intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam "Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí luận, thực tiễn; Hành động ngôn ngữ trực tiếp trong Truyện Kiều; Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện Kiều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– DƯƠNG THỊ THÚY VINH HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2023
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––––– DƯƠNG THỊ THÚY VINH HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 92 201 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS.TS Bùi Minh Toán 2. PGS.TS Nguyễn Văn Lộc THÁI NGUYÊN - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Bùi Minh Toán và PGS.TS Nguyễn Văn Lộc. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tác giả Dương Thị Thuý Vinh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được Luận án, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS Bùi Minh Toán và PGS.TS Nguyễn Văn Lộc, những người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tiếp theo, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, quý thầy cô thuộc tổ bộ môn Ngôn ngữ - Khoa Ngữ văn, Trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng tất cả các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo và chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục Mầm non - Trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, cùng tất cả các anh chị em đồng nghiệp trong khoa đã tạo điều kiện về thời gian, điều kiện công tác để tôi tập trung nghiên cứu. Không chỉ vậy, để hoàn thành luận án này, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè, những người thân quen. Từng trang luận án đều ghi dấu ấn tình cảm và trách nhiệm của những người bạn đã đồng hành cùng tôi. Nếu không có sự động viên, hỗ trợ và chia sẻ đó, tôi rất khó có thể thực hiện được luận án. Xin gửi tới những người bạn của tôi lời cảm ơn chân thành nhất. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình tôi, những người đã theo sát tôi trong suốt thời gian qua. Gia đình chính là nguồn động viên, cổ vũ giúp tôi có thêm sức mạnh, động lực và sự cố gắng để hoàn thành luận án này. Thái Nguyên, tháng 12 năm 2023 Tác giả Dương Thị Thuý Vinh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vii MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................. 3 3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 6. Những đóng góp mới của luận án................................................................. 6 7. Cấu trúc của luận án ..................................................................................... 7 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN ........................................................................... 8 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ở nước ngoài...................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ở trong nước .................... 17 1.2. Cơ sở lí luận............................................................................................. 32 1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học .............................................................................. 32 1.2.2. Cơ sở văn học ....................................................................................... 51 1.3. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 56 1.3.1. Yếu tố lịch sử, văn hoá tác động đến nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều ................................................................................................... 57 1.3.2. Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông ................................................................................................. 57
  6. iv 1.4. Tiểu kết .................................................................................................... 59 Chương 2: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN KIỀU ........................................................................................... 60 2.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ trực tiếp trong Truyện Kiều .............. 60 2.2. Các nhóm hành động ngôn ngữ trực tiếp trong Truyện Kiều .................. 62 2.2.1. Nhóm hành động trình bày ................................................................... 62 2.2.2. Nhóm hành động điều khiển................................................................. 64 2.2.3. Nhóm hành động biểu cảm ................................................................... 82 2.2.4. Nhóm hành động cam kết ..................................................................... 87 2.2.5. Nhóm hành động tuyên bố.................................................................... 90 2.3. Vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp ............................................... 91 2.3.1. Vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp trong việc thể hiện thái độ của tác giả ....................................................................................................... 91 2.3.2. Vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp trong xây dựng hình tượng nhân vật ................................................................................................ 93 2.4. Tiểu kết .................................................................................................... 94 Chương 3: HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN KIỀU ................................................................................ 96 3.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện Kiều.............. 96 3.1.1. Vấn đề xác định hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện Kiều ..... 96 3.1.2. Phân loại hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện Kiều ................ 97 3.2. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời của tác giả................................ 99 3.2.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời tác giả............... 99 3.2.2. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời tác giả qua HĐ trình bày .... 100 3.2.3. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời tác giả qua Hành động hỏi.. 104 3.3. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời của nhân vật .......................... 107 3.3.1. Hành động gián tiếp qua hành động trình bày .................................... 108 3.3.2. Hành động ngôn ngữ gián tiếp qua hành động hỏi ............................. 113
  7. v 3.3.3. Hành động gián tiếp qua hành động cầu khiến................................... 125 3.3.4. Hành động gián tiếp qua hành động biểu cảm.................................... 126 3.4. Vai trò của hành động ngôn ngữ gián tiếp............................................. 127 3.4.1. Vai trò của hành động ngôn ngữ gián tiếp trong việc thể hiện thái độ của tác giả ................................................................................................ 127 3.4.2. Vai trò của hành động ngôn ngữ gián tiếp trong việc xây dựng hình tượng các nhân vật ........................................................................................ 131 3.5. Đối chiếu tác phẩm Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều về cách thể hiện gián tiếp các hành động ngôn ngữ ........................................................ 142 3.5.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Kim Vân Kiều truyện . 143 3.5.2. Những điểm giống nhau về cách thể hiện gián tiếp các hành động ngôn ngữ ..................................................................................................... 145 3.5.3. Những điểm khác nhau về cách thể hiện gián tiếp các hành động ngôn ngữ ............................................................................................................... 147 3.6. Tiểu kết .................................................................................................. 152 KẾT LUẬN ................................................................................................. 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................. 158 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 159 PHỤ LỤC .................................................................................................... 165
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 Gián tiếp GT 2 Hành động HĐ 3 Hành động ngôn ngữ HĐNN 4 Phát ngôn PN 5 Trực tiếp TT
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sự thể hiện các hành động ở lời qua các loại câu............................ 48 Bảng 2.1. Phân loại HĐNN theo kiểu phát ngôn ............................................. 60 Bảng 2.2. Phân loại HĐNN trực tiếp theo lời tác giả trùng với suy nghĩ nhân vật ........................................................................................... 61 Bảng 2.3. Phân loại HĐ cầu khiến có phụ từ, động từ .................................... 66 Bảng 2.4. Phân loại HĐNN cầu khiến theo vị từ ngôn hành ........................... 67 Bảng 2.5. Hành động hỏi trực tiếp trong lời tác giả và lời nhân vật ................ 76 Bảng 3.1. Phân loại HĐNN theo hình thức ngữ pháp ..................................... 98 Bảng 3.2. Phân loại HĐNN GT theo chủ thể phát ngôn.................................. 98 Bảng 3.3. Phân loại HĐNN GT trong lời tác giả qua HĐ trình bày ................ 99 Bảng 3.4. Phân loại HĐNN GT qua HĐ hỏi có dấu hỏi cuối câu ................. 115 Bảng 3.5. Phân loại HĐNN GT qua HĐ hỏi có dấu hỏi cuối câu theo chủ thể phát ngôn ................................................................................. 118 Bảng 3.6. Phân loại HĐNN GT qua HĐ hỏi không có dấu hỏi cuối câu ...... 121 Bảng 3.7. Phân loại PN thể hiện HĐNN GT trong hai tác phẩm .................. 143 Bảng 3.8. Phân loại HĐNN GT qua HĐ trình bày trong hai tác phẩm ......... 143 Bảng 3.9. Phân loại HĐNN GT qua HĐ hỏi trong hai tác phẩm................... 143 Bảng 3.10. Phân loại HĐNN GT theo chủ thể phát ngôn trong hai tác phẩm ....... 144
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khái niệm hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói) là một trong những khái niệm quan trọng của ngữ dụng học. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ được đặt nền móng bởi nhà triết học người Anh J.L. Austin và sau đó, được phát triển, bổ sung bởi một số nhà nghiên cứu khác. Lí thuyết hành động ngôn ngữ cho rằng nói năng cũng là một hành động và đó là hành động được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ. Quan niệm này thể hiện một cách nhìn mới mẻ và sâu sắc về ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ. Theo đánh giá của các nhà ngôn ngữ học, sự ra đời của lí thuyết hành động ngôn ngữ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ điều chỉnh lại một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói (theo quan điểm và sự phân biệt của F. De Saussure) mà còn thật sự mở ra một hướng nghiên cứu mới trong ngôn ngữ học: nghiên cứu ngôn ngữ từ mặt nội dung (ý nghĩa) gắn với mục đích của người nói, với ngữ cảnh cụ thể. Ở Việt Nam, trong mấy chục năm trở lại đây, việc nghiên cứu hành động ngôn ngữ về mặt lí luận và thực tiễn đã được tiến hành trong nhiều công trình mà tiêu biểu là các công trình về ngữ dụng học của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Cao Xuân Hạo, … Ngoài ra, việc nghiên cứu, trao đổi về hành động ngôn ngữ cũng được tiến hành ở một số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; trong các hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế; qua các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và nhiều bài viết công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với vấn đề hành động ngôn ngữ cho thấy vai trò, ý nghĩa khoa học và tầm quan trọng của vấn đề này. Trong các hướng nghiên cứu về hành động ngôn ngữ, hướng nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương gần đây được nhiều nhà
  11. 2 khoa học quan tâm và bước đầu đã đem lại những kết quả có nghĩa khoa học, thực tiễn nhất định; đặc biệt là đối với thực tiễn dạy học ngữ văn, ngữ dụng học trong nhà trường. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn trong luận án này. Truyện Kiều là một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Với nội dung, nghệ thuật đặc sắc, tác phẩm này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều không chỉ có số lượng lớn mà còn được tiến hành từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau; qua đó, khẳng định những giá trị to lớn của tác phẩm này và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, ngoài một số luận văn có đề cập đến (ở mức độ nhất định) vấn đề hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều thì đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và chuyên sâu về hành động ngôn ngữ trong tác phẩm này. Theo chúng tôi, việc nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều thực sự cần thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Về lí luận, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần bổ sung, làm phong phú thêm một số khía cạnh lí thuyết về hành động ngôn ngữ, như: vấn đề ranh giới giữa các loại hành động ở lời, mối quan hệ giữa việc phân loại hành động ở lời với việc phân loại câu theo mục đích nói, vấn đề vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp, gián tiếp đối việc thể hiện đặc điểm, tính cách nhân vật và tư tưởng của tác giả xét trên cứ liệu tiếng Việt, đặc biệt là ở thể loại truyện thơ. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ góp phần khẳng định, làm rõ thêm giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều và tài năng văn chương xuất chúng của Nguyễn Du mà còn cung cấp một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu và dạy học về Truyện Kiều nói riêng, về ngữ dụng học và ngữ văn nói chung. Với những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
  12. 3 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ đặc điểm của hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều (ở các mặt: tính chất, cách biểu hiện, các tiểu loại, mối quan hệ với các loại câu/ phát ngôn phân loại theo mục đích nói), vai trò của các hành động ngôn ngữ đối với việc khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác giả; qua đó, góp phần làm rõ thêm một số khía cạnh của lí thuyết về hành động ngôn ngữ, khẳng định giá trị to lớn của Truyện Kiều và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu của luận án như sau: - Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài (qua việc làm rõ các khái niệm, nội dung liên quan), tạo tiền đề để nhận diện, phân loại và miêu tả các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. - Thống kê và phân loại các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du theo những tiêu chí nhất định. - Miêu tả các nhóm hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du theo cách thể hiện (trực tiếp và gián tiếp) trong lời kể chuyện của tác giả và trong lời hội thoại của các nhân vật. - Phân tích vai trò của các hành động ngôn ngữ đối với việc khắc họa tính cách nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. - So sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân về cách thể hiện gián tiếp các hành động ngôn ngữ, từ đó, chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai văn bản, hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
  13. 4 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án các hành động ngôn ngữ ở lời (gồm hành động trực tiếp và gián tiếp) trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Những nhận định, đánh giá, nhận xét của luận án đều dựa trên những ngữ liệu thu được từ Truyện Kiều của Nguyễn Du (theo bản của Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều, Nxb Khoa học, 1974). Ngoài ra, để làm sáng tỏ những đóng góp, sáng tạo riêng của Nguyễn Du ở cách sử dụng hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều, luận án có đối chiếu với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (qua bản dịch của Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh, do Nguyễn Đăng Na hiệu đính, Nxb ĐHSP, 2008). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Nội dung của phương pháp này là đặt diễn ngôn và các phát ngôn trong mối quan hệ với các yếu tố liên kết, mạch lạc, lập luận, trong tính chính thể diễn ngôn và trong ngữ cảnh sử dụng của chúng để xác định cấu trúc, hình thức thể hiện, mục đích phát ngôn gắn với hành động ngôn ngữ mà nó thực hiện. - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du về các mặt: số lượng, các loại, tính chất, cách biểu hiện và vai trò đối với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. - Phương pháp liên ngành: Đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát của luận án liên quan đến tác phẩm truyện thơ, dựa trên bản gốc là truyện của Trung Quốc nên ngoài những tri thức ngôn ngữ học làm nền tảng, luận án có sử dụng một số tri thức và kĩ thuật liên ngành: văn học, văn hóa học và lịch sử.
  14. 5 - Phương pháp đối chiếu: Phương pháp này chỉ được sử dụng ở mức hạn chế với tư cách là phương pháp thứ yếu (bổ trợ) để đối chiếu hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với hành động ngôn ngữ trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. 5.2. Thủ pháp nghiên cứu Phù hợp với các phương pháp trên đây, luận án sử dụng các thủ pháp nghiên cứu sau: - Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng để thống kê, phân loại các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. - Thủ pháp hệ thống: Nội dung của thủ pháp này là xem xét các hành động ngôn ngữ trong mối quan hệ với nhau và với tác giả, với các chủ thể phát ngôn, với ngữ cảnh sử dụng. - Thủ pháp tổng hợp: Thủ pháp này được sử dụng để tổng hợp các ý kiến, các nội dung đã trình bày; từ đó, rút ra kết luận, nhận xét chung về các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 5.3. Cách thức thu thập dữ liệu Trong quá trình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều, chúng tôi coi tác phẩm là một sản phẩm của quá trình giao tiếp. Khi chia các câu thơ thành các câu (phát ngôn) dựa vào hình thức ngữ pháp là các dấu câu, chúng tôi quy ước mỗi câu (phát ngôn) tương ứng với một hành động ngôn ngữ (các trường hợp đặc biệt sẽ được lí giải trong nội dung các chương). Sau đó, dựa vào dấu hiệu về hình thức ngữ pháp (các dấu câu), các vị từ ngôn hành, các điều kiện thích hợp để xây dựng giả thuyết ngôn hành, phân chia hành động thành các nhóm hành động ngôn ngữ. Cuối cùng, dựa vào mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của hành động, dựa vào các yếu tố về nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn, tính lịch sự, ngữ cảnh để phân chia ra hành động trực tiếp và hành động gián tiếp.
  15. 6 6. Những đóng góp mới của luận án Về lí luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hoá, bổ sung và làm rõ thêm, phong phú thêm một số khía cạnh lí thuyết về hành động ngôn ngữ như: vấn đề ranh giới giữa các loại hành động ở lời và cách phân loại các hành động ngôn ngữ ở lời, cách xác định chúng trong những phát ngôn; vấn đề xác định các kiểu câu theo mục đích nói, mối quan hệ giữa việc phân loại hành động ở lời với việc phân loại câu theo mục đích nói; vấn đề vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp, gián tiếp đối với việc thể hiện, khắc họa đặc điểm, tính cách nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả xét trên cứ liệu truyện thơ nói riêng và tiếng Việt nói chung. Ngoài ra, luận án cũng đã xác định được một số vấn đề về tác phẩm văn học, trong đó chú ý đến ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ tác giả làm cơ sở cho việc xác định các hành động ngôn ngữ trong thể loại truyện thơ và cách phân biệt hành động ngôn ngữ trong thơ với hành động ngôn ngữ trong văn xuôi. Luận án nghiên cứu một cách tổng thể về các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều thông qua việc phân loại, xác lập, thống kê, phân tích và làm sáng tỏ các biểu thức ngôn ngữ, các từ ngữ được sử dụng trong mỗi loại hành động ngôn ngữ. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ mối quan hệ giữa việc nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều với giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Không chỉ vậy, luận án còn cung cấp thêm cách nhìn mới về giá trị của Truyện Kiều trên cơ sở đối chiếu cách thể hiện gián tiếp các hành động ngôn ngữ của 2 tác phẩm Kim Vân Kiều truyện (của Thanh Tâm tài Nhân) và Truyện Kiều (của Nguyễn Du). Điều này góp phần làm rõ sự sáng tạo, những đóng góp của Nguyễn Du, khẳng định thêm vị trí là “kiệt tác”, “kinh điển” của Truyện Kiều trong nền văn học dân tộc và trên thế giới. Về thực tiễn, luận án là một trong những minh chứng rõ nét cho phong cách nghệ thuật bậc thầy, tài năng xuất chúng của Nguyễn Du, cho cái hay, cái đẹp của tiếng Việt. Như vậy, luận án góp phần làm nổi bật các giá trị về
  16. 7 phương diện ngôn ngữ, văn học và văn hoá của Truyện Kiều. Đồng thời, cách thức nghiên cứu về hành động ngôn ngữ, về Truyện Kiều có thể ứng dụng vào phân tích tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau, mở rộng nội dung và phạm vi cho những nghiên cứu tiếp theo. Luận án có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, nghiên cứu viên, sinh viên thuộc ngành Ngôn ngữ Việt Nam, Văn học Việt Nam, phương pháp dạy học tiếng Việt và văn học. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, dạy học về Truyện Kiều nói riêng, về dạy học ngữ văn và ngữ dụng học nói chung trong chương trình giáo dục phổ thông. Luận án là gợi ý cho các nhà quản lý, biên soạn tài liệu bồi dưỡng, các tác giả biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo của chương trình Ngữ văn phổ thông bổ sung thêm các nội dung học về Truyện Kiều, về hành động ngôn ngữ; cụ thể hoá, sâu sắc thêm các nội dung có liên quan khi sử dụng kết quả nghiên cứu làm ví dụ minh hoạ, xây dựng các bài tập, đề tài, … 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, nội dung của luận án được triển khai thành ba chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí luận, thực tiễn Chương 2. Hành động ngôn ngữ trực tiếp trong Truyện Kiều Chương 3. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện Kiều
  17. 8 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Trong mục này, chúng tôi điểm lại tình hình nghiên cứu về lí thuyết hành động ngôn ngữ, các hành động ngôn ngữ cụ thể (trên cứ liệu tiếng Việt nói chung và trong các tác phẩm văn chương Việt Nam nói riêng) và hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ hành động ngôn ngữ với ý nghĩa tương đương với các thuật ngữ hành vi ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói (các thuật ngữ này sẽ được sử dụng khi trích dẫn nguyên văn hoặc dẫn ý từ các tài liệu tham khảo). 1.1.1. Những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ở nước ngoài 1.1.1.1. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ của John Langshaw Austin Lí thuyết về hành động ngôn ngữ (speech act) đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. John Langshaw Austin (J.L. Austin), một nhà triết học người Anh là người đặt nền móng cho lí thuyết về hành động ngôn ngữ. Nhờ sự phân biệt phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi, J.L. Austin đã phát hiện ra bản chất của hành động ngôn ngữ và từ đó, đề xuất và xây dựng lí thuyết về loại hành động này một cách có hệ thống. Theo J.L. Austin, tư tưởng cơ bản của lí thuyết này là “Nói tức là làm” (thể hiện ngay ở tên cuốn sách của J.L. Austin xuất bản bằng tiếng Pháp: Quand dire, c,est faire). Chỉ qua tên gọi này, chúng ta có thể hình dung lí thuyết hành động ngôn ngữ thực chất là lí thuyết về sự hoạt động của ngôn ngữ. Với công trình trên đây, J.L. Austin đã điều chỉnh lại một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói, theo quan niệm và sự phân biệt của Ferdinand de Saussure [12, tr. 15]. Theo J.L. Austin, trong một phát ngôn có ba loại hành vi (hành động) ngôn ngữ: hành vi tạo lời (locutionary act), hành vi ở lời (illocutionary act), hành vi mượn lời (perlocutionary act).
  18. 9 J.L. Austin đặt tên cho hành động “nói một điều gì đó” là hành vi tạo lời. Theo ông, mỗi hành vi tạo lời đã tạo ra một nội dung mệnh đề “có một ý nghĩa xác định” (Dẫn theo [12, tr. 17]). Như vậy, có thể hiểu hành động tạo lời là hành động người nói sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như ngữ âm, từ các quy tắc kết hợp từ để tạo ra câu (phát ngôn) thành phẩm với một dạng thức cụ thể và một ý nghĩa ít nhiều xác định. Về hành động (hành vi) ở lời, J.L. Austin đặt vấn đề: Trong giao tiếp, chúng ta có những hành vi như: hỏi, trả lời, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khẳng định, cam kết, khuyên bảo... Khi các hành vi này được thực hiện ngay trong lời nói thì chúng được gọi là hành vi tại lời. Gọi là hành vi tại lời vì chúng nằm ngay trong hành vi tạo lời (Dẫn theo [12, tr. 17]). Như vậy, hành động ở lời được hiểu là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng để tạo ra hiệu quả thuộc ngôn ngữ. Đó là những hành động như: hỏi, đề nghị, ra lệnh, yêu cầu, cảm ơn, xin lỗi, cam kết, hứa, thề... Khác với các hành động tạo lời và hành động ở lời, hành động mượn lời, theo cách hiểu của J.L. Austin, là hành động thông qua phương tiện ngôn ngữ để gây ra ở người nghe hiệu quả nhất định ngoài ngôn ngữ (sự tác động đến tâm lí, hoạt động của người nghe). Chẳng hạn, khi chủ tọa nói: “Tôi tuyên bố khai mạc đại hội” thì phát ngôn (là sản phẩm của hành động tạo lời) này sẽ dẫn đến hiệu quả là mọi người trong hội nghị ngừng nói chuyện và chờ đợi những nghi thức tiếp theo của hội nghị. (Dẫn theo [12, tr. 19]). Trong ba loại hành động ngôn ngữ (hành động tạo lời, hành động ở lời, hành động mượn lời) thì hành động ở lời được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm không chỉ bởi tính phức tạp của nó mà còn bởi nó liên quan chặt chẽ đến mặt nội dung của ngôn ngữ nói chung, của câu (phát ngôn) nói riêng. Nội dung quan trọng trong việc nghiên cứu hành động ở lời là việc xác định các điều kiện dùng hành động ở lời, việc phân loại, xác định các lớp hành động ở
  19. 10 lời và chỉ ra ranh giới giữa chúng. Đây là vấn đề phức tạp và không có sự thống nhất hoàn toàn giữa các nhà nghiên cứu. 1.1.1.2. Về điều kiện dùng các hành động ở lời J.L. Austin và John Searle (J. Searle) đã nói đến những điều kiện dùng các hành vi ở lời sau đây: - Điều kiện chung (general condition) đối với những người tham gia giao tiếp là họ phải hiểu ngôn ngữ đang sử dụng. - Điều kiện nội dung (content condition) quy định những điều cần thiết cho việc thực hiện hành động ngôn từ. Chẳng hạn, đối với hành động hứa thì nội dung đòi hỏi cái sự kiện tương lai sẽ là hành động của người nói (và thường là hành động tốt đẹp). - Điều kiện ban đầu (preparatory condition) quy định những gì liên quan đến sự cần thiết để hành động ngôn từ được thực hiện. Chẳng hạn, hành động mệnh lệnh thì đòi hỏi người nói phải ở vị thế cao hơn, có quyền để buộc người nghe thực hiện. - Điều kiện chân thực hay chân thành (sincerity condition) quy định người nói phải chân thành trong nội dung phát ngôn: Hứa thì phải thực sự có ý định thực hiện lời hứa, ra lệnh thì phải thực sự tin mình có quyền ra lệnh và người khác nghe sẽ chấp hành. - Điều kiện thiết yếu hay cơ bản (essential condition) quy định trách nhiệm và sự ràng buộc của người nói. Khi hứa hẹn bằng lời, người nói đã gắn mình vào trách nhiệm thực hiện lời hứa. Khi ra lệnh, trách nhiệm và sự ràng buộc lại gắn vào người nghe. (Dẫn theo [16, tr. 40-41]) 1.1.1.3. Sự phân loại hành động ở lời - các lớp cơ bản Trong nghiên cứu về hành động ở lời, việc phân loại hành động này (xác định các lớp, tiểu lớp trong nó với những tên gọi cụ thể) là vấn đề quan trọng nhưng cũng là vấn đề rất phức tạp và ý kiến của các nhà nghiên cứu thường không có sự thống nhất. J.L. Austin chia các hành động tại lời thành 5 lớp: 1.
  20. 11 Phán xét (gồm những hành động đánh giá về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cứ hoặc lí lẽ xác đáng, như: coi là, định giá trị, ước lượng, trù tính, lên án, hủy bỏ, định là, phân loại); 2. Hành xử (gồm những hành động thể hiện hoạt động quyền lực, luật lệ hay thế lực, như: chỉ định, miễn trừ, rút phép thông công, bổ nhiệm, ra lệnh, đặt tên, kết án, bầu cho, truyền lại, di chúc, biện hộ,...); 3. Cam kết (gồm những hành động ràng buộc người nói vào những trách nhiệm, nghĩa vụ nhất định, như: hứa hẹn, kí kết, giao kèo, thỏa thuận, giao ước, thề bồi, cá cược, tỏ lời,...); 4. Ứng xử (gồm những hành động phản ứng lại những cách xử sự của người khác, những hành động đáp ứng những sự kiện hữu quan có liên quan đến thân phận và thái độ của người khác, như: xin lỗi, cảm ơn, ca ngợi, chúc mừng, chia buồn, phê phán, chê trách, nguyền rủa, thách thức, ngờ vực,...); 5. Bày tỏ (gồm những hành động dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt các lập luận, giải thích từ ngữ, bảo đảm sự quy dẫn, như: khẳng định, phủ định, bác bỏ, trả lời, đưa ví dụ, giải thích, minh họa, báo cáo luận điểm,...). (Dẫn theo [12, tr. 23-24]) Nhận xét về cách phân loại của J. L. Austin, Nguyễn Đức Dân cho rằng "Sự phân loại trên đây, chính J. L. Austin cũng nhận thấy còn có những điều không thỏa đáng: có chỗ chồng chéo, có chỗ còn mơ hồ, không xác định được một cách rõ ràng." [12, tr. 24]. Không tán thành cách phân loại của J. L. Austin (vì cho rằng cách phân loại này dựa trên những tiêu chí chồng chéo nhau và không rõ ràng nên đã có những yếu tố không tương hợp được xếp trong một lớp, lại có những hành vi được xếp vào những lớp khác nhau), J. Searle "chủ trương phân loại các hành động ngôn ngữ dựa vào 3 tiêu chí cơ bản là: 1. Đích tại lời (mục đích của hành động); 2. Hướng của "sự ăn khớp" (mối quan hệ "ăn khớp" giữa “ngôn từ” với “hiện thực khách quan”); 3. Trạng thái tâm lí được biểu hiện (lòng tin vào nội dung mệnh đề nêu trong câu). Dựa trên 3 tiêu chí cơ bản này và một số phương diện bổ sung khác, J. Searle chia các hành động tại lời (hành vi tại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2