intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:29

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam "Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều" trình bày các nội dung chính sau: Làm rõ đặc điểm của hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều (ở các mặt: tính chất, cách biểu hiện, các tiểu loại, mối quan hệ với các loại câu/ phát ngôn phân loại theo mục đích nói), vai trò của các hành động ngôn ngữ đối với việc khắc họa tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác giả; qua đó, góp phần làm rõ thêm một số khía cạnh của lí thuyết về hành động ngôn ngữ, khẳng định giá trị to lớn của Truyện Kiều và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––––– DƯƠNG THỊ THÚY VINH HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 92 201 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÁI NGUYÊN - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Bùi Minh Toán 2. PGS.TS Nguyễn Văn Lộc Phản biện 1:……………………………………………… Phản biện 2:……………………………………………… Phản biện 3:……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại trường ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi ……....giờ… .ngày…...tháng…..……năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm số - Đại học Thái Nguyên - Thư viện Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khái niệm hành động ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ, hành động ngôn từ, hành động nói) là một trong những khái niệm quan trọng của ngữ dụng học. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ được đặt nền móng bởi nhà triết học người Anh J.L. Austin và sau đó, được phát triển, bổ sung bởi một số nhà nghiên cứu khác. Lí thuyết hành động ngôn ngữ (HĐNN) cho rằng nói năng cũng là một hành động và đó là hành động được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ. Quan niệm này thể hiện một cách nhìn mới mẻ và sâu sắc về ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ. Theo đánh giá của các nhà ngôn ngữ học, sự ra đời của lí thuyết HĐNN có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ điều chỉnh lại một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói (theo quan điểm và sự phân biệt của F. De Saussure) mà còn thật sự mở ra một hướng nghiên cứu mới trong ngôn ngữ học: nghiên cứu ngôn ngữ từ mặt nội dung (ý nghĩa) gắn với mục đích của người nói, với ngữ cảnh cụ thể. Ở Việt Nam, trong mấy chục năm lại đây, việc nghiên cứu HĐNN về mặt lí luận và thực tiễn đã được tiến hành trong nhiều công trình mà tiêu biểu là các công trình về ngữ dụng học của các tác giả Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp … Ngoài ra, việc nghiên cứu, trao đổi về hành động ngôn ngữ cũng được tiến hành ở một số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp; trong các hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế; qua các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và nhiều bài viết công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với vấn đề HĐNN cho thấy tầm quan trọng, ý nghĩa khoa học thực tiễn to lớn của vấn đề này. Trong các hướng nghiên cứu về HĐNN, hướng nghiên cứu về HĐNN trong tác phẩm văn chương gần đây được nhiều nhà khoa học trẻ quan tâm và bước đầu đã đem lại những kết quả có nghĩa khoa học, thực tiễn nhất định; đặc biệt là đối với thực tiễn dạy học ngữ văn, ngữ dụng học trong nhà trường. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu mà chúng tôi lựa chọn trong luận án này. 4
  4. Truyện Kiều là một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Với nội dung, nghệ thuật đặc sắc, tác phẩm này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu về Truyện Kiều không chỉ có số lượng rất lớn mà còn được tiến hành từ nhiều góc độ, bình diện khác nhau; qua đó, đã khẳng định những giá trị to lớn của tác phẩm này và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, ngoài một số luận văn có đề cập đến, ở mức độ nhất định, vấn đề HĐNN trong Truyện Kiều thì đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống và chuyên sâu về HĐNN trong tác phẩm này. Theo chúng tôi, việc nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về HĐNN trong Truyện Kiều thực sự cần thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Về lí luận, kết quả nghiên cứu đề tài này góp phần bổ sung, làm phong phú thêm một số khía cạnh lí thuyết về hành động ngôn ngữ (chẳng hạn, vấn đề ranh giới giữa các loại hành động ở lời, mối quan hệ giữa việc phân loại hành động ở lời với việc phân loại câu theo mục đích nói, vấn đề vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp, gián tiếp đối việc thể hiện đặc điểm, tính cách nhân vật và tư tưởng của tác giả xét trên cứ liệu tiếng Việt, đặc biệt là ở thể loại truyện thơ). Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ góp phần khẳng định, làm rõ thêm giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều và tài năng văn chương xuất chúng của Nguyễn Du mà còn cung cấp một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên cứu và dạy học Truyện Kiều nói riêng, về ngữ dụng học và ngữ văn nói chung. Với những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ đặc điểm của hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều (ở các mặt: tính chất, cách biểu hiện, các tiểu loại, mối quan hệ với các loại câu/ phát ngôn phân loại theo mục đích nói), vai trò của các hành động ngôn ngữ đối với việc khắc họa tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng của tác giả; qua đó, 5
  5. góp phần làm rõ thêm một số khía cạnh của lí thuyết về hành động ngôn ngữ, khẳng định giá trị to lớn của Truyện Kiều và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu của luận án như sau: - Xác định cơ sở lí luận của đề tài (qua việc làm rõ các khái niệm liên quan), tạo tiền đề để nhận diện, phân loại và miêu tả các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. - Thống kê và phân loại các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du theo những tiêu chí nhất định. - Miêu tả các nhóm hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du theo cách thể hiện (trực tiếp và gián tiếp) trong lời kể chuyện của tác giả và trong lời hội thoại của các nhân vật. - Phân tích vai trò của các hành động ngôn ngữ đối với việc khắc họa tính cách nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. - So sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân về cách thể hiện gián tiếp các hành động ngôn ngữ; từ đó, góp phần chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai văn bản, hai ngôn ngữ và hai nền văn hóa. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 4. Phạm vi nghiên cứu và khảo sát Phạm vi nghiên cứu của luận án các hành động ngôn ngữ ở lời (gồm hành động trực tiếp và gián tiếp) trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Những nhận định, đánh giá, nhận xét của luận án đều dựa trên những ngữ liệu thu được từ Truyện Kiều của Nguyễn Du (theo bản của Đào Duy Anh trong Từ điển Truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, 1974). Ngoài ra, để làm sáng tỏ những đóng góp, sáng tạo riêng của Nguyễn Du ở cách sử dụng hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều, luận án có so sánh với Kim Vân Kiều truyện của Thanh 6
  6. Tâm Tài Nhân (qua bản dịch của Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Khắc Hanh, do Nguyễn Đăng Na hiệu đính, Nxb ĐHSP, 2008). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Nội dung của phương pháp này là đặt diễn ngôn và các phát ngôn trong mối quan hệ với các yếu tố liên kết, mạch lạc, lập luận, trong tính chính thể diễn ngôn và trong ngữ cảnh sử dụng của chúng để xác định cấu trúc, hình thức thể hiện, mục đích phát ngôn gắn với hành động ngôn ngữ mà nó thực hiện. - Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được sử dụng để miêu tả hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du về các mặt: số lượng, các loại, tính chất, cách biểu hiện và vai trò đối với việc khắc hoạ tính cách nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. - Phương pháp liên ngành: Đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát của luận án liên quan đến tác phẩm truyện thơ, dựa trên bản gốc là truyện của Trung Quốc nên ngoài những tri thức ngôn ngữ học làm nền tảng, luận án có sử dụng một số tri thức và kĩ thuật liên ngành: văn học, văn hóa học và lịch sử. - Phương pháp đối chiếu: Phương pháp này chỉ được sử dụng ở mức hạn chế với tư cách là phương pháp thứ yếu (bổ trợ) để đối chiếu hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du với hành động ngôn ngữ trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. 5.2. Thủ pháp nghiên cứu Phù hợp với các phương pháp trên đây, luận án sử dụng các thủ pháp nghiên cứu sau: - Thủ pháp thống kê, phân loại: Thủ pháp này được sử dụng để thống kê, phân loại các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. 7
  7. - Thủ pháp hệ thống: Nội dung của thủ pháp này là xem xét các hành động ngôn ngữ trong mối quan hệ với nhau và với tác giả, với các chủ thể phát ngôn, với ngữ cảnh sử dụng. - Thủ pháp tổng hợp: Thủ pháp này được sử dụng để tổng hợp các ý kiến, các nội dung đã trình bày; từ đó, rút ra kết luận, nhận xét chung về các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. 5.3. Cách thức thu thập dữ liệu Trong quá trình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều, chúng tôi coi tác phẩm là một sản phẩm của quá trình giao tiếp. Khi chia các câu thơ thành các câu (phát ngôn) dựa vào hình thức ngữ pháp là các dấu câu, chúng tôi quy ước mỗi câu (phát ngôn) tương ứng với một hành động ngôn ngữ (các trường hợp đặc biệt sẽ được lí giải trong nội dung các chương). Sau đó, dựa vào dấu hiệu về hình thức ngữ pháp (các dấu câu), các vị từ ngôn hành, các điều kiện thích hợp để xây dựng giả thuyết ngôn hành, phân chia hành động thành các nhóm hành động ngôn ngữ. Cuối cùng, dựa vào mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng của hành động, dựa vào các yếu tố về nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn, tính lịch sự, ngữ cảnh để phân chia ra hành động trực tiếp và hành động gián tiếp. 6. Những đóng góp của luận án Về lí luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hoá, bổ sung và làm rõ thêm, phong phú thêm một số khía cạnh lí thuyết về HĐNN như: vấn đề phân loại các HĐNN ở lời, cách xác định chúng trong những phát ngôn; vấn đề xác định mối quan hệ giữa việc phân loại HĐNN với việc phân loại câu theo mục đích nói; vấn đề vai trò của HĐNN trực tiếp, gián tiếp đối với việc thể hiện, khắc họa tính cách nhân vật và thể hiện tư tưởng của tác giả. Ngoài ra, luận án cũng xác định được một số vấn đề về thơ, trong đó chú ý đến ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ tác giả làm cơ sở cho việc xác định các HĐNN trong thể loại truyện thơ và cách phân biệt HĐNN trong thơ với HĐNN trong văn xuôi. 8
  8. Luận án nghiên cứu một cách tổng thể về các hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều thông qua việc phân loại, xác lập, thống kê, phân tích và làm sáng tỏ các biểu thức ngôn ngữ, các từ ngữ được sử dụng trong mỗi HĐNN. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ mối quan hệ giữa việc nghiên cứu về HĐNN trong Truyện Kiều với giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Không chỉ vậy, luận án còn cung cấp thêm cách nhìn mới về giá trị của Truyện Kiều trên cơ sở đối chiếu cách thể hiện gián tiếp các HĐNN của 2 tác phẩm Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án là một trong những minh chứng rõ nét cho phong cách nghệ thuật bậc thầy, tài năng xuất chúng của Nguyễn Du, cho cái hay, cái đẹp của tiếng Việt. Như vậy, luận án góp phần làm nổi bật các giá trị về phương diện ngôn ngữ, văn học và văn hoá của Truyện Kiều. Đồng thời, cách thức nghiên cứu về HĐNN, về Truyện Kiều có thể ứng dụng vào phân tích tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau. Luận án có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ giảng dạy, nhà khoa học, nghiên cứu viên, sinh viên thuộc ngành Ngôn ngữ Việt Nam, Văn học Việt Nam, phương pháp dạy học tiếng Việt và văn học. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu, dạy học về Truyện Kiều nói riêng, về dạy học ngữ văn và ngữ dụng học nói chung trong chương trình giáo dục phổ thông. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, nội dung chính của luận án được triển khai thành ba chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí luận, thực tiễn; Chương 2. Hành động ngôn ngữ trực tiếp trong Truyện Kiều; Chương 3. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện Kiều Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN 9
  9. 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ở nước ngoài Các tác giả John Langshaw Austin, John Searle, George Yule, Recanaci trong các nghiên cứu của mình đã đưa ra quan điểm về lí thuyết về HĐNN, các loại HĐNN, điều kiện dùng các HĐNN, sự phân loại HĐNN, về sự phân biệt HĐNN trực tiếp và HĐNN gián tiếp, về các khái niệm: động từ trình bày, động từ ngữ vi, câu trình bày, câu ngữ vi. 1.1.2. Những nghiên cứu về hành động ngôn ngữ ở trong nước Ở Việt Nam, lí thuyết về hành động ngôn ngữ (hành động ngôn từ), đã được đề cập trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp, ngữ dụng học của các tác giả như: Cao Xuân Hạo, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp và một số tác giả khác. Vấn đề nghiên cứu về các HĐNN cụ thể, về ngôn ngữ và HĐNN trong Truyện Kiều được đề cập đến trong một số công trình, luận án, luận văn thạc sĩ. Mặc dù việc nghiên cứu về HĐNN đã đạt được những thành tựu rất quan trọng nhưng hiện nay, vẫn còn một số vấn đề chưa phải đã được giải quyết triệt để, thỏa đáng. Ở tầm nhìn còn hạn chế của mình và chỉ xét trong khuôn khổ những vấn đề có liên quan đến việc triển khai đề tài của luận án, chúng tôi thấy có một số vấn đề đặt ra: - Trước hết, đó là việc xác định số lượng HĐNN. Chẳng hạn, nên xác định 5 lớp như J. Searle hay nên tách lớp chi phối (điều khiển) của ông thành 2 tiểu lớp: hỏi và cầu khiến cho phù hợp với cách phân loại câu/phát ngôn theo mục đích nói? Có nên thừa nhận các lớp cam kết và tuyên bố ở J. Searle là những lớp riêng (và thể hiện chúng trong phân loại câu theo mục đích nói) không? - Thứ hai: Vấn đề mối quan hệ giữa cách phân loại HĐNN và việc phân loại câu theo mục đích nói trong ngữ pháp truyền thống. - Thứ ba: Vấn đề xác định, phân tích HĐNN trong những câu (phát ngôn) có tính trung gian (vừa thể hiện hành động trực tiếp, vừa thể hiện hành động gián tiếp). - Thứ tư: Sự khác nhau về phương tiện thể hiện HĐNN giữa văn bản văn xuôi và văn bản thơ. 10
  10. - Thứ năm: Vấn đề nghiên cứu HĐNN trong Truyện Kiều. Mặc dù vấn đề này đã được đề cập ở một số công trình nhưng chỉ với mức độ nhất định. Vì vậy, việc nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và sâu hơn về vấn đề này là cần thiết, có ý nghĩa. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học Luận án đã trình bày cơ sở ngôn ngữ học, gồm những khái niệm cơ bản trong lí thuyết về HĐNN, về mối quan hệ giữa việc phân loại HĐNN và việc phân loại câu theo mục đích nói, vấn đề vận dụng cách phân loại HĐNN vào việc phân loại câu theo mục đích nói, về các phương tiện (dấu hiệu ngôn hành) thể hiện HĐNN. 1.2.2. Cơ sở văn học Những vấn đề về đặc trưng thể loại thơ, ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và Truyện Kiều được xác định là cơ sở văn học của luận án, thể hiện cách tiếp cận liên ngành khi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về HĐNN trong tác phẩm văn chương. 1.3. Cơ sở thực tiễn Mục này xác định cơ sở thực tiễn của đề tài qua việc làm rõ một số vấn đề liên quan đến yếu tố văn hoá, lịch sử gắn với thời đại, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tác động đến nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều, vấn đề Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông làm chỗ dựa thực tiễn cho việc triển khai nghiên cứu về HĐNN trong Truyện Kiều. 1.4. Tiểu kết Chương 1 trình bày hai nội dung chính: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và Cơ sở lí luận, thực tiễn. Ở nội dung thứ nhất, luận án đã trình bày tóm tắt tình hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước về lí thuyết HĐNN, các HĐNN cụ thể và HĐNN trong Truyện Kiều. Những kết quả nổi bật mà các công trình này đạt được là đã xác lập được hệ thống khái niệm và giải quyết được những vấn đề cơ bản của lí thuyết về HĐNN, làm rõ đặc điểm của một số HĐNN cụ thể trên cứ liệu tiếng Việt. Qua tổng thuật tình hình nghiên cứu về HĐNN, luận án cũng 11
  11. chỉ ra những vấn đề tồn tại cần tiếp tục xem xét giải quyết hoặc nghiên cứu sâu hơn. Ở nội dung thứ hai, luận án đã xác lập cơ sở lí luận, thực tiễn của đề tài qua việc làm rõ các khái niệm cơ bản trong lí thuyết về HĐNN, đồng thời, cũng xác định làm rõ các khái niệm trong lí luận văn học liên quan đến đề tài luận án, giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và Truyện Kiều, các yếu tố văn hoá, lịch sử tác động đến nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều và giới thiệu về Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn THCS, THPT. Những kết quả đạt được trong Chương 1 tạo cơ sở cần thiết cho việc triển khai nghiên cứu về HĐNN trong Truyện Kiều ở Chương 2 và Chương 3. Chương 2 HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRỰC TIẾP TRONG TRUYỆN KIỀU 2.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ trực tiếp trong Truyện Kiều Căn cứ vào dấu câu của văn bản Truyện Kiều trong [1], có thể chia 3254 câu thơ Truyện Kiều thành 1713 hành động (HĐ). 2.2. Các nhóm hành động ngôn ngữ trực tiếp trong Truyện Kiều 2.2.1. Nhóm hành động trình bày - Số lượng: Hành động trình bày (biểu hiện/ xác tín) trong Truyện Kiều có 754 HĐ kể tả, nhận định, dự báo, đánh giá của tác giả và của nhân vật. - Đặc điểm nội dung và hình thức: + Nội dung trình bày: Kể về những tình tiết, sự kiện liên quan đến nhân vật; Khẳng định hoặc phủ định về những điều “mắt thấy tai nghe” hoặc những điều rút ra từ cuộc sống, mang tính quy luật; Tả cảnh, miêu tả tình cảm, thái độ, ... của các nhân vật. + Hình thức thể hiện: Tác giả dùng những phát ngôn trình bày, có dấu chấm cuối câu hoặc dấu hai chấm để thể hiện lời dẫn truyện, báo hiệu đoạn thoại, kể lại tình tiết, diễn biến cốt truyện; Trong cách diễn đạt khẳng định hay phủ định, tác giả không dùng lối nói trực tiếp 12
  12. mà dùng cách nói vòng để giảm đi tính chủ quan, tăng tính khách quan trong miêu tả, đánh giá. - Các hành động cụ thể: + Nhóm hành động trình bày trong lời tác giả: HĐ trình bày chiếm số lượng lớn trong lời tác giả, với tư cách là người dẫn truyện, tác giả đã kể, tả lại câu chuyện khách quan nhất. Trong 754 HĐ thì có đến 692 HĐ là của tác giả, dùng để kể chuyện, tả cảnh, miêu tả nhân vật, nêu các dự báo, nhận định, đánh giá. + Nhóm hành động trình bày trong lời nhân vật: Hành động trình bày được dùng để miêu tả, kể, thông báo,… Trong 754 HĐ trình bày, hành động trực tiếp trong lời nhân vật chiếm số lượng ít (62 HĐ), chủ yếu là lời của nhân vật Thuý Kiều. Hành động trình bày trong suy nghĩ của nhân vật có tất cả 51 HĐ, trong đó nhiều nhất là HĐ trình bày trong lời nói của Thúy Kiều: 31 HĐ, Mã giám sinh có 9 HĐ, còn lại các nhân vật khác chỉ có từ 1 - 2 HĐ. 2.2.2. Nhóm hành động điều khiển - Số lượng: + Hành động cầu khiến: Nếu chia theo hình thức thể hiện, trong Truyện Kiều có 87 HĐ cầu khiến được dùng trực tiếp. Trong đó, có 29 HĐ có sử dụng các phụ từ tình thái, 14 HĐ có động từ cầu khiến và 44 HĐ cầu khiến nguyên cấp. Trong Truyện Kiều, chúng tôi thấy tác giả sử dụng các động từ ở cả 3 nhóm HĐ cầu khiến, với 87 hành động. Cụ thể: Nhóm hành động thiên lí trí (ra lệnh, cấm đoán, sai bảo, …) có 33 HĐ; Nhóm hành động thiên tình cảm (thỉnh cầu, nhờ vả, xin phép, nài, mời, …) có 38 HĐ; Nhóm hành động trung hoà (khuyên răn, nhắc nhở,…) có 16 HĐ. + Hành động hỏi: Trong Truyện Kiều có 158 HĐ có dấu chấm hỏi (?) ở cuối câu. Trong đó chỉ có 29 HĐ hỏi thực hiện HĐ hỏi trực tiếp, tương ứng với 2 HĐ trong lời tác giả (6,9%), 27 HĐ trong lời nhân vật (93,1%). - Đặc điểm nội dung và hình thức: 13
  13. + Nội dung cầu khiến có thể hiểu là được trải đều từ mức thấp như: van xin, nài nỉ,… đến ra lệnh, yêu cầu. Trong Truyện Kiều, các cung bậc của HĐ cầu khiến cũng được xác định tương ứng. Còn nội dung của các HĐ hỏi thực hiện điều kiện chân thành thì nêu ra điều chưa biết, cần được giải đáp. Các hành động hỏi có thể chỉ yêu cầu người nghe trả lời có hoặc không để xác thực thông tin hoặc yêu cầu cung cấp thông tin về chủ thể (Ai), đối tượng (tay nào, ở đâu), phương hướng, nơi chốn (nào, đâu), số lượng (bao nhiêu). Nhiều nhất là hành động hỏi lý do, nguyên nhân hoặc căn nguyên vấn đề (sao, chi, cớ chi, …). + Hình thức thể hiện: Trong Truyện Kiều có dùng các phụ từ “hãy”, “đừng”, “chớ”, các động từ tình thái “cần”, “nên”, “phải” đặt trước các động từ ngữ vi biểu hiện nội dung điều khiển. Các hành động cầu khiến có dùng các phụ từ, động từ tình thái là 29/87, chiếm 33,3%. Hành động cầu khiến chứa vị từ ngôn hành: Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ sử dụng 3 vị từ ngôn hành: “xin”, “nhờ”, “cậy”, với 14/87 HĐ, chiếm 16,09% (trong đó có 12 hành động “xin”, 1 hành động “nhờ”, 1 hành động “cậy”). Về hình thức hỏi, các hành động hỏi sử dụng các từ để hỏi như: ai, gì, chi, nào, đâu, chăng, sao, có không, hay không, hay là, chưa… - Các hành động cụ thể: + Hành động cầu khiến: 3 nhóm HĐ cầu khiến được trình bày và có phân tích các HĐ theo lời tác giả, lời nhân vật để làm rõ thêm những đặc trưng của HĐ cầu khiến trực tiếp. 1) Nhóm hành động cầu khiến thiên lý trí Ở nhóm này có 38 hành động, tác giả sử dụng cả HĐ có động từ ngôn hành và cả những HĐ nguyên cấp, cụ thể: Hành động ra lệnh: 4; Hành động yêu cầu: 7; Hành động giao việc: 4; Hành động ép buộc: 1; Hành động đe dọa: 4; Hành động đề nghị: 8; Hành động cho phép: 5. 2) Nhóm hành động cầu khiến thiên tình cảm 14
  14. Ở nhóm này có 38 hành động, tác giả sử dụng cả HĐ có động từ ngôn hành và cả những HĐ nguyên cấp, cụ thể: Hành động van, xin: 17 HĐ (11 HĐ có động từ “xin”, trong đó có 9 HĐ của Thuý Kiều, 2 HĐ của Kim Trọng; 6 HĐ nguyên cấp, trong đó có 3 HĐ của Thuý Kiều, 3 HĐ của Tú Bà); Hành động nhờ, cậy, thỉnh cầu: 11 HĐ (trong đó có 3 hành động nguyên cấp của Thuý Kiều); Hành động nài (năn nỉ): 3; Hành động dỗ: 2; Hành động mời: 5 HĐ nguyên cấp. 3) Nhóm hành động cầu khiến trung hòa * Hành động cầu khiến trung hòa trong lời tác giả: Trong lời tác giả, chỉ có 3 hành động cầu khiến trung hòa và đều là hành động khuyên nhủ. * Hành động cầu khiến trung hòa ở lời các nhân vật: Ở nhóm này, trong lời nhân vật có 13 hành động, không có những động từ được sử dụng trong phát ngôn tường minh mà chỉ được sử dụng ở phát ngôn nguyên cấp. + Hành động hỏi: Hành động hỏi trực tiếp trong lời tác giả và các nhân vật không nhiều (29 HĐ). Người dẫn truyện và mỗi nhân vật chỉ có 1 - 2 hành động hỏi, nhiều nhất là Kim Trọng với 7 HĐ. 2.2.3. Nhóm hành động biểu cảm - Số lượng: Theo thống kê, trong Truyện Kiều có 191 HĐ có dấu chấm than (!) cuối câu, trong đó có 60 HĐ biểu cảm dùng để thể hiện một cách trực tiếp và rõ ràng các trạng thái tình cảm, cảm xúc của nhân vật và của tác giả. - Đặc điểm nội dung và hình thức: Hành động biểu cảm được dùng trực tiếp có tác dụng bộc lộ rõ rệt cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật hoặc của tác giả trước những vấn đề, những sự việc xảy ra với mình. Đó là những cảm xúc chân thật và mang tính chủ quan rất rõ nét. - Các hành động cụ thể: Hành động biểu cảm ở lời kể chuyện thường bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của tác giả đối với nhân vật hoặc với các sự kiện diễn ra trong tác phẩm. Đó là sự thương cảm, xót xa với nhân vật, sự phẫn nộ, lên án, có khi là sự chế giễu, mỉa mai, ghê tởm với những thế lực đen tối, những nhân vật phản diện trong tác phẩm. 15
  15. 2.2.4. Nhóm hành động cam kết - Số lượng: Trong 21 phát ngôn thực hiện hành động cam kết, có 9 hành động hứa (4 HĐ có động từ “hứa”, 5 HĐ nguyên cấp), 9 hành động thề (1 HĐ có động từ “thề”, 8 HĐ nguyên cấp) và 3 hành động hẹn nguyên cấp. - Đặc điểm nội dung và hình thức: Cam kết là “Chính thức cam đoan làm đúng những điều đã hứa”. [Từ điển tiếng Việt, tr. 118]. Trong Truyện Kiều, các HĐ cam kết thể hiện nội dung hứa, thề, hẹn ước. Về hình thức, chỉ có 5 HĐ có động từ ngôn hành (hứa/ thề). Còn lại, các HĐ nguyên cấp được xác định dựa vào các điều kiện ở lời. - Các hành động cụ thể (Hành động hứa, thề, hẹn): Trong 9 hành động hứa, có 4 hành động trực tiếp có dùng từ xin (3 HĐ), dùng từ phải, hãy (2 HĐ); Trong 9 hành động thề, chỉ có 1 hành động thề, có dùng động từ ngữ vi “thề” và 8 hành động thề nguyên cấp; Trong Truyện Kiều chỉ có 3 hành động hẹn. 2.2.5. Nhóm hành động tuyên bố - Số lượng: Trong Truyện Kiều, không có động từ “tuyên bố” được sử dụng, có 6 HĐ nguyên cấp. Một số trường hợp, tác giả và nhân vật có thể thông báo điều gì đó mang tính chất quan trọng. - Đặc điểm nội dung và hình thức: Nhóm hành động tuyên bố có số lượng ít trong Truyện Kiều, chủ yếu đặt vào lời một số nhân vật có quyền uy hoặc ghê gớm. - Các hành động cụ thể: Hành động tuyên bố có 6 HĐ. 2.3. Vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp 2.3.1. Vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp trong việc thể hiện thái độ của tác giả Tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm, cảm xúc với các nhân vật chính diện và thể hiện sự căm ghét đối với các nhân vật phản diện. Ngoài ra, các hành động ngôn ngữ trực tiếp còn thể hiện thái độ của tác giả đối với sự bất công của xã hội. 2.3.2. Vai trò của hành động ngôn ngữ trực tiếp trong xây dựng hình tượng nhân vật 16
  16. Các HĐNN trực tiếp với dấu hiệu hình thức là từ ngữ cảm thán, những câu thơ sử dụng thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ, điển tích, điển cố và biện pháp đảo ngữ để nhấn mạnh nội dung cần cảm thán, qua đó bộc lộ, thể hiện tính cách, thái độ, cảm xúc của các nhân vật, trong đó nhân vật phản diện như Mã Giám sinh, Tú Bà và Sở Khanh, … có sự thể hiện rất riêng, rất đặc sắc, không ai giống ai. 2.4. Tiểu kết Ở chương 2, chúng tôi đã tìm hiểu HĐNN trực tiếp trong Truyện Kiều. Trong quá trình khảo sát, căn cứ vào cơ sở lí luận, có thể chia 3254 câu thơ trong Truyện Kiều thành 1713 HĐ, tương ứng với 5 nhóm HĐNN là nhóm HĐ trình bày, nhóm HĐ điều khiển, nhóm HĐ biểu cảm, nhóm HĐ cam kết và nhóm HĐ tuyên bố. Với từng nhóm HĐNN, chúng tôi xác định về số lượng, đặc điểm nội dung và hình thức, các hành động cụ thể và phân tích ví dụ cụ thể. Trong quá trình tìm hiểu các nhóm HĐNN trực tiếp, có thể thấy, HĐNN trực tiếp trong lời tác giả và nhân vật đều có màu sắc riêng và tác giả đã sử dụng HĐNN trực tiếp để bộc lộ rõ vai trò của người dẫn truyện, thái độ và tính cách của nhân vật, nhất là những nhân vật phản diện. Trong đó, các HĐ trình bày và HĐ biểu cảm được khai thác sử dụng hiệu quả nhất. Chương 3 HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ GIÁN TIẾP TRONG TRUYỆN KIỀU 3.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ gián tiếp trong Truyện Kiều 3.1.1. Phân loại hành động ngôn ngữ gián tiếp theo hình thức ngữ pháp Căn cứ vào dấu hiệu hình thức của câu, có thể chia 3254 câu thơ Truyện Kiều thành 1713 HĐ, trong đó có 705 HĐ được dùng gián tiếp (GT), chiếm khoảng 41,15%. 3.1.2. Phân loại hành động ngôn ngữ gián tiếp theo chủ thể phát ngôn 17
  17. Xét theo chủ thể HĐ, tác giả và một số nhân vật có số lượng HĐ được dùng gián tiếp nhiều: tác giả có 141 HĐ, Thuý Kiều có 280 HĐ, Kim Trọng có 65 HĐ, Thúc Sinh có 37 HĐ, Hoạn Thư có 30 HĐ,… được thực hiện gián tiếp. 3.2. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời của tác giả 3.2.1. Khái quát về hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời tác giả Trong tác phẩm, Nguyễn Du chủ yếu sử dụng HĐ hỏi và trình bày để gián tiếp bộc lộ thái độ, tâm trạng của mình, còn không dùng HĐ cầu khiến và HĐ cảm thán để gián tiếp thực hiện các HĐNN khác. 3.2.2. Hành động ngôn ngữ gián tiếp qua hành động trình bày Nguyễn Du chỉ sử dụng HĐ trình bày và điều khiển để gián tiếp bộc lộ thái độ, tâm trạng của mình mà không dùng HĐ cảm thán, HĐ cam kết và tuyên bố để gián tiếp thực hiện các HĐNN khác. Tác giả sử dụng 46/141 HĐ trình bày để thể hiện gián tiếp các HĐNN. Khi sử dụng, các HĐ trình bày chủ yếu hướng đến đích biểu cảm và điều khiển. 3.2.2.1. Hành động trình bày gián tiếp thể hiện hành động biểu cảm a. HĐ trình bày gián tiếp thể hiện sự đau đớn, xót xa trước số phận bi thảm của con người lương thiện trong xã hội sự bất công, tàn ác: Đau đớn, xót xa khi phải chứng kiến cuộc đời đen bạc và số phận chìm nổi, bi thảm của con người, trước sự bất hạnh của con người tài sắc. b. HĐ trình bày thể hiện sự ca ngợi: Cung bậc cảm xúc này chiếm số lượng không lớn trong HĐ trình bày, chỉ với 2 HĐ nhưng đã phần nào diễn tả được thái độ tình cảm của nhà thơ. 3.2.2.2. Hành động trình bày gián tiếp thể hiện hành động điều khiển Số lượng HĐ trình bày thể hiện HĐ điều khiển không nhiều. Đó có thể là lời khuyên bảo nhẹ nhàng hoặc là lời nhắc nhở của tác giả dành cho người đọc. 3.2.3. Hành động ngôn ngữ gián tiếp qua hành động hỏi - Hỏi để phủ định: Theo như thống kê của luận án, HĐ hỏi để phủ định có 27 hành động trong đó có một số phương tiện từ ngữ được dùng nhiều nhằm mục đích phủ định như: đâu, biết, ai mà, bao giờ, không, hay không, hay gì,… 18
  18. - Hỏi để khẳng định: Trong 19 HĐ hỏi để khẳng định, tác giả dùng những từ để hỏi nhằm mục đích khẳng định như: nào, bao giờ, dám, hay sao, chẳng,… - Hỏi để bộc lộ cảm xúc: Trong 12 HĐ hỏi của tác giả để bộc lộ cảm xúc có nhiều cung bậc như than - trách, mỉa mai, đay nghiến, vui mừng, phấn khởi,… - Hỏi để thể hiện sự băn khoăn - phỏng đoán: Tuy chỉ sử dụng 13 HĐ hỏi để thể hiện sự băn khoăn - phỏng đoán nhưng tác giả đã bộc lộ được sự chia sẻ của bản thân khi nhân vật của mình lo lắng, hoang mang trước những biến cố của cuộc đời. 3.3. Hành động ngôn ngữ gián tiếp trong lời của nhân vật 3.3.1. Hành động gián tiếp qua hành động trình bày - HĐ trình bày thể hiện HĐ biểu cảm: HĐ biểu cảm qua HĐ trình bày chiếm số lượng lớn nhất với 194 HĐ trong tổng 340 HĐ trình bày được sử dụng với mục đích gián tiếp tương ứng với 57%. - HĐ trình bày thể hiện HĐ cầu khiến: Sau HĐ biểu cảm, HĐ cầu khiến có số lượng tương đối lớn gồm 117/ 340 HĐ, tương ứng với 34,41%. HĐ biểu cảm được thực hiện thông qua HĐ trình bày bao gồm: khuyên, hứa hẹn, thề nguyền, đe dọa, ra lệnh, nhờ vả… - HĐ trình bày thể hiện HĐ hỏi: Hành động hỏi được thực hiện thông qua HĐ trình bày được sử dụng không nhiều (3 HĐ) nhưng nó cũng góp phần tạo nên giá trị của Truyện Kiều. 3.3.2. Hành động gián tiếp qua hành động hỏi 3.3.2.1. Hành động gián tiếp qua hành động hỏi có dấu hỏi cuối câu Căn cứ vào văn bản bằng chữ quốc ngữ của Đào Duy Anh, trong 1713 HĐ của Truyện Kiều có 159 HĐ hỏi sử dụng dấu hỏi ở cuối câu. Theo kết quả khảo sát, trong 159 HĐ chỉ có 28 HĐ dùng để hỏi. Hay nói cách khác, chỉ có 28 HĐ hỏi thực hiện hành động hỏi trực tiếp (đó là những HĐ hỏi chính danh, chân thực) còn 131 HĐ hỏi thực hiện các HĐNN GT. HĐ hỏi để biểu thị các HĐNN GT chủ yếu là của một số nhân vật chính diện như Thuý Kiều (56 HĐ), Kim Trọng (18 HĐ), Từ Hải 19
  19. (5 HĐ), Thúc Sinh (7 HĐ). Trong khi đó, một số nhân vật phản diện chỉ có từ 1 đến 2 HĐ, cá biệt có Sở Khanh là 4 HĐ. 3.3.2.2. Hành động gián tiếp qua hành động hỏi không có dấu hỏi cuối câu Chúng tôi thống kê được 189 HĐ hỏi chỉ có từ để hỏi mà không có dấu hỏi ở cuối câu. Việc không dùng dấu hỏi ở cuối câu (mà dùng dấu chấm hay chấm than) là một bằng chứng ở mức độ rõ rệt cho thấy tác giả Đào Duy Anh khi phiên chuyển Truyện Kiều (chữ Nôm) sang chữ Quốc ngữ cảm nhận rằng đó không phải là hành động hỏi mà thực chất thực hiện các hành động ngôn ngữ khác (nhất là hành động bộc lộ). a. Hỏi để phủ định: Theo như thống kê, HĐ hỏi để phủ định có 54 trường hợp trong đó có một số phương tiện hỏi dùng với tần số cao nhằm mục đích phủ định như: biết, ai mà, bao giờ, không, hay không, hay gì,… b. Hỏi để khẳng định: Trong 44 HĐ hỏi để khẳng định, người nói dùng những từ để hỏi nhằm mục đích khẳng định như: có không xuất hiện 30 lần hay một số từ khác: bao giờ, dám, hay sao, chẳng, … c. Hỏi để cầu khiến: Theo khảo sát thì HĐ hỏi để cầu khiến gồm 13 HĐ, chủ yếu nhằm đạt mục đích khuyên bảo, thuyết phục, yêu cầu. d. Hỏi để bộc lộ cảm xúc: Trong 52 HĐ hỏi nhằm mục đích biểu cảm, người nói sử dụng những từ để hỏi chủ yếu sau để biểu cảm: từ chi, sao, nào, còn gì,…Cụ thể, có HĐ hỏi để than - trách, để mỉa mai, đay nghiến, thể hiện sự lo lắng, sợ hãi, để khen ngợi, để phỏng đoán, ngờ vực. HĐ hỏi nhằm mục đích phỏng đoán - ngờ vực gồm 26 HĐ. Một số từ để hỏi nhằm mục đích này như: có đâu, có nên, mà hay, ví chăng, làm sao, có chăng, chăng là,… 3.3.3. Hành động gián tiếp qua hành động cầu khiến HĐ cầu khiến trong tác phẩm không nhiều, trong đó chỉ có 5 HĐ được dùng gián tiếp nhằm mục đích thể hiện HĐ biểu cảm. 3.3.4. Hành động gián tiếp qua hành động biểu cảm Trong 102 HĐ biểu cảm thì có 40 HĐ biểu cảm được dùng để 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2