intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng, phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Nai cà tông (Rucervus eldii M’Clelland, 1842) tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:223

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm cung cấp dữ liệu về hiện trạng, phân  bố và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể Nai cà tông (Rucervus eldii) tại Khu bảo tồn Xonnabouly, góp phần phục vụ công tác quản lý và bảo tồn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng, phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Nai cà tông (Rucervus eldii M’Clelland, 1842) tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ……………o0o……………. THANANH KHOTPATHOOM NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG, PHÂN BỐ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI NAI CÀ TÔNG (Rucervus eldii M’Clelland, 1842) TẠI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 96.20.211 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ TIẾN THỊNH HÀ NỘI – 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu được thực hiện tại CHDCND Lào và là của riêng tôi. Các số liệu và kết quả đã nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc cả tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Lào và tiếng Thái. Hà Nội, 17 tháng 12 năm 2020 Tác giả luận án Thananh Khotpathoom
  3. ii LỜI CẢM ƠN Cuốn luận án là kết quả của sự nỗ lực học tập, nghiên cứu của bản thân, dưới sự quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy hướng dẫn, của các cán bộ và Ban lãnh đạo Trường Đại học Lâm nghiệp và các nhà Khoa học trong nước và ngoài nước. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PSG.TS. Vũ Tiến Thịnh, Trường Đại học Lâm nghiệp đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tôi trong thời gian làm luận án, trong đó có việc đến tận khu nghiên cứu tại tỉnh Savannakhet, CHDCND Lào. Xin chân thành cảm ơn Đại sứ quán CHDCND Lào tại Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện và cung cấp học bổng cho tôi được học tập và nghiên cứu thuận lợi tại Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại Khoa lâm nghiệp, Trường Đại học Quốc gia Lào và Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến về chuyên môn trong thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên của phòng Nông-lâm nghiệp Xonnabouly, đặc biệt là sinh và học viên từ đại học Savannkhet và đại học Quốc gia Lào đang thực tập tại Khu bảo tồn Nai cà tông đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong quá trình điều tra ngoại nghiệp. Xin bảy tỏ lòng cảm ơn đến tất cả mọi người dân đã tham gia hỗ trợ công tác điêu tra ngoại nghiệp. Cảm ơn sự quan tâm chia sẻ, động viên và ủng hộ của gia đình, bạn bè về cả tinh thần và vật chất để tôi có thể hoàn thành luận án. Xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó! Hà Nội, 17 tháng 12 năm 2020 Tác giả luận án Thananh Khotpathoom
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. I LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. II MỤC LỤC ....................................................................................................... III DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ VI DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... VIII DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... IX ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................... 5 1.1. Đặc điểm của thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) ................................... 5 1.1.1. Thành phần loài thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) ....................... 5 1.1.2. Một số đặc điểm của thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) ............... 6 1.2. Một số đặc điểm của Nai cà tông (Rucervus eldii) ..................................11 1.2.1. Vị trí phân loại......................................................................................11 1.2.2 Vùng phân bố của Nai cà tông (Rucervus eldii)..............................12 1.2.3. Đặc điểm hình thái của các phân loài Nai cà tông (Rucervus eldii) 16 1.2.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính Nai cà tông (Rucervus eldii)20 1.2.5. Tình trạng quản lý và bảo tồn Nai cà tông (Rucervus eldii) ..............25 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan ..............................................................28 1.3.1 Các công trình nghiêu cứu về mật độ và kích thước quần thể............28 1.3.2. Các công trình nghiên cứu về sinh cảnh và sử dụng sinh cảnh.........31 1.3.3. Các công trình nghiên cứu liên quan động vật hoang dã và Nai cà tông tại CHDCND Lào ...................................................................................36 1.4. Một số đặc điểm của khu vực nghiên cứu .......................................................39 1.4.1. Địa hình và các dạng sinh cảnh............................................................39 1.4.2. Tài nguyên đa dạng sinh học ................................................................41 1.4.3. Khí hậu, thủy văn....................................................................................42 1.4.4. Điều kiện kinh tế-xã hội .............................................................. 42
  5. iv Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 44 2.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 44 2.2 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 44 2.2.1 Tổng quan số liệu thứ cấp ............................................................ 44 2.2.2 Phương pháp phỏng vấn dân địa phương và lực lượng kiểm lâm .....45 2.2.3. Thiết lập tuyến điều tra và thu thập số liệu trên tuyến ............... 46 2.2.4. Thu thập số liệu tại các điểm quan trọng ................................... 55 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu về thực vật .................................. 55 2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu ................................................... 56 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 62 3.1. Tình trạng và phân bố của loài Nai cà tông tại CHDCND Lào ...................62 3.1.1. Phân bố của loài Nai cà tông tại CHDCND Lào ...............................62 3.1.2. Khu vực phân bố của Nai cà tông tại Khu bảo tồn Xonnabouly .......63 3.1.3. Mật độ và kích thước quần thể Nai cà tông tại KBT Xonnabouly.....69 3.2. Một số đặc điểm sinh thái của Nai cà tông tại KBT Xonnabouly ....... 80 3.2.1. Đặc điểm sinh cảnh................................................................................80 3.2.2. Đặc điểm sử dụng sinh cảnh sống ........................................................90 3.2.3. Thức ăn của Nai cà tông........................................................................94 3.2.4. Các nguồn muối khoáng trong Khu bảo tồn .......................................97 3.2.5. Các loài động vật hoang dã khác có cùng sinh cảnh với Nai cà tông .................................................................................................. 102 3.3. Các mối đe dọa tới quần thể và sinh cảnh Nai cà tông ................................105 3.3.1. Chó nhà của người dân địa phương...................................................105 3.3.2. Xâm lấn sinh cảnh sống của Nai cà tông...........................................108 3.3.3. Khai thác gỗ và thu hái lâm sản ngoài gỗ .........................................111 3.3.4. Săn bắt động vật hoang dã ..................................................................112 3.3.5. Chăn thả gia súc ...................................................................................113 3.4. Đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn Nai cà tông và sinh cảnh .....................114
  6. v 3.4.1. Bảo vệ quần thể loài Nai cà tông........................................................115 3.4.2 Bảo vệ sinh cảnh và các yếu tố sinh thái.............................................117 3.4.3 Các giải pháp gián tiếp về mặt kinh tế, xã hội ...................................120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 122 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.. 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 125 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CHDCND Lào Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào CITES Công ước về quản lý buôn bán quốc tế các loài nguy cấp CBTT Cá thể cái bán trưởng thành CTT Cá thể cái trưởng thành ĐBTT Cá thể đực bán trưởng thành ĐTT Cá thể đực trưởng thành ĐK Đất khoáng (Điểm khoáng) DAFO Phòng Nông Lâm nghiệp DNA Deoxyribonucleic acid (Axit Deoxyribonucleic) E Chiều cao tai EN Nguy cấp GIS Hệ thống thông tin địa lý ha Héc ta HB Chiều dài thân-đầu i Răng cửa IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới IVI Importance Value Index (Chỉ Số Quan Trọng) KBT Khu bảo tồn KBVNN Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt hoặc vùng lõi KĐT Khu điều tra Km Kilomet (Cây số) Km2 Kilomet vuông m Răng hàm Bộ tài nguyên thiên nhiên và môi trường (CHDCND MoNRE Lào)
  8. vii OTC Ô tiêu chuẩn pm Răng trước hàm RBTX Rừng bán thường xanh RK Rừng khộp RTX Rừng thường xanh SH Chiều cao vai STEA Cơ quan khoa học công nghệ và môi trường TT Số thứ tự Tt Trưởng thành T Chiều dài đuôi UNDP Chương trình phát triển liên hiệp quốc W Khối lượng WB Ngân hàng thế giới WCS Hiệp hội bảo tồn động hoang dã WWF Quý quốc tế bảo tồn thiên nhiên
  9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần loài và giống của họ Hươu nai (Cervidae) ................... 5 Bảng 1.2: Các loài thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) của CHDCND Lào ...... 6 Bảng 1.3: Các dạng sinh cảnh và diện tích của từng loại sinh cảnh ............... 40 Bảng 2.1 Số tuyến điều tra và tổng chiều dài các tuyến ................................. 46 Bảng 2.2 Đặc điểm nhận dạng nai cà tông theo nhóm tuổi ............................ 48 Bảng 2.3 Hình ảnh phân loại và nhận dạng dấu vết Nai cà tông .................... 50 Bảng 3.1: Ước tính mật độ và kích thước quần thể Nai cà tông tại KBT Xonnabouly từ 2017-2019 theo phương pháp khoảng cách ........................... 70 Bảng 3.2: Mật độ và số lượng cá thể Nai cà tông tại KBT Xonnabouly, ước lượng theo phương pháp khoảng cách với số liệu điều tra thu thập từ 2017- 2019 ................................................................................................................. 71 Bảng 3.3: Kích thước quần thể Nai cà tông của 3 loài phụ trên thế giới và CHDCND Lào ................................................................................................. 75 Bảng 3.4: Kích thước và cấu trúc đàn Nai cà tông tại KBT Xonnabouly ghi nhận từ năm 2017-2019 từ kết quả điều tra trên tuyến ................................... 76 Bảng 3.5: Tần suất phát hiện Nai cà tông trên các dạng sinh cảnh ................ 90 Bảng 3.6: Tần suất phát hiện Nai cà tông tại các dạng sinh cảnh dựa trên số lần bắt gặp trên chiều dài của tuyến điều tra trong mùa khô .......................... 92 Bảng 3.7: Tần suất phát hiện Nai cà tông trên các dạng sinh cảnh dựa trên số lần bắt gặp trên chiều dài của tuyến điều tra trong mùa mưa ......................... 93 Bảng 3.8: Một số loài thực vật được Nai cà tông sử dụng làm thức ăn tại Khu bảo tồn Xonnabouly ........................................................................................ 95 Bảng 3.9: Danh sách một số loài thú hoang dã được phát hiện có cùng sinh cảnh sống với Nai cà tông tại Khu bảo tồn ................................................... 103 Bảng 3.10: Số liệu về các trường hợp tử vong của Nai cà tông trong thời gian 2017-2019...................................................................................................... 107 Bảng 3.11: Tổng hợp các vụ khai hoang (phá rừng) làm ao, hồ và đất nông nghiệp được phát hiện ................................................................................... 109 Bảng 3.12: Tổng số vụ khai khác gỗ và thu hái lâm sản tại khu điều tra ..... 111 Bảng 3.13: Tần suất phát hiện vật nuôi trong KBT (2017-2019) ................. 113
  10. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Dạ dày của thú Móng guốc chẵn nhai lại........................................ 10 Hình 1.2: Bản đồ khu phân bố của Nai cà tông (Rucervus eldii) trong quá khứ (a) và hiện tại (b). Hình 1.2 a: Angom and Husain (2013) và Hình 1.2 b: Gray et al. (2015)[115]. ............................................................................................ 14 Hình 1.3: Phân loài R.e. siamensis tại khu bảo tồn Xnnabouly (a) Một đàn nai trong tháng 8 (Khotpathoom 2018), (b) và (c) Các cá thể đực trường thành trong tháng 5 (b, Phiapalath 2018 và c, Xayyasith 2018). ........................... 16 Hình 1.4: Một đàn Nai cà tông phân loài R.e. siamensis trưởng thành tại Đảo Hải nam (còn gọi là R.e.hainanus) trong rừng tự nhiêu tại khu bảo tồn in Datian (a & c) và b: Các cá thể cái tại khu bảo vệ Bangxi (Ảnh: Chan and Mo Yanni, 2018). ................................................................................................... 18 Hình 1.5: Đàn Nai cà tông R.e. eldii tại Vườn quốc gia Keibul Lamjao, Ấn Độ. Ảnh (a): Angom (2012), (b): Badola Tubo (2018). ................................ 19 Hình 1.6: Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly. ........................................... 40 Hình 2.1: Sơ đồ các tuyến điều tra trong khu vực điều tra ............................. 47 Hình 2.2: Mô phỏng phương pháp đo khoảng cách trên tuyến....................... 53 Hình 2.3: Sơ đồ các điểm điều tra ................................................................... 54 Hình 2.4: Sơ đồ ô tiêu chuẩn 3 cấp phục vụ điều tra thảm thực vật ............... 55 Hình 3.1: Mức độ phân bố của Nai cà tông tại hai khu điều tra phía bắc và phía Nam ......................................................................................................... 64 Hình 3.2: Khu vực phân bố và đường di chuyển của Nai cà tông tại Khu bảo tồn trong năm 2017-2019 ................................................................................ 67 Hình 3.3: Xác suất phát hiện của mô hình g(x) (Uniform+cosine) trong kết quả điều tra Nai cà tông tại KBT Xonnabouly từ năm 2017-2019 ................. 70 Hình 3.4: Tỷ lệ diện tích của các dạng sinh cảnh tại khu điều tra, ở Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly. .......................................................................... 82
  11. x Hình 3.5: Cấu trúc rừng khộp hỗn loài ........................................................... 83 Hình 3.6: Cấu trúc của RK hỗn loài ngèo (a) và RK thuần loài (b) ............... 84 Hình 3.7: Cấu trúc của rừng RTX tại phía bắc Khu bảo tồn. ......................... 85 Hình 3.8: Dạng sinh cảnh rừng bán thường xanh ........................................... 87 Hình 3.9: Sinh cảnh trảng cỏ tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ..................... 88 Hình 3.10: Sinh cảnh đất nông nghiệp (a: mùa khô và b: mùa mưa) ............. 89 Hình 3.11: Một số loài thức ăn được Nai cà tông sử dụng ở khu vực canh tác nông nghiệp (Rau mương thon và Lúa nước) ................................................. 96 Hình 3.12: Các điểm khoáng tại Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly. ....... 98 Hình 3.13: Tình trạng nguồn đất khoáng trong Khu bảo tồn.......................... 99 Hình 3.14: Điểm khoáng số 5 với rất nhiều loài động vật hoang dã đến sử dụng cả ban ngày và ban đêm, ...................................................................... 100 Hình 3.15: Các trường hợp Nai cà tông bị chó nhà tấn công ...................... 106 Hình 3.16: Các địa điểm chặt phá rừng làm ruộng và ao, hồ chứa nước...... 110 Hình 3.17: Ảnh minh họa mối đe dọa đến sinh cảnh sống của Nai cà tông tại Khu bảo tồn Xonnabouly .............................................................................. 112
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tại luận án CHDCND Lào là một trong những quốc gia có độ che phủ rừng tự nhiên khá lớn ở khu vực Đông Nam Á. Diện tích rừng tự nhiên theo thống kê năm 2015 là 110.858,6 km2 (11,08 triệu ha), chiếm khoảng 46,7 % tổng diện tích cả nước (Department of Forest Resources Management, 2016)[45]. Do diện tích rừng còn lớn cộng với mật độ dân số thấp (6,8 triệu người và 28,72 người/km2) nên khu hệ sinh vật nói chung và khu hệ động vật nói riêng vẫn còn khá phong phú về loài, một số khu vực còn ít bị tác động. Hiện nay, tài nguyên đa dạng sinh học của CHDCND Lào phần lớn nằm trong 24 khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia (National Biodiversity Conservation Area) với tổng diện tích 37.680,80 km2, chiếm khoảng 15,91 % tổng diện tích cả nước (MoNRE-IUCN, 2016; Phimminith, 2013)[101],[183]. Thống kê mới nhất về tính đa dạng các loài động vật hoang dã cho thấy, khu hệ động vật của CHDCND Lào có 200 loài thú, khoảng 750 loài chim, 166 loài bò sát và lưỡng cư (Ministry of Agriculture and Forestry, 2010)[93]. Ngoài ra, tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái dưới nước cũng khá phong phú, với khoảng 500 loài cá, 7 loài cua và 10 loài tôm-tép đã được xác định (Phonvisay, 2013)[111]. Tuy nhiên, cho đến nay công tác bảo tồn quần thể loài và sinh cảnh sống cần thiết của các loài quý hiếm vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù cả luật bảo vệ rừng (Lao National Assembly, 2019)[78] và luật bảo vệ động vật hoang dã đều đã được ban hành và có hiệu lực (Lao National Assembly, 2007)[168] nhưng tình hình săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã và nạn phá rừng vẫn tiếp tục diễn ra với mức độ ngày càng trầm trọng (Johnson et al., 2006)[66]. Hiện nay, các loài động vật hoang dã tại các khu rừng bảo tồn và khu rừng bảo vệ trong cả nước đang bị đe dọa. Có tới 44 loài thú, 9 loài bò sát, 36 loài chim và 1 loài lưỡng cư nằm trong nhóm I, nhóm động vật nghiêm cấm
