intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kế toán "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Giới thiệu nghiên cứu và tổng quan các công trình về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB tại các doanh nghiệp; Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng hiệu lực của KTNB trong doanh nghiệp; Khát quát về doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán VN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NGUYỄN THỊ DỰ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN Hà Nội- 2023
  2. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI NCS: NGUYỄN THỊ DỰ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 9340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒNG NGA 2. PGS.TS. LƯU ĐỨC TUYÊN Hà Nội- 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Nga và PGS.TS. Lưu Đức Tuyên. Các số liệu, kết quả trình bày trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Dự
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nga và PGS.TS. Lưu Đức Tuyên, đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Sự khuyến khích động viên vào những lúc tôi nản lòng, mất phương hướng, sự tận tâm và những góp ý, nhận xét của thầy cô đã định hướng cho tôi rất nhiều trong quá trình bắt đầu bước chân vào nghiên cứu khoa học. Điều đó thực sự quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, trung tâm Sau đại học, Khoa Kế toán- Kiểm toán Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nôi đã luôn quan tâm, giúp đỡ cũng như đóng góp các ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án. Để luận án được hoàn thiện, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu từ Tổng cục thuế, Ủy ban chứng khoán, công ty chứng khoán, hiệp hội KTNB IIA Việt Nam, các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết, bạn bè đồng nghiệp ở các trường khác xin nhận lời cảm ơn chân thành của tôi. Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi đã luôn động viên, quan tâm và giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thị Dự
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................ ix DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................... x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC KTNB TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ................................ 1 1.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................................................1 1.1.1 Trình bày lý do chọn đề tài .......................................................................................1 1.1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................3 1.1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 1.1.4 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4 1.1.5 Kết cấu luận án..........................................................................................................5 1.1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiện .................................................................................5 1.1.7 Những đóng góp mới của nghiên cứu ....................................................................6 1.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................................................6 1.2.1 Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB......................6 1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu hiệu lực KTNB trong doanh nghiệp..........10 1.3 KHOẢNG TRỐNG VỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU .......................................15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HIỆU LỰC CỦA KTNB TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................................ 17 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KTNB ...................................................................17 2.1.1 Khái niệm KTNB ....................................................................................................17 2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của KTNB .............................................................................19 2.1.3 Quy trình thực hiện kiểm toán của KTNB ..............................................................20 2.2 LÝ LUẬN VỀ HIỆU LỰC KTNB ............................................................................22 2.2.1 Khái niệm hiệu lực KTNB .....................................................................................22 2.2.2 Đo lường hiệu lực KTNB .......................................................................................24
  6. iv 2.3 LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ........................................................................................32 2.3.1 Lý thuyết đại diện ................................................................................................32 2.3.2 Lý thuyết thể chế mới .............................................................................................33 2.3.3 Lý thuyết các bên liên quan ...................................................................................37 2.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU LỰC CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP.............................................................................................39 2.4.1 Năng lực của kiểm toán nội bộ ...............................................................................40 2.3.2 Tính độc lập của kiểm toán nội bộ ..........................................................................41 2.3.3 Tính khách quan của kiểm toán nội bộ ...................................................................42 2.3.4 Thuê ngoài KTNB...................................................................................................43 2.3.5 Hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao .............................................................................43 2.3.6 Uỷ ban kiểm t/Ban kiểm soát ..................................................................................44 2.3.7 Hệ thống pháp luật ..................................................................................................45 2.5 TRÌNH BÀY MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU45 2.5.1 Xác định mô hình nghiên cứu .................................................................................45 2.5.2 Phát triển giả thuyết nghiên cứu ..........................................................................46 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU ............................................... 50 3.1. THIẾT KẾ TRONG NGHIÊN CỨU .......................................................................50 3.1.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................50 3.1.2 Quy trình xây dựng phiếu khảo sát .......................................................................51 3.1.3 Xây dựng mẫu nghiên cứu ......................................................................................51 3.1.4 Thang đo các biến ...................................................................................................53 3.2. TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ................................56 3.2.1 Thiết kế hình thức phỏng vấn .................................................................................57 3.2.2 Quy trình nghiên cứu định tính ...............................................................................57 3.2.3 Kỹ thuật phân tích ...................................................................................................58 3.2.4 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................................59 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ..................................................69 3.3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................69 3.3.2 Kỹ thuật thu thập dữ liệu định lượng ......................................................................70
  7. v 3.3.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu .............................................................................................71 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 74 4.1 KHÁT QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VN ...................................................................................74 4.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán VN ............................................................74 4.1.2 Tổng quan về các đơn vị phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................................................................................................................78 4.1.3 Tổng quan thực trạng KTNB tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ..............................................................................................................81 4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................84 4.2.1 Kết quả nghiên cứu giai đoạn khảo sát sơ bộ ........................................................84 4.2.1.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................................84 4.2.1.2 Đo lường độ tin cậy thang đo ..............................................................................85 4.2.2 Kết quả nghiên cứu giai đoạn khảo sát chính thức ................................................88 4.2.2.1 Mô tả tổng quan tính hiệu lực .............................................................................89 4.2.2.2 Thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo ...........................................................93 4.2.2.3 Phân tích EFA- hân tố khám phá .....................................................................97 4.2.2.4 Trình bày kiểm định các giả thuyết ..................................................................98 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ ....... 109 5.1 TỔNG HỢP VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................109 5.1.1 Tác động nhân tố năng lực KTNB đến hiệu lực KTNB ......................................109 5.1.2 Tác động nhân tố tính độc lập của KTNB ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB .........109 5.1.3 Tác động nhân tố tính khách quan của KTNB đến hiệu lực KTNB .....................110 5.1.5 Tác động nhân tố UBKT/Ban kiểm soát đến hiệu lực KTNB ..............................111 5.1.6 Tác động nhận tố hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB .................113 5.1.7 Tác động nhân tố thuê ngoài KTNB đến hiệu lực KTNB ....................................113 5.1.8 Sự khác biệt giữa nhóm doanh nghiệp có quy mô lao động khác nhau đến gia tăng giá trị và mức độ hài lòng kiểm toán nội bộ ..................................................................114 5.1.9 Sự khác biệt về nhận thức KTNB giữa các đối tượng khảo sát giữ các chức vụ khác nhau ................................................................................................................................114
  8. vi 5.1.10 Sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa nhóm doanh nghiệp có thuê ngoài kiểm toán nội bộ và không thuê ngoài KTNB ........................................................................115 5.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ ....................................................115 5.2.1 Đối với doanh nghiệp phi tài chính niêm yết........................................................115 5.2.2 Đối với hiệp hội hành nghề KTNB .......................................................................117 5.2.3 Đối với các cơ sở đào tạo ......................................................................................118 5.2.4 Đối với cơ quan hoạch định chính sách ................................................................118 5.3 HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......................120 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 123
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh KTNB/ IA KTNB Internal Audit HNX Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội Hanoi Stock Exchange HOSE Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Ho Chi Minh Stock Exchange Chí Minh SPPIA Chuẩn mực cho Thực hành Chuyên Standards for the Professional nghiệp về KTNB Practice of Internal Auditing COSO Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Committeee of Sponsoring Kỳ về việc chống gian lận về báo Organization cáo tài chính CAE Kiểm toán trưởng Chief audit executives SOX Đạo luật Sarbanes-Oxley The Sarbanes-Oxley Act BCTC Báo cáo tài chính Financial Reporting MENA Khu vực Trung Đông và Bắc Phi The Middle East and North Africa IRP Quy trình báo cáo tích hợp The integrated reporting proces CNTT/ IT Công nghệ thông tin Information Technology AC Ủy ban kiểm toán audit committee CEO Tổng giám đốc điều hành Chief Executive Officer CFO Giám đốc tài chính Chief Financial Officer KTVNB Kiểm toán viên nội bộ Internal Auditor IIA Viện kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ The Institute of Internal Auditor INTOSAI Tổ chức quốc tế cơ quan kiểm toán International Organization of tối cao Supreme Audit Institutions IFAC Liên đoàn kế toán quốc tế International Federation of Accountants IIASB Ủy ban Quốc tế về Chuẩn mực Kiểm The International Auditing and toán và Dịch vụ Đảm bảo Assurance Standards Board IPPF Khung chuẩn mực Quốc tế về hành International Professional Practices nghề KTNB chuyên nghiệp Framework KTĐL Kiểm toán độc lập External Audit
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1 Tổng hợp vận dụng lý thuyết nền tảng vào nghiên cứu ................................. 38 Bảng 3. 1 Bảng đo lường biến phụ thuộc hiệu lực KTNB ............................................. 53 Bảng 3. 2 Bảng đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB .......................... 54 Bảng 3. 3 Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia lần 1- Đo lường hiệu lực KTNB ... 59 Bảng 3. 4 Tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia lần 1- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB ........................................................................................................................ 61 Bảng 3. 5 Đề xuất chỉ báo đo lường Hệ thống pháp luật ................................................ 63 Bảng 3. 6 Bảng tổng hợp mức độ đồng ý phỏng vấn chuyên gia lần 2 .......................... 65 Bảng 3. 7 Tổng hợp thang đo các biến sau phỏng vấn chuyên gia ................................. 66 Bảng 4. 1 Phân loại doanh nghiệp tài chính và phi tài chính trên thị trường chứng khoán VN ................................................................................................................................... 78 Bảng 4. 2: Phân loại doanh nghiệp phi tài chính theo thời gian niêm yết và quy mô vốn79 Bảng 4. 3: Phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề hoạt động và thị trường niêm yết 80 Bảng 4. 4: Phân loại doanh nghiệp theo quy mô lao động và ngành nghề hoạt động .... 80 Bảng 4. 5: Phân loại doanh nghiệp theo thời gian niêm yết và thực hiện KTNB .......... 81 Bảng 4. 6 Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha các biến giai đoạn sơ bộ .......................... 85 Bảng 4. 7 Tổng hợp đánh giá độ tin cậy sau khi loại trừ quan sát .................................. 88 Bảng 4. 8 Đặc điểm doanh nghiệp theo quy mô vốn và lĩnh vực ................................... 89 Bảng 4. 9 Đặc điểm doanh nghiệp theo quy mô và thuê ngoài KTNB .......................... 89 Bảng 4. 10 Thống kê mô tả biến phụ thuộc .................................................................... 90 Bảng 4. 11 Thống kê mô tả biến độc lập ........................................................................ 92 Bảng 4. 12 Mô tả nhân tố thuê ngoài KTNB .................................................................. 93 Bảng 4. 13 Tổng hợp đánh giá độ tin cậy thang đo biến phụ thuộc ............................... 94 Bảng 4. 14 Tổng hợp độ tin cậy thang đo biến độc lập .................................................. 95 Bảng 4. 15 Đánh giá độ tin cậy sau khi loại trừ PL6 của nhân tố Hệ thống pháp luật ... 96 Bảng 4. 16 Tổng hợp đánh giá độ tin cậy sau khi loại trừ quan sát ................................ 96 Bảng 4. 17 Tổng hợp phân tích nhân tố khám phá- Biến phụ thuộc .............................. 97 Bảng 4. 18 Tổng hợp kết quả phân tích tương quan ....................................................... 98 Bảng 4. 19 Kết quả hồi quy đa biến- Gia tăng giá trị KTNB ....................................... 100 Bảng 4. 20 Tổng hợp hồi quy đa biến ........................................................................... 101 Bảng 4. 21 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu............................. 103 Bảng 4. 22 Kết quả kiểm định Independent.................................................................. 105 Bảng 4. 23 Khác biệt nhóm doanh nghiệp thuê ngoài và không thuê ngoài KTNB .... 105 Bảng 4. 24 Bảng phân tích ANOVA các nhóm doanh nghiệp có lĩnh vực khác nhau .. 106
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2. 1 Tổng hợp đo lường trực tiếp hiệu lực KTNB ................................................. 27 Hình 2. 2 Tổng hợp đo lường hiệu lực KTNB theo cảm nhận ....................................... 31 Hình 2. 3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 46 Hình 3. 1 Thời gian phỏng vấn lần 1 .............................................................................. 59 Hình 3. 2 Mô hình nghiên cứu chính thức ...................................................................... 62 Hình 3. 3 Thời gian phỏng vấn lần 2 .............................................................................. 65 Hình 4. 1 Tổng giá trị vốn hóa thị trường giai đoạn từ năm 2012- 2022 (nghìn tỷ đồng)75 Hình 4. 2 Tổng số lượng nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài giai đoạn từ 2017- 2022 75 Hình 4. 3 Tổng số lượng các nhà đầu tư trong nước giai đoạn 2017- 2022 ................... 76 Hình 4. 4 Tổng số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán VN giai đoạn 2017- 2022 ...................................................................................................................... 76 Hình 4. 5 Giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân giai đoạn 2016- 2022............................ 77 Hình 4. 6 Chỉ số chứng khoán VN- Index giai đoạn 2016- 2022 ................................... 77 Hình 4. 7 Phân loại doanh nghiệp theo ngành ................................................................ 78 Hình 4. 8 Loại hình doanh nghiệp .................................................................................. 81 Hình 4. 9 Cách thức tổ chức KTNB ............................................................................... 82 Hình 4. 10 Bộ phận KTNB nhận được hỗ trợ cần thiết .................................................. 83 Hình 4. 11 Đối tượng kiểm toán ..................................................................................... 83 Hình 4. 12: Biểu đồ phân phối phần dư Histogram ...................................................... 102
  12. x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3. 1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 50
  13. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU LỰC KTNB TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1.1 Trình bày lý do chọn đề tài Theo IIA, (2017) - Viện KTNB Hoa Kỳ, KTNB “được định nghĩa là hoạt động kiểm toán và thực hiện tư vấn mang tính khách quan độc lập nhằm tăng thêm giá trị cũng như cải thiện hoạt động cho tổ chức”. Việc đạt được các mục tiêu từ việc xem xét và cải thiện hiệu quả của quản lý rủi ro, quy trình quản trị và KSNB bằng cách tiếp cận có nguyên tắc, hệ thống thông qua công cụ KTNB”. Như vậy, khái niệm nhấn mạnh chức năng KTNB hỗ trợ đơn vị hoàn thành việc đánh giá và cải thiện hiệu suất của các quy trình quản trị, quản lý rủi ro và KSNB của mình bằng cách áp dụng kỹ thuật tiếp cận có nguyên tắc, hệ thống . KTNB giúp “bảo vệ giá trị cho tổ chức” và KTNB được ví như “quan sát viên độc lập” nhằm mục đích đảm bảo các đơn vị tuân thủ luật định, luật lệ và quy tăc của tổ chức; KTNB là người “giám sát, bảo trì, nâng cấp KSNB” trong vai trò đảm bảo hiệu quả kinh doanh và thiết lập các thủ tục và HĐKS cần thiết theo Gramling, Maletta, Schneider và Church, 2004). Việc phát hiện và cải thiện những hạn chế của hệ thống quản lý dựa vào KTNB (Cohen và Sayag, 2010; Hass, Abdolmohammadi và Burnaby, 2006; Roth, 2003). Trong đó, chức năng KTNB có thể một cá nhân hoặc nhóm chuyên nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp cho đơn vị các dịch vụ đảm bảo và tư vấn. Do vậy, trong khung “chuẩn mực Quốc tế về hành nghề KTNB chuyên nghiệp”- IPPF (The IIA, 2017) cũng nhấn mạnh sứ mệnh của KTNB: “Tăng cường và bảo vệ các giá trị của đơn vị thông qua việc cung cấp sự đảm bảo, tư vấn và thấu hiểu một cách khách quan và theo định hướng rủi ro.” Trên góc độ lý luận: Thứ nhất, về hiệu lực KTNB và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB. Dựa vào quá trình tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trên thế giới về hiệu lực cũng như các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB tại các đơn vị phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán VN, tôi nhận thấy các nghiên cứu này còn hạn chế, chưa tổng hợp và xây dựng hoàn thiện được mô hình đo lường và mức độ tác động của từng yếu tố đến hiệu lực KTNB tại các đơn vị phi tài chính. Đồng thời, nhân tố Hệ thống pháp luật được các nghiên cứu định tính khẳng định ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến hiệu lực KTNB nhưng chưa có tài liệu nào đo lường định lượng thang đo nhân tố thông qua khảo sát diện rộng để xem xét ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB. Chính vì vậy, nghiên cứu này hoàn thiện tiêu chí đo lường và đánh giá tiêu chí đo lường nhân tố Hệ thống pháp luật và thiết lập mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB để đóng góp cho cơ sở lý thuyết. Thứ hai, những thay đổi của bối cảnh kinh tế chính trị trên thế giới đòi hỏi HĐQT cũng như các nhà quản lý luôn phải có những tìm hiểu , nghiên cứu, xem xét và có các
  14. 2 biện pháp giúp tăng cường hiệu lực KTNB. Trên thế giới, có đa dạng các chỉ số thang đo của hiệu lực KTNB, tuy nhiên tại VN các nghiên cứu dừng lại việc sử dụng một tiêu chí và chưa có đầy đủ dữ liệu thực tế để minh chứng cho việc đo lương đặc biệt là đối với các đơn vị phi t ài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán VN. Do đó, hiệu lực KTNB cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB là một nghiên cứu sẽ có đóng góp mới dưới góc độ lý thuyết. Trên góc độ thực tiễn: Trên thế giới, KTNB được hình thành rất sớm trong HDKD của đơn vị. Sau cuộc suy thoái kinh tế, nhà lãnh đạo xem xét lại các cơ chế và nhận thức được tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro cũng như KTNB ngày càng trở nên có ý nghĩa. Cácrủi ro đặc biệt là các rủi ro có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đã được doanh nghiệp đã chủ động hơn để xem xét và nghiên cứu . Ngoài ra, các nhà quản trị thiết lập các kỹ thuật, chương trình và phương thức tiếp cận KTNB tốt hơn. Tại Mỹ, cơ quan chứng khoán chính phủ yêu cầu bắt buộc thiết lập bộ phận KTNB đồng thời luật Sarbanes– Oxley (2002) cũng quy định tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải báo cáo về hiệu quả của kiểm soát nội bộ công ty. Như vậy, KTNB là bộ phận quan trọng cho quản trị doanh nghiệp, thúc đẩy cải thiện 3Es cho các hoạt động của tổ chức ở cả công và tư (Gros, Koch và Wallek, 2017). Trong quá trình phát triển KTNB, một thuật ngữ được giới nghiên cứu và các nhà lãnh đạo thực sự quan tâm trong là hiệu lực KTNB. Hiệu lực KTNB là thách thức mà hoạt động KTNB cần đạt mục tiêu để phát triển thành nhân tố không thể không có trong quản trị doanh nghiệp hiệu quả (Dellai và Omri, 2016). Thực tế KTNB tại VN, mặc dù quy định KTNB trong công và tư đã có gần 20 năm, nhưng đến thời điểm hiện nay khung pháp lý để KTNB hoạt động vẫn đang tiếp tục hoàn thiện. Trong khoảng thời gian gần đây, KTNB mới thực sự được nhắc tới nhiều hơn. Năm 1997, Quyết định số 832/QĐ- BTC của BTC quy định quy chế KTNB và năm 2005, ban hành luật kiểm toán nhà nước. Tiếp theo, thông tư số 44/2011/TT- NHNN ban hành ngày 29/12/2011 quy định về KTNB và KSNB đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước. Luật doanh nghiệp 2014, đã có quy định về tổ chức KTNB trong mô hình quản trị mới của các đơn vị niêm yết. Nghị định 71/2017/NĐ-CP ngày 06/06/2017 nghị định hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. Luật kế toán (2015) tại Điều 39, “KTNB là việc xem xét kiểm tra, đánh giá, thực hiện giám sát hữu hiệu, thích hợp, đầy đủ, thích hợp KSNB”. Nghị định 05/2019 NĐ-CP về KTNB có hiệu lực ngày 1/4/2019 đã hướng dẫn và quy định thực hiện KTNB trong các đơn vị niêm yết trên sàn chứng khoán, các đơn vị sự nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước tạo cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ và chuẩn hóa theo quốc tế về KTNB tại VN .
  15. 3 Theo kết quả của IIA VN , (2022) cho thấy 77% doanh nghiệp có thành lập bộ phận KTNB (360/467 đơn vị niêm yết). Với nhóm đơn vị này hầu hết đã có Quy chế/ Quyết định thành lập hoặc thiết lập KTNB, có sự nhận thức khá tốt và tuân thủ các Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo kết quả cũng chỉ ra vị thế và vai trò của KTNB chưa tương xứng dẫn tới tình trạng bị hạn chế truy cập vào hồ sơ dữ liệu kiểm toán; cơ chế phối hợp và quan hệ giữa KTNB với các phòng ban khác và đối tượng được kiểm toán chưa được thiết lập và hoạt động đồng bộ và nhiệm vụ tư vấn chưa được KTNB tiến hành nhiều trên thự c tế. Các hạn chế cho thấy, hiệu lực KTNB chưa đạt được các mục tiêu cho cả KSNB, quản trị rủi ro và QTDN. Như vậy, với sự phát triển của kinh tế thế giới, kinh tế VN đang thực hiện hội nhập cùng với việc tham gia các tổ chức kinh tế thương mại là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp VN . Với nhiệm vụ của KTNB trong đơn vị sẽ là công cụ đắc lực trong định hướng và tư vấn rủi ro cho đơn vị. Vậy KTNB trong các đơn vị phi tài chính hiện nay có đạt được mục tiêu trong vai trò tư vấn đảm bảo trong hoạt động QTDN, QTRR và KSNB hay không? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB tại các đơn vị phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán VN? Đứng trước đòi hỏi từ lý luận và thực tiễn thấy rằng việc nghiên cứu thiết lập các chỉ số đo lường hiệu lực KTNB cũng như xác định các yếu tố tác động đến KTNB, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực của KTNB tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán VN” phản ánh tính cấp thiết là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp cần tập trung để xây dựng KTNB đạt được hiệu lực trong thời gian tới tại VN. 1.1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là xác định, xem xét và đánh giá mức ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu lực KTNB trong các đơn vị phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán VN để đề xuất các hàm ý, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực KTNB trong các đơn vị phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán VN dựa trên phân tích lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước. Mục tiêu cụ thể + Xem xét yếu tố ảnh hưởng và mức ảnh hưởng của từng yếu tố đến hiệu lực KTNB tại các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán VN + Đề xuất các giải pháp và hàm ý để tăng cường hiệu lực KTNB trong các đơn vị phi tài chính niêmyết trên sàn chứng khoán VN. 1.1.2.2. Câu hỏi của nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, tác giả xác định các câu hỏi của nghiên cứu sau:
  16. 4 Câu hỏi 1: Có những yếu tố nào tác động đến hiệu lực KTNB tại các đơn vịphi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán VN? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu lực KTNB tại các đơn vị phitài chính niêm yết trên sàn chứng khoán VN như thế nào? Câu hỏi 3: Các khuyến nghị, hàm ý chính sách nào để tăng cường hiệu lực KTNB tại các đơn vị phitài chính niêm yết trên sàn chứng khoán VN? 1.1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB tại các đơn vị phi t ài chính niêm yết trên sàn chứng khoán VN. Phạm v i nghiêncứu + Về nội dung: Tôi tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB đối với các đơn vịphi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán VN. Nghiên cứu không xem xét mức độ tác động của tất cả các yếutố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB trong các tổ chức. + Về không gian: Nghiên cứu khảo sát thựcnghiệm trong các đơn vị phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán VN tại 2 sàn giao dịch HNX và HOSE. Tác giả thực hiện khảo sát 409 đơn vị phi tài chínhniêm yết trên sàn chứng khoán VN , trong đó có 313 đơn vị thực hiện chức năng KTNB ở các nhóm đơn vị ở các lĩnh vực và quy mô vốn điều lệ khác nhau. + Về thời gian: Từ năm 2018 đến 2022. 1.1.4 Phương pháp nghiên cứu Để tiến hành được nhiệm vụ nghiên cứu , tác giả áp dụng kỹ thuật nghiên cứu hỗn hợp bằng cách kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính: * Phương pháp định tính: Tôi tiến hành tổng quan tài liệu, xây dựng các thước đo hiệu lực KTNB cùng các yếutố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB. Đồng thời, dùng công cụ phỏng vấn kết hợp xin ý kiến các chuyên gia để thiết lập thang đo hiệu l ực KTNB và các yếu tố tác động đến hiệu lực KTNB. Đồng thời, thiết lập, phát triển thang đo các biến của mô hình. * Phương pháp định lượng: Kế thừa kết quả nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện hiệu chỉnh thang đo sau đó thực hiện khảo sát thử để xem xét độ tincậy thang đo trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Những người thực hiện trả lời phiếu khảo sát là các KTVNB , thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, UBKT và Ban giám đốc. Tác giả sử dụng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu bằng cách chọn mẫu phi ngẫu nhiên và gửi bảng khảo sát trực tiếp thông qua gửi thư hoặc qua Google form tới các đối tượng. Để thực hiện phân tích , tác giả dự kiến áp dụng công cụ SPSS để tiến hành các kiểm định dữ liệu kiểm tra lại độ tin cậy của thang đo và xác định mức tácdoong của chúng. Các công cụ sử dụng cụ thể là Conbach’s Alpha, phân tích yếu tố khámphá
  17. 5 (EFA), tiếp theo thực hiện phân hồi quy, kiểm định Oneway ANOVA và kiểm định Independent-sample T – test. Quy mô mẫu thực nghiệm: Nghiên cứu thực hiện các cuộc khảo sát với mẫu điều tra có quy mô 409 đơn vị phi tài chính niêmyết trên sàn được chia theo các nhóm ngành, lĩnh vực, hình thức sở hữu vốn khác nhau theo kỹ thuật lấy mẫu phi ngẫu nhiên trong năm 2022 để đạt tính đại diện. Phương pháp nghiên cứu sẽ giải trình cụ thể tại chương 3-Phương pháp nghiên cứu 1.1.5 Kết cấu luận án Kết cấu chính của luận án gồm 5 Chương: Chương 1- Giới thiệu và tổng quan nghiên cứu Chương 2- Cơ sở lý thuyếtvề hiệu lực KTNB và cácyếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB Chương 3 - Phương pháp nghiêncứu Chương 4 – Trình bày kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận các kếtquả nghiên cứu và đưa ra các khuyến nghị 1.1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiện a. Ý nghĩa khoa học Thứ nhất, dựa trên các nghiên cứu trước đây, tôi đã thực hiện tổng hợp cơ sởlý thuyết về hiệu lực KTNB, tổng hợp thang đo hiệulực cũng như các nhân tố ảnhhưởng đến hiệulực KTNB. Bên cạnh đó, tác giả thực hiện tổng hợp các lý thuyết nềntảng liên quan đến luận án như lýthuyết thể chế, lý thuyết đại diện, lý thuyết các bên liên quan. Thứ hai, từ các nghiên cứu địnhtính khẳng định yếu tố Hệ thống pháp luật ảnh hưởng tích cực đến hiệulực KTNB, tôi thiết lập chỉ số đolường cho nhân tố này để phù hợp với bối cảnh các doanh nghiệp phitài chính niêm yết VN . Thứ ba, tác giả tổng hợp xây dựng thang đo hiệu lực KTNB và đo lường các nhântố tá đông đến hiệulực KTNB tại các đơn vị phitài chính niêmyết trên thị trường chứng khoán VN . b. Ý nghĩa thựctiễn Nghiêncứu đo lường hiệu lực KTNB trên ba quan điểm về mức độ hài lòng, tăng thêm giátrị và nhậnthức KTNB, xem xét 07 yếu tố tác động đến hiệu lực KTNB tại các đơn vị phi tài chínhniêm yết trên sàn chứng khoán VN bao gồm: năng lực KTNB, hệ thống pháp luật, nhà quản lý cấp cao, tính độc lập của KTNB, tínhkhách quan của KTNB, thuê ngoài KTNB và UBKT . Tác giả thực hiện các kỹ thuật kiểmđịnh sự khác biệt giữa các nhóm đơn vị có quy mô lao động khác nhau, thuê ngoài KTNB và không thuê ngoài KTNB đối với hiệu lực KTNB. Đồng thời, thực hiện đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếutố đó đến hiệu lực KTNB. Từ kếtquả nghiên cứu luận án, tác giả đề xuất các khuyếnnghị để các đơn vị phi tài chính thựchiện KTNB tốt nhất đạt được mụctiêu của tổ chức.
  18. 6 1.1.7 Những đóng góp mới của nghiên cứu Thứ nhất, luận án thiết lập hoàn thiện thang đo Hệ thống phápluật dựa trên nghiên cứu định tính. Thứ hai, luận án là bằng chứng thựcnghiệm về đo lường hiệu lực KTNB trên ba nhóm quan điểm khách quan từ các bên liên quan. Luận án đo lường hiệulực KTNB từ các xem xét của các đơn vị được kiểmtoán như phòng kế toán, các bộ phận phòng ban khác ngoài các nhà lãnh đạo, UBKT, Ban điều hành. Đây là điểm khác biệt với các nghiên cứutrước khi chỉ tiếnhanh đo lường đối với ban lãnh đạo và ban điều hành. Thứ ba, luận án chứng minh mức tác động của các nhân tố đếnhiệu lực KTNB tại các đơn vị phi tàichính niêm yết trên thị trường chứng khoán VN thông qua việc kiểm định mô hình hồi quy OLS. Thứ tư, luận án chứng minh có sự khácbiệt giữa các nhóm đơn vị thực hiện KTNB và có thuê ngoài, giữa các đơn vị có số lượng lao động khác nhau ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB. 1.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.2.1 Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB Trong quá trình thiết lập và pháttriển KTNB, một thuật ngữ được quan tâm lớn trong các tài liệu kiểm toán đó là hiệu lực KTNB và các yếu tố ảnhhưởng tới hiệu lực KTNB. Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lựcKTNB thúc đẩy “giá trị gia tăng” KTNB theo (Dellai và Omri, 2016). Các tài liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệulực KTNB có thể được xây dựng theo các quan điểm khác nhau. Thứ nhất, theo quan điểm cung- cầu, các nhân tố theo phía cung là các nhân tố dựa trên các đánh giá về KTVNB còn phía cầu là các nhân tố thuộc về phía bên chủ thể sử dụng dịch vụ KTNB. Thứ hai, theo quan điểm phạm vi được chia thành các nhóm: các yếu tố bên trong liên quan KTVNB và các nhântố bên ngoài liên quan các yếu tố về tổ chức hoặc các nhân tố vi mô về KTV và tổ chức còn các nhân tố vĩmô là các yếu tố thuộc vềquy định cưỡng chế, thông lệ IIA và tính bắt chước giữa các tổ chức với nhau. Thứ ba, theo quan điểm tácđộng đến hiệu lực KTNB là ảnh hưởng trực tiếp hay tác động gián tiếp. Trong nghiên cứu này, dựa trên nghiêncứu của (Turetken, Jethefer và Ozkan, 2020) để phân loại các nhân tố có khả năng tác động đến hiệulực KTNB, tác giả phân tách các yếu tố thành hai nhóm là theo quan điểm cung- cầu. 1.2.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố từ phía cung KTNB Các tài liệu thuộc nhóm này tập trung các yếu tố từ phía cung của KTNB ảnh hưởng đến hiệulực KTNB đó là nănglực KTNB, tínhđộc lập KTNB, tínhkhách quan của KTNB, quy mô KTNB, trưởng KTNB. Nghiên cứu đầu tiên là của (Arena và Azzone, 2009) xem xét các biến ảnh hưởng đến hiệu lựcKTNB tại Ý thông qua khảo sát 170 công ty bao gồm các tổ chức niêm yết và chưa niêmyết ở các ngành sản xuất, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Các tài liệu đã thiết lập mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến hiệu lực KTNB bao gồm: Năng lực
  19. 7 KTNB, Các hoạt động đánh giá của KTNB, quy mô phòng KTNB và mức độ tương tác với UBKT với bảng hỏi 4 mức độ và một số câu hỏi khai thác thông tin dưới dạng Có/ Không. Kết quả chỉ ra các nhân tố: Năng lực KTNB, quy mô phòng KTNB, mức độ tương tác với UBKT và các quá trình hoạt động đánh giá KTNB ảnh hưởng tíchcực đến hiệu lực KTNB. Kế thừa nghiêncứu của (Arena và Azzone, 2009), nghiên cứu thứ hai tập trung vào các nhân tố thuộc về phía cung KTNB đó là nghiên cứu của (Coetzee và Erasmus, 2017). Các tác giả thực hiện khảo sát các trưởng KTNB, chủ tịch UBKT , các cấp quảnlý trong các đơn vị công tại Nam Phi. Nhân tố mới được bổ sung mô hình đó là trưởng KTNB và phạm vi kiểm toán. Như vậy, mô hình bao gồm các yếu tố là: Quy mô KTNB, Nănglực KTNB, trưởng KTNB, tư vấn và kiểm toán dựa trên rủiro và phạm vi kiểm toán tac động đến hiệulực KTNB. Nghiên cứu cho thấy quy mô , năng lực và sự không giới hạn phạm vi ảnhhưởng tíchcực đến hiệu lực KTNB. Theo (Vũ Thúy Hà, 2017) hoàn thiện KTNBtại các công ty thuộc tổng tập đoàn Than khoángsản VN tác giả xem xét chất lượng KTNB tại các đơn vị . Kết quả chỉ ra các yếu tố trình độ KTNB, kiểmsoát chất lượng, đào tạo, ý thức và tính độc lập ảnh hưởng cùng chiều đến chất lượng KTNB trong các đơn vị thực hiện KTNB thuộc tập đoàn than khoángsản VN . Trong đó, nhân tố trình độ KTNB là tác động mạnh mẽ nhất. Còn nghiêncứu của (Nguyễn Thị Tuân, 2020), thực hiện khảo sát KTNB trong các tổ chức thuộc ngành thép VN . Mô hình đo lương được thiết lập thông qua các chỉ số về quy mô, tính độc lập, nănglực KTNB, phạm vi và kỹ thuật kiểm toán tác động đến hiệu lực KTNB. Kết luận có cả 6/6 yếu tố tác động thuận đến hiệu lực KTNB trong các doanh nghiệp ngành thép VN . Các nghiêncứu về phía cung KTNB cho thấy các nhân tố: nănglực KTNB, quy mô KTNB quy trình và hoạt động đánh giá KTNB cũng như trưởng KTNB ảnhhưởng cùng chiều đến hiệulực KTNB. 1.2.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến các nhân tố thuộc phía cầu KTNB Các nghiên phía cầu KTNB đó là các yếu tố thuộc về ban điều hành, Hộiđồng quản trị, Hỗ trợ của UBKT, Cam kết của nhà quản lý, Hỗ trợ của hội đồng quản trị.. Nghiên cứu của (Barišić và Tušek, 2016), nhóm tác giả thực hiện cuộc khảo sát tới 106 công ty tại Croatia tới các KTVNB và các thành viên của quản lý cấp cao, cấp trung và UBKT. Mô hình các tác giả thiết lập là các nhân tố thuộc về đạo đức và quan điểm quản lý; nhận thức về vaitrò của kiểm soát, sự tồn tại của quản lý rủi ro và giám sát tại doanh nghiệp. Nghiên cứu chỉ ra hiệu lực KTNB tăng tại các công ty có môi trường kiểm soát tốt hơn cùng hiểu biết về chức năng của KTNB cũng cao hơn. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy rằng mức hiểu biết của các nhà quảnlý và UBKT về tính hữu ích của KTNB cao hơn ảnh hưởng thuận đến hiệu lựcKTNB. Kế thừa nghiên cứu trước, tác giả (Dal Mas và Barac, 2018) được tiến hành tại Nam Phi- một nước đang trong giai đoạn phát triển trong đó KTNB được thực hiện như bộ
  20. 8 phận quản trị công ty đương đại. Nhóm nghiên cứu tập trung khảo sát 58 đối tượng giữ các vị trí cao trong tổ chức. các tác giả đã đề xuất mô hình với các nhân tố mở rộng hơn đó là: Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao, phong cách lãnh đạo, mức độ hài lòng đối với các trưởng KTNB và sự chuyển đổi lãnh đạo trong các tổ chức tại Nam Phi ảnh hưởng thuận đến hiệulực KTNB. Như vậy, các các nhân tố: Hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao, UBKT , phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB là mô hình được thiết lập theo hướng tiếp cận từ phía cầu KTNB . Tuy nhiên với hướng nghiên cứu này chủ yếu hướng vào nhận thức của các nhà quản lý cấp cao chưa đo lường được một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB. 1.2.1.3 Các nghiên cứu hỗn hợp bao gồm các nhân tố thuộc về phía cung và phía cầu KTNB Có thể thấy hướng nghiên cứu này được thực hiện nhiều hơn cả trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB. Sự kết hợp cả các nhân tố thuộc về phía cung : Năng lực KTNB, tính độc lập KTNB, tính khách quan KTNB, quy mô KTNB và yếu tố thuộc phía cầu KTNB: Hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao, UBKT , Hệ thống pháp luật cho thấy cách nhìn toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB trong các doanh nghiệp. Nghiên cứu điển hình đầu tiên thuộc nhóm này là nghiên cứu của (Al-Twaijry và cộng sự, 2003), nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn 157 công ty hàng đầu của Ả Rập tới các giám đốc KTNB, kiểm toán viên độc lập và các nhà quản lý ở các doanh nghiệp thực hiện KTNB và chưa thực hiện KTNB. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực KTNB đó là: sự độclập của bộ phận KTNB, trình độ chuyên môn của KTNB, phạm vi công việc KTNB và nhận thức của ban quản trị về vai trò, chức năng của KTNB là yếu tố then chốt trong việc hỗ trợ cho KTNB cũng như đạt hiệu lực KTNB. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc đào tạo cũng như phát triển KTVNB có tầm quan trọng chính đối với sự thành công của KTNB, nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao năng lực KTNB tác động đến hiệu lực của KTNB. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nghiên cứu khám phá, thực hiện phỏng vấn, phân tích các câu trả lời căn cứ vào phản hồi mà chưa có sự đo lường, định lượng rõ ràng để xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu lực KTNB. Nghiên cứu của (Arena, Arnaboldi, và Azzone, 2006) trên cơ sở tiếp tục phát triển ý tưởng của (Al-Twaijry và cộngsự, 2003) đã đưa thêm tố Hệ thống pháp luật có tác độ đến hiệu lực KTNB. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tình huống dựa trên phỏng vấn mở với trưởng KTNB và nhân viên kinh tế tài chính có liên quan đến kế toán cùng với việc phân tích kết quả KTNB và các tài liệu chính sách của 6 tổ chức tại nước Ý. Kết quả là nhấn mạnh về sự tác động của thể chế, tuân thủ các luật lệ, chế định ảnh hưởng đến gia tăng giá trị của KTNB. Các công ty có xu hướng tuân thủ để đạt được hợp pháp và nâng cao sự phát triển của KTNB. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2