Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, luận án đề xuất một số giải pháp về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ « Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang » là do tôi viết dưới sự hướng dẫn của GS.TS Phan Văn Kha, TS Phan Chính Thức và sự góp ý của các nhà khoa học. Các số liệu, trích dẫn, tư liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực, có dẫn nguồn cụ thể. Tác giả Phạm Hoàng Minh
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ các tập thể và cá nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các phòng ban chức năng, các thầy cô giáo của Viện đã giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Phan Văn Kha và TS Phan Chính Thức đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, Cán bộ, Giảng viên và học sinh - sinh viên các trường: Cao đẳng Kiên Giang, Cao đẳng nghề Kiên Giang, Các trường Trung cấp nghề trong tỉnh Kiên Giang, cùng các cơ quan liên quan đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát để hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Kiên Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã ủng hộ, giúp đỡ, động viên tôi cả về vật chất và tinh thần. Bạn bè, đồng nghiệp cùng toàn thể những người thân đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, tìm kiếm tài liệu. Xin cảm ơn gia đình đã luôn là điểm tựa vững chắc cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Phạm Hoàng Minh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 3 5. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 3 6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4 7. Phương pháp luận nghiên cứu ........................................................................... 4 8. Những luận điểm bảo vệ ................................................................................... 6 9. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 7 10. Cấu trúc của luận án ........................................................................................ 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌ NH ĐỘ SƠ CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ....................................... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đào tạo nhân lực đáp ứng nhu câu xã hội và nhu cầu của lao động nông thôn............................................................................... 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn ................................................................ 13 1.2. Đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT................................... 22 1.2.1. Khái niệm LĐNT .......................................................................................... 22 1.2.2. Đặc điểm LĐNT ........................................................................................... 23 1.2.3. Nhu cầu học nghề của LĐNT ...................................................................... 23 1.2.4. Đào tạo trình độ sơ cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân ........................ 24 1.3. Quản lý đào ta ̣o trình độ sơ cấp.................................................................... 28 1.3.1. Quản lý .......................................................................................................... 28 1.3.2. Đồng quản lý ................................................................................................. 29 1.3.3. Quản lý đào tạo ............................................................................................. 30 1.3.4. Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn ........................... 30
- 1.4. Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn trên địa bản tỉnh ................................................................................................... 38 1.4.1. Phân cấp quản lý và vai trò của cơ quan quản lý nhà nước, của các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh trong đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT .................. 38 1.4.2. Quản lý của cơ sở GDNN trong đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT................................................................................................ 40 1.4.3. Các tác đô ̣ng của bố i cảnh đến quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT ......................................................................................................... 50 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌ NH ĐỘ SƠ CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH KIÊN GIANG..............................................................................................................................56 2.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục nghề nghiệp tỉnh Kiên Giang ................................................................................................................. 56 2.1.1. Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Kiên Giang ................................................... 56 2.1.2. Thưc trạng giáo dục nghề nghiệp tỉnh Kiên Giang .................................... 58 2.2. Tổ chức khảo sát........................................................................................... 62 2.2.1. Mục đích khảo sát ......................................................................................... 62 2.2.2. Đối tượngkhảo sát......................................................................................... 62 2.2.3. Nội dungkhảo sát .......................................................................................... 63 2.2.4. Phương pháp, công cụ khảo sát và xử lý kết quả ....................................... 64 2.3. Thực trạng nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang .......................................................................................................... 66 2.3.1. Mục đích học nghề trình độ sơ cấ p của LĐNT .......................................... 66 2.3.2 Nhu cầu học nghề nhóm nghề nông nghiệp của LĐNT.............................. 67 2.3.3. Nhu cầu học nghề theo nhóm nghề phi nông nghiệp của LĐNT .............. 68 2.3.4. Nhu cầu sau khóa học nghề của LĐNT ...................................................... 68 2.4. Thực trạng đào tạo trình độ sơ cấ p cho LĐNT Kiên Giang ........................ 69 2.4.1. Tuyển sinh đào tạo trình độ sơ cấp .............................................................. 69 2.4.2. Những nghề được đào tạo ............................................................................ 70
- 2.4.3.Kết quả đào tạo .............................................................................................. 70 2.5. Thực trạng quản lý đào ta ̣o trình đô ̣ sơ cấ p cho lao động nông thôn ........... 73 2.5.1. Thực trạng quản lý, điều hành của ban chỉ đạo và các cấp quản lý đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn .................................................................... 73 2.5.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn...... 76 2.5.3. Thực trạng quản lý triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT ............. 77 2.5.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá quá trình triển khai đề án ĐTNCLĐNT ......................................................................................................... 101 2.5.5. Thưc trạng tác động của bối cảnh đến quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề cho LĐNT .................................................................................................... 102 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp cho lđnt...............104 2.7. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và quản lý đào tạo nghề dựa đáp ứng nhu cầu của LĐNT ................................................................................................... 108 2.7.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc....................................................................... 108 2.7.2 Kinh nghiệm của Liên bang Nga ................................................................ 110 2.7.3. Kinh nghiệm của Cộng hòa Chu-va-si-a của Liên bang Nga .................. 111 2.7.4 Bài học kinh nghiệm trong quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang ..................................................................................................... 113 Kết luận chương 2: ..........................................................................................................114 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA LĐNT TỈNH KIÊN GIANG ....................116 3.1. Định hướng phát triển đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 và đến năm 2030 .......................................................................... 116 3.1.1. Căn cứ định hướng .................................................................................... 116 3.1.2. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 116 3.1.3. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 117 3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ............................................................... 117 3.3. Các nhóm giải pháp quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề cho LĐNT ................................................................................................. 118
- Nhóm giải pháp 1: Trách nhiêm của cơ quan quản lý nha nước các cấp trong tỉnh 3.3.1. Ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách mới trong đào tạo nghề cho LĐNT.............................................................................................................. 118 3.3.2. Hoàn thiện phân cấp quản lý, quy định rõ trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, các cấp quản lý, các tổ chức chính trị, xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng trong lý đào tạo cho LĐNT và cơ chế phối hợp ........................................................... 125 Nhóm giải pháp 2: Quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh 3.3.3. Đổi mới tuyển sinh theo nhu cầu của lao động nông thôn ....................... 130 3.3.4. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu lao đông nông thôn......................................................................................................................... 136 3.3.5. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn ............................................................................................................... 140 3.3.6.... Thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển sản xuất – kinh doanh cho học viên tốt nghiệp ....................................................................................................... 145 3.7 Mối quan hệ giữa các giải pháp 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp.................... 150 3.5.Thử nghiệm giải pháp đề xuất ..................................................................... 153 3.5.1. Tổ chức thử nghiệm.................................................................................... 153 3.5.2 Kết quả thử nghiệm .............................................................................. 154 Kết luận chương 3 .........................................................................................................159 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................161 1. Kết luận ........................................................................................................ 161 2. Khuyến nghị ................................................................................................. 162 2.1. Đối với Ban chỉ đạo cấp tỉnh......................................................................... 162 2.2. Đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ........................................... 163 2.3. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp............. 164 2.4. Đối với các cơ sở sử dụng lao động.............................................................. 164
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ....................166 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................167 Trong nước ........................................................................................................ 167 Nước ngoài: ....................................................................................................... 172 PHỤ LỤC .......................................................................................................................176 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CHV Cựu học viện CSSDLD Cơ sở sử dụng lao động CSVC Cơ sở vật chất CTÐT Chương trình đào tạo DN Doanh nghiệp DACUM (Developing A Curriculum) ÐTNCLÐNT Đào tạo nghề cho lao động nông thôn GDNN Giáo dục nghề nghiệp GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HÐND Hội đồng nhân dân HV Học viên ILO Tổ chức lao đông quốc tế KH-CN Khoa học-công nghệ KTTT Kinh tế thị tường
- KT-XH Kinh tế - Xã hội LĐNT Lao động nông thôn LĐTBXH Lao động Thương binh và Xã hội NCÐT Nhu cầu đào tạo NCXH Nhu cầu xã hội NLTH Năng lực thực hiện SX-KD Sản xuất-kinh doanh TCNL Tiếp cận năng lực TBDH Thiết bị dạy học TCGDNN Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp TTLĐ Thị trường lao động UBND Ủy ban nhân dân
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hệ thống GDNN trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam ............................... 25 Hình 1.2. Các trình độ GDNN trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam ............................... 26 Hình 1.3. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp .............................................................................. 27 Hình 1.4. Mô hình đào tạo theo quá trình ................................................................................ 31 Hình 1.5. Mô hình đào tạo theo chu trình ................................................................................ 33 Hình 1.6. Mô hình đào tạo theo CIPO ..................................................................................... 37 Hình 1.7. Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT .................................................................................................... 46 Hình 3.1. Quy trình tổ chức xác định nhu cầu học nghề ....................................................... 132 9 Hình 3.2. Quy trình tổ chức tuyển sinh đáp ứng nhu cầu học nghề ...................................... 134 10 Hình 3.3. Quy trình tổ chức xây dựng nội dung CTĐT sơ cấp theo nhu cầu LĐNT ............ 137 11 Hình 3.4. Sơ đồ DACUM ...................................................................................................... 138 12 Hình 3.5. Quy trình thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD ............................... 146 13
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 : Đặc điểm và sự khác biệt giữa mô hình đào tạo truyền thống và mới ................... 16 Bảng 1.2 : Trình độ thời gian, văn bằng chứng chỉ ................................................................. 27 Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế, lao động tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2015 – 2018 .............................. 56 Bảng 2.2 Thực trạng về dân số, lao động và cơ cấu lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân tỉnh Kiên Giang 2015- 2018 ........................................................................... 57 Bảng 2.3. Kết quả đào tạo sơ cấp ............................................................................................. 70 Bảng 2.4. Đánh giá về quản lý tuyển sinh theo nhu cầu LÐNT ............................................... 80 Bảng 2.5 Đánh giá về tổ chức phát triển CTÐT ....................................................................... 82 Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL về phân công GV làm công tác giảng dạy ............................. 84 Bảng 2.7. Đánh giá về quản lý đội ngũ GV .............................................................................. 85 Bảng 2.8. Quản lý CSVC và TBDH cho đào tạo sơ cấp .......................................................... 87 Bảng 2.9. Đánh giá về công tác quản lý tài chính cho đào tạo sơ cấp các trường ................... 89 Bảng 2.10 Địa điểm học sơ cấp theo nhu cầu của LĐNT các huyện ...................................... 91 Bảng 2.11 Thực trạng về tổ chức quá trình dạy học của GV ................................................... 92 Bảng 2.12 Thực trạng về quản lý hoạt động giảng dạy của GV............................................... 93 Bảng 2.13 Đánh giá của GV và CBQL về quản lý hoạt động học tập của HV ....................... 94 Bảng 2.14 Đánh giá của HV và CHV về quản lý hoạt động học tập của HV ......................... 95 Bảng 2.15 Quản lý đầu ra đáp ứng nhu cầu của HV sau khi tốt nghiệp ................................... 96 Bảng 2.16. Đánh giá của CHV về công tác quản lý đầu ra của các cơ sở GDNN .................. 98 Bảng 2.17. Đánh giá về thực trạng việc làm của HV sau khóa học ......................................... 99 Bảng 2.18 Đánh giá của CHV về mức độ đáp ứng với việc làm............................................ 101 Bảng 2.10. Tác động của bối cảnh ảnh hưởng tới quản lý đào tạo trình độ sơ cấp ................ 103 Bảng 3.1.Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên đáp ứng nhu cầu học nghề 148 Bảng 3.2. Đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp .......................................................... 150 Bảng 3.3. Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp............................................................. 151
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Mục đích học trình độ sơ cấ p của LĐNT ............................................................. 67 Biểu đồ 2.2.Nhu cầu học nghề nhóm nghề nông nghiệp của LĐNT ........................................ 67 Biểu đồ 2.3. Nhu cầu học nghề theo nhóm nghề phi nông nghiệp ........................................... 68 Biểu đồ 2.4. Nhu cầu của học viên sau khóa học nghề ............................................................ 69 Biểu đồ 2.5: Giới tính và đối tượngtham gia học nghề ........................................................... 78 Biểu đồ 2.6: Trình độ văn hóa của người học nghề................................................................. 78 Biểu đồ 2.7. Nguồn thu nhập chính hộ gia đình của học viên ................................................. 79 Biểu đồ 2.8. Thu nhập bình quân hộ gia đình của học viên (đầu người/tháng )...................... 79 Biểu đồ 2.9. Những hình thức và thời điểm học sơ cấp ........................................................ 91 8 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ áp dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn SX-KD.................................... 156 9. Biểu đồ 3.2. Mức độ hành nghề theo đúng mục tiêu đào tạo ................................................ 156 10 Biểu đồ 3.3. Lợi ích mang lại cho hộ gia đình sau học nghề ................................................ 158 11
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thi ̣ trường (KTTT), yêu cầu của giáo du ̣c nghề nghiêp̣ (GDNN) là “ đào tạo nghề phải căn cứ vào nhu cầu” [54]. Bởi lẽ, học nghề không chỉ để biết mà học để áp dụng những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của GDNN cũng đã được khẳng định rõ: “Đào tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, ...”. Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT cũng đã nêu rõ: “Nội dung đào tạo nghề được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học” [2]. Đào tạo theo nhu cầu đang là một xu thế hiện nay ở nhiều nước trên thế giới. Đào tạo theo nhu cầu chú trọng vào kết quả đầu ra để sau khi học xong chương triǹ h đào ta ̣o (CTĐT), người học có năng lực, có thể áp dụng những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào phát triển SX - KD (SX-KD). Mặt khác, đào tạo theo nhu cầu, dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành sẽ thực hiện được nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành”, nhờ vậy nâng cao được chất lượng đào tạođào tạo góp phần nâng cao năng suất lao động. Việt Nam, sau một số năm triển khai thực hiện đào tạo theo nhu cầu, các cơ sở GDNN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên CTĐT trình độ sơ cấp chưa đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của người học cũng như người sử dụng lao động; tuyển sinh hàng năm đang theo khả năng của các cơ sở GDNN mà chưa theo nhu cầu của LĐNT nên chưa phù hợp với quy luật cung - cầu và dẫn đến tình trạng hiệu quả đào tạo thấp, học xong chương trình không áp dụng được vào thực tiễn SX-KD. Đội ngũ nhân lực ở trình độ sơ cấp nghề ở nước ta đang có nhu cầu rất lớn. Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2025 thì nhu cầu
- 2 nhân lực trình độ sơ cấp đến năm 2025 sẽ là khoảng 12 triệu người. Trong khi đó, tổng số lao động trình độ sơ cấp năm 2015 của nước ta mới chỉ là 4.545.000 người. Như vậy là trong khoảng thời gian 10 năm, từ 2015 đến 2025 chúng ta phải đào tạo đến 7.155.000 lao động trình độ sơ cấp. Đây là một thách thức rất lớn đối với hệ thống GDNN trong thời gian tới. Xẩy ra tình trạng này một mặt là do chất lượng đào tạo đào tạo thấp nên học viên sau khi tốt nghiệp chưa có đủ các năng lực cần thiết để hành nghề; mặt khác, đào tạo chưa gắn với nhu cầu SX - KD của xã hội, vừa thừa vừa thiếu ở một số ngành nên một số ho ̣c viên tốt nghiệp ra các cơ sở GDNN không tìm được viê ̣c làm và tự ta ̣o đươ ̣c viêc̣ làm để phát triể n SX - KD. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nêu trên là do các cơ sở GDNN chưa quản lý đào tạo theo quy luật cung-cầu của TTLĐ. Nghị quyết 29-NQ/TW đã nhận định: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn yếu kém” đồng thời cũng đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới căn bản quản lý giáo dục, … coi trọng quản lý chất lượng”. Trong thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo nghề đã thu được kết quả nhất định. Song cho đến nay, về cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề của tỉnh vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và sự hài lòng của doanh nghiệp, tình trạng tuyển dụng lao động tốt nghiệp nghề sau đó tổ chức đào tạo lại tại doanh nghiệp còn khá phổ biến, chất lượng dạy nghề tại một số cơ sở đào tạo còn thấp, người lao động có việc làm sau học nghề còn hạn chế, dạy nghề chưa gắn kết chặt chẽ với đơn vị sử dụng lao động. Trong bối cảnh đó, Kiên Giang làm thế nào để nâng lên chất lượng nguồn nhân lực? Trong khi Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần X nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định nhiệm vụ “Đẩy mạnh đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh “chính là một trong ba khâu đột phá của cả nhiệm kỳ. Những định hướng trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về thực trạng chất lượng nguồn lực lao động của tỉnh, nhu cầu
- 3 và định hướng phát triển nguồn lực lao động của tỉnh trong thời gian tới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường đào tạo nghề cho lao động, đào tạo lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm… Với lý do trên, tác giả lựa chọn luận án“Quản lí đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng, luận án đề xuất một số giải pháp về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT tỉnh Kiên Giang 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu củaLĐNT 4. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT ở tỉnh Kiên Giang đã đạt được một số kết quả bước đầu trong việc đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, giúp họ tìm sinh kế và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn thấp, quy mô đào tạo còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển SX-KD của LĐNT. Nguyên nhân chủ yếu là quản lý đào tạo trình độ sơ cấp chưa chuyển từ hướng cung (supply driven) sang hướng cầu (demand driven), chưa tuân theo quy luật của TTLĐ và nhu cầ u của xã hô ̣i. Nếu đề xuất và thực hiện được những giải pháp đổi mới quản lý đào tạo trình độ sơ cấp có tính thực tiễn và khả thi, đáp ứng nhu cầu học nghề và phát triển SX-KD của LĐNT, sẽ góp phần nâng cao được chất lượng đào tạovà hiệu quả đào tạo nhân lực trình độ sơ cấp. 5. Nội dung nghiên cứu
- 4 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT Đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT tỉnh Kiên Giang Đề xuất giải pháp về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của LĐNT tỉnh Kiên Giang. 6. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp, trong đó vai trò chủ đạo là của cơ quan quản lý nhà nước các cấp về lao động và giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở GDNN, với sự phối hợp của các cơ quan quản lý có liên quan và các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT và tìm ra những giải pháp có tính cấp thiết và khả thi trong điều kiện thực tiễn của tỉnh Kiên Giang. Việc nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT ở tỉnh Kiên Giang được tiến hành ở 6 cơ sở GDNN thuộc tỉnh, bao gồm: 1 Trung tâm GDNN - GDTX, 4 trường Trung cấp và 1 trường cao đẳng có đào tạo trình độ sơ cấp cùng cán bô ̣ chiń h quyền đoàn thể các cấ p, cán bô ̣ quản lý GDNN và LĐNT ở một số điạ bàn thuô ̣c tỉnh. Việc thử nghiệm được giới hạn ở 01 giải pháp và tiến hành tại trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang. Địa bàn nghiên cứu tại bốn tiểu vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Đối tượng khảo sát, phỏng vấn gồm: Cán bộ quản lý về GDNN các cấp, các cơ sở GDNN, một số cơ sở SX- KD, LĐNT , cán bộ quản lý chính quyề n, đoàn thể cấp huyện, xã Thời gian và số liệu nghiên cứu: 2015-2019 7. Phương pháp luận nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận 7.1.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống
- 5 Nhân lực trình độ sơ cấp là một bộ phận của kinh tế xã hội (KTXH), do vậy, nghiên cứu về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp nghề phải đặt trong mối quan hệ với nhu cầu học nghề của LĐNT và hướng tới phục vụ phát triển sản xuất – kinh doanh của LĐNT trong từng giai đoạn phát triển. 7.1.2. Phương pháp tiếp cận mô hình CIPO Theo mô hình CIPO, cấu trúc nội dung quản lý đào tạo gồm 03 nhóm: đầu vào (I-Input), quá trình (P-Process), đầu ra (O-Output/Outcomes) và dưới tác động của bối cảnh kinh tế- xã hô ̣i được coi như những yế u tố tác động đế n quản lý (C- Context). 7.1.3. Phương pháp tiếp cận lịch sử/lôgíc Quản lý đào tạo phải phù hợp với những bối cảnh lịch sử nhất định. Khi bối cảnh lịch sử thay đổi thì phương thức, quy trình, biện pháp quản lý mô ̣t cơ sở GDNN sẽ đổi mới cho phù hợp. Tuy nhiên, việc đưa ra một phương thức, quy trình hay biện pháp mới không có nghĩa là phải xây dựng mới hoàn toàn mà phải kế thừa từ những thành tựu đã có. 7.1.4. Phương pháp tiếp cận nhu cầu Đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT phải từng bước chuyển từ hướng cung (supply driven) sang hướng cầu (demand driven). Đào tạo nhân lực phải chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận mục tiêu, lấy đầu ra làm đích, hướng tới phục vụ phát triển SX-KD của LĐNT . Những giải pháp quản lý đào ta ̣o đều phải lấ y nhu cầ u ho ̣c và hành nghề của lao đô ̣ng nông thôn làm tiề n đề 7.1.5. Tiếp cận các khoa học liên ngành Đối tượng nghiên cứu của luận ánnằm trong sự giao thoa của các lĩnh vực khoa học có liên quan như; giáo dục học, kinh tế học, xã hội học, vì vậy khi nghiên cứu quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề cho LĐNT cần coi giáo dục nghề không phải là mục đích tự thân cuối cùng mà xem nó như một phương thức cơ bản để phát triển SX-KD cho cộng đồng và hộ gia đình, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. 7.1.6 Tiếp cận đồng quản lý
- 6 Đồng quản lý là sự kết hợp giữa chính quyền, các bên liên quan đến hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT thông qua tư vấn, thương thuyết, cùng thỏa thuận về quan điểm, vai trò, cộng đồng trách nhiệm, sự chia sẻ lợi ích và quyền hạn trong lĩnh vực quản lý.Các cấp độ trong đồng quản lý bao gồm : Hướng dẫn (Instructive), Tham khảo (Consultative), Phối hợp (Cooperative), Tư vấn (Advisory) và Thông tin (Informative). 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan tới luận ánnghiên cứu, phân tích, tổng hợp để để xây dựng khung lý luận về Quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi; tổng kết kinh nghiệm; trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, các nhà quản lý và khoa học nhằm đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT tỉnh Kiên Giang và chứng minh tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất 7.2.3. Các phương pháp bổ trợ - Phương pháp thử nghiệm: Tác giả tiến hành thử nghiệm giải pháp đề xuất để minh chứng cho tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, kết hợp lấy ý kiến chuyên gia về sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp nhằ m chứng minh giả thuyế t khoa ho ̣c của đề tài luâ ̣n án; - Phương pháp thống kê áp dụng trong nghiên cứu quản lý giáo dục để xử lý các số liệu và kết quả điều tra và thử nghiệm giải pháp để chứng minh giả thuyết khoa học của luận án nghiên cứu. 8. Những luận điểm bảo vệ - Xác định nhu cầu đào tạo là xuất phát điểm của đào tạo nghề trong cơ chế thị trường. Đào tạo trình độ sơ cấp cho LĐNT phải chuyển từ hướng cung sang hướng cầu mới có hiệu quả.
- 7 - Đào tạo cho LĐNT phải chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận mục tiêu, lấy chuẩn đầu ra làm đích, nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cho LĐNT có thể áp dụng vào phát triển SX-KD. - Đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầ u của LĐNT đạt hiệu quả khi nghiên cứu vận dụng mô hình CIPO để đổi mới quản lý đào tạo cho LĐNT từ quản lý đầu vào, xác định nhu cầu học nghề , tổ chức tuyể n sinh, xác đinh ̣ mu ̣c tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nghề, xác đinh ̣ những điều kiện và nguồn lực cho đào ta ̣o nghề , xác đinh ̣ các đối tượng tham gia, đến quản lý việc tổ chức quá trình dạy và học; phương pháp và hình thức tổ chức, quy trình tổ chức đào tạo, quản lý đánh giá kết quả đầu ra; cấ p văn bằ ng, chứng chỉ ho ̣c nghề , tư vấ n, tìm kiếm việc làm và phát triển SX-KD cho LĐNT… trong mỗi thành tố quản lý theo « CIPO » và đều phải đặt trong bối cảnh”C” KT-XH phù hợp như : Triển khai các chính sách của nhà nước, vai trò của chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội địa phương, vai trò của cơ sở SX- KD, tổ chức tín dụng đối với LĐNT khi kết thúc học nghề. - Thực hiên đồng quản lý giữa chính quyền và các đối tượng cùng tham gia là biện pháp quản lý hiệu quả đối với hoạt động đào tạo nghề trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu cho LĐNT. 9. Những đóng góp mới của luận án - Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu vấn đề đào ta ̣o và quản lý đào ta ̣o nghề cho lao đô ̣ng nông thôn, luâ ̣n án đã xác định được khung lý luận về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT theo tiếp cận CIPO - Qua khảo sát, đã phát hiện được thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của LĐNT , cần được đổi mới. - Luận án đã đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo trình đô ̣ sơ cấ p cho LĐNT như: đổi mới cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho LĐNT, nâng cao năng lực Ban chỉ đạo các cấp, tổ chức xác định nhu cầu và tuyển sinh theo nhu cầu đào tạo; xây dựng CTĐT theo ngành nghề đáp ứng nhu cầu, triển khai dạy học hiệu quả, thành lập Tổ tư vấn việc làm và phát triển SX-KD… đồng thời và
- 8 chứng minh đươ ̣c tính cấp thiết và khả thi của những giải pháp đề xuấ t nhằ m đổi mới quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu học nghề của LĐNT nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục một số công trình nghiên cứu của tác giả, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận án được cấu trúc gồm 3 chương như sau: - Chương 1- Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn. - Chương 2 – Thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang - Chương 3 - Giải pháp quản lý đào tạo trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu của lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang
- 9 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌ NH ĐỘ SƠ CẤP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đào tạo nhân lực đáp ứng nhu câu xã hội và nhu cầu của lao động nông thôn 1.1.1.1.Những nghiên cứu về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội - Những lý thuyết và kết quả nghiên cứu đào tạo nghề dựa trên ý tưởng SX-KD của cộng đồng và hộ gia đình ở nông thôn được thể hiện qua những công trình nghiên cứu sau: Community-Based vocational training, by Jill Wheeler, IEP Resources, Attainment Company, 2005. Kết quả nghiên cứu này đã làm rõ những khái niệm cốt lõi như; đào tạo nghề dựa trên cộng đồng là gì, thực tiễn triển khai đào tạo nghề dựa trên cộng đồng ở một số nước đang phát triển, nội dung, quy trình đào tạo nghề dựa trên cộng đồng; những tài liệu được quy định và những hướng dẫn cụ thể cách sử dụng cũng như những mẫu mô tả chi tiết hệ thống và các bước thực hiện tổ chức đào tạo nghề dựa trên cộng đồng. Mô hình Community Based Training for Enterprise Development (CBTED) đào tạo trên nhu cầ u của cộng đồng để phát triển kinh doanh được tổ chức lao động quốc tế (ILO) phát triển năm 2001 và vận dụng vào việc triển khai một số dự án tại các nước đang phát triển như Philippin, Bangledesh, Nepan... Nội dung của CBTED dựa trên sự thoả thuận, nhất trí giữa những người tham gia thực hiện trong kế hoạch đào tạo. Ngoài ra, phương pháp luận của CBTED là một công cụ cung cấp những chỉ dẫn về nhiệm vụ của từng người đại diện; cơ sở giáo du ̣c nghề nghiệp, chính quyề n và đoàn thể , doanh nghiê ̣p cô ̣ng đồng… tham gia vào đào tạo nghề . Cao hơn nữa, nó phải là một phương tiện quản lý chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo. Mặt tích cực duy nhất của các kinh nghiệm từ những dự án là chúng đều gắn với mục đích tìm ra những chiến lược, phương thức để đào tạo nghề kĩ năng cho những người lao động nghèo ở nông thôn, giúp họ tự tạo cho mình một nghề nghiệp và gia nhập đội ngũ lao động có thu nhập ổn định trong xã hội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 269 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 367 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 303 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 247 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quá trình dạy học và phát triển lớp ghép tiểu học
25 p | 197 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 147 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng và sử dụng thí nghiệm kết nối máy tính trong dạy học chương “Dao động cơ” Vật lí 12 trung học phổ thông
226 p | 91 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 25 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 20 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 18 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 24 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn