Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm của hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội
lượt xem 8
download
Luận án này nhằm mục đích chỉ ra các đặc điểm về nội dung và hình thức của hành động hỏi – hồi đáp hỏi dưới sự chi phối của ba nhân tố: tuổi, giới, địa vị, qua đó thấy được sự chi phối của các nhân tố xã hội đối với giao tiếp, vấn đề lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp…Kết quả dự kiến đạt được sẽ góp phần vào nghiên cứu Ngữ dụng học tiếng Việt, cụ thể là hành động ngôn ngữ và Ngôn ngữ học xã hội tiếng Việt, cụ thể là sự phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm của hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÙI ĐOAN TRANG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP HỎI TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TẦNG XÃ HỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ Hà Nội - 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÙI ĐOAN TRANG ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH ĐỘNG HỎI VÀ HỒI ĐÁP HỎI TRONG TIẾNG VIỆT TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TẦNG XÃ HỘI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9. 22. 90. 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Nguyễn Văn Khang 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Lương
- 3 Hà Nội - 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết luận chưa được ai công bố. Tác giả luận án Bùi Đoan Trang
- ii MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................................. ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ...........................................................................................................lxv MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1 1. Lí do lựa chọn đề tài................................................................................................ 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu.............................................................. 2 3.3. Tư liệu nghiên cứu ............................................................................................... 3 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu................................................................... 3 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ................................................................ 4 7. Bố cục của luận án................................................................................................... 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................... 6 1.1. Tổng quan nghiên cứu hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt.............6 1.1.1. Hành động hỏi và hồi đáp hành động hỏi trong tiếng Việt từ góc độ lí thuyết hành động ngôn ngữ......................................................................................................................................6 1.1.2. Hành động hỏi và hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ lí thuyết phân tầng xã hội ......9 Ngôn ngữ học xã hội ra đời xuất phát từ thuộc tính xã hội của ngôn ngữ để lí giải các hiện tượng cũng như diễn biến của ngôn ngữ, có thể xuất phát từ biến thể ngôn ngữ và diễn biến của biến thể ngôn ngữ để lí giải các hiện tượng xã hội cũng như diễn biến của xã hội có liên quan. Trên thế giới, đây là một hướng nghiên cứu rất mạnh và đạt được nhiều thành tựu. Có thể kể đến sự thành công của ngôn ngữ học xã hội ở phương Tây khi nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới. Ở Việt Nam hiện nay, hướng nghiên cứu này cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Riêng với hành động hỏi và hồi đáp hỏi, theo khả năng bao quát tài liệu của chúng tôi thì chưa có công trình nào đi sâu về vấn đề này. Tuy nhiên trong một số luận án, luận văn, bài viết… cũng đã “chạm” đến đối tượng nghiên cứu này. Dưới đây luận án sẽ tổng thuật một số công trình nghiên cứu về hành động hỏi và hồi đáp hỏi từ lí thuyết phân tầng xã hội của một số tác giả trên thế giới và ở Việt Nam.....................................................................9 1.2. Cơ sở lí luận của luận án.................................................................................... 14 Luận án chọn các lí thuyết sau làm cơ sở lí luận cho luận án: Hành động ngôn ngữ, hành động hỏi; Hội thoại và tương tác hỏi - đáp; Phương ngữ xã hội và vấn đề phân tầng xã hội trong sử dụng ngôn ngữ. Ở mỗi lí thuyết luận án chỉ giới thiệu những vấn đề cơ bản có liên quan đến đối tượng của luận án......................14
- iii 1.2.1. Hành động ngôn ngữ, hành động hỏi..............................................................................14 1.2.1.1. Hành động ngôn ngữ..................................................................................... 14 a. Khái niệm hành động ngôn ngữ............................................................................ 14 1.2.1.2. Hành động hỏi............................................................................................... 20 1.2.2. Lí thuyết hội thoại và tương tác hỏi - đáp.......................................................................24 1.2.3. Phương ngữ xã hội và vấn đề phân tầng xã hội.............................................................. 31 Trong mục này, luận án triển khai hai nội dung: Khái niệm phương ngữ xã hội và vấn đề phân tầng xã hội và vấn đề phân tầng xã hội ở Việt Nam làm cơ sở lí luận cho luận án..................31 1.2.3.1. Khái niệm phương ngữ xã hội......................................................................................31 1.2.4. Phân tầng xã hội và vấn đề sử dụng ngôn ngữ................................................................36 Tiểu kết chương 1....................................................................................................... 38 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH ĐỘNG HỎI XÉT TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TẦNG XÃ HỘI......................................................................................40 2.1. Dẫn nhập ............................................................................................................. 40 1) Trong chương này, luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát các nội dung, gồm: Các chủ đề hỏi và hành động hỏi trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội; Các biểu thức ngôn ngữ hỏi từ góc độ phân tầng xã hội; Sự chi phối của yếu tố phân tầng xã hội đối với hành động hỏi trong tiếng Việt................................................. 40 2) Luận án lựa chọn nghiên cứu các nội dung trên bởi: ......................................... 40 a) Chủ đề giao tiếp là một trong những yếu tố quyết định việc lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp. Thông qua các ngữ cảnh (lĩnh vực giao tiếp) cụ thể, con người tiến hành sự lựa chọn biến thể ngôn ngữ sao cho phù hợp với mục đích cuối cùng là đảm bảo sự thỏa đáng về giao tiếp. Với hành động hỏi, từ góc độ phân tầng hội, chủ đề hỏi tác động trực tiếp đến việc lựa chọn ngôn ngữ của các nhân vật giao tiếp............................................................................................................................... 40 b) Hành động hỏi được chia thành: Hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp. Qua khảo sát, chúng tôi không thu nhận được các hành động hỏi gián tiếp (thông qua một cấu trúc khác để thực hiện mục đích hỏi). Do đó, luận án chỉ tập trung vào hành động hỏi trực tiếp mà tạm thời chưa xem xét đến trường hợp hành động hỏi gián tiếp. ........................................................................................... 40 3) Các nhân tố tuổi, giới và địa vị được xem xét trên những sự phân chia như sau: ..................................................................................................................................... 40
- iv a) Nhân tố tuổi được xem xét dựa trên sự phân chia các độ tuổi khác nhau. Trong luận án này, chúng tôi tạm phân chia nhân tố tuổi thành: Nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên và người cao tuổi................................................................. 40 b) Nhân tố giới được xem xét trên sự phân chia 2 giới: nam và nữ.......................40 2.2. Các chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ phân tầng xã hội..........40 2.2.1. Các chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi......................................................................40 Cuộc sống của con người vốn rất đa dạng, muôn màu. Do đó, chủ đề hỏi được con người đề cập đến trong cuộc sống cũng theo sự đa dạng, muôn màu ấy. Xuất phát từ chức năng của hành động hỏi thì ở bất kì chủ đề nào trong giao tiếp của con người cũng có thể xuất hiện hành động hỏi. Tuy nhiên, qua 1106 phát ngôn mà luận án thống kê được, có thể quy chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ phân tầng xã hội thành 7 nhóm với tỉ lệ khác nhau: 1) Chủ đề công việc; 2) Chủ đề gia đình; 3) Chủ đề tình cảm; 4) Chủ đề bạn bè; 5) Chủ đề học tập; 6) Chủ đề sở thích; 7) Các chủ đề khác. Cụ thể:....................................................................... 40 Biểu đồ 2.1. Các chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi.......................................... 41 2.2.2. Chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ tuổi.....................................................42 Thứ nhất, công việc, gia đình và tình cảm là ba nhóm chủ đề được quan tâm nhiều nhất khi xem xét hành động hỏi từ góc độ tuổi............................................. 43 Số lần xuất hiện của chủ đề công việc trong hành động hỏi là nhiều nhất 250 PN (22,6%) trong tổng số các chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ tuổi. Tiếp đến là nhóm chủ đề gia đình với 221 PN (20%), nhóm chủ đề tình cảm là 207 PN (18,7%). Các nhóm chủ đề học tập, bạn bè, các chủ đề khác, sở thích chiếm số lượng ít hơn, tuy nhiên không có sự biến động lớn giữa các chủ đề còn lại, số liệu lần lượt là: 118 PN (10,7%); 112 PN (10,1%); 107 PN (9,7%); 91 PN (8,2%).......................................................................................................................... 43 Thứ hai, nhóm độ tuổi quan tâm hơn cả đến các chủ đề trong cuộc sống thông qua sự xuất hiện của các chủ đề trong hành động hỏi là độ tuổi thiếu niên, thanh niên và trung niên. Trong đó ở độ tuổi thanh niên, mức độ quan tâm đến các chủ đề khác nhau trong cuộc sống là lớn nhất................................................................ 43 Nhìn vào Bảng 2.1 có thể thấy, số lượng chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi ở độ tuổi thanh niên chiếm số lượng lớn nhất (340 PN , tương ứng với 30%) so với các độ tuổi con lại. Tiếp đến là độ tuổi trung niên (257 PN, tương ứng với 24%
- v tổng số chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi), độ tuổi thiếu niên (246 PN, tương ứng với 22% tổng số chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi). Nhóm độ tuổi thể hiện sự quan tâm đến các chủ đề khác nhau trong cuộc sống có số lượng thấp hơn là người cao tuổi (155 PN, tương ứng với 14% tổng số chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi) và độ tuổi nhi đồng (108 PN, tương ứng với 10% tổng số chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi)................................................................................. 43 Thứ ba, mức độ quan tâm của con người với các chủ đề trong cuộc sống được thể hiện thông qua sự xuất hiện trong hành động hỏi có xu hướng tăng nhanh dần từ khi còn nhỏ tuổi đến tuổi trưởng thành và giảm dần khi bước sang độ tuổi trung niên và cao tuổi........................................................................................................... 43 Số liệu trong Bảng 2.1 cho ta thấy rõ nhận định trên. Mức độ quan tâm của con người với các chủ đề trong cuộc sống được thể hiện thông qua sự xuất hiện của các chủ đề trong hành động hỏi có xu hướng tăng nhanh từ 108 PN lên 246 PN (tăng 12%) từ độ tuổi nhi đồng lên độ tuổi thiếu niên và tiếp tục tăng từ độ tuổi thiếu niên lên độ tuổi thanh niên từ 246 PN lên 340 PN (tăng 8%). Và con số này lại giảm dần từ 340 xuống 257 PN (giảm 6% so với độ tuổi thanh niên) khi con người bước sang tuổi trung niên; tiếp tục giảm mạnh khi về già từ 257 xuống 155 PN (giảm 10% so với độ tuổi trung niên, giảm 16% so với độ tuổi thanh niên).. .43 Thứ tư, các chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ tuổi cho thấy mức độ quan tâm đến các chủ đề trong cuộc sống có sự khác biệt giữa các độ tuổi..........44 - Độ tuổi nhi đồng: Trong tổng số các nhóm chủ đề thì ba nhóm chủ đề xuất hiện nhiều nhất trong hành động hỏi ở lứa tuổi này là nhóm chủ đề học tập (23%), nhóm chủ đề khác (19,5%), nhóm chủ đề sở thích (18,5%). Tiếp đến là nhóm chủ đề bạn bè (17%), gia đình (11%), tình cảm (11%). Riêng nhóm chủ đề công việc, trong kết quả khảo sát của luận án không xuất hiện nhóm chủ đề công việc ở lứa tuổi nhi đồng............................................................................................................... 44 Ở độ tuổi nhi đồng chủ đề học tập là chủ đề chiếm sự quan tâm lớn nhất của các em bởi lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen và bắt nhịp rất nhanh với việc học. Bên cạnh đó, lứa tuổi này cũng đang rất háo hức khám phá mọi thứ xung quanh, nên các chủ đề các em quan tâm rất phong phú và đa dạng. Hầu như mức độ quan tâm của lứa tuổi này với mọi thứ xung quanh là rất sinh động. Duy chỉ có chủ đề về công việc, theo kết quả khảo sát không được các em quan tâm............44
- vi - Độ tuổi thiếu niên: Hai nhóm chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi chiếm tỉ lệ cao nhất là chủ đề tình cảm (23%) và học tập (21%), thứ ba là nhóm các chủ đề khác (14%), thứ tư là nhóm chủ đề bạn bè (13.5%), thứ năm là nhóm chủ đề gia đình (13%), thứ sáu là nhóm chủ đề sở thích (11%) và cuối cùng là chủ đề công việc (4%)..................................................................................................................... 44 Độ tuổi thiếu niên sự quan tâm của độ tuổi này với các vấn đề trong cuộc sống đã có sự dịch chuyển so với độ tuổi nhi đồng. Chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi ở lứa tuổi này nhiều nhất là tình cảm và học tập. Điều này có thể lí giải bởi ở độ tuổi này con người có sự thay đổi lớn về mặt sinh học và thay đổi nhiều về mặt tâm lí. Với những đặc điểm tâm lí riêng biệt, độ tuổi này muốn khẳng định mình nên dẫn đến những thay đổi về tính cách, hành vi ứng xử như: có xu hướng muốn tách ra và ít phụ thuộc vào bố mẹ, chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương. Ngoài ra trẻ bắt đầu mộng mơ và quan tâm đến tương lai do đó có thể lí giải vì sao độ tuổi này bắt đầu xuất hiện mối quan tâm đến chủ đề công việc trong rất nhiều chủ đề khác nhau của cuộc sống........................................................................................... 44 Ví dụ 1: Những thay đổi về sự quan tâm đến các chủ đề trong cuộc sống của nhân vật Thứ trong truyện dài Cô gái đến từ hôm qua của Nguyễn Nhật Ánh. Khi còn nhỏ, hầu như trong các câu chuyện của Thứ đều xoay quanh các chủ đề như sở thích, trò chơi con trẻ, bạn bè thì khi đến tuổi thiếu niên, biết để ý và có tình cảm với bạn khác giới (Việt An), chuyện tình cảm là chủ đề được nhân vật Thứ đặc biệt quan tâm. Chẳng hạn, Thứ và Hải gầy (bạn thân) thường xuyên trò chuyện với nhau về cách làm thế nào để Việt An biết được tình cảm mà Thứ dành cho Việt An:....................................................................................................................... 44 Hải gầy vò đầu:.......................................................................................................... 45 - Thật tao chẳng hiểu ra làm sao nữa! Đúng như Cervantes nói “Giữa cái có và cái không của người đàn bà, không có chỗ cho một cây kim gút”. Lúc vầy, lúc khác!............................................................................................................................ 45 - Dẹp ông Cervantes của mày đi! Nè, tao hỏi thật, mày đã yêu ai bao giờ chưa?. 45 - Tao hả? – Hải gầy xốc lại cổ áo – Trước nay tao yêu tỉ người!............................45 Tôi liếm môi:.............................................................................................................. 45 - Vậy trong những trường hợp như thế này, mày làm sao để nó yêu mày?..........45 Hải gầy đực mặt ra:................................................................................................... 45
- vii - Tao không biết!........................................................................................................ 45 Tôi ngạc nhiên:........................................................................................................... 45 - Mày đã từng yêu một tỉ người sao lại không biết?................................................ 45 Hải gầy nuốt nước bọt:.............................................................................................. 45 - Tao yêu một tỉ người nhưng một tỉ người kia đâu có yêu lại tao.........................45 (Cô gái đến từ hôm qua, trang 192-193)............................................................. 45 - Độ tuổi thanh niên: so với độ tuổi thiếu niên, các chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi ở độ tuổi thanh niên có sự dịch chuyển đáng kể. Nếu như ở lứa tuổi thiếu niên nhóm chủ đề được quan tâm nhiều nhất là tình cảm, học tập thì ở lứa tuổi thanh niên nhóm chủ đề được quan tâm hơn cả là nhóm chủ đề công việc (30%). Nhóm chủ đề đứng vị trí thứ hai là tình cảm (21%). Nhóm chủ đề đứng ở vị trí thứ ba là gia đình (15%). Tiếp tục lần lượt là các nhóm chủ đề: học tập (11%); bạn bè (9%); các chủ đề khác (6); sở thích (6)............................................ 45 Độ tuổi thanh niên cùng với sự tham gia các hoạt động xã hội, các yếu tố tâm lý mới được hình thành và ổn định một cách tương đối. Đặc điểm tâm lý của thanh niên rất phong phú, đa dạng mà điểm nổi bật nhất chính là sự tự ý thức về bản thân mình. Nhờ sự tự ý thức phát triển, thanh niên có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Do đó, sự quan tâm của độ tuổi thanh niên hướng đến chính là công việc, tình cảm, gia đình và học tập. Song, tuổi thanh niên cũng hướng sự quan tâm của mình khá nhiều tới các hoạt động liên quan tới các nhóm chủ đề khác...................................................................................................... 45 Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành đặt máy ghi âm tại văn phòng một công ty kiến trúc nơi có số lượng nhân viên trong độ tuổi thanh niên chiếm tỉ lệ cao. Kết quả thu về sau 3 ngày đặt máy ghi âm không liên tục như sau: Tổng số hành động hỏi thu về là 39 lượt. Trong đó nhóm chủ đề công việc xuất hiện trong hành động hỏi là 21 lượt. .......................................................................................... 46 Ví dụ 2: Đoạn trao đổi giữa Hồng (nữ, thanh niên) với Tuấn (nam, trung niên): ..................................................................................................................................... 46 Hồng: Anh Tuấn ơi, cái hợp đồng thi công nội thất chỗ nhà chị Lam là ai phụ trách ạ?....................................................................................................................... 46 Tuấn: Anh Chiến, em nhé!........................................................................................ 46
- viii Hồng: Vâng ạ. Để em vào lịch theo dõi tiến độ ạ..................................................... 46 (Tư liệu ghi âm).................................................................................. 46 Ví dụ 3: Đoạn trao đổi giữa Sơn (nam, thanh niên) với Cường (nam, thanh niên): ..................................................................................................................................... 46 Sơn: Anh Cường...anh Cường.., anh thấy em phi con mái của cái biệt thự này chất không? Hợp lí không anh?................................................................................ 46 Cường: Ờ, chất chơi đấy em. Phi vừa thôi không chủ đầu tư không phi theo làm lại thì... toạch (cười)................................................................................................... 46 (Tư liệu ghi âm) .................................... 46 - Độ tuổi trung niên: ở độ tuổi trung niên, mối quan tâm rất lớn của con người vẫn là công việc (38%), tuy nhiên sự quan tâm đến gia đình bắt đầu gia tăng (27%). Mối quan tâm đến các chủ đề khác trong cuộc sống có xu hướng giảm hơn so với lứa tuổi thanh niên như: chủ đề tình cảm (12%); chủ đề bạn bè (7%); chủ đề khác (6,5%); chủ đề sở thích (6%), chủ đề học tập (3,5%)................................ 46 Ở độ tuổi trung niên việc gánh vác gia đình bao gồm con cái, vợ chồng, cha mẹ được đặt lên hàng đầu nên ở độ tuổi này chủ đề gia đình có sự gia tăng đáng kể trong hành động hỏi hơn độ tuổi thanh niên. Để gánh vác được gia đình, con cái thì công việc là yếu tố tiên quyết, do đó mối quan tâm rất lớn của con người ở độ tuổi trung niên chính là công việc. Do cần tập trung vào hai nhiệm vụ lớn là gia đình và công việc nên ở độ tuổi trung niên mức độ quan tâm đến tình cảm cá nhân, bạn bè, học tập và các chủ đề khác vì thế cũng có xu hướng giảm so với thời kì trước đó. ........................................................................................................ 46 - Người cao tuổi: sự chuyển dịch lại tiếp tục diễn ra khi con người bước sang tuổi cao niên. Ở độ tuổi trung niên trước đó, mối quan tâm lớn nhất của con người là công việc thì khi chuyển sang tuổi cao niên, sự quan tâm của con người lớn nhất lại là gia đình (37,5%). Tiếp đến là chủ đề công việc (26,5%). Chủ đề tình cảm lại xó xu hướng tăng hơn so với tuổi trung niên (16%). Các chủ đề còn lại lần lượt là: bạn bè (8%); sở thích (5%); các chủ đề khác (5%); học tập (3%)...................46 Bước qua độ tuổi lao động, mối quan tâm của con người cho công việc có xu hướng giảm thay vào đó con người dành nhiều hơn mối quan tâm cho gia đình. Vì vậy tỉ lệ chủ đề gia đình xuất hiện trong hành động hỏi ở người cao tuổi là lớn
- ix nhất. Người già đặc biệt quan tâm đến gia đình, con cái, cháu chắt, họ hàng...và sự duy trì sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc. ..............47 2.2.3. Chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ giới.....................................................47 (Tư liệu ghi âm) .......................48 2.2.4. Chủ đề xuất hiện trong hành động hỏi từ góc độ địa vị.................................................. 49 2.3. Biểu thức hỏi trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội............................... 53 2.3.1. Các biểu thức hỏi thường gặp trong tiếng Việt từ góc độ phân tầng xã hội ..................53 2.3.2. Biểu thức hỏi trong tiếng Việt từ góc độ tuổi................................................................. 56 2.3.3. Biểu thức hỏi trong tiếng Việt từ góc độ giới................................................................. 64 2.3.4. Biểu thức hỏi trong tiếng Việt từ góc độ địa vị...............................................................71 2.4. Sự chi phối của phân tầng xã hội đối với hành động hỏi trong tiếng Việt......78 2.4.1. Sự chi phối của nhân tố tuổi đối với hành động hỏi trong tiếng Việt............................. 78 2.4.2. Sự chi phối của nhân tố giới đối với hành động hỏi trong tiếng Việt.............................80 2.4.3. Sự chi phối của nhân tố địa vị đối với hành động hỏi trong tiếng Việt.......................... 82 Có một số trường hợp, người lớn tuổi có thể sử dụng cách hỏi tuổi teen với nhiều từ ngữ mà giới trẻ hay dùng, nữ giới lại có cách hỏi mạnh mẽ như nam giới, người có địa vị cao lại sử dụng cách hỏi mang tính thỉnh cầu của người có địa vị thấp…thì đó chính là chiến lược giao tiếp mà người hỏi sử dụng để đạt được hiệu quả giao tiếp mong muốn. Tuy nhiên, xét trên diện rộng thì với văn hóa “kính trên nhường dưới” của người Việt, nhân tố tuổi vẫn là nhân tố chi phối mạnh nhất đến toàn bộ giao tiếp của người Việt. .............................................................. 85 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 86 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA HỒI ĐÁP HỎI XÉT TỪ GÓC ĐỘ PHÂN TẦNG XÃ HỘI......................88 3.1. Dẫn nhập.............................................................................................................. 88 Trong giao tiếp hỏi là hành động trao lời của SP1 với mong muốn nhận được thông tin phản hồi từ SP2. Do đó cần xem xét hỏi trong mối quan hệ với hồi đáp bởi, lời hồi đáp là một căn cứ quan trọng để xác định và phân loại hành động hỏi. Với hành động hỏi trực tiếp, khi có hành động hỏi (biểu hiện bằng biểu thức hỏi hay bằng một biểu thức thuộc hành động khác có hàm ý hỏi) thì người đối thoại sẽ có hồi đáp bằng câu trả lời nhằm thỏa mãn thông tin thiếu hụt mà người hỏi nghĩ rằng người được hỏi có khả năng giải đáp hoặc phản hồi bằng một câu đáp. Câu đáp không trả lời trực tiếp vào tiêu điểm hỏi mà tìm một cách nói thích hợp
- x theo ý người trả lời như lảng tránh, vòng vo, nói bằng hàm ý, hoặc hồi đáp bằng một câu hỏi khác và cũng có khi hồi đáp bằng ngôn ngữ cơ thể (gật đầu, lắc đầu, khoát tay…) hoặc sự im lặng..................................................................................... 88 Với mong muốn có thể chỉ ra được đặc điểm của hồi đáp hỏi từ góc độ phân tầng xã hội, luận án phân tách hành động hỏi và hồi đáp hỏi làm hai chương để dễ nhận diện và thực hiện............................................................................................... 88 Trong quá trình khảo sát ngữ liệu hồi đáp hỏi, luận án nhận thấy tất cả các độ tuổi khác nhau; nam giới hay nữ giới; các vai giao tiếp khác nhau đều sử dụng rất đa dạng các kiểu hồi đáp cho các chủ đề giao tiếp được đề cập. Gần như có rất ít sự khác biệt khi lựa chọn kiểu hồi đáp cho các chủ đề giao tiếp khác nhau. Vì vậy, trong chương này, luận án sẽ tập trung tìm hiểu các kiểu hồi đáp cho các HĐH sử dụng các BTH tổng quát, chuyên biệt, lựa chọn từ góc độ tuổi, giới và địa vị.. Đồng thời chỉ ra sự chi phối của yếu tố PTXH đối với hồi đáp hỏi trong tiếng Việt..................................................................................................................... 88 3.2. Các kiểu hồi đáp cho hành động hỏi trong tiếng Việt......................................88 Trên thực tế, có nhiều kiểu hồi đáp khác nhau cho một hành động hỏi và thường là hồi đáp trực tiếp hoặc hồi đáp gián tiếp. Dù hồi đáp trực tiếp hay gián tiếp cơ bản cũng thuộc hai kiểu là hồi đáp tích cực hoặc hồi đáp tiêu cực. Kiểu hồi đáp nào mang lại thông tin mà SP1 mong chờ là kiểu hồi đáp tích cực; ngược lại, kiểu hồi đáp nào không mang lại thông tin mà SP1 mong chờ là hồi đáp tiêu cực. Hồi đáp tích cực đồng nghĩa với việc SP2 hồi đáp đúng tiêu điểm hỏi trong hành động hỏi, hồi đáp tiêu cực là hồi đáp không đúng tiêu điểm hỏi trong hành động hỏi (lệch điểm hỏi). Trong nghiên cứu này, luận án chọn cách phân chia hồi đáp hỏi thành: Hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực. Hai kiểu hồi đáp này có thể được thực hiện bằng câu trả lời trực tiếp hoặc câu trả lời gián tiếp...............................88 Qua khảo sát 1106 phát ngôn hỏi thuộc ba nhóm biểu thức hỏi tổng quát, chuyên biệt, lựa chọn, luận án thu về 1057 lượt hồi đáp bằng ngôn ngữ và 49 hồi đáp không bằng ngôn ngữ thuộc hai kiểu hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực. Trong phạm vi luận án này, chúng tôi tập trung tìm hiểu những hồi đáp bằng ngôn ngữ, gác lại các trường hợp hồi đáp không bằng ngôn ngữ. Căn cứ vào các biểu thức hỏi: tổng quát, chuyên biệt, lựa chọn đã nghiên cứu trong chương 2, ở chương này luận án sẽ chỉ ra một số đặc điểm của hai kiểu hổi đáp tích cực và tiêu cực
- xi cho HĐH có sử dụng các biểu thức trên. Và với mỗi kiểu hồi đáp, nhân vật giao tiếp có thể lựa chọn các hành vi ngôn ngữ khác nhau để thực hiện. Chẳng hạn như: Kiểu hồi đáp tích cực bằng CTLTT thường được thực hiện thông qua các yếu tố ngôn ngữ chỉ sự khẳng định tường minh. Kiểu hồi đáp tích cực bằng CTLGT thường được thực hiện thông qua các yếu tố ngôn ngữ chỉ sự khẳng định hàm ẩn. Kiểu hồi đáp tiêu cực bằng CTLTT thường được thực hiện thông qua các yếu tố ngôn ngữ chỉ sự phủ định/từ chối trả lời tường minh. Kiểu hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT thường được thực hiện thông qua các yếu tố ngôn ngữ chỉ sự phủ định/từ chối trả lời hàm ẩn................................................................................ 89 3.2.1. Hồi đáp tích cực .............................................................................................................89 * Hồi đáp tích cực bằng CTLTT:............................................................................. 89 - Hồi đáp tích cực bằng CTLTT cho HĐH sử dụng BTH tổng quát: ....................89 Khi SP2 chấp nhận sự tình được đề cập đến trong hành động hỏi sử dụng BTH tổng quát của SP1, hoặc khi tiền giả định trong HĐH tổng quát của SP1 là đúng thì SP2 sẽ lựa chọn cách hồi đáp tích cực. Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH tổng quát bằng CTLTT thường thấy có 2 dạng biểu thức sau:.....................89 (1)Biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLTT dạng có/rồi; không/chưa hoặc tương đương ......................................................................................................................... 89 (2) Biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLTT dạng có/rồi; không/chưa hoặc tương tự + đáp trực tiếp vào yếu tố tiền giả định............................................................... 89 Hồi đáp tích cực bằng CTLTT cho HĐH sử dụng BTH chuyên biệt: ...................89 HĐH sử dụng BTH chuyên biệt đòi hỏi SP2 hồi đáp cho sự tình hay một tham tố của sự tình (tiêu điểm hỏi) mà SP1 đưa ra trong HĐH. Sự tình hay một tham tố của sự tình đối với BTH chuyên biệt thường là sự tình về: thời gian; địa điểm - vị trí; nguyên nhân - lí do; chủ thể - đối tượng; cách thức,- phương tiện; trạng thái; mục đích - kết quả. Khi SP2 hồi đáp đúng vào các tiêu điểm hỏi nêu trên đó là những hồi đáp tích cực. Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH chuyên biệt có: ..................................................................................................................................... 89 (1) Biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLTT đúng tiêu điểm hỏi dạng câu tỉnh lược.............................................................................................................................. 90 (2) Biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLTT đúng tiêu điểm hỏi dạng câu đầy đủ. ..................................................................................................................................... 90
- xii - Hồi đáp tích cực bằng CTLTT cho HĐH sử dụng BTH lựa chọn: .....................90 HĐH sử dụng BTH lựa chọn đòi hỏi SP2 hồi đáp bằng cách đưa ra sự lựa chọn biến tố có trong BTH hoặc xác đinh biến tố cho BTH. Khi SP2 hồi đáp bằng cách đưa ra một trong các sự lựa chọn sau đây: chọn một trong các biến tố; chọn tất cả biến tố; không lựa chọn biến tố nào. Hoặc SP2 hồi đáp bằng cách xác định biến tố mà SP1 cần tìm thì đó là những hồi đáp tích cực. Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH chọn có các kiểu:..................................................................................... 90 (1) Biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLTT đưa ra sự lựa chọn biến tố...............90 (2) Biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLTT xác định biến tố................................ 90 * Hồi đáp tích cực bằng CTLGT:............................................................................. 90 Theo Searle, có 5 loại hành động ngôn ngữ cơ bản là: xác tín, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố. Căn cứ theo ngữ liệu khảo sát, có 4 loại hành động ngôn ngữ thường được sử dụng để hồi đáp gián tiếp cho HĐH nói chung là: xác tín, điều khiển, cam kết, biểu cảm, do đó biểu thức hồi đáp bằng CTLGT cho HĐH tổng quát, chuyên biệt, lựa chọn được chia thành:.......................................................... 90 (1)Biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLGT sử dụng hành động xác tín – khẳng định............................................................................................................................. 90 (2)Biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLGT sử dụng hành động điều khiển – khẳng định.................................................................................................................. 90 (3)Biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLGT sử dụng hành động biểu cảm – khẳng định............................................................................................................................. 90 (4)Biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLGT sử dụng hành động cam kết – khẳng định............................................................................................................................. 90 3.2.2. Hồi đáp tiêu cực .............................................................................................................90 Ngược lại với hồi đáp tích cực, hồi đáp tiêu cực cho HĐH sử dụng BTH tổng quát, chuyên biệt, lựa chọn thường thấy là:............................................................. 90 - Với hành động hỏi sử dụng BTH tổng quát: Khi SP2 không chấp nhận sự tình được đề cập đến trong hành động hỏi sử dụng BTH tổng quát của SP1, hoặc khi tiền giả định trong HĐH tổng quát của SP1 là sai thì SP2 sẽ lựa chọn cách hồi đáp tiêu cực........................................................................................................................ 90
- xiii - Với hành động hỏi sử dụng BTH chuyên biệt: Hồi đáp tiêu cực là khi SP2 hồi đáp không đúng vào tiêu điểm hỏi được nhắc đến trong lượt lời dẫn nhập của SP1.............................................................................................................................. 90 - Với hành động hỏi sử dụng BTH lựa chọn: Khi SP2 hồi đáp bằng cách phủ định hoặc từ chối lựa chọn hay xác định biến tố mà BTH đưa ra..................................91 Cũng có 2 kiểu hồi đáp tiêu cực cơ bản cho HĐH là: Hồi đáp bằng CTLTT và hồi đáp bằng CTLGT....................................................................................................... 91 * Hồi đáp tiêu cực bằng CTLTT:............................................................................. 91 Hồi đáp tiêu cực cho HĐH bằng CTLTT thường có 2 dạng biểu thức sau:..........91 (1) Biểu thức hồi đáp tiêu cực bằng CTLTT - phủ định.........................................91 2) Biểu thức hồi đáp tiêu cực bằng CTLTT - từ chối/lảng tránh...........................91 * Hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT:............................................................................. 91 Cũng tương tự như hồi đáp tích cực bằng CTLGT, hồi đáp tiêu cực cho HĐH bằng CTLGT có dạng biểu thức sau:....................................................................... 91 (1) Biểu thức hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT sử dụng hành động xác tín – phủ định/từ chối................................................................................................................. 91 (2)Biểu thức hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT sử dụng hành động điều khiển – phủ định/từ chối................................................................................................................. 91 (3)Biểu thức hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT sử dụng hành động biểu cảm – phủ định/từ chối................................................................................................................. 91 (4)Biểu thức hồi đáp tiêu cực bằng CTLGT sử dụng hành động cam kết – phủ định/từ chối................................................................................................................. 91 3.3. Các kiểu hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ tuổi........................................ 91 Để chỉ ra đặc điểm của các kiểu hồi đáp hỏi trong tiếng Việt từ góc độ tuổi, luận án tiến hành khảo sát số lượng hồi đáp tích cực và hồi đáp tiêu cực cho 3 biểu thức hỏi tổng quát, chuyên biệt và lựa chọn. Dựa trên số liệu thu được, luận án tiếp tục khảo sát các dạng biểu thức hồi đáp tích cực và tiêu cực bằng các CTLTT, CTLGT cho các BTH hỏi trên được các độ tuổi khác nhau sử dụng, để từ đó chỉ ra một số đặc điểm của hồi đáp hỏi, xét theo tuổi.................................... 91 92 Nhìn vào Biểu đồ 3.1 có thể thấy số lượng hồi đáp tích cực lớn hơn số lượng hổi đáp tiêu cực, với 675 PN, chiếm 64% tổng số hồi đáp hỏi từ góc độ tuổi. Số lượng
- xiv hồi đáp tiêu cực là 382 PN, chiếm 36% tổng số hồi đáp hỏi từ góc độ tuổi. Cụ thể: ..................................................................................................................................... 92 - Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng biểu thức hỏi chuyên biệt chiếm tỉ lệ cao nhất, 63% với 422 PN hồi đáp tích cực. Thứ hai là hồi đáp cho HĐH sử dụng biểu thức hỏi tổng quát là 32%, với 214 PN hồi đáp. Thứ ba là hồi đáp cho HĐH sử dụng biểu thức hỏi lựa chọn là 6%, với 39 PN hồi đáp........................................... 92 - Hồi đáp tiêu cực cho HĐH sử dụng biểu thức hỏi chuyên biệt cũng chiếm tỉ lệ cao nhất, 58% với 222 PN hồi đáp tiêu cực. Thứ hai là hồi đáp cho HĐH sử dụng biểu thức hỏi tổng quát là 36%, với 139 PN hồi đáp. Thứ ba là hồi đáp cho HĐH sử dụng biểu thức hỏi lựa chọn là 5%, với 21 PN.................................................... 92 3.3.1. Hồi đáp tích cực cho hành động hỏi trong tiếng Việt từ góc độ tuổi..............................92 Dưới đây là bảng số liệu thống kê hồi đáp tích cực cho hành động hỏi sử dụng BTH tổng quát, chuyên biệt và lựa chọn, xét theo tuổi. Kết quả của bảng thống kê này sẽ được chúng tôi phân tích trong các phần 3.3.1.1; 3.3.1.2; 3.3.1.3. ..............92 3.3.1.1. Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH tổng quát trong tiếng Việt từ góc độ tuổi......................................................................................................................... 93 Kết quả tại Bảng 3.1 cho thấy:.................................................................................. 93 Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH tổng quát bằng CTLTT có số lượng lớn hơn hồi đáp tích cực bằng CTLGT. Cụ thể: Hồi đáp tích cực bằng CTLTT là 214 PN (61%); hồi đáp tích cực bằng CTLGT là 139 PN (39%)..................................93 Trong đó:.................................................................................................................... 93 * Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH tổng quát bằng CTLTT từ góc độ tuổi: ..................................................................................................................................... 93 Biểu thức (2) - hồi đáp cực bằng CTLTT dạng có/rồi; không/chưa hoặc tương tự + đáp trực tiếp vào yếu tố tiền giả định có số lượng lớn hơn biểu thức (1) - hồi đáp cực bằng CTLTT dạng có/rồi; không/chưa hoặc tương tự. Cụ thể biểu thức (2) là 129 lượt, biểu thức (1) là 85 lượt............................................................................... 93 Mức độ sử dụng trong 2 dạng biểu thức này cũng có sự khác nhau giữa các độ tuổi: ............................................................................................................................ 94 - Biểu thức (1) - hồi đáp cực bằng CTLTT dạng có/rồi; không/chưa hoặc tương tự: Hai độ tuổi sử dụng nhiều nhất dạng biểu thức này là: độ tuổi nhi đồng (21 PN), thiếu niên (20 PN). Độ tuổi trung niên và người cao tuổi ít sử dụng dạng biểu
- xv thức này hơn. Độ tuổi trung niên (13 PN), người cao tuổi (14 PN), độ tuổi thanh niên (17 PN). .............................................................................................................. 94 Tất cả các độ tuổi đều hồi đáp bằng biểu thức này tuy nhiên độ tuổi nhi đồng và thiếu niên khi hồi đáp tích cực bằng CTLTT cho biểu thức hỏi tổng quát thường sử dụng cách hồi đáp đơn giản này. Đây là cách hồi đáp đơn giản, phù hợp với tư duy và khả năng xử lí thông tin ở trẻ em................................................................. 94 Ví dụ 31:..................................................................................................................... 94 Một thiếu niên trả lời câu hỏi của mẹ về một ngày ở trường của con:...................94 Mẹ: Hôm nay ở trường có gì hay không con?.......................................................... 94 Con: Không ạ............................................................................................................. 94 - Biểu thức (2) - hồi đáp cực bằng CTLTT dạng có/rồi; không/chưa hoặc tương tự + đáp trực tiếp vào yếu tố tiền giả định: Ngược lại với biểu thức (1), biểu thức (2) được độ tuổi trung niên ưa sử dụng hơn cả với 41 PN hồi đáp. Thứ hai là độ tuổi thanh niên với 31 PN. Thứ ba là người cao tuổi với 27 PN. Thứ tư là độ tuổi thiếu niên 16 PN. Thứ năm là độ tuổi nhi đồng 14 PN..................................................... 94 Khi con người càng nhiều tuổi và càng nhiều trải nghiệm con người có xu hướng lựa chọn cách hồi đáp tích cực cho HĐH tổng quát không chỉ bằng cách xác nhận có/rồi; không/chưa mà còn kết hợp với đáp trực tiếp vào tiêu điểm hỏi được nhắc đến trong hành động hỏi của SP1 đưa ra. Cách trả lời này vừa cung cấp đầy đủ thông tin mà SP1 tìm kiếm đồng thời cũng gia tăng tính lịch sự cho hồi đáp hỏi. 94 Ví dụ 32:..................................................................................................................... 94 Câu trả lời của vị bác sĩ già với bệnh nhân:............................................................. 94 Tôi nắm tay ông bác sĩ già, giọng van lơn:............................................................... 94 Bác sĩ ơi, khoa học có thể nhầm lẫn không?............................................................ 94 Khoa học có thể nhầm lẫn. Trong trường hợp nào đó. - Miệng người bác sĩ già hơi mỉm cười............................................................................................................... 94 * Hồi đáp tích cực cho HĐH sử dụng BTH tổng quát bằng CTLGT từ góc độ tuổi:............................................................................................................................. 94 Xét theo tuổi, hành động xác tín được sử dụng với tần suất cao nhất (61 PN). Tiếp đến là hành động điều khiển (38 PN); hành động biểu cảm (29 PN); hành động cam kết có tần suất sử dụng thấp nhất (11 PN)....................................................... 95
- xvi Trẻ em (nhi đồng, thiếu niên) ít có xu hướng sử dụng kiểu hồi đáp tích cựcbằng CTLGT hơn người lớn (các độ tuổi còn lại): Tổng số lượng hồi đáp tích cực bằng CTLGT của trẻ em là 26 PN, người lớn là 113 PN................................................. 95 Trong mỗi biểu thức hồi đáp tích cực bằng CTLGT cho HĐH tổng quát, xét theo tuổi cũng có những sự khác biệt............................................................................... 95 - Biểu thức (1) – hồi đáp tích cực bằng CTLGT sử dụng hành động xác tín: Độ tuổi trung niên sử dụng dạng biểu thức này nhiều nhất với 20 PN. Tiếp đến là độ tuổi thanh niên với 16 PN; người cao tuổi là 13 PN; thiếu niên là 7 PN và nhi đồng là 5 PN............................................................................................................... 95 Ví dụ 33:..................................................................................................................... 95 Người cao tuổi hồi đáp tích cực bằng hành động xác tín – khẳng định cho HĐH sử dụng BTH tổng quát:............................................................................................ 95 Hôm nay không ai thuê thuyền buồm hả bà?.......................................................... 95 Mấy ai biết bơi loại thuyền này đâu hả câu. Đến nhân viên nhà thuyền tập chán còn chả xong…........................................................................................................... 95 Trong ví dụ trên, SP2 đã dùng hành động giải thích để gián tiếp khẳng định: hôm nay không có ai thuê thuyền buồm và có rất ít người thuê thuyền buồm..............95 - Biểu thức (2) – hồi đáp tích cực bằng CTLGT sử dụng hành động điều khiển: Hồi đáp tích cực bằng CTLGT điều khiển – khẳng định cho HĐH sử dụng BTH tổng quát trên thực tế cũng rất đa dạng. SP2 có thể dùng các hành vi khuyên, hỏi lại để gián tiếp khẳng định câu trả lời của mình. Theo khảo sát, độ tuổi trung niên sử dụng biểu thức hồi đáp dạng này hơn các độ tuổi khác (15 PN) Tiếp đến là độ tuổi thanh niên (11 PN), người cao tuổi (7 PN), thiếu niên (2 PN), nhi đồng (3 PN).......................................................................................................................... 95 Ví dụ 34: ..................................................................................................................... 95 Độ tuổi trung niên hồi đáp tích cực bằng hành động điều khiển gián tiếp khẳng định:............................................................................................................................ 95 Lan (thanh niên): Theo cô, cháu có nên gửi tài liệu này cho chỗ anh Tùng không ạ?................................................................................................................................. 95 Cô Mai (trung niên): Cô nghĩ cháu nên giữ trong laptop của mình thì hơn.........95 Ở đây SP2 đã sử dụng hành động điều khiển - khuyên để hồi đáp cho HĐH của SP1. Gián tiếp khẳng định không nên gửi tài liệu cho người khác........................95
- xvii - Biểu thức (3) – hồi đáp tích cực bằng CTLGT sử dụng hành động biểu cảm: Biểu thức hồi đáp dạng này thường được thực hiện thông qua các hành động như khen, trêu, đùa, an ủi, than. Trong đó người cao tuổi sử dụng dạng biểu thức hồi đáp này nhiều hơn cả (10 PN). Thứ hai là độ tuổi trung niên (8 PN). Thứ ba là độ tuổi thanh niên (6 PN) và trẻ em (5 PN). ................................................................. 96 Dưới đây là một ví dụ về hồi đáp bằng hành động biểu cảm (đùa) - khẳng định của độ tuổi trung niên:.............................................................................................. 96 Ví dụ 35:..................................................................................................................... 96 - Nhà mình chắc giàu lắm cha nhỉ? – Tôi ngây ngô hỏi. Cha tôi phì cười: - Giầu giẩu giầu giâu. Làm bánh đúc mà giàu được. Chỉ đủ ăn hơn các hộ trong làng thôi con........................................................................................................................ 96 Trong những ngữ liệu mà luận án thu thập được, có những hồi đáp tích cực bằng hành động than để khẳng định sự tình. Dưới đây là một ví dụ hồi đáp bằng hành động than của người cao tuổi.................................................................................... 96 Ví dụ 36:..................................................................................................................... 96 - Biểu thức (4) – hồi đáp tích cực bằng CTLGT sử dụng hành động cam kết: ....96 Với biểu thức hồi đáp tích cực bằng hành động cam kết – khẳng định, SP2 thường dùng các hành động hứa, hẹn, thề trong lời hồi đáp khi sự tình hoặc tiền giả định trong HĐH tổng quát là đúng. Qua số liệu thống kê có thể thấy: Biểu thức hồi đáp dạng này thường gặp ở trẻ em và thanh niên hơn các độ tuổi khác. Cụ thể: Trẻ em (5 PN); thanh niên (4 PN). ............................................................. 96 Ví dụ 37:..................................................................................................................... 96 Cô Lý thở hắt ra......................................................................................................... 96 - Nhưng con sẽ không mang nó nữa chứ? Bác sĩ đã dặn vậy rồi, nếu như con muốn chữa lành gương mặt...................................................................................... 96 Thằng Tuấn Em gật đầu dứt khoát.......................................................................... 96 Con hứa....................................................................................................................... 97 Trong ví dụ trên, cậu bé Tuấn Em (8 tuổi) vì bị bỏng nên khuôn mặt biến dạng. Tuấn Em luôn phải đeo chiếc mặt nạ trên mặt mình. Trong thời gian điều trị thẩm mĩ, bác sĩ yêu cầu cậu bé phải bỏ chiếc mặt nạ ra nhưng cậu bé không chịu. Do đó mẹ của cậu bé đã hỏi và cậu bé đã dùng hành vi hứa để hồi đáp lại câu hỏi của mẹ mình............................................................................................................... 97
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 157 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
236 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn