Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015
lượt xem 5
download
Mục đích của luận án nhằm làm sáng tỏ hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2000 đến năm 2015; đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2018
- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐOÀN NGỌC HẢI 2. TS. TRẦN THỊ VUI HÀ NỘI - 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hoa Phượng
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 29 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (2000-2010) 31 2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 31 2.2. Chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 46 2.3. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo phát triển kinh tế biển 60 Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN (2010-2015) 78 3.1. Những yếu tố mới tác động đến quá trình lãnh đạo kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 78 3.2. Chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 84 3.3. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế biển 96 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 113 4.1. Nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015 113 4.2. Một số kinh nghiệm 135 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 173
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ASEAN : Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các nước Đông Nam Á BC/KT : Báo cáo/Kinh tế BCH TW : Ban Chấp hành Trung ương CNXH : Chủ nghĩa xã hội CT/TU : Chỉ thị/Tỉnh ủy CT/TW : Chỉ thị/Trung ương CT/UB : Chỉ thị/Ủy ban CTr/TU : Chương trình/Tỉnh ủy CTr/UBND : Chương trình/Ủy ban nhân dân CV : Cheval Vapeur - Đơn vị đo công suất tàu biển DWT : Dead Weight Tonnage - Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu biển EU : European Union - Liên minh châu Âu GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội HĐND : Hội đồng nhân dân KT-XH : Kinh tế - xã hội NQ/TU : Nghị quyết/Tỉnh ủy NQ/TW : Nghị quyết/Trung ương ODA : Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức QĐ/HĐND : Quyết định/Hội đồng nhân dân QĐ/UB : Quyết định/Ủy ban TEU : Twenty foot Equivalent Unit - Đơn vị chuyển đổi tương đương một container 20 feet
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia biển, do đó kinh tế biển đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổng thể nền kinh tế. Cùng với kinh tế các vùng đồng bằng, trung du, núi, rừng, kinh tế biển Việt Nam là một bộ phận hợp thành, góp phần phát triển đất nước trên nhiều phương diện, có ý nghĩa to lớn đối với phát triển quốc phòng, an ninh. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã từng bước có những chủ trương đúng đắn để phát triển kinh tế biển toàn diện. Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, ngày 09-02-2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, xác định rõ mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu trở thành một quốc gia “mạnh về biển và giàu lên từ biển”, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Phát huy lợi thế của một quốc gia biển, trong những năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phát triển kinh tế biển đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong hoạch định chủ trương, Đảng xác định, phát triển kinh tế biển là chiến lược lâu dài của Việt Nam, vì vậy cần huy động mọi nguồn lực để kinh tế biển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, đến nay, các ngành kinh tế biển của Việt Nam như: đánh bắt hải sản, khai thác dầu, khí, khoáng sản… vẫn nặng về khai thác, làm cạn kiệt nhanh nguồn tài nguyên của đất nước. Trước xu thế tiến ra biển, làm giàu từ biển của các quốc gia trên thế giới ngày càng mạnh mẽ, Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải đầu tư nhiều hơn cho các ngành kinh tế biển; có nhiều giải pháp khả thi hơn nữa để phát triển kinh tế biển ngày càng hiệu quả, góp phần phát huy tiềm lực kinh tế
- 2 quốc gia. Đồng thời, phấn đấu thực hiện mục tiêu: “Đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP, 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước” [43, tr.76]. Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong 28 tỉnh, thành phố có biển của Việt Nam; là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển. Trong những năm gần đây, trong xu thế chung của cả nước quan tâm đến phát triển kinh tế biển, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã quán triệt các chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa ra những biện pháp, giải pháp nhìn chung là kịp thời và phù hợp nhằm phát triển nhanh, mạnh kinh tế biển của tỉnh. Phát huy thế mạnh của địa phương có biển, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V nhiệm kỳ 2010-2015, đề ra mục tiêu phát triển kinh tế biển đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020: “Phấn đấu xây dựng, phát triển tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, với hệ thống thương cảng quốc gia và quốc tế vào đầu thời kỳ 2010- 2015” [34, tr.29]. Với chủ trương trên, Đảng bộ tỉnh đã đặt kinh tế biển đúng với vị thế của nó trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bên cạnh nhiều thành tựu to lớn trong lãnh đạo phát triển kinh tế biển, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, những lúng túng nhất định. Trong bối cảnh thế giới, khu vực và các quốc gia biển đang hướng ra biển với các chiến lược phát triển kinh tế biển quy mô, hiện đại, thì chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn hạn chế về tầm nhìn; công tác dự báo, định hướng chiến lược, liên kết giữa các địa phương, kết nối giữa các vùng, miền… còn nhiều bất cập; việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển du lịch, cảng biển với bảo vệ cảnh quan môi trường còn nhiều lúng túng, khiến cho việc sử dụng và khai thác tiềm năng, nguồn lợi từ biển chưa thật hiệu quả, thiếu bền vững… Điều đó phần nào làm giảm tính hiệu quả của phát triển kinh tế, khiến kinh tế biển của tỉnh chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu mà thực tiễn đang đặt ra.
- 3 Để phát triển kinh tế biển hiệu quả, đúng hướng ở thời kỳ tới, cần tổng kết, phân tích, soi chiếu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đối với lĩnh vực này; từ đó rút ra những kinh nghiệm tham khảo hữu ích. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015” làm luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nhằm làm sáng tỏ hoạt động lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2000 đến năm 2015; đúc rút một số kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án để khẳng định những vấn đề đã được giải quyết và xác định những vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Phân tích, làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015. Phân tích, luận giải, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2000 đến năm 2015. Nhận xét những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển trong những năm 2000-2015. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu hoạt động lãnh đạo (chủ trương và sự chỉ đạo) phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2000 đến năm 2015.
- 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Các ngành kinh tế biển Việt Nam hiểu theo nghĩa rộng thì đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện cụ thể của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, luận án tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với các ngành kinh tế biển được coi là thế mạnh của tỉnh như: 1. Kinh tế hàng hải, bao gồm nhiều lĩnh vực như: Cảng biển, dịch vụ cảng biển, vận tải biển và đóng tàu biển. Tuy nhiên, xét thấy trong thời gian luận án nghiên cứu, thế mạnh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về kinh tế hàng hải là lĩnh vực cảng biển, nên nghiên cứu sinh chỉ tập trung vào lĩnh vực này; 2. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; 3. Du lịch biển; 4. Kinh tế hải đảo. Bên cạnh đó, luận án cũng trình bày ngắn gọn sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với những vấn đề góp phần quan trọng vào thúc đẩy các ngành kinh tế biển của tỉnh phát triển như: Công tác tuyên truyền biển, đảo; công tác đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; công tác bảo vệ môi trường; công tác tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế biển và công tác hợp tác quốc tế và mở rộng liên kết vùng để phát triển kinh tế biển. Riêng ngành khai thác, chế biến dầu khí, tuy đóng trên địa bàn tỉnh, nhưng là ngành thuộc sự đầu tư, quản lý của Trung ương không đề cập trong luận án vì không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án. - Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Về thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 2000 (Đại hội lần thứ III của Đảng bộ tỉnh) đến năm 2015 (kết thúc Đại hội lần thứ V của Đảng bộ tỉnh). Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án, để đảm bảo tính hệ thống, nghiên cứu sinh sử dụng một số tài liệu, tư liệu liên quan trước năm 2000 và sau năm 2015.
- 5 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. 4.2. Nguồn tài liệu Để thực hiện đề tài, luận án sử dụng các nguồn tài liệu: - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ năm 2000 đến năm 2015; một số văn bản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; - Văn kiện Đại hội và hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, đề án, báo cáo… của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan đến kinh tế biển và phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Các công trình nghiên cứu của các cá nhân, tập thể đã được công bố liên quan đến đề tài luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu và viết luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp phổ quát của khoa học lịch sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp logíc là chủ yếu, kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê. Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 khi phân kỳ các giai đoạn lịch sử 2000-2010 và 2010-2015; hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo tiến trình lịch sử trong từng chương, tiết để thấy rõ sự hình thành và phát triển đường lối, chủ trương phát triển kinh tế biển.
- 6 Phương pháp logic được sử dụng trong các chương, chủ yếu ở chương 4 của luận án. Thông qua các sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử, luận án khái quát thành những luận điểm, quan điểm… đánh giá ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết kinh nghiệm lịch sử, làm rõ giá trị lịch sử, hiện thực của những nhận xét, kinh nghiệm rút ra. Đồng thời, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… được kết hợp sử dụng ở các chương nhằm làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh trong từng giai đoạn lịch sử. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án làm rõ được những yếu tố tác động đến việc hoạch định chủ trương và quá trình chỉ đạo triển khai phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2000 đến năm 2015 - Luận án khái quát được những chủ trương quan trọng và phục dựng khá cụ thể quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trên các lĩnh vực kinh tế biển do tỉnh đầu tư và quản lý: Hàng hải (chủ yếu là cảng biển); khai thác nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản; du lịch biển và kinh tế hải đảo. - Đánh giá khách quan các ưu điểm và hạn chế, khiếm khuyết; làm rõ được một số nguyên nhân khách quan, chủ quan của ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2000 đến 2015. Từ đó, luận án đúc kết những kinh nghiệm, có thể tham khảo cho quá trình bổ sung, hoàn thiện chủ trương cũng như quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hiện tại và tương lai. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Thứ nhất, luận án hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển kinh tế biển từ năm 2000 đến năm 2015. Qua đó, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát
- 7 triển kinh tế biển - nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế biển của địa phương. Thứ hai, rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế, đúc rút kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo phát triển kinh tế biển, góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chiến lược biển (trong đó có kinh tế biển) từ một Đảng bộ tỉnh. Thứ ba, góp phần cung cấp những cơ sở khoa học, kinh nghiệm để Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục lãnh đạo thực hiện phát triển kinh tế biển trong giai đoạn mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương, lịch sử Đảng trong các nhà trường, Viện nghiên cứu. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu trúc thành 4 chương, 10 tiết.
- 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Vấn đề biển và đại dương là vấn đề thời sự của nhân loại, đặc biệt trong thế kỷ XXI. Do vậy, biển và phát triển kinh tế biển luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân các nhà khoa học. Khảo cứu những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án đã được công bố, có thể chia thành các nhóm: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế biển nói chung Võ Nguyên Giáp có cuốn Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về biển ở nước ta [51]. Theo tác giả, trong suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, biển đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển, với công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Từ đó, tác giả chỉ rõ nhiệm vụ khoa học kỹ thuật về biển là phải góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng biển trong thời gian trước mắt và lâu dài. Ngành khoa học và kỹ thuật về biển phải ngày càng được chú trọng nhằm góp phần nghiên cứu, ứng dụng, thúc đẩy kinh tế biển phát triển nhanh chóng, xứng đáng với tiềm năng, lợi thế của biển Việt Nam. Công trình Đổi mới và phát triển kinh tế vùng ven biển của Lê Cao Đoàn [49]. Tác giả nghiên cứu trực tiếp quá trình phát triển vùng kinh tế ven biển dưới góc độ kinh tế học phát triển ở vùng nước lợ ven biển tỉnh Thái Bình - là nơi trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc khai hoang lấn biển nhằm mục đích nuôi trồng và kinh doanh hải sản. Vì vậy, ngày nay cần phải tiếp tục phát triển nghiên cứu lĩnh vực khai hoang lấn biển vùng nước lợ để mở rộng diện tích phát triển lĩnh vực khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản với quy mô lớn. Từ đó, tác giả đề xuất những kiến nghị về chính sách kinh tế - xã hội nhằm biến vùng kinh tế ven biển thành một vùng kinh doanh phát triển hiệu quả, bền vững.
- 9 Đào Mạnh Sơn với cuốn Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam [96]. Nghiên cứu trên đã đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng ven biển Việt Nam, đồng thời, phân tích, đánh giá về những thành công, hạn chế của việc khai thác và nuôi trồng nguồn lợi hải sản. Do đánh bắt quá mức, công nghệ chế biến còn lạc hậu, chưa có quy hoạch dài hạn về nuôi trồng và áp dụng công nghệ nuôi trồng tiên tiến… đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển, thậm chí làm biến mất những loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Các nghiên cứu đã tập trung đưa ra hệ thống giải pháp, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa khai thác, nuôi trồng, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế trước mắt, vừa đảm bảo nguồn lợi hải sản cho sự phát triển lâu dài, bền vững. Nguyễn Bá Diến với cuốn Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và Chiến lược phát triển bền vững [26]. Trong công trình này, tác giả đã giới thiệu khái quát hệ thống chính sách, pháp luật về biển của Việt Nam, về nguyên tắc phát triển bền vững của kinh tế biển Việt Nam và đề ra một số kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện chính sách về biển của Việt Nam trong tương lai. Công trình Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam của Lê Trọng Bình [13] đã tập trung phân tích tiềm năng du lịch biển cũng như hiện trạng khai thác du lịch biển Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; những bất cập trong khai thác du lịch biển và đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch biển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Một nghiên cứu của Nguyễn Văn Đễ, Kinh tế biển Việt Nam: Tiềm năng, cơ hội và thách thức [48] đã nghiên cứu, làm rõ tình hình quản lý và khai thác biển ở Việt Nam. Bên cạnh việc đồng tình với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tác giả còn nêu ra một số nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là giải pháp rất cơ bản, quan trọng, tác động đến
- 10 nhận thức của các tầng lớp nhân dân, làm thay đổi quan niệm về biển và vị trí, vai trò của kinh tế biển. Cuốn Nền kinh tế các vùng ven biển của Việt Nam của Thế Đạt [47] đã giới thiệu toàn cảnh môi trường của phức hệ sinh thái - kinh tế các tỉnh vùng ven biển Việt Nam, từ các tỉnh, thành phố vùng biển phía Đông Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình… đến các tỉnh, thành phố vùng biển Nam Bộ như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng… Đặc biệt, tác giả đã khái quát đặc điểm kinh tế gắn liền với biển của các tỉnh, vùng biển Việt Nam. Tác giả đã vẽ nên một bức tranh khá đầy đủ về tiềm năng kinh tế biển, về sự phát triển kinh tế gắn liền với phát huy lợi thế về biển của các tỉnh, thành phố ven biển Việt Nam. Vũ Văn Phái với công trình Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai [76]. Cuốn sách đã phác họa hoạt động kinh tế biển của Việt Nam từ xa xưa đến nay. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh, từ khi Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, hoạt động kinh tế biển đã có sự khởi sắc đáng kể đối với các lĩnh vực như: Nghề cá, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải và du lịch giải trí trên biển. Các hoạt động kinh tế biển đã góp phần tăng tỷ trọng của kinh tế biển từ nguồn thu của nhà nước cho đến thu nhập của người lao động. Đồng thời, một số vấn đề xã hội cũng được giải quyết, như: tăng việc làm, giảm lao động thất nghiệp,… Tuy nhiên, quá trình này cũng bộc lộ một số vấn đề về môi trường như: Việc sử dụng các nguồn tài nguyên biển chưa hợp lý dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên của biển và vùng đất ven biển; sự xung đột giữa các lĩnh vực kinh tế biển với nhau, như: nghề cá - phát triển công nghiệp - giao thông vận tải - du lịch… Vì thế, cần phải đánh giá và dự báo những biến động về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên… Từ đó, tiến hành xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển chung cho cả nước, các địa phương căn cứ chiến lược chung để xây dựng quy hoạch hành động riêng cho địa phương, ngành mình.
- 11 Công trình The Asian experiencein developing the maritime sector: Some case studies and lessons for Malaysia của Nazety Khalid, Armi Suzana và Farida Farid [186]. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu các ngành khai thác tài nguyên biển như: Dầu khí, đánh bắt hải sản và cho rằng đây là những ngành có vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế biển và của nền kinh tế Malaysia. Nghiên cứu khẳng định: Khi khai thác, chế biến các sản vật của biển, sẽ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường biển và môi trường sống. Vì vậy, nhà nước cần phải tăng cường quản lý để phát huy tiềm năng, lợi thế của biển mà không làm tổn hại đến môi trường. Cuốn Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: Tài nguyên và phát triển của Lê Đức An [1]. Theo tác giả, hải đảo Việt Nam luôn chứa đựng tiềm lực cho phát triển các ngành kinh tế biển, đồng thời có giá trị cho quốc phòng, an ninh do trên đảo thường có địa hình đa dạng, nhiều đảo nối tiếp, phân bố thành nhiều tuyến, nhiều lớp đảo từ trong bờ ra biển khơi, tạo thế phòng thủ vững chắc cho đất liền. Do đó, kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh quốc gia trên biển, đảo phải được coi là vấn đề quan trọng bậc nhất và phải được nghiên cứu thấu đáo. Phạm Ngọc Anh với bài viết: “Về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam trong hội nhập quốc tế” [4]. Theo tác giả, với lợi thế, tiềm năng biển phong phú, dồi dào, việc Việt Nam đề ra Chiến lược biển là rất phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế. Cùng với xu hướng tiến ra biển của loài người, Việt Nam phải có tư duy hướng ra biển, có chiến lược biển lâu dài, định hình rõ nét chiến lược kinh tế biển; khẳng định một cách mạnh mẽ vị thế của Việt Nam trên biển; xây dựng thực lực, đồng thời nhìn ra thế giới, học hỏi kinh nghiệm của các nước. Nguyễn Thái Anh và cộng sự với công trình Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam [5]. Tác giả giới thiệu tổng quan về biển đảo, tiềm năng biển đảo của Việt Nam; những tư liệu lịch sử, pháp lý về chủ quyền biển đảo Việt Nam; vai trò của biển, đảo trong quá trình dựng nước, và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay; những văn bản của quốc tế, của Việt Nam về Luật biển, quá trình
- 12 ký kết và nội dung các hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực… Đồng thời, tiếp tục cung cấp thêm những tài liệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trước việc một số nước vi phạm chủ quyền trên biển đảo của Việt Nam. Công trình Quy hoạch cảng của Phạm Văn Giáp [52] đã nghiên cứu, đề xuất quy hoạch cảng đối với các vùng biển trong cả nước, do vai trò, tầm quan trọng của cảng biển trong phát triển kinh tế biển, vị trí địa lý và những ưu đãi tự nhiên cho phát triển cảng biển. Từ đó, tác giả cũng nêu lên một số vấn đề cần quan tâm trong quy hoạch, xây dựng cảng như: lượng cảng biển, tàu thủy và lượng hàng qua các cảng hiện nay, đồng thời nêu ra các phương pháp dự báo lượng hàng, quy hoạch bể cảng, luồng vào cảng và quy hoạch lãnh thổ cảng… Phạm Hoàng Hải với cuốn Những mô hình phát triển kinh tế hải đảo Việt Nam [53]. Tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển bền vững kinh tế - xã hội dải ven biển, hải đảo và các khu vực trọng điểm, đồng thời xác lập các tuyến và các mô hình thực tiễn phát triển bền vững kinh tế - xã hội dải ven biển và hải đảo Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp, định hướng phát triển vùng ven biển, đảo theo hướng bền vững, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và chủ quyền quốc gia. Những giải pháp này đặc biệt có ý nghĩa đối với các đảo ven bờ Tây Nam Bộ. Phạm Trương Hoàng với bài “Định vị du lịch biển Việt Nam” [54]. Theo tác giả, Việt Nam là nước khai thác du lịch muộn hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, vì vậy, điều kiện để phát triển du lịch còn nhiều hạn chế. Mặt khác, tài nguyên du lịch biển Việt Nam rất lớn, nhưng đến nay vẫn chưa tạo lập được một chỗ đứng, một vị thế rõ ràng đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Theo tác giả, để du lịch biển Việt Nam phát triển ngang tầm lợi thế, tiềm năng, phải xúc tiến đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó định vị sản phẩm du lịch tuy chỉ là bước đầu tiên, nhưng rất quan trọng. Cần phải có chiến lược
- 13 quảng cáo, xúc tiến, phát triển sản phẩm… Đồng thời, các doanh nghiệp du lịch cần tích cực tham gia tạo lập thương hiệu cho du lịch biển…, từ đó, định vị thương hiệu du lịch biển Việt Nam. Bùi Thị Thanh Hương có bài viết: “Phát triển kinh tế biển: Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề đối với Việt Nam” [60]. Trong nghiên cứu này, tác giả đề cập đến kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của một số nước như: Vương quốc Anh, Singapore,… Từ nghiên cứu trên, tác giả đặt ra một số vấn đề đối với phát triển kinh tế biển của Việt Nam: chiến lược phát triển kinh tế biển phải mang tính tổng thể, đồng bộ, hài hòa; cần chú trọng khâu tuyển dụng và đào tạo về tay nghề, trình độ cho lao động của ngành kinh tế biển; tăng cường đầu tư cho lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao và đáp ứng xu thế phát triển của thương mại quốc tế (ví dụ như hệ thống cảng biển); cần có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế biển để tận dụng nguồn lực cho phát triển; phát triển kinh tế biển phải hài hòa giữa việc khai thác tài nguyên biển và nghiên cứu, bảo vệ môi trường biển và phát triển các tài nguyên quý giá của biển. Nguyễn Thanh Minh với cuốn Tiềm năng biển Việt Nam và chính sách hợp tác quốc tế về biển trong thập niên đầu thế kỷ XXI [67]. Trong công trình, tác giả tập trung nêu rõ vị trí, vai trò của biển, vấn đề phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực; nêu bật được tiềm năng của biển và chính sách về biển của Đảng và Nhà nước. Theo tác giả, trong bối cảnh hội nhập, đòi hỏi Việt Nam phải tận dụng được vị trí, tiềm năng của vùng biển để khai thác nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển đất nước. Ngoài ra, cuốn sách cũng cung cấp nhiều thông tin trong quá trình hợp tác quốc tế về biển và triển vọng kinh tế biển Việt Nam thời gian tới. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập đến những quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế biển và những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế biển Việt Nam.
- 14 Luận án tiến sĩ Lịch sử: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011 của Nguyễn Đức Phương [78]. Luận án đã trình bày và phân tích khá rõ những chủ trương của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tư duy phát triển kinh tế biển và những kinh nghiệm được rút ra từ quá trình lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng từ năm 2001 đến năm 2011. Phạm Nguyên Trường dịch cuốn sách Sức mạnh biển đối với lịch sử thời kỳ 1660-1783 của Alfred Thayer Mahan [66]. Tác giả cho rằng, các quốc gia muốn phát triển mạnh thì phải kiểm soát biển, phải giành lấy và giữ được quyền kiểm soát các tuyến giao thông biển huyết mạch liên quan tới lợi ích và ngoại thương của quốc gia mình. Muốn thế, phải có lực lượng hải quân và đội thương thuyền mạnh cùng một mạng lưới các căn cứ địa trên biển. Mahan đã có quá trình nghiên cứu và nghiên cứu công phu quá trình trở thành cường quốc biển của nước Anh, Tây Ban Nha… Tác giả đi đến kết luận: Các quốc gia trên sớm trở thành cường quốc vì đã biết phát huy sức mạnh của biển, biết kiểm soát biển từ rất sớm, nên đã sớm trở thành cường quốc biển. Sách của Mahan có thể coi là cuốn cẩm nang cho các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách về biển ở bất cứ châu lục nào trên thế giới. Lại Lâm Anh với đề tài luận án Quản lý kinh tế biển: Kinh nghiệm quản lý và vận dụng vào Việt Nam [3]. Tác giả nghiên cứu các mô hình quản lý kinh tế biển của một số nước như: Singapore, Malaysia…, từ đó, rút ra những kinh nghiệm cho việc quản lý kinh tế biển của Việt Nam. Đối với từng lĩnh vực cụ thể, tác giả đều có các gợi ý chính sách nhằm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển. Nội dung và những đề xuất của luận án rất có ý nghĩa đối với Việt Nam, vì lĩnh vực quản lý kinh tế biển tuy còn mới mẻ, nhưng lại rất cần thiết trong thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Nguyễn Thanh Minh với đề tài luận án Quá trình triển khai chính sách biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010 [68]. Tác giả đã xác định rõ vị trí,
- 15 vai trò của biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; phân tích, luận giải cơ sở hình thành và nội dung chính sách biển Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010; chứng minh quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, đảo là hoàn toàn có căn cứ. Vì vậy, chính sách về biển của Việt Nam cần phải toàn diện. Đồng thời, tác giả đúc rút một số kinh nghiệm trong quá trình triển khai chính sách về biển của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn vừa qua. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, xây dựng đề án Phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 [183]. Đề án khẳng định: Du lịch biển Việt Nam có vai trò đặc thù và vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước đến năm 2020. Tính đến năm 2012, khu vực ven biển đã phát triển khoảng 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước, hằng năm thu hút khoảng 55 - 70% lượng khách du lịch, thu nhập từ du lịch biển chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập du lịch cả nước. Tuy nhiên, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, nhất là hệ thống đảo ven bờ chưa được đầu tư khai thác một cách tương xứng. Từ đó, đề án đề xuất những giải pháp để phát triển du lịch biển Việt Nam đến năm 2020 theo tinh thần Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011. Cuốn Kinh tế biển Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập của Ngô Lực Tải [97] là cuốn sách nghiên cứu công phu về phát triển kinh tế biển ở Việt Nam. Theo tác giả, xuất phát từ vị trí địa kinh tế và chính trị; tiềm năng kinh tế biển; thực trạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam trong những năm qua cho thấy còn nhiều hạn chế như: việc đầu tư cho phát triển kinh tế biển còn quá ít, quá chậm, hoặc quá nhanh nhưng thiếu quy hoạch, thiếu đồng bộ dẫn đến phát triển tràn lan, lãng phí…; công tác quản lý, điều hành còn chồng chéo, thiếu tập trung,… Qua đó, cho thấy, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là một chủ trương đúng đắn của Đảng, nhằm đưa kinh tế biển vào đúng vị trí, vai trò quan trọng của nó để Việt Nam thực sự trở thành quốc gia mạnh về biển, có các ngành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
238 p | 587 | 132
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
222 p | 267 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
177 p | 324 | 72
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với Phật giáo - Hoàng Đức Thắng
11 p | 236 | 53
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây (1998 - 2010)
195 p | 192 | 51
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất 1865 – 1918
190 p | 164 | 32
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012
60 p | 219 | 29
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ chính trị - ngoại giao, an ninh của ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010)
24 p | 270 | 28
-
Luận án tiến sĩ lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802-1885
222 p | 158 | 28
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình xây dựng tổ chức và hoạt động của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục Miền Nam từ năm 1945 đến năm 1954
27 p | 152 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan giám sát triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885
27 p | 144 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2020
258 p | 15 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
212 p | 32 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc hành lang Đông Tây
27 p | 130 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Đô thị hóa ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008
206 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên - Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam
217 p | 16 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quá trình hình thành và phát triển của cơ chế hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng từ năm 1992 đến năm 2012
248 p | 40 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Ấn Độ - Indonesia giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2018
28 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn