Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam
lượt xem 7
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam, cụ thể như sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDPS và các khía cạnh cơ bản của phát triển GDPS tại các NHTM. Đánh giá thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam
- Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n §ÆNG H¦¥NG GIANG PH¸T TRIÓN GIAO DÞCH TµI CHÝNH PH¸I SINH T¹I C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I VIÖT NAM Hµ Néi - 2018
- Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n §ÆNG H¦¥NG GIANG PH¸T TRIÓN GIAO DÞCH TµI CHÝNH PH¸I SINH T¹I C¸C NG¢N HµNG TH¦¥NG M¹I VIÖT NAM Chuyªn ngµnh: TµI CHÝNH – NG¢N HµNG M· sè: 62340201 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: PGS.TS NGUYÔN H÷U TµI Hµ Néi - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bản luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 GV hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS Nguyễn Hữu Tài Đặng Hương Giang
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU.................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ......................................................................... 1 1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 3 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ....................................... 3 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 3 1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước .................................................... 13 1.3. Khoảng trống nghiên cứu.............................................................................. 15 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 16 1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 16 1.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 16 1.5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu ............................................... 17 1.6. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 22 1.7. Bố cục của luận án ......................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH PHÁI SINH VÀ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI NH THƯƠNG MẠI ....................................................... 23 2.1. Cơ sở lý luận về GDPS .................................................................................. 23 2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển các GDPS. ....................................................... 23 2.1.2. Khái niệm GDPS ....................................................................................... 25 2.1.3. TTTC phái sinh ......................................................................................... 27 2.1.4. Phân loại các giao dịch tài chính phái sinh ................................................ 34 2.2. Phát triển các GDPS tại NHTM.................................................................... 47 2.2.1. Khái niệm phát triển GDPS tại NHTM ...................................................... 47
- 2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển GDPS tại NHTM. ...................................... 48 2.3. Kinh nghiệm về phát triển GDPS của một số NHTM nước ngoài và bài học cho các NHTM Việt Nam ..................................................................................... 51 2.3.1. Tổng quan về thị trường phái sinh thế giới ................................................ 51 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển các giao dịch tài chính phái sinh tại một số NHTM trên thế giới. ........................................................................................................ 60 2.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với các NHTM Việt Nam ................................... 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 71 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI CÁC NH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.............................................................................................. 73 3.1. Một số vấn đề cơ bản về NHTM Việt Nam................................................... 73 3.1.1. Khái quát chung về các NHTM Việt Nam ................................................. 73 3.1.2. Hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam. ........................................... 75 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam .......................... 77 3.2. Thực trạng phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam. .............................. 77 3.2.1. Thực trạng GDPS của các NHTM Việt Nam. ............................................ 77 3.2.2. Lợi nhuận từ GDPS của các NHTM Việt Nam .......................................... 94 3.2.3 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS tại các NHTM .......... 99 3.2.4. Đánh giá thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam ............................... 107 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................................112 CHƯƠNG 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .........................113 4.1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM ........... 113 4.1.1. Một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM ........................................................................................................ 113 4.1.2 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 117 4.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi chính thức ............................................................. 122 4.1.4. Thu thập thông tin ................................................................................... 127 4.2. Kết quả nghiên cứu mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam. ................................................................................... 129 4.2.1. Kết quả từ kiểm định giả thuyết thống kê ................................................ 129
- 4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các GDPS của các NHTM Việt Nam .......................................................................................................... 129 4.2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu ................................................................ 132 4.2.4. Mối tương quan giữa các biến ................................................................. 133 4.2.5. Lựa chọn biến và mô hình hồi quy đa biến .............................................. 134 4.2.6. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .......... 135 4.2.7. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ......................................................... 136 4.2.8. Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố .............................................................................................................. 137 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................................139 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH TẠI CÁC NH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ........................................................140 5.1. Điều kiện phát triển các giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam. ............................................................................................................ 140 5.1.1. Điều kiện vĩ mô ....................................................................................... 140 5.1.2. Điều kiện từ phía NH............................................................................... 142 5.1.3. Điều kiện từ phía KH .............................................................................. 144 5.2. Một số giải pháp nhằm phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam .......... 144 5.2.1. Đối với Chính phủ ................................................................................... 144 5.2.2. Đối với NHNN ........................................................................................ 145 5.2.3. Đối với các NHTM ................................................................................. 150 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ...................................................................................................152 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................156 PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nội dung 1 CCPS Công cụ phái sinh 2 DN Doanh nghiệp 3 GDPS Giao dịch phái sinh 4 GDKH Giao dịch kỳ hạn 5 GDTL Giao dịch tương lai 6 HĐHĐ Hợp đồng hoán đổi 7 HĐKH Hợp đồng kỳ hạn 8 HĐQC Hợp đồng quyền chọn 9 HĐTL Hợp đồng tương lai 10 KH Khách hàng 11 NH Ngân hàng 12 NHTM Ngân hàng thươg mại 13 NHNN Ngân hàng nhà nước 14 NVPS Nghiệp vụ phái sinh 15 SPPS Sản phẩm phái sinh 16 SGD Sở giao dịch 17 TCTD Tổ chức tín dụng 18 TTTC Thị trường tài chính
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Công thức định giá GDKH..................................................................................... 35 Bảng 2.2: So sánh GDKH và GDTL ...................................................................................... 41 Bảng 2.3: Chuẩn hóa GDTL ngoại hối trên thị trường Chicago (Mỹ) .................................. 41 Bảng 2.4: Thông tin niêm yết trên thị trường tương lai.......................................................... 42 Bảng 3.5: Giá trị hợp đồng và giá trị thị trường của thị trường phái sinh phi tập trung thế giới....... 52 Bảng 2.6: Khối lượng GDPS trên thị trường tương lai thế giới ............................................. 54 Bảng 2.7: Khối lượng GDPS trên thị trường quyền chọn thế giới......................................... 55 Bảng 2.8: Doanh số SPPS của các NHTM trên thế giới (theo loại hợp đồng) ...................... 57 Bảng 2.9: Doanh số SPPS của các NHTM trên thế giới (theo loại tài sản cơ sở) ................. 58 Bảng 2.10: Doanh số GDPS của các NHTM và thị trường phái sinh thế giới. ..................... 59 Bảng 2.11: Top 25 NHTM, tổ chức tiết kiệm và công ty trên thị trường phái sinh Mỹ quý 2/2016 . 63 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu cơ bản của các NHTM Việt Nam ...................................................... 73 Bảng 3.2: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế của một số NHTM Việt Nam ... 74 Bảng 3.3: Bảng các chỉ tiêu thanh toán, huy động vốn và tín dụng của các NHTM Việt Nam. 75 Bảng 3.4: Huy động vốn và dư nợ tín dụng của một số NHTM Việt Nam .......................... 76 Bảng 3.5: Tỷ lệ sinh lời của các NHTM Việt Nam ................................................................ 77 Bảng 3.6: Giá trị hợp đồng và giá trị ghi sổ GDPS của các NHTM Việt Nam..................... 78 Bảng 3.7: Tổng hợp tỷ giá kì hạn theo quy định của NHNN................................................. 79 Bảng 3.8: Tỷ giá kỳ hạn và giao ngay của NHTM Việt Nam tại thời điểm thực hiện GDKH ............................................................................................................................ 80 Bảng 3.9: Tỷ trọng của GDKH trên VinaForex ..................................................................... 83 Bảng 3.10: Giá trị hợp đồng GDKH tại các NHTM Việt Nam. ............................................ 84 Bảng 3.11: Giá trị hợp đồng GDKH tại các NHTM Việt Nam qua các năm........................ 85 Bảng 3.12: Giá trị hợp đồng GDHĐ tại các NHTM Việt Nam. ............................................ 87 Bảng 3.13: Biểu phí GDHĐ của NHNN ................................................................................ 88 Bảng 3.14: Giá trị hợp đồng GDHĐ tại các NHTM Việt Nam. ............................................ 90 Bảng 3.15: Doanh số quyền chọn tiền tệ ở ACB.................................................................... 92 Bảng 3.16: Thu từ các GDPS tại các NHTM Việt Nam ........................................................ 94 Bảng 3.17: Chi phí các GDPS tại các NHTM Việt Nam ....................................................... 95 Bảng 3.18: Lợi nhuận từ các GDPS tại các NHTM Việt Nam .............................................. 97 Bảng 3.19: Tỷ trọng lợi nhuận từ các GDPS trên tổng lợi nhuận tại các NHTM Việt Nam 98
- Bảng 3.20: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới doanh số GDPS của các NHTM.............. 99 Bảng 3.21: Danh sách các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu ....................................102 Bảng 3.22: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập .........................................................104 Bảng 3.23: Bảng hệ số phóng đại phương sai ......................................................................105 Bảng 3.24: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy tuyết tính bội ............................................105 Bảng 4.1.Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển GDPS tại các NHTM ................114 Bảng 4.2: Thống kê bảng câu hỏi khảo sát ...........................................................................127 Bảng 4.3: Thống kê mẫu về đặc điểm của các đối tượng tham gia khảo sát .......................128 Bảng 4.4: Phân tích dữ liệu thống kê tình hình phát triển các GDPS tại các NHTM hiện nay .....129 Bảng 4.5: Phân tích độ tin cậy của thang đo .........................................................................129 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (Phân tích khám phá nhân tố cho các biến độc lập) ...........................................................................................................................130 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s Test (Phân tích khám phá nhân tố cho biến phụ thuộc)...............................................................................................................................131 Bảng 4.8: Kết quả phân tích rút trích nhân tố Biến phụ thuộc .............................................132 Bảng 4.9: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc ...................................................................132 Bảng 4.10 Ma trận hệ số tương quan ....................................................................................133 Bảng 4.11: Kết quả thủ tục lựa chọn biến theo phương pháp chọn từng biến.....................134 Bảng 4.12: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ................................................135 Bảng 4.13: Bảng ANOVA-Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình ANOVAa ..........136 Bảng 4.14 Kết quả phân tích hồi quy đa biến .......................................................................137
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh số SPPS của các NHTM trên thế giới .................................................... 56 Biểu đồ 2.2: Doanh số SPPS của các NHTM trên thế giới .................................................... 59 Biểu đồ 2.3: Doanh số GDPS của các NHTM và thị trường phái sinh thế giới. ................... 60 Biểu đồ 3.1: Giá trị hợp đồng các GDKH của các NHTM .................................................... 84 Biểu đồ 3.2: Giá trị hợp đồng GDHĐ của các NHTM .......................................................... 90 Biểu đồ 3.3: Thu nhập các GDPS tại các NHTM Việt Nam ................................................. 96 Biểu đồ 3.4: Chi phí các GDPS tại các NHTM Việt Nam ..................................................... 96 Biểu đồ 3.5: Lợi nhuận các GDPS tại các NHTM Việt Nam ................................................ 97 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Chủ thể tham gia và mục đích tham gia GDPS .................................................... 33 Sơ đồ 2.2: Lợi nhuận trên mỗi đơn vị tiền tệ giao dịch trong GDKH ................................... 35 Sơ đồ 2.3: Đồ thị thu nhập, chi phí trong trường hợp không bảo hiểm rủi ro tỷ giá và có bảo hiểm rủi ro tỷ giá đối với khoản phải thu, phải trả.................................................................. 38 Sơ đồ 2.4: Đồ thị biểu diễn gốc và lãi của nhà đầu tư trong trường hợp không bảo hiểm rủi ro tỷ giá và có bảo hiểm rủi ro tỷ giá....................................................................................... 38 Sơ đồ 2.5: Đồ thị biểu diễn lợi nhuận khi mua quyền chọn mua và khi bán quyền chọn mua ................................................................................................................................. 46 Sơ đồ 2.6: Đồ thị biểu diễn lợi nhuận khi mua quyền chọn bán và khi bán quyền chọn bán .................................................................................................................................. 46 Sơ đồ 3.1: Mô hình các nhân tố tác động đến doanh số GDPS tại các NHTM Việt Nam .100
- DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Giá trị hợp đồng và giá trị ghi sổ GDPS của các NHTM Việt Nam Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 3: Kết quả mô hình FE, RE Phụ lục 4: Kết quả Kiểm định Breusch-Pagan Phụ lục 5: Kết quả kiểm định Hausman Phụ lục 6: Kết quả kiểm định mô hình RE Phụ lục 7: Phân tích dữ liệu thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS tại các NHTM VN Phụ lục 8: Kết quả phân tích rút trích nhân tố Phụ lục 9: Bảng ma trận xoay nhân tố Phụ lục 10: Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Phụ lục 11: Top 25 NHTM Mỹ trên thị trường phái sinh
- 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài 1.1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Trong những năm gần đây, TTTC thế giới với rất nhiều biến động các GDPS trở nên ngày càng cần thiết và hữu ích cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính và các nhà đầu tư. Thế kỷ 21, với sự toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thị trường GDPS đã phát triển không ngừng với sự tăng trưởng ngoạn mục về quy mô và sự đa dạng khi ra đời các SPPS mới. Đây là những cải tiến vượt bậc của TTTC thế giới, thành công trong việc cung cấp cho các nhà đầu tư và kinh doanh trên thị trường tài chính những công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu đồng thời là các công cụ tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn. Các số liệu thống kê cho thấy có sự tăng trưởng khổng lồ thấy các hoạt động phái sinh trên cả thị trường tập trung và phi tập trung. Trong đó sự tham gia của các NHTM với việc sử dụng các GDPS là rất phổ biến đem lại những hiệu quả nhất định trong tìm kiếm lợi nhuận và quản trị rủi ro. Các NHTM luôn mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng vị thế, uy tín và năng lực cạnh tranh của NH trên thị trường quốc tế, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra,. Với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay các NHTM Việt Nam có thể hưởng nhiều lợi thế của hội nhập nhưng đồng thời rủi ro phải đối mặt cũng không ít. Phát triển các GDPS - một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận là vấn đề mang tính cấp bách luôn được sự quan tâm của NHNN và các NHTM. Ngoài ra, với mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay của các NHTM Việt Nam, việc phát triển nghiệp vụ hiện đại này là điều tất yếu vì các công cụ này ngày càng phổ biến và có tốc độ phát triển mạnh, doanh số không ngừng tăng qua các năm. Tuy vẫn còn có những tồn tại và bất cập xuất hiện từ môi trường pháp lý, nhận thức về rủi ro và tâm lý e ngại trong sử dụng các công cụ tài chính hiện đại nhưng bắt đầu có những tín hiệu khởi sắc từ việc Thủ tướng ký quyết định thành lập thị trường chứng khoán phái sinh, tạo một môi trường giao dịch chuyên nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển TTTC, hệ thống tài chính Việt Nam. Vì vậy, việc khắc phục những khó khăn, tìm ra những giải pháp cho việc phát triển các SPPS là yêu cầu cấp thiết hiện nay, ngoài những nỗ lực của bản thân các NH, Chính phủ, NHNN phải có những chủ trương, chính sách đúng đắn loại bỏ những công cụ quản lý hành chính, hướng tới sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế như tỷ giá, lãi suất, dữ trữ theo hướng hiệu quả, tích cực và phù hợp với quy định quốc tế, có tầm nhìn chiến lược nhằm xây
- 2 dựng môi trường pháp lý và tạo điều kiện cho các sản phẩm tài chính NH nói chung và các SPPS nói riêng ngày càng phát triển.Việc hoàn thiện và phát triển các GDPS và phát triển thị trường GDPS hiệu quả là thể hiện mức độ phát triển kinh tế ở tốc độ cao. Việc định lượng tác động của tỷ giá, lãi suất và các nhân tố khác đến sự phát triển các giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam còn có ý nghĩa rất lớn trong việc “xây dựng một hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, theo cơ chế thị trường có đầy đủ các công cụ bảo hiểm rủi ro và đầu cơ, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển hệ thống NHTM nói riêng và phát triển nền kinh tế Việt Nam nói chung.” Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết mang tính thời sự hiện nay, đề tài “Phát triển giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam.” được tác giả lựa chọn. Nghiên cứu này một mặt sẽ tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển GDPS, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam, góp phần giúp các NHTM hội nhập sâu hơn với thị trường phái sinh, TTTC thế giới, đa dạng hóa dịch vụ NH, giảm rủi ro, tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. 1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam, cụ thể như sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDPS và các khía cạnh cơ bản của phát triển GDPS tại các NHTM. Đánh giá thực trạng GDPS tại các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013-2015. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển GDPS tại các NHTM của 1 số quốc gia trên thế giới để áp dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Nghiên cứu, tổng kết, lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp, xây dựng hệ thống các câu hỏi khảo sát nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS tại các NHTM. Phân tích định tính và định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS và sự phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như xác định nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đưa ra các kiến nghị, giải pháp và điều kiện nhằm phát triển các GDPS tại các NHTM Việt Nam.
- 3 1.1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về GDPS, GDPS tại các NHTM Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển GDPS tại các NHTM hiện nay. 1.1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Các nghiên cứu về SPPS rất rộng và nhiều hướng tiếp cận, trong luận án này, NCS nghiên cứu về các giao dịch tài chính phái sinh tại các NHTM Việt Nam hiện nay và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số phái sinh, phát triển GDPS tại các NHTM Việt Nam. Phạm vi không gian: Hệ thống NHTM Việt Nam trong đó có nghiên cứu điển hình một số NH có doanh số phái sinh lớn, doanh số của các NH này chiếm > 90% tổng doanh số phái sinh tại Việt Nam bao gồm các NHTM: - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) “ - Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) - Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) - Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ” Phạm vi thời gian: NCS tiến hành thu thập dự liệu, số liệu trong khoảng thời gian 10 năm từ 2006-2015. Trong đó mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến doanh số GDPS sử dụng số liệu thứ cấp từ BCTC của các NHTM trong giai đoạn 2006-2010, phân tích thực trạng GDPS của các NHTM sử dụng số liệu thứ cấp từ BCTC trong giai đoạn 2011-2015. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu cũng như bài viết và tài liệu, sách báo về CCPS. Có 3 hướng nghiên cứu chính: (1) Vai trò của các CCPS đối với các chủ thể kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu, (2) Ảnh hưởng của GDPS tới rủi ro và giá trị của DN, NH, và (3) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các GDPS.
- 4 1.2.1.1. Hướng thứ nhất - Vai trò của các CCPS đối với các chủ thể kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu. a. Vai trò của các CCPS đối với các chủ thể kinh tế trong rào chắn, phòng ngừa rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận. “GDPS cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho TTTC, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và giảm chi phí vốn bình quân trong nền kinh tế.” Ngoài ra, các GDPS cũng là một hoạt động đầu cơ đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Các GDPS này được thực hiện bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác “ nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là “ giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác . ” ” Giáo sư Pliska trường đại học Illinois, Chicago Mỹ cho biết bên cạnh việc giúp các nhà đầu tư quản trị rủi ro, “thị trường chứng khoán phái sinh cũng được dùng để đầu cơ khi nhà đầu cơ hướng về sự biến động giá trong tương lai”. Theo báo cáo của ISDA (Hiệp hội GDPS và Hoán đổi quốc tế) qua điều tra đối với 500 công ty lớn nhất trên thế giới tại 26 quốc gia khác nhau thì có tới “94% các công ty trả lời rằng họ sử dụng thường xuyên CCPS để phòng ngừa và quản lý rủi ro và còn lại là sử dụng nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời trong đó CCPS (tỷ giá và lãi suất) được sử dụng rộng rãi nhất”. Phó tổng giám đốc trung tâm quản lý thông tin NH Trung Quốc (Yan, 2010) trong bài nghiên cứu về phát triển và sử dụng các GDPS ở Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh số phái sinh khá cao, khoảng 18,3% hàng năm, việc phát triển các GDPS là cần thiết đối với cả DN và NH, là công cụ quan trọng trong rào chắn rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận của DN và NHTM. (Kolb & Overdahl, 2009) cung cấp một cái nhìn tổng quan rộng lớn về các CCPS: tương lai, quyền chọn, hoán đổi. Nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của các GDPS trong quản lý và phòng ngừa rủi ro, đồng thời cũng có những hướng dẫn cụ thể kỹ thuật bảo hiểm toàn diện của các GDPS. Kiểm soát rủi ro và định giá phái sinh là mối quan tâm lớn cho các tổ chức tài chính, (Bouchaud & Potters, 2003) dựa trên dữ liệu thống kê trên thị trường, đã giải
- 5 thích làm thế nào để dự đoán tốt hơn các hành vi thực tế của TTTC liên quan đến phân bổ tài sản, định giá phái sinh và bảo hiểm rủi ro, kiểm soát rủi ro. Nhóm thứ hai của nghiên cứu điều tra hiệu quả của việc sử dụng các GDPS khác nhau đối với rủi ro của NH (ví dụ, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thị trường,…). Fok và cộng sự (1997) và (Smith & Stulz, 1985), (Nance, 1993) lập luận rằng có ba lợi ích lớn từ việc sử dụng các hợp đồng phái sinh: giảm thuế theo một biểu thuế lũy tiến, giảm chi phí dự kiến của các khó khăn tài chính, và giảm các vấn đề chi phí đại lý. Bên cạnh đó (Smith & Stulz, 1985) lập luận rằng nếu các loại thuế là một hàm lồi của thu nhập, nó sẽ được tối ưu cho các DN sử dụng phái sinh cho mục đích bảo hiểm rủi ro. Việc sử dụng thích hợp các GDPS có thể giảm chi phí tài chính, và do đó nâng cao hiệu quả của họ. Vào giữa những năm 1980, một số hiệp hội tiết kiệm ở Mỹ đã bị phá sản do sự biến động của lãi suất. Kể từ đó, các NH đã sử dụng các CCPS để giúp quản trị rủi ro lãi suất như trong 1 nghiên cứu của (Morris và Merfeld, 1988). Hoạt động NH luôn phải đối mặt với một số rủi ro, chẳng hạn như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, NH có thể sử dụng các GDPS như phái sinh tín dụng, phái sinh lãi suất, và các phái sinh ngoại hối để tự bảo hiểm rủi ro của họ. Nhắc lại các nghiên cứu của Deshmukh và cộng sự (1983), các NH có thể quản lý rủi ro lãi suất bằng cách sử dụng các GDPS sẽ giảm được rủi ro trong hoạt động cho vay của họ và do đó sẽ có thể đầu tư vào rủi ro cao hơn (tỷ suất sinh lời tài sản lớn hơn). Vì vậy, sử dụng phái sinh được dự kiến sẽ có một mối quan hệ tích cực với khả năng sinh lời của NH theo (Hundman, 1998). Brewer và cộng sự (2001) lập luận rằng các NH có thể sử dụng các GDPS để thay thế hoạt động cho vay truyền thống. Để nâng cao hiệu quả tài chính, NH có thể làm thay đổi cơ cấu tài sản của mình và di chuyển ra khỏi lĩnh vực kinh doanh truyền thống. Thu nhập của NH khi tham gia vào thị trường phái sinh có hai nguồn: 1) Sử dụng các GDPS giúp tăng tăng khả năng dự báo về thay đổi lãi suất, nâng cao thu nhập từ giao dịch NH liên quan đến lãi suất; 2) Làm đại lý OTC và thu phí cho các tổ chức tham gia GDPS với NH. Thu nhập từ phí là một động lực lớn cho các NH để cung cấp các dịch vụ như là một trung gian cho các KH, động lực này hết sức cần thiết trong bối cảnh tầm quan trọng của kinh doanh truyền thống của NH có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, bên cạnh các nghiên cứu chỉ rõ lợi ích trong tìm kiếm lợi nhuận và phòng tránh rủi ro của các GDPS, một số nghiên cứu khác lại cho kết quả ngược lại. (Georgette & Taylor, 1994) và (Stern & Lipin, 1994) thấy rằng các GDPS kinh doanh vì lợi nhuận là nguy hiểm và có thể khiến các DN thua lỗ lớn. (Brewer, 2001) và
- 6 (Georgette & Taylor, 1994), (Gunther và Siems, 1995) thấy rằng các NH sử dụng các GDPS để tự bảo hiểm chứ không phải đầu cơ. Bên cạnh vai trò quan trọng trong bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, với khối lượng giao dịch khổng lồ, các SPPS cũng đóng góp lớn cho sự phát triển của hệ thống tài chính quốc tế. b. Vai trò của các CCPS đối với sự phát triển hệ thống tài chính toàn cầu Theo (Oldani, 2008) trong tác phẩm viết về vai trò của các GDPS trong quản trị tài chính toàn cầu cho rằng “GDPS là yếu tố tiên phong của quá trình toàn cầu hóa hệ thống tài chính thế giới”, “chúng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ, chúng ảnh hưởng đến các khối tiền trong nền kinh tế mặc dù chúng không phải là công cụ của chính sách tiền tệ”. Theo (Deutsche Boerse AG, 2009) trong sách trắng về thị trường phái sinh toàn cầu cũng đánh giá rất cao vai trò của các GDPS: “Thị trường phái sinh toàn cầu là một trụ cột chính của hệ thống tài chính quốc tế và nền kinh tế nói chung. Ngày nay, trên thế giới, các DN sử dụng các GDPS để phòng hiệu quả ngừa rủi ro và giảm ảnh hưởng về sự biến động giá cả trong tương lai. Các GDPS góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng hiệu quả của thị trường bằng cách cải thiện ảnh hưởng của biến động giá đối với tài sản. Điều quan trọng cần lưu ý là các CCPS không gây ra cuộc khủng hoảng tài chính như với chứng khoán và các tài sản thông thường”. Keating & Marshall (2010) cho rằng, lợi ích quan trọng nhất của các CCPS là khả năng quản lý rủi ro thị trường, tức là giảm độ rủi ro thị trường đến một mức nhất định, “Các GDPS được sử dụng bởi hơn 94% các công ty lớn nhất thế giới, chúng góp phần nâng cao hoạt động, thông tin, giá cả, định giá và phân bổ hiệu quả, do đó đáng kể tăng hiệu quả của TTTC và hàng hóa. Phái sinh giúp hạ thấp chi phí vốn và cho phép các công ty đầu tư và chuyển nguồn lực một cách hiệu quả. Những yếu tố này là một động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế.” Bên cạnh đó thị trường phái sinh góp phần cung cấp thông tin hiệu quả hình “ thành giá. Ngoài ra thị trường phái sinh mang lại lợi thế về hoạt động và thị trường hiệu quả: - Chi phí giao dịch thấp hơn. - Tính thanh khoản cao hơn. - Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn.
- 7 - Bên cạnh đó, các nhà đầu tư còn có thể tìm kiếm được lợi nhuận đáng kể thông qua các hoạt động kinh doanh dựa vào chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Thị trường là vô cùng rộng lớn với giá cả không đồng nhất tạo cơ hội cho các chủ thể tham gia thị trường đều có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.” Các nghiên cứu trên đều cho thấy vai trò quan trọng của thị trường phái sinh, khẳng định rất rõ sức mạnh của CCPS trong bảo hiểm rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận cũng như trong việc xây dựng và phát triển một TTTC hiệu quả. Đồng thời cũng cho thấy thị trường phái sinh không phải là nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xong cũng không loại trừ ảnh hưởng của thị trường phái sinh tới sự bất ổn của TTTC vì doanh số khổng lồ của nó – hơn 10 lần GDP toàn cầu. 1.2.1.2. Hướng thứ hai - Ảnh hưởng của các GDPS tới rủi ro và giá trị của DN, NH. Việc hoàn thiện các GDPS và phát triển thị trường GDPS hiệu quả thể hiện cho sự phát triển kinh tế ở tầng cao. Các SPPS giúp chuyển giao rủi ro từ những người muốn loại trừ hay giảm thiểu rủi ro sang những người muốn chấp nhận rủi ro hay có khẩu vị rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, thị trường này đòi hỏi phải có những nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà phòng ngừa rủi ro mong muốn giảm thiểu những bất ổn mình phải gánh chịu. Theo (Chang & Ho, 2012) trong bài nghiên cứu về tác động của GDPS với rủi ro và giá trị của NHTM phân tích dựa trên dữ liệu tại 355 NH tại 25 quốc gia ở Châu Âu và đưa ra phát hiện dường như việc sử dụng các GDPS có thể làm tăng hoặc giảm rủi ro của các NH nếu họ sử dụng các công cụ này với mục đích kinh doanh hay bảo hiểm rủi ro. (Chang & Ho, 2012) cũng tìm thấy bằng chứng quan trọng rằng việc sử dụng GDPS là tích cực đối với các NH. Đặc biệt, họ phát hiện rằng sử dụng các CCPS với mục đích kinh doanh đầu cơ làm tăng giá trị NH, điều này khác với lý thuyết đó cho thấy quyết định tự bảo hiểm mới làm gia tăng giá trị của các công ty phi tài chính. Bài nghiên cứu kiểm tra mức độ mà các NH, thông qua việc sử dụng các CCPS vào mục đích kinh doanh đầu cơ hoặc mục đích bảo hiểm rủi ro tác động đến rủi ro và giá trị NH. Theo Alan Greenspan - giám đốc cục dự trữ liên bang Mỹ FED (từ năm 1987- 2006) cho rằng các GDPS góp phần vào sự phát triển của một "hệ thống tài chính linh hoạt hơn, hiệu quả hơn trước ", trong khi ngược lại, nhà đầu tư Mỹ Warren Buffet, lại có quan điểm các CCPS như "quả bom thời gian và cả hệ thống kinh tế." (Peek và Rosengren, 1997) cung cấp bằng chứng cho thấy nhóm các NH lớn tham gia thị trường phái sinh có tỷ lệ của các tổ chức này gặp khó khăn trong khủng hoảng là tương đối cao. (Mohan, 1996) cho thấy số lượng danh nghĩa của các GDPS có
- 8 liên quan tiêu cực đến giá trị cổ phiếu NH. Tuy nhiên, nghiên cứu tìm thấy doanh số của các GDPS có ảnh hưởng tích cực đến nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Tuy nhiên, (Chernenko và Faulkender, 2011) trong một nghiên cứu của mình đã chứng minh các công ty phi tài chính cũng sử dụng các GDPS không chỉ để phòng chống rủi ro mà còn để đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Theo (Vivas & Pasiouras, 2007) trong nghiên cứu về tác động của các sản phẩm phi truyền thống tới hiệu quả kinh doanh của NHTM đưa ra bằng chứng quốc tế về sự liên quan của các hoạt động phi truyền thống trong việc ước lượng điểm số hiệu quả NH trong đó có các SPPS. Hai nhà nghiên cứu so sánh tác động của các hoạt động phi truyền thống trên cấp độ khác nhau của sự phát triển kinh tế (ví dụ như nâng cao, quá trình chuyển đổi và phát triển) và giữa các khu vực địa lý khác nhau. Hơn nữa, nghiên cứu kết hợp các đặc điểm khác dựa vào quốc gia chẳng hạn như sự hiện diện của các NH nước ngoài và sự tham gia của chính phủ vào thị trường, mức độ phát triển của chứng khoán và thị trường phái sinh. Với một mẫu của 4960 quan sát từ 752 NHTM trong thời gian 1999-2006, và tìm thấy bằng chứng phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy sự gia tăng các sản phẩm phi truyền thống trong đó có các SPPS làm gia tăng hiệu quả kinh doanh NH. Tuy nhiên trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các NH hoạt động ở các quốc gia có thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh phát triển thường sẽ có hiệu quả về chi phí cao hơn nhưng chưa chắc đã có hiệu quả về mặt lợi nhuận, còn các NH hoạt động tại các quốc gia có thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh phát triển chưa cao lại có hiệu quả cả về chi phí và lợi nhuận. Các nhà kinh tế tài chính đã từ lâu bị hấp dẫn bởi những lý do vì sao các doanh nghiệp lại gắn bó với quản trị rủi ro. Khi lý do cho việc sử dụng phái sinh đã là chủ đề cho nhiều nghiên cứu, có một nghiên cứu tương đối nhỏ về những động cơ cho ngân hàng và những tổ chức tài chính khác sử dụng phái sinh. Như những người trung gian với những bảng cân đối ở đẳng cấp cao, những ngân hàng có rủi ro lớn với lãi suất, hàng hóa và rủi ro tiền tệ và cần những phương pháp hiệu quả để quản lý những rủi ro này. Phái sinh cung cấp một công cụ hiệu quả cho quản lý rủi ro ngoài bảng cân đối từ khi nó cung cấp những cách thức đơn giản để phòng ngừa (quản lý) rủi ro còn lại từ những hoạt động thương mại. Nghiên cứu về bằng chứng sử dụng phái sinh của các doanh nghiệp phi tài chính cho thấy chủ yếu sử họ dụng những công cụ này để quản lý những rủi ro tài chính (Brown, 2001); (Geczy, Schrand, 1997); (Ludger & Kothari, 2001); (Mian, 1996); (Neal, 1996) chỉ ra rằng quản trị rủi ro thông qua các GDPS sẽ có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp trong sự hiện diện của những sự không hoàn hảo của thị
- 9 trường vốn ví dụ như khủng hoảng tài chính và những tổn thất phá sản, lãi suất thuế lũy tiến, hoặc các vấn đề đầu tư dưới mức. Phái sinh làm giảm khả năng của khủng hoảng tài chính bằng cách làm giảm sự biến đổi trong giá trị doanh nghiệp, như vậy giảm những tổn thất dự đoán của khủng hoảng tài chính (Stulz, 2005); (Mayers & Smith, 1987), (Sinkey & Carter, 2001) cung cấp chứng cứ tương tự về những đặc tính của ngân hàng, thứ gánh vác quản trị rủi ro bằng phái sinh, điều này cho thấy những ngân hàng nhỏ hơn có nhiều khả năng phòng ngừa hơn. Mặt khác, một vài nghiên cứu phản biện rằng những doanh nghiệp lớn có nhiều nguồn lực để thiết lập chương trình bảo hiểm rủi ro hơn và sử dụng nhiều nhân viên thẩm định phái sinh hơn doanh nghiệp nhỏ và do đó có nhiều khả năng sử dụng phái sinh hơn (Colquitt & Hoyt, 1997). Đi đôi với cuộc tranh luận về những nền kinh tế thông tin và quy mô, Carter & cộng sự (2000) tranh luận rằng các ngân hàng liên kết có những nguồn phù hợp để trở thành người dùng phái sinh năng động. Họ tìm ra rằng những ngân hàng liên kết có nhiều khả năng sử dụng phái sinh do sự hiện diện của những rào cản gia nhập những hoạt động phái sinh của ngân hàng. Họ cũng tranh luận rằng những ngân hàng tập trung được nhiều khả năng sinh lời hơn từ khoảng trung gian có nhiều khả năng để gánh vác các chương trình bảo hiểm rủi ro phái sinh nhằm chốt lợi nhuận, khi họ với khả năng sinh lời thấp hơn có nhiều khả năng nhận rủi ro hoặc đầu cơ sử dụng phái sinh. Điều đó đã được chỉ ra các hoạt động quản trị rủi ro khác và đỡ tốn kém hơn có thể hoạt động như sự thay thế cho việc sử dụng phái sinh. Thứ nhất, duy trì tính thanh khoản cao hơn có thể giảm bớt rủi ro phá sản thông qua lợi tức trả thấp hơn hoặc thông qua tỉ lệ hiện tại cao hơn và giảm một cách hợp lý xu hướng phòng ngừa của các ngân hàng (Amihud & Murgia, 1997). (Nance, 1993) cho biết các doanh nghiệp có thể giảm tác dụng và những tổn thất dự đoán của khủng hoảng tài chính liên quan đến nợ trực tiếp bởi phát hành cổ phiếu ưu đãi. Các ngân hàng như những tổ chức trung gian có thể sử dụng phái sinh như một công cụ quản trị rủi ro để bảo hiểm cho những giao dịch được ghi trên bảng cân đối. Họ có thể đầu cơ trên sự dịch chuyển của tỷ suất lợi nhuận, tỷ giá, và giá cả hàng hóa, mặc dù chỉ một ít công khai thừa nhận điều này. Bằng chứng thực tế về sự liên quan giữa phái sinh được sử dụng và rủi ro doanh nghiệp được kết hợp lại (Froot, 1993). (Guay, 1999) chứng minh rằng sử dụng phái sinh làm giảm rủi ro doanh nghiệp. (Choi & Elyasiani, 1997) cho thấy có một mối liên kết giữa độ lớn của tỷ suất lợi nhuận ngân hàng với tỷ giá ngoại tệ trong hợp đồng phái sinh và tỷ suất lợi nhuận ngân hàng với rủi ro tiền tệ. Quan tâm đến bài nghiên cứu này, họ tìm ra rằng hợp đồng phái sinh tiền tệ có ảnh hưởng tiêu cực đến rủi ro ngân hàng. Báo cáo của (Functional Finances,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 173 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 65 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 188 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn