau 71 hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa theo phân loại sức khỏe của Bộ Y tế quy định. 3. 3 Kết quả phỏng vấn SV tham gia vào quá trình nghiên 73 cứu và kiểm tra đánh giá thể lực (n=912) 3. 4 Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực của nam SV ngành Sau 75 Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3. 5 Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực của nữ SV ngành Sau 75 Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3. 6 Thang điểm đánh giá mức độ thể lực của nam SV ngành Sau 75 Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3. 7 Thang điểm đánh giá mức độ thể lực của nữ SV ngành Sau 75 Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Biểu Thanh Hóa bảng 3. 8 Bảng điểm tổng hợp phân loại thang điểm đánh giá mức 76 độ thể lực SV ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3. 9 Đánh giá thực trạng thể lực của SV ngành Văn hóa, Du 76 lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa theo bảng điểm tổng hợp 3.10 Kết quả phỏng vấn phân nhóm đối tượng nghiên cứu 77 (n=18) 3.11 Kết quả tổng hợp về kiểm tra y tế đầu năm học của 78 nhóm SV sức khỏe yếu 3.12 Kết quả phỏng vấn đánh giá sức khỏe tổng quát của Sau 79 nhóm SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.13 Kết quả phỏng vấn về các yếu tố nguy cơ của nhóm SV Sau 80 sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.14 Kết quả phỏng vấn các thông tin chi tiết bệnh tật của Sau 81 nhóm SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa
  9. Thể Số BIỂU BẢNG Trang loại 3.15 Thực trạng thể lực của nam SV nhóm sức khỏe yếu Sau 83 ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (n=22) 3.16 Thực trạng thể lực của nữ SV nhóm sức khỏe yếu ngành Sau 83 Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (n=67) 3.17 Thực trạng kết quả học môn GDTC của SV sức khỏe 85 yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (sau 01 học kỳ của năm thứ nhất) 3.18 Thực trạng chương trình GDTC của trường Đại học Sau 86 VHTT&DL Thanh Hóa năm học 2018-2019 Biểu 3.19 Nội dung chi tiết học phần môn GDTC của Trường Đại Sau 87 bảng học VHTT&DL Thanh Hóa 3.20 Kết quả phỏng vấn đánh giá nội dung chương trình đào tạo Sau 87 môn GDTC của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.21 Thực đội ngũ giảng viên GDTC Trường Đại học 88 VHTT&DL Thanh Hóa (tính đến 2021) 3.22 Kết quả phỏng vấn đánh giá về đội ngũ giảng viên bộ môn Sau 89 3.23 Thực trạng đội ngũ cán bộ y tế của Trường Đại học 90 VHTT&DL Thanh Hóa 3.24 Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất của trường Đại học 90 VHTT&DL Thanh Hóa (thời điểm năm 2021) 3.25 Kết quả phỏng vấn đánh giá về Cơ sở vật chất và trang 91 thiết bị môn GDTC 3.26 Kết quả phỏng vấn về nhu cầu tập luyện các nội dung 92 GDTC nâng cao sức khỏe cho nhóm SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.27 Tổng hợp môn thể thao cho nội dung giảng dạy môn Sau 102 GDTC cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.28 Phỏng vấn nhóm SV sức khỏe yếu về môn thể thao ưa thích Sau 102 3.29 Phỏng vấn các chuyên gia về tính phù hợp của các môn 103 thể thao SV ưa thích trong nội dung giảng dạy GDTC cho nhóm SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (n=35) 3.30 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các môn thể Sau 104 thao ưa thích trong nội dung giảng dạy GDTC cho nhóm SV sức khỏe yếu
  10. Thể Số BIỂU BẢNG Trang loại 3.31 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các môn thể Sau 104 thao ưa thích trong nội dung giảng dạy GDTC cho nhóm SV sức khỏe yếu sau loại biến 3.32 Kết quả phỏng vấn lựa chọn môn thể thao trong nội 106 dung giảng dạy GDTC cho nhóm SV sức khỏe yếu (n=35) 3.33 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các môn thể thao Sau 107 được lựa chọn giảng dạy cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.34 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các môn thể Sau 107 thao được lựa chọn giảng dạy cho nhóm SV sức khỏe yếu sau loại biến 3.35 Tổng hợp nội dung các môn thể thao được lựa chọn 109 giảng dạy cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.36 Kết quả lựa chọn sơ bộ các nội dung giảng dạy của môn Sau 109 Điền kinh cho nhóm SV sức khỏe yếu Biểu 3.37 Kết quả lựa chọn sơ bộ các nội dung giảng dạy của môn Sau 109 bảng Bóng đá cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.38 Kết quả lựa chọn sơ bộ các nội dung giảng dạy của môn Sau 109 Bóng rổ cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.39 Kết quả lựa chọn sơ bộ các nội dung giảng dạy của môn Sau 109 Khiêu vũ thể thao cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.40 Kết quả lựa chọn sơ bộ các nội dung giảng dạy của môn 110 Trò chơi vận động cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.41 Kết quả lựa chọn các nội dung giảng dạy của môn Điền Sau 115 kinh cho nhóm SV sức khỏe yếu (n=28) 3.42 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các nội dung Sau 115 giảng dạy của môn Điền kinh cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.43 Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung giảng dạy môn Sau 115 Bóng đá (n=28) 3.44 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các nội dung Sau 115 giảng dạy của môn Bóng đá cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.45 Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung giảng dạy môn Sau 115 Bóng rổ (n=26) 3.46 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các nội dung Sau 115 giảng dạy của môn Bóng rổ cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.47 Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung giảng dạy môn Sau 115 Khiêu vũ thể thao (n=27) 3.48 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các nội dung Sau 115 Biểu giảng dạy của môn Khiêu vũ thể thao cho nhóm SV sức bảng khỏe yếu
  11. Thể Số BIỂU BẢNG Trang loại 3.49 Kết quả phỏng vấn lựa chọn nội dung giảng dạy môn Sau 115 Trò chơi vận động (n=26) 3.50 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của các nội dung Sau 115 giảng dạy của môn Trò chơi vận động cho nhóm SV sức khỏe yếu 3.51 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian 118 3.52 Kết quả phỏng vấn về mục tiêu chung của nội dung Sau 118 chương trình giảng dạy GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu (n=35) 3.53 Phân phối thời lượng từng nội dung giảng dạy môn Điền Sau 120 kinh cho SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.54 Phân phối thời lượng từng nội dung giảng dạy môn Sau 121 Bóng đá cho nam SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.55 Phân phối thời lượng từng nội dung giảng dạy môn Sau 122 Bóng rổ cho nam SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.56 Phân phối thời lượng từng nội dung giảng dạy môn Khiêu Sau 123 vũ thể thao cho nữ SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.57 Phân phối thời lượng từng nội dung giảng dạy môn Trò 125 chơi vận động cho nữ SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.58 Kết quả đánh giá của Hội đồng đánh giá thẩm định nội Sau 126 dung chương trình giảng dạy GDTC cho SV sức khỏe yếu (n=9) 3.59 Kết quả phỏng vấn đánh giá nội dung chương trình đào Sau 126 tạo môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.60 Kết quả kiểm tra đánh giá sức khỏe theo phân loại sức Sau 133 khỏe của Bộ Y tế quy định sau 01 học kỳ. 3.61 Đánh giá thể lực của nam SV nhóm sức khỏe yếu ngành Sau 133 Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa sau 01 học kỳ 3.62 Đánh giá thể lực của nữ SV nhóm sức khỏe yếu ngành Sau 133 Biểu Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL bảng Thanh Hóa sau 01 học kỳ (n=67)
  12. Thể Số BIỂU BẢNG Trang loại 3.63 Đánh giá thể lực theo phân loại bảng điểm tổng hợp của Sau 133 nam và nữ SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa sau 01 học kỳ 3.64 Kết quả học môn GDTC sau 01 học kỳ thực nghiệm của Sau 137 nam và nữ SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (sau học kỳ 2 năm thứ nhất) 3.65 Kết quả kiểm tra đánh giá sức khỏe theo phân loại sức Sau 138 khỏe của Bộ Y tế quy định sau 02 học kỳ 3.66 Đánh giá thể lực của nam SV nhóm sức khỏe yếu ngành Sau 135 Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa sau 02 học kỳ 3.67 Đánh giá thể lực của nữ SV nhóm sức khỏe yếu ngành Sau 138 Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa sau 02 học kỳ 3.68 Đánh giá thể lực theo phân loại bảng điểm tổng hợp của Sau 138 nam và nữ SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa sau 02 học kỳ 3.69 Kết quả học môn GDTC sau 02 học kỳ thực nghiệm của Sau 143 nam và nữ SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (sau học kỳ 2 năm thứ nhất) 3.70 Kết quả khảo sát đánh giá nội dung chương trình giảng Sau 143 dạy GDTC cho SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa theo bộ tiêu chuẩn AUN – QA 3.71 Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của SV sức khỏe yếu Sau 146 về nội dung chương trình giảng dạy GDTC cho SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (n=89).
  13. Thể Số SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang loại 3.1 Các bước tiến hành thực nghiệm ứng dụng nội dung Sau 132 chương trình GDTC cho SV sức khỏe yếu ngành Văn Sơ đồ hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.1 Kết quả kiểm tra đánh giá sức khỏe SV ngành Văn hóa, Sau 71 Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.2 Phỏng vấn đánh giá sức khỏe tổng quát của nhóm SV Sau 79 sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa 3.3 So sánh kết quả kiểm tra đánh giá sức khỏe theo phân Sau 133 loại sức khỏe của Bộ Y tế quy định sau 01 học kỳ 3.4 So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của nam và nữ SV Sau 133 nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa sau 01 học kỳ thực nghiệm 3.5 So sánh phân loại thể lực của nam và nữ SV nhóm sức Sau 133 khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa sau 01 học kỳ thực nghiệm 3.6 So sánh kết quả học môn GDTC sau 01 học kỳ thực Sau 137 nghiệm của nhóm SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Biểu Hóa (sau học kỳ 2 năm thứ nhất) đồ 3.7 So sánh kết quả kiểm tra đánh giá sức khỏe theo phân Sau 138 loại sức khỏe của Bộ Y tế quy định sau 02 học kỳ 3.8 So sánh nhịp tăng trưởng thể lực của nam và nữ SV Sau 138 nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa sau 02 học kỳ thực nghiệm 3.9 So sánh phân loại thể lực của nam và nữ SV nhóm sức Sau 138 khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa sau 02 học kỳ thực nghiệm 3.10 So sánh phân loại thể lực của nam và nữ SV nhóm sức Sau 138 khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa thời điểm thực trạng, sau 01 học kỳ và sau 02 học kỳ thực nghiệm 3.11 So sánh kết quả học môn GDTC sau 02 học kỳ thực Sau 143 nghiệm của nhóm SV sức khỏe yếu ngành Văn hóa, ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa (sau học kỳ 1 năm thứ hai)
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường là một mặt giáo dục quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước, để cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII năm 2016 xác định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hoá và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật….”. [8] Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân; GDTC được hiểu là quá trình sư phạm nhằm giáo dục thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người. GDTC được xem là một lĩnh vực TDTT với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. GDTC trong nhà trường là môn học bắt buộc, giúp học HS, SV phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tầm vóc, tiến tới hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng, kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống, đồng thời giáo dục văn hóa thể chất, nâng cao sức khỏe tinh thần, biết cách thích ứng và hài hòa với các điều kiện sống, điều kiện môi trường học tập, lao động của bản thân và hoàn cảnh xã hội. Đồng thời chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho HS, SV”. [61] GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của
  15. 2 nhà sư phạm phù hợp với HS với nguyên tắc sư phạm. GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HS, SV trong nhà trường. GDTC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn phát triển của mỗi con người, thể hiện ở các mặt: Góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực và tầm vóc phù hợp với độ tuổi, giới tính và đặc điểm sức khỏe cá nhân của từng HS, SV. Phát triển thể lực toàn diện, các kỹ năng vận động cơ bản và các năng lực vận động cốt lõi: Năng lực tự động, sáng tạo; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực thể lực (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo); năng lực phối hợp vận động; năng lực vượt chướng ngại vật; năng lực phòng chống đuối nước; năng lực thích ứng với môi trường xã hội... Nghị quyết số 29-NQ/TƯ [7] về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT coi trọng phát triển thể chất để phát triển toàn diện cả về đức - trí - thể - mỹ cho HS, SV. Nghị quyết cũng nhấn mạnh, đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Theo đó, Chương trình môn học GDTC, nội dung chương trình học GDTC các cấp học cũng phải tiến hành đổi mới sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và phát huy được tối ưu năng lực thể chất của HS, SV. Trước yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục mà Đảng và Nhà nước đặt ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trương đổi mới giáo dục, bao gồm những vấn đề cơ bản như: đổi mới từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng chú trọng phát triển năng lực của HS; chuyển đổi kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học. Điều 2, Nghị định số 11/2015/NĐ-CP quy định Vị trí, mục tiêu GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, nhấn mạnh: "GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học
  16. 3 và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, HS, SV các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập TDTT để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện". [28] Thực hiện Nghị định số 11/2015/NĐ-CP, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 25/2015/TT-BGDĐT quy định Chương trình môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học, với mục tiêu "Chương trình môn học GDTC nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập TDTT để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, hoàn thiện nhân cách, nâng cao khả năng học tập, kỹ năng hoạt động xã hội với tinh thần, thái độ tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện" [16]. Với mục tiêu này, công tác GDTC tại các trường đại học cần phải đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng nội dung học môn GDTC trong nhà trường để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu chương trình đề ra. Tóm lại, nhiệm vụ, mục tiêu của GDTC và thể thao trong nhà trường là nâng cao sức khỏe, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể HS, SV; phát triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động cơ bản của con người; hình thành thói quen RLTT, giữ gìn vệ sinh và rèn luyện đạo đức, ý chí cho người học. Phát triển GDTC và thể thao trong nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong thực tế những vấn đề đổi mới công tác giáo dục đại học đa ngành và đa dạng hoá loại hình đào tạo cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng SV thì vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trước những thử thách to lớn. Hiệu quả của công tác GDTC trong các trường học hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Trong đó, công tác giảng dạy môn học GDTC vẫn còn mang nặng tính hình thức; thực trạng năng lực thể chất của HS, SV còn nhiều hạn chế, một phần do: Điều kiện trang thiết bị, sân bãi dụng cụ tập luyện còn thiếu; quá trình quản lý, chỉ đạo, tổ chức vận dụng nội dung hình thức tập luyện trong các nhà trường còn nhiều nơi chưa hợp lý; chương trình môn học thể dục chưa phù hợp
  17. 4 với đặc điểm tâm sinh lý của HS, SV nên kết quả học tập chưa đạt chất lượng cao. Hiện nay, chương trình GDTC cho HS, SV đã được phổ cập, tuy nhiên vẫn chưa tạo ra một chế độ vận động thân thể tích cực thường xuyên và có hệ thống, dẫn tới hiệu quả GDTC chưa được như mong muốn. Do đó, cần thiết phải xây dựng chế độ vận động thân thể tích cực cho các cấp học, từ lứa tuổi mầm non cho đến SV đại học, nhằm tạo ra sự biến đổi về thể chất, góp phần nâng cao thể lực và tầm vóc con người Việt Nam. Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa là trường đại học công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và quản lý chuyên môn của Bộ GD&ĐT. Trường có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch; nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, khu vực Nam Sông Hồng - Bắc Trung Bộ và cả nước. Trường xác định đến năm 2030, là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín của khu vực Nam Sông Hồng - Bắc Trung Bộ; đào tạo các lĩnh vực nghệ thuật, du lịch nằm trong tốp đầu của cả nước [104]. Trong những năm qua, Bộ môn GDTC đã áp dụng nội dung môn học theo quy định của Bộ GD&ĐT; tiến hành đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và một số điều kiện khách quan khác, hiệu quả của các giảng dạy môn học GDTC, phát triển thể lực chung cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. Từ thực tiễn tổ chức hoạt động GDTC và thể thao tại trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá như nêu trên cho thấy sức khỏe của sinh viên luôn là một đối tượng được nhà trường chú trọng vì sinh viên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhà trường. Đào tạo ra những con người có sức khỏe
