intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:243

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015; Biểu hiện của yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015; Đặc trưng, giá trị nghệ thuật và bàn luận về yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Lý luận và lịch sử mỹ thuật: Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Trung YẾU TỐ TRANG TRÍ TRONG TRANH LỤA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1976 - 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT Hà Nội - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Trung YẾU TỐ TRANG TRÍ TRONG TRANH LỤA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1976 - 2015 Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH PGS.TS Lê Văn Sửu TS Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Trung Hà Nội - 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015 là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu cùng những ý kiến tham khảo, tư liệu đều có chú thích nguồn đầy đủ. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung trong luận án. Tác giả luận án Nguyễn Trung
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... iv MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT TRANH LỤA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1976 - 2015 ........................... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................. 9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ............................................................9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước..........................................................20 1.1.3. Đánh giá chung .........................................................................................22 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 23 1.2.1. Khái niệm .................................................................................................23 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu và luận điểm khoa học...........................................28 1.3. Khái quát về tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015 ..................................... 34 1.3.1. Bối cảnh lịch sử, hoạt động mỹ thuật giai đoạn 1976 - 2015 ...................34 1.3.2. Khái quát tác phẩm tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015 ...................40 Tiểu kết ............................................................................................................................ 45 Chương 2. BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TRANG TRÍ TRONG TRANH LỤA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1976 - 2015 .......................................................................................... 47 2.1. Yếu tố trang trí biểu hiện qua không gian .............................................................. 48 2.2. Yếu tố trang trí biểu hiện qua màu sắc ................................................................... 67 2.3. Yếu tố trang trí biểu hiện qua hình thể ................................................................... 80 2.4. Yếu tố trang trí biểu hiện qua họa tiết trang trí ...................................................... 93 Tiểu kết .......................................................................................................................... 104 Chương 3. ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT VÀ BÀN LUẬN VỀ YẾU TỐ TRANG TRÍ TRONG TRANH LỤA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1976 - 2015 ....... 105 3.1. Đặc trưng nghệ thuật ............................................................................................. 105 3.1.1. Tính ước lệ - tượng trưng trong không gian và màu sắc ........................105 3.1.2. Khái quát và cách điệu hóa hình thể .......................................................116
  5. iii 3.1.3. Kết hợp họa tiết trang trí trong mảng hình .............................................122 3.2. Giá trị nghệ thuật ................................................................................................... 125 3.2.1. Tăng hiệu quả tạo hình ...........................................................................126 3.2.2. Đa dạng biểu hiện hình thức nghệ thuật .....................................................130 3.3. Bàn luận về yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015 .. 136 3.3.1. Nhân tố cơ bản hình thành yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015 ................................................................................................136 3.3.2. Phát huy giá trị nghệ thuật ......................................................................146 Tiểu kết .......................................................................................................................... 157 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ...................... 162 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 163 PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 173
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐH Đại học NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản TLVN Tranh lụa Việt Nam tr trang TS Tiến sĩ TW Trung ương YTTT Yếu tố trang trí
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Yếu tố trang trí (YTTT) trong tranh là những chi tiết hoặc đối tượng có tính chất cách điệu hóa như: họa tiết trang trí, màu sắc cường điệu, hình ảnh khái quát, không gian ước lệ… được sử dụng như là một thủ pháp nghệ thuật với mục đích tăng sự hấp dẫn thị giác hoặc tạo dấu ấn phong cách cho tác phẩm hội họa. YTTT không chỉ hiện diện phổ biến trong hội họa thế giới từ thời kỳ tiền sử, trên các bích họa trong hang động, tranh thánh thời Trung cổ, hội họa Hiện đại, Hậu hiện đại... mà còn rất phổ biến ở hội họa Việt Nam như: tranh dân gian Đông Hồ, tranh dân gian Hàng Trống, tranh thờ miền núi, tranh sơn mài, tranh sơn khắc… đặc biệt là tranh lụa. Tranh lụa Việt Nam (TLVN) hiện đại được hình thành từ những năm 30 của thế kỷ XX, khi Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập và đã ghi dấu ấn mạnh mẽ bởi vẻ đẹp riêng khác với tranh lụa của các nước trong khu vực như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản... Trong quá trình phát triển và tiếp biến, ngôn ngữ tạo hình của TLVN luôn thể hiện tinh thần Á Đông, chứa đựng mỹ cảm trang trí ở hình thức biểu đạt tác phẩm. Đặc tính ước lệ - tượng trưng riêng có cùng với vẻ hấp dẫn, độc đáo sẵn có từ những họa tiết trang trí như: hoa văn trang trí cổ, họa tiết trang trí dân tộc Mường, Ba Na, Ê đê, Thái, Tày, Nùng, Dao, H’Mong, Sán Chay… của YTTT đã góp phần quan trọng tạo nên những tác phẩm TLVN mang đậm giá trị truyền thống dân tộc. Nói cách khác, YTTT và ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật hội họa tranh lụa đã hòa quyện với nhau tạo nên giá trị nghệ thuật, trở thành một phẩm chất nghệ thuật đặc sắc của TLVN hiện đại, định vị TLVN trong nền hội hoạ thế giới. Đóng góp chung cho thành công ấy, phải kể đến vai trò đặc biệt của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 ở hình thức biểu đạt tác phẩm. Đó là những vấn đề quan trọng cần được làm sáng tỏ. 1.2. Qua khảo sát các tác phẩm TLVN giai đoạn 1976 - 2015 có thể thấy, hình thức thể hiện trong tranh có nhiều điểm khác biệt so với các giai đoạn trước đó. Cấu trúc hình mảng khỏe khoắn, năng động, màu sắc phong phú, tươi tắn rực rỡ, mạnh mẽ khai thác YTTT. Đặc điểm này không giống như lối vẽ hình gần sát với hiện thực,
  8. 2 màu sắc nhòe mờ, thâm trầm, chuyển sắc êm dịu của nhiều tác phẩm ở giai đoạn đầu thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương và phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1945 - 1975. Bên cạnh đó, TLVN giai đoạn 1976 - 2015 còn xuất hiện thêm sự ảnh hưởng đa chiều từ các trường phái hội họa Hậu hiện đại trên thế giới như: Biểu hiện, Hồn nhiên, Siêu thực, Trừu tượng... với xu hướng tạo hình thoát ly khỏi hiện thực, kết hợp sử dụng nhiều YTTT, hướng vào biểu hiện xúc cảm cá nhân. Hệ thống tư liệu và thực tiễn cho thấy, YTTT hiện diện trong TLVN giai đoạn này như một phương tiện nghệ thuật đắc dụng, góp phần tạo nên bước phát triển quan trọng của TLVN với những phong cách nghệ thuật mới, thể hiện đặc trưng thẩm mỹ của Việt Nam. YTTT có thể được nhận diện ở hình thức tác phẩm thông qua các yếu tố tạo hình như: không gian, màu sắc, hình thể, họa tiết trang trí. Do đó, nghiên cứu hiện tượng nghệ thuật này một cách hệ thống là yêu cầu cần thiết. 1.3. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, khi xu thế toàn cầu hóa đã trở nên phổ biến, chúng ta đang sống trong một thế giới “phẳng”, mức độ sử dụng YTTT trong nghệ thuật tạo hình đang có xu hướng trở lại mạnh mẽ trong thiết kế, kiến trúc và hội họa, việc nghiên cứu, đánh giá giá trị thẩm mỹ của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 đang trở nên cấp thiết. Sự xuất hiện của YTTT đã góp phần cho TLVN giai đoạn này đạt được những thành tựu đáng kể qua các giải thưởng ở trong nước và quốc tế, từng bước khẳng định đặc điểm, giá trị nghệ thuật riêng biệt, là phương tiện nổi trội trong việc đem lại hiệu quả biểu đạt thẩm mỹ cho tác phẩm, phản chiếu kịp thời những thay đổi và biến động của xã hội đương đại. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, tập trung làm rõ YTTT được thể hiện như thế nào và nó giúp gì cho người vẽ trong quá trình sáng tác, đó là khoảng trống nghiên cứu còn bỏ ngỏ. Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 là cần thiết để đưa ra những nhìn nhận, đánh giá khoa học về sự biểu hiện, khẳng định đặc trưng và giá trị nghệ thuật của YTTT trong TLVN giai đoạn này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Qua đó, bổ sung tư liệu hệ thống, chuyên sâu cho cơ sở dữ liệu về TLVN, cung cấp thông tin hữu ích cho người làm nghiên cứu, công chúng thưởng thức nghệ thuật,
  9. 3 các cơ sở đào tạo nghệ thuật tạo hình ở trong nước và góp phần định hướng sáng tác, phát huy tinh thần dân tộc để trong tương lai nghệ thuật TLVN có vị thế độc lập trong lịch sử hội hoạ. Ngoài ra, là một họa sĩ chuyên sáng tác tranh lụa, quan trọng hơn là khát khao tìm hiểu đề tài này để có kiến thức, cùng những nhận thức và nhu cầu cấp bách của tình hình nghiên cứu hiện nay cũng đã thôi thúc NCS lựa chọn đề tài: Yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ những biểu hiện của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015, qua đó chỉ ra đặc trưng và giá trị nghệ thuật của YTTT trong tranh lụa giai đoạn này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp, phân tích các tài liệu nghiên cứu để làm rõ tình hình nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục giải quyết, xác định cơ sở lý luận để thực hiện đề tài. - Làm rõ sự biểu hiện của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 qua hình thức biểu đạt tác phẩm. Nhận diện YTTT bằng phương pháp quan sát, đối sánh, phân tích những yếu tố tạo hình cơ bản trong các tác phẩm tranh lụa giai đoạn này với những đặc trưng tạo hình của nghệ thuật trang trí. - Phân tích, xác định các đặc trưng, chỉ ra giá trị nghệ thuật của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 và luận bàn về những nhân tố hình thành YTTT trong TLVN giai đoạn này cùng với việc phát huy giá trị nghệ thuật của YTTT trong tranh lụa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là YTTT trong biểu hiện thẩm mỹ của TLVN giai đoạn 1976 - 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian. Phạm vi thời gian nghiên cứu là giai đoạn 1976 - 2015. Sở dĩ NCS giới hạn giai đoạn này để nghiên cứu vì đây là phạm vi thời gian mà YTTT được biểu hiện một cách rõ nét trong TLVN hiện đại. Chọn năm 1976 là điểm khởi
  10. 4 đầu vì đó là thời điểm bắt đầu tổ chức triển lãm mỹ thuật toàn quốc sau khi đất nước được giải phóng năm 1975. Trong triển lãm đã xuất hiện những tác phẩm tranh lụa được giải cao thể hiện sự thay đổi đột phá về mặt tạo hình cũng như quan niệm nghệ thuật đối với tranh lụa. Chọn năm 2015 là điểm kết thúc giới hạn phạm vi nghiên cứu vì đây là dấu mốc có triển lãm mỹ thuật có quy mô toàn quốc gần nhất với thời điểm NCS bắt đầu tiến hành nghiên cứu đề tài luận án. Bên cạnh đó, trên phương diện pháp lý, triển lãm mỹ thuật Việt Nam năm 2015 là triển lãm thể hiện sự thay đổi rõ nét trong quản lý Nhà nước về hoạt động mỹ thuật theo Nghị định 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013 của Chính phủ sau gần 30 năm thực hiện chính sách Đổi mới. Cụ thể, đó là sự thay đổi trong cách tổ chức triển lãm (quy mô, tiêu chí lựa chọn tác phẩm, cách trưng bày, trách nhiệm, cấp phép, sự mở rộng đối tượng tham dự triển lãm…) trong bối cảnh phát triển mới của xã hội đương đại, qua đó tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng các tác phẩm mỹ thuật nói chung và tranh lụa nói riêng được trưng bày trong triển lãm này. Phạm vi không gian. Luận án tiến hành khảo sát các tác phẩm TLVN giai đoạn 1976 - 2015 có YTTT nổi bật, biểu hiện qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm, do các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác. Tổng số tác phẩm tranh lụa được lựa chọn phân tích trong luận án gồm: 45 tác phẩm của 39 tác giả. Đó là những sáng tác tiêu biểu hiện đang được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và trong các vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn này. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Có thể nhận diện YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 qua những yếu tố nghệ thuật nào? Câu hỏi 2: YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 có đặc trưng gì, có giá trị nghệ thuật như thế nào? Câu hỏi 3: Vì sao phần lớn TLVN giai đoạn 1976 - 2015 có YTTT? Cần phát huy những giá trị nghệ thuật của YTTT trong tranh lụa giai đoạn này như thế nào?
  11. 5 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Sự biểu hiện của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 ở hình thức tác phẩm thông qua các yếu tố tạo hình như: không gian, màu sắc, hình thể, họa tiết trang trí. Giả thuyết 2: Đặc trưng nghệ thuật của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 là: tính ước lệ - tượng trưng trong màu sắc và không gian; tính khái quát và cách điệu hóa hình thể; có sự kết hợp họa tiết trang trí trong mảng hình. YTTT có giá trị làm tăng hiệu quả tạo hình và đa dạng hình thức biểu hiện nghệ thuật cho TLVN giai đoạn này. Giả thuyết 3: Những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự hiện diện mạnh mẽ của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 là: sự hạn chế về tả khối, tả chất của nền lụa khiến cho ngôn ngữ tạo hình thích hợp sử dụng YTTT để đảm bảo hiệu quả hình thức biểu đạt nghệ thuật; quan niệm, tâm lý sáng tác chứa đựng tinh thần trang trí của các họa sĩ được kế thừa một cách ngẫu nhiên từ đặc điểm nghệ thuật truyền thống dân tộc. Việc phát huy giá trị nghệ thuật của YTTT trong TLVN giai đoạn này đòi hỏi người họa sĩ không được lạm dụng mà phải biết cách khai thác những ưu điểm của nó một cách có chọn lọc, phù hợp với bối cảnh xã hội và từng chủ thể sáng tạo. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu NCS tiến hành khảo sát, thu thập, chụp ảnh tư liệu về các tác phẩm TLVN tiêu biểu giai đoạn 1976 - 2015 do các họa sĩ Việt Nam sáng tác từ các nguồn khác nhau như: các vựng tập triển lãm mỹ thuật toàn quốc năm 1995, 2000, 2005, 2010, 2015; vựng tập Triển lãm tranh lụa Việt Nam năm 2007; các tác phẩm trưng bày trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng và một số tác phẩm chọn lọc trong các sách chuyên khảo về Mỹ thuật Việt Nam hiện đại… để có một cái nhìn tổng quan về đặc điểm hình thức của TLVN giai đoạn này và sự hiện diện của YTTT. - Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng để tiến hành phân loại, xác định hệ thống TLVN giai đoạn 1976 - 2015. Trong đó, thống kê mô tả để khái quát các nguồn tư
  12. 6 liệu, số liệu về hệ thống các tác phẩm TLVN giai đoạn này và thống kê suy luận để phân tích đánh giá hình thái - công năng của các yếu tố tạo hình, nhận diện YTTT ở hình thức biểu đạt tác phẩm. Trên cơ sở đó, luận án đặt ra các giả thuyết nghiên cứu một cách toàn diện về sự biểu hiện của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 và kiểm chứng giả thuyết đã đề ra. - Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu Trên cơ sở hệ thống các luận điểm khoa học, khái niệm nghiên cứu, luận án phân tích YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 thông qua các yếu tố tạo hình như: không gian, màu sắc, hình thể, họa tiết trang trí. Phương pháp phân tích áp dụng để bóc tách, chứng minh sự biểu hiện của YTTT trong TLVN giai đoạn này, đây chính là tiền đề để có thể chỉ ra đặc trưng, giá trị nghệ thuật của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015. Phương pháp tổng hợp được áp dụng trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích tác phẩm. Luận án tổng hợp, xác định những mối liên hệ giữa các yếu tố tạo hình, chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật nổi bật của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015, thấy được vai trò, đóng góp của YTTT trong quá trình sáng tác tranh lụa. Từ đó đưa ra đánh giá, nhận định YTTT góp phần không nhỏ làm tăng hiệu quả tạo hình và đa dạng hình thức biểu hiện nghệ thuật cho TLVN giai đoạn này. Phương pháp tổng hợp cũng được sử dụng để nhìn nhận nội dung nghiên cứu một cách khoa học, logic và thuận tiện trong quá trình theo dõi luận án. - Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh sử dụng trong luận án được nhìn nhận thông qua đặc điểm của các yếu tố tạo hình ở hình thức thể hiện tác phẩm tranh lụa giai đoạn 1976 - 2015, trong mối tương quan với ngôn ngữ tạo hình của TLVN hiện đại, tranh lụa của các nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, các thể loại hội họa khác của Việt Nam như: khắc gỗ, sơn dầu, sơn mài, sơn khắc… và nghệ thuật truyền thống nhằm diễn giải, tạo điều kiện thuận lợi trong việc đưa ra những nhận định, chỉ ra những điểm khác biệt, độc đáo của YTTT trong các giai đoạn phát triển của TLVN, sự kế thừa đặc điểm nghệ thuật truyền thống của hội họa TLVN.
  13. 7 - Phương pháp tiếp cận liên ngành Sử dụng, tham khảo những thành tựu trong nghiên cứu của một số ngành khoa học có mối liên hệ với nghệ thuật thị giác như: Văn hoá, Lịch sử, Tâm lý học, Văn học, Mỹ thuật học, Nhân học, Mỹ học… chắt lọc khía cạnh khoa học từ kho tàng tri thức, kết hợp với phương pháp luận như đối chiếu, so sánh, quy nạp, diễn dịch, kiểm chứng, nhận thức, đánh giá... nhằm xây dựng cơ sở lý luận, làm sáng tỏ những nhân tố hình thành, biểu hiện, đặc trưng, giá trị nghệ thuật của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015. Áp dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, luận án tiếp cận trên cơ sở tổng hợp, hệ thống các tư liệu mang tính tri thức của nhiều lĩnh vực có sự tương tác qua lại từ các ngành khoa học. Qua đó, tạo điều kiện nhìn nhận, đánh giá các vấn đề nghiên cứu logic và hệ thống, nghiên cứu YTTT biểu hiện qua hình thức của TLVN giai đoạn này. 6. Những đóng góp mới của luận án Đề tài luận án là công trình nghiên cứu mới, lý luận chuyên sâu, đánh giá các vấn đề khoa học về YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 qua góc nhìn mỹ thuật học. Kết quả nghiên cứu hướng trọng tâm làm sáng tỏ những câu hỏi và luận điểm khoa học đặt ra: - Xác lập khái niệm, giới thuyết YTTT trong tranh lụa, qua đó chỉ ra các YTTT nổi bật, chưa được nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện, biểu hiện thông qua hình thức nghệ thuật của TLVN giai đoạn 1976 - 2015; - Luận án chứng minh sự biểu hiện của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm, thông qua các yếu tố tạo hình có thể nhận diện như: không gian, màu sắc, hình thể, họa tiết trang trí. Qua đó chỉ ra ba đặc trưng nghệ thuật nổi bật của YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015 như: tính ước lệ - tượng trưng trong màu sắc và không gian; khái quát và cách điệu hóa hình thể; kết hợp họa tiết trang trí trong mảng hình; với các giá trị nghệ thuật điển hình như: tăng hiệu quả tạo hình và đa dạng hình thức biểu hiện nghệ thuật; - Luận án góp phần hình thành một cơ sở lý luận chuyên sâu về YTTT trong TLVN. Luận bàn về kết quả nghiên cứu để khẳng định, làm rõ những nhân tố hình thành và việc phát huy giá trị nghệ thuật của YTTT trong sáng tác TLVN giai đoạn
  14. 8 1976 - 2015 trong bối cảnh giao lưu hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu mới của luận án bổ sung cơ sở dữ liệu về TLVN. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu (8 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham khảo (11 trang) và phụ lục (62 trang), nội dung chính được chia làm 3 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015 (38 trang); Chương 2: Biểu hiện của yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015 (58 trang); Chương 3: Đặc trưng, giá trị nghệ thuật và bàn luận về yếu tố trang trí trong tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1976 - 2015 (54 trang).
  15. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT TRANH LỤA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1976 - 2015 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Khảo sát các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước cùng những tư liệu sách, tạp chí, các bài tham luận, bài viết, luận án về hội họa TLVN hiện đại cho thấy, phần lớn nội dung của những nghiên cứu tập trung vào giới thiệu, phân tích về nghệ thuật tranh lụa nói chung hoặc về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Tuy đã có một số tài liệu đề cập trực tiếp đến đề tài nghiên cứu và một số tư liệu, công trình liên quan gián tiếp nhưng nội dung của các nghiên cứu này chủ yếu chỉ mới tập trung ở bước mô tả, đánh giá đơn lẻ mà chưa có công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt, hệ thống về YTTT trong TLVN theo giai đoạn lịch sử phát triển, cụ thể là giai đoạn 1976 - 2015. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể phân chia thành hai nhóm, cụ thể như sau: 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập đến yếu tố trang trí trong tranh Đây là nguồn tham khảo cần thiết và có giá trị thiết thực, làm cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích những nhân tố hình thành, sự biểu hiện của YTTT trong tranh, cung cấp thông tin, quan điểm khoa học về trang trí, tranh trang trí, YTTT, những thành quả kiến thức nhất định, từ đó đưa ra đánh giá khoa học, khách quan và tổng thể. Bài viết “Tiếp cận ngôn ngữ hội họa theo quan điểm quy luật nhịp điệu”, (1985) của tác giả Lê Quốc Bảo trong kỷ yếu báo cáo khoa học tại Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội. Trong bài viết, tác giả đã trình bày quan điểm tiếp cận ngôn ngữ hội họa từ mỹ thuật học, qua các thành tố cơ bản như: yếu tố tạo hình, kết cấu tạo hình, nhịp điệu tạo hình. Về vấn đề kết cấu tạo hình, tác giả viết: Tâm lý vẽ là nguyên nhân cơ bản và trực tiếp để hình thành kết cấu tiềm tàng. Nó là một hoạt động có mục đích, có phương hướng và hình thành trên cơ sở vốn sống, vốn chính trị, vốn văn hóa nghệ thuật của từng họa sĩ
  16. 10 và được định hướng bởi một thị hiếu, quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ và trình độ nhất định. Chất thơ, chất trí tuệ, chất tượng trưng, chất trang trí hay chất hiện thực và lãng mạn… đều chứa đựng trong một kết cấu tạo hình, đều do tâm lý vẽ quy định, kể cả phong cách nghệ thuật, cá tính nghệ thuật của từng họa sĩ cũng đều là kết quả trực tiếp của tâm lý vẽ [6, tr.12 - 21]. Như vậy, tác giả khẳng định hình thức biểu đạt của YTTT trong tranh là ở kết cấu tạo hình, nó có nguồn gốc từ đời sống của mỗi họa sĩ, được định hướng bởi một thị hiếu, lý tưởng, quan điểm thẩm mỹ và trình độ nhất định. Đây là một quan điểm khoa học đề cập đến nguyên nhân hình thành, hình thức biểu hiện của YTTT trong tranh, củng cố chắc chắn cơ sở cho giả thuyết thứ nhất của đề tài. Năm 2015, tác giả Natalia Kraevskaia có bài viết “Vấn đề lý thuyết về hoa văn” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật, Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Tác giả đã phân tích, đưa ra những ví dụ minh họa cụ thể về việc sử dụng hoa văn trong nghệ thuật trang trí ứng dụng và các tác phẩm hội họa hiện đại, sau đó đưa ra nhận định: “Hoa văn cả trong lĩnh vực nghệ thuật trang trí lẫn nghệ thuật tạo hình đều có thể hiện chức năng rõ rệt của nó là trang điểm cũng như chức năng biểu ý, một chức năng mà thoạt đầu tưởng chừng như không rõ ràng” [63, tr.12]. Nhìn chung, bài viết đã khái quát vai trò của hoa văn trang trí trong nghệ thuật ứng dụng và nghệ thuật hội họa trên thế giới và Việt Nam. Tài liệu giúp NCS có thể nhìn nhận rõ hơn sự biểu hiện, hiệu quả nghệ thuật của hoa văn trang trí trong tác phẩm hội họa. Cuốn Hội họa mới Việt Nam Thập kỷ 90 (2001), Nxb Mỹ thuật, của tác giả Bùi Như Hương và Trần Hậu Tuấn. Đây là công trình nghiên cứu, đánh giá về nền hội họa Việt Nam đương đại giai đoạn từ 1990 - 2000. Trong phần đánh giá về đặc điểm chung của giai đoạn này, tác giả nhấn mạnh đặc điểm nổi bật nhất của hội họa trẻ Việt Nam thời kỳ đổi mới là rất đa dạng, nhiều phong cách cá nhân đồng tồn tại. Hội họa trẻ Việt Nam dường như không mấy ám ảnh bởi gánh nặng chiến tranh và quá khứ mà ngược lại có vẻ trữ tình và lạc quan, mơ mộng, trong khi dân tộc có một lịch sử thật bi hùng... Nếu chỉ so trong khu vực Đông Nam Á với nhau cũng đủ thấy hội họa Việt Nam mạnh tính trang trí hơn
  17. 11 nội dung. Dù có nội dung thì đa phần là cái cớ để họa sĩ làm đẹp [57, tr.18]. Như vậy, cuốn sách đã chỉ ra một trong những đặc điểm tạo hình quan trọng của hội họa Việt Nam giai đoạn 1990 - 2000 là tính trang trí nhưng không đi sâu vào tìm hiểu YTTT trong nghệ thuật TLVN hiện đại. Đó cũng là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu mà NCS đặt ra trong đề tài luận án. Cuốn sách Nghệ thuật dưới góc độ di truyền (2019), Nxb Mỹ thuật của nhà nghiên cứu Vũ Hiệp. Tác giả đã đưa ra một khái niệm mang tính lý thuyết đó là “mã gien nghệ thuật”, coi đó là một công cụ hữu ích để có thể tiếp cận và phân tích các tác phẩm nghệ thuật. Theo đó, tác giả cho rằng: “mã gien nghệ thuật được xác lập, di truyền và biến đổi qua các thời kỳ khác nhau. Có những mã gien duy trì kéo dài trong suốt lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, nhưng cũng có mã gien chỉ tồn tại đến một thời kỳ nào đó rồi lặn đi (nhưng vẫn có ảnh hưởng chi phối ngầm), bởi nó không còn phù hợp với thời đại” [45, tr.16]. Đối với nghệ thuật hội họa Việt Nam, tác giả khẳng định: Trước đây người Việt tư duy trên mặt phẳng (của giấy, lụa) không được sâu sắc như người Hán, Nhật, mặc dù thường xuyên giao lưu văn hóa với họ trong hàng ngàn năm phong kiến, chứng tỏ người Việt không có mã gien tương thích với hội họa thủy mặc. Tranh dân gian của chúng ta cũng gắn liền với khắc. Thế nhưng chỉ cần 10 - 20 năm được người Pháp hướng dẫn theo phương pháp và kỹ thuật hội họa phương Tây, người Việt Nam đã có thể đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc bằng sự ra đời dòng tranh lụa và sơn mài mang vẻ đẹp đặc sắc của Việt Nam [45, tr.42]. Như vậy, có thể thấy, cho dù “đã từng là thuộc địa nghìn năm của Trung Hoa, gần trăm năm của Pháp, vốn là những nền văn minh lớn của nhân loại, có khả năng đồng hóa kẻ khác rất mạnh, nhưng rốt cuộc nghệ thuật hội họa Việt Nam vẫn giữ vững và phát triển những tính chất nghệ thuật đặc sắc của riêng mình” [45, tr.18]. Đây là một quan điểm khoa học đáng tin cậy để NCS có thể tham khảo, củng cố giả thuyết nghiên cứu thứ nhất của đề tài. Nhìn chung, những bài viết và công trình nghiên cứu trên gồm những tài liệu
  18. 12 viết về nguồn gốc hình thành, sự biểu hiện, hiệu quả nghệ thuật YTTT trong hội họa nói chung. Nhóm tài liệu này rất cần thiết trong quá trình xây dựng khái niệm, tìm hiểu nhân tố hình thành, sự biểu hiện và giá trị nghệ thuật của YTTT trong TLVN. Đây là những cơ sở ban đầu, gợi ý cho đề tài triển khai đúng hướng và phát triển các nội dung nghiên cứu. Nhóm công trình nghiên cứu đề cập đến tranh lụa Việt Nam Trong các công trình nghiên cứu về mỹ thuật Việt Nam hiện đại, đã có khá nhiều tài liệu ở trong và ngoài nước đề cập đến nghệ thuật TLVN, cụ thể như sau: Những tài liệu nghiên cứu đánh giá tổng quát về tranh lụa, sự phát triển của TLVN tập trung chủ yếu ở nhóm các bài đăng trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học. Đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp luận án có thông tin khoa học khách quan, đúng hướng trong quá trình phân tích và đánh giá chung về nghệ thuật TLVN. Một số tài liệu phải kể đến như: “Nghệ thuật tranh lụa Việt Nam” của Vũ Ngọc Anh, Tư liệu Viện Mỹ thuật (1999); “Tranh lụa và hội họa Việt Nam” của Nguyễn Văn Tỵ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật (1974); “Từ chất liệu lụa làng quê đến nghệ thuật tranh lụa Việt Nam” của họa sĩ Phạm Thanh Liêm đăng trên Tạp chí Mỹ thuật (2002)… Bài viết “Vài suy nghĩ về tranh lụa Việt Nam” của họa sĩ Vũ Giáng Hương trong tập sách Một số vấn đề Mỹ thuật của Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam (1985), Nxb Văn hóa, đánh giá về hội họa TLVN trong một số triển lãm lớn sau năm 1975, tác giả khẳng định: “Màu sắc tranh lụa những năm gần đây ngày càng phong phú, tươi tắn và rực rỡ. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là tranh lụa Việt Nam đã nói lên được tâm hồn Việt Nam, là kết quả của sự kế thừa và phát triển nền nghệ thuật của dân tộc ta” [54, tr.196]. Như vậy, tác giả đã đánh giá đặc điểm tạo hình trong TLVN hiện đại có sự kế thừa nghệ thuật tạo hình truyền thống, đa dạng trong cách thể hiện và hoàn toàn có thể dung nạp những màu sắc tươi tắn, rực rỡ mà không làm mất đi đặc tính tinh khiết của chất liệu lụa. Một số bài nghiên cứu, sách đã được xuất bản đề cập đến sự phát triển của nghệ thuật TLVN qua các giai đoạn như: “Tranh lụa Việt Nam từ 1925 đến 2015”
  19. 13 của Nguyễn Thanh Mai đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật của Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam (2015); “Tranh Lụa một điểm nhấn trong nền mỹ thuật thế kỷ XX” của Phạm Thanh Liêm trong kỷ yếu của Hội mỹ thuật Việt Nam (2010); “Thấy gì và làm gì sau triển lãm tranh lụa Việt Nam 2007?” của Phạm Huy Hùng đăng trên tờ Thông tin Mỹ thuật (2008), “Tranh lụa Việt Nam vang bóng một thời” của tác giả Phạm Quốc Trung đăng trên Thông tin Mỹ thuật - Trường ĐH Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh, số 21 - 22 (2008)… Cuốn sách Mỹ thuật hiện đại Việt Nam (1996), Nxb Mỹ thuật Hà Nội của tác giả Quang Phòng và Trần Tuy, nghiên cứu về những chặng đường phát triển 70 năm của hội họa và điêu khắc giai đoạn 1925 - 1995. Ở lĩnh vực hội họa, khi nhận xét về tranh lụa của họa sĩ Nguyễn Thụ, tác giả viết: “Đặc tính tranh lụa của Nguyễn Thụ là những mảng trần mạnh mẽ, gợi khối nhè nhẹ, những hình nét mềm mại, uyển chuyển đầy nhịp điệu” [76, tr.55], cùng với đó, tác giả nhận xét tranh lụa của họa sĩ Linh Chi và họa sĩ Mai Long: Linh Chi sáng tác nhiều tranh lụa phong cảnh sinh hoạt, phụ nữ Hà Nội, nhưng người ta chú ý tới ông qua những tranh phụ nữ miền núi: Những cô Mường bên bếp lửa, Cô Mường trên nền vàng; đặc biệt là Cô Dao đỏ, hòa sắc chỉ có hai màu lam đậm, đỏ tươi mà gây nên một không khí núi rừng bí hiểm. Ngoài ra người ta còn thấy ông chịu nhiều ảnh hưởng của tranh lụa Đường, Tống với những màu chín nục. Mai long vẽ lụa rực rỡ với các sắc tươi, không kém gì màu sắc dã thú. Trên tranh Thiếu nữ Hơ Mông với những vệt to đỏ tươi vắt ngang theo vành khăn đội đầu, vòng trắng bạc ôm tròn cái cổ cao, những vệt lam chạy ngang tay áo và tất cả nổi lên êm ái trên một nền hồng mờ ảo [76, tr.55]. Qua những nhận xét trên, có thể thấy rõ sự khỏe khoắn trong bút pháp tạo hình nghệ thuật TLVN sau năm 1975, màu sắc thì rực rỡ, va đập; hình mảng cách điệu, giản lược; mối quan hệ giữa hình và nền tách bạch, đôi khi còn rắn rỏi. Đó là phẩm chất điển hình của phần lớn ngôn ngữ những tác phẩm tranh lụa giai đoạn này. Nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, tác giả Quang Phòng, Quang Việt xuất bản cuốn Trường Mỹ thuật Đông Dương lịch sử và nghệ thuật,
  20. 14 (2015). Tài liệu đề cập về vai trò của trường Mỹ thuật Đông Dương trong nền hội họa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Viết về TLVN, tác giả Quang Phòng nhận xét: Dần dần sức phát triển nhanh chóng của sơn dầu đã ảnh hưởng nhiều mặt đến lụa, đem không khí - thể chất - màu sắc sinh động bổ sung vào một loại tranh còn mang nặng cái “tĩnh” của đồ họa ấy. Lụa bắt đầu được thể hiện với nhiều sắc thái mới, không câu nệ trong việc tiếp nhận các yếu tố bên ngoài. Trần Văn Cẩn đã đưa hẳn nó vào chủ nghĩa ấn tượng, gần như các màu tự nhiên như màu xanh của lá mạ, màu nâu, đỏ của váy, yếm các cô thôn nữ và những vệt điệp trắng dày phết dài ngang chân trời hửng sáng mà hiệu quả vẫn êm dịu, thanh nhẹ, giữ nguyên được chất lụa mịn màng. Rời xa các màu nhũn nhặn, mộc mạc, lụa tiến tới lộng lẫy, huy hoàng trong tranh Thiếu nữ tựa gối của Nguyễn Tiến Chung, Hai thiếu nữ bên cửa sổ của Nguyễn Tường Lân [75, tr.14]. Cũng như đánh giá ở tranh sơn mài, tác giả sử dụng những ngôn từ bộc lộ rõ tính chất trang trí ở các tác phẩm TLVN thông qua đặc điểm gần với nghệ thuật đồ họa, vẻ đẹp lộng lẫy, huy hoàng nhưng êm dịu, thanh nhẹ từ những màu sắc rực rỡ gần với màu tự nhiên. Như vậy, trọng tâm của những công trình nghiên cứu trên cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quát về nghệ thuật tranh lụa hiện đại Việt Nam và những đánh giá về ngôn ngữ tạo hình và chất liệu thể thiện qua các giai đoạn, chứ không đi sâu vào nghiên cứu YTTT trong TLVN giai đoạn 1976 - 2015. Tuy nhiên, nguồn tài liệu này có ý nghĩa làm cơ sở giúp luận án có thông tin khoa học khách quan, đúng hướng trong quá trình phân tích, đánh giá TLVN giai đoạn 1976 - 2015 và đối sánh với các giai đoạn khác. Những công trình về tác giả, tác phẩm TLVN có số lượng khá khiêm tốn, chủ yếu đề cập đến tiểu sử, quá trình sáng tác và khái lược đặc điểm tạo hình trong các tác phẩm của một số họa sĩ tiêu biểu. Các tài liệu đó gồm: cuốn sách Năng Hiển - Zuy Nhất của Trịnh Minh Sơn, Lê Ngọc Huyền, Nxb Mỹ thuật (2018); Tuyển tập tranh Nguyễn Thụ trong bộ sưu tập của nhà sưu tập Yoong Voon Sin của Đặng Thị Bích Ngân, Nxb Mỹ thuật (2016); Đi giữa hai thế kỷ - Mộng Bích của Công ty Nhã Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2