Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 10
download
Luận án Tiến sĩ Kế toán "Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" trình bày cơ sở lý luận và tổng quan về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của doanh nghiệp; Thực trạng về sự tác động của các nhân tố tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và hệ quả của nó tới giá trị cổ phiếu tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DOÃN THÙY DƯƠNG NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN HÀ NỘI - 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DOÃN THÙY DƯƠNG NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH Mã số: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hữu Ánh HÀ NỘI - 2022
- i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Doãn Thùy Dương
- ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ .......................................................................................vii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................... 3 1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán .................................................................................................... 3 1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ......................................................... 4 1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tới giá trị cổ phiếu ........................................... 7 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 8 1.4. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 10 1.5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 10 1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 11 1.7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 11 1.8. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................... 12 1.9. Kết cấu của luận án........................................................................................... 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 14 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN THẬN TRỌNG .... 15 TRONG KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................... 15 2.1. Những vấn đề cơ bản về nguyên tắc thận trọng ............................................. 15 2.1.1. Định nghĩa và yêu cầu nguyên tắc thận trọng .............................................. 15 2.1.2. Phân loại việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ..................... 17 2.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ........................................................................................................................ 20 2.2.1. Nghiên cứu thực chứng trong kế toán .......................................................... 20 2.2.2. Lý thuyết đại diện ......................................................................................... 22 2.2.3. Lý thuyết thông tin bất đối xứng .................................................................. 25 2.3. Các phương pháp đo lường việc thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ............................................................................................................................ 27
- iii 2.3.1. Mô hình Basu (1997) - Basu Asymmetric Timeliness Measure .................. 28 2.3.2. Phương pháp tỷ lệ giá trị sổ sách so với giá trị thị trường (BTM) - Book to market based measures ........................................................................................... 30 2.3.3. Phương pháp giá trị dồn tích âm (Accrual based measures) ........................ 32 2.3.4. Phương pháp dòng tiền - Asymmetric Accrual to Cash flow Measure (AACF).. 35 2.3.5. Mô hình Khan và Watts (2009) - mở rộng của mô hình Basu (1997) ......... 36 2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới nguyên tắc thận trọng của doanh nghiệp ................ 41 2.4.1. Các nhân tố thuộc đặc điểm quản lý - kiểm soát .......................................... 41 2.4.2. Các nhân tố cơ cấu sở hữu ............................................................................ 48 2.4.3. Các nhân tố kiểm soát................................................................................... 54 2.5. Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giá cổ phiếu của công ty ....................................................................................................................... 56 2.5.1. Một số khái niệm về cổ phiếu và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết .... 56 2.5.2. Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và giá cổ phiếu ...... 59 2.5.3. Nhân tố khác ảnh hưởng tới giá cổ phiếu ..................................................... 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 64 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 65 3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ...................................................................... 65 3.1.1. Giả thuyết nghiên cứu lớp mô hình 1 ........................................................... 65 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu lớp mô hình 2 ........................................................... 72 3.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................... 74 3.2.1. Tính giá trị hệ số mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán - CScore .................................................................................................................... 74 3.2.2. Xây dựng mô hình ........................................................................................ 77 3.3. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ......................................................................... 86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 89 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI MỨC ĐỘ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG TRONG KẾ TOÁN VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ TỚI GIÁ TRỊ CỔ PHIẾU TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ........................................... 90 4.1. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán................ 90 4.1.1. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam............................... 90 4.1.2. Đánh giá mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng (Cscore) của các công ty theo sàn niêm yết và ngành nghề ............................................................................ 92
- iv 4.1.3. Đánh giá sự sai lệch một số khoản mục trong Báo cáo tài chính của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.................. 94 4.2. Thống kê mô tả và mối tương quan giữa các biến nghiên cứu ..................... 96 4.2.1. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ............................................................ 96 4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết lớp mô hình 1 ................................................ 101 4.3.1. Kết quả hồi quy theo mô hình bình phương bé nhất OLS.......................... 101 4.3.2. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM ................................................................................................... 103 4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết lớp mô hình 2 ................................................ 106 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 109 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .......................................................................................................... 110 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu của mô hình được lựa chọn ........................ 110 5.1.1. Lớp mô hình 1 ............................................................................................ 110 5.1.2. Lớp mô hình 2 ............................................................................................ 116 5.2. Một số khuyến nghị ......................................................................................... 117 5.2.1. Khuyến nghị với cơ quan điều hành thị trường .......................................... 117 5.2.2. Khuyến nghị đối với doanh nghiệp ............................................................ 120 5.2.3. Khuyến nghị cho nhà đầu tư ....................................................................... 123 5.3. Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai ............ 124 5.3.1. Hạn chế của luận án .................................................................................... 124 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 124 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 125 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 127 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 137
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung 1. AUSIZE Quy mô Ban kiểm soát 2. AUQ Số chuyên gia tài chính trong Ban kiểm soát 3. BGD Ban giám đốc 4. BIG4 Kiểm toán độc lập 5. BOARDSIZE Quy mô Hội đồng quản trị 6. BCTC Báo cáo tài chính 7. CSCORE Mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán 8. CEO Giám đốc điều hành 9. DUAL Sự kiêm nhiệm vai trò CEO và chủ tịch Hội đồng quản trị 10. DPS Cổ tức trên một cổ phiếu 11. EPS Lợi nhuận trên một cổ phiếu 12. FIFO Phương pháp tính giá hàng tồn kho nhập trước xuất trước 13. FRG Tỷ lệ sở hữu nước ngoài 14. FEL Số lượng thành viên nữ trong Hội đồng quản trị 15. FEM Mô hình hồi quy tác động cố định 16. HĐQT Hội đồng quản trị 17. HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 18. HOSE Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh 19. IASB Hội đồng chuẩn mực Kế toán quốc tế 20. IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế 21. LIFO Phương pháp tính giá hàng tồn kho nhập sau xuất trước 22. MPS Giá cổ phiếu 23. NED Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành 24. GAAP Nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung 25. GROWTH Tốc độ tăng trưởng 26. LEV Hệ số nợ 27. OWNCEO Mức độ sở hữu của người quản lý 28. OLS Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất 29. ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 30. REM Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên 31. STATE Tỷ lệ sở hữu Nhà nước 32. SIZE Quy mô công ty 33. TTCK Thị trường chứng khoán
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: So sánh các phương pháp đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong các công ty............................................................................................................39 Bảng 3.1: Mô tả và cách thức đo lường các biến trong lớp mô hình nghiên cứu 1 ......80 Bảng 3.2: Mô tả và cách thức đo lường các biến trong lớp mô hình nghiên cứu 2 ......83 Bảng 3.3: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo ngành ..............................................................86 Bảng 3.4: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo vốn sở hữu Nhà nước .....................................87 Bảng 4.1. Thống kê mô tả biến Cscore - mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán............................................................................................................................90 Bảng 4.2. Kiểm định T test so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của các công ty niêm yết ở hai Sở giao dịch chứng khoán ........................................................92 Bảng 4.3. Kiểm định ANOVA so sánh mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán giữa các ngành ...............................................................................................................93 Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến phụ thuộc Cscore theo ngành ......................................93 Bảng 4.5. Thống kê mô tả các biến lớp mô hình 1 ........................................................96 Bảng 4.6. Thống kê mô tả các biến lớp mô hình 2 ........................................................99 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng hồi quy theo OLS đo lường sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán .................................101 Bảng 4.8. Kiểm định Hausman....................................................................................103 Bảng 4.9: Kết quả ước lượng hồi quy theo mô hình FEM và REM đo lường sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán .....................................................................................................................................104 Bảng 4.10: So sánh tương quan giữa các biến chỉnh tâm và không chỉnh tâm ...........107 Bảng 4.11: Kết quả ước lượng hồi quy theo mô hình OLS, FEM và REM đo lường sự tác động của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán lên giá cổ phiếu .........107
- vii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................................72 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán đến giá trị cổ phiếu của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam ............74 Sơ đồ 1.1. Khung nghiên cứu của luận án .....................................................................13
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển ngành khoa học kế toán, các nguyên tắc kế toán chung được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới đã được xác định (Generally Accepted Accounting Principles - GAAPs). Trong bộ nguyên tắc đó, lý thuyết và thực tiễn đã minh chứng nguyên tắc thận trọng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng và được đặc biệt quan tâm trong kế toán quốc tế nói chung và kế toán Việt Nam nói riêng qua các thời kỳ. Việc thực hiện nguyên tắc này sẽ ảnh hưởng tới tính trung thực, đáng tin cậy và hữu ích của các yếu tố trình bày trên BCTC, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng thông tin kế toán. Nguyên tắc này đòi hỏi việc kế toán các nghiệp vụ kinh tế phải mang tính bảo thủ. Nghĩa là cần xem xét, cân nhắc và đưa ra phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Chính đặc tính về “thận trọng” trong thông tin kế toán có thể mang lại cả lợi ích và hạn chế cho doanh nghiệp. Sự thận trọng trong kế toán là để cho tài sản và thu nhập không bị đánh giá quá cao, và chi phí, nợ phải trả không bị đánh giá quá thấp. Hơn nữa, với tốc độ phản ứng với những dấu hiệu thông tin tiêu cực và tích cực từ thị trường (thông tin tích cực về tăng doanh thu hay tăng tài sản,… chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, còn thông tin tiêu cực về xuất hiện chi phí sẽ ghi nhận ngay khi nhận thấy có khả năng xảy ra) sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán và kiểm soát được rủi ro tài chính, cảnh bảo những hao tổn hay bất lợi cho người sử dụng thông tin. Luận án đã rà soát các nghiên cứu liên quan đến những nhân tố tác động tới việc thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán dưới các điều kiện cụ thể ở các trong nước và quốc tế như sau: Trên thế giới, đã có những nghiên cứu tìm hiểu mức độ ảnh hưởng riêng lẻ của một vài nhân tố hoặc một tổ hợp nhân tố tới việc thực hiện thận trọng như: quy mô doanh nghiệp (Behrghani & Pajoohi, 2013), thời gian hoạt động, đòn bẩy tài chính, chất lượng dịch vụ kiểm toán, đặc điểm quản trị công ty (Geimechi & Khodabakhshi, 2015),...và các yếu tố môi trường bên ngoài ví dụ như thời kỳ khủng hoảng kinh tế (Leune, 2014). Tại Việt Nam, những nghiên cứu thực nghiệm liên quan tới việc tìm kiếm, phát hiện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán cũng được chú trọng hơn những năm gần đây. Hai nghiên cứu của Lê Tuấn Bách (2018) về cấu trúc sở hữu ảnh hưởng tới nguyên tắc thận trọng và Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) về đặc điểm quản trị công ty đến mức độ
- 2 thực hiện nguyên tắc thận trọng trong các công ty Việt Nam vẫn còn những hạn chế trong mô hình đo lường nguyên tắc thận trọng và việc chọn biến nghiên cứu. Luận án sẽ phân tích rõ hơn trong những phần sau. Từ nhận định này cũng cho thấy rằng chủ đề về đo lường các nhân tố ảnh hưởng tới nguyên tắc thận trọng trong kế toán vẫn còn những khoảng trống nghiên cứu cần bù đắp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu liên quan đến vai trò của việc thực hiện nguyên tắc thận trong trong kế toán còn nhiều quan điểm trái chiều bởi tính tích cực hay tiêu cực của đặc tính thận trọng phụ thuộc vào mức độ phát triển của từng thị trường và đặc tính của hệ thống tài chính của các quốc gia (Watts, Zuo, & Balakrishnan, 2016). Do đó việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng tới các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên do đây là vấn đề lớn, cần rất nhiều thông tin và phân tích tài chính cũng như phi tài chính, vì vậy luận án sẽ chỉ bàn luận tầm ảnh hưởng của việc thực hiện thận trọng trong kế toán đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như phần gia tăng thêm, hỗ trợ trong việc đưa ra các gợi ý thực tiễn hơn ở chương cuối. Như vậy, luận án nghiên cứu về thận trọng trong kế toán, trong đó tập trung vào 2 vấn đề sau: (1) tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại thị trường Việt Nam; (2) bàn luận thêm tác động của thận trọng kế toán tới giá trị cổ phiếu tại Việt Nam. Hai động lực chính để thực hiện luận án này là: - Thứ nhất, xuất phát từ khoảng trống của các nghiên cứu trong lịch sử, đặc biệt là nghiên cứu tại Việt Nam. Tổng kết tài liệu liên quan đến thận trọng trong kế toán cho thấy mặc dù các nghiên cứu đã tìm ra một số các nhân tố riêng lẻ hoặc nhóm nhân tố tác động tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán nhưng chưa thực sự đầy đủ. Hơn nữa các mô hình đo lường thận trọng trong kế toán của các nghiên cứu Việt Nam trước đây còn bộc lộ một số các bất cập cần tìm hiểu sâu thêm như trong nghiên cứu của Lê Tuấn Bách (2018), Nguyễn Thị Bích Thủy (2019). - Thứ hai, xuất phát từ tầm quan trọng của tính thực tiễn thận trọng trong kế toán tại các doanh nghiệp. Việc sử dụng thận trọng trong kế toán để gây những áp lực và tác động lên thông tin lợi nhuận, từ đó gây ảnh hưởng lên giá tri cổ phiếu của doanh nghiệp đó trên thị trường là một thực tế đang diễn ra tại Việt Nam. Việc bàn luận thêm về khía cạnh này giúp nhà quản lý và các đối tượng quan tâm có thêm thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định cũng như hiểu được những mặt tích cực và tiêu cực khi quản lý và áp dụng thận trọng trong kế toán tại doanh nghiệp.
- 3 Luận án vì vậy mong muốn tổng hợp lại các trường phái lý thuyết và quan điểm liên quan tới thận trọng trong kế toán (như Lý thuyết kế toán thực chứng, lý thuyết đại diện và lý thuyết thông tin bất đối xứng). Bên cạnh đó luận án phong phú thêm nguồn cơ sở dữ liệu cho việc đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng, so sánh các phương pháp đo lường thận trọng trong kế để tìm ra mô hình phù hợp cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự hiểu biết đầy đủ về các lý thuyết và nhân tố ảnh hưởng tới thận trọng trong kế toán sẽ giúp nghiên cứu xây dựng được mô hình đo lường thực nghiệm trong những phần sau. Từ đó cũng đưa ra được các nhận định về tính tích cực và tiêu cực của thận trọng trong kế toán. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán Các công trình về chủ đề nguyên tắc thận trọng trong kế toán bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm thế kỷ 20 với những nghiên cứu sơ khai mô tả về việc thận trọng trong các trường hợp kế toán (Bliss, 1924; Paton và Littleton, 1940). Nửa sau thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu mới về nguyên tắc thận trọng được hình thành và chú trọng nhiều hơn, đi sâu vào cách thức đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng. Đặc biệt, khi nguyên tắc thận trọng được chính thức IASB đưa vào vào khuôn khổ lập và trình bày Báo cáo tài chính năm 1989, các nghiên cứu cũng ngày trở nên phong phú. Xét về khía cạnh chuẩn mực kế toán, nguyên tắc thận trọng được đưa vào khuôn khổ lập và trình bày Báo cáo tài chính năm 1989 (IASB, 1989). Sau đó do nhận thấy việc thực hiện “thận trọng” có thể bị lợi dụng trở thành thành công cụ để doanh nghiệp điều khiển thông tin kế toán theo ý chủ quan của mình cho những mục đích khác nhau: dự phòng quá mức, cố tình trì hoãn ghi nhận thu nhập để tránh thuế, vì vậy, IASB đã loại bỏ khái niệm thận trọng trong bản sửa đổi năm 2010. Tuy nhiên do mắc phải nhiều ý kiến trái chiều, nguyên tắc thận trọng một lần nữa được đưa vào bản dự thảo sửa đổi Khung khái niệm của IASB năm 2015, và chính thức được giới thiệu lại trong Khuôn mẫu khái niệm cho hoạt động báo cáo tài chính năm 2018 (IASB, 2018). Các nghiên cứu thực nghiệm cuối thế kỷ 20 tập trung đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Tuy nhiên các mô hình này chưa đo lường được một cách trực diện và trọn vẹn nguyên tắc, mà dừng ở việc đo lường những dấu hiệu chính thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Những công trình nổi tiếng phải kể đến như Feltham và Ohlson (1995) đưa ra phương pháp tỷ lệ giá
- 4 trị sổ sách so với giá trị thị trường; Basu (1997), Givoly và Hayn (2000) đưa ra phương pháp giá trị dồn tích âm, Ball và Shivakumar (2005) với phương pháp dòng tiền, Khan và Watts (2009) với mô hình mở rộng của Basu (1997),…Những công trình này đặt nền móng cho các phương pháp đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán mà cho đến các nghiên cứu hiện đại ngày nay vẫn đang sử dụng. Trong chương 2, luận án sẽ trình bày chi tiết và so sánh các phương pháp đo lường này. 1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán Trong phần này, luận án rà soát và phân tích các nghiên cứu trong nước và quốc tế về các nhân tố ảnh hưởng tới nguyên tắc thận trọng của doanh nghiệp làm cơ sở cho nghiên cứu trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam. Như đã nói ở trên, nguyên tắc thận trọng trong kế toán chưa thể đo lường một cách trọn vẹn và trực tiếp theo định nghĩa, vì vậy các nghiên cứu dưới đây dựa vào các mô hình đo lường các dấu hiệu thể hiện mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng của doanh nghiệp được tiến hành tại các nước phát triển như Mỹ: Beatty, Ke, và Petroni, (2002), (Kim và Zhang, 2014), Anh Quốc (Beekes, Pope, và Young, 2004); (Huijgen & Lubberink, 2005). Những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cũng được tiến hành tại các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển như, Malaysia (Mohammed, Ahmed và Ji, 2017), Hy Lạp (Reyad, 2012); Iran (Geimechi và Khodabakhshi, 2015) Indonesia (Akuntansi & Ekonomi, 2018; Rahayu 2018). Tại Việt Nam, cũng đã có 02 nghiên cứu về vấn đề này: Lê Tuấn Bách (2018) và Nguyễn Thị Bích Thủy (2019). Trong đó, một số nghiên cứu tiến hành với tổ hợp các nhân tố ảnh hưởng trong khi đó một số lại đi sâu tìm hiểu một nhân tố cụ thể. Rà soát các nghiên cứu liên quan tại các thị trường mới nổi có thể thấy một vài công trình nổi bật như sau: Nghiên cứu của Mohammed, Ahmed và Ji (2017) sử dụng bộ số liệu gồm 206 công ty Malaysia từ năm 2004 đến 2017. Các công ty được lựa chọn theo tiêu chi có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất trong năm 2007 bởi các công ty này sẽ chịu tác động của yếu tố chính sách lớn nhất. Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty, nguyên tắc thận trọng trong kế toán và ảnh hưởng từ yếu tố chính sách. Kết luận của đề tài cho thấy các công ty Malaysia tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong khoảng
