Luận án Tiến sĩ: Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
lượt xem 5
download
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở Lào, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHONVILAY PHOMVIENGXAY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2021
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHONVILAY PHOMVIENGXAY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 9 22 90 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. LÊ VĂN LỢI 2. PGS.TS. BÙI THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI - 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phonvilay PHOMVIENGXAY
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án 7 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 27 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 31 2.1. Quan niệm, chủ thể, nội dung, phương thức, điều kiện vật chất đảm bảo cho giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực 31 2.2. Vai trò của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực 46 2.3. Những nhân tố tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 56 Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 70 3.1. Những thành tựu về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 70 3.2. Những hạn chế về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 87 3.3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 98 Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 117 4.1. Quan điểm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 117 4.2. Giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay 124 KẾT LUẬN 151 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC 167
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa GIZ : Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức ILO : Tổ chức Lao động thế giới NDCM : Nhân dân Cách mạng Nxb : Nhà xuất bản SEZ : Đặc khu kinh tế UNDP : Chương Trình phát triển của Liên Hiệp Quốc UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa WHO : Tổ chức Y tế thế giới WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lượng các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề cả công lập và tư thục từ năm 2013 - 2018 70 Bảng 3.2: Số lượng cán bộ, giáo viên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập, tư thục từ năm 2010 đến năm 2018 72 Bảng 3.3: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về tính tích cực, tự giác trong học tập, nâng cao trình độ kiến thức của học sinh/sinh viên học nghề 76 Bảng 3.4: Mức độ phù hợp của nội dung, chương trình Giáo dục và đào tạo nghề 78 Bảng 3.5: Đánh giá về thời lượng học lý thuyết và thực hành trong chương trình Giáo dục và đào tạo nghề 80 Bảng 3.6: Kết quả khảo sát về chất lượng, khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực đã qua giáo dục và đào tạo nghề 85 Bảng 3.7: Kết quả khảo sát những phương thức giáo dục và đào tạo nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 92 Bảng 3.8: Những hạn chế về cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 93
- DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu đồ 3.1: Số lượng sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề công lập năm học từ năm 2010 - 2015 83 Biểu đồ 3.2: Nguồn kỹ năng công việc của đội ngũ công nhân ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 96
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, quyết định sức mạnh và sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các nước càng coi trọng phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới, do vậy mỗi quốc gia dân tộc đều tìm cách phát triển nguồn nhân lực của mình. Phát triển nguồn nhân lực là phát triển về mọi mặt: sức khỏe, trí tuệ, tay nghề, tác phong lao động công nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, tính kỷ luật chấp hành luật pháp. Nhờ có nền tảng giáo dục và đào tạo, trong đó có giáo dục và đào tạo nghề, người lao động có thể nâng cao được kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng lao động, vừa gia tăng cơ hội phát triển và thu nhập, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy có thể thấy, giáo dục và đào tạo nghề là một thành tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo nghề trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và qua đó thúc đẩy sự phát triển tương lai, Chính phủ của nhiều nước trên thế giới đã có chiến lược dài hạn phát triển giáo dục và đào tạo, đầu tư thỏa đáng ngân sách cho lĩnh vực này. Chẳng hạn, hàng năm, Mỹ đã chi khoảng trên 7% của GDP, Hà Lan 6,7%, Pháp 5,7% - 6,7%, Nhật Bản 5%... [49, tr.3] cho việc đào tạo và phát triển nhân tài; ngoài ra, Chính phủ các nước công nghiệp phát triển còn có chính sách huy động sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nghề, nhất là các trung tâm đào tạo chất lượng cao, tạo ra những nhà kỹ thuật, những nhà phát minh, sáng chế hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Ngay ở Đông Nam Á, một số nước như Brunei, Việt Nam, Thái Lan..., cũng đã có chiến lược đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo nghề khá ấn tượng, để trang bị cho lực lượng lao
- 2 động những kiến thức và kỹ năng trong một thế giới hiện đại, nhất là trước thềm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hướng tới đào tạo con người phát triển toàn diện, có kỹ năng tốt, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong những năm qua, công tác giáo dục và đào tạo nghề ở các trường, trung tâm và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã đào tạo ra được một đội ngũ kỹ sư, lực lượng lao động dồi dào với trình độ tay nghề khá cao… bước đầu đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo nghề ở Lào hiện nay còn nhiều hạn chế, như: Nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, lực lượng quản lý, đội ngũ giáo viên, cơ chế, chính sách, cũng như môi trường, điều kiện, trang thiết bị phục vụ giáo dục và đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, nhất là ở bậc cao đẳng trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhìn chung còn thấp. Trình độ, năng lực chuyên môn của sinh viên sau khi ra trường còn nhiều hạn chế, khả năng thích nghi với thực tế chưa cao; nguồn nhân lực của Lào còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, bất cập về cơ cấu. Điều đó phản ánh những hạn chế, bất cập của giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Hiện nay, vấn đề cấp bách đặt ra đối với giáo dục và đào tạo nghề ở Lào là làm thế nào để có được nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng đủ sức đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện mục tiêu: Đến 2030, Lào thoát khỏi tình trạng quốc gia kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình cao và đạt mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) [110, tr.52] để tạo điều kiện đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững gắn liền với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển con người, trong đó, phát triển con người là nhân tố quyết định. Với những lý do phân tích trên, nghiên cứu về: “Giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, vừa mang tính thời sự cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
- 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở Lào, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan một số công trình tiêu biểu ở Lào và nước ngoài liên quan đến đề tài, đồng thời, xác định rõ những nội dung cơ bản luận án cần tập trung làm rõ. Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào. Thứ ba, phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. Thứ tư, đề xuất một số quan điểm, những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Giới hạn về nội dung: Luận án không nghiên cứu toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân của Lào mà chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề - một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân ở nước CHDCND Lào. - Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề này ở các trường, trung tâm và các cơ sở dạy nghề của Lào; tập trung chủ yếu ở Thủ đô Viêng Chăn và một số tỉnh lớn của Lào (Luông Pha Băng, Sa Văn Na Khết và Chăm Pa Sắc…), ngoài ra, còn tham khảo các tư liệu, số liệu thống kê của các cơ quan liên quan như: Bộ Giáo dục và Thể thao, Bộ Lao động và Phúc lợi - xã hội…
- 4 - Giới hạn về thời gian: Luận án nghiên cứu giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào từ năm 2006 đến nay (Năm 2006 - là dấu mốc thời gian diễn ra Đại hội VIII của Đảng, trên cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới đất nước, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã đề ra mục tiêu CNH, HĐH, trong đó nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực có chất lượng cao để đảm bảo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước). 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cayxon PHOMVIHAN về con người, về giáo dục và đào tạo; đồng thời, trên cơ sở chủ trương đường lối, các quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào về chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược giáo dục và đào tạo, giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào. Ngoài ra, luận án có tham khảo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nghiên cứu. - Cơ sở thực tiễn của luận án là những nhân tố tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở Lào và thực trạng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào. - Luận án kế thừa các tài liệu, các công trình của các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở Lào, Việt Nam cũng như các tổ chức quốc tế liên quan đến đề tài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp nghiên cứu lý luận chính trị trong nghiên cứu, luận giải các vấn đề liên quan đến luận án. - Luận án sử dụng các phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, khái quát, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài. Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để điều tra 6 đối tượng: 1) Đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm 100 phiếu
- 5 và 8 câu hỏi); 2) Đội ngũ giáo viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm 100 phiếu và 7 câu hỏi); 3) Cán bộ quản lý của các cơ sở sử dụng nhân lực (gồm 50 phiếu và 5 câu hỏi); 4) Giáo viên ở các trường trung học phổ thông (gồm 50 phiếu và 8 câu hỏi); 5) Học sinh ở các trường trung học phổ thông (gồm 200 phiếu và 14 câu hỏi); 6) Học sinh ở các trường trung học cơ sở (gồm 100 phiếu và 7 câu hỏi). Mỗi đối tượng điều tra thực hiện thông qua các mẫu phiếu ở phụ lục từ 6 - 11. Trên cơ sở kết quả thu thập được tiến hành phân tích số liệu thống kê để định lượng, định tính nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của luận án. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp khảo cứu, so sánh kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học trên góc độ khác nhau có liên quan đến đề tài luận án để nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào dưới góc độ chính trị - xã hội. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình khoa học đầu tiên, mới mẻ trong nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào. Qua đó, luận án sẽ góp phần làm rõ những vấn đề chung cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực như: - Khái niệm giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực. - Góp phần làm rõ vai trò và những nhân tố tác động đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, từ đó thấy được sự cần thiết khách quan của nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay. - Phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào thời kỳ từ năm 2006 đến 2020. - Đề xuất một số quan điểm, những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực ở nước CHDCND Lào hiện nay.
- 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Góp phần phát triển lý luận về giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực. - Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề. Đồng thời, góp phần cung cấp các giải pháp khả thi để các cấp, bộ, ngành có thể vận dụng trong quá trình quản lý, điều hành, tổ chức giáo dục - đào tạo nghề. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên và học sinh, sinh viên trong các trường, trung tâm và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở nước CHDCND Lào hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
- 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và toàn cầu hoá, các nước trên thế giới, trong đó có Lào ngày càng chú ý đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, vấn đề nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều nhà khoa học các nước ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu một số công trình tiêu biểu như sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề rất đa dạng, phong phú, tiêu biểu như: Cayxon PHOMVIHAN (1995), Quyết tâm lấy giáo dục tiến lên một bước, Nxb Quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn. Tác giả của cuốn sách đã khái quát tình hình giáo dục của Lào trong thời gian qua, cụ thể như: 1). Từ một nước thuộc địa, nay đất nước được giải phóng, nhân dân các bộ tộc Lào từ độ tuổi 15 đến 45 tuổi (chiếm 60% của dân số) mà thời trước không biết chữ, nay đã biết đọc, biết viết và khoảng hơn 200 nghìn người được bồi dưỡng ở trình độ phổ thông và dần dần làm cho hệ thống giáo dục và đào tạo của Lào có sự thống nhất trên toàn quốc; 2). Từng bước đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng và các tổ chức cơ sở đảng ở các trường học đối với giáo dục đi đôi với củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Có thể nói, đây là một công trình rất quan trọng đối với luận án, vì nó là cơ sở khoa học cả lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và phát triển của nền giáo dục của Lào; các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước Lào về giáo dục và đào tạo. Những vấn đề đó, tác giả sẽ nghiên cứu và vận dụng trong quá trình thực hiện luận án của mình.
- 8 Nguyễn Đức Trí (2010), Giáo dục nghề nghiệp - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Cuốn sách tổng hợp một số kết quả nghiên cứu chủ yếu của tác giả, có kế thừa thành tựu nghiên cứu và triển khai về lĩnh vực này. Cuốn sách được kết cấu thành 6 chương: Chương 1: Một số khái niệm chung về giáo dục nghề nghiệp; Chương 2: Về cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp; Chương 3: Tập trung làm rõ về chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục nghề nghiệp; Chương 4: Về chương trình dạy học trong giáo dục nghề nghiệp; Chương 5: Về nhà giáo trong giáo dục nghề nghiệp và Chương 6: Về hệ thống công nhận kỹ năng nghề nghiệp quốc gia [53]. Soulikhamkone SYSOULATH (2013), Cải tiến công tác phát triển chương trình và phương tiện dạy - học ở Trung tâm Phát triển giáo dục nghề nghiệp, Nxb Giáo dục Lào. Trong cuốn sách này, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc cải tiến, phát triển chương trình và phương tiện dạy - học ở Trung tâm Phát triển giáo dục nghề nghiệp; làm rõ vai trò, tầm quan trọng trong việc cải tiến, phát triển chương trình và phương tiện dạy - học; chỉ rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm và khuyến khích không ngừng trong việc cải tiến, phát triển chương trình và phương tiện dạy - học. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần cải tiến, phát triển chương trình và phương tiện dạy - học ở Trung tâm Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới. Kritsman Wattana Narong (2013), Tầm quan trọng và các nhân tố liên quan về giáo dục và đào tạo nghề, Báo điện tử Thairath của Thái Lan (https://www.thairath.co.th/content/237956), đăng ngày 13 tháng 2 năm 2013. Tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề trong thời gian qua; chỉ ra xu hướng biến đổi trong nước và nước ngoài về nhu cầu sử dụng lực lượng lao động tay nghề cao. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục và đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ở Thái Lan trong thời gian tới [131]. Bùi Thị Ngọc Lan (Chủ nhiệm đề tài), (2014): Chính sách phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí đối với đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ. Đề án
- 9 nhánh số 7, thuộc Đề án cấp bộ "Tổng thể về chính sách đối với Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Đề án đã làm rõ cơ sở lý luận và vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực; đồng thời, phân tích hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục - đào tạo và nâng cao dân trí cho đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng hệ thống chính sách về giáo dục - đào tạo ở vùng; từ đó, đề xuất một hệ thống giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách về giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí cho đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 [20]. Bùi Thị Ngọc Lan (2014), Những yếu tố tác động đến giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí đối với đồng bào Khmer vùng Tây Nam Bộ, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10/2014. Bài viết phân tích những yếu tố tác động đến giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí đối với đồng bào Khmer cũng như phát triển nguồn nhân lực ở khu vực Tây Nam Bộ; từ đó, khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của vấn đề giáo dục và đào tạo trong phát triển nguồn nhân lực phù hợp nhu cầu phát triển ở vùng các dân tộc sinh sống [19]. Võ Thành Trí (2016), Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Báo điện tử Long An đăng ngày 16 tháng 3 năm 2016. Trong bài viết của mình, tác giả cho rằng chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và XII xác định: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những khâu đột phá cần triển khai thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2020. Trên tinh thần đó, tác giả đưa ra những giải pháp về phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Long An [54]. Kumudini Rosa (2017), Thực trạng kỹ năng tay nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Dự án Phát triển Giáo dục nghề nghiệp CHDCND Lào, (Tổ chức Hợp tác Lào - Đức), Nxb Sysavath. Tác giả đã đưa ra quan niệm và nhu cầu về lao động có tay nghề, đặc biệt là lao động có tay
- 10 nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến. Tác giả cho rằng, lao động có tay nghề là lao động sở hữu kỹ năng nhất định, là lao động có chuyên môn, được đào tạo và có kinh nghiệm để thực hiện các công việc thể chất hoặc tinh thần phức tạp hơn các chức năng công việc thông thường [115, tr.52]. Phouvieng KEOSIMIXAY (2017), Phát triển công tác giáo dục nghề nghiệp ở nước ta hiện nay, Tạp chí Alunmay, số 6 năm 2017, tr.32-37. Bài viết đã đánh giá thực trạng công tác giáo dục và đào tạo nghề của Lào trong những năm qua, phân tích và chỉ ra những thành tựu - hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng, từ đó, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới và phát triển công tác giáo dục và đào tạo nghề góp phần đào tạo nguồn lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước trong những năm tới [120]. Vongpheth KHOUNPHOME (2018), Giáo dục là nhân tố quyết định phát triển nguồn nhân lực giai đoạn hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, số 161. Bài viết đã phân tích yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ở Lào giai đoạn hiện nay, đồng thời, chỉ rõ phải coi trọng công tác giáo dục và đào tạo vì đó là nhân tố quyết định để đào tạo ra nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường lao động hiện nay và tương lai. Hoàng Thị Minh Phương (2018), Xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong bối cảnh mới, Tạp chí Giáo dục Nghề nghiệp, số 65, bài viết trình bày những nghiên cứu về vai trò của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nhân lực, đồng thời, làm rõ những đặc trưng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, những điều kiện xây dựng hệ thống giáo dục mở là cơ sở xây dựng hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trong bối cảnh mới [39]. Outhong PHETSALATH (2019), Nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong bài tham luận của mình, tác giả đã làm rõ ba nội dung chính như: Một là, cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục nghề nghiệp; Hai là, tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện công tác đào tạo cán bộ, giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở CHDCND Lào trong thời
- 11 gian qua; Ba là, đưa ra một số phương pháp và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ, giáo viên giáo dục nghề nghiệp ở CHDCND Lào trong thời gian tới. Mặc dù tác giả chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo đội ngũ cán bộ, giáo viên giáo dục nghề nghiệp của Lào trong thời gian qua, chưa đề cập trực tiếp đến giáo dục và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, nhưng nó là tài liệu tham khảo quan trọng, cung cấp một số thông tin rất hữu ích có liên quan đến thực trạng giáo dục và đào tạo nghề ở Lào hiện nay [118]. Bounphenh SOMCHANMAVONG (2019), Phát triển giáo dục và đào tạo nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong bài tham luận của mình, tác giả đã phân tích, giải thích cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục và đào tạo nghề, phát triển giáo dục và đào tạo nghề; đánh giá thực trạng giáo dục và đào tạo nghề ở CHDCND Lào trong thời gian qua; đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển giáo dục và đào tạo nghề ở CHDCND Lào trong thời gian tới. Theo tác giả, giáo dục và đào tạo nghề là quá trình công tác giáo dục, đào tạo cho người học để trang bị kiến thức, chuyên môn, có việc làm, để người học trở thành người lao động có tay nghề, phẩm chất đạo đức và kỷ luật lao động [90, tr.2]. Trần Văn Dàng (2019), Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên kết nối với các cơ sở đào tạo để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng 4.0, Tạp chí Giáo dục Nghề nghiệp, số 65, đã trình bày một cách có hệ thống về vai trò của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục được tái cấu trúc nhằm góp phần nâng cao dân trí, làm nền tảng cho việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng. Trung tâm là sự kết nối giữa các trường phổ thông, cư dân địa bàn với các cơ sở đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ việc nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy vai trò phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như: 1) Tăng cường liên kết với với các trường cao đẳng, đại học để đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp cho các đối tượng khác nhau; 2) Thực hiện chức năng quản trị trong hoạt động quản lý, điều hành Trung tâm; 3) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý và cộng tác viên để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm trong bối cảnh hiện nay; 4) Tổ
- 12 chức các hoạt động giáo dục, dịch vụ và bồi dưỡng, đào tạo nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội [6]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, các nhà khoa học đã tiếp cận dưới cả hai góc độ: vị thế và vai trò của nó. Tiêu biểu có thể kể đến một số công trình như sau: Hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Đoàn chuyên gia kinh tế Việt Nam và Lào (2005), với đề tài: Phát triển nguồn nhân lực giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trong nội dung của bài tham luận đã đánh giá thực trạng tổ chức triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ở CHDCND Lào, nhất là đánh giá về tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực và đưa ra một số thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó trong phát triển nguồn nhân lực, trong đó công tác giáo dục được quan tâm hàng đầu. Nhân dân từ đồng bằng đến miền núi đã nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của phát triển giáo dục, đào tạo [111, tr.5]. Lưu Tiểu Bình (2011), Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, Nxb Đại học Vũ Hán, Trung Quốc. Cuốn sách cho rằng trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc khơi nguồn, phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế, để khai thác và phát huy nguồn nhân lực, các quốc gia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn; đồng thời, nêu lên một số vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực [25]. Bùi Thị Ngọc Lan (2011), Nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam - Xu hướng và giải pháp phát triển, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 11/2011. Tác giả của bài viết đã trình bày một số quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam; từ việc phân tích, làm rõ thực trạng và nhu cầu thực tế, tác giả bài viết đã dự báo xu hướng và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong thời gian tới [18]. Đỗ Thị Thạch (2011), Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Lịch
- 13 sử Đảng, số 7/2011. Trong bài báo, tác giả đã phân tích rõ chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, bài báo chỉ rõ những điểm mới trong quan điểm về phát triển nguồn nhân lực, từ đó, làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới [51]. Sommad PHONSENA (2011), Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở Lào, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt - Lào, mã số ĐKXB: 706 - 2001/CXB/ĐHKTQG. Qua bài tham luận, tác giả đã chỉ ra rằng, sau hơn hai thập kỷ thực hiện chủ trương đường lối đổi mới, Lào đang bước sang một kỷ nguyên mới, vị thế kinh tế và năng lực phát triển không còn phụ thuộc các nguồn lực vốn có như là tài nguyên thiên nhiên và chi phí lao động rẻ như trước nữa, mà yếu tố nguồn nhân lực có đủ tri thức và kỹ năng sẽ giữ vai trò then chốt, bảo đảm cho khả năng phát triển và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tác giả cũng đã nêu những tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực và chỉ số phát triển con người của Lào; đưa ra những chính sách và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực [43]. Vũ Thanh Sơn (2011), Cạnh tranh trong tuyển chọn nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay, Nxb Thông tin và tuyền thông. Cuốn sách đã giới thiệu về nguồn nhân lực và thị trường sức lao động trong nền kinh tế, luận giải khái niệm về cạnh tranh tuyển chọn nguồn nhân lực; đánh giá thực trạng cạnh tranh trong tuyển chọn nhân lực ở Việt Nam thời gian qua; đưa ra một số kinh nghiệm tuyển chọn về nguồn nhân lực trong khu vực công và tư ở Việt Nam và trên thế giới; đồng thời, đề xuất định hướng, một số giải pháp tạo môi trường và xúc tiến cạnh tranh trong tuyển chọn nhân lực thời gian tới ở Việt Nam. Từ đó, tác giả của cuốn sách đã phác thảo bức tranh cạnh tranh trong tuyển chọn nguồn nhân lực hiện tại, nhận diện điểm “sáng” và “tối” của bức tranh và từ đó đề xuất những ý kiến khoa học góp phần làm thay đổi diện mạo bức tranh trong tương lai cho phù hợp với xu thế vận động khách quan của nền kinh tế thị trường Việt Nam [44]. Nguyễn Duy Bắc (2012), Đặc điểm của con người Việt Nam với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) - Đề tài cấp bộ. Tác giả đã hệ thống hoá, khái quát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 622 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
173 p | 271 | 87
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Quản lí giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh mới
176 p | 371 | 76
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)
27 p | 307 | 64
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Sử dụng trò chơi dân gian nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học miền núi Đông Bắc
155 p | 248 | 61
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục: Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên trung học cơ sở
24 p | 147 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ giáo dục thể chất tại Đại học Đà Nẵng
222 p | 29 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
266 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
325 p | 35 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
295 p | 38 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
294 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng chương trình tập luyện môn Thể dục aerobic ngoại khóa cho sinh viên nữ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
213 p | 28 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
261 p | 20 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Dạy học môn Giáo dục học quân sự ở các trường đại học trong quân đội theo tiếp cận năng lực
28 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy học phân hóa cho sinh viên ngành Giáo dục Thể chất các trường Đại học Sư phạm
27 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu ứng dụng võ cổ truyền Bình Định vào chương trình giáo dục thể chất ngoại khóa cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
65 p | 24 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo cho sinh viên đại học ngành Giáo dục mầm non
27 p | 26 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học theo định hướng giáo dục STEM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
28 p | 21 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn