intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng và một số đặc điểm sinh thái của Khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về khu hệ chim, phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng và một số đặc điểm sinh thái của Khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐỖ XUÂN TRƯỜNG NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA KHU HỆ CHIM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN – KỲ THƯỢNG, TỈNH QUẢNG NINH NGÀNH: LÂM SINH MÃ SỐ: 96 20 205 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ TIẾN THỊNH GS.TS. NGUYỄN THẾ NHÃ Hà Nội, 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong Luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2020 Nghiên cứu sinh Đỗ Xuân Trường
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện Luận án “Nghiên cứu tính đa dạng và một số đặc điểm sinh thái của Khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh”, ngoài những nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các thầy giáo, cô giáo, gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Vũ Tiến Thịnh; GS.TS Nguyễn Thế Nhã đã luôn tận tình hướng dẫn, đồng hành, chia sẻ cùng tôi trong suốt quá trình hình thành ý tưởng, triển khai các hoạt động nghiên cứu cũng như hoàn thiện Luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo Bộ môn: Động vật rừng, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường; Phòng Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Lâm nghiệp đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập, nghiên cứu và triển khai Luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Uỷ ban nhân dân các xã vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng và người dân địa phương đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu tại cơ sở. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận án. Trong quá trình thực hiện, hoàn thiện Luận án tôi luôn cố gắng, nỗ lực, tuy nhiên những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Nhà khoa học, các Thầy giáo, Cô giáo, bạn đồng nghiệp để Luận án được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2020 Tác giả Đỗ Xuân Trường
  4. iii MỤC LỤC Lời cam đoan………………………………………………………….……….i Lời cảm ơn…………………………………………………………….……...ii Mục lục……………………………………………………………………....iii Danh mục chữ viết tắt………………………………………………………..vi Danh mục các bảng…………………………………...……………………..vii Danh mục các hình……………………………………………………….…viii MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu đa dạng khu hệ chim ...... 6 1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu chim ở Việt Nam và Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng ...................................................................... 7 1.2.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khu hệ chim ở Việt Nam ............... 7 1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của của khu hệ chim ............. 11 1.2.3. Nghiên cứu hệ động vật nói chung và chim nói riêng tại khu vực Đông Bắc và Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng ................................. 13 1.3. Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ............................................................................................................... 17 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 17 1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội ............................................................. 23 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 28 2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 28 2.1.1. Tính đa dạng của khu hệ chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng .................................................................................................. 28 2.1.2. Tình trạng, phân bố của các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng......................................................................... 28 2.1.3. Đặc điểm phân bố của các loài chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ............................................................................................. 28
  5. iv 2.1.4. Các yếu tố đe doạ đến các loài chim tại khu vực nghiên cứu .... 28 2.1.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững khu hệ chim ở Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ............................... 28 2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 29 2.2.1. Phỏng vấn ................................................................................... 29 2.2.2. Điều tra trên tuyến ...................................................................... 30 2.2.3. Sử dụng lưới mờ .......................................................................... 36 2.2.4. Thu thập và giám định mẫu vật .................................................. 37 2.2.5. Phương pháp xử lý nội nghiệp .................................................... 38 Chương 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................43 3.1. Thành phần loài chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng .......... 43 3.1.1. Danh lục chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng .............. 43 3.1.2. Tính đa dạng thành phần loài chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng .................................................................................................. 57 3.2. Tình trạng, phân bố các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng ................................................................................................. 73 3.2.1. Danh sách các loài chim quý hiếm tại tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ................................................................................................... 73 3.2.2. Tình trạng và phân bố các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng......................................................................... 75 3.3. Đặc điểm phân bố của các loài chim trong Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ........................................................................................................ 81 3.3.1. Cấu trúc và đặc điểm phân bố của các dạng sinh cảnh chính trong Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng............................................. 81 3.3.2. Đặc điểm phân bố của các loài chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ............................................................................................. 86 3.4. Các yếu tố đe dọa tới các loài chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ........................................................................................................ 96
  6. v 3.4.1. Săn bắt trái phép ......................................................................... 96 3.4.2. Khai thác gỗ trái phép ................................................................ 97 3.4.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép......................................... 98 3.4.4. Lấn chiếm đất rừng trái phép ..................................................... 99 3.4.5. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất ............................................. 100 3.4.6. Cháy rừng ................................................................................. 100 3.4.7. Các điểm nóng trong bảo tồn chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ................................................................................................ 101 3.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển khu hệ chim Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ....................................................... 104 3.5.1. Các giải pháp tổ chức quản lý, kỹ thuật ................................... 104 3.5.2. Các giải pháp về chính sách ..................................................... 107 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ................................................109 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..............................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................113 PHỤ LỤC
  7. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ A Ảnh chụp BKHCN Bộ Khoa học Công nghệ BTTN Bảo tồn thiên nhiên CP Chính phủ CS Cộng sự ĐTQHR Điều tra quy hoạch rừng IUCN Danh lục Đỏ liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế KBT Khu bảo tồn KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên L Lưới MV Mẫu vật Nghị định 160/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tiêu chí xác NĐ160 định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo tồn Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực NĐ06 vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm NT Nghe thấy Nxb Nhà xuất bản PTNT Phát triển nông thôn QS Quan sát SĐVN Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 TL Tài liệu TT Thứ tự UBND Uỷ ban nhân dân VQG Vườn quốc gia
  8. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê các lớp động vật Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng .. 23 Bảng 1.2: Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực nghiên cứu đến sự đa dạng thành phần loài chim và công tác bảo tồn tài nguyên rừng tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ................................................................ 26 Bảng 2.1. Hệ thống các tuyến điều tra chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng 31 Bảng 3.1. Danh lục chim Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ..................... 43 Bảng 3.2. Các loài mới ghi nhận tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng .... 54 Bảng 3.3. Tình trạng cư trú của các loài chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ............................................................................................................ 63 Bảng 3.4. Đa dạng thành phần loài trong các bộ, họ, giống chim của Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ...................................................................... 57 Bảng 3.5. So sánh tính đa dạng của thành phần loài chim của Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng với một số khu bảo vệ vùng Đông Bắc ................... 61 Bảng 3.6. Danh sách các loài chim quý hiếm tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ............................................................................................................ 73 Bảng 3.7. Các trạng thái rừng và đất lâm nghiệp tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ...................................................................................................... 81 Bảng 3.8. Trạng thái rừng chính tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ..... 83 Bảng 3.9. Phân bố các loài chim theo sinh cảnh tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ...................................................................................................... 87 Bảng 3.10. Một số chỉ số đa dạng sinh học theo sinh cảnh sống.................... 88 Bảng 3.11. Phân bố số loài chim theo số lượng sinh cảnh sống ..................... 90 Bảng 3.12. Phân bố các loài chim theo tầng tán rừng..................................... 91 Bảng 3.13. Phân bố của các loài chim theo đai cao tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ...................................................................................................... 93 Bảng 3.14. Xếp hạng các mối đe dọa đến khu hệ chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng .......................................................................................... 101
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ ranh giới khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng……………….19 Hình 2.1. Bản đồ tuyến điều tra chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ....33 Hình 2.2. Tọa độ nơi ghi nhận các loài chim tại Khu BTTN Đồng Sơn Kỳ Thượng ............................................................................................................ 35 Hình 2.3. Lớp bản đồ hiện trạng rừng của Khu BTTN Đồng Sơn Kỳ Thượng.....35 Hình 2.4. Điểm ghi nhận các loài chim theo sinh cảnh tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ............................................................................................ 35 Hình 2.5. Mô hình tọa độ ghi nhận loài chim ở các đai cao khác nhau tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ...................................................................... 36 Hình 2.6. Mô hình tầng tán rừng (cấu trúc rừng theo chiều thẳng đứng) ....... 39 Hình 3.1. Đa dạng các họ chim, bộ ở Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng .. 58 Hình 3.2. Đa dạng các giống trong các bộ chim của Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ...................................................................................................... 59 Hình 3.3. Đa dạng số loài trong các bộ chim của Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ............................................................................................................ 60 Hình 3.4. So sánh tính đa dạng của thành phần loài chim của Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng với một số khu bảo vệ vùng Đông Bắc ................... 61 Hình 3.5. Bản đồ phân bố loài chim quý hiếm Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng.........................................................................................................79 Hình 3.6. Bản đồ hiện trạng rừng Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ........ 82 Hình 3.7. Biểu đồ phân bố loài chim theo sinh cảnh ...................................... 87 Hình 3.8. Biểu đồ phân bố số loài theo số lượng sinh cảnh ........................... 90 Hình 3.9. Phân bố các loài chim theo tầng tán rừng ....................................... 91 Hình 3.10. Phân bố của các loài chim theo đai cao tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng ...................................................................................................... 94
  10. ix Hình 3.11. Mô hình một số điểm ghi nhận các loài chim theo các độ cao khác nhau tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng................................................. 95 Hình 3.12. Lông của một số loài chim sau khi bị săn bắt và giết thịt ............. 97 Hình 3.13. Khai thác gỗ trái phép tại khu vực ................................................ 98 Hình 3.14. Lấn chiếm đất rừng trái phép ...................................................... 99 Hình 3.15. Các điểm nóng trong bảo tồn chim tại Khu BTTN Đồng Sơn Kỳ Thượng…………………………………………………………………102
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới, đặc biệt là hệ động vật, trong đó nổi bật là các loài chim. Theo thống kê (Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân, 2011), đến nay số loài chim đã biết của Việt Nam là 887 loài. Theo Lê Mạnh Hùng, 2012 số loài chim đã được thống kê và ghi nhận ở Việt Nam là 891 loài, trong số đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm như: Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Công (Pavo muticus)…Cùng với việc phát hiện ra 3 loài chim mới trong những năm cuối thế kỷ 20 là Khướu ngọc linh (Garrulax ngoclinhensis), Khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum) và Khướu kon ka kinh (Garrulax kongkakingensi) đã cho thấy tài nguyên động vật nói chung và chim nói riêng của Việt Nam rất đa dạng, phong phú, đồng thời có thể còn nhiều loài chưa được phát hiện và khám phá. Có thể nói Khu hệ chim, đặc biệt là đặc điểm sinh thái của các loài chim ở vùng địa lý sinh học Đông Bắc Việt Nam còn ít được nghiên cứu. Số lượng các khu rừng đặc dụng trong vùng tương đối ít, lại manh mún và bị tác động mạnh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là tại những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao như Quảng Ninh, Hải Phòng. Tính đa dạng sinh học của các loài chim cũng đã suy giảm nhanh chóng vì đây là nhóm loài có quan hệ chặt chẽ với điều kiện lớp phủ thực vật, môi trường sống bị thay đổi. Do vậy, hướng nghiên cứu sâu về khu hệ chim đại diện cho vùng địa lý sinh học Đông Bắc và đặc điểm sinh thái, cũng như các tác động của con người tới phân bố của chúng là rất cần thiết và có giá trị khoa học, thực tiễn cao. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có một số ít các công trình nghiên cứu về khu hệ chim tại khu vực như “Kết quả đánh giá nhanh đa dạng sinh học trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử” do nhóm chuyên gia của trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp với trường Đại học Nông Lâm Thái
  12. 2 Nguyên thực hiện năm 2008; “Báo cáo Chuyên đề Đa dạng chim tỉnh Quảng Ninh” do nhóm chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện tháng 6/2011. Hầu hết các công trình nghiên cứu này là các công trình điều tra nhanh, quy mô nhỏ và hầu như không đề cập đến các đặc điểm sinh thái của khu hệ động vật, trong đó có khu hệ chim. Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng được thành lập năm 2002, với tổng diện tích hiện nay là 15.593,810 ha, nằm trên địa bàn 05 xã của huyện Hoành Bồ và nằm ở trung tâm của vùng địa lý sinh học Đông Bắc. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào đánh giá hoặc nghiên cứu tổng thể, chi tiết về thực trạng khu hệ động vật trong Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Tại đây chỉ có một số công trình điều tra, đánh giá nhanh về một số loài động vật, chưa có những đánh giá chi tiết về mức độ đa dạng cũng như đề xuất những giải pháp bảo tồn cụ thể. Đặc biệt là những nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của các loài chim trong khu vực hầu như chưa được đề cập, trong đó có các loài chim. Ngày 26 tháng 7 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2013 - 2020. Ngày 23/01/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định về việc phê quyệt quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài, nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm; trên cơ sở đó, từng bước khôi phục các hệ sinh thái gắn với các quy hoạch khác và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất và tổ chức các hoạt động nghiên cứu về khu hệ động vật nói chung và khu hệ chim nói riêng tại khu vực một cách bài bản, chi tiết, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, làm cơ sở để đề xuất và triển khai các giải pháp bảo tồn. Để góp
  13. 3 phần thực hiện mục tiêu này, tôi đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa dạng và một số đặc điểm sinh thái của Khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu về khu hệ chim, phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được thành phần loài chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng; - Xác định được các loài chim quý hiếm và đánh giá được tình trạng của chúng tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng; - Xác định được đặc điểm phân bố các loài chim theo sinh cảnh, đai cao và tầng tán ở Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng; - Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đe dọa đến khu hệ chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng; - Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn phát triển bền vững khu hệ chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu đã cập nhật dữ liệu thành phần loài, đặc điểm phân bố và những yếu tố đe dọa đến khu hệ chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng. Đây là những dẫn liệu hoàn toàn mới, chưa từng được nghiên cứu trước đây tại khu vực. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để tổ chức triển khai công tác quản lý, bảo tồn các loài chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng Đông Bắc Bộ nói chung.
  14. 4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Ngoài cơ sở dữ liệu được thu thập, công bố, nghiên cứu đã chỉ ra được những yếu tố đe dọa đến khu hệ chim, đồng thời đề xuất được các giải pháp quản lý, bảo tồn các loài chim hiệu quả, có tính khả thi cao nhằm góp phần cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh. 4. Những đóng góp mới của Luận án - Đã xác định được thành phần loài chim và tính đa dạng khu hệ chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng trên cơ sở dữ liệu điều tra mới. - Đã xác định được danh sách các loài chim quý hiếm cần ưu tiên bảo tồn cũng như khu vực và sinh cảnh phân bố của chúng. - Đã xác định được đặc điểm phân bố của các loài chim tại khu vực nghiên cứu theo sinh cảnh, đai cao, theo tầng tán. - Đã xác định được được 6 yếu tố đe dọa trực tiếp, gián tiếp, khoanh vùng được 05 điểm nóng trong bảo tồn chim và đề xuất được 2 nhóm giải pháp bảo tồn và phát triển khu hệ chim tại Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các loài chim, sinh cảnh phân bố trong phạm vi, ranh giới của Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 5 năm 2017 trong phạm vi, ranh giới của Khu BTTN Đồng Sơn – Kỳ Thượng, tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, khảo sát nghiên cứu thực địa gồm 4 đợt chính, trung bình 60 ngày/đợt: + Đợt 1: Từ tháng 7-9/2015;
  15. 5 + Đợt 2: Từ tháng 4-5/2016; + Đợt 3: Từ tháng 11-12/2016; + Đợt 4: Từ tháng 3-5/2017. - Luận án tập trung nghiên cứu về đặc điểm thành phần loài chim, xây dựng danh sách và đặc điểm sinh thái các loài chim quý hiếm, đặc điểm phân bố của các loài chim theo sinh cảnh, tầng tán, đai cao; các mối đe dọa đến các loài chim làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý bảo tồn hiệu quả. 6. Kết cấu của Luận án Phần chính của Luận án dài: 111 trang bao gồm các phần sau: - Phần mở đầu - Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Nội dung và Phương pháp nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và Thảo luận - Kết luận, tồn tại, khuyến nghị Phần phụ lục bao gồm các kết quả tính toán trung gian, hình ảnh các loài chim ghi nhận tại thực địa, hình ảnh điều tra thực địa và các sinh cảnh đặc trưng khu vực nghiên cứu. Ngoài ra Luận án còn có đầy đủ các phần như lời cam đoan, mục lục, danh mục bảng biểu, hình ảnh, danh lục các từ viết tắt và danh lục các công trình khoa học có liên quan đến Luận án đã công bố. Luận án tham khảo 74 tài liệu trong đó có 47 tài liệu tiếng Việt, 27 tài liệu tiếng nước ngoài và các cơ sở dữ liệu trực tuyến có liên quan.
  16. 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu đa dạng khu hệ chim Các loài chim là một thành phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên nói chung và hệ động vật hoang dã nói riêng. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sống, trong đó có nhiều loài được lựa chọn như là những loài chỉ thị chất lượng sinh cảnh và tính đa dạng sinh học của một khu vực cụ thể. Do đó để quản lý, bảo tồn và phát triển được khu hệ chim tại các Vườn Quốc Gia (VQG) và khu bảo tồn thiên nhiên thì việc xác định được tính đa dạng cũng như các mối quan hệ sinh thái là vô cùng quan trọng. Khi các mối quan hệ sinh thái được chỉ ra một cách rõ ràng cũng như duy trì các mối quan hệ sinh thái một cách cân bằng thì khu hệ chim mới có cơ hội được duy trì và phát triển. Các loài chim là những sinh vật nhạy cảm đặc biệt với những tác động, biến đổi của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là những biến đổi của môi trường sinh thái. Xu thế biến đổi quần thể của các loài có liên quan mật thiết đến sự biến đổi của chất lượng sinh cảnh sống. Những tác động tiêu cực của con người đến môi trường sống như: khai thác rừng trái phép, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, săn bắn, dịch bệnh đều là những nguy cơ hàng đầu cho sự suy giảm số lượng loài và số lượng cá thể của quần thể. Do đó, để bảo vệ,phát triển các loài chim thì việc bảo vệ môi trường sống và bảo vệ sinh cảnh cư trú của các loài là ưu tiên hàng đầu. Ngoài tác động lên sinh cảnh sống, con người còn gây ra những tác động trực tiếp dẫn tới sự suy giảm của các loài và số lượng cá thể. Đáng kể nhất trong số đó là hoạt động săn bắt trái phép vì mục đích thương mại, kèm theo đó là các hoạt động có liên quan như buôn bán và nuôi nhốt trái phép các loài chim. Hoạt động này có thể được bắt gặp ở bất kỳ các khu vực nào ở Việt Nam, đặc biệt là tại các khu bảo vệ như: VQG hay Khu BTTN. Hậu quả mà
  17. 7 nó mang lại là vô cùng lớn mà điển hình là sự suy giảm đáng kể về số lượng cá thể các loài, thậm chí gây ra tình trạng tuyệt chủng cục bộ tại nhiều khu vực. Điển hình trong số đó là các loài chim quý hiếm, có kích thước lớn, giá trị thương mại cao như Công, Hồng hoàng, Niệc mỏ vằn… Việc nghiên cứu để xác định thành phần loài, tính đa dạng của khu hệ chim, phân bố và các mối quan hệ sinh thái đồng thời chỉ ra những tác động tiêu cực đến khu hệ chim của một khu vực cụ thể là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Kết quả của những nghiên cứu này không chỉ góp phần bổ sung các dẫn liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu, quản lý đa dạng sinh học mà còn giúp các địa phương, đơn vị, đặc biệt là các VQG, Khu BTTN chủ động xây dựng những chiến lược bảo tồn khu hệ chim một cách phù hợp và hiệu quả. 1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu chim ở Việt Nam và Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng 1.2.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khu hệ chim ở Việt Nam Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chim tại Việt Nam chỉ được bắt đầu từ những năm cuối thể kỷ 19 và đầu thể kỷ 20. Đầu tiên là công trình nghiên cứu của tác giả Oustalet [69, 70] với tên gọi “Chim Căm pu chia, Lào, Nam Bộ và Bắc Bộ Việt Nam”. Trong giai đoạn này, E.Boutan có tổ chức sưu tầm chim ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kết quả của đợt sưu tầm này được xuất bản vào năm 1905 trong tập "Mười năm nghiên cứu động vật". Sau đó bộ sưu tập này đã được Ménégaux phân tích và cho công bố [60]. Vào năm 1917, nhà khoa học người Nhật Bản Kuroda [63] đã phân tích bộ sưu tập chim do S. Txikia sưu tầm vào năm 1911-1912 ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và ghi nhận được 130 loài và loài phụ. Kinne (1929) [62] đã công bố kết quả phân tích bộ sưu tập chim và trứng chim tại vùng Tây Bắc Việt Nam. Kết quả phân tích đã xác định được 219
  18. 8 loài và loài phụ, đồng thời 11 loài và loài phụ chim mới ở miền Bắc Việt Nam cũng được tác giả công bố. Năm 1931, công trình "Chim Đông Dương” được xuất bản bởi hai tác giả Delacour và Jabouille [57]. Công trình này đã mô tả 954 loài và loài phụ, tuy nhiên tác giả chưa đề cập nhiều đến đặc điểm sinh học và phân bố của các loài. Trong giai đoạn 1931 – 1945, các công trình nghiên cứu chim tại Việt Nam rất ít. Nổi bật có công trình nghiên cứu của Milon (1942) [68] được thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn. Kết quả nghiên cứu đã xác định 140 loài và loài phụ. Trong thời gian từ năm 1941 đến 1942, Bourret [50-52] đã phân tích một vài bộ sưu tập nhỏ thu được ở vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó tập trung ở tỉnh Lạng Sơn và một số địa phương lân cận. Từ 1945 – 1954 do ảnh hưởng của chiến tranh, các hoạt động nghiên cứu khoa học về động vật nói chung và các loài chim nói riêng bị gián đoạn và chỉ trở lại khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng. Trong thời gian này có một số công trình được công bố bởi các nhà khoa học Việt Nam như Võ Quý, Trần Gia Huấn, Đỗ Ngọc Quang, Đào Văn Tiến [38 - 41] và các công trình nghiên cứu của W.Fisher nghiên cứu về chim miền Bắc Việt Nam công bố vào năm 1961, 1962 [58,59]; Năm 1964, Lê Diên Dực [10] có công bố những kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài Sáo mỏ ngà và Sáo mỏ vàng ở Việt Nam. Năm 1971, Võ Quý [42] đã công bố công trình “Sinh học các loài chim thường gặp ở Việt Nam”. Trong tài liệu này, gần 700 loài và loài phụ được mô tả về đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản. Trong số đó, có một loài mới và một loài phụ mới cho khoa học là loài Gà lôi lam đuôi trắng (Lophura hatinhensis) và phân loài Hút mật tam đảo (Nectarinia jugularis tamdaoensis). Năm 1972 [43], Võ Quý tiếp tục đưa ra kết quả nghiên cứu về sự phân bố theo sinh cảnh của khu hệ chim Bắc Việt Nam
  19. 9 Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, nhiều hoạt động nghiên cứu về chim ở Việt Nam được đẩy mạnh. Nổi bật là công trình “Chim Việt Nam, hình thái và phân loại” (Võ Quý, 1975; 1981) [44,45]. Trong tài liệu này, hơn 1000 loài và phân loài chim được thống kê và mô tả. Năm 1981, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đã công bố "Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam" trong đó có đánh giá đến tài nguyên chim [35]. Tiếp đó, năm 1985, Stepanya, Võ Quý và các cộng sự [48] công bố một số dẫn liệu về sinh học, sinh thái của chim rừng nhiệt đới Việt Nam. Năm 1983, Lê Vũ Khôi [14] đã công bố kết quả nghiên cứu về nguồn lợi chim trong báo cáo kết quả nghiên cứu về nguồn lợi động vật trung du miền Bắc. Năm 1995, Võ Quý, Nguyễn Cử [46] đã xuất bản công trình “Danh lục chim Việt Nam” với 828 loài thuộc 19 bộ, 81 họ chim đã tìm thấy ở Việt Nam. Đặc biệt trong công trình này các tác giả đã mô tả chi tiết về hiện trạng và vùng phân bố của mỗi loài được đề cập. Năm 2000, Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, Karren Phillips [7] đã xuất bản cuốn “Chim Việt Nam” với khoảng 850 loài, trong đó có khoảng 500 loài được mô tả chi tiết về đặc điểm phân bố, tình trạng và nơi ở có kèm hình vẽ màu minh hoạ. Năm 2001, Nguyễn Cử [8] đã công bố một số thông tin mới về kết quả điều tra chim ở Việt Nam, với 19 loài chim được bổ sung cho khu hệ chim Việt Nam trong thập niên 90. Tiếp đó, 52 loài mới được bổ sung cho danh lục chim Việt Nam, nâng tổng số loài chim ở Việt Nam lên 880 loài (Nguyễn Cử, 2009) [9]. Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 2007, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật đã xuất bản ấn phẩm “Động vật chí” với 25 tập. Trong tập 18, tác giả Lê Đình Thủy [29] đã thống kê cả nước có khoảng 164 loài chim nước và di cư thuộc 68 họ, 5 bộ. Trong đó tác giả đã mô tả đặc điểm nhận biết, đặc điểm
  20. 10 sinh học, sinh thái học, vùng phân bố của các loài. Ngoài ra trong sách còn có các hình vẽ mầu các loài chim nước giúp độc giả dễ dàng nhận biết. Năm 2011, Nguyễn Lân Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Vân [22] đã xuất bản cuốn “Danh lục chim Việt Nam”. Trong tài liệu này, tác giả đã thống kê được 887 loài chim thuộc 88 họ của 20 bộ, bổ sung 59 loài cho “Danh lục chim Việt Nam” của Võ Quý, Nguyễn Cử năm 1995. Ngoài danh pháp khoa học, hiện trạng thì các tác giả cũng đề cập và bổ sung những dẫn liệu mới liên quan đến vùng phân bố của các loài chim. Để phục vụ cho mục đích nhận dạng chim ngoài thực địa, gần đây các nhà nghiên cứu cũng đã xuất bản nhiều sách hướng dẫn thực địa về các loài chim. Cụ thể Robson (2005) [55] đã xuất bản cuốn sách Chim Đông Nam Á, trong đó có mô tả đặc điểm nhận dạng các loài chim có cư trú ở Việt Nam. Lê Mạnh Hùng (2012) [12] cũng đã xuất bản cuốn sách nhận dạng chim trong đó có mô tả và ảnh màu của 532 loài chim. Nghiên cứu nhằm thống kê thành phần loài đã được nhiều tác giả thực hiện. Đã có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về một số nhóm loài chim riêng biệt như Lê Mạnh Hùng (2011) [12]. Tác giả đã thống kê được 52 loài chim ăn thịt ở Việt Nam. Tác giả cũng đã đề xuất phương pháp phân biệt các loài dựa vào đặc điểm hình thái. Nguyễn Cử (1987) [6] đã nghiên cứu về đặc điểm hình thái phân loại của 6 loài chim Chèo bẻo trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới Tây Nguyên. Ở quy mô nhỏ hơn, khá nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện ở các Khu bảo tồn và Vườn Quốc gia. Tuy nhiên, mức độ đầy đủ về thành phần loài chim thống kê được thay đổi khá lớn. Chỉ có một số ít Khu bảo tồn hoặc Vườn Quốc gia được thống kê khá đầy đủ. Năm 2007, Hoàng Ngọc Thảo và cộng sự [24] đã nghiên cứu và công bố thành phần loài chim tại Khu BTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An. Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận sự có mặt của 137 loài thuộc 37 họ và 12 bộ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2