intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:220

52
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá TĐTL VĐV bóng đá, luận án tiến hành lựa chọn hệ thống tiêu chí đánh giá TĐTL, từ đó xây dựng và kiểm nghiệm trong thực tiễn hệ thống tiêu chuẩn (định tính và định lượng) đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao cấp cao Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BÙI THỊ HIỀN LƢƠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TẬP LUYỆN NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ CẤP CAO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BÙI THỊ HIỀN LƢƠNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘTẬP LUYỆN NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ CẤP CAO VIỆT NAM Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Ngọc Viễn 2. PGS.TS. Trần Đức Dũng HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Bùi Thị Hiền Lƣơng
  4. MỤC LỤC Trang bìa. Trang phụ bìa. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án. Danh mục biểu bảng, biểu đồ, hình vẽ trong luận án. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .................... 5 1.1. Cơ sở khoa học về đánh giá trình độ tập luyện trong huấn luyện thể thao hiện đại. .................................................................................. 5 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan. ....................................................... 5 1.1.2. Tổng quan một số quan điểm về trình độ tập luyện trong huấn luyện thể thao. ................................................................................. 7 1.1.3. Khái quát những quan điểm về đánh giá trình độ tập luyện của vận động viên bóng đá cấp cao. ........................................................... 12 1.2. Xu thế phát triển của bóng đá hiện đại và đặc điểm của các yếu tố cấu thành trình độ tập luyện VĐV bóng đá cấp cao trong công tác huấn luyện........................................................................................... 19 1.2.1. Đặc điểm và xu thế phát triển của bóng đá hiện đại. .................... 19 1.2.2. Đặc điểm các yếu tố cấu thành trình độ tập luyện của vận động viên bóng đá cấp cao trong công tác huấn luyện. ......................... 24 1.3. Khái quát về đặc điểm tâm - sinh lý của nữ vận động viên bóng đá cấp cao. ................................................................................................ 32 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của nữ vận động viên bóng đá cấp cao.............. 32 1.3.2. Đặc điểm sinh lý của nữ vận động viên bóng đá cấp cao. ............ 34 1.3.3. Đặc điểm về khả năng vận động của nữ vận động viên bóng đá cấp cao và chu kỳ kinh nguyệt. ........................................................... 36
  5. 1.4. Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao. ............................................................... 37 1.4.1. Các nguyên tắc trong kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao. .................................................... 37 1.4.2. Các hình thức kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao. ........................................................... 38 1.4.3. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao. ........................................................... 41 1.5. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan. ................. 48 1.6. Kết luận chƣơng. ................................................................................ 53 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 55 2.1. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu. ................................................. 55 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. .................................................................. 55 2.1.2. Khách thể nghiên cứu. .................................................................. 55 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................... 55 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. ................................ 56 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. ................................................. 57 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm. ................................................... 57 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh học.................................................. 60 2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý. ....................................................... 63 2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm. ................................................... 66 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê. ................................................... 75 2.3. Tổ chức nghiên cứu. ........................................................................... 78 2.3.1. Thời gian nghiên cứu. ................................................................... 78 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 80 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu. .................................................................... 80 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN. ...................... 81
  6. 3.1. Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam ............................................... 81 3.1.1. Lựa chọn các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. ................................................... 81 3.1.2. Xác định độ tin cậy, tính thông báo các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. ....... 89 3.1.3. Bàn luận về hệ thống tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. ................................... 91 3.2. Xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. .................................................................................................. 103 3.2.1. Xác định đặc điểm, diễn biến các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao việt nam theo vị trí chuyên môn hóa sau 1 năm tập luyện. ........................................ 103 3.2.2. Xác định mối quan hệ giữa các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. ..................... 106 3.2.3. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. ................................. 108 3.2.4. Xác lập tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần trong đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. .................................................................................... 112 3.2.5. Bàn luận về đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. ............................................................................................ 117 3.3. Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. ............................... 120 3.3.1. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. ................................................. 120
  7. 3.3.2. Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam trong thực tiễn huấn luyện....... 125 3.3.3. Bàn luận về kết quả xây dựng, ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam. ....... 130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 137 A. Kết luận. .............................................................................................. 137 B. Kiến nghị. ............................................................................................ 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 90 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100
  8. DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CLB - Câu lạc bộ. HLV - Huấn luyện viên. HLTT - Huấn luyện thể thao. HV - Hậu vệ. LVĐ - Lượng vận động. TDTT - Thể dục thể thao. TĐC - Tốc độ cao. TĐ - Tiền đạo TĐTL - Trình độ tập luyện. TM - Thủ môn. TV - Tiền vệ VĐV - Vận động viên. XPC - Xuất phát cao. XPT - Xuất phát thấp.
  9. DANH MỤC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn các tiêu chí đánh giá Sau 87 trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao ở Việt Nam (n = 75). 3.2 Kết quả xác định tính thông báo các tiêu chí đánh giá Sau 89 trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao ở Việt Nam 3.3 Kết quả xác định độ tin cậy các tiêu chí đánh giá Sau 90 trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao ở Việt Nam 3.4 Diễn biến các tiêu chí đánh giá trình độ tập luyện Sau 104 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam qua các giai đoạn kiểm tra - nhóm vị trí tiền đạo (n = 32) 3.5 Diễn biến các test đánh giá trình độ tập luyện của Sau 104 nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam qua các giai đoạn kiểm tra - nhóm vị trí tiền vệ (n = 62) 3.6 Diễn biến các test đánh giá trình độ tập luyện của Sau 104 Biểu nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam qua các giai bảng đoạn kiểm tra - nhóm vị trí hậu vệ (n = 60) 3.7 Diễn biến các test đánh giá trình độ tập luyện của Sau 104 nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam qua các giai đoạn kiểm tra - nhóm vị trí thủ môn (n = 20) 3.8 Hệ số tương quan giữa các tiêu chí đánh giá TĐTL Sau 107 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền đạo (n = 32) 3.9 Hệ số tương quan giữa các tiêu chí đánh giá TĐTL Sau 107 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền vệ (n = 62) 3.10 Hệ số tương quan giữa các tiêu chí đánh giá TĐTL Sau 107 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí hậu vệ (n = 60) 3.11 Hệ số tương quan giữa các tiêu chí đánh giá TĐTL Sau 107 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí thủ môn (n = 20)
  10. Thể loại Số Nội dung Trang 3.12 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ 114 số tương quan của các yếu tố đó với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền đạo. 3.13 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ 114 số tương quan của các yếu tố đó với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền vệ. 3.14 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ 115 số tương quan của các yếu tố đó với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí hậu vệ 3.15 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và hệ 115 số tương quan của các yếu tố đó với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí thủ môn Biểu 3.16 Tỷ trọng ảnh hưởng () theo vị trí chuyên môn thi 116 bảng đấu của các nhóm yếu tố đánh giá TĐTL với hiệu suất thi đấu của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam. 3.17 Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá Sau 121 trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền đạo (n = 32) 3.18 Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá Sau 121 trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí tiền vệ (n = 62) 3.19 Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá Sau 121 trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí hậu vệ (n = 60) 3.20 Kiểm định tính phân bố chuẩn các tiêu chí đánh giá Sau 121 trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam - nhóm vị trí thủ môn (n = 20) 3.21 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện Sau 122 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền đạo - thời điểm ban đầu
  11. Thể loại Số Nội dung Trang 3.22 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện Sau 122 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền đạo - thời điểm sau 1 năm tập luyện 3.23 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện Sau 122 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền vệ - thời điểm ban đầu 3.24 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện Sau 122 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền vệ - thời điểm sau 1 năm tập luyện 3.25 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện Sau 122 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí hậu vệ - thời điểm ban đầu 3.26 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện Sau 122 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng Biểu tiêu chí - nhóm vị trí hậu vệ - thời điểm sau 1 năm bảng tập luyện 3.27 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện Sau 122 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí thủ môn - thời điểm ban đầu 3.28 Tiêu chuẩn đánh giá phân loại trình độ tập luyện Sau 122 của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí thủ môn - thời điểm sau 1 năm tập luyện 3.29 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV Sau 122 bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền đạo - thời điểm ban đầu 3.30 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV Sau 122 bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền đạo - thời điểm sau 1 năm tập luyện 3.31 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV Sau 122 bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền vệ - thời điểm ban đầu
  12. Thể loại Số Nội dung Trang 3.32 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV Sau 122 bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí tiền vệ - thời điểm sau 1 năm tập luyện 3.33 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV Sau 122 bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí hậu vệ - thời điểm ban đầu 3.34 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV Sau 122 bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí hậu vệ - thời điểm sau 1 năm tập luyện 3.35 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV Sau 122 bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí thủ môn - thời điểm ban đầu 3.36 Bảng điểm đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV Sau 122 bóng đá cấp cao Việt Nam theo từng tiêu chí - nhóm vị trí thủ môn - thời điểm sau 1 năm tập luyện Biểu 3.37 Tổng điểm của các tiêu chí đánh giá trình độ tập 124 bảng luyện sau khi đã quy đổi theo tỷ trọng ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố thành phần. 3.38 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần Sau 124 đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - nhóm vị trí tiền đạo (thời điểm ban đầu và sau 1 năm tập luyện) 3.39 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần Sau 124 đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - nhóm vị trí tiền vệ (thời điểm ban đầu và sau 1 năm tập luyện) 3.40 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần Sau 124 đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - nhóm vị trí hậu vệ (thời điểm ban đầu và sau 1 năm tập luyện)
  13. Thể loại Số Nội dung Trang 3.41 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần Sau 124 đánh giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam từ thang điểm 10 sang thang điểm có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng - nhóm vị trí thủ môn (thời điểm ban đầu và sau 1 năm tập luyện) 3.42 Tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trong đánh 125 giá trình độ tập luyện của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của các Biểu nhóm yếu tố thành phần (thời điểm ban đầu và sau bảng 1 năm tập luyện) 3.43 Kết quả kiểm tra ngược thông qua tiêu chuẩn đánh 127 giá trình độ tập luyện - thời điểm sau 1 năm tập luyện 3.44 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp trong đánh giá 129 TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam giữa tiêu chuẩn do luận án xây dựng với tiêu chuẩn của các câu lạc bộ, ban huấn luyện đội tuyển quốc gia xây dựng 3.1 Tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành Sau 115 phần trong đánh giá TĐTL đến hiệu suất thi đấu Biểu đồ của nữ VĐV bóng đá cấp cao việt nam theo các vị trí chuyên môn thi đấu 2.1 Test Yo-Yo IR1 70 2.2 Agility T - test (chạy tốc độ theo hình chữ T) 70 Hình vẽ 2.3 Short Dribbling test (dẫn bóng tốc độ trong đoạn 72 ngắn) 2.4 Creative speed test (test chạy tốc độ sáng tạo) 73
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Huấn luyện thể thao nói chung và huấn luyện bóng đá nói riêng là một quá trình sư phạm phức tạp diễn ra trong quãng thời gian dài liên tục, gồm nhiều giai đoạn, mang tính kế thừa lẫn nhau, trong đó giai đoạn huấn luyện cơ sở đóng vai trò vô cùng quan trọng, là tiền đề để đạt hiệu quả cao trong giai đoạn huấn luyện chuyên môn hóa sâu, cũng như giai đoạn hoàn thiện thể thao. Nội dung của công tác huấn luyện ở mỗi giai đoạn cũng đa dạng, bao gồm nhiều mặt: thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý thi đấu. Để đảm bảo hiệu quả của quá trình huấn luyện VĐV bóng đá, vấn đề kiểm tra, đánh giá TĐTL của VĐV luôn là một nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành một cách có hệ thống, thường xuyên và chặt chẽ, nhằm xác định hiệu quả huấn luyện với sự phát triển năng lực thể thao của VĐV, qua đó kịp thời dự báo, điều khiển và điều chỉnh chương trình, kế hoạch trong quá trình huấn luyện theo mục đích đã đặt ra, hay nói cách khác, tính tiêu chuẩn là một trong những đặc tính hàng đầu của quá trình huấn luyện. Trong xu hướng hội nhập với các hoạt động thể thao quốc tế, các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của VĐV theo định hướng tiếp cận với đỉnh cao ở khu vực, châu lục và quốc tế cần được xác định ngay từ giai đoạn huấn luyện cơ sở của VĐV bóng đá, nhằm định hướng cho công tác tuyển chọn và huấn luyện VĐV ở các giai đoạn tiếp theo [60]. Trong đó, giai đoạn hoàn thiện thể thao (giai đoạn huấn luyện cuối cùng trong chu kỳ huấn luyện nhiều năm với mục tiêu chính là duy trì và nâng cao thành tích thể thao) là giai đoạn huấn luyện các VĐV lớn tuổi có trình độ thành tích thể thao cao (VĐV cấp cao) thì cần quan tâm đánh giá sự ổn định của thành tích [72]. Vì thế, đối với VĐV cấp cao, việc đánh giá TĐTL thường gắn với trạng thái sung sức trong các chu kỳ huấn luyện và thành tích thi đấu thể thao, nhằm giúp cho các HLV có những thông tin khách quan, tin cậy để điều chỉnh kế hoạch huấn luyện một cách hợp lý và khoa học.
  15. 2 Trong bóng đá, TĐLT của cầu thủ là khả năng biến đổi các chức năng sinh lý, sinh hoá, tâm lý và tố chất thể lực thích nghi ngày càng cao với quá trình luyện tập và thi đấu được thể hiện qua sự phát triển của thành tích thể thao. Vì vậy, khi đánh giá TĐLT của cầu thủ bóng đá, cần xác định các yếu tố về sư phạm, y - sinh học và tâm lý [62]. Qua theo dõi và tìm hiểu cho thấy, trong công tác huấn luyện (trên đối tượng nữ VĐV bóng đá cấp cao), các HLV, các chuyên gia trực tiếp huấn luyện đội tuyển và các câu lạc bộ hầu như chưa có được những phương thức và phương tiện kiểm tra, đánh giá TĐTL một cách hiệu quả. Công tác kiểm tra, đánh giá TĐTL VĐV bóng đá nữ tại các câu lạc bộ, cũng như đội tuyển quốc gia chủ yếu dựa theo kinh nghiệm của các nhà chuyên môn, các chuyên gia và HLV. Các nội dung, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá áp dụng chưa được kiểm nghiệm trong thực tiễn một cách có đầy đủ cơ sở khoa học. Chính vì lẽ đó, trình độ và thành tích bóng đá nữ ở cấp độ đội tuyển, thời điểm gần đây so với mặt bằng trình độ chung của khu vực châu Á, chúng ta còn ở một khoảng cách khá xa, đồng thời đã mất dần vị trí dẫn đầu khu vực Đông nam Á (ngang bằng Thái Lan - quốc gia luôn thua Việt Nam những năm 2007 trở về trước). Có thể thấy, trong những năm gần đây bóng đá nữ Việt Nam không còn có khả năng tạo ra những thế hệ VĐV xuất sắc (như Kim Chi, hay Lưu Ngọc Mai) cho đội ngũ kế tiếp, nên khi đã không còn hơn một số nước trong khu vực về mặt con người. Một trong những nguyên nhân được xác định, đó là: về mặt chuyên môn, các đội tuyển bóng đá Việt Nam nói chung và đội tuyển bóng đá nữ nói riêng còn lúng túng trong việc định hướng lối chơi, phong cách thi đấu cũng như nâng cao tư duy chiến thuật, kỹ năng của các VĐV đội tuyển, đồng thời vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác huấn luyện, kiểm tra - đánh giá trình độ VĐV còn có những hạn chế nhất định. Mặt khác, hệ thống lý luận và thực hành của việc đào tạo VĐV bóng đá trong các tài liệu khoa học hiện nay, vấn đề đánh giá TĐTL của VĐV bóng đá
  16. 3 nữ, đặc biệt là đối với VĐV cấp cao hiện nay ít được quan tâm, hoặc có quan tâm nhưng còn thực sự chưa đầy đủ cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn cần thiết. Cho đến nay, vấn đề nghiên cứu đánh giá TĐTL VĐV các môn thể thao đã được rất nhiều các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau trên thế giới nghiên cứu như: Tomat. A (1973); Aulic. I.V (1982); Nabatnhicova (1982); Bungacova (1985); Matveep (1976, 1992); D.Harre (1986); V.P.Philin (1986); Vương Chí Hồng (1989)… Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống lý luận và thực tiễn của việc đánh giá TĐTL VĐV bóng đá đã có đóng góp rất đáng trân trọng của các chuyên gia, các HLV, các nhà chuyên môn hàng đầu Việt Nam như: Lê Bửu (1983); Nguyễn Thiệt Tình (1982, 1986, 1991); Ngô Tử Hà, Phạm Quang, Phạm Ngọc Viễn (1985 - 1987); Phạm Ngọc Viễn (1999); Trần Duy Long (1985); Phạm Quang (1989, 1992, 1994); Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc (2000); Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002); Dương Nghiệp Chí (2004); Nguyễn Đăng Chiêu (2004); Nguyễn Đức Nhâm (2005); Phạm Xuân Thành (2007)… Trong đó, tiêu biểu phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả: Phạm Quang (1998) “Kiểm tra cấp bậc VĐV bóng đá các đội hạng nhất Quốc gia”; Phạm Ngọc Viễn (1999): “Nghiên cứu về tuyển chọn huấn luyện ban đầu về cầu thủ bóng đá trẻ từ 9 - 12”; Trần Quốc Tuấn (2000) “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thang điểm và phân loại đánh giá TĐTL của cầu thủ bóng đá trẻ 15 - 17”, Phạm Xuân Thành (2007): “Nghiên cứu tiêu chí đánh giá năng lực nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 14 - 16 (giai đoạn chuyên môn hoá sâu)”. Song phần lớn các tác giả chỉ mới dừng lại ở mức độ xác định các nội dung, tiêu chuẩn tuyển chọn ban đầu, tổ chức quá trình tuyển chọn, cũng như xác định các nội dung, tiểu chuẩn đánh giá TĐTL cho đối tượng VĐV bóng đá nam… trong khi đó đối với các VĐV bóng đá nữ, đặc biệt là các VĐV bóng đá nữ cấp cao Việt Nam thì hầu như chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ.
  17. 4 Xuất phát từ những lý do nêu trên, với mục đích nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam ở giai đoạn hoàn thiện thể thao, đề tài luận án: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện nữ vận động viên bóng đá cấp cao Việt Nam” được xác định là cấp thiết và cần được triển khai nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu. Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá TĐTL VĐV bóng đá, luận án tiến hành lựa chọn hệ thống tiêu chí đánh giá TĐTL, từ đó xây dựng và kiểm nghiệm trong thực tiễn hệ thống tiêu chuẩn (định tính và định lượng) đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao cấp cao Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu. Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1. Xác định hệ thống tiêu chí đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam. Mục tiêu 2. Xác định đặc điểm và mối quan hệ giữa các nhóm tiêu chí đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam. Mục tiêu 3. Xây dựng và ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam. Giả thuyết khoa học của luận án. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá TĐTL của nữ VĐV bóng đá cấp cao Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa có hệ thống, mang tính chủ quan, chưa đảm bảo cơ sở khoa học. Vì thế nếu xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn đánh giá TĐTL có đủ cơ sở khoa học trong chương trình huấn luyện năm sẽ giúp cho các HLV điều chỉnh phương pháp huấn luyện, cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá trong quá trình huấn luyện, góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho các VĐV.
  18. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.1. Cơ sở khoa học về đánh giá trình độ tập luyện trong huấn luyện thể thao hiện đại. 1.1.1. Một số khái niệm có liên quan. Trình độ tập luyện: Trình độ tập luyện là một phức hợp gồm nhiều thành tố y sinh, tâm lý, kỹ, chiến thuật, thể lực, ngày càng được nâng cao nhờ ảnh hưởng trực tiếp lâu dài của lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như các liệu pháp hỗ trợ ngoại sinh khác [3], [9], [27], [47]. Khái niệm về quá trình biến đổi lâu dài của TĐTL luôn luôn gắn liền với các phạm trù “phát triển” và “thích nghi”. Phát triển là một quá trình những biến đổi trạng thái của tất cả các thành tố tạo nên thực thể trong tự nhiên và xã hội diễn ra theo quy luật nhất định. Sự biến đổi các thực thể đó có mối quan hệ tương hỗ về lượng và chất; tính ngẫu nhiên, tính đa dạng của những biến đổi đó theo xu hướng chung và tồn tại lâu dài. Sự phát triển TĐTL nhờ động tác lâu dài của lượng vận động tạo nên những biến đổi về chức năng và cấu trúc trong các cơ qua và các hệ thống cơ thể. Tuy nhiên mọi quá trình phát triển đều mang tính tịnh tiến (bước một) thường gắn với các yếu tố có tính chất chu kỳ. Do đó quá trình phát triển TĐTL được thực hiện không theo đường vòng, không theo đường thẳng mà dường như theo đường xoáy chôn ốc bao gồm cả các yếu tố đối lập nhau nghĩa là vừa có tính chu kỳ, vừa có dạng tuyến tính (đường thẳng) trong quá trình phát triển của TĐTL. Nếu xem xét quá trình phát triển TĐTL ở tầm chu kỳ dài hạn thông qua yếu tố “trạng thái sung sức thể thao”, thì càng cần phải lưu ý tới tính chất xoáy chôn ốc của quá trình phát triển TĐTL. Trong phạm vi một chu kỳ huấn luyện dài hạn, trạng thái của VĐV thường thay đổi theo quy luật và theo từng giai đoạn: giai đoạn có trạng thái sung sức thể thao (tương ứng với TĐTL cao) được thay bằng giai đoạn tương đối ổn định và tiếp đến là giai đoạn suy
  19. 6 giảm tạm thời trạng thái sung sức thể thao. Ngoài ra mỗi một chu kỳ mới, như thường lệ, đều có điểm khác so với chu kỳ trước đó ở chỗ sự phát triển TĐTL theo từng giai đoạn và mang tính chất chu kỳ, do vậy tính chất lặp lại là quy luật phổ biến và chung nhất đối với bất kỳ quá trình phát triển TĐTL nào. Như vậy, quá trình phát triển TĐTL là một quá trình mang tính chu kỳ và diễn biến lâu dài theo dạng xoáy chôn ốc của những biến đổi về chức năng và cấu trúc trong tất cả các hệ thống của toàn bộ cơ thể VĐV. Vận động viên thể thao: là người tham gia tranh tài trong các giải thi đấu, biểu diễn thể thao trong nước và quốc tế trên cơ sở tuân thủ luật thi đấu và điều lệ giải ở từng môn thể thao. VĐV được huấn luyện tại các trường năng khiếu thể thao, các trung tâm huấn luyện thể thao nếu được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao các cấp sẽ được thi đấu ở hệ thống giải đấu tương ứng. Theo quan điểm của tác giả Phạm Ngọc Viễn (2014) thì VĐV thể thao: là những người tham gia tập luyện và thi đấu một môn thể thao nào đó một cách có hệ thống và chuyên nghiệp. Trong quá trình tác nghiệp, VĐV thể thao luôn phấn đấu đạt tới những đỉnh cao của thành tích, vượt qua những giới hạn năng lực thể chất và tâm lý của chính bản thân mình [87]. Các VĐV lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình được coi là VĐV chuyên nghiệp. VĐV chuyên nghiệp phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; quyền và nghĩa vụ của VĐV được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; hợp đồng lao động ký giữa VĐV chuyên nghiệp với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng [13], [40], [42], [46]. Vận động viên cấp cao: là những VĐV thể thao được tuyển chọn vào đội tuyển của tỉnh, thành, ngành hoặc đội tuyển quốc gia, và đại diện cho tỉnh, thành, ngành hoặc quốc gia tham dự các giải trong hệ thống thi đấu cấp quốc gia và quốc tế. VĐV cấp cao được huấn luyện tại các Trung tâm Huấn luyện
  20. 7 thể thao quốc gia hoặc các cơ sở đào tạo - huấn luyện VĐV do nhà nước đầu tư và quản lý [13]. VĐV bóng đá nữ cấp cao mà luận án xác định lựa chọn nghiên cứu là những nữ VĐV bóng đá thuộc các câu lạc bộ hiện đang tham gia tập luyện, thi đấu trong hệ thống giải nữ vô địch quốc gia môn bóng đá, đồng thời cũng bao gồm các nữ VĐV bóng đá thuộc đội tuyển quốc gia Việt Nam. 1.1.2. Tổng quan một số quan điểm về trình độ tập luyện trong huấn luyện thể thao. Trong thể thao hiện đại vấn đề đánh giá trình độ tập luyện của VĐV có một vị trí hết sức quan trọng. Việc tiến hành đánh giá trình độ tập luyện một cách khoa học bằng các phương pháp khách quan sẽ cho phép HLV luôn nắm được những thông tin cần thiết để điều khiển quá trình huấn luyện, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác tuyển chọn và đào tạo VĐV. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề trình độ tập luyện của VĐV. Chỉ số cơ bản của trình độ tập luyện là thành tích thể thao của VĐV chỉ có thể đạt được sau nhiều năm tập luyện một cách khoa học, bền bỉ và công phu. Hơn nữa, thành tích thể thao chỉ đạt được trong một giai đoạn ngắn (trạng thái sung sức thể thao) trong mỗi chu kỳ tập luyện. Thành tích thể thao luôn là hiện tượng đa nhân tố và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Trong những điều kiện như nhau, thành tích thể thao của mỗi cá thể phụ thuộc vào năng khiếu và mức độ đào tạo VĐV [72]. Năng khiếu của VĐV là tiền định, còn trình độ đào tạo thì luôn thay đổi nhờ kết quả của tập luyện. Khái niệm trình độ tập luyện và thành tích thể thao không hoàn toàn đồng nhất. Khái niệm hay định nghĩa về trình độ tập luyện trong các sách báo hiện đại có những cách thể hiện và nhìn nhận còn khác nhau. Theo quan điểm của D. Harre (1996) thì: “Trình độ tập luyện của VĐV thể hiện ở sự nâng cao năng lực thể thao nhờ ảnh hưởng của lượng vận động tập luyện, lượng vận động thi đấu và các biện pháp bổ trợ khác” [23, tr.89]. Các yếu tố của trình độ tập luyện thể thao bao gồm các năng lực thể chất,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2