Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam
lượt xem 5
download
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật "Mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về đối tượng nghiên cứu; biểu hiện mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn; đặc điểm, giá trị mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Phương Việt MỸ THUẬT TRANG PHỤC NỮ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT Hà Nội - 2024
- ii B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM MỸ THUẬT TRANG PHỤC NỮ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH PGS.TS. Nguyễn Văn Dương TS. Trần Hữu Sơn Nguyễn Phương Việt Hà Nội - 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài: Mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những nội dung trích dẫn, ý kiến tham khảo trong luận án đều có chú thích nguồn đầy đủ theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2024 Nghiên cứu sinh Nguyễn Phương Việt
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................... 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 12 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................... 27 1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu .......................................................... 42 Tiểu kết........................................................................................................... 55 Chương 2: BIỂU HIỆN MỸ THUẬT TRANG PHỤC NỮ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN .......................................................... 57 2.1. Kiểu dáng trang phục ............................................................................... 57 2.2. Đường nét, hình mảng trang phục............................................................. 68 2.3. Màu sắc trang phục ................................................................................... 77 2.4. Hoa văn trang trí trang phục ..................................................................... 86 2.5. Chất liệu, kỹ thuật tạo hình trang phục ..................................................... 96 2.6. So sánh biểu hiện mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn với dân tộc Dao Đỏ, Hmông Hoa ......................................................... 105 Tiểu kết ......................................................................................................... 115 Chương 3: ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ MỸ THUẬT TRANG PHỤC NỮ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC PÀ THẺN ....................................... 117 3.1. Đặc điểm mỹ thuật trang phục ............................................................... 117 3.2. Giá trị mỹ thuật trang phục ..................................................................... 138 Tiểu kết ......................................................................................................... 158 KẾT LUẬN .................................................................................................. 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........ 164 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 165 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 179
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐHMT Đại học mỹ thuật ĐHQG Đại học quốc gia ĐHSP Đại học sư phạm GS Giáo sư H Hình NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư PL Phụ lục TP Thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Tr Trang TS Tiến sĩ
- iv DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Sơ đồ khung phân tích của đề tài.................................................... 41 Bảng 2.1: Số lượng, vị trí, đặc điểm hình mảng của áo ................................... 71 Bảng 2.2: Số lượng, vị trí, đặc điểm hình mảng của váy ................................. 73 Bảng 2.3: Số lượng hình mảng của phụ kiện ................................................... 77 Bảng 2.4: Màu trên áo, tỷ lệ %, đặc điểm hình ................................................ 80 Bảng 2.5: Màu trên váy, tỷ lệ %, đặc điểm hình .............................................. 82 Bảng 2.6: Tỷ lệ màu trên trang phục................................................................ 86 Bảng 2.7: Hoa văn trang trí trên trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ................................................................................................. 95
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Pà Thẻn là một trong những trang phục có tính sáng tạo riêng, có giá trị thẩm mỹ cao. Đóng góp không nhỏ cùng 54 dân tộc làm nên văn hoá, một Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Từ thực tiễn cấp thiết trong nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, xem văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Yêu cầu về việc nghiên cứu giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các dân tộc trong đời sống đương đại là rất cụ thể. Vì vậy không thể không nói đến mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam. Trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn được các nhà nghiên cứu nhận định có hình thức riêng biệt, ở đó mỗi thành phần, chi tiết, phụ kiện trang phục lưu giữ những câu chuyện mang đậm văn hóa truyền thống. Có nét tạo hình, trang trí riêng biệt, khác phong cách các dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ, hay trong cùng khu vực. Trang phục có đặc điểm tộc người đậm nét chứa đựng những giá trị văn hóa dân tộc riêng. Tuy vậy việc nghiên cứu trang phục dưới góc độ mỹ thuật để thấy được những đặc điểm, giá trị mỹ thuật trang phục thì chưa được nghiên cứu. 1.2. Việc chọn nghiên cứu trường hợp mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong các trang phục của dân tộc vì những lý do sau: Thứ nhất, trang phục truyền thống nữ dân tộc Pà Thẻn là trang phục có đặc điểm tạo hình độc đáo, không đơn thuần là trang trí trên bề mặt trang phục như những dân tộc cùng ngữ hệ, ở đó chứa đựng những giá trị trang trí ở cả phần tạo phom dáng trang phục. Cách ghép các mảng hình không đơn giản mà có tính tạo hình kết cấu và trang trí không giống với các dân tộc
- 2 khác. Thứ hai, có phương pháp sử dụng màu với những đặc điểm thủ pháp mang lại hiệu quả riêng, có nét tương đồng với phương pháp sử dụng màu hiện đại. Thứ ba, các mảng hoa văn trang trí có những đặc trưng riêng về chủ đề, mô tuýp. Mảng hoa văn kết nối tổng thể bố cục chung của trang phục. Thứ tư, mỗi hình mảng, màu sắc, hoa văn, chi tiết chứa đựng những câu chuyện riêng mang đặc điểm văn hóa tộc người. Thứ năm, trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn được xem là trang phục còn nguyên vẹn so với trang phục của nam và thầy cúng. Nó ẩn chứa giá trị mỹ thuật tạo hình đặc sắc, giàu tính biểu cảm, cần được nghiên cứu, làm rõ và bảo tồn. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng như hiện nay, công nghiệp 4.0 hiện hữu đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc trong đời sống tinh thần, kinh tế xã hội. Làm ảnh hưởng trực tiếp tới những giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống của mỗi dân tộc trong đó có mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Những biến đổi, mai một, đứt đoạn nhanh chóng làm mất đi đặc điểm, giá trị mỹ thuật trang phục, đồng thời làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người. 1.3. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu Mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam làm luận án Tiến sĩ ngành Lý luận và lịch sử mỹ thuật. Với mong muốn nghiên cứu, thu thập tổng hợp tư liệu, kế thừa những kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, thực tế điền dã, khai thác chi tiết những biểu hiện mỹ thuật, phân tích xác định những đặc điểm, làm rõ giá trị nghệ thuật trang phục trong đời sống văn hoá truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Qua đó góp phần nhận diện, bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, đóng góp một phần tư liệu còn khuyết thiếu vào kho tàng mỹ thuật trang phục truyền thống dân tộc. Tiếp thu, gợi mở vào trong dòng chảy mỹ thuật đương đại nói chung của dân tộc.
- 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn, qua đó xác định đặc điểm, giá trị mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống mỹ thuật hôm nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tổng quan, hệ thống các tư liệu, ghi chép qua thực tế điền dã và trao đổi với chuyên gia các vấn đề liên quan đến mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Khái quát về đối tượng nghiên cứu trong đó chi tiết hơn ở trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Bước đầu xây dựng khung lý thuyết, dẫn giải các khái niệm liên quan, những nguyên lý nghệ thuật tạo hình trong nghiên cứu. Khai thác chi tiết những biểu hiện mỹ thuật của trang phục: kiểu dáng, đường nét, hình mảng, màu sắc, hoa văn trang trí, kỹ thuật chất liệu ở hầu hết các thành phần của trang phục. Như áo, váy, khăn, yếm, thắt lưng, trang sức và những phụ kiện khác. Tìm hiểu những câu chuyện, truyền thuyết trong dân gian về nguồn gốc tộc người liên quan đến trang phục, đặc biệt là mỹ thuật trang phục. Cách mặc trong những sinh hoạt khác nhau, cách lưu giữ, trao truyền và bảo lưu nguyên mẫu trang phục giữa các thế hệ với nhau. Lấy nguyên lý nghệ thuật tạo hình, lý thuyết biểu tượng làm cơ sở nhận diện những điểm tương đồng và khác biệt ở mỹ thuật trang phục nữ truyền thống, tập trung vào dân tộc cùng ngữ hệ như Dao Đỏ, Hmông Hoa. Xác định những đặc điểm mỹ thuật và biểu tượng phía sau. Phân tích giá trị mỹ thuật trang phục nữ truyền thống trong đời sống tộc người cũng như mỹ thuật hôm nay, góp phần phát huy bảo tồn các giá trị mỹ thuật trang phục nữ truyền thống dân tộc Pà Thẻn.
- 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận án là mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn, trong đó nghiên cứu kiểu dáng, đường nét, hình mảng, màu sắc, hoa văn trang trí, chất liệu, kỹ thuật tạo hình trang phục, trang sức và phụ kiện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Từ năm 1986 đến 2022, năm 1986 là mốc thời gian bắt đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đánh dấu bước ngoặt quan trọng, toàn diện đối với vấn đề dân tộc. Là thời gian có những thay đổi môi trường sống tập trung, những tác động từ bên ngoài có thể làm thay đổi tập tục sinh hoạt, ảnh hưởng đến văn hoá nghệ thuật của dân tộc Pà Thẻn, trong đó có mỹ thuật trang phục nữ truyền thống. Phạm vi không gian: - NCS lựa chọn huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, nơi chiếm tới hơn 80% tổng số người Pà Thẻn tại Việt Nam. Trong đó tập trung nghiên cứu tại địa bàn xã Tân Bắc, xã có hơn 2000 nhân khẩu là người Pà Thẻn, có thôn trong xã 100% các hộ là dân tộc người Pà Thẻn. Đây là địa bàn tập trung đông dân cư là người dân tộc Pà Thẻn nhất, đời sống kinh tế xã hội tương đối ổn định, được coi là thuần nhất, còn giữ lại được nét văn hoá, phong tục tập quán cổ truyền và ở đó trang phục nữ truyền thống của dân tộc gần như còn nguyên vẹn. - Hiện vật trưng bày tại hai bảo tàng: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học. Bao gồm những mẫu trang phục, phụ kiện nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn và tư liệu liên quan tới đề tài trong khoảng phạm vi thời gian nghiên cứu của luận án.
- 5 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Những biểu hiện mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ra sao? Có những điểm khác biệt nào đối với một số dân tộc cùng nhóm ngôn ngữ? Câu hỏi 2: Mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn có những đặc điểm nổi bật nào, có thể vận dụng trong đời sống mỹ thuật hôm nay? Câu hỏi 3: Mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn có giá trị như thế nào? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu 1: Những biểu hiện mỹ thuật trên trang phục nữ dân tộc Pà Thẻn xuất hiện phong phú trên áo, váy, khăn, yếm, thắt lưng, trang sức và những phụ kiện khác. Biểu hiện lúc chi tiết, lúc tổng thể ở trong hầu hết các thành phần, lớp trong, lớp ngoài của trang phục. Trong những câu chuyện, truyền thuyết dân gian của tộc người. Biểu hiện trong quá trình tạo nên trang phục, cách lưu giữ, trao truyền giữa các thế hệ với nhau. Những biểu hiện nghệ thuật tạo hình trong cách mặc ở những huống trạng khác nhau, trong sự giống, khác nhau ở mỗi mẫu trang phục và cả trong thay đổi của chính nó. Thu thập từ tài liệu, điền dã thực địa tại xã Tân Bắc huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, qua khảo sát những bộ trang phục Pà Thẻn được trưng bày trong hai bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Dân tộc học Việt Nam. Những biểu hiện mỹ thuật này có ảnh hưởng sự giao thoa, qua lại với những dân tộc có cùng nguồn gốc, văn hóa nghệ thuật vùng miền. Trên cơ sở những điểm đồng nhất, có kế thừa, phát huy song ở đó lại hé mở những điểm sáng tạo riêng về hình mảng, màu sắc, hoa văn trang trí cho hiệu quả rất khác trong cái tổng thể chung, cụ thể là dân tộc: Hmông Hoa, Dao Đỏ.
- 6 Giả thuyết nghiên cứu 2: Trên cơ sở nguyên lý nghệ thuật tạo hình, những biểu hiện mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn nổi lên những đặc điểm khác ở kiểu dáng là sự kết hợp từ nhiều hình mảng vuông, chữ nhật; hòa sắc nóng với ba màu chủ đạo đỏ, trắng, đen; hoa văn trang trí với chủ đề, bố cục và kỹ thuật kết hợp giữa dệt, thêu và chắp vải độc đáo. Những đặc điểm này lặp đi, lặp lại có tính quy luật ở việc tổ chức sắp xếp vị trí, tỷ lệ, thủ pháp, kỹ thuật tạo hình riêng. Những đặc điểm này còn được duy trì, sáng tạo mà không mất đi cái chung thống nhất trong bộ trang phục mà mỗi người phụ nữ dân tộc làm ra. Tư duy, thủ pháp, hiệu quả thẩm mỹ trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn bằng cách nào đó, nó minh triết không kém phần khoa học hiện đại. Những đặc điểm này có nét tương đồng với nghệ thuật Tân tạo hình, tối giản có thể làm nguồn cảm hứng, vận dụng trong đời sống mỹ thuật hôm nay. Giả thuyết nghiên cứu 3: Mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn có giá trị trong tư duy, tổ chức tạo hình, thủ pháp cho hiệu quả thị giác phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của tộc người. Mỹ thuật chuyển tải nội dung câu chuyện, ý tưởng thẩm mỹ một cách sống động có khả năng tác động mạnh mẽ tới con người. Gợi nên những cảm xúc thẩm mỹ trong sáng, những tình cảm tốt đẹp, niềm tin vào con người và cuộc sống. Có giá trị to lớn trong đời sống vật chất, tinh thần mà mỗi người dân phải lao động miệt mài mới mong có được. Nó như một cuốn sách để giáo dục các giá trị truyền thống đối với người trẻ. Đối với người già, đến khi mất đi cũng phải mặc bộ trang phục truyền thống này, để khi về tổ tiên còn nhận ra. Trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn như biểu tượng trong nhận diện tộc người. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận liên ngành Cách tiếp cận liên ngành trong luận án được NCS chú trọng các tương tác hữu ích, sử dụng quan điểm, tri thức, phương pháp của các ngành như: Văn hóa
- 7 học, nhân học, dân tộc học để soi rọi vào mỹ thuật học. Đây là sự phối hợp, gắn kết liên ngành khác nhau để giúp cho nhận thức vấn đề mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn không đơn lập mà trong một tổng thể đa chiều, trở nên đầy đủ và toàn diện hơn. Với sự kết hợp này, nó bổ sung, thúc đẩy và thậm chí giúp cho nghiên cứu mỹ thuật trang phục nhận ra những vấn đề mới, thông những vách ngăn tạo sự tác động qua lại giữa các ngành với nhau. Những quan niệm, phong tục, tập quán, đời người, tôn giáo tín ngưỡng thể hiện trên trang phục sẽ được khai thác đối sánh phân tích làm cho các đặc điểm mỹ thuật được sáng tỏ hơn trong cách tiếp cận liên ngành này. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp NCS vận dụng phương pháp này để thu thập thứ cấp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Phân tích, tổng hợp, hệ thống tư liệu, các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu. Kế thừa các công trình nghiên cứu của một số nhà khoa học liên quan đến vấn đề tộc người nói chung và tộc người Pà Thẻn nói riêng. Trong đó đặc biệt quan tâm đến những nghiên cứu về mỹ thuật, trang trí trên trang phục nói chung và trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn nói riêng. Hệ thống cách tiếp cận, các vấn đề, nội dung ở góc độ mỹ thuật trong nghiên cứu trang phục truyền thống của dân tộc. Làm rõ các yếu tố mỹ thuật như đường nét, hình mảng, màu sắc, hoa văn trang trí, chất liệu, kỹ thuật thể hiện đã được nghiên cứu như thế nào. Lựa chọn, bổ sung, hình thành cơ sở lý luận về mỹ thuật trang phục truyền thống, tổng quan vấn đề nghiên cứu của luận án. Phân tích tổng hợp tài liệu điền dã từ các thành phần, các bộ phận nhỏ, nhằm kiểm soát hầu hết các chi tiết của trang phục, khai thác tối đa những biểu hiện mỹ thuật trên trang phục. Tổng hợp, liên kết, thống nhất các biểu hiện mỹ thuật, ở tất cả các thành phần của trang phục. Nhóm loại những
- 8 điểm riêng có tính chất lặp đi, lặp lại về đường nét, hình mảng, màu sắc, hoa văn, trang trí, chất liệu, kỹ thuật tạo hình. Sử dụng nguyên lý nghệ thuật tạo hình làm trọng tâm, lý thuyết biểu tượng để nghiên cứu. Phân tích, luận giải, xác định đặc điểm, giá trị mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. - Phương pháp điền dã dân tộc học NCS sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học thông qua các sinh hoạt, ăn, ở, chơi, trò chuyện, tham gia cùng thêu, dệt thổ cẩm… chung với người dân tộc. Lựa chọn tham gia những sinh hoạt có nhiều tương tác liên quan đến nội dung luận án, nhằm khai thác được thông tin phục vụ nghiên cứu. Tiếp xúc có tính đại diện theo các nhóm như: nghệ nhân già, nghệ nhân trẻ, thầy cúng, người già, người trẻ, cán bộ, người dân… để quan sát, phỏng vấn, về các vấn đề lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ tộc người tập trung vào các yếu tố mỹ thuật cũng như tạo hình trang phục truyền thống nữ dân tộc. Các hình thức lấy, lưu trữ tư liệu khác nhau từ quay phim, ghi âm, chụp ảnh, đo, khảo tả ở một số mẫu trang phục đại diện. Thu thập tư liệu thông qua trao đổi, đặt câu hỏi trực tiếp với từng nghệ nhân hoặc trao đổi cùng với nhóm 3 đến 4 người có kinh nghiệm trong dệt, thêu, may trang phục. Với những nghệ nhân là thầy cúng có kiến thức về truyền thống văn hóa dân tộc để hiểu rõ các yếu tố mỹ thuật và những ý nghĩa biểu tượng xung quanh trang phục truyền thống. Với những người cán bộ, những người dân thường, những người trẻ tuổi của dân tộc để có được sự đa dạng, phong phú thông tin phục vụ nghiên cứu. Nghiên cứu mẫu trang phục đại diện từ hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Trang phục đại diện của nhóm nghệ nhân dệt thổ cẩm lớn tuổi, của các cô gái trẻ, mẫu trang phục cũ và mới ở tại địa bàn điền dã. Kết hợp với quan sát tham dự, trao đổi để có trải nghiệm thực tế, thu thập bổ sung thông tin, tư liệu cần thiết. Đây là thao tác quan trọng vừa làm đối sánh với những kết quả thu được từ
- 9 nghiên cứu tư liệu thứ cấp, vừa bổ sung thêm những tư liệu cần thiết về mỹ thuật trang phục truyền thống, phục vụ nghiên cứu. Các yếu tố mỹ thuật trang phục dựa trên những khái niệm công cụ như: kiểu dáng, đường nét, hình mảng, màu sắc, hoa văn trang trí, chất liệu, kỹ thuật… - Phương pháp thống kê Sử dụng phương pháp thống kê, NCS thống kê, mô tả, lập bảng, biểu đồ bước đầu định lượng một số yếu tố tạo hình chủ yếu qua đó phân tích dự đoán cho kết quả nghiên cứu. Tập trung thống kê số lượng các lớp vải, đường nét, các mảng hình, số lượng màu sắc, hoa văn thổ cẩm trên áo, váy. Thống kê đặc điểm các hình mảng, tỷ lệ màu và vị trí trên áo, váy. Thống kê những điểm khác nhau cơ bản ở các mẫu trang phục cũ và mới, với trang phục nữ truyền thống của dân tộc cùng ngữ hệ như Dao, Hmông. Từ đó xác định được yếu tố nào ổn định, yếu tố nào có nhiều thay đổi. Nhìn nhận những vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu mỹ thuật trang phục cũng như cơ sở xác định được những đặc điểm, giá trị mỹ thuật và giả thuyết của luận án. - Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh: NCS so sánh các vấn đề trong nghiên cứu, tập trung chủ yếu ở các yếu tố mỹ thuật: hình mảng, đường nét, màu sắc, hoa văn trang trí, chất liệu, kỹ thuật thể hiện của các bộ phận trên chính trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. So sánh các yếu tố mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn với trang phục nữ truyền thống của dân tộc cùng ngữ hệ như Dao, Hmông. Phương pháp này giúp NCS có những đánh giá, đối sánh tương đồng, khác biệt, xác định đặc điểm chung và riêng, là cơ sở làm rõ giá trị mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Tìm kiếm nét tương đồng mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn với mỹ thuật hiện đại, từ đó có những gợi mở trong thiết kế trang phục đương đại.
- 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu, trình bày một cách có hệ thống khoa học về mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn dưới góc nhìn lý luận và lịch sử mỹ thuật. Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá, so sánh dựa trên cơ sở nguyên lý nghệ thuật tạo hình, lý thuyết biểu tượng. Luận giải làm rõ đặc điểm không thể lẫn với những dân tộc khác, đặc biệt là những dân tộc cùng ngữ hệ. Luận án đóng góp bổ sung tư liệu vào kho tàng mỹ thuật dân gian Việt Nam. Luận án phân tích những giá trị mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống tộc người, biểu hiện sức sống lâu bền ở giá trị mỹ thuật. Nét tương đồng với mỹ thuật hiện đại cũng như gợi mở vận dụng trong đời sống mỹ thuật hôm nay. Luận án góp phần nhận diện những đặc điểm mỹ thuật và giá trị nghệ thuật truyền thống. Giáo dục thẩm mỹ, bồi đắp kiến thức về cái đẹp thông qua các đặc điểm mỹ thuật. Khơi dậy niềm đam mê, yêu thích mỹ thuật trang phục truyền thống dân tộc. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận án là tư liệu nghiên cứu chuyên sâu về mỹ thuật trang phục giúp các cơ quan văn hóa trong nhận diện, quản lý, định hướng giáo dục truyền thống, xây dựng bảo tồn giá trị văn hoá nghệ thuật nói chung và văn hóa mặc của dân tộc nói riêng trong dòng chảy chung của thời đại mới. Góp phần thực hiện đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Luận án hệ thống hóa tư liệu trực quan hình ảnh về mỹ thuật trang phục, cấu trúc hình mảng, màu sắc, hoa văn họa tiết trang trí, chất liệu, kỹ thuật tạo hình. Là tài liệu tham khảo, gợi ý đối với những người làm nghệ
- 11 thuật nói chung, những nhà thiết kế thời trang nói riêng và những người quan tâm tới đặc điểm, giá trị mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy của giảng viên các trường chuyên ngành mỹ thuật, thiết kế thời trang. 7. Kết cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu (11 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (14 trang), phụ lục (80 trang), nội dung luận án được kết cấu 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về đối tượng nghiên cứu (45 trang). Chương 2: Biểu hiện mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn (60 trang). Chương 3: Đặc điểm, giá trị mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn (43 trang).
- 12 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam là một dân tộc ít người sống mật tập chủ yếu ở hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Những nghiên cứu từ tài liệu nước ngoài về dân tộc Pà Thẻn đang sinh sống ở Việt Nam rất ít, không có tài liệu nào nghiên cứu về trang phục nữ truyền thống của Pà Thẻn. Một vài nghiên cứu bằng tiếng Pháp, đăng trên tạp chí BEFEO, Viện dân tộc học Pháp và tạp chí Dân tộc học Đông Dương từ những năm 1905, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tên gọi, ngôn ngữ, mô tả nhân trắc học, phong tục tập quán sinh hoạt trong mối tương quan so sánh với dân tộc khác như Dao, Hmông, Lô Lô, nhằm tìm kiếm, phát hiện những điểm tương đồng, khác biệt trong ngôn ngữ, chữ viết, văn hoá [130], [135], [137]. Theo các kết quả nghiên cứu dân tộc học thì người Pà Thẻn có nguồn gốc từ Quảng Tây và Quý Châu ở Trung Quốc di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XVII-XVIII. Qua một số công trình nghiên cứu về trang phục Dao, Hmông, Miêu Dung Thủy Quảng Tây của tác giả người Trung Quốc, thông tin về người Dao ở Trung Quốc trên trang Ủy ban Dân tộc Quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [139], [142], [143], [144]. Theo đó NCS quan sát, những đặc điểm mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam không thấy xuất hiện nếu như không muốn nói nó hoàn toàn khác biệt với những hình ảnh trang phục thu thập được từ nghiên cứu của dân tộc Dao ở Trung Quốc. Tuy nhiên qua nghiên cứu có thể thấy một vài điểm giống nhau ở việc dùng ngũ sắc để trang trí trang phục, có nhiều sắc đỏ và màu sắc rực rỡ.
- 13 Có thể thấy nghiên cứu ở nước ngoài về mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam là hoàn toàn chưa được đề cập đến. Một vài nghiên cứu trên tạp chí chủ yếu tập trung vào nghiên cứu tên gọi, ngôn ngữ, mô tả nhân trắc học, phong tục tập quán sinh hoạt của người Pà Thẻn. Một số nghiên cứu về người Dao, Hmông, Miêu được cho là có nguồn gốc liên quan đến dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam của các học giả Trung Quốc cũng không thấy mối lên hệ nào. Như vậy việc nghiên cứu về mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam được xem như một khoảng trống để NCS thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án đặt ra. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1.2.1. Nhóm công trình tiếp cận nghiên cứu theo hướng dân tộc học - nhân học về dân tộc Pà Thẻn Để có cái nhìn đầy đủ trong nghiên cứu luận án Mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở Việt Nam, NCS đã tiếp cận các công trình nghiên cứu dân tộc Pà Thẻn theo hướng dân tộc học - nhân học. Những công trình nghiên cứu dân tộc học về tên gọi, nguồn gốc, lịch sử phát triển, đặc điểm sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Đó là những kết quả nghiên cứu liên ngành, gián tiếp có liên quan tới trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Những công trình nghiên cứu này cho thấy mỹ thuật trang phục nữ truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong mối tương hỗ với văn hoá dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo một cách toàn diện, đa chiều, thấy được những chi phối giữa quan niệm thẩm mỹ, nhân sinh, tín ngưỡng, văn hoá xã hội trong mỹ thuật trang phục và ý nghĩa biểu tượng phía sau nó. Một số công trình tiêu biểu được trình bày theo trình tự thời gian như sau: Phan Hữu Dật (1973) nghiên cứu “Pà Thẻn và mối quan hệ Mèo - Dao ở Việt Nam” trong Thông báo Khoa học Sử học, tập IV, Đại học tổng hợp, Hà Nội. Từ nghiên cứu tác giả cho rằng, “văn hoá người Pà Thẻn gần với văn hoá
- 14 của người Dao hơn người Hmông” và nhận định, “người Pà Thẻn là một tộc người độc lập, cùng nằm trong hệ ngôn ngữ Hmông - Dao” [22, tr.271-280]. Việt Bằng - Nguyễn Khắc Tụng - Nông Trung (1974) nghiên cứu “Người Pà Thẻn và mối quan hệ giữa họ với người Mèo người Dao”, trên Tạp chí Dân tộc học. Bài viết các nội dung địa vực cư trú, tên gọi và ký ức về nguồn gốc của dân tộc; sản xuất và sinh hoạt vật chất, làng và nhà ở, ăn uống, tết, quần áo, phương tiện vận chuyển, giao thông; sinh hoạt xã hội và văn hoá tinh thần. Phần nghiên cứu mối quan hệ giữa người Pà Thẻn với người Mèo, người Dao thể hiện trong truyền thuyết và tiếng nói của dân tộc. Nghiên cứu nhận định, “Pà Thẻn là một tộc người độc lập trong nhóm ngôn ngữ Mèo - Dao và có thể coi đây là nhóm người có nhiều quan hệ giữa Mèo và Dao”. “Người Pà Thẻn giống Dao phần lớn gắn với thời kỳ lịch sử cổ đại, thể hiện qua các truyền thuyết về chó. Còn những yếu tố giống Mèo thì lại rất gần với sinh hoạt và văn hoá của người Mèo hiện tại” [6, tr.10-23]. Chuyên khảo Văn hoá truyền thống dân tộc Pà Thẻn của Nông Quốc Tuấn (2004) và một số cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu đề cập tới những nội dung lịch sử tộc người, động thái dân số, hoạt động kinh tế, văn hoá vật chất, văn hoá xã hội, văn hoá tinh thần và tri thức dân gian. Các nội dung trên chủ yếu miêu thuật dân tộc học, ít so sánh. Trong miêu thuật tác giả chưa sưu tầm được nhiều tư liệu về trang phục cũng như chưa nhắc tới nghệ thuật tạo hình và trang trí trang phục [116]. Văn hoá phong tục người Pà Thẻn - Bảo tồn và phát huy của Ninh Văn Hiệp, Khổng Diễn, Hoàng Tuấn Cư, Võ Mai Phương (2006) nghiên cứu tập trung các vấn đề đặc điểm dân số, văn hoá vật chất của người Pà Thẻn, đặc điểm cư trú, nhà cửa, văn hoá tinh thần, tri thức dân gian, văn hoá nghệ thuật. Trong đó có nhắc tới trang phục của người Pà Thẻn qua phân loại y phục, trang sức, nghệ thuật trang trí trên vải, hoa văn trên đồ trang sức bằng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại
171 p | 55 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện tại phiên tòa xét xử hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
210 p | 59 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Đánh giá kết quả học tập môn Tin học của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực
237 p | 25 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
178 p | 14 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Hiệu ứng của giáo dục STEM đến kết quả học tập của học sinh trung học tại thành phố Hà Nội
25 p | 11 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Kỹ Thuật: Dạy học phần Cơ sở kỹ thuật theo hướng quy nạp trong đào tạo ngành cơ khí trình độ cao đẳng
168 p | 45 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Đánh giá kết quả học tập môn Tin học của học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực
27 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
182 p | 16 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Sự chuyển biến hình thức trong thiết kế bao bì thực phẩm và đồ uống ở Việt Nam (1995 - 2020)
238 p | 19 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015
243 p | 19 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng
13 p | 89 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng
199 p | 21 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học hát aria của W.A. Mozart cho sinh viên thanh nhạc giọng soprano Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
196 p | 7 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tại phiên tòa xét xử sơ thẩm án hình sự ở Việt Nam
28 p | 48 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Phát triển năng lực ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông qua dạy học văn học trung đại Việt Nam
28 p | 14 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và Lịch sử Điện ảnh - Truyền hình: Kịch học điện ảnh trong sáng tạo tác phẩm đa phương tiện (Phim trực tuyến, phim quảng cáo và chương trình trò chơi điện tử)
38 p | 12 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng
27 p | 5 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học âm nhạc: Dạy học hát ca khúc Việt Nam cho sinh viên giọng soprano ngành Thanh nhạc tại trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
27 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn