intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:171

56
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học "Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại" trình bày các nội dung: Yếu tố phi lý trong văn học hiện đại - hậu hiện đại; Sự dấn thân trong thế giới phi lý qua sáng tác của F.Kaffka và sự khám phá cái tôi bản thể trong thế giới phi lý qua sáng tác của Haruki Murakami; Những phương thức thể hiện đặc trưng trong sáng tác của F. Kafka và H. Murakami.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGA YẾU TỐ PHI LÝ TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA VÀ HARUKI MURAKAMI NHÌN TỪ TÂM THỨC HIỆN ĐẠI, HẬU HIỆN ĐẠI Ngành: Lý luận Văn học Mã số: 9 22 01 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƯƠNG ĐĂNG DUNG HÀ NỘI, 2023
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Nga
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU........................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề phi lý trong sáng tác của Franz Kafka ...................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu về yếu tố phi lý trong sáng tác của Haruki Murakami............ 17 Chương 2. YẾU TỐ PHI LÍ TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI - HẬU HIỆN ĐẠI .. 30 2.1. Khái lược về phi lí trong triết học và trong văn học ..................................................... 30 2.2. Khái lược về văn học hiện đại và hậu hiện đại.............................................................. 37 2.3. Về khái niệm “tâm thức hiện đại và hậu hiện đại” ....................................................... 46 2.4. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka dưới góc nhìn văn học hiện đại ......... 47 2.5. Yếu tố phi lý trong sáng tác của Haruki Murakami nhìn từ góc nhìn văn học hậu hiện đại .............................................................................................................................................. 53 CHƯƠNG 3. SỰ DẤN THÂN TRONG THẾ GIỚI PHI LÝ CỦA FRANZ KAFKA VÀ SỰ KHÁM PHÁ CÁI TÔI BẢN THỂ CỦA MURAKAMI................ 69 3.1. Dấn thân trong thế giới phi lý qua sáng tác của Franz Kafka ...................................... 69 3.2. Sự khám phá cái tôi bản thể trong thế giới phi lý của Murakami ............................... 86 CHƯƠNG 4. NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐẶC TRƯNG TRONG SÁNG TÁC CỦA FRANZ KAFKA VÀ HARUKI MURAKAMI .......................... 113 4.1. Nghệ thuật mô tả cái vắng mặt của Franz Kafka ........................................................ 113 4.2. Thủ pháp nghịch dị - phi lý trong sáng tác của Franz Kafka ..................................... 117 4.3. Thủ pháp phân mảnh trong sáng tác của Haruki Murakami...................................... 121 4.4. Thủ pháp huyền thoại hóa không gian - thời gian trong sáng tác của Haruki Murakami ............................................................................................................................... 130 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 151
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Cuộc chuyển đổi từ hệ hình tư duy tiền hiện đại sang hiện đại là một bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đó là khi con người nhận ra trí năng có thể bất lực trước đời sống và mọi sự lí giải của con người có nguy cơ chống lại đời sống. Tư duy duy lí cùng với triết học tự nhiên đã tỏ ra bất lực trong việc trả lời những vấn đề của con người khi bước vào thời kỳ hiện đại trong đó có vấn đề phi lý. Triết học tự nhiên sau rất nhiều thành tựu đã từng bước nhường chỗ cho triết học nhân sinh. Franz Kafka là nhà văn lớn mở đầu và tiêu biểu cho dòng văn học phi lý, người mở đường cho chủ nghĩa hiện đại trong văn học.Từng bước trong hành trình khám phá cái phi lý trong tác phẩm của Đôxtôiepxki, qua các sáng tác của mình, Kafka đã trở thành người đưa cái phi lý làm đối tượng nhận thức của văn học. Nếu cái phi lý trong triết học đã được các triết gia khẳng định qua những khái niệm và phạm trù trừu tượng thì cái phi lý trong văn học lại được Kafka cảm nhận bằng những thân phận vô vọng của các nhân vật, với những nỗ lực đối đầu với những bất khả tri về thế giới . 1.2. Nếu đầu thế kỷ XX trong văn học thế giới có Franz Kafka là người mở đường cho chủ nghĩa hiện đại, thì đầu thế kỷ XXI, Haruki Murakami đã xuất hiện như một nhà văn tiêu biểu của văn học hậu hiện đại. Từ lâu, Haruki Muakami đã trở thành một thần tượng văn hóa đại chúng, cách này hay cách khác, ông chính là hình vóc của văn chương thế kỷ 21, một hiện tượng của văn học Nhật Bản. Con người trong thế giới nghệ thuật của Murakami luôn đối diện với sự cô đơn, sự hoài nghi tuyệt vọng, bị chi phối bởi bản năng sống và bản năng chết trong hành trình tìm kiếm bản ngã đích thực của mình trước nhiều khả thể. Nếu con người trong sáng tác của Kafka cô đơn lạc lõng trước những mê cung quyền lực vô hình, họ bị cuốn vào guồng quay chóng mặt của xã hội hiện 1
  5. đại dần dần đánh mất bản sắc của mình trở thành cái bóng mờ trong sự vật lộn của kiếp nhân sinh; họ lo âu, tuyệt vọng và bất lực khi sống trong một thế giới phi lí thì con người trong sáng tác Murakami luôn cố đi tìm cái bản thể nguyên sơ, toàn vẹn trong nỗi cô đơn vô tận giữa không gian và thời gian. Họ luôn khao khát tìm kiếm câu trả lời cho cái tôi đích thực, cái bản ngã của chính con người mình trong một thế giới hậu hiện đại đầy rẫy sự phi lý. Đó chính là cuộc săn đuổi, khám phá “con người bên trong con người”, những mặt còn khuất tối, mặt thật của chính mình trong thế giới tiềm thức, vô thức của con người. 1.3. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về Franz Kafka và Haruki Murakami như những đối tượng riêng biệt, nhưng nghiên cứu so sánh thế giới của hai nhà văn để tìm ra những tương đồng và khác biệt thì đến nay chưa có ai thực hiện một các có hệ thống. Việc chúng tôi lựa chọn Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại làm đối tượng nghiên cứu sẽ mở ra khả năng khám phá những đặc điểm của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại trong văn học, qua đó cho ta thấy sự vận động của tư duy nghệ thuật từ hiện đại sang hậu hiện đại, những tiếp biến và sáng tạo của quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật của một nhà văn tiêu biểu của văn học Phương Tây và phương Đông. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu so sánh yếu tố phi lý trong sáng tác của hai nhà văn đại diện cho hai hệ hình tư duy nghệ thuật này, một mặt sẽ cho thấy cái nhìn đặc thù của từng nghệ sỹ trong những giới hạn của tinh thần hiện đại, hậu hiện đại mà họ đại diện; mặt khác chỉ ra những yếu tố mang tính quá trình của các kiểu tư duy nghệ thuật trong lịch sử nhân loại. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu là “Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại” 2
  6. Với mục đích tìm hiểu Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka và Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại”, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu đề tài là các sáng tác của Franz Kafka và Haruki Murakami được dịch ở Việt Nam. Về Sáng tác của Kafka, bao gồm: Franz kafka - Tuyển tập tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2003; trong đó chúng tôi chú trọng nhất vào các tác phẩm: Vụ án ( Phùng Văn Tửu dịch); Lâu đài ( Trương Đăng Dung dịch), Hóa thân ( Đức Tài dịch). Về sáng tác của Murakami, gồm có: Rừng Na-uy; Kafka bên bờ biển; Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời; Người tình Sputnik; Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Ngầm; Nhảy nhảy nhảy; IQ84; Biên niên ký chim vặn dây cót; Những người đàn ông không có đàn bà, Tôi nói gì khi chạy bộ. Khảo sát toàn bộ các tác phẩm trên, cho phép chúng tôi chỉ ra Yếu tố phi lý trong tiểu thuyết của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại đồng thời qua đó làm nổi bật được sự tương đồng và khác biệt trong tư duy nghệ thuật của 2 nhà văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Mục đích nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về vấn đề “Yếu tố phi lý trong tiểu thuyết của Franz Kafka và Haruki Murakami nhìn từ tâm thức hiện đại, hậu hiện đại” để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa tư duy nghệ thuật của hai nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại sang văn học hậu hiện đại và cũng là sự tiếp biến giữa hai nền tư tưởng văn học phương Tây và phương Đông. - Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau: - Trình bày tổng quan chung về vấn đề nghiên cứu - Yếu tố phi lý trong triết học và trong văn học - Sự dấn thân trong thế giới phi lý qua sáng tác của F. Kafka và sự khám phá cái tôi bản thể trong thế giới phi lý qua sáng tác của Haruki Murakami. 3
  7. - Những phương thức thể hiện đặc trưng trong sáng tác của F. Kafka và H. Murakami 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án đã vận dụng triết học hiện sinh, lý thuyết văn học hiện đại, hậu hiện đại, lý thuyết văn học so sánh. Bên cạnh đó, những vấn đề mà chúng tôi đặt ra trong luận án này còn được nghiên cứu theo lý thuyết thi pháp học, lý thuyết về cấu trúc, lý thuyết hệ hình, lý thuyết về type và motif, lý thuyết biểu tượng. Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó căn bản nhất là các phương pháp sau: - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đặt các tác phẩm của hai tác giả Franz Kafka và Haruki Murakami trong tương quan xem xét để chỉ ra sự khác biệt của yếu tố phi lý trong sáng tác của họ. Phương thức phản ánh nghệ thuật của 2 nhà văn này thông qua những đặc điểm của mỗi nhà văn trong cái nhìn về thế giới của họ. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích chi tiết để đánh giá về những biểu hiện của yếu tố phi lý được hai tác giả thể hiện. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đưa ra một cách tiếp cận về phương diện nội dung tác phẩm của Franz Kafka và Haruki Murakami: cách tiếp cận dựa trên Yếu tố phi lí trong sáng tác của trong sáng tác của hai nhà văn tiêu biểu cho văn học hiện đại và hậu hiện đại. - Luận án hệ thống hóa và so sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong thế giới nghệ thuật của hai nhà văn, đồng thời chỉ ra mối liên hệ giữa hai nền văn hóa Đông - Tây. Trên cơ sở đó, làm nổi rõ tài năng nghệ thuật độc đáo của Franz Kafka và Haruki Murakami. - Luận án chỉ ra sự vận động trong tư duy tiểu thuyết hiện đại, hậu hiện đại. Qua đó, cho thấy sự kế thừa và cách tân truyền thống trong sáng tác của hai nhà văn tiêu biểu cho hai nền văn hóa Đông - Tây. 4
  8. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, chúng tôi dự kiến triển khai luận án thành 4 chương với những nội dung chính yếu sau: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chương 2: Yếu tố phi lý trong văn học hiện đại - hậu hiện đại Chương 3: Sự dấn thân trong thế giới phi lý qua sáng tác của F.Kaffka và sự khám phá cái tôi bản thể trong thế giới phi lý qua sáng tác của Haruki Murakami. Chương 4: Những phương thức thể hiện đặc trưng trong sáng tác của F. Kafka và H. Murakami. 5
  9. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề phi lý trong sáng tác của Franz Kafka 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề phi lý trong sáng tác của Franz Kafka trên Thế giới Từng được suy tôn là “Bậc thầy của văn học hiện đại chủ nghĩa” và là người "làm thay đổi diện mạo của tiểu thuyết đầu thế kỷ XX", nên Franz Kafka được xem như một trong những tên tuổi kỳ vĩ trên văn đàn quốc tế, và dĩ nhiên các tác phẩm của ông đã trở thành đối tượng nghiên cứu cho rất nhiều công trình khoa học ở trên thế giới. Và cho đến thời điểm hiện tại, sáng tác của Kafka vẫn có khả năng mở nhiều ý tưởng cho các nhà phê bình, nghiên cứu trên toàn cầu. Nhận xét về giá trị của các tác phẩm của Kafka, tháng 6/1924, trên báo Nhân dân của Tiệp Khắc, tác giả Mileena Jesenka đã viết: “Những cuốn sách của ông đã để lại một ấn tượng về thế giới hoàn chỉnh đến nỗi người ta không thể thêm vào đó một chữ nào" [66, 645] và “Ông đã viết những cuốn sách có ý nghĩa nhất của nền văn chương Đức hiện đại, những cuốn sách cưu mang trong nó sự chiến đấu của thế hệ hôm nay xuyên suốt thế giới - trong khi kìm giữ mọi thiên vi. Chứng thực, trần trụi và đau thương nên hết đỗi tự nhiên ngay cả khi có tính biểu tượng, chúng đầy sự khô cằn và là cảm quan của một người nhìn thế giới một cách rõ ràng, qua đây đã cho ta thấy được tính thời sự cũng như sức ảnh hưởng của Kafka đối với cuộc đấu tranh chống lại những thế lực tàn bạo đang tấn công và hủy hoại con người [66, 647]. Mặc dầu chỉ khám phá tác phẩm của Kafka trên phương diện nội dung những những nhận xét này rất đáng quý nhằm khẳng định được giá trị to lớn của những tác phẩm mà Kafka để lại cho nhân loại. Vốn dĩ là người chẳng màng đến hư danh, trước khi mất Franz Kafka để lại chúc thư ủy thác cho bạn mình là Max Brod đốt tất cả những sáng tác mà ông chưa hoàn tất và ưng ý; nhưng may mắn thay Max Brod đã không giữ lời hứa, sau khi 6
  10. Kafka qua đời, những sáng tác của ông đã được in thành sách cũng là lúc thế chiến thứ hai nổ ra, và Kafka được xem như “một phát hiện” đối với thế giới phương Tây, sự tiên cảm của ông về thế giới giờ đây không còn viễn vông, huyền thoại nữa. Trải qua những biến động dữ dội của lịch sử cũng như đối diện với những mất mát đau thương, con người chợt bừng ngộ nhận ra rằng: “Thế giới đã bắt đầu giống như thế giới của Kafka” đúng như lời Michel Remon đã nói: "Thế giới bắt đầu gặp gỡ F.Kafka và định ngữ K. rời bỏ lĩnh vực văn chương để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày". [73, 907]. Cũng từ đây, lịch sử nghiên cứu về Franz Kafka chính thức được hình thành, giới phê bình phương Tây đã dấy lên một làn sóng nghiên cứu về Kafka. Thế chiến thứ hai khép lại, Kafka vẫn được xem như là một hiện tượng độc đáo với thế giới phương Tây bởi sự tiên cảm của Kafka đối với số phận bi đát của con người. Người ta đau đớn hiểu ra rằng cái phi lý mà Kafka tiên cảm trước đó cũng như những nỗi đau mà ông nếm trải trong cuộc đời không còn là tiểu thuyết nữa mà là sự thật về cuộc đời. Những tác phẩm của ông tiếp tục trở thành đối tượng nghiên cứu cho hàng nghìn tác giả. Viết về tài năng của Kafka, trong công trình "Viết về nghệ thuật", Berton Brecht - nhà viết kịch đồng thời là một nhà thơ nổi tiếng của Đức đã có những nhận định rất chính xác và thỏa đáng rằng: " Người ta tìm thấy ở ông ta, đằng sau những hóa trang rất kỳ cục, những linh cảm về những điều mà vào thời kỳ những cuốn sách của ông xuất hiện thường chỉ có một vài người nhận thấy được mà thôi” [74, 908]. Cùng nội dung đó, trong tập Tiểu luận bàn về nghệ thuật tiểu thuyết: Thời đại nghi ngờ, Nathalie Saraute trong bài:"Chân dung người lạ mặt" đã cho rằng Kafka là thiên tài của thời đại chúng ta, là tiên tri báo trước kỉ nguyên của "con người phi lý", "con người không có sự sống". Không chỉ các nhà phê bình phương Tây, mà một vài nhà phê bình Mác xít cũng đánh giá rất cao về Kafka, họ đã xem ông như thần tượng của thời đại. Tại đại hội Quốc tế Liblice, Kafka được đánh giá rất cao với vai trò là một bậc tiền bối, là người mở đầu cho tiểu thuyết hiện đại: “cùng với M.Proust, J.Joyce, 7
  11. Kafka là người đã khai tử cho tiểu thuyết truyền thống của thế kỷ XIX - tiểu sử nhân vật, tính cách, hoàn cảnh, với những hoạt động xã hội và thời gian ba chiều và mở đầu cho một thời đại tiểu thuyết mới”. [74, 938]. Tiếp tục quan điểm của các nhà lý luận trên, trong "Trò chuyện về nghệ thuật kết cấu", tiểu thuyết gia Milan Kundera khi nói về lối kể chuyện bằng chiêm bao chủ nghĩa hiện đại đã viết "Các tiểu thuyết của Kafka là sự hợp nhất không có kẽ hở giữa giấc mơ và thực tại và là cái nhìn sáng suốt về thế giới hiện đại, sự tưởng tượng bị ngủ quên trong thế kỷ XIX được Kafka thình lình đánh thức dậy, và ông đã thành công trong việc mà những nhà siêu thực sau ông đã cố nhưng không thực sự làm được: trộn lẫn giữa cái mơ và cái thực” [73,105]. Nhận định trên của M.Kundera đã chứng tỏ tác giả đã phát hiện ra được đặc trưng bản chất của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự kết hợp tuyệt vời giữa cái siêu thực và cái bình thường trên cơ sở của một trí tưởng tượng phong phú, qua đó đánh giá Kafka là một nhà văn đã mang đến những khám phá vĩ đại, mở ra một hướng đi mới cho lịch sử tiểu thuyết thế giới. A.Karelski trong bài viết "Về sáng tác của Kafka" đã đánh giá rất cao về ông, nhìn thấy "Hiệu quả đặc biệt của Kafka là tất cả đều rõ ràng, không có gì khó hiểu", và “tính phi logic, tính rời rạc, tính phi lý quá quắt, đầy phẫn khích của nội dung chính là cuộc cách mạng thầm lặng của Kafka” [71,101]. Tiếp theo, Nathalie Sarraute trong tập tiểu luận Thời đại nghi ngờ đã cho rằng: “Kafka là thiên tài của thời đại chúng ta. K là nhà tiên tri báo trước kỷ nguyên của con người phi lý, con người không có sự sống. Cũng từ đây, Sarraute đã khích lệ “con người phải theo gót Kafka đi tìm những miền chưa khám phá để phát hiện con người phi lý trong thời đại ngày nay”… Trong Tiểu thuyết hiện đại, Dorothy Brewster&Min Angus Burrell đã đưa ra những lý giải kỳ lạ về Kafka: “Đó là một thế giới có hàng rào vây kín, thiếu không khí, âm thầm, nham hiểm. Những truyện của Kafka đều nghẹt thở 8
  12. và vô lý như những cơn ác mộng. Đôi khi chúng có giọng hài hước bí hiểm của mộng mị [16, 215]. Đánh giá tổng quan về thế giới nghệ thuật của Kafka, nhà lí luận người Áo E.Fischer trong một bài viết về Kafka đã phát biểu: “Toàn bộ các sáng tác của Kafka là “hình thức hợp nhất của hai yếu tố đối nghịch: Chủ nghĩa cực đoan của thơ trữ tình và phong cách phóng sự khách quan” [40, 85] và “Không có nhà văn nào thể hiện cái tiêu cực này, sự tha hóa tổng thể của con người bằng ngôn từ một cách sinh động tương tự. Tôi cho rằng cái cảm xúc mãnh liệt này, độ chính xác này về sự khủng khiếp liên quan chặt chẽ nhất với sự quá tải của các tiêu cực tính chất một chiều, với chủ nghĩa chủ quan” [40, 185]. Với nhận định này của E.Fischer, chứng tỏ tác giả đã nhìn thấy trong thế giới nghệ thuật của Kafka tính chất tiêu cực, sự tha hóa của con người, đồng thời khẳng định khả năng tái hiện hiện thực của nhà văn bằng tiếng nói nghệ thuật độc đáo. Nhắc đến các công trình nghiên cứu về Kafka không thể không kể đến E.M.Meletinxki, người đã dành rất nhiều công sức và tâm huyết nghiên cứu về sáng tác của ông qua tác phẩm Thi pháp của huyền thoại. Đây là một công trình nghiên cứu rất đồ sộ đã chứng tỏ M.Meletinxki đã có một cái nhìn thấu suốt về thế giới huyền thoại của Kafka trên rất nhiều phương diện. Ông cho rằng: “Thế giới nghệ thuật của nhà văn là “sự biến cải siêu tưởng thế giới đời thường” [91, 472]. Ngoài những công trình nghiên cứu đã nêu trên, cũng cần phải kể đến các nhà nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài như: Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Quốc Trụ, Phạm Thị Hoài, Jennifer Tran, Khả Tri.v.v. đã dành khá nhiều công sức và tâm huyết của mình để đọc, nghiên cứu và dịch các công trình nghiên cứu về Kafka sang Tiếng Việt. Riêng đối với Hoàng Ngọc Tuấn, ông đã xem Kafka như một người rất quan trọng trong việc đổi mới lịch sử tiểu thuyết; còn tác giả Nguyễn Quốc Trụ lại tìm thấy điểm gặp gỡ giữa Kafka và Chékhov trong việc cùng khám phá những bí mật của thế giới - những bí mật nằm trong thế giới của mỗi con người. 9
  13. Với Jennifer Tran lại xuất phát từ cái nhìn thần học, tôn giáo đã khẳng định tác phẩm của Kafka là hành động của một niềm tin của con người Do Thái..v.v.. Như vậy, qua sự tổng hợp các ý kiến xung quanh vấn đề nghiên cứu về Franz Kafka ở trên thế giới, trong phạm vi khảo sát của chúng tôi đã nhận thấy: Các công trình nghiên cứu về Kafka là tương đối nhiều, mỗi bài viết thể hiện một quan điểm và được nhìn dưới một góc độ khác nhau, nhưng nhìn chung chủ yếu khai thác các tác phẩm của Kafka dưới góc độ: giá trị phản ánh hiện thực, và tính chất huyền thoại . Một số bài viết đã đề cập đến vấn đề phi lý nhưng mới chỉ dừng lại ở việc điểm qua chứ chưa đi vào phân tích một cách cụ thể và có hệ thống. Mặc dầu vậy, những công trình nghiên cứu trên về Kafka đều góp thêm những căn cứ quý báu để khẳng định tầm vóc của Kafka trong lịch sử văn học, đồng thời gợi mở hướng tiếp cận cho chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về các sáng tác của nhà văn tiêu biểu này. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu sáng tác của Franz Kafka ở Việt Nam Không chỉ nổi tiếng trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam, Franz Kafka cũng thu hút được sự quan tâm đông đảo những nhà phê bình, nghiên cứu. Tính đến nay, sẽ là rất khó khăn cho việc tổng kết và đưa ra con số cụ thể bao nhiêu bài viết và công trình lựa chọn sáng tác của Franz Kafka làm đối tượng nghiên cứu. Đứng trước sự phong phú của nguồn tư liệu khảo sát, chúng tôi điểm lại những ý kiến có đề cập ít nhiều đến vấn đề phi lý và có tính gợi mở trong việc chỉ ra những biểu hiện cụ thể của yếu tố phi lý trong sáng tác của nhà văn Kafka. Ở Việt Nam, sáng tác của Kafka được giới thiệu sớm nhất trong đời sống văn học miền Nam khi chiến tranh đang diễn ra ác liệt. Trải qua gần 60 năm, có thể thấy dấu ấn của Kafka có những lúc đậm nhạt khác nhau do sự chi phối của điều kiện tiếp nhận nhưng sáng tác của ông vẫn không ngừng hiện diện trong đời sống văn học Việt Nam, qua dịch thuật, giảng dạy, nghiên cứu - phê bình và qua sáng tạo văn học. Thời gian đầu Kafka được nhắc rải rác ở các công trình nghiên cứu của các nhà lý luận, phê bình ở miền Nam trước năm 1975. Khởi đầu cho sự tiếp nhận sáng tác của Kafka có thể kể đến quan điểm của tác giả Trần Triệu Luật khi giới thiệu với 10
  14. bạn đọc cuốn: “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học” của Phạm Công Thiện, Trần Triệu Luật đã thể hiện thái độ không đồng tình với Phạm Công Thiện và đặt câu hỏi: “Tại sao lại trình bày Kafka như ý thức cô đơn, cô lập trong khi Huguenin lại như là ý thức của sự khắc khoải mà không thể trái ngược lại” [84, 57]. Tổng kết tình hình dịch thuật, giới thiệu văn học phương Tây hiện đại tại miền Nam việt Nam trước 1975, Hoàng Nhân trong “Nhận định văn học phương Tây hiện đại” cho rằng việc truyền bá sáng tác của Kafka cùng các nhà văn phương Tây hiện đại là vì “một số thiên lệch với dụng ý chính trị, thương mại về các trào lưu phản động, suy đồi nhằm phục vụ cho chủ nghĩa thực dân mới” [115, 16]. Bình luận về cách tiếp nhận “Toà lâu đài” của Doãn Quốc Sỹ trong “Văn học và tiểu thuyết”, Lê Đình Kỵ đánh giá “cách giải thích của Doãn Quốc Sỹ không phải hoàn toàn không có cơ sở, nhưng nó quá hẹp, quá riêng tư khi gắn liền nó với sự cách biệt tình phụ tử lại vừa quá rộng, quá xa khi muốn biến lâu đài kia thành “thượng đế” [69, 133]. Không chỉ tiếp nhận sáng tác của Kafka ở miền Nam mà sáng tác của ông còn được tiếp nhận ở Miền Bắc, đầu tiên có thể kể đến công trình nghiên cứu tác giả Đỗ Đức Hiểu. Với chuyên luận "Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa" Đổ Đức Hiểu một mặt thừa nhận vai trò tiên phong của F.Kafka đối với văn học hiện sinh cũng như những yếu tố hiện thực, có tính chất tố cáo một chế độ quan liêu, một chế độ nhà nước nghẹt thở đầy áp bức. Mặt khác ông phê phán những yếu tố siêu hình về thân phận con người tràn ngập trong tác phẩm, lấn át cả một số yếu tố hiện thực. Ông viết: “sáng tác của Kafka có tính chất tố cáo một chế độ quan liêu khủng khiếp, một chế độ nhà nước nghẹt thở, đầy áp bức và ngạo nghễ”, và “một sự phản kháng tiêu cực mơ hồ, bất lực và tuyệt vọng, không thể là một tấm gương cách mạng” [56, 86]. Hoàng Trinh trong công trình "Phương Tây - Văn học và con người" đã nghiên cứu một số nhà văn phương Tây trước vấn đề "thân phận con người" và Kafka là tác giả được nói tới đầu tiên. Trong khi phân tích để chỉ ra những đặc trưng của Kafka với việc phản ánh hiện thực, tác giả cho rằng những tư liệu rút ra từ hiện 11
  15. thực khi vào tác phẩm của Kafka "đã biến dạng thành một thế giới mờ ảo", quái dị, bay lơ lửng ở trên những cơ sở thực tế của nó, thực đã pha trộn với mộng và nhiều lúc bị mộng lấn át. Bước sang thời kỳ đổi mới, nghiên cứu về Kafka được mở rộng hơn với sự đóng góp tích cực của Đặng Anh Đào, Trương Đăng Dung, Lê Huy Bắc, Phùng Văn Tửu, Đỗ Ngoạn, Nguyễn Văn Dân,.. Với những chuẩn thẩm mỹ mới, việc nhìn nhận Kafka đã có chiều hướng tích cực và thỏa đáng hơn trước, về cơ bản những vấn đề nghệ thuật và nội dung trong sáng tác của Franz Kafka được nghiên cứu một cách chuyên sâu và chủ yếu tập trung xoay quanh ba mảng đề tài: tính huyền thoại, tính phi lý và sự tha hóa. Nhắc tới những công trình nghiên cứu về Franz Kafka, nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào - người từng được xem là một “chuyên gia về Kafka” ở Việt Nam, đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết của của mình để nghiên cứu về tác giả mà bà rất yêu quý. Trong bài viết “Franz Kafka”, in trong Franz Kafka - tuyển tập tác phẩm, tác giả Đặng Anh Đào đã có một cái nhìn tương đối toàn diện về nội dung xã hội và thân phận con người trong sáng tác của Kafka. Tác giả viết “Cho đến nửa sau thế kỷ XX, bóng dáng Kafka vẫn trùm xuống thế giới hiện đại, đặc biệt khi người ta có những thể nghiệm khủng khiếp về cái phi lý của cuộc đời” [74, 936]. Mặc dầu chưa đặt ra vấn đề mô tả và đánh giá tổng quan tác phẩm của Kafka, nhưng qua việc khảo sát lần lượt các tác phẩm của ông như: Biến dạng (Hóa thân), Vụ án và Nước Mỹ, Đặng Anh Đào đã cho ta thấy được bức tranh xã hội cũng như thân phận con người cùng với những điều phi lý mà họ đã trải nghiệm. Bên cạnh đó, tác giả đã cung cấp một số thông tin quan trọng về một số thủ pháp nghệ thuật mang tính đột phá của Kafka về thể loại tiểu thuyết và đã phân tích nó một cách chi tiết, kỹ lưỡng. Với cái nhìn khái quát, đa diện, trong bài Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka, nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung đã có những nhận định sắc sảo về 12
  16. Kafka - người mở đường cho văn học hiện đại: “Franz Kafka là nhà văn lớn đầu thế kỷ XX đã cảm nhận sâu sắc về trạng thái tồn tại của con người hiện đại, và đã thể hiện bản chất thời đại của mình một cách độc đáo, mở ra những khả năng mới cho tư duy tiểu thuyết. Các tác phẩm của Franz Kafka là những lý giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế giới phi lý, về sự tha hóa của con người trong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô hình” [74, 939]. Với công trình nghiên cứu này, tác giả Trương Đăng Dung đã tinh tế khi phát hiện ra: Đối tượng trung tâm của thế giới nghệ thuật của Kafka là sự tha hóa, nỗi lo âu, sự lưu đày và cái chết. Trong thế giới của Kafka, con người thật cô đơn xa lạ giữa một thế giới đầy rẫy sự mờ ám, phi lý. Sau khi phân tích một cách thấu đáo về các nhân vật trong tác phẩm Nước Mĩ, Hóa thân, Lâu đài, Trương Đăng Dung đã đi đến nhận định: “Franz Kafka đã thấy rõ được nguyên nhân bị “lưu đày” của con người trong thế giới hiện đại: trong mê cung của những thiết chế mờ ám và phi lý được bày đặt ra như những cái bẫy, con người bị tước mất khả năng tìm hiểu và thiết lập quan hệ với thế giới một cách bình thường, vì con người không phải là chủ mà là nạn nhân của thế giới!” [74, 944]. Nghiên cứu về tác phẩm của Kafka không thể không nhắc tới cuốn: Nghệ thuật Phran-dơ Kafka của tác giả Lê Huy Bắc. Trong công trình này tác giả đã tập hợp một cách hệ thống những đặc điểm nghệ thuật nổi bật của ngòi bút Kafka cũng như khẳng định vị trí của Kafka đối với nền văn học hiện đại “Kafka là người khai sinh ra thi pháp mới của kỷ nguyên hiện đại” [74, 974], và “Mảng hiện thực được Kafka khai sinh này là mảng hư ảo của nhân vật vắng mặt, bao gồm: kẻ độc tài, kẻ quan liêu, kẻ hối lộ tham nhũng. Có thể các nhân vật này đã từng được khắc họa trong tác phẩm của những nhà văn trước Kafka nhưng không giống với bất kỳ ai trước đó lẫn sau này Kafka không tái dựng cụ thể trong tác phẩm, ngay cả cái tên chúng cũng không có, nhưng chỉ cần qua thái độ và cảm xúc tâm lý của các nhân vật có liên quan đến họ thì người đọc sẽ thấy ngay sức mạnh quyền uy của họ lớn đến nhường nào [11, 124]. 13
  17. Bàn về cái phi lý trong sáng tác của Kafka, hai tác giả Nguyễn Quốc Trịnh và Đoàn Thị Việt Nga cũng đã có những phát hiện rất đáng quý. Trong tiểu luận “Cái nghịch dị của hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của Kafka” tác giả Nguyễn Quốc Trịnh đã chỉ ra rằng: F.Kafka xây dựng nên những hình tượng nhân vật chứa đựng những ám ảnh về thân phận con người cô đơn, lạc loài phải sống kiếp lưu đày ngay trong không gian sống của mình. Số phận nhân vật chứa đựng những cái phi lý, cái không thể giải quyết bằng lý trí. Cũng với tinh thần trên, tác giả Đoàn Thị Việt Nga đã phát biểu rằng: “Franz Kafka là một trong những nhà văn hiện đại xuất sắc nhất của thế kỷ XX, và là một hiện tượng mà sự lặp lại sẽ trở thành vô vị. Sáng tác của Kafka nói chung, truyện ngắn nói riêng thể hiện sự thay đổi về phương thức phản ánh hiện thực, đó là tiếp cận hiện thực theo hướng huyền thoại hóa, xây dựng một thế giới nghệ thuật đầy phi lý” [111, 1]. Trong rất nhiều công trình nghiên cứu về Kafka, chúng tôi rất chú ý đến bài viết Kafka với cuộc chiến chống phi lý của tác giả Nguyễn Văn Dân đăng trong cuốn: Franz Kafka - Tuyển tập tác phẩm, xuất bản năm 2003. Ở bài viết này, Nguyễn Văn Dân đã tập trung chủ yếu vào việc phân tích tính chất phi lý trong các tác phẩm của Kafka xét dưới góc độ xã hội và đi đến khẳng định cái mới của Kafka trong bối cảnh đương thời là việc nhà văn đã khai phá cái phi lý của cuộc đời. Ông viết: “Ở ông, cái phi lý trở thành một đối tượng để nhận thức, nó không phải đơn thuần chỉ là một hiện tượng xã hội, nó liên quan thậm chí chi phối vận mệnh của con người, mà muốn tồn tại con người phải luôn luôn đấu tranh để loại trừ nó. Chính vì vậy cái phi lý của Kafka là cái phi lý bi kịch. Khi thì cái phi lý ấy nằm ngay trong bản chất sinh tồn, điều này ta có thể nghiệm thấy trong các truyện ngắn Hang ổ, Vô địch, Nhịn ăn, Hóa thân” và : “Trong tác phẩm của mình, Kafka dường như cũng chứng minh rằng bản chất của sự sinh tồn chính là nỗi bất an, chí ít là sự sinh tồn của con người đầu thế kỷ XX. Nỗi bất an đeo đẳng con người mà suốt đời con người không thể nào thoát được. Có nỗi bất an nào ám ảnh sâu sắc hơn nỗi bất an của con vật đào hang trong 14
  18. truyện ngắn Hang ổ? Có nỗi bất an nào mang tính bi kịch hơn nỗi bất an của Joef K. trong Vụ án? Có nỗi bất an nào mang tính khám phá xã hội hơn nỗi bất an của K. trong Lâu đài? và, cùng với đề tài về cái phi lý, việc đưa nỗi bất an vào văn học của Kafka đã mở đường cho một số trào lưu văn học mới sau này: văn học hiện sinh chủ nghĩa và kịch phi lý” [74, 8]. Như vậy, với việc phân tích một cách cụ thể những biểu hiện về cái phi lý trong một số tác phẩm của Kafka, Nguyễn Văn Dân đã có cái nhìn tổng quan về thế giới nghệ thuật của nhà văn xuất sắc này, đồng thời đã chỉ ra vai trò tiên phong, mở đường của Kafka trong trào lưu văn học phi lý. Không chỉ hấp dẫn, và thu hút sự chú ý đối với giới nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác của Franz Kafka đã trở thành đề tài nghiên cứu của các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, các báo cáo khoa học trong nước. Trong đó phải kể đến Lê Thanh Nga (2008), Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Franz Kafka, Luận án tiến sỹ, Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Thị Thu Hà (2013), Quyền lực trong tiểu thuyết của Franz Kafka, Luận văn thạc sĩ ,Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia; Đỗ Thị Yến (2015), Khám phá cái phi lý trong tiểu thuyết “Lâu đài”của Franz Kafka, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm 2; Phạm Hồng Dương (2016) Con người lưu đày trong sáng tác của F.Kafka nhìn từ tâm thức hiện sinh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm 2.v.v. Đây là những gợi ý quý báu cho luận án của chúng tôi. Ngoài những công trình nghiên cứu, những luận án, luận văn trên, một sự kiện đáng quan tâm là vào tháng 4 năm 2018, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Quốc tế “Kafka ở Việt Nam và châu Á - Kafka in Vietnam and Asia”. Hội thảo đã thu hút rất nhiều nhà nghiên cứu, giới chuyên môn tham dự. Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Kim nhấn mạnh: “Các tác phẩm của Kafka được cho là mang tính dự báo cáo về các sự kiện của nhân loại, cũng như đưa ra những quy luật phổ quát của thế giới chính trị và xã hội, những điểm đại đồng xuất hiện ở mọi quốc gia. Kafka vô tình trở thành nhà văn hiện sinh chủ nghĩa, 15
  19. về phương diện nghệ thuật và thi pháp văn xuôi nói riêng, ông đã tự tìm đến với chủ nghĩa biểu hiện. Chính lối nghĩ, cách nhìn, cách thể hiện của chủ nghĩa biểu hiện đã giúp người đọc qua gần thế kỷ qua nhận ra những sự thật phi lý của cuộc sống: sự biến mất và bỏ rơi con người, nỗi lo âu định mệnh, những vụ án giết người không xét xử, những lâu đài quyền lực xa xôi, không thể tiếp cận đang đè nặng mọi kiếp người”.Với việc chia Hội thảo làm 4 tiểu ban: Tiểu ban 1:“Kafka ở châu Á” làm rõ vị trí và tầm ảnh hưởng của văn học Kafka đối với nền văn học của các nước: Thái Lan, Singapor, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản); Tiểu ban 2 : “Kafka và những chân trời khác”: phân tích về nghệ thuật kể chuyện và tư tưởng Kafka trong các tác phẩm tiêu biểu của ông như: “Vụ án”, “Hóa thân”, “Nước Mỹ”, qua đó đưa ra những nhận định lý giải việc tại sao văn học Kafka trở nên đặc biệt và gây được ảnh hưởng với các nền văn học khác; Tiểu ban 3 :“Nghiên cứu và giảng dạy Kafka”: đặt ra những vấn đề quan trọng trong việc đưa Franz Kafka vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành ngữ văn) và Tiểu ban 4 : “Kafka với văn học Việt Nam”: làm rõ những ảnh hưởng của văn học Kafka đối với văn học Việt Nam trong 2 giai đoạn đương đại và hiện đại; những dấu ấn và vị trí của Kafka đối với công chúng Việt Nam), hội thảo đã góp phần làm rõ hơn thân thế, sự nghiệp, tư tưởng cũng như những ảnh hưởng của nhà văn Kafka đối với nền văn học châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ phạm vi tư liệu mà chúng tôi có được đã cho thấy, các công trình nghiên cứu đã nói trên, từ góc độ này hay góc độ khác cũng đã đề cập đến giá trị nội dung và nghệ thuật, và có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến yếu tố phi lý trong tác phẩm của Kafka, tuy nhiên để phân tích một cách thấu đáo, có tính hệ thống và đặt trong sự đối sánh với các tác giả khác thì chưa có. Tuy vậy, tất cả những công trình nghiên cứu thực sự có giá trị khai mở, nó vừa là những cứ liệu quan trọng, vừa gợi mở cho chúng tôi tìm đến đề tài "Yếu tố phi lý trong sáng tác của Franz Kafka trong sự đối sánh với Haruki Murakami - nhà văn xuất chúng của nền văn học hậu hiện đại. 16
  20. 1.2. Tình hình nghiên cứu về yếu tố phi lý trong sáng tác của Haruki Murakami 1.2.1. Tình hình nghiên cứu yếu tố phi lý trong tiểu thuyết Haruki Murakami trên thế giới Bởi được xem là “một trong những tiểu thuyết gia thế kỷ XX quan trọng nhất của Nhật Bản” nên Haruki Murakami ngày càng chiếm được sự yêu mến của độc giả. Chỉ với từ khóa “Haruki Murakami” chúng ta có thể tìm thấy hơn 5.000.000 kết quả trên google. Có thể khái quát các xu hướng nghiên cứu trên thế giới về tiểu thuyết Murakami theo các phương diện như: Giọng điệu, thể loại ngôn ngữ, kiểu nhân vật; Nghệ thuật hậu hiện đai; Liên văn bản, và Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo... Trước hết, là nhóm tác giả nghiên cứu về các phương diện như: giọng điệu, thể loại ngôn ngữ, kiểu nhân vật với các tên tuổi nổi bật: Yoshio Iwamoto, Matthew C.Strecher.v.v.. Trong bài: Haruki Murakami - một giọng điệu hậu hiện đại Nhật Bản, đăng trên tạp chí Ngày nay, mùa xuân năm 1993, Yoshio Iwamoto đã chỉ ra những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại in đậm trong tác phẩm của Murakami. Bài viết được chia làm 3 phần tương ứng với 3 nội dung cụ thể: Phần một là phần giới thuyết và dẫn nhập về chủ nghĩa hậu hiện đại, và vấn đề tiếp nhận lý thuyết hậu hiện đại ở Nhật Bản. Phần thứ hai, tác giả đề cập đến những biểu hiện của chủ nghĩa hiện đại trong tác phẩm Cuộc săn cừu hoang trên các phương diện: đề tài, thể loại, cấu trúc, nhân vật. Phần cuối cùng của bài viết tác giả đã tìm hiểu tác phẩm này thông qua biểu tượng “cừu”. Mặc dù bài báo đã rất có giá trị trong thời điểm hiện tại, đem lại những gợi mở quan trọng trong việc nghiên cứu về sáng tác của Murakami, song chưa đề cập đến những dấu hiệu khác thể hiện yếu tố hậu hiện đại trong tiểu thuyết của ông mà mới chỉ dừng lại ở việc chứng minh yếu tố hiện đại từ mối quan hệ giữa văn chương thuần túy và văn chương bình dân. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2