intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) hook. F.) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án xác định cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý và phát triển cây đảng sâm mang lại hiệu quả cao tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Đề xuất được các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) hook. F.) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN CÔNG ĐỊNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK. F.) TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP HUẾ – NĂM 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN CÔNG ĐỊNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÂY ĐẢNG SÂM (CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK. F.) TẠI HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 9.62.02.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS. NGUYỄN VĂN LỢI 2. TS. TRẦN MINH ĐỨC HUẾ – NĂM 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Công Định, nghiên cứu sinh niên khóa 2015 - 2018 ngành Lâm sinh, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế. Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận án trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong các tài liệu khác. Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2019 Người cam đoan NCS. Trần Công Định
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành là kết quả của sự phấn đấu học tập, nghiên cứu của bản thân, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn khoa học, tập thể quý thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Văn Lợi, TS. Trần Minh Đức đã tận tình hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận án. Sự giúp đỡ của lãnh đạo các xã, các cơ quan đoàn thể, chính quyền và nhân dân huyện Tây Giang. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về vật chất và tinh thần từ gia đình và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Quảng Nam để tác giả có điều kiện hoàn thành luận án này. Đây là lần đầu tiên bản thân được nghiên cứu khoa học trong phạm vi rộng, tiếp xúc với thực tiễn sản xuất của đồng bào vùng cao, đồng thời do thời gian và kiến thức bản thân còn có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo của quý thầy cô giáo và đồng nghiệp để bản thân rút kinh nghiệm. Tôi xin chân thành cảm ơn. Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2019 NCS. Trần Công Định
  5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ADN Axit deoxyribonucleic AHP Analytic Hierarchy Process BA Benzylaminoburine BNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn GIS Geographic information system HĐND Hội đồng nhân dân IBA Idolbutylic acid LT Liên tịch NAA Naphthalenneaceticd N-P-K Đạm - Lân - Kali NQ Nghị quyết NĐ Nghị định PRA Participatory Rural Appraisal QĐ Quyết định TT Thông tư TB Trung bình TTg Thủ tướng USD Đô la Mỹ UBND Ủy ban nhân dân
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ........................................................................................... x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1 2. Mục tiêu ....................................................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 2 4. Những đóng góp mới của luận án .............................................................................. 2 5. Bố cục của luận án ....................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 4 1.1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ ............................................................................. 4 1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa ............................................................................ 6 1.1.3. Tổng quan về cây dược liệu .................................................................................. 8 1.2. Tình hình nghiên cứu cây đảng sâm trong nước .................................................... 14 1.2.1. Phân loại đảng sâm .............................................................................................. 14 1.2.2. Đặc điểm phân bố, tái sinh .................................................................................. 17 1.2.3. Đặc điểm sinh thái ............................................................................................... 19 1.2.4. Đặc điểm hình thái............................................................................................... 19 1.2.5. Thành phần hóa học............................................................................................. 21
  7. v 1.2.6. Tác dụng dược lý, công dụng .............................................................................. 23 1.2.7. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng .............................................................. 24 1.2.8. Thu hái và chế biến.............................................................................................. 28 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây đảng sâm ngoài nước ................................... 28 1.3.1. Tác dụng dược lý ................................................................................................. 28 1.3.2. Thành phần hóa học............................................................................................. 29 1.3.3. Công dụng............................................................................................................ 30 1.3.4. Nhân giống, gây trồng ......................................................................................... 31 1.3.5. Bệnh hại ............................................................................................................... 32 1.4. Một số đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam............................................................................................................. 33 1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên ............................................................. 33 1.4.2. Thực trạng phát triển kinh tế ............................................................................... 38 1.4.3. Thực trạng phát triển xã hội ................................................................................ 40 1.4.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội .................................... 41 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 43 2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 43 2.1.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 43 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 43 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 43 2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và tái sinh loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ............................................................................... 43 2.2.2. Nghiên cứu thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm ........................................................................................................................ 43 2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm ..................................................... 44 2.2.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên kết quả nghiên cứu............................................................................................................... 44 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 44 2.3.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 44 2.3.2. Phương pháp kế thừa tài liệu .............................................................................. 46
  8. vi 2.3.3. Phương pháp điều tra kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm .......... 46 2.3.4. Phương pháp điều tra và xây dựng bản đồ phân bố tự nhiên loài đảng sâm dựa trên cơ sở GIS. ............................................................................................................... 46 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây đảng sâm ............................. 52 2.3.6. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật trồng cây đảng sâm ....................................... 54 2.3.7. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh của mô hình trồng đảng sâm .................... 55 2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 57 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 58 3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái học và lâm học của loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ................................................................................................. 58 3.1.1. Đặc điểm hình thái của loài đảng sâm ................................................................. 58 3.1.2. Đặc điểm sinh thái của loài đảng sâm ................................................................. 58 3.1.3. Đặc điểm phân bố, tái sinh .................................................................................. 59 3.1.4. Ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến phân bố tự nhiên đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ......................................................................................... 64 3.2. Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân địa phương về loài đảng sâm. ................................................................................................................................ 73 3.2.1. Thực trạng gây trồng loài đảng sâm .................................................................... 73 3.2.2. Kênh thị trường tiêu thụ và giá trị sản phẩm đảng sâm ....................................... 76 3.2.3. Kiến thức bản địa của người dân về loài đảng sâm ............................................. 77 3.3. Kỹ thuật gây trồng cây đảng sâm ........................................................................... 83 3.3.1. Kỹ thuật nhân giống ............................................................................................ 83 3.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ................................................................................. 97 3.4. Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm dựa trên kết quả nghiên cứu.............................................................................................................117 3.4.1. Kết quả phân tích SWOT ..................................................................................117 3.4.2. Tiềm năng của địa phương để phát triển mô hình trồng đảng sâm ...................118 3.4.3. Các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm ............................ 120
  9. vii KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................127 1. Kết luận....................................................................................................................127 2. Tồn tại ......................................................................................................................129 3. Kiến nghị .................................................................................................................129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................. 130 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 131 PHỤ LỤC ....................................................................................................................138
  10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Danh mục mẫu vật và địa điểm lấy mẫu đảng sâm....................................... 16 Bảng 1.2. Hàm lượng acid amin toàn phần trong rễ đảng sâm ..................................... 22 Bảng 2.1. Ma trận so sánh cặp đôi tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng ................ 49 Bảng 2.2. Chỉ số ngẫu nhiên RI của Saaty .................................................................... 50 Bảng 3.1. Phân bố của đảng sâm trên các tuyến điều tra .............................................. 59 Bảng 3.2. Phân bố đảng sâm theo độ cao ...................................................................... 60 Bảng 3.3. Phân bố đảng sâm theo vị trí tương đối của địa hình .................................... 61 Bảng 3.4. Phân bố của đảng sâm theo các dạng sinh cảnh............................................ 62 Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh của đảng sâm ........................................... 63 Bảng 3.6. Phân hạng phân bố đảng sâm tự nhiên tại huyện Tây Giang ........................ 65 Bảng 3.7. Trọng số của một số nhân tố lập địa ảnh hưởng đến phân bố loài đảng sâm66 Bảng 3.8. Các tham số của AHP ................................................................................... 67 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của sinh cảnh rừng đến phân bố loài đảng sâm ......................... 68 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố loài đảng sâm .................................. 69 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của đất đến phân bố loài đảng sâm .......................................... 71 Bảng 3.12. Tổng hợp diện tích phân cấp thích hợp phân bố loài đảng sâm.................. 72 Bảng 3.13. Thống kê diện tích trồng đảng sâm từ 2011 đến 2016 tại huyện Tây Giang ................................................................................................................ 74 Bảng 3.14. Lịch mùa vụ sinh trưởng và phát triển của loài đảng sâm ......................... 77 Bảng 3.15. Đặc điểm khác nhau giữa đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng ... 79 Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu về khối lượng và số hạt của quả đảng sâm ........................ 84 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý hạt giống đến tỷ lệ nẩy mầm ............. 85 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời gian cất trữ đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt đảng sâm ...... 86 Bảng 3.19. Tỷ lệ nẩy mầm theo các loại giá thể gieo hạt .............................................. 87 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của hỗn hợp giá thể ruột bầu đến tỷ lệ sống cây đảng sâm ..... 88 Bảng 3.21. Chiều cao trung bình của cây đảng sâm ở các giá thể ruột bầu khác nhau . 89 Bảng 3.22. Số lá trung bình của cây đảng sâm ở các giá thể ruột bầu khác nhau ......... 90
  11. ix Bảng 3.23. Ảnh hưởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống cây đảng sâm .......................... 90 Bảng 3.24. Chiều cao trung bình của cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau ....... 91 Bảng 3.25. Số lá của cây đảng sâm ở các độ che sáng khác nhau ................................ 92 Bảng 3.26. Tỷ lệ sống của đảng sâm ở các công thức IBA ........................................... 93 Bảng 3.27. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến tỷ lệ sống của đảng sâm ở các thời điểm theo dõi ................................................................................................................. 97 Bảng 3.28. Sinh trưởng chiều cao cây đảng sâm........................................................... 99 Bảng 3.29. Sinh trưởng số nhánh của cây đảng sâm ...................................................100 Bảng 3.30. Sinh trưởng đường kính đầu củ đảng sâm ................................................101 Bảng 3.31. Tỷ lệ cây ra hoa, đậu quả của cây đảng sâm .............................................103 Bảng 3.32. Cấu trúc sản phẩm đảng sâm được phân theo cấp kính ............................ 104 Bảng 3.33. Khối lượng trung bình củ tươi theo cấp đường kính ................................ 107 Bảng 3.34. Phân bố tổng sinh khối theo cấp kính (đơn vị tính: gam) ......................... 108 Bảng 3.35. Phân bố tổng sinh khối theo độ tuổi (đơn vị tính: gam) ........................... 108 Bảng 3.36. Năng suất củ tươi của các mô hình trồng đảng sâm .................................110 Bảng 3.37. Chi phí trồng và chăm sóc các mô hình trồng đảng sâm tính cho 1 ha ....111 Bảng 3.38. Giá trị kinh tế của các mô hình trồng đảng sâm .......................................112 Bảng 3.39. Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của việc phát triển các mô hình trồng cây đảng sâm ......................................................................................................117 Bảng 3.40. Tổng hợp các nhân tố sinh thái phù hợp bảo tồn và phát triển đảng sâm .123 Bảng 3.41. Các phương án khai thác và sử dụng mô hình trồng đảng sâm ................124
  12. x DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Qui trình xây dựng bản đồ phân bố loài đảng sâm trong tự nhiên ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ......................................................................................... 52 Hình 3.1. Bản đồ dự báo khu vực có phân bố đảng sâm (theo nhân tố sinh cảnh rừng) ................................................................................................................ 68 Hình 3.2. Bản đồ dự báo khu vực có phân bố đảng sâm (theo nhân tố địa hình) ......... 70 Hình 3.3. Bản đồ dự báo có phân bố đảng sâm (theo nhân tố đất) ............................... 71 Hình 3.4. Bản đồ dự báo các khu vực có đảng sâm phân bố tự nhiên ở huyện Tây Giang, Quảng Nam. ....................................................................................................... 73 Hình 3.5. Hình thái cây đảng sâm mọc hoang và đảng sâm gây trồng ......................... 80 Hình 3.6. Các mô hình trồng đảng sâm ......................................................................... 81 Hình 3.7. Đường tương quan tuyến tính giữa thời gian cất trữ và tỷ lệ nẩy mầm của hạt đảng sâm ........................................................................................................................ 87 Hình 3.8. Tỷ lệ sống của đảng sâm theo các phương thức trồng khác nhau ................. 98 Hình 3.9. Biến đổi khối lượng trung bình củ tươi theo cấp đường kính đầu củ .........107 Hình 3.10. Phân bố tổng sinh khối củ tươi theo độ tuổi ..............................................109 Sơ đồ 3.1. Kênh thị trường tiêu thụ sản phẩm đảng sâm ........................................... 76 Sơ đồ 3.2. Giá trị sản phẩm đảng sâm (củ tươi) ............................................................ 76 Sơ đồ 3.3. Kỹ thuật nhân giống đảng sâm từ hạt........................................................... 94 Sơ đồ 3.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đảng sâm .......................................................113
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Tây Giang là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 91.368,05 ha với 74,50 % là đất lâm nghiệp. Địa hình đồi núi, độ dốc lớn và chia cắt mạnh chiếm trên 95 % diện tích tự nhiên. Tây Giang là địa phương được nghi nhận có cây đảng sâm phân bố tự nhiên và đi đầu trong khu vực miền Trung trong việc gây trồng và phát triển theo hướng hàng hóa. Kết quả nghiên cứu về đảng sâm trên thế giới cho thấy chi Codonopsis có khoảng 42 loài đặc hữu, phân bố chủ yếu ở Trung, Đông và Nam Á, từ Kamchatka và Nhật Bản đến Afghanistan, Pakistan, Himalayas, phía Nam Trung Quốc và Đài Loan. Châu Á có khoảng 11 loài, Trung Quốc có 6 - 7 loài, Đông Dương có 3 loài, riêng Việt Nam có 2 - 3 loài là Codonopsis javanica, Codonopsis celebica và Codonopsis lancifolia. Ở Việt Nam, đảng sâm có các tên gọi là Sâm leo, Phòng đảng sâm, Đùi gà, Mằn rày cáy (Tày), Cang hô (H’Mông) phân bố nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Nam. Hiện nay, nhu cầu sử dụng cây đảng sâm để làm dược liệu, chăm sóc sức khỏe trong và ngoài nước rất cao. Trong tất cả các bài thuốc điều trị bệnh trong Đông y đều có tên đảng sâm với vai trò là vị thuốc bổ, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe cho người bệnh. Đảng sâm trong tự nhiên đang được xem là đối tượng ‘‘săn lùng’’ của người dân. Trong những năm qua, nguồn cung cấp cây dược liệu quý đảng sâm phụ thuộc vào khai thác từ tự nhiên và trồng tự phát của người dân địa phương. Việc khai thác bừa bãi, sử dụng đất rừng và canh tác không hợp lý đã làm giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Nếu không có giải pháp quản lý và phát triển loài loài này hợp lý thì trong tương lai không xa, loài cây thuốc quý này có nguy cơ bị đe doạ cao, thậm chí tuyệt chủng trong thiên nhiên. Để dược liệu đảng sâm trở thành cây chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng tạo nguồn thu nhập và chăm lo sức khỏe cho người dân ở các xã miền núi, ngoài ra còn là nguyên liệu đầu vào cho ngành dược liệu, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Nghị quyết số 202/2016/NQ - HĐND “Cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016 - 2020”, trong đó chỉ rõ “Diện tích tối đa hỗ trợ cho hộ gia đình trồng đảng sâm dưới tán rừng là 0,7 ha/hộ và trồng thuần loài đảng sâm trên đất trống và nương rẫy là 0,5 ha/hộ”. Điều này đã mở ra cơ hội phát triển bền vững loài đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
  14. 2 Trước yêu cầu cần thiết phải bảo vệ và phát triển cây đảng sâm bền vững, nâng cao đời sống của người dân địa phương, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. ) tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cho thấy toàn diện và cập nhật hơn về đặc điểm sinh vật học của loài; thực trạng phân bố tự nhiên, hoạt động gây trồng; các kỹ thuật được áp dụng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được để đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển loài trong tương lai tại địa phương. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý và phát triển cây đảng sâm mang lại hiệu quả cao tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được đặc điểm hình thái, sinh thái và ảnh hưởng của một số yếu tố lập địa đến phân bố tự nhiên loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. - Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng hạt và gây trồng loài đảng sâm. - Đề xuất được các giải pháp quản lý và phát triển bền vững cây đảng sâm ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp các dữ liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, tái sinh và ảnh hưởng của các nhân tố lập địa đến phân bố tự nhiên của loài đảng sâm. - Cung cấp các thông tin khoa học về kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài đảng sâm. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển loài đảng sâm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 4. Những đóng góp mới của luận án - Đã xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái và phân bố của loài đảng sâm. - Đã xác định được và bổ sung một số biện pháp kỹ thuật nhân giống, gây trồng loài đảng sâm. - Đề xuất được một số giải pháp cụ thể, có căn cứ khoa học và tính khả thi nhằm gây trồng, phát triển bền vững loài đảng sâm trong vùng nghiên cứu.
  15. 3 5. Bố cục của luận án Luận án được trình bày gồm 144 trang, 45 bảng và 8 hình và 4 sơ đồ, tham khảo 94 tài liệu, trong đó có 71 tài liệu Tiếng Việt, 21 tài liệu Tiếng Anh và 02 tài liệu từ nguồn Internet. Bao gồm các phần: Mở đầu Chương 1. Tổng quan tài liệu Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận và khuyến nghị Danh mục các công trình khoa học đã công bố Tài liệu tham khảo Phụ lục
  16. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ 1.1.1.1. Khái niệm Theo De Beer và Mc. Dermott (1996) [77], lâm sản ngoài gỗ là “Tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của loài người. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu, nhựa cây, keo dán, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhộm, cây cảnh, động vật hoang dã (các sản phẩm và động vật sống), chất đốt và các nguyên liệu thô, song mây, tre nứa, trúc, gỗ nhỏ và gỗ cho sợi”. Rõ ràng là quan niệm của De Beer về lâm sản ngoài gỗ chỉ bao gồm các sản phẩm hữu hình mà chưa đề cập đầy đủ đến các giá trị khác, vô hình của rừng, của hệ thống nông lâm kết hợp. Theo Mendelsohn(1994) [80], lâm sản ngoài gỗ ở vùng nhiệt đới đóng vai trò quan trọng cho sự bảo tồn, duy trì tính bền vững của rừng và có giá trị kinh tế. Chúng quan trọng cho việc bảo tồn vì khai thác lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị. Tác giả đã khẳng định việc khai thác lâm sản ngoài gỗ nên được thúc đẩy như một hứa hẹn giữa bảo tồn và phát triển rừng nhiệt đới. Một ưu điểm nữa là rừng tự nhiên có thể được giữ nguyên vẹn, trong khi người dân vẫn có thể thu được lợi ích từ các khu rừng này. Để bảo tồn có khai thác và đạt hiệu quả bền vững Mendelsohn đề nghị 3 vấn đề: cần phải khuyến khích quản lý tài nguyên dài hạn, phải xác định vùng đất dành cho khai thác và cần phải xác định rõ các thành phần đầy đủ của sản phẩm được khai thác từ rừng. Hội nghị lâm nghiệp do tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một định nghĩa khác về lâm sản ngoài gỗ “lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest product) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng (wooded lands) và cây ở ngoài rừng”. Thuật ngữ này phải dịch sang Tiếng Việt là “lâm sản ngoài gỗ cây”, nhưng để đơn giản vẫn dùng thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ. Với định nghĩa này, lâm sản ngoài gỗ bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi và rộng hơn so với định nghĩa trước. Ngày nay, trong lâm nghiệp thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ được dùng phổ biến, chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ (minor forest product/ secondary forest product). Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương tại Băng Cốc, ngày 5 tháng 8 năm 1991: “lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest product) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ”. Do đó, không được coi là lâm sản ngoài gỗ những sản phẩm như cát, đá, nước, dịch vụ du lich sinh thái.
  17. 5 1.1.1.2. Thực vật cho lâm sản ngoài gỗ Theo tác giả Lê Mộng Chân, Vũ Văn Dũng (1992) [19], “Thực vật rừng gồm tất cả các loài cây, loài cỏ, dây leo bậc cao và bậc thấp phân bố trong rừng. Những loài cây không cho gỗ hoặc ngoài gỗ còn cho các sản phẩm khác quý như nhựa thông, quả hồi, vỏ quế hoặc sợi song mây là thực vật đặc sản rừng”. Theo nghĩa hẹp, những thực vật cho sản phẩm không phải gỗ hoặc ngoài việc cung cấp gỗ chúng còn cho nhiều sản phẩm có giá trị khác gọi chung là thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Theo nghĩa rộng, thực vật cho lâm sản ngoài gỗ gồm mọi thực vật của hệ sinh thái rừng hoặc của hệ thống sử dụng đất tương tự có khả năng cung cấp lâm sản ngoài gỗ. Như vậy, thực vật cho lâm sản ngoài gỗ nhất thiết phải là thành viên tham gia cấu trúc hệ sinh thái rừng hoặc của hệ sinh thái hay hệ thống sử dụng đất tương tự rừng: trảng cây bụi, rừng của thôn bản, đồn điền cao su, rừng trang trại, rừng trồng và các hệ thống nông lâm kết hợp. Một loài thực vật nào đó dù cung cấp các sản phẩm như nấm, tinh dầu, nhựa, quả, hạt … nhưng chúng được gây trồng trong vườn hộ, trên đất trống, đồi trọc, trong công viên, trường học, ven đường, ngoài cánh đồng thì không phải là thực vật cho lâm sản ngoài gỗ và các sản phẩm do những loài thực vật này tạo ra cũng không phải là lâm sản ngoài gỗ. 1.1.1.3. Phân loại thực vật cho lâm sản ngoài gỗ Do mục đích, đối tượng sử dụng lâm sản ngoài gỗ đa dạng và phong phú nên việc phân loại chúng có nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, các phương pháp phân loại lâm sản ngoài gỗ được áp dụng chủ yếu là: - Phương pháp phân loại theo hệ thống sinh học. Đây là cách phân loại theo hệ thống tiến hóa của sinh giới, được sắp xếp một cách khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ: Giới/ngành/lớp/bộ/họ/chi/loài. - Phương pháp phân loại theo hình thái và dạng sống. Đây là phương pháp phân loại dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài của các loài cây. Các thực vật cho lâm sản ngoài gỗ được phân loại thành: cây gỗ lớn/cây gỗ nhỏ/cây thân thảo/cây dây leo/ cây thân đốt/cây bụi và các loài cỏ. - Phương pháp phân loại theo nhóm giá trị sử dụng. Theo phương pháp này, các lâm sản ngoài gỗ dù có nguồn gốc khác nhau nhưng có cùng giá trị sử dụng thì được xếp vào một nhóm. Ưu điểm nổi bậc của phương pháp này là đơn giản, dễ áp dụng, sử dụng nhiều kiến thức bản địa của người dân nên có ý nghĩa thực tiễn lớn, được người dân, người kinh doanh và nhà nghiên cứu quan tâm. Việc phân loại lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng còn có nhiều quan điểm khác nhau, theo FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc, 1984) thì các loại lâm sản ngoài gỗ được phân thành các nhóm như sau: 1) Làm lương thực, thực phẩm; 2) Làm vật liệu xây dựng; 3) Làm hàng thủ công mỹ nghệ; 4) Làm dược liệu, hương liệu; 5) Làm cảnh.
  18. 6 1.1.2. Tổng quan về kiến thức bản địa 1.1.2.1. Khái niệm Theo Katherine Warner (1991) [44], tri thức bản địa là tri thức địa phương - dạng kiến thức duy nhất cho một nền văn hóa hay một xã hội nhất định. Đây là kiến thức cơ bản cho việc ra quyết định ở mức địa phương về nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, chế biến thức ăn, giáo dục, quản lý tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động chủ yếu của cộng đồng nông thôn. Khác với tri thức bản địa, hệ thống tri thức hàn lâm thường được xây dựng từ các trường đại học, viện nghiên cứu. Theo Trung tâm Quốc tế tái thiết nông thôn (International Institure of Rural Reconst ductoin) gọi tắt là “IIRR” (1999), tri thức bản địa là tri thức của cộng đồng cư dân trong một cộng đồng nhất định phát triển vượt thời gian và liên tục phát triển. Tri thức bản địa được hình thành dựa vào kinh nghiệm, thường xuyên kiểm nghiệm trong quá trình sử dụng, thích hợp với văn hóa và môi trường địa phương, năng động và biến đổi. Tóm lại, tri thức bản địa là những nhận thức, những hiểu biết về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường lao động và môi trường sinh sống. Kiến thức bản địa được hình thành từ cộng đồng dân cư ở một nơi cư trú nhất định trong lịch sử tồn tại và phát triển của cộng đồng ấy. Kiến thức bản địa có những đặc trưng sau: - Kiến thức bản địa được hình thành và biến đổi liên tục qua các thế hệ trong một cộng đồng địa phương nhất định. - Kiến thức bản địa có khả năng thích ứng cao với môi trường riêng của từng địa phương nơi đã hình thành và phát triển tri thức đó. - Kiến thức bản địa rất đơn giản, chi phí thấp và bền vững đối với điều kiện tự nhiên địa phương. - Kiến thức bản địa do toàn thể cộng đồng trực tiếp sáng tạo ra qua lao động trực tiếp. - Kiến thức bản địa không được ghi chép bằng văn bản cụ thể mà được lưu giữ bằng trí nhớ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, thơ ca, hò vè, tế lễ và nhiều tập tục khác nhau (thông qua các hình thức văn hóa đặc trưng mang tính địa phương). - Kiến thức bản địa luôn gắn liền và hòa hợp với nền văn hóa, tập tục địa phương. - Kiến thức bản địa có giá trị cao trong việc xây dựng các mô hình phát triển nông thôn bền vững. - Tính đa dạng của tri thức bản địa rất cao.
  19. 7 Kiến thức bản địa được phân chia theo các loại hình khác nhau. Theo IIRR, 1999, tri thức bản địa có thể phân ra các loại hình như sau: - Thông tin: Hệ thống thông tin về cây cỏ, thực vật, trồng trọt hay canh tác tốt cùng tồn tại với nhau trên cùng một diện tích canh tác nhất định hay những chỉ số về thực vật. Các câu chuyện, thông điệp được truyền lại bằng các vết đục, chạm khắc hay viết trên các thẻ trúc (Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan ... ), các dạng lưu truyền dân gian, hệ thống trao đổi thông tin truyền thống. - Kỹ thuật công nghệ: Kiến thức bản địa bao gồm kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi, phương pháp lưu trữ giống, chế biến thức ăn, kỹ năng chữa bệnh cho người và gia súc, gia cầm. - Tín ngưỡng: Tín ngưỡng có thể đóng vai trò cơ bản trong sinh kế, chăm sóc sức khỏe và quản lý môi trường của con người. Những cánh rừng thiêng (rừng ma) được bảo vệ với những lý do tôn giáo. Những lý do này có thể duy trì những lưu vực rộng lớn đầy sức sống. Những lễ hội tôn giáo có thể là cơ hội bổ sung thực phẩm, dinh dưỡng cho những cư dân địa phương khi mà khẩu phần thường nhật của họ là rất ít ỏi. - Công cụ: Kiến thức bản địa được thể hiện ở những công cụ lao động trang bị cho canh tác và thu hoạch mùa màng. Công cụ nấu nướng cũng như sự thực hiện các hoạt động đi kèm. - Vật liệu: Kiến thức bản địa được thể hiện với vật liệu xây dựng, vật liệu làm đồ gia dụng cũng như tiểu thủ công nghiệp truyền thống. - Kinh nghiệm: Người nông dân thường tích lũy kinh nghiệm trong quá trình canh tác, giới thiệu các nguyên liệu giống mới cho hệ thống canh tác đặc hữu. Nhiều kết quả chữa bệnh đặc biệt được tích lũy qua kinh nghiệm sử dụng nguồn thực vật địa phương. - Tài nguyên sinh học: Kiến thức bản địa được thể hiện thông qua quá trình chọn giống vật nuôi và các loại cây trồng. - Tài nguyên nhân lực: Nhiều chuyên gia có chuyên môn cao như thầy lang, thợ rèn ... có thể coi như đại diện của dạng tri thức bản địa. Kiến thức bản địa trong dạng này có thể thấy ở các tổ chức địa phương như nhóm họ tộc, hội đồng già làng, trưởng tộc, các nhóm tổ chia sẻ hoặc đổi công. - Giáo dục: Phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống, cách truyền nghề cho các thợ học việc, học hỏi thông qua sự quan sát và những thực nghiệm, thực hành tại chỗ.
  20. 8 1.1.2.2. Kiến thức bản địa trong quản lý tài nguyên rừng Quản lý lâm nghiệp bản địa gần đây đã trở thành mối quan tâm của cả khoa học lâm nghiệp và sự hợp tác phát triển lâm nghiệp. Trước đây lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp tập quán không được đề cập tới, đặc biệt lâm nghiệp cộng đồng đã bị bỏ qua trong rất nhiều trường hợp, trong khi đó những sáng kiến và quản lý rừng bản địa lại rất có giá trị. Ngày nay, lâm nghiệp chuyên nghiệp đã quan tâm rất nhiều đến sự thành công của lâm nghiệp bản địa và quá trình truyền thông và tổng hợp đã được mở ra. Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mô hình kết hợp để quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (dựa trên cơ sở của các hệ thống kiến thức bản địa) đã được sử dụng có kết quả trong các ứng dụng khác nhau như các trang trại với quy mô nhỏ, nông lâm kết hợp và nghề nuôi trồng thủy sản. 1.1.3. Tổng quan về cây dược liệu 1.1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, sử dụng cây dược liệu trên thế giới Rừng mưa nhiệt đới là nơi sinh sống của hơn 60 % số loài thực vật bậc cao đã biết trên trái đất. Rừng đáp ứng phần lớn nhu cầu đòi hỏi của loài người trong đó có nhu cầu làm dược liệu để chữa bệnh. Nền công nghiệp sản xuất thuốc chữa bệnh gần đây đã phát hiện ra rằng: các khu rừng mưa nhiệt đới như là nguồn vật chất hóa học đầy đủ nhất mà không hệ sinh thái nào có thể sánh nổi, đó là lợi thế quan trọng để phát triển các loại thuốc chữa bệnh và góp phần tăng thu nhập quốc gia. Từ thời xa xưa, thực vật dùng làm thuốc đóng vai trò quan trọng đối với đời sống loài người và ngày nay vai trò đó vẫn được giữ lại đối với các nước châu Á. Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Nepal không những người dân trồng cây dược liệu để phục vụ trong gia đình mà còn trồng để phục vụ cho mục đích thương mại. Theo số liệu của Tổ chức y học thế giới (WHO) đến năm 1995 đã có gần 20.000 loài thực vật (trong 250.000 loài được biết) được sử dụng làm thuốc hay cung cấp các hoạt chất để chế biến thuốc. Trong đó, Ấn Độ có khoảng 6.000 loài, Trung Quốc có khoảng 5.000 loài. Các nước có mức sử dụng thực vật làm thuốc ngày càng cao như Trung Quốc tiêu thụ 700.000 tấn dược liệu, sản phẩm thuốc y học dân tộc đạt giá trị hơn 1,7 tỷ USD vào năm 1986. Tại Nhật Bản, năm 1979 đã nhập 21.000 tấn, đến năm 1980 tăng lên 22.640 tấn dược liệu, tương đương với 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ ở các nước phát triển thì cây thuốc phục vụ cho y học cổ truyền phát triển mạnh. Cây thuốc là loại cây kinh tế, cung cấp nhiều loại thuốc dân tộc và hiện đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người. Trên thế giới có rất nhiều loài thực vật quý hiếm nhưng do các hoạt động khai thác bừa bãi của con người nên chúng đã dần cạn kiệt và có nhiều loài đã bị tuyệt chủng. Theo Raven (1987) và Ole Harmann (1989), trong vòng 100 năm trở lại đây có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2