intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:236

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học "Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận; Hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN; Hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH HƢNG HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ “KHEN”, “CHÊ” TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG TRUYỆN DÀNH CHO THIẾU NHI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐÌNH HƢNG HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ “KHEN”, “CHÊ” TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG TRUYỆN DÀNH CHO THIẾU NHI Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Tạ Văn Thông 2. PGS.TS Nguyễn Đăng Sửu HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Đình Hưng
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 7 1.1.1. Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngôn ngữ khen, chê ................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu so sánh, đối chiếu về hành động ngôn ngữ khen, chê ...... 12 1.1.3. Những nghiên cứu có tính ứng dụng hành động ngôn ngữ khen, chê đối với thiếu nhi .................................................................................................. 17 1.2. Cơ sở lí thuyết ................................................................................................... 18 1.2.1. Cơ sở lí thuyết về hành động ngôn ngữ khen, chê ................................... 18 1.2.2. Cơ sở lí thuyết về hội thoại....................................................................... 40 1.2.3. Cơ sở lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu ............................................... 45 1.2.4. Quan niệm về thiếu nhi và truyện dành cho thiếu nhi .............................. 47 1.3. Tiểu kết .............................................................................................................. 50 Chƣơng 2: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ KHEN TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG TRUYỆN DÀNH CHO THIẾU NHI .......................................... 51 2.1. Hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi..... 51 2.1.1. Vai thoại và hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi ....................................................................................................... 51 2.1.2. Mục đích của hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi ....................................................................................................... 52 2.1.3. Chủ đề của hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi .............................................................................................................. 56 2.1.4. Biểu thức ngữ vi của hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi ................................................................................... 59 2.2. Hành động ngôn ngữ khen tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi ..... 75 2.2.1. Vai thoại và hành động ngôn ngữ khen tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi ....................................................................................................... 75
  5. 2.2.2. Mục đích của hành động ngôn ngữ khen tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi ....................................................................................................... 76 2.2.3. Chủ đề của hành động ngôn ngữ khen tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi .............................................................................................................. 78 2.2.4. Biểu thức ngữ vi của hành động ngôn ngữ khen tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi ................................................................................... 81 2.3. Đối chiếu hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN ................................................................................................ 94 2.3.1. Những nét tương đồng .............................................................................. 94 2.3.2. Những nét dị biệt ...................................................................................... 97 2.4. Tiểu kết .............................................................................................................. 99 Chƣơng 3: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ CHÊ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TRONG TRUYỆN DÀNH CHO THIẾU NHI ........................................ 101 3.1. Hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi ..... 101 3.1.1. Vai thoại và hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi ..................................................................................................... 101 3.1.2. Mục đích của hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi ..................................................................................................... 102 3.1.3. Chủ đề của hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi ............................................................................................................ 106 3.1.4. Biểu thức ngữ vi của hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh trong truyện dành cho thiếu nhi............................................................................................. 109 3.2. Hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi...... 123 3.2.1. Vai thoại của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi ..................................................................................................... 123 3.2.2. Mục đích của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi ..................................................................................................... 123 3.2.3. Chủ đề của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi ............................................................................................................ 125
  6. 3.2.4. Biểu thức ngữ vi của hành động ngôn ngữ chê tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi............................................................................................. 127 3.3. Đối chiếu hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh, tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi ................................................................................................. 143 3.3.1. Những nét tương đồng ............................................................................ 143 3.3.2. Những nét dị biệt .................................................................................... 146 3.4. Tiểu kết ............................................................................................................ 148 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 158 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1
  7. BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BTNV biểu thức ngữ vi DMPLK Dế mèn phiêu lưu ký ĐRPN Đất rừng phương Nam H người tiếp nhận hành động ngôn ngữ HĐNN hành động ngôn ngữ HaP Harry Potter LaB Chuyện xứ LangBiang NDMĐ nội dung mệnh đề NL người lớn S người thực hiện hành động ngôn ngữ TN thiếu nhi
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Vai thoại của HĐNN khen tiếng Anh ...................................................... 51 Bảng 2.2: Mục đích của HĐNN khen tiếng Anh trong truyện dành cho TN ........... 54 Bảng 2.3: Chủ đề của HĐNN khen tiếng Anh trong truyện dành cho TN ............... 57 Bảng 2.4: Tần số xuất hiện của HĐNN khen trực tiếp và HĐNN khen gián tiếp tiếng Anh ........................................................................................................ 59 Bảng 2.5: Tổng quát về HĐNN khen tiếng Anh ....................................................... 60 Bảng 2.6: Cấu trúc điển hình của BTNV khen tường minh và BTNV khen nguyên cấp...................................................................................................... 61 Bảng 2.7: Tần số hiển thị H trong BTNV khen trực tiếp tiếng Anh ......................... 63 Bảng 2.8. Thống kê phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong BTNV khen tiếng Anh ........................................................................................................ 69 Bảng 2.9. Thống kê HĐNN khen gián tiếp tiếng Anh .............................................. 73 Bảng 2.10: Vai thoại của HĐNN khen tiếng Việt .................................................... 75 Bảng 2.11: Mục đích của HĐNN khen tiếng Việt trong truyện dành cho TN ......... 77 Bảng 2.12: Chủ đề của HĐNN khen tiếng Việt trong truyện dành cho TN ............. 78 Bảng 2.13: Tần số xuất hiện của HĐNN khen trực tiếp và HĐNN khen gián tiếp tiếng Việt ................................................................................................. 82 Bảng 2.14: Tổng quát về HĐNN khen tiếng Việt ..................................................... 82 Bảng 2.15: Cấu trúc điển hình của BTNV khen tiếng Việt ...................................... 82 Bảng 2.16: Tần số hiển thị H trong BTNV khen trực tiếp tiếng Việt ....................... 84 Bảng 2.17. Thống kê các phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong BTNV khen tiếng Việt ............................................................................................... 90 Bảng 2.18: Thống kê HĐNN khen gián tiếp tiếng Việt ............................................ 93 Bảng 3.1: Vai thoại của HĐNN chê tiếng Anh ...................................................... 101 Bảng 3.2: Mục đích của HĐNN chê tiếng Anh trong truyện dành cho TN ............ 105 Bảng 3.3: Chủ đề của HĐNN chê tiếng Anh trong truyện dành cho TN ............... 106 Bảng 3.4: Tần số xuất hiện của HĐNN chê trực tiếp và HĐNN chê gián tiếp tiếng Anh ...................................................................................................... 109
  9. Bảng 3.5: Tổng quát về HĐNN chê tiếng Anh ...................................................... 110 Bảng 3.6: Cấu trúc điển hình của BTNV chê tường minh và BTNV chê nguyên cấp.................................................................................................... 110 Bảng 3.7: Tần số hiển thị H trong BTNV chê trực tiếp tiếng Anh ......................... 112 Bảng 3.8. Phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong BTNV chê tiếng Anh .......... 117 Bảng 3.9. Thống kê HĐNN chê gián tiếp tiếng Anh .............................................. 122 Bảng 3.10: Vai thoại của HĐNN chê tiếng Việt .................................................... 123 Bảng 3.11: Mục đích của HĐNN chê tiếng Việt trong truyện dành cho TN .......... 124 Bảng 3.12: Chủ đề của HĐNN chê tiếng Việt ........................................................ 125 Bảng 3.13: Tần số xuất hiện của HĐNN chê trực tiếp và HĐNN chê gián tiếp tiếng Việt ...................................................................................................... 128 Bảng 3.14: Tổng quát về HĐNN chê tiếng Việt .................................................... 128 Bảng 3.15: Cấu trúc điển hình của BTNV chê tường minh và BTNV chê nguyên cấp... 129 Bảng 3.16: Tần số hiển thị H trong BTNV chê trực tiếp tiếng Việt ....................... 130 Bảng 3.17. Phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng trong BTNV chê tiếng Việt ........ 137 Bảng 3.18. Thống kê HĐNN chê gián tiếp tiếng Việt ............................................ 142
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong Ngữ dụng học (Pragmatics), hành động ng n ngữ (HĐNN) - các hành động được thực hiện bằng lời (speech acts) đ được xem là đối tượng nghiên cứu đáng ch ý v c liên quan đến ngữ cảnh, k n ng giao tiếp, cảm x c của người n i, cách ứng xử và những nét v n h a riêng biệt của các cộng đồng ng n ngữ khác nhau. Hai HĐNN khen, chê rõ ràng là trái ngược nhau (dương tính và âm tính). Chúng được nhận biết kh ng đơn thuần chỉ theo cấu trúc mà còn phải dựa vào ngữ cảnh, vai giao tiếp và mục đích của cuộc thoại. Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp thì hai HĐNN này đ i khi rất khó phân biệt. Người nói có thể dùng một biểu thức ngôn ngữ để biểu thị HĐNN khen nhưng mục đích là để chê và ngược lại. Ngoài tiêu chí hình thức và ngữ dụng, mối liên hệ giữa các vai giao tiếp và hoàn cảnh n i n ng,… cũng cần phải được đặt ra để c cái nh n đ ng về hai HĐNN trái ngược này. Những câu hỏi được đặt ra là: Những khi nào thì sẽ như vậy? Khi thực hiện HĐNN khen người giao tiếp luôn dùng các từ ngữ tích cực (dương tính) và khi thực hiện HĐNN chê thì dùng các từ ngữ tiêu cực (âm tính), còn các từ ngữ mang ý ngh a trung hòa trong thang độ ấy sẽ diễn đạt ý ngh a nào? Trong đời sống, HĐNN của các thầy cô và phụ huynh có thể có tính giáo dục, có vai trò hình thành thế giới quan và nhân sinh quan, định hướng cách ứng xử và phát triển ngôn ngữ của học sinh, đặc biệt là HĐNN khen, chê. Trẻ em và TN nói chung như những trang giấy trắng, những gì NL nói sẽ hướng dẫn k n ng sống, đồng thời các em ghi nhận lại và sử dụng trong giao tiếp xã hội. HĐNN khen đ ng l c sẽ giúp trẻ phát huy tối đa khả n ng, sự sáng tạo; HĐNN chê hợp lí cũng gi p học sinh tránh được những sai sót, khuyết điểm và biết cách hành động, cư xử tốt hơn. HĐNN khen và chê rất thường gặp và đ ng một vai trò quan trọng trong giao tiếp. Đây là hai trong nhiều HĐNN được thực hiện theo những mục đích khác nhau của ng n ngữ. Trong đời sống, khen và chê ban đầu c thể chỉ theo th i quen, cách đánh giá tự nhiên của từng cộng đồng ng n ngữ. Sau đ , HĐNN khen, chê được xét đến như là hai trong số những hành động gắn với nghi thức trong giao tiếp, h nh thành cách ứng xử c v n h a và phép lịch sự. Hai HĐNN đối ứng nhau này đều yêu cầu người n i c chiến lược phù hợp, thể hiện nghệ thuật trong giao tiếp. Nghiên cứu chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của HĐNN khen, chê tiếng Anh và 1
  11. tiếng Việt trong truyện dành cho TN c thể đ ng g p cho việc dạy – học tiếng Anh và tiếng Việt. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đ xác định hướng nghiên cứu là chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của HĐNN khen, chê trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua ngữ liệu truyện dành cho TN. Từ đ c đề tài nghiên cứu của luận án: Hành động ngôn ngữ khen, chê tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án này đ dựa trên khung lý thuyết về hành động ngôn ngữ để tìm ra, lý giải, và so sánh đối chiếu các biểu thức ngữ vi chứa HĐNN khen, HĐNN chê trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua các truyện dành cho TN, từ đ tập trung vào các mục đích: (i) Làm sáng tỏ và cung cấp tư liệu góp phần minh chứng cho lí thuyết của Ngữ dụng học về HĐNN, đặc biệt về HĐNN khen, chê; (ii) Xác định các đặc điểm tương đồng và dị biệt của HĐNN khen, chê tiếng Anh và tiếng Việt qua các truyện dành cho TN; (iii) Kết quả khảo sát có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc biên soạn giáo trình, từ điển đối chiếu Anh-Việt/Việt-Anh, giảng dạy tiếng Anh, cũng như xây dựng, biên tập và dịch thuật các chương tr nh đào tạo tiếng Anh, đặc biệt là dạy – học cho thiếu nhi. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp các tài liệu về những vấn đề lí thuyết có liên quan tới đề tài như: lí thuyết về HĐNN (chủ yếu là HĐNN khen, HĐNN chê), lí thuyết hội thoại, quan niệm về TN và truyện dành cho TN; tập hợp tư liệu (tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN) về các HĐNN trực tiếp, HĐNN gián tiếp tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra các biểu thức ngữ vi của hai HĐNN khen, chê trong những hành động tại lời phổ quát, các hành động tại lời đặc ngữ. - Miêu tả và chỉ ra các thành tố tạo nên biểu thức ngữ vi khen và biểu thức ngữ vi chê. Chỉ ra các chủ đề thường sử dụng để thực hiện hai hành động này, mục đích và chức n ng của chúng qua các lời thoại trong truyện dành cho TN tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đ nêu lên được các đặc trưng ng n ngữ, v n h a khi thực hiện HĐNN khen, chê trong truyện tiếng Anh và tiếng Việt dành cho TN. - Đối chiếu HĐNN khen, chê trong truyện dành cho TN nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt về mục đích, chủ đề, chức n ng và biểu thức ngữ vi của các HĐNN này, bằng tiếng Anh và tiếng Việt. 2
  12. Những nhiệm vụ trên được cụ thể hóa qua các câu hỏi nghiên cứu: - Đặc điểm HĐNN khen tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN là gì? - Đặc điểm HĐNN chê tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN là gì? - Những nét tương đồng, dị biệt của HĐNN khen, chê tiếng Anh và tiếng Việt qua các truyện dành cho TN là gì? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án này là các biểu thức ngữ vi (BTNV) chứa HĐNN khen, HĐNN chê trong tiếng Anh và tiếng Việt, qua các truyện dành cho TN. 3.2. Phạm vi, ngữ liệu nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Luận án xem xét cả HĐNN khen, chê (trực tiếp và gián tiếp) tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN. Các yếu tố phi lời (cử chỉ): bắt tay, mỉm cười, nháy mắt, ra hiệu, lườm, ng ng nguẩy,... sẽ kh ng được xem xét đến trong luận án. - Ngữ liệu nghiên cứu: Số lượng truyện TN trong tiếng Anh và tiếng Việt rất lớn, với độ lớn nhỏ, thời điểm ra đời,… khác nhau. Ngữ liệu được khảo sát từ 6 truyện tiếng Anh và 6 truyện tiếng Việt đ được in ấn và lưu hành toàn quốc. Mặc dù số lượng kh ng tương đương nhau nhưng đây là ngữ liệu được lọc ra từ 6 quyển truyện tiếng Anh và 6 quyển truyện tiếng Việt tương đương về độ dài và khoảng thời gian nên hợp lí để thực hiện đối chiếu được. - Để đảm bảo sự tương đồng tương đối, trong luận án này các truyện sau đ được lựa chọn để phân tích, như những nghiên cứu trường hợp: 1/ Tiếng Anh: - Harry Potter của tác giả J. K. Rowling, kể về những cuộc phiêu lưu của cậu bé phù thủy Harry Potter tại trường Phù thủy Hogwarts ở Anh. Bộ truyện có 7 tập, nhưng luận án chọn 4 tập đầu được chọn để đảm bảo về độ tuổi của nhân vật và bối cảnh (những tập sau nhân vật đ lớn). Đ là: + Harry Potter and the Sorcerer's Stone (1997, NXB Bloomsbury, 309 trang) + Harry Potter Chamber of and the Secrets (1999, NXB Bloomsbury, 341 trang) + Harry Potter and the Prisoner of Azkaban (1999, NXB Bloomsbury, 435 trang) + Harry Potter and the Goblet of Fire (2000, NXB Bloomsbury, 734 trang). - Matilda của tác giả Roald Dahl (1988, NXB Jonathan Cape, 233 trang): truyện về một c bé th ng minh và ham đọc sách. 3
  13. - James and the Giant Peach của tác giả Roald Dahl (1961, NXB Alfred Knopf, 72 trang): truyện về cuộc phiêu lưu của cậu bé James cùng với các bạn (các nhân vật giả tưởng trong khu vườn) bằng quả đào khổng lồ. 2/ Tiếng Việt: - Chuyện xứ Lang Biang của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (NXB Kim Đồng), gồm 4 tập: + Pho tượng của Baltalon (2005, 475 trang) + Biến cố ở trường Đămri (2005, 609 trang) + Chủ nhân núi Lưng Chừng (2006, 707 trang) + Báu vật ở lâu đài K'Rahlan (2006, 752 trang). - Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi (1966, NXB Kim Đồng, 123 trang): truyện về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An, trong bối cảnh là miền Tây Nam Bộ vào nửa cuối thập niên 1940, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ. - Dế mèn phiêu lưu ký của tác giả T Hoài (1999, NXB V n h a Dân tộc, 203 trang): truyện về chuyến đi khám phá thế giới xung quanh của ch dế mèn (được nhân h a), trong thế giới mu n màu của loại vật do nhà v n. Luận án đ khảo sát và sử dụng ngữ liệu gồm 1464 phát ng n về HĐNN khen, chê trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong đ c 296 phát ng n khen tiếng Anh, 264 phát ng n khen tiếng Việt, 375 phát ng n chê tiếng Anh và 529 phát ng n chê tiếng Việt. C n cứ vào các phương tiện chỉ dẫn lực ng n trung (IFIDs), chẳng hạn như: từ vựng, ngữ pháp và chữ viết, tác giả đ lựa chọn các phát ng n biểu thị HĐNN khen, chê; thêm vào đ , tác giả còn c n cứ vào việc phân tích các t nh huống, mục đích giao tiếp, vai giao tiếp trong các truyện dành cho thiếu nhi Anh, Việt để chỉ ra các HĐNN ngữ này một cách chính xác và tường minh. Ngoài ra, tác giả còn đi hỏi chuyên gia khi gặp phải một phát ng n kh hiểu hoặc chưa cụ thể. Mặc dù số lượng phát ng n kh ng tương đương nhau nhưng đây là ngữ liệu được lọc ra từ 6 quyển truyện tiếng Anh và 6 quyển truyện tiếng Việt tương đương về độ dài và khoảng thời gian nên cũng hợp lý. Để đảm bảo tính đại diện cho hai ng n ngữ, luận án chỉ lựa chọn các truyện dành cho thiếu nhi đ được xuất bản và thịnh hành của các nhà v n người Anh và các nhà v n người Việt. Thời gian thu thập và phân loại dữ liệu kéo dài từ tháng 12 n m 2021 đến tháng 9 n m 2022. Các phát ngôn khen, chê sau khi được thu thập được đánh máy và phân thành bốn nh m: HĐNN khen TA, HĐNN khen TV; HĐNN chê TA, HĐNN chê TV. Sau đ luận án chia tiếp 4
  14. thành các nh m HĐNN trực tiếp hay gián tiếp của mỗi loại. Với ngữ liệu TA, luận án c tham khảo bản dịch các tác phẩm của các dịch giả Việt. 4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu Luận án đ sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra: - Phương pháp miêu tả: được sử dụng để miêu tả, phân tích, khái quát những đặc điểm của HĐNN khen, chê qua truyện TN trong tiếng Anh và tiếng Việt. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: phương pháp này dùng để chỉ ra sự tương đồng và dị biệt của HĐNN khen, chê trong tiếng Anh và trong tiếng Việt. Phương pháp này được tiến hành dựa trên sự phân tích các cấu tr c, ý ngh a của các BTNV, đồng thời chỉ ra sự chi phối của các yếu tố v n h a để tìm ra sự tương đồng và dị biệt. - Phương pháp phân tích hội thoại: được sử dụng nhằm phân tích các đoạn hội thoại tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN, chỉ ra các HĐNN khen, chê trực tiếp, gián tiếp. - Thủ pháp thống kê, phân loại: giúp chỉ ra quy luật và sự tương quan số lượng HĐNN khen, chê; số lượng BTNV khen, chê; số lượng và tần xuất các loại phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng,… trong luận án. Ngoài ra, luận án có tham khảo các tri thức của V n học và V n h a học khi đánh giá, phân tích và tổng hợp các HĐNN khen, chê đ gặp. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án xác lập cơ sở lí luận và hệ thống hóa lí thuyết c liên quan đến HĐNN khen, chê tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án cũng chỉ rõ các chủ đề, mục đích, chức n ng, các BTNV trực tiếp/ gián tiếp của cả hai HĐNN khen, chê, với những tương đồng và khác biệt trong tiếng Anh và tiếng Việt, trong hoàn cảnh giao tiếp có sự tham gia của TN. Đây là đ ng g p chưa gặp trong c ng tr nh nào trước đây. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Trên cơ sở các khung lí thuyết đ c , luận án chỉ ra đặc điểm các HĐNN khen trực tiếp/ gián tiếp, HĐNN chê trực tiếp/gián tiếp và tường giải những tương đồng và dị biệt về HĐNN khen, chê tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN. Từ đ , luận án góp phần làm sáng tỏ hơn các quan niệm chung qua ngữ liệu nghiên cứu, góp phần vào nghiên cứu những vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt khi thực hiện các HĐNN khen, chê. 5
  15. Luận án góp phần vào nghiên cứu lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ học so sánh-đối chiếu n i riêng dưới tác động của các nhân tố xã hội - ngôn ngữ. Tách nhân tố TN ra thành một biến để nghiên cứu về HĐNN khen, chê; luận án góp phần vào nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và TN, một hướng nghiên cứu liên ngành hay đa ngành của ngôn ngữ học hiện đại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án trước tiên có thể là nguồn tư liệu tham khảo trong l nh vực ngôn ngữ học, cụ thể ngôn ngữ học so sánh - đối chiếu các HĐNN khen, chê. Kết quả này cũng c thể ứng dụng vào việc giảng dạy dịch và phiên dịch Anh - Việt/ Việt – Anh, có thể tham khảo trong viết và biên soạn giáo trình tiếng Anh và tiếng Việt (đặc biệt là giáo trình cho các em TN). 7. Bố cục của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được chia thành 3 chương như sau: Chƣơng 1 –Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Luận án tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước đây c liên quan đến HĐNN khen, chê. Được hệ thống h a và tr nh bày ở đây là một số vấn đề lí luận chung về hội thoại, về ng n ngữ học đối chiếu, các quan niệm về TN và truyện dành cho TN được. Chƣơng 2 – Hành động ngôn ngữ khen tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN Miêu tả về HĐNN khen: HĐNN khen trực tiếp, HĐNN khen gián tiếp; BTNV khen trực tiếp, BTNV khen gián tiếp. Trên cơ sở đ , luận án so sánh HĐNN khen tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN dựa trên các đặc điểm v n h a và tâm lí tộc người để chỉ ra các nét tương đồng và dị biệt giữa hai ng n ngữ. Chƣơng 3– Hành động ngôn ngữ chê tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN Miêu tả về HĐNN chê, HĐNN chê trực tiếp, HĐNN chê gián tiếp; BTNV chê trực tiếp, BTNV chê gián tiếp. Trên cơ sở đ , luận án so sánh HĐNN chê tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho TN dựa trên các đặc điểm v n h a và tâm lí tộc người để chỉ ra các nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ. 6
  16. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngôn ngữ khen, chê A. Ngoài nước a. Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngôn ngữ khen HĐNN khen rất phổ biến trong mọi xã hội thuộc các nền v n h a khác nhau. Hành động ngôn ngữ này có thể dùng để thực hiện nhiều chức n ng khác nhau, chẳng hạn: chào hỏi, đề nghị, động viên … Từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary [189] chỉ ra rằng HĐNN khen là cách thể hiện sự ca ngợi, thán phục, tán đồng… ai, cái g đ . HĐNN khen là những nhận xét tích cực và chủ quan của người nói dành cho nhau. Theo Manes [153] HĐNN khen là quá trình hình thành và củng cố mối quan hệ giữa người thực hiện phát ngôn và người tiếp nhận phát ngôn, HĐNN khen là những phát ngôn giúp xoa dịu sự phức tạp của các mối quan hệ xã hội. HĐNN khen không chỉ được dùng để bày tỏ sự ngưỡng mộ các đặc tính tích cực mà HĐNN này còn có thể được thực hiện để thay cho các HĐNN khác như: chào, cảm ơn, xin lỗi, đồng thời HĐNN khen làm giảm nhẹ những hành động ngôn ngữ đe dọa thể diện của người tiếp nhận phát ngôn như: phê b nh, đề nghị, từ chối. Xét theo g c độ dụng học, HĐNN khen là một hành động ngôn trung. Các nhà nghiên cứu đ đưa ra những cách phân loại hành động ngôn trung khác nhau. Austin [109] chia các hành động ngôn trung thành 5 loại: 1. Phán xét (Verdictives); 2. Hành xử (Exrcitives); 3. Kết ước (Commissives); 4. Ứng xử (Behabitives); và 5. Trình bày (Expositives). HĐNN khen thuộc nhóm Ứng xử (Behabitives), bao gồm những hành động ngôn ngữ nhằm phản ứng lại những cách xử sự của người khác đối với mình, những hành động ngôn ngữ đáp ứng những sự kiện hữu quan có liên quan tới thân phận và thái độ của người khác, hay có thể gọi là những ứng xử xã hội, như: xin lỗi, cảm ơn, ca ngợi, khen, chúc mừng, chia buồn, phê phán, quở phạt, 7
  17. chê trách, nguyền rủa, thách thức, ngờ vực,… Bảng phân loại của Austin được xem về cơ bản là phân loại từ vựng các động từ ngữ vi. Searle [164] đ chỉ ra những hạn chế trong bảng phân loại của Austin. Ông cho rằng phân loại các hành động ngôn ngữ trước hết phải ở phát ngôn chứ không phải phân loại các động từ gọi tên ch ng. Ông đ dùng các tiêu chí là: đích ở lời, hướng khớp ghép, trạng thái tâm lí và nội dung mệnh đề để phân loại các HĐNN thành n m nh m: Biểu hiện (Representatives), Điều khiển (Directives), Kết ước (Commissives), Biểu cảm (Expressives) và Tuyên bố (Declarations). Theo phân loại của Searle, HĐNN khen thuộc nhóm Biểu cảm (Expressives). Theo Bach và Harnish [110] các hành động ng n trung được xếp vào bốn loại: 1. Tín định (Constatives): diễn tả niềm tin và ý định của người nói hoặc ý muốn của người nói rằng người nghe sẽ có hoặc hình thành một niềm tin như thế, 2. Phán nghị (Directives): thể hiện thái độ của người n i đối với một hành động nào đ sắp xảy ra và ý muốn của người nói rằng phát ngôn hoặc thái độ của m nh được coi là lí do để người nghe thực hiện hành động, 3. Ước kết (Commissives): biểu lộ ý định và lòng tin của người nói rằng phát ngôn của người nói sẽ buộc mình phải làm một điều gì đ , 4. Biểu ân (Acknowledgements): biểu lộ tình cảm đối với người nghe hoặc diễn tả ý muốn của người nói rằng phát ngôn của người n i đ thỏa m n được một nhu cầu xã hội trong việc diễn tả một tình cảm nhất định và niềm tin của người nói rằng n đ hoàn thành được nhiệm vụ đ . Theo cách phân loại này thì HĐNN khen lại được xếp vào nh m hành động ngôn trung ―biểu ân‖ (Acknowledgements). Xét về mặt chức n ng, Manes, Herbert và Wolfson [153, 131, 178] cho rằng: HĐNN khen được thực hiện nhiều trong mọi ngôn ngữ nhằm: (1) biểu lộ sự thán phục hay chấp thuận một người nào đó về công việc, ngoại hình, thị hiếu của họ; (2) củng cố, khẳng định hay duy trì sự đoàn kết; (3) thay thế lời chào, chào hỏi, xin lỗi hay chúc mừng [178]; (4) xoa dịu các hành động đe dọa thể diện như xin lỗi, đề nghị hay phê bình [117, 178]; (5) mở đầu và duy trì cuộc hội thoại [178]; (6) Tăng cường hành vi được mong đợi [153]. 8
  18. Xét về mặt chủ đề của HĐNN khen, Manes (1983) và Wolfson (1983) cho rằng khi thực hiện HĐNN khen, người phát ng n thường tập trung vào hai chủ đề là ngoại hình và khả năng [153, 178]. Xét theo g c độ v n h a, HĐNN khen rất đa dạng và có những nét v n h a đặc thù, một chủ đề thường được khen ở nền v n h a này nhưng lại có thể là điều cấm kỵ trong nền v n h a khác. Bản chất của HĐNN khen là lịch sự, là bày tỏ thái độ tích cực, nhưng nếu phát ng n khen được thực hiện không phù hợp, HĐNN khen lại trở nên phản tác dụng. Nếu ai đ thực hiện HĐNN khen ai đ quá đáng, n i quá sự thật, hành động ấy sẽ bị cho là HĐNN nịnh. Thực hiện HĐNN khen nhưng với một giọng điệu giễu cợt hoặc n i ngược lại điều ai cũng thấy rõ là HĐNN mỉa. Để phân biệt được điều này, người nghe cần dựa vào ngữ cảnh và thái độ của người phát ngôn. b. Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngôn ngữ chê HĐNN chê cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới. Xét về ngữ dụng học, HĐNN chê là một hành động ngôn trung. Theo cách phân loại của Austin [109], chê thuộc nh m hành động Ứng xử (Behabitives); Searle [165] xếp HĐNN chê vào nhóm Bộc lộ (Expressives). Wierzbicka [174] định ngh a HĐNN chê là một hành động ng n trung trong đ người nói nêu lên những nhận xét tiêu cực về những hành động, lựa chọn, từ ngữ, sản phẩm của người bị chê. HĐNN chê được thực hiện với mục đích gi p người nghe làm tốt hơn trong tương lai hoặc nêu lên sự không hài lòng, không thích những g người nghe đ làm nhưng kh ng c ngụ ý rằng những g người nghe đ làm đem đến những hậu quả không mong muốn đối với người nói; và Wierzbicka xếp HĐNN chê vào nhóm Phê phán (Blame). Hai nhà nghiên cứu Olshtain và Weinbach (1993) lại xếp HĐNN chê vào nhóm Phàn nàn (Complaints) [159]. Vậy HĐNN chê (criticisms), HĐNN trách (blames) và HĐNN phàn nàn (complaints) khác nhau như thế nào? HĐNN trách được thực hiện để nêu trách nhiệm đối với một tình huống không thích hợp mà tình huống này có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đối với cả người n i và người nghe, trong khi đ đối với HĐNN 9
  19. phàn nàn th hành động không thích hợp của người nghe được cho là ảnh hưởng đến bản thân người nói. Xét về mặt chức n ng, HĐNN chê thường nhằm: (1) Biểu lộ sự bực bội, bất bình, khiển trách, h m dọa, phản kháng lại những cái bị cho là nhục mạ, xấu xa so với chuẩn mực nào đ trong x hội [159, 173]. (2) Buộc người bị chê cảm thấy có trách nhiệm với hành động gây phản cảm của m nh và đề nghị c hướng sửa chữa nó [159]. (3) Mở đầu và duy trì thoại [112, 113, 114]. (4) Trút giận hay làm giảm buồn phiền [112, 113, 114]. (5) Đối phó với điều kh ng hay nhưng với ý định cải thiện tình hình [125]. (6) Cùng chia sẻ một đánh giá tiêu cực nào đ với mục đích tạo lập mối liên kết giữa người n i và người nghe [112, 113, 114, 170]. Theo House và Kasper, HĐNN chê (criticisms), HĐNN kết tội (accusations) và HĐNN trách mắng (reproaches) là các dạng khác nhau của HĐNN phàn nàn (complaints). Họ giải thích rằng cả ba hành động ngôn ngữ này đều có chung hai đặc điểm, đ là ―sự kiện xảy ra sau‖ (post-event) - c ngh a là việc đáng bị phàn nàn đ c trước khi lời nhận xét được bộc lộ và ―chống lại người n i‖ (anti-speaker) – tức là người nói sẽ phải chịu trách nhiệm, trả giá cho những gì mình nói [139]. Tuy nhiên Wierzbicka [174] lại khẳng định rằng HĐNN chê không nhất thiết phải luôn luôn xoáy vào một sự việc xảy ra trước theo quan điểm của House and Kasper, HĐNN chê có thể được sử dụng cho một sự việc t nh tại, v nh cửu hoặc không theo trật tự thời gian như ngoại hình hoặc tính cách của một người. Tracy, Dusen và Robinson (1987) cũng nhấn mạnh đặc điểm ―chống lại người n i‖ thích hợp cho HĐNN phàn nàn hơn là HĐNN chê vì khi thực hiện một HĐNN chê, người nói có thể muốn người nghe thay đổi tích cực hoặc có thể người nói chỉ muốn bộc lộ ý kiến của mình [172]. Họ phân tích các đặc điểm của HĐNN chê tốt (good criticisms) và HĐNN chê xấu (bad criticisms) bằng cách thu thập các HĐNN chê từ rất nhiều người với nền tảng v n h a khác nhau qua các bảng câu hỏi mở và kết luận c n m đặc điểm để phân biệt HĐNN chê tốt và HĐNN chê xấu, trong đ HĐNN chê tốt trước tiên cần phải dùng ngôn ngữ và thái độ tích cực, thứ hai sự thay đổi được đề nghị trong phát ngôn chê phải cụ thể và người chê có dụng ý giúp những thay đổi ấy có khả n ng xảy ra, thứ ba là lí do đưa ra lời chê phải có 10
  20. lí, rõ ràng, tiếp đến HĐNN chê được bù đắp lại bằng cách đặt trong một th ng điệp tích cực hơn và một HĐNN chê tốt sẽ không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của đối tượng giao tiếp. Xét từ g c độ ngôn ngữ học xã hội, đặc trưng v n h a x hội đ ng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các chiến lược ngôn ngữ. Việc chọn lựa ngôn từ phù hợp quyết định sự thành công trong giao tiếp. Đặc biệt trong phát ngôn HĐNN chê người nói cần biết lựa chọn ngôn từ, chiến lược thực hiện HĐNN chê phù hợp với mục đích giao tiếp, tránh những điều đáng tiếc trong giao tiếp v đây là một hành động ngôn ngữ đe dọa thể diện cao. Từ những hiểu biết trên, chúng tôi nhận thấy việc phân loại các HĐNN vẫn chưa được các nhà nghiên cứu hoàn toàn thống nhất. Do đ , tất cả kết quả phân loại các HĐNN cũng chỉ là vấn đề tương đối. Trong luận án, chúng tôi sử dụng tiêu chí và kết quả phân loại HĐNN của Searle [164], tức là c 5 nh m HĐNN: tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm và tuyên bố để nhận diện và phân loại HĐNN khen, chê trong truyện dành cho TN tiếng Anh và tiếng Việt. Bởi vậy, HĐNN khen, chê là một tiểu nhóm của HĐNN biểu cảm. B. Trong nước a. Những nghiên cứu lí thuyết về hành động ngon ngữ khen HĐNN khen là việc người nói thể hiện thái độ tích cực đối với người nghe hoặc đối với đối tượng được khen. HĐNN khen có thể được thể hiện bằng một từ, một câu, một bài hoặc có thể bằng các điệu bộ, cử chỉ: nụ cười, cái gật đầu, vỗ tay,… Hoàng Phê [184] trong Từ điển tiếng Việt do ông chủ biên đ định ngh a: HĐNN khen là n i đến sự đánh giá tốt về ai, về cái gì, việc gì với ý vừa lòng. Nguyễn Quang (1999) đ nêu ra các h nh thức xưng hô, các dấu hiệu từ vựng, t nh thái, điều nên khen và điều không nên khen, các chiến lược tiếp nhận HĐNN khen trong luận án của ông [70]. Xét về g c độ v n h a, Bùi Thị Phương Chi và Phạm Thị Thu Hà (2005) đ chỉ ra rằng đặc điểm v n h a của mỗi quốc gia được thể hiện qua HĐNN khen [10]. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2