  13. 2 săn bắn, khai thác vì mục đích thương mại trong Sách đỏ của CHDCND Lào (Lao Department of Forestry 2007; Prime Minister’s Office, 2009)[167][170]. Thống kê của MoNRE and IUCN (2006)[101] cho thấy từ năm 1998 đến 2015 có khoảng 45 loài thú, 24 loài chim, 17 loài bò sát và 7 loài lưỡng cư đã rơi vào nhóm bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Trong những thập kỷ gần đây, một số loài động vật hoang dã quan trọng đã bị tuyệt chủng cục bộ tại nhiều khu vực. Ví dụ: Bò xám (Bos sauveli) tại khu rừng bảo tồn quốc gia Xe Pian ở miền nam và Tê giác (Rhinoceros sondaicus) ở khu rừng bảo tồn guốc gia Nam Phui, tỉnh Xayabouly ở miền Bắc (WB & STEA, 2005)[151]. Nai cà tông (Rucervus eldii ) còn có tên gọi khác theo địa phương của Lào là “Ông-Măng”. Nai cà tông là loài thú lớn quý hiếm thuộc Họ Hươu nai (Cervidae), nằm trong Sách đỏ nhóm I (nhóm động vật nghiêm cấm săn bắn, khai thác vì mục đích thương mại) của CHDCND Lào (Lao Department of Forestry 2007; Prime Minister’s Office, 2009; Prime Minister’s Office, 2009) [167][170] và thuộc nhóm nguy cấp (EN) của IUCN (Gray et al. 2015)[55]. Chúng sinh sống chủ yếu trong sinh cảnh rừng khộp hoặc rừng bán thường xanh có độ tàn che thấp, trên địa hình khá bằng phẳng tại khu vực Đông Nam Á (Lekagul and McNeely 1988, McShea 2003)[84],[95]. Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly, tỉnh Savannkhet, được Chính phủ Lào ra Nghị định thành lập vào năm 2004 với diện tích khoảng 93.338 ha (Ounmany et al. 2004)[103]. Mặc dù công tác bảo vệ Nai cà tông đã và đang được tiến hành, nhưng chủ yếu hướng tới việc tuyên truyền, giáo dục người dân, nâng cao đời sống, thành lập khu du lịch sinh thái. Theo thông tin của người dân địa phương và số liệu ban đầu của tác giả, môi trường sống của chúng đang bị tác động, tàn phá và lấn chiếm bởi người dân sống xung quanh Khu bảo tồn. Quan trọng hơn, công tác quản lý bảo vệ khu bảo tồn đang gặp nhiều khó khăn do các thông tin khoa học cần thiết liên quan đến đặc điểm quần thể và đặc điểm sử dụng sinh cảnh còn rất thiếu (Vongkhamheng and
  14. 3 Phirasack 2002, Stenhouse et al. 2005, Xayalath 2016, Trisurat and Bhumpakphan 2018) [143],[130],[171],[138]. Do đó, việc thực hiện luận án “Nghiên cứu hiện trạng, phân bố và đề xuất giải pháp bảo tồn Nai cà tông (Rucervus eldii M’Clelland, 1842) tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” là rất quan trọng và cần thiết. Luận án sẽ cung cấp các thông tin cập nhập mới về hiện trạng quần thể, đặc điểm sinh cảnh và sử dụng sinh cảnh của Nai cà tông trong khu vực. Kết quả của luận án sẽ là cơ sở đề xuất giải pháp hợp lý và hiệu quả nhằm quản lý, bảo tồn bền vững loài thú quý hiếm và sinh cảnh của chúng tại Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly (Xonnabouly Eld’s Deer Sanctuary). 2. Mục tiêu của luận án 2.1 Mục tiêu chung Cung cấp dữ liệu về hiện trạng, phân bố và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể Nai cà tông (Rucervus eldii) tại Khu bảo tồn Xonnabouly, góp phần phục vụ công tác quản lý và bảo tồn. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định được hiện trạng và đặc điểm phân bố của quần thể Nai cà tông tại Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly. - Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái của quần thể Nai cà tông tại Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly. - Đề xuất được các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo tồn loài Nai cà tông tại Khu bảo tồn Xonnabouly. 3. Đóng góp mới của luận án Luận án đã cung cấp các thông tin khoa học liên quan đến đặc điểm và kích thước quần thể, cấu trúc và kích thước đàn và sinh cảnh sống của Nai cà tông (Rucervus eldii) tại Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly, làm cơ sở nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn loài thú quý hiếm này tại CHDCND Lào cũng như trên thế giới.
  15. 4 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 4.1 Ý nghĩa khoa học Luận án đã cung cấp thông tin về đặc điểm quần thể, sinh cảnh và sinh thái của loài Nai cà tông (Rucervus eldii). Đây là các nguồn thông tin quan trọng, đặc biệt đối với loài phân loài Rucervus eldii siamensis ở khu vực Đông Dương. 4.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án đã đề xuất được các giải pháp quản lý bảo tồn bền vững quần thể và sinh cảnh sống của loài Nai cà tông (Rucervus eldii) tại Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Quần thể và sinh cảnh của Nai cà tông (Rucervus eldii) tại Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly. 5.2 Phạm vi nghiên cứu a. Phạm vi về nội dung Luận án tập trung vào một số đặc điểm quần thể của loài (Rucervus eldii) như kích thước, mật độ, cấu trúc đàn và đặc điểm phân bố cũng như sinh cảnh của chúng. b. Phạm vi về thời gian và không gian Luận án được thực hiện từ năm 2016-2019 tại Khu bảo tồn Nai cà tông Xonnabouly. Hoạt động điều tra được thực hiện ở phần phía Tây của khu bảo tồn.
  16. 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm của thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) 1.1.1. Thành phần loài thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) Nai cà tông thuộc họ Hươu nai (Cervidae). Số lượng loài trong họ thay đổi theo thời gian do các loài mới được phát hiện hoặc theo quan điểm phân loại khác nhau. Theo Wilson and Reeder (2007)[156], số lượng loài thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) là 51 loài, thuộc 19 giống. Bảng 1.1: Thành phần loài và giống của họ Hươu nai (Cervidae) TT Giống Số loài 1. Elaphodus 1 2. Muntiacus 11 3. Dama 1 4. Axis 4 5. Rucervus 3 6. Elaphurus 1 7. Przewalskium 1 8. Rusa 4 9. Cervus 2 10. Alces 2 11. Capreolus 2 12. Hydropotes 1 13. Rangifer 1 14. Hippocamelus 2 15. Mazama 9 16. Blastocerus 1 17. Ozotoceros 1 18. Pudu 2 19. Odocoileus 2 Tổng cộng 51 Nguồn: Wilson and reeder (2005).
  17. 6 Burgin và cộng sự (2018)[34] đưa ra thống kê mới nhất về số lượng loài thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae). Số lượng loài được công bố trong tài liệu này tăng lên gần gấp đôi, gồm 93 loài, thuộc 18 giống. Trong số đó, các giống có tổng số loài lớn nhất là giống Mazama với 24 loài, giống Muntiacus có 16 loài và giống Cervus có 16 loài. Tại CHDCND Lào, cho đến nay vẫn chưa có thống kê đầy đủ và rõ ràng về thành phần loài thú Móng guốc chẵn thuộc họ Hươu nai (Cervidae). Theo một số tài liệu (Duckworth et al. 1994, 1999, Hassanin 2007)[49],[50],[59], có ít nhất 7 loài được phát hiện (Bảng 1.2): Bảng 1.2: Các loài thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) của CHDCND Lào TT Tên tiếng Lào Tên tiếng Việt Tên khoa học Ông-Măng hoặc Rucervus eldi 1 Nai cà tông Ông hoặc Măng siamensis 2 Quàng Nai Rusa unicolor Muntiacus 3 Phan Sai Phu Luông Mang trường sơn truongsonensis Muntiacus 4 Phan Khao Nhai Mang lớn vuquangensis 5 Phan Đèng Hoẵng Muntiacus muntjak Muntiacus 6 Phan Đồng Mang roosevelt rooseveltorum 7 Phan Đào Hươu vàng Axis porcinus 1.1.2. Một số đặc điểm của thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) a). Đặc điểm hình thái, sinh học và giải phẫu Thú thuộc họ Hươu nai gồm các loài thú có kích thước cơ thể từ trung bình tới rất lớn. Các loài thú đều có chân mang số ngón chẵn, có 2 ngón (có guốc) và có sừng. Chúng đi bằng đầu ngón chân thứ III và thứ IV nên các
  18. 7 ngón này rất lớn và có kích thước gần bằng nhau. Ngón thứ I đã bị tiêu biến, ngón thứ II và thứ V bị tiêu giảm về kích thước và hầu như không chạm đất, trừ khi mặt đất quá xốp (Lekagul and McNeely 1988, Hutchins et al. 2004, Đặng Huy Huỳnh et al. 2008, Nguyễn Xuân Đặng and Lê Xuân Cảnh 2009)[80],[64], [2],[6]. Thú thuộc họ Hươu nai hầu hết đều mang sừng ở con đực, trừ ở Tuần lộc (Rangifer tarandus) cả đực và cái đều có sừng (Holmes et al., 2016)[36]. Sừng đặc và rụng hàng năm sau mỗi mùa sinh sản và mọc lại sau vài tuần.Sau khi sừng rụng, da xung quanh phát triển để che kín đế sừng, sau đó các động mạch hoạt động tích tụ canxi để phát triển thành sừng mới. Sừng non được phủ một lớp da có lông ngắn mềm như vải nhung nên được gọi là nhung. Sừng và răng nanh đóng vai trò vũ khí tự vệ nhằm cạnh tranh với các cá thể cùng loài (ví dụ: tranh giành vị trí đầu đàn, tranh giành thú cái trong mùa sinh sản và bảo vệ lãnh thổ, .v.v.v). Ngoài ra, sừng còn là vũ khí để tấn công hoặc tự vệ trước các loài động vật khác, như các loài thú ăn thịt hoặc loài động vật thiên địch khác (Hutchins et al., 2004)[64]. Sừng của các loài họ Hươu nai (Cervidae) có nhiều nhánh và mang tính đặc trưng loài hoặc giống. Sừng của chúng rụng sau mùa sinh sản và mọc mới và cứng chắc trước mùa sinh sản năm sau. Sừng của chúng phát triển dần theo độ tuổi (Hickman et al. 1997)[60]. Việc hình thành sừng và rụng sừng hàng năm giúp thú giải thoát bớt lượng canxi dư thừa trong cơ thể. Con cái giải thoát dư thừa canxi qua việc nuôi dưỡng bào thai và con non (Lekagul and McNeely 1988)[81]. Các loài họ Hươu nai (Cervidae) thường có tuyến lệ rất lớn cạnh góc trong của mỗi mắt và các tuyến da ở kẽ các ngón chân. Dịch tiết có mùi nặng và được thú sử dụng để thông tin liên lạc với nhau. Thú thuộc họ Hươu nai (Cervidae) không có răng cửa hàm trên. Công thức răng là: i 0-3/3, c 0-1/1, pm 2-4/2-4, m 3/3 x 2 = 30-44 chiếc (Đặng Huy Huỳnh et al. 2008) [2]. Dạ dày có 4 ngăn và thích nghi với việc tiêu hóa chất
  19. 8 Xenluloza thực vật. Trong dạ dày có hệ sinh vật và ký sinh trùng cộng sinh phong phú giúp phân hủy Xenluloza. Tóm lại, chúng có đặc điểm nhai lại thức ăn trong lúc nghỉ ngơi (Hanley 1982, Đặng Huy Huỳnh 1986, Lekagul and McNeely 1988)[57],[3],[81]. b). Đặc điểm phân bố và sinh cảnh Các loài thú thuộc họ Hươu nai thích nghi với rất nhiều sinh cảnh khác nhau trên trái đất, phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng loài. Chúng xuất hiện từ Bắc cực đến các lãnh nguyên (Tundra) và các khu rừng nhiệt đới (Hutchins et al. 2004)[64]. Chúng thường cư trú ở các khu vực rừng liền kề với vùng có sinh cảnh trảng cỏ, trảng cây bụi. Chúng thường di chuyển qua lại giữa các khu rừng và trảng cỏ, cây bụi. Thời điểm ban ngày, chúng thường sử dụng rừng làm nơi tránh nắng và ẩn náu, lẩn trốn các loài thú ăn thịt. Chúng thường nghỉ ở khu vực bìa rừng để dễ quan sát kẻ thù và nhanh chóng chạy trốn vào rừng rậm. Thời điểm ban đêm, sáng sớm hoặc chiều muộn chúng di chuyển ra các khu vực trảng cỏ trống dọc bìa rừng để kiếm ăn (Bhumpakphan 2000)[175]. Theo Duckworth et al. (1994, 1999)[49],[50], các loài thú thuộc họ Hươu nai của CHDCND Lào sống và hoạt động trong nhiều sinh cảnh khác nhau, nhưng chủ yếu trong rừng thứ sinh, nguyên sinh, các trảng cỏ và trảng cây bụi. Các loài khác nhau về mặt kích thước và tập tính sinh thái. Sinh cảnh sinh sống khác nhau, nhưng nhìn chung các loài thú phân bố ở CHDCND Lào không đòi hỏi khắt khe đặc biệt về sinh cảnh sống ngoại trừ loài Nai cà tông (Rucervus eldii siamensis). Nai cà tông chỉ xuất hiện ở khu rừng khộp (Dry Dipterocarp forest), trảng cỏ (Topical grassland hoặc Savannah) và rừng bán thường xanh (Mixed deciduous forest) tại vùng đồng bằng của các tỉnh miền Nam như tỉnh Savannakhet và tỉnh Champasak (Vongkhamheng and Phirasack 2002)[143].
  20. 9 c). Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn Các loài thú thuộc họ Hươu nai đều là những loài chuyên ăn thực vật. Chúng sử dụng hệ vi sinh vật sống trong dạ dày để phân hủy xenluloza và lignin thực vật. Để thích nghi với việc tiêu hóa thức ăn thực vật, chúng có dạ dày phức và ruột tịt nhỏ với dạ dày 4 ngăn (Hình1.1) và có tập tính nhai lại thức ăn (Hanley 1982, Hickman et al. 1997)[57],[60]. Tập tính nhai lại thức ăn là một đặc điểm tiến hóa giúp cho thú nhanh chóng thu được lượng lớn thức ăn ở các bãi trống nơi dễ bị kẻ thù (động vật ăn thịt) phát hiện và tấn công. Sau đó, chúng tìm nơi an toàn hơn để từ từ nhai lại thức ăn cho dễ tiêu hóa. Trong dạ dày, ngăn thứ nhất là túi dạ (Rumen) có kích thước lớn hơn các ngăn khác và chứa nhiều sinh vật ký sinh giúp phân hủy xenluloza thực vật. Quá trình lên men tiêu hóa cũng đã được bắt đầu từ đây (Lekagul and McNeely 1988)[81]. Tại ngăn thứ II (Hình1.1) (túi tổ ong - Reticulum) thức ăn tiếp tục được nghiền nát, đóng thành cục và đưa qua thực quản trở lại miệng để nhai lại sau đó được nuốt trở lại vào ngăn thứ nhất, tức túi dạ (Rumen). Quá trình này được lặp lại nhiều lần cho đến khi thức ăn trong ngăn thứ nhất đủ nhỏ mới chuyển sang ngăn thứ III (túi sách - Omasum) để tiếp tục tiêu hóa. Cuối cùng, thức ăn chuyển đến ngăn thứ IV (túi múi khế - Abomosum) nơi có chứa các dịch tiêu hóa. Tại đây, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn và sau đó chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non. Các loại thức ăn mềm như cỏ, lá non được tiêu hóa trong khoảng một ngày, còn các thức ăn thô cứng sẽ cần nhiều thời gian hơn, quá trình này có khi kéo dài lên tới cả tuần (Lekagul and McNeely 1988)[81]. Các loài thú có khả năng nhai lại không chỉ sử dụng các vi sinh vật để chiết xuất chất dinh dưỡng từ thực vật, chúng còn sử dụng các vi sinh vật như nguồn protein chính. Các vi sinh vật sử dụng protein thực vật để sinh sống và sinh sản, khi chúng được di chuyển cùng với các vật chất thực vật chưa tiêu hóa từ ngăn thứ nhất túi dạ (Rumen) tới ngăn thứ III túi sách
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2