intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông

Chia sẻ: Codon_05 Codon_05 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:240

205
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông với mục tiêu xác định được hệ thống kỹ năng làm việc với sách giáo khoa Vật lý theo hướng phát triển năng lực làm việc với SGK Vật lý, từ đó đề xuất được quy trình tổ chức rèn luyện cho học sinh các kỹ năng làm việc với SGK Vật lý và sử dụng quy trình này thiết kế các tiến trình dạy học thuộc phần "Điện học" Vật lý lớp 11 nâng cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐỖ VĂN NĂNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ Mã số : 62 14 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ CÔNG TRIÊM HUẾ - NĂM 2015
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả luận án Đỗ Văn Năng
  3. ii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, trƣớc hết tôi thành kính và cảm ơn sâu sắc Thầy PGS.TS. Lê Công Triêm đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, động viên và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Sƣ Phạm - Đại học Huế; Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học Huế, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Vật lý Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Huế; Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ngãi, Ban Giám hiệu và Tổ chuyên môn Trƣờng THPT Trần Kỳ Phong, Trƣờng THPT Số 1 Bình Sơn - Quảng Ngãi. Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo thuộc Khoa Vật lý, Trƣờng ĐHSP - Đại học Huế, đã giảng dạy, giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đồng cảm ơn quý Thầy giáo, Cô giáo và các em học sinh đã giúp tôi thực nghiệm đề tài, đặc biệt tại Trƣờng THPT Trần Kỳ Phong và Trƣờng THPT Số 1 Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tôi rất hạnh phúc, biết ơn và sẽ nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với tình yêu thƣơng, tin tƣởng, động viên, hết lòng hỗ trợ của tất cả thành viên trong gia đình, ngƣời thân để tôi hoàn thành luận án! Huế, năm 2015 Tác giả luận án Đỗ Văn Năng
  4. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTGD Chƣơng trình giáo dục ĐC Đối chứng GD Giáo dục GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh KN Kỹ năng KNLV Kỹ năng làm việc NC Nâng cao NL Năng lực NLLV Năng lực làm việc PP Phƣơng pháp PPDH Phƣơng pháp dạy học PTDH Phƣơng tiện dạy học SGK Sách giáo khoa SGK VL Sách giáo khoa Vật lí TNg Thực nghiệm THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông VL Vật lí
  5. iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các bƣớc rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh chữ ................................54 Bảng 2.2. Các bƣớc rèn luyện kỹ năng làm việc với kênh hình ...............................59 Bảng 3.1. Thống ê ênh thông tin phần Điện học” ...............................................81 Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả quan sát các bài giảng ................................................129 Bảng 4.2. Thống kê số HS đạt điểm Xi của bài kiểm tra đầu vào ..........................141 Bảng 4.3. Thống kê số HS đạt điểm Xi của bài kiểm tra đầu ra .............................141 Bảng 4.4. Bảng phân phối tần suất điểm Xi ............................................................142 Bảng 4.5. Bảng phân phối tần suất % HS đạt điểm Xi kiểm tra .............................143 Bảng 4.6. Bảng phân phối tần suất lũy tích các bài iểm tra ..................................143 Bảng 4.7. Kết quả các thông số thống kê ................................................................144
  6. v DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình 2.1. Cân xoắn Cu - lông ...................................................................................36 Hình 2.2. Nội dung định luật Cu - lông ....................................................................57 Hình 3.1. Hai loại điện tích .......................................................................................89 Hình 3.2. Thí nghiệm định luật Ôm ........................................................................113 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. Kết quả quan sát hoạt động viết ra ý chính từ kênh chữ ....................132 Biểu đồ 4.2. Kết quả quan sát hoạt động sơ đồ hóa kênh chữ ................................133 Biểu đồ 4.3. Kết quả quan sát hoạt động hình ảnh hóa kênh chữ ...........................134 Biểu đồ 4.4. Kết quả quan sát hoạt động toán học hóa kênh chữ ...........................135 Biểu đồ 4.5. Kết quả quan sát hoạt động đọc các kênh hình ..................................135 Biểu đồ 4.6. Kết quả quan sát hoạt động xác định đại lƣợng, đơn vị, giá trị từ đồ thị, bảng biểu .................................................................................................................136 Biểu đồ 4.7. Kết quả quan sát hoạt động viết phƣơng trình mô tả liên hệ giữa các đại lƣợng trên đồ thị, bảng biểu ....................................................................................137 Biểu đồ 4.8. Kết quả quan sát hoạt động khái quát hóa liên hệ giữa các đại lƣợng cho trên đồ thị, bảng biểu ........................................................................................138 Biểu đồ 4.9. Kết quả quan sát hoạt động diễn đạt kênh hình ..................................139 Biểu đồ 4.10. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích đầu vào .....................................143 Biểu đồ 4.11. Biểu đồ phân phối tần suất lũy tích đầu ra .......................................143 ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích đầu vào............................................144 Đồ thị 4.2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích đầu ra ..............................................144 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cấu trúc sách giáo khoa vật lí ..................................................................37 Sơ đồ 2.2. Quy trình tổng quát ..................................................................................67 Sơ đồ 2.3. Quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK .....................................71 Sơ đồ 2.4. Quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK VL ...................72 Sơ đồ 3.1. Hai loại tƣơng tác ....................................................................................85 Sơ đồ 3.2. Tính chất của đƣờng sức điện trƣờng ......................................................86
  7. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ SƠ ĐỒ ..................................v MỤC LỤC ................................................................................................................ vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................4 3. Giả thuyết khoa học ................................................................................................5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................5 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................5 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................5 7. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................5 8. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................6 9. Cấu trúc của luận án ................................................................................................7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .............................................................................................................8 1.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc ..................................................................................8 1.1.1. Nghiên cứu liên quan vai trò của sách giáo khoa .............................................8 1.1.2. Thực trạng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học............................................9 1.1.3. Nghiên cứu liên quan đến làm việc với sách ..................................................11 1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................................13 1.2.1. Nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng của sách giáo khoa .......................13 1.2.2. Nghiên cứu liên quan về làm việc với sách ....................................................14 1.3. Kết luận chƣơng 1 ..............................................................................................22
  8. vii CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ ..............................23 2.1. Khái quát về sách giáo khoa...............................................................................23 2.1.1. Quan niệm về sách giáo khoa .........................................................................23 2.1.2. Chức năng sách giáo hoa Vật lí.....................................................................26 2.1.3. Cấu trúc của sách giáo khoa Vật lí ..................................................................29 2.2. Phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho học sinh trong dạy học.................37 2.2.1. Năng lực làm việc với sách giáo khoa ............................................................38 2.2.2. Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh .......................40 2.2.3. Hệ thống kỹ năng làm việc với sách giáo khoa Vật lí ....................................41 2.2.4. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK cho HS .........................52 2.2.5. Các bƣớc rèn luyện kỹ năng làm việc với SGK ..............................................53 2.3. Quy trình phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa trong dạy học vật lí ....65 2.3.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình .........................................................................65 2.3.2. Quy trình tổng quát ...........................................................................................67 2.3.3. Quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học vật lí trung học phổ thông ..................................................................71 2.3.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK của HS .............................72 2.4. Thực trạng làm việc với sách giáo khoa Vật lí trong dạy học ở THPT .............73 2.4.1. Thực trạng việc sử dụng sách giáo khoa Vật lí trong dạy học ở THPT ..........73 2.4.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên về rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa Vật lí trong dạy học ở trƣờng trung học phổ thông ..................................75 2.4.3. Một số thuận lợi và hó hăn của việc sử dụng SGK VL trong dạy học ...77 2.5. Kết luận chƣơng 2 ..............................................................................................78 CHƢƠNG 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN HỌC” VẬT LÍ 11 NÂNG CAO THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA ...........................................................................................................80 3.1. Đặc điểm phần Điện học” Vật lí 11 nâng cao trung học phổ thông theo hƣớng nghiên cứu của đề tài .................................................................................................80
  9. viii 3.2. Tổ chức rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ..........82 3.2.1. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa trong giờ lên lớp ..82 3.2.2. Tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa ngoài giờ lên lớp .83 3.2.3. Phƣơng pháp tổ chức làm việc với kênh chữ ................................................85 3.2.4. Phƣơng pháp tổ chức làm việc với kênh hình ................................................86 3.3. Vận dụng quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần Điện học” vật lí 11 nâng cao .....................................87 3.3.1. Các mức độ vận dụng quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần Điện học” vật lí 11 nâng cao .............88 3.3.2. Vận dụng quy trình trong các kiểu bài lên lớp ................................................95 3.4. Thiết kế bài học theo quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần Điện học” vật lí 11 nâng cao ...........................104 3.4.1. Thiết kế bài dạy: Điện tích. Định luật Cu-lông” theo hƣớng sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh ...........104 3.4.2. Thiết kế bài học: Định luật Ôm đối với các loại mạch điện. Mắc các nguồn điện thành bộ” theo hƣớng sử dụng quy trình tổ chức rèn luyện kỹ năng làm việc với sách giáo khoa cho học sinh..............................................................................112 3.5. Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................119 CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................121 4.1. Mục tiêu thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................121 4.1.1. Mục tiêu thực nghiệm vòng một ...................................................................121 4.1.2. Mục tiêu thực nghiệm sƣ phạm vòng hai ......................................................121 4.2. Phạm vi, đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm ......................................................121 4.2.1. Phạm vi thực nghiệm ....................................................................................121 4.2.2. Đối tƣợng thực nghiệm .................................................................................122 4.3. Tiến trình thực nghiệm .....................................................................................122 4.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm .................................................................................122 4.3.2. Tổ chức thực nghiệm.....................................................................................123 4.4. Phƣơng pháp đánh giá năng lực làm việc với sách giáo khoa .........................125 4.4.1. Phƣơng pháp định tính ..................................................................................125
  10. ix 4.4.2. Phƣơng pháp định lƣợng ...............................................................................127 4.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................128 4.5.1. Kết quả thực nghiệm vòng một .....................................................................128 4.5.2. Kết quả thực nghiệm vòng hai .....................................................................129 4.5.3. Đánh giá ết quả thực nghiệm vòng hai........................................................142 4.6. Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................148 A. Kết luận ..............................................................................................................148 B. Hƣớng phát triển của đề tài ...................................................................................150 C. Kiến nghị ............................................................................................................150 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 PHỤ LỤC
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong vài thập niên gần đây, sự phát triển nhƣ vũ bão của hoa học công nghệ, công nghệ thông tin, các phát minh,…đã tạo ra một ho tàng iến thức đồ sộ. So với vài thập niên trƣớc, lƣợng iến thức mà ngày nay con ngƣời đang có là rất lớn và tăng vọt một cách đáng inh ngạc. Trong tƣơng lai hông xa, lƣợng iến thức của nhân loại sẽ còn tăng nhanh và nhiều hơn thế nữa. Song song với đó, sự phát triển nhanh chóng và đa dạng các phƣơng tiện thông tin đại chúng toàn cầu, sách và tài liệu hác,… đã tạo sự bùng nổ về thông tin. Nhân loại ngày càng tiếp thu nhiều nguồn thông tin đa chiều; iến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú. Con đƣờng dẫn đến iến thức, cách thức tiếp cận iến thức, các phƣơng tiện học tập của nhân loại ngày càng đa dạng, hiệu quả và phức tạp. Nền giáo dục của các quốc gia trên thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, tiến bộ đáng ể và có xu hƣớng hội nhập. Yêu cầu về nguồn nhân lực của mỗi quốc gia ngày một cao hơn, hắc nghiệt hơn, đòi hỏi nguồn nhân lực đủ năng lực tự giải quyết các vấn đề mới và sáng tạo trong công việc. Đặc biệt, các vấn đề nhạy cảm và phức tạp về chính trị, địa chính trị đang diễn ra trong nƣớc và quốc tế ngày càng phức tạp, đòi hỏi mỗi ngƣời cần có cái nhìn tổng quát thông qua tự tìm tòi, giao lƣu, đàm phán, cập nhật chọn lọc và nghiên cứu từ tài liệu học tập, tài liệu lịch sử, tài liệu, từ các đa phƣơng tiện,…để giải quyết các vấn đề phát sinh một cách phù hợp cao nhất. Các vấn đề trên đã tác động hông nhỏ đến nền giáo dục của mỗi một quốc gia. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của BCH Trung ƣơng hoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng iến thức, ỹ năng của ngƣời học; hắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, huyến hích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, ỹ năng, phát triển năng lực.” [31]. Nghị quyết cũng xác định, để tạo con ngƣời Việt Nam có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ cho Công nghiệp hoá
  12. 2 - Hiện đại hoá, ngành Giáo dục và Đạo tạo cần quan tâm giải quyết đồng thời nhiều vấn đề chiến lƣợc. Một trong những vấn đề đó là: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hƣớng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngƣời học.” [31]. Khoản 2, điều 5 Luật Giáo dục 2005 quy định: Phƣơng pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; bồi dƣỡng cho ngƣời học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên” [66]. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các ỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc [66]. Điều này cũng đƣợc nhấn mạnh trong Dự thảo chiến lƣợc giáo dục 2009 - 2020 lần thứ 13. Theo đó, mục tiêu giáo dục giai đoạn 2009 - 2020 là: Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của ngƣời học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hƣớng dẫn và quản lý của giáo viên” [11]. Hiện nay, giáo dục của các nƣớc đều chú ý hình thành, phát triển năng lực cần cho việc học tập suốt đời, gắn với cuộc sống hằng ngày, trong đó chú trọng năng lực chung nhƣ: Năng lực tự học, học cách học, năng lực cá nhân, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông,…[71], [13]. Nhƣ vậy, từ các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, chỉ thị của Ngành Giáo dục Việt Nam và xu thế quốc tế hoá của thời đại, cho thấy: trong quá trình dạy học, GV phải đề cao việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học; GV cần bồi dƣỡng cho HS năng lực tự học. Năng lực học tập trở thành một trong những năng lực cơ bản của con ngƣời trong xã hội tri thức”. Việc dạy cho thế hệ trẻ cách học, rèn ỹ năng học tập, đặc biệt là hình thành và phát triển cho HS năng lực tự học là một trong những nhiệm vụ cấp thiết [3], [13].
  13. 3 Để thực hiện đƣợc điều đó, trong nhiều năm qua có hông ít công trình nghiên cứu, vận dụng tri thức mới vào thực tiễn dạy học. Thực tế cho biết, dù sử dụng phƣơng pháp dạy học nào thì trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS cũng có sự tƣơng tác của cả ngƣời dạy và ngƣời học với tài liệu học tập. Vì thế, trong quá trình dạy học, GV phải thƣờng xuyên tổ chức cho HS làm việc với các tài liệu học tập một cách có hiệu quả. Trong đó, nguồn tài liệu học tập chính thống mang tính hoa học, tính sƣ phạm chuẩn mực và quan trọng nhất là SGK. Đã có hông ít Hội thảo về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã đặc biệt quan tâm bàn về đổi mới chƣơng trình và SGK, dự kiến sẽ thực hiện sau 2015. Theo đó, chƣơng trình và SGK sau 2015 phải hƣớng đến mục tiêu rèn luyện và phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của ngƣời học; giáo dục nhân cách và các kỹ năng cần thiết cho ngƣời học [3], [12], [13]. Đặc biệt, với xu hƣớng kiểm tra, đánh giá theo hƣớng mở của Bộ Giáo dục và Đào tạo, yêu cầu ngƣời học phải có kiến thức tổng hợp và khả năng tự nghiên cứu, tự tìm tòi kiến thức từ nhiều nguồn thông tin, tài liệu mới có thể đáp ứng đƣợc xu hƣớng kiểm tra, đánh giá hiện nay và sắp tới. Các nguồn thông tin, tài liệu này có thể là tài liệu điện tử, sách,…, nhất là SGK. Trong quá trình dạy học, tất cả HS và GV đều sử dụng SGK, nhƣng vấn đề đáng quan tâm hiện nay là cả GV và HS đều chƣa có phƣơng pháp sử dụng SGK một cách hoa học, chƣa mang lại hiệu quả dạy học mà SGK có thể mang lại. GV chƣa có và chƣa đƣợc hƣớng dẫn cách tổ chức cho HS làm việc với SGK, nên HS cũng chƣa biết cách hai thác tối ƣu SGK vào quá trình học tập và tự học của mình. Đặc biệt, trong quá trình dạy học, GV chƣa chú ý đến việc hình thành và phát triển cho HS năng lực làm việc với SGK. Do đó, chức năng của SGK chƣa đƣợc phát huy tối đa trong quá trình dạy học, HS chƣa thực sự chủ động, sáng tạo trong việc học tập từ SGK. Đặc biệt, gần đây, nhiều nghiên cứu đã cho ra đời và đang dần phổ biến SGK điện tử. Nếu trong dạy học, hông chú trọng rèn luyện cho HS các ỹ năng làm việc với SGK sẽ gây lãng phí hông nhỏ về vật chất cũng nhƣ sự hỗ trợ quý giá của loại phƣơng tiện học tập này. Vật lí là môn hoa học thực nghiệm, quá trình hình thành và lĩnh hội iến thức VL gắn liền với các thí nghiệm, các hiện tƣợng tự nhiên,...Tuy vậy, nhiều thí nghiệm VL và hiện tƣợng tự nhiên HS hông thể tiếp cận trực tiếp. Thông qua kênh
  14. 4 hình và ênh chữ, SGK VL hông những cung cấp iến thức cơ bản mà còn cung cấp các thông tin nhằm hỗ trợ cho ngƣời học tiếp thu các iến thức một cách hiệu quả và đầy đủ nhất. Ngoài ra, việc iểm tra, đánh giá ết quả học tập của HS cũng có nhiều thay đổi thể hiện rõ ở các ì thi đại học các năm gần đây. Các đề thi bắt đầu chú trọng đến năng lực làm việc với các ênh thông tin hỗ trợ nội dung iến thức trong SGK nhƣ đồ thị, hình vẽ dụng cụ thí nghiệm,….cũng gây hông ít hó hăn cho HS học tập theo cách học truyên thống. Do vậy, việc hình thành và phát triển cho HS năng lực làm việc với SGK trong dạy học nói chung và dạy học VL nói riêng là rất cần thiết. Phần ‘Điện học” VL lớp 11 nâng cao trình bày các iến thức VL cơ bản về điện tích, môi trƣờng tồn tại xung quanh điện tích, tƣơng tác giữa các điện tích, tƣơng tác giữa môi trƣờng xung quanh điện tích lên điện tích đặt trong nó…; trình bày về dòng điện hông đổi, các định luật về dòng điện hông đổi, dòng điện trong các môi trƣờng, ứng dụng của dòng điện hông đổi vào thực tế cuộc sống,…. Song, hầu hết các hiện tƣợng, định luật VL, bản chất của dòng điện trong phần này, HS khó hình dung, hó tiếp cận trực tiếp. Do đó, trong phần Điện học”, SGK VL 11 NC trình bày nhiều thông tin hỗ trợ thông qua ênh chữ và ênh hình, hoặc ênh chữ ết hợp với ênh hình. Nếu ngƣời học có năng lực làm việc với SGK VL thì sẽ lĩnh hội tốt hơn iến thức cần có đƣợc trình bày ở SGK VL 11 NC THPT và dần hình thành và phát triển đƣợc năng lực tự học, tự nghiên cứu. Chính những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần “Điện học” Vật lí 11 nâng cao THPT”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Xác định đƣợc hệ thống ỹ năng làm việc với SGK VL theo hƣớng phát triển năng lực làm việc với SGK VL, từ đó đề xuất đƣợc quy trình tổ chức rèn luyện cho HS các ỹ năng làm việc với SGK VL và sử dụng quy trình này thiết ế các tiến trình dạy học thuộc phần Điện học” VL lớp 11 NC.
  15. 5 3. Giả thuyết khoa học Nếu xác định đƣợc hệ thống ỹ năng làm việc với SGK VL, xây dựng đƣợc quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL và vận dụng quy trình này để thiết ế và sử dụng tiến trình dạy học đó vào dạy học phần Điện học” thì sẽ phát triển đƣợc năng lực làm việc với SGK VL cho HS và góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học VL. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS THPT + Xác định hệ thống ỹ năng, cách rèn luyện ỹ năng và cách đánh giá năng lực làm việc với SGK VL cho HS THPT + Xây dựng và vận dụng quy trình tổ chức rèn luyện ỹ năng làm việc với SGK VL cho HS để thiết ế bài giảng thuộc phần Điện học” theo hƣớng phát triển năng lực làm việc với SGK VL + Thực nghiệm sƣ phạm để iểm tra giả thuyết hoa học và tính hả thi của đề tài 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu + Khách thể: quá trình dạy học vật lí lớp 11 THPT + Đối tƣợng: Hoạt động dạy học phần Điện học” VL lớp 11 nâng cao theo hƣớng phát triển năng lực làm việc với SGK VL cho HS. 6. Phạm vi nghiên cứu + Địa bàn nghiên cứu: một số trƣờng THPT ở tỉnh Quảng Ngãi + Nội dung chƣơng trình vật lí: phần Điện học” Vật lí lớp 11 nâng cao THPT 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết + Nghiên cứu các văn iện của Đảng, Nghị định, Thông tƣ, Pháp lệnh của Chính phủ; nghiên cứu Luật Giáo dục, chính sách, chiến lƣợc, chỉ thị, … của Ngành giáo dục về đổi mới PPDH, chiến lƣợc dạy học hiện nay và định hƣớng trong nhiều năm tới + Nghiên cứu cơ sở tâm lí học, giáo dục học và lí luận dạy học theo hƣớng phát triển năng lực làm việc với SGK trong dạy học VL
  16. 6 + Nghiên cứu quy định về chƣơng trình và SGK VL lớp 11 NC THPT + Nghiên cứu các sách, tạp chí, luận án, các bài viết, … những ết quả của các đề tài đã có có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Thực hiện các điều tra, thu thập ý kiến thực tế của giáo viên đang giảng dạy bằng phiếu thăm dò ý iến để có thông tin cơ bản về tổ chức cho HS làm việc với SGK VL trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS + Thực hiện điều tra, thu thập thông tin thực tế về làm việc với SGK VL của HS và việc tổ chức cho HS làm việc với SGK VL của GV thông qua phiếu điều tra 7.3. Phương pháp thực nghiệm Tiến hành thực nghiệm ở một số lớp học cùng chƣơng trình, có mức độ năng lực làm việc với SGK VL tƣơng đƣơng nhau,… để iểm tra tính hợp lí của quy trình, tính hiệu quả và mức độ hả thi của đề tài 7.4. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí, thống kê toán học các kết quả thực nghiệm sƣ phạm. Từ đó, iểm định giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra để khẳng định tính khả thi của đề tài. 8. Những đóng góp mới của luận án 8.1. Về lí luận + Đề tài đã phân tích rõ đƣợc chức năng, cấu trúc của SGK VL trong dạy học VL ở THPT + Xác định đƣợc hệ thống kỹ năng, các biện pháp, mức độ sử dụng quy trình làm việc với SGK VL cần tổ chức rèn luyện và phƣơng pháp để rèn luyện đƣợc các KN đó + Xây dựng đƣợc quy trình phát triển năng lực làm việc với SGK VL trong dạy học và quy trình tổ chức rèn luyện các KN làm việc với SGK VL trong dạy học THPT + Xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá năng lực làm việc với SGK VL và đánh giá đƣợc năng lực làm việc với SGK VL của HS
  17. 7 8.2. Về thực tiễn + Đánh giá đƣợc thực trạng về năng lực làm việc với SGK VL của HS và mức độ chú trọng rèn luyện các KN làm việc với SGK VL cho HS trong dạy học VL của GV + Thiết kế đƣợc hệ thống các bài giảng thuộc phần Điện học” VL 11 nâng cao theo hƣớng rèn luyện cho HS các KNLV với SGK VL + Rèn luyện đƣợc một số KNLV với SGK VL cơ bản cho HS và bƣớc đầu phát triển đƣợc NLLV với SGK VL cho HS trong dạy học VL ở THPT. 9. Cấu trúc của luận án Luận án bao gồm các phần theo cấu trúc dƣới đây: MỞ ĐẦU NỘI ĐUNG Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu về phát triển năng lực làm việc với sách giáo hoa trong dạy học ở trung học phổ thông Chƣơng 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực làm việc với sách giáo hoa cho HS trong dạy học vật lí Chƣơng 3. Tổ chức dạy học phần Điện học” Vật lí lớp 11 nâng cao theo hƣớng phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa Chƣơng 4. Thực nghiệm sƣ phạm KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  18. 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Sách và tài liệu học tập, các vấn đề về làm việc với sách và tài liệu học tập mà đặc biệt là SGK đã đƣợc nhiều tác giả, nhà lí luận dạy học quan tâm nghiên cứu từ há lâu. Đến nay, hông ít công trình liên quan đến sách và tài liệu học tập, các vấn đề về làm việc với sách đã tiếp nối đƣợc công bố. Mỗi công trình nghiên cứu tƣơng ứng với một giai đoạn lịch sử và phạm vi nhất định. Tuy có những quan điểm há phong phú và chƣa thật sự thống nhất, hoàn hảo nhƣng hầu hết các công trình đều mang ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời đọc, ngƣời học, ngƣời dạy và phù hợp với từng thời điểm lịch sử, lĩnh vực và đối tƣợng ứng dụng, góp phần làm phong phú ho tàng iến thức lí luận dạy học. Dƣới đây đề cập đến các nghiên cứu về vai trò của SGK và phƣơng pháp làm việc với sách, SGK đã đƣợc công bố cả ngoài nƣớc và trong nƣớc. 1.1. Các nghiên cứu ngoài nƣớc Các nghiên cứu về vai trò của SGK và phƣơng pháp làm việc với sách, SGK đã đƣợc các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục ngoài nƣớc quan tâm từ khá lâu. 1.1.1. Nghiên cứu liên quan vai trò của sách giáo khoa Các tác giả nghiên cứu về SGK đều khẳng định vai trò, chức năng quan trọng của SGK đối với hoạt động học của HS, hoạt động dạy của GV. Theo Đ.Đ. Zuep, sách giáo hoa là nguồn tri thức quan trọng nhất đối với HS, là loại sách học tập phổ biến” là phƣơng tiện mang nội dung học vấn và là phƣơng tiện dạy học giúp HS lĩnh hội tài liệu học tập” [137]. X.G. Sapôvalencô khẳng định: Trong hệ thống các phƣơng tiện dạy học mỗi bộ môn thì SGK là phƣơng tiện dạy học quan trọng nhất, vì nó đóng vai trò chủ yếu trong dạy học, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các phƣơng tiện dạy học hác, đặc biệt nó chi phối nội dung và chế tạo các phƣơng tiện dạy học này” [138]. N.A. lôs areva cho rằng, SGK có vai trò to lớn trong việc rèn luyện các KN và hình thành năng lực học tập cho HS [136]. Các tác giả Allan C. Ornstein, Thomas J. Lasley II (2003) đã xác định: SGK là một nguồn lực chứ không
  19. 9 phải là một giấy ủy quyền về nội dung” [ 96]. + Fuller và Clar e (1993) đã làm nghiên cứu ở 8 nƣớc đang phát triển và kết luận SGK có tác dụng tích cực trong việc làm tăng thành tích học tập của HS tiểu học. Các nghiên cứu cho thấy, HS làm bài kiểm tra tốt hơn hi SGK đƣợc sử dụng trong dạy học [106], [108], [110]. + Heyneman và Jamison (1980) đã nghiên cứu một mẫu gồm 61 trƣờng ở Uganda. Các tác giả đã thiết lập một thang đo chất lƣợng trƣờng học, so sánh thành tích học tập của học sinh và đối chiếu kết quả này với số lƣợng tài liệu học tập mà nhà trƣờng sẵn có. Các tác giả xác định chất lƣợng trƣờng học, trong đó có SGK là một trong các yếu tố quyết định mạnh mẽ thành tích học tập của HS [111]. + Nghiên cứu của Jamison và các cộng sự (1981) đƣợc tiến hành ở Nicaragua với 20 lớp học có khuyến khích sử dụng SGK cho thấy, cách sử dụng SGK của GV và HS có ảnh hƣởng đến thành tích học tập của HS [113]. + Heyneman và Jamison (1983) báo cáo về một thử nghiệm đƣợc tiến hành ở Philippines, trong thời gian một năm và đƣợc tiến hành với quy mô 52 trƣờng điểm. Ở thử nghiệm này, HS đƣợc học tập với SGK có hƣớng dẫn của GV. Kết quả cho thấy, thành tích học tập môn Khoa học và Toán học với SGK đƣợc nâng lên đáng ể [112]. + Lockheed và các cộng sự (1986) nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng SGK ở Thái Lan, bằng cách cho HS làm kiểm tra đầu vào và đầu ra. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, HS đƣợc GV hƣớng dẫn sử dụng SGK có kết quả học tập khác nhau đáng ể ở hai bài kiểm tra [116]. Nhƣ vậy, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu ngoài nƣớc, SGK có vai trò to lớn trong hoạt động học tập của HS và hoạt động dạy của GV. 1.1.2. Thực trạng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học + Điều tra về thực trạng sử dụng SGK trong dạy và học của GV và HS, các tác giả Sepulveda-Stuardo và Farrell (1983) tiến hành nghiên cứu việc sử dụng SGK ở Chile. Kết quả cho thấy, 23% GV luôn yêu cầu HS sử dụng SGK, 60% thỉnh thoảng có sử dụng SGK và 17% GV không bao giờ sử dụng. Đối với HS, SGK tỏ ra hữu dụng hơn đối với GV, hơn 50% HS sử dụng SGK khi không hiểu điều GV giảng. Tuy nhiên hơn 30% HS không sử dụng SGK. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy, GV sử
  20. 10 dụng SGK cho môn Văn nhiều hơn môn Toán và môn Khoa học [125], [104]. + Fuller and Snyder (1991) tiến hành nghiên cứu ở Botswana với 127 trƣờng tiểu học và 154 trƣờng THCS trong 3 tháng, bằng cách quan sát các giờ học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng 12% thời gian trong giờ học, HS làm việc với SGK và 1% thời gian HS làm việc với phƣơng tiện đọc hác. Đối với trƣờng THCS tỉ lệ này là 11% và 5%, và HS đƣợc yêu cầu làm việc với SGK ở môn Ngôn ngữ nhiều hơn môn học khác [107]. + Các nghiên cứu về việc sử dụng SGK trong dạy học ở Mỹ từ 1966 đến 1993 cho thấy: Hầu hết GV sử dụng SGK một cách thƣờng xuyên, nhiều GV yêu cầu HS sử dụng SGK hằng ngày. GV xem SGK nhƣ một phƣơng tiện dạy học không thể thiếu, và GV sử dụng SGK dựa theo kinh nghiệm của bản thân và có sự khác nhau giữa các GV [97], [100], [102], [131], [134], [135], [119], [11], [105, [126], [128], [129]. + Nghiên cứu của Sharita Bharuthram (2012) cho thấy, trình độ đọc của HS ở cấp THPT ở Australia là rất hác nhau. Do đó, hi học đại học, một số HS có thể thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách dễ dàng nhờ năng lực đọc hiểu tốt, ngƣợc lại nhiều HS lại gặp hông ít hó hăn về vấn đề này. Nghiên cứu cũng chỉ ra, cần phải rèn luyện cho HS các KN đọc và cần phải từ bỏ quan niệm cho rằng KN đọc là một KN mà HS có thể phát triển một cách tự nhiên không cần phải rèn luyện. Cần có một chiến lƣợc phát triển đội ngũ GV có hả năng tốt trong việc phát triển năng lực đọc cho HS [127]. + Nghiên cứu của các tác giả Abdul Razaq Ahmad, Mohd Mahzan Awang, Ahmad Ali Seman & Ramle bin Abdullah (2013) về kỹ năng sử dụng SGK Lịch sử của GV và HS ở trƣờng THCS tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, GV không phải hoàn toàn thành thạo trong việc sử dụng SGK, đặc biệt trong sáng tạo và tích hợp các nội dung của SGK với công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Kết quả cũng cho thấy, không có khác biệt đáng ể về giới tính trong việc sử dụng SGK. Nghiên cứu này khuyến cáo Bộ Giáo dục Malaysia cần tổ chức huấn luyện đặc biệt để nâng cao các KN sử dụng SGK cho cả GV và HS. Điều này sẽ đảm bảo rằng các SGK đƣợc sử dụng một cách hiệu quả [95]. Nhƣ vậy, các nhà giáo dục ở nhiều nƣớc trên thế giới đã tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng SGK trong dạy học, và vẫn coi SGK là phƣơng tiện dạy học cần
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0