- 5 thời gian này hay có mức độ phản ứng với luồng thông tin tiêu cực nhanh hơn thông tin tích cực. Yếu tố quản trị công ty được đo lường vởi các thang đo: quy mô hội đồng quản trị, quy mô ban kiểm toán nội bộ, chất lượng kiểm toán viên. Kết quả phát hiện có mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng trong kế toán với hệ thống quản trị công ty dưới biến điều tiết chính sách của chính phủ. Chi tiết hơn, biến quy mô hội đồng quản trị và ban kiểm toán tác động tới mức độ tuân thủ nguyên tắc thận trong; còn biến chất lượng kiểm toán không ảnh hưởng tới chỉ tiêu về nguyên tắc thận trọng. Đề tài cũng nhận định rằng với các nền kinh tế đang phát triển như Malaysia, các doanh nghiệp có vốn sở hữu của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hình ảnh của thị trường tài chính nói chung, chính vì vậy những công ty này cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc kế toán và đảm bảo chất lượng cho báo cáo tài chính. Rahayu (2018) sử dụng 144 công ty sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia năm 2013 đến 2016 để nghiên cứu các yếu tố tính rủi ro pháp lý, tình trạng khó khăn tài chính, chi phí chính trị, quy mô thị trường huy động vốn,... tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Đây là nghiên cứu hướng tới các nhân tố bắt nguồn từ nguyên nhân hình thành nên nguyên tắc thận trọng. Hay nói cách khác đây là các nhân tố "thúc đẩy" tạo thành mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp, và đây cũng là những nhân tố khó có thể kiểm soát được. Ngược lại, một số nghiên cứu tập trung vào các nhân tố kiểm soát được như: các biến quản trị công ty, cấu trúc sở hữu, kiểm toán độc lập và chính sách cổ tức Reyad (2012) với nghiên cứu “Accounting Conservatism and Auditing Quality: An Applied Study on Egyptian Corporations” năm 2012 đã tìm ra mối quan hệ giữa nguyên tắc thận trọng và chất lượng báo cáo kiểm toán tại 54 công ty trong lĩnh vực công nghiệp được niêm yết trên Sở chứng khoán Hy lạp, sử dụng ước lượng OLS từ năm 2006 đến 2010. Kết quả đưa ra là mức độ tuân thủ nguyên tắc thận trọng chịu ảnh hưởng của các yếu tố công ty kiểm toán nội địa hay quốc tế, trình độ kiểm toán viên. Nghiên cứu của Lara, Osma, và Penalva (2009) sử dụng bộ số liệu từ năm 1992 đến 2003 với 1611 công ty từ các sàn chứng khoán S&P 500, MidCap và Small Cap. Đề tài sử dụng phương pháp đo lường mức độ tuân thủ nguyên tắc thận trọng bằng cách đánh giá sự phản ứng với luồng thông tin tích cực và tiêu cực của chỉ tiêu lợi nhuận; và sử dụng kết hợp các bộ chỉ tiêu về đặc điểm bên trong và bên ngoài của cơ cấu kiểm soát doanh nghiệp. Kết quả đạt được như sau: các công ty có cơ cấu quản trị vững mạnh sẽ tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Đề tài có đưa
- 6 ra nhận định về mối quan hệ nhân quả giữa hai chỉ tiêu này và đã xử lý biến nội sinh với biến quản trị công ty. Tại Việt Nam, hai nghiên cứu nổi bật trong chủ đề này gồm công trình của Lê Tuấn Bách (2018) và Nguyễn Thị Bích Thủy (2019): Lê Tuấn Bách (2018) trong luận án tiến sĩ của mình đã sử dụng bộ dữ liệu gồm 5021 quan sát từ năm 2005 đến 2015 thu thập từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để đo lường mức độ ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu (sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài) đến mức độ tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kế toán dưới sự kiểm soát của biến quy mô doanh nghiệp và đòn bảy tài chính. Điểm mới của mô hình là đã sử dụng mô hình Basu mở rộng (Basu, 1997), (Khan and Watts, 2009) để đo lường mức độ tuân thủ nguyên tắc thận trọng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình còn một số hạn chế đó là chưa tính tới mức độ ảnh hưởng sở hữu của chính nhà quản lý trong doanh nghiệp. Khi nắm giữ một lượng cổ phần nhất định trong doanh nghiệp, nhà quản lý trở thành chủ sở hữu, điều này có thể làm giảm chi phí đại diện, khiến những xung đột của nhà quản lý và cổ đông có xu hướng giảm, từ đó có thể ảnh hưởng tới mức độ ghi nhận và tuân thủ nguyên tắc thận trọng của công ty. Bên cạnh đó, đề tài chưa chỉ ra được tầm quan trọng của việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kế toán, ví dụ như mức độ ảnh hưởng của nó tới giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu hay quyết định tài chính, vì vậy những đề xuất của đề tài chưa thực sự rõ ràng. Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm quản trị công ty tới mức độ tuân thủ nguyên tắc thận trọng của 528 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2012 đến 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai yếu tố: sự kiêm nhiệm chức danh và thành viên Hội đồng quản trị có chuyên môn kế toán tài chính và yếu tố chuyên môn của Ban kiểm soát có tác động tích cực đến việc thực hiện thận trọng trong kế toán. Còn yếu tố sở hữu của Ban giám đốc và Sở hữu của Nhà nước thì có tác động tiêu cực đến việc thực hiện thận trọng. Hạn chế của nghiên cứu này là tác giả sử dụng phương pháp giá trị dồn tích (Admed và Duellman, 2007) để đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng. Phương pháp này không yêu cầu nhiều khoản mục dữ liệu, hơn nữa cũng không phụ thuộc vào các thông tin thị trường của doanh nghiệp nên dễ thực hiện. Nhưng phương pháp này đã bỏ qua sự phản ứng của doanh nghiệp đối với thông tin tích cực và tiêu cực từ thị trường, trong khi đây là tiền đề cơ bản cho nguyên tắc thận trọng. Chính vì vậy việc đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán cần được xem xét với các Phương pháp khác, có độ tin cậy cao hơn.
- 7 Như vậy từ tổng quan có thể khẳng định lại khoảng trống nghiên cứu với chủ đề nguyên tắc thận trọng trong kế toán, đặc biệt là nghiên cứu tại Việt Nam. Các nhân tố riêng lẻ hoặc nhóm nhân tố tác động tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán chưa đầy đủ, và thể hiện bất cập trong việc lựa chọn mô hình đo lường phù hợp. 1.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tới giá trị cổ phiếu Luận án rà soát các công trình liên quan đến mối quan hệ của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tới giá cổ phiếu trong và ngoài nước và thấy rằng số lượng công trình còn hạn chế. Một số nghiên cứu nổi bật có thể kể đến đó là: Zhu và Xia (2011) nghiên cứu mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán lên giá cổ phiếu tại Trung Quốc trong thời gian tái cấu trúc thị trường. Kết quả cho thấy thông tin kế toán có vai trò quyết định trong việc định giá cổ phiếu, bằng chứng được khẳng định bằng mối quan hệ tích cực giữa mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và lợi nhuận tích lũy từ cổ phiếu trong các giai đoạn: 1 ngày, 3 ngày, 10 ngày và 30 ngày khi thị trường mở cửa trở lại sau cải cách Gharibi và Nemati (2015) sử dụng mô hình Basu (1997) đo lường mức độ tuân thủ nguyên tắc thận trọng, chỉ số Altman Z đo lường khủng hoảng kinh tế và độ lệch âm của hệ số tương quan để tính toán rủi ro giảm giá cổ phiếu. Với dữ liệu từ 93 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran Stock Exchange từ năm 2007 đến 2014, nghiên cứu khẳng định mức độ tuân thủ nguyên tắc thận trọng và khủng hoảng kinh tế tỷ lệ nghịch, nghĩa là sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tới công ty sẽ giảm xuống nếu công ty đó tăng cường nguyên tắc thận trọng trong ghi nhận kế toán. Đồng thời, công ty càng tuân thủ nguyên tắc thận trọng cũng sẽ làm giảm rủi ro sụt giảm giá cổ phiếu. Asri (2017) đã sử dụng bộ số liệu từ năm 2011 đến 2015 của các công ty trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia kết luận rằng: các công ty với báo cáo tài chính có mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng cao sẽ có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặc dù kết quả này khác với một số quan điểm và nghiên cứu trước đây nhưng tác giả cũng đã giải thích do điều kiện khác nhau giữa các thị trường tài chính. Ugwunta và Ugwuanyi (2018) đã sử dụng bộ dữ liệu gồm 24 công ty sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán Nigerian từ năm 2005 đến 2017. Ngược lại với giả thuyết về một mối quan hệ âm, nghiên cứu đã tìm ra chỉ tiêu đo lường mức
- 8 độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán không có ý nghĩa thống kê với chỉ tiêu đo lường giá trị doanh nghiệp, mặc dù quan hệ số tương quan là dương. Nói cách khác, các công ty trong bộ dữ liệu này của Nigerian không thực hiện thận trọng, dẫn tới chất lượng báo cáo tài chính của các công ty còn yếu kém. Nghiên cứu cũng đưa ra những kiến nghị cần xử phạt đối với những BCTC không đảm bảo tính trung thực, đáng tin cậy và hữu ích. Krismiaji và Sururi (2021) sử dụng bộ dữ liệu gồm 846 quan sát từ các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia từ năm 2016 đến 2018 để nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán (cả có điều kiện và không có điều kiện) với giá trị cổ phiếu. Trong đó tác giả sử dụng mô hình Basu (1997) để đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện và mô hình giá trị thị trường/giá trị sổ sách để đo lường thận trọng không điều kiện. Kết quả cho thấy giá trị cổ phiếu có mối tương quan âm với cả thận trọng có điều kiện và không có điều kiện. Họ cho rằng việc thực hiện thận trọng trong kế toán và những chính sách để đảm bảo thận trọng trong kế toán không được thể hiện trên các báo cáo tài chính, từ đó gây khó hiểu và nhầm lẫn từ phía nhà đầu tư. Vì vậy, nhà đầu tư khi nhìn thấy trên báo cáo tài chính của công ty giá trị của tài sản hay thu nhập bị đánh giá thấp đi, thường sẽ cho rằng đây là dấu hiệu xấu, và có thể cân nhắc không muốn đầu tư vào công ty này. Họ không hiểu đây là chính sách vận dụng và thực hiện thận trọng trong kế toán. Đây cũng chính là một trong những lý do tranh cãi khiến IASB rút thận trọng ra khỏi Khung khái niệm năm 2010. Như vậy các công trình liên quan mới thực hiện ở nước ngoài và còn mang những quan điểm trái chiều, cho rằng mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán có thể làm tăng hoặc làm giảm giá cổ phiếu trong các tình huống khác nhau. Vì vậy, việc đặt mối quan hệ này trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam để xem xét là cần thiết. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán cho thấy thận trọng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của kế toán, thể hiện một phản ứng cẩn thận với những điều không chắc chắn, đảm bảo những bất ổn và rủi ro tiềm tàng trong các tình huống kinh doanh được xem xét một cách đầy đủ và trọn vẹn. Chính vì vậy, tác giả chỉ ra những khoảng trống của các nghiên cứu trước đây có thể được hoàn thiện hơn trong luận án này:
- 9 Một là, các nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng đã được thực hiện, nhưng chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam tìm hiểu tổng hợp và đầy đủ các nhân tố này. Hiện tại mới có nghiên cứu của Lê Tuấn Bách (2018) và Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) dừng lại ở việc nghiên cứu 1 nhóm yếu tố ảnh hưởng tới tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng đó là cơ cấu sở hữu và quản trị công ty. Vì vậy một nghiên cứu mang tính tổng hợp hơn với đầy đủ các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng tại Việt Nam là thực sự cần thiết. Hai là, những nghiên cứu về vai trò của thận trọng đối với doanh nghiệp (giá trị cổ phiếu, giá trị doanh nghiệp,…) được thực hiện nhiều trên thế giới, tuy nhiên vẫn đưa ra những kết quả chưa thống nhất. Lý do là bởi tùy vào đặc điểm của hệ thống thị trường tài chính và giai đoạn phát triển của thị trường mà mối quan hệ này có sự khác nhau nhất định. Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán đang trong quá trình phát triển, có nhiều biến động và rủi ro tiềm tàng; thị trường tài chính chủ yếu phụ thuộc vào các ngân hàng và các tổ chức tín dụng lớn; các yêu cầu về báo cáo tài chính và công bố thông tin kế toán còn nhiều bất cập. Vì vậy việc lựa chọn bối cảnh đặc thù của thị trường Việt Nam để nghiên cứu là cần thiết. Bên cạnh đó việc mở rộng thêm phần nghiên cứu mối quan hệ giữa thận trọng trong kế toán và giá trị cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam cũng giúp những khuyến nghị của luận án có tính thực tiễn hơn. Ba là, khi tổng kết mô hình đo lường thận trọng trong kế toán, rất nhiều mô hình khác nhau đã được sử dụng với những ưu điểm và hạn chế khác nhau, gồm có: phương pháp đo lường dựa vào giá trị sổ sách so với giá trị thị trường; phương pháp đo lường dựa vào mô hình Basu, phương pháp đo lường dựa vào giá trị dồn tích; phương pháp đo lường dựa vào dòng tiền, Phương pháp đo lường Basu mở rộng của Khan và Watts (2009). Tuy vậy, việc nhận định một mô hình phù hợp với bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự phù hợp. Hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam đang vận dụng các Phương pháp đo lường tương đối cũ và còn nhiều tồn tại, mặc dù việc tính toán và lấy số liệu dễ dàng hơn nhiều so với các phương pháp mới cập nhật những năm gần đây. Việc lựa chọn được mô hình đo lường thích hợp sẽ đóng góp lớn trong phát triển những nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng tại Việt Nam. Trong luận án này, trong những phần sau, tác giả sẽ so sánh và đưa ra lý do sử dụng phương pháp đo lường mở rộng của Khan và Watts (2009) - đây là phương pháp mới và cải
- 10 tiến nhất, hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thay thế cho các phương pháp cũ. 1.4. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Từ cơ sở lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu về nguyên tắc thận trọng trong kế toán, trong đó tập trung nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau đó, luận án mở rộng, xem xét thêm sự ảnh hưởng của mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng lên giá trị cổ phiếu như phần gia tăng để hỗ trợ trong việc đưa ra các khuyến nghị thực tiễn hơn cho các bên liên quan. Để đạt được mục tiêu chung trên, luận án cần giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của nguyên tắc thận trọng, các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, và tổng quan mối quan hệ giữa mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tới giá cổ phiếu. Thứ hai, tổng quan cách thức đo lường, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ ba, xác định các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thứ tư, bàn luận thêm mối quan hệ giữa mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng với giá trị cổ phiếu tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.5. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục tiêu nghiên cứu, một số câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: Câu hỏi 1: Nên lựa chọn mô hình đo lường mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán nào để áp dụng tại TTCK Việt Nam? Câu hỏi 2: Đối với TTCK Việt Nam, những yếu tố nào có ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán? Câu hỏi 4: Đối với TTCK Việt Nam, mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán ảnh hưởng như thế nào tới giá cổ phiếu?
- 11 1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án sẽ tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, sau đó mở rộng xem xét thêm hệ quả của nó tới giá trị cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2014 – 2019. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các lý thuyết liên quan tới nguyên tắc thận trọng trong kế toán, phương pháp đo lường nguyên tắc thận trọng trong kế toán, các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng, từ đó áp dụng vào thực tiễn đánh giá mối quan hệ này trên các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau đó đề tài cũng tìm hiểu thêm tác động của nguyên tắc thận trọng trong kế toán tới giá trị cổ phiếu. Việc xem xét thêm hệ quả này sẽ giúp định hướng cho các khuyến nghị ở chương 5 mang tính thực tế hơn. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian, không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán và sau đó xem xét hệ quả của nó tới giá trị cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Thành phố Hà Nội (HNX) giai đoạn từ năm 2014 đến 2019. Tuy nhiên, sau đó luận án loại bỏ các đối tượng khảo sát là các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng bởi đây là các tổ chức đặc thù về cấu trúc tài chính và có những quy định riêng của chính phủ về cơ chế hoạt động. Như vậy phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Thành phố Hà Nội (HNX) giai đoạn từ năm 2014 đến 2019. 1.7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận: Dựa vào hệ thống lý luận về lý thuyết kế toán, các quan điểm về thận trọng và các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng trong kế toán, luận án bước 1 kiến tạo thang đo cho biến “mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng” phù hợp với đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, bước 2 luận án xây dựng lớp mô hình 1: mô hình kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng tới mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng. Bước 3, đề tài xây dựng lớp mô hình 2: mô hình xem xét ảnh hưởng của “mức độ thực hiện nguyên tắc thận trọng” tới giá cổ phiếu của doanh nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam
187 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
264 p | 40 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu tác động của kiểm soát nội bộ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam
327 p | 49 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán quản trị trong các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
199 p | 29 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến điều chỉnh lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
249 p | 30 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán môi trường và tác động của thực hiện kế toán môi trường đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam
302 p | 22 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu áp dụng kế toán tinh gọn tại các doanh nghiệp may Việt Nam
216 p | 23 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam
244 p | 42 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
201 p | 48 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát tại Việt Nam
259 p | 17 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ tới hiệu quả tài chính và chất lượng lợi nhuận tại các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
175 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phù hợp của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
243 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Tác động của quản trị công ty đến chất lượng lợi nhuận kế toán của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
186 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Hệ thống thông tin kế toán trong các bệnh viện công trên địa bàn Hà Nội
249 p | 19 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
215 p | 11 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
219 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
27 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn