intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:200

36
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học "Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm" trình bày các nội dung chính sau: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt; Hành động trách của giáo viên ở môi trường sư phạm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THU HẠNH HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÁCH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VIỆC SỬ DỤNG CỦA GIÁO VIÊN Ở MÔI TRƢỜNG SƢ PHẠM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THU HẠNH HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÁCH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VIỆC SỬ DỤNG CỦA GIÁO VIÊN Ở MÔI TRƢỜNG SƢ PHẠM Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. Đỗ Việt Hùng HÀ NỘI - 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi sau những nỗ lực học tập và triển khai đề tài nghiên cứu. Các số liệu đƣa ra trong luận án là trung thực, các trích dẫn dùng trong luận án đều có nguồn trích dẫn rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án đƣợc rút ra trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì công trình của tác giả nào khác. Nếu có gì khuất tất tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Thu Hạnh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đỗ Việt Hùng đã trực tiếp hƣớng dẫn luận án cho tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cấp lãnh đạo, Ban chủ nhiệm và các giảng viên bộ môn Ngôn ngữ của Khoa Ngữ văn, Phòng Sau đại học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Qua đây, con xin chân thành cảm ơn bố mẹ, các em, gia đình, cảm ơn các bạn bè đã luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ con/tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2022 Tác giả luận án Nguyễn Thu Hạnh
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU TRONG LUẬN ÁN Kí hiệu Ý nghĩa/từ tƣơng ứng BTNH : Biểu thức ngôn hành FTAs : Các hành vi đe dọa thể diện (Face threatening acts) FSAs: Các hành vi giữ gìn thể diện (Face saving acts) FFAs: Các hành vi tôn vinh thể diện (Face flattering acts) D: Khoảng cách (Distance) mức độ thân cận giữa ngƣời nói và ngƣời nghe. H: Ngƣời nghe (Hearer) HS : Học sinh IFIDs : Các dấu hiệu chỉ dẫn hiệu lực ở lời (illocutionary force indicating divices) GV : Giáo viên NV: Nhân vật trong sáng tác NDHH: Ngƣời dùng hội thoại hàng ngày NDMĐ : Nội dung mệnh đề O: Ngƣời khác (Other) P: Uy quyền (Power) giữa ngƣời nói và ngƣời nghe R: Mức độ áp đặt (ranking of imposition) của các hành vi đe dọa thể diện. S: Ngƣời nói (Speaker) V: Động từ (Verb) W: Mức độ (weighting) đe dọa thể diện của một hành động ngôn ngữ Phần lời nói lƣợc bỏ vì nội dung hoặc quá dài mà không cần […] thiết hoặc không liên quan tới nội dung lời nói. (_) Lƣợt lời im lặng
  6. iv (abc) Biểu thị phần đƣợc đề cập trong lời nói đƣợc nhấn mạnh hơn so với các từ xung quanh, hoặc biểu thị nội dung nhấn mạnh - Biểu thị các thông tin ngữ cảnh đƣợc ghi thêm vào giải thích rõ cho tình huống trong các ví dụ. (abc) - Biểu thị tên hành động ngôn ngữ đang đƣợc nói đến. Ví dụ: Phê bình nhóm bạn, đấy góc bạn T nói chuyện đấy (phê bình) Biểu thị một hành động ngôn ngữ trực tiếp nhằm tới hiệu lực (abc→xyz) của hành động gián tiếp. Ví dụ: Viết đề cƣơng nhƣ thế này á? Có thật cô chữa cho con thế này không, hả? (hỏi→trách mắng)
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU TRONG LUẬN ÁN ......................... iii DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN ................................................. viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 5 5. Đóng góp khoa học của luận án ............................................................................... 6 6. Điểm mới của luận án .............................................................................................. 7 7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................. 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN..... 9 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu về lí thuyết hành động ngôn ngữ ......................................... 9 1.1.2. Những nghiên cứu mang tính ứng dụng về các hành động ngôn ngữ ............. 12 1.1.3. Những nghiên cứu về hành động trách, các hành động cùng nhóm với trách và các hành động ngôn ngữ của GV ở trƣờng phổ thông ............................................... 17 1.2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT ........................................................................................... 27 1.2.1. Lí thuyết về hành động ngôn ngữ .................................................................... 27 1.2.2. Lí thuyết về lịch sự ........................................................................................... 43 Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................... 61 CHƢƠNG 2. HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ TRÁCH TRONG TIẾNG VIỆT ....... 63 2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀNH ĐỘNG TRÁCH...................... 63 2.1.1. Quan điểm của luận án về hành động trách ..................................................... 63 2.1.2. Điều kiện sử dụng hành động trách.................................................................. 79 2.2. BIỂU THỨC NGÔN HÀNH CỦA HÀNH ĐỘNG TRÁCH ............................. 80 2.2.1. Biểu thức ngôn hành trách tƣờng minh ............................................................ 80 2.2.2. Biểu thức ngôn hành trách nguyên cấp ............................................................ 86 2.2.3. Bộ tiêu chí nhận diện hành động trách ............................................................. 88
  8. vi 2.3. HÀNH ĐỘNG TRÁCH GIÁN TIẾP.................................................................. 91 2.3.1. Hành động trách gián tiếp đƣợc thực hiện thông qua các hành động ngôn ngữ nhóm điều khiển ......................................................................................................... 95 2.3.2. Hành động trách gián tiếp đƣợc thực hiện thông qua các hành động ngôn ngữ nhóm biểu cảm ........................................................................................................... 97 2.3.3. Hành động trách gián tiếp đƣợc thực hiện thông qua các hành động ngôn ngữ nhóm tái hiện ............................................................................................................ 100 2.4. PHÁT NGÔN TRÁCH VÀ CÁC THÀNH PHẦN MỞ RỘNG ...................... 102 2.4.1. Phát ngôn trách có thành phần mở rộng là các yếu tố hô gọi ........................ 103 2.4.2. Phát ngôn trách có thành phần mở rộng là các yếu tố cảm thán .......................... 104 2.4.3. Phát ngôn trách với một số thành phần mở rộng thuộc phép lịch sự ............. 104 2.4.4. Phát ngôn có hành động trách đi kèm với một số hành động ngôn ngữ khác .. 108 Tiểu kết chƣơng 2..................................................................................................... 109 CHƢƠNG 3. HÀNH ĐỘNG TRÁCH CỦA GIÁO VIÊN Ở MÔI TRƢỜNG SƢ PHẠM .............................................................................................................. 112 3.1. THỰC TRẠNG MẮC LỖI CỦA HỌC SINH VÀ NGÔN NGỮ PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN VỚI LỖI CỦA HỌC SINH ....................................................... 112 3.1.1. Thực trạng mắc lỗi của học sinh .................................................................... 112 3.1.2. Bức tranh chung về các hành động ngôn ngữ của giáo viên trong những tình huống HS mắc lỗi ..................................................................................................... 114 3.2. HÀNH ĐỘNG TRÁCH CỦA GIÁO VIÊN TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG HỌC SINH MẮC LỖI ............................................................................................. 122 3.2.1. Hành động trách của giáo viên trong tƣơng quan với hành động trách của nhóm nhân vật và ngƣời dùng hội thoại hằng ngày ................................................. 122 3.2.2. Hành động trách trực tiếp của giáo viên ........................................................ 131 3.2.3. Hành động trách gián tiếp của giáo viên ........................................................ 141 3.3. VẤN ĐỀ LỊCH SỰ TRONG PHÁT NGÔN TRÁCH CỦA GIÁO VIÊN....... 147 3.3.1. Từ xƣng hô ..................................................................................................... 148 3.3.2. Từ và cụm từ cảm thán ................................................................................... 150 3.3.3. Các tiểu từ tình thái ........................................................................................ 151 3.3.4. Các từ phỏng đoán ......................................................................................... 153
  9. vii 3.3.5. Một số biểu hiện lịch sự và bất lịch sự khác .................................................. 153 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT CỦA LUẬN ÁN ................................. 159 3.4.1. Giải pháp về việc sử dụng hành động trách ................................................... 159 3.4.2. Giải pháp về nghiệp vụ sƣ phạm .................................................................... 164 3.4.3. Đề xuất của luận án ........................................................................................ 166 Tiểu kết chƣơng 3..................................................................................................... 169 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 172 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ......................... 175 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 176 PHỤ LỤC
  10. viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN Bảng 1.1. Bảng phân loại các hành động ngôn ngữ của Austin, Searle, Bach và Harnish ........................................................................................................ 35 Bảng 1.2. Các phương châm cấu thành GSP của Leech ........................................... 49 Bảng 2.1. So sánh sự khác biệt giữa hành động trách với các hành động chê, mắng, phê bình .......................................................................................... 77 Bảng 2.2. Thống kê các nhóm hành động ngôn ngữ được dùng để tạo hành động trách gián tiếp ........................................................................................... 95 Bảng 3.1. Các hành động ngôn ngữ giáo viên sử dụng trong các tình huống học sinh mắc lỗi ...................................................................................... 115 Bảng 3.2. So sánh tần suất sử dụng một số FTAs với FSAs và FFAs của giáo viên ... 117 Bảng 3.3. Thống kê hành động trách của ba nhóm người dùng ............................. 123 Bảng 3.4: Thống kê số liệu so sánh giữa các hành động ngôn ngữ được sử dụng để tạo hành động trách gián tiếp của ba nhóm người dùng ................... 124 Bảng 3.5. Thống kê các hành động ngôn ngữ giáo viên dùng để thực hiện hành động trách gián tiếp ....................................................................... 142 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ các nhóm lỗi của học sinh ...................................................... 113
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu các hành động ngôn ngữ là một hƣớng nghiên cứu ứng dụng lí thuyết ngữ dụng. Ở Việt Nam, việc vận dụng lí thuyết ngữ dụng vào nghiên cứu các hành động ngôn ngữ tiếng Việt khá phổ biến và đã có những đóng góp nhất định trong việc phác họa bức tranh chung về các hành động ngôn ngữ tiếng Việt. Những nghiên cứu ấy một mặt cung cấp tri thức về dụng học Việt ngữ, mặt khác lại định hình các đặc trƣng về văn hóa, về giao tiếp và phong cách của ngƣời Việt nói chung. Những nghiên cứu theo hƣớng này không chỉ cần thiết mà còn có ý nghĩa kiểm nghiệm, khắc sâu hơn lí thuyết ngữ dụng. 1. Lẽ thƣờng khi một ngƣời mắc lỗi thì ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ hoặc ràng buộc liên quan sẽ có thể dùng một trong các hành động ngôn ngữ nhƣ: chê, trách, mắng, phê bình, phê phán, nhắc nhở, phân tích, giảng giải, khuyên, góp ý,… để phản ứng đối với lỗi của ngƣời cùng giao tiếp, tùy theo mức độ nặng, nhẹ của lỗi. Trƣớc các tình huống mắc lỗi của ngƣời liên quan đến mình, ngƣời nói (S) có hai xu hƣớng sử dụng hành động ngôn ngữ trái ngƣợc nhau: tích cực thì sử dụng các hành động ngôn ngữ giữ gìn thể diện thể diện cho đối phƣơng nhƣ: phân tích, giảng giải, khuyên, góp ý,…, còn tiêu cực thì sử dụng các hành động ngôn ngữ đe dọa thể diện nhƣ: chê, trách, mắng, phê bình, phê phán,… Trên thực tế, không nhiều ngƣời có thể bình tĩnh ngồi lại phân tích, giảng giải, khuyên nhủ mà thƣờng bật ra tức thì những hành động đe dọa thể diện, nhẹ thì nhắc nhở, trách cứ, nặng hơn thì mắng, trách mắng, chê bai, phê phán,… Trong số những hành động ngôn ngữ có sắc thái tiêu cực nhằm vào lỗi của ngƣời khác thì một lời trách khi đƣợc sử dụng hợp lí có thể đem tới cảm giác nhẹ nhàng, bớt đi mức độ đe dọa thể diện đối với ngƣời cùng tham gia giao tiếp so với các hành động chê bai, mắng, phê bình, phê phán,… 2. Hành động trách là một hành động có bản chất đe dọa thể diện của ngƣời cùng tham gia giao tiếp. Trên thực tế việc sử dụng hành động này xuất hiện khá phổ biến trong giao tiếp hằng ngày ở những môi trƣờng khác nhau,
  12. 2 giữa những đối tƣợng giao tiếp khác nhau, trong đó có giao tiếp giữa giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong môi trƣờng sƣ phạm. Khi xuất hiện trong giao tiếp, nhiều trƣờng hợp hành động trách đƣợc thực hiện bằng những cách thức tích cực, làm giảm mức độ đe dọa thể diện đối với ngƣời nghe (H), nhƣng cũng có những trƣờng hợp hành động này đƣợc thực hiện bằng những cách thức tiêu cực, làm tăng mức độ đe dọa thể diện của H. Những nghiên cứu về dụng học cũng đã chỉ ra, việc sử dụng các hành động ngôn ngữ theo hƣớng tiêu cực luôn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa thể diện của ngƣời cùng tham gia giao tiếp, vi phạm vào các chuẩn mực lịch sự, gây ra những bất đồng giao tiếp và ảnh hƣởng tới quan hệ các bên liên quan. Vì vậy, việc nghiên cứu về hành động trách một cách tổng thể, tìm ra những cách thức thực hiện hành động trách theo hƣớng tích cực hay tiêu cực là cần thiết để thấy đƣợc những giá trị tích cực cũng nhƣ hạn chế của hành động, trên cơ sở đó có thể đề xuất những cách sử dụng hành động này một cách thiết thực theo hƣớng lịch sự và hữu dụng hơn. 3. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo có những chƣơng trình hành động cụ thể nhằm nâng cao những giá trị mang tới hạnh phúc cho HS và cả GV. Đáng chú ý là năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành và tổ chức lễ phát động triển khai Kế hoạch “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo - người lao động vì trường học hạnh phúc”, nhằm lan tỏa những giá trị yêu thƣơng, an toàn và tôn trọng trong các nhà trƣờng; Cũng năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tƣ số: 06/2019/TT- BGDĐT, quy định Quy tắc ứng xử trong trường học. Tại khoản 1, điều 6 của Thông tƣ có quy định rõ cách ứng xử với ngƣời học, trong đó có ứng xử bằng ngôn ngữ: “Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành động vi phạm của người học.” Do đó, việc nghiên
  13. 3 cứu hành động trách trong tiếng Việt một cách tổng thể, sau đó soi chiếu sang xem xét việc sử dụng hành động trách của GV trong môi trƣờng sƣ phạm sẽ góp phần vào việc nhận diện và đề xuất sử dụng của GV một cách thiết thực, theo tinh thần Thông tƣ số 06 trên đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. Hành động trách trong tiếng Việt nếu đƣợc nghiên cứu sâu, bên cạnh việc xác lập những nét khu biệt, những đặc trƣng của hành động thì đều hƣớng đến mục đích chung đó là đƣa ra đƣợc những khuyến nghị sử dụng hành động một cách hiệu quả trong giao tiếp, đặc biệt là ở khía cạnh lịch sự, giữ gìn và nâng cao thể diện của những ngƣời cùng giao tiếp, giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện của hành động. Nghiên cứu về hành động trách cũng sẽ đóng góp thêm nguồn ngữ liệu cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy các hành động ngôn ngữ trong tiếng Việt. Vì những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài “Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm” với mong muốn nghiên cứu, kiến giải và đƣa ra cái nhìn tổng thể về hành động trách tiếng Việt và hành động trách của GV trong những tình huống HS mắc lỗi. Kết quả nghiên cứu sẽ định hình rõ hành động trách tiếng Việt, đồng thời đóng góp cụ thể vào việc sử dụng trong giao tiếp nói chung và giao tiếp của GV với HS trong môi trƣờng sƣ phạm nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là chỉ ra những đặc điểm của hành động trách trong tiếng Việt và những đặc thù của việc sử dụng hành động trách của GV trong môi trƣờng sƣ phạm. Trên cơ sở đó, đƣa ra những khuyến nghị về cách thức sử dụng hành động trách theo hƣớng tích cực, tránh tiêu cực theo phép lịch sự ngữ dụng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với những mục đích nghiên cứu trên đây, luận án xác định một số nhiệm vụ chính sau đây:
  14. 4 - Tổng quan về tình hình nghiên cứu lí thuyết và ứng dụng về lí thuyết hành động ngôn ngữ và phép lịch sự trong và ngoài nƣớc. Nhiệm vụ này sẽ đƣợc thực hiện trong chƣơng 1. - Xác định và xây dựng kế hoạch thu thập nguồn ngữ liệu nghiên cứu từ các nhóm đối tƣợng sử dụng hành động trách là GV, nhân vật trong các sáng tác văn học và phim truyền hình Việt Nam (gọi và viết tắt là NV), và ngƣời dùng là các tình huống giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày (gọi và viết tắt là NDHH). Xử lí ngữ liệu nghiên cứu. - Thống kê, phân loại và phân tích các nguồn ngữ liệu để tìm ra đặc trƣng của hành động trách tiếng Việt. Nhiệm vụ này đƣợc thực hiện trong chƣơng 2. - So sánh, phân tích số liệu và chỉ ra những đặc trƣng của hành động trách mà GV sử dụng trong các trƣờng hợp HS mắc lỗi. Nhiệm vụ này đƣợc thực hiện trong chƣơng 3. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ trên, luận án tập trung vào đối tƣợng nghiên cứu gồm: - Hành động trách trong tiếng Việt sử dụng trong các sáng tác (văn học và phim truyện) và giao tiếp đời thƣờng hằng ngày. - Hành động trách của GV sử dụng trong tình huống HS mắc lỗi ở trƣờng THCS và THPT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với đối tƣợng nghiên cứu trên đây, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là: hành động trách trong tiếng Việt (đƣợc thu thập từ các nguồn: lời nói của NV trong các sáng tác văn học và phim truyền hình Việt Nam, lời nói của thoại nhân xuất hiện trong các ngữ cảnh giao tiếp đời thƣờng nhƣ trong gia đình, bạn bè, ngoài chợ, trên xe buýt, bệnh viện, cơ quan,…); và hành động trách xuất hiện trong giao tiếp của GV với HS trong những tình huống HS mắc lỗi đƣợc ghi âm ở một số trƣờng THCS và THPT.
  15. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu dƣới đây để triển khai nhiệm vụ nghiên cứu: - Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn đƣợc sử dụng xuyên suốt luận án để xây dựng khái niệm về hành động trách, chỉ ra các phƣơng tiện ngôn ngữ dùng để thực hiện hành động trách, các thành tố cấu thành biểu thức ngôn hành của hành động trách, hành động trách trực tiếp, hành động trách gián tiếp, phát ngôn trách,… - Phƣơng pháp miêu tả đƣợc vận dụng khi phân tích ngữ cảnh để nhận biết về các tình huống có chứa hành động trách, để nhận diện hành động trách gián tiếp, để phân biệt hành động trách với các hành động cùng nhóm biểu cảm là chê, mắng, phê bình,… Bên cạnh các phƣơng pháp trên đây luận án còn sử dụng một số thủ pháp để triển khai nghiên cứu nhƣ: - Thu thập ngữ liệu: đƣợc tiến hành từ việc xác định nguồn ngữ liệu, xây dựng kế hoạch tiếp cận, khai thác nguồn tiếp cận để có đƣợc ngữ liệu ứng với nhiệm vụ nghiên cứu đã định. + Đối với nguồn ngữ liệu trong các sáng tác văn học và phim truyền hình Việt Nam: xác định nguồn, tiếp cận, khai thác những tình huống nhân vật sử dụng hành động trách và trích xuất lấy ngữ liệu. + Đối với nguồn ngữ liệu hội thoại hằng ngày (gồm các ngữ cảnh giao tiếp trong gia đình, họ hàng, các cuộc gặp mặt bạn bè, ở chợ, bệnh viện, cơ quan, trên xe buýt,…) thì thực hiện ghi chép. + Đối với nguồn ngữ liệu là giao tiếp của GV với HS thì chúng tôi phải xin phép sự đồng ý của các GV, nhờ họ đặt máy ghi âm hoặc xin phép đặt máy ghi âm để ghi lại các tiết học, tiết sinh hoạt hoặc các tình huống GV giao tiếp với HS mắc lỗi. Theo đó, các tiết học đã đƣợc thu âm từ các giờ học (Toán, Vật lí, Hóa học, Công nghệ, Văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân, Tiếng Anh) và các giờ sinh hoạt ở trƣờng THCS và THPT trên địa bàn các tỉnh
  16. 6 Hà Nội, Hải Dƣơng, Hƣng Yên, Hải Phòng. Sau khi chọn lọc đƣợc 60 tiết học đạt yêu cầu về chất lƣợng âm thanh, việc xử lí ngữ liệu nghiên cứu đƣợc tiến hành nhƣ sau: Gỡ băng, ghi chép, chọn lọc ra 454 tình huống giao tiếp HS mắc lỗi; 454 tình huống HS mắc lỗi tiếp tục đƣợc đƣợc gắn nhãn hành động ngôn ngữ (tức gọi tên theo hành động ngôn ngữ), thống kê và phân loại; Cuối cùng lọc ra đƣợc 460 phát ngôn của GV chứa hành động trách. Tổng cộng luận án đã thu thập 1380 phát ngôn có chứa hành động trách từ ba nhóm ngƣời dùng làm đối tƣợng nghiên cứu. - Thủ pháp thống kê, phân loại đƣợc sử dụng để: Phân chia các dạng trách trực tiếp, trách gián tiếp; xác định các hành động ngôn ngữ đƣợc dùng để thực hiện dạng trách gián tiếp; xác định hành động trách đƣợc dùng nhằm tới những đích khác; nhận diện các hành động ngôn ngữ của GV từ các tình huống HS mắc lỗi. Ngoài ra luận án còn thống kê các nhóm lỗi, các tiểu từ tình thái, các từ ngữ xƣng hô,… đƣợc sử dụng trong các phát ngôn trách của GV để xác định các dấu hiệu lịch sự và bất lịch sự ở hành động trách của GV. - Thủ pháp so sánh: Luận án sử dụng thủ pháp này để chỉ ra những điểm tƣơng đồng giữa hành động trách với các hành động cùng nhóm biểu cảm chê, mắng, phê bình; chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa hành động trách của GV so với hành động trách của nhóm NV và nhóm NDHH; để đánh giá những biểu hiện lịch sự và bất lịch sự của các hành động