  18. 5 và trình độ cao là nhiệm vụ của nhà trường và ngành giáo dục. Nhưng đến nay, trong các trường đại học có rất ít các nghiên cứu về đối tượng sinh viên sức khỏe yếu, đặc biệt là trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe sinh viên và đối tượng sinh viên sức khỏe yếu. Do vậy, cần thiết đổi mới nội dung giảng dạy môn GDTC, đáp ứng yêu cầu tăng cường sức khỏe, vui chơi, giải trí cho SV của trường nói chung và cho các nhóm SV có sức khoẻ yếu nói riêng. Căn cứ vào điều kiện thực tế của Trường, đề tài luận án: “Nghiên cứu nội dung GDTC đối với SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đổi mới nội dung giảng dạy môn GDTC phù hợp với các SV có sức khoẻ yếu, đáp ứng với nhu cầu rèn luyện, nâng cao thể trạng của SV và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học GDTC tại trường. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng nội dung GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa, góp phần nâng cao sức khỏe, thể chất cho SV, đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng GDTC của Nhà trường. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng nội dung GDTC cho SV trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa: Lựa chọn nội dung đánh giá sức khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Đánh giá thực trạng sức khỏe và thể lực của SV ngành Văn hóa và ngành Du lịch của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Đánh giá thực trạng sức khỏe, thể lực và kết quả môn học GDTC của SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa và ngành Du lịch, Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Đánh giá thực trạng chương trình GDTC của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa.
  19. 6 Đánh giá các điều kiện đảm bảo cho công tác GDTC Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Đánh giá nhu cầu tập luyện của nhóm SV sức khỏe yếu Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Mục tiêu 2: Nghiên cứu nội dung môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hoá: Cơ sở xây dựng nội dung giảng dạy môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DLTH. Xây dựng nội dung môn GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa, Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Xây dựng nội dung chương trình giảng dạy GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành Văn hóa và ngành Du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả nội dung GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa: Tổ chức thực nghiệm nội dung GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu. Đánh giá hiệu quả nội dung chương trình GDTC cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa. Giả thuyết khoa học Từ thực trạng nội dung giảng dạy môn học GDTC và đặc điểm đào tạo của trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa, nếu xây dựng nội dung môn GDTC phù hợp, thiết thực, hiệu quả và tạo sự hứng thú tập luyện để nâng cao sức khoẻ và thể chất cho SV nhóm sức khỏe yếu ngành văn hóa, du lịch, sẽ góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng công tác GDTC ở trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa.
  20. 7 CHƯƠNG1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về sức khoẻ, GDTC và thể thao trong nhà trường 1.1.1. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về sức khỏe: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo cho công tác nâng cao sức khỏe trong toàn dân. Nghị quyết số 37-CP ngày 20 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ xây dựng định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến năm 2000 và 2020 với quan điểm "Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, cũng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người, mỗi gia đình. Vì vậy đầu tư cho sức khoẻ để mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình".[25] Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010 theo Quyết định số 35/2001/QĐ-Ttg ngày 19 tháng 3 năm 2001, với mục tiêu chung là "Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi". [73] Năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 46/2005/NQ-TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, với quan điểm "...Thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện TDTT nâng cao sức khoẻ..."[13] Năm 2006, tại Đại hội lần thứ X của Đảng, một trong những mục tiêu và phương hướng tổng quát của giai đoạn 5 năm (2006 – 2010) đã được Đại hội xác định là: “GD&ĐT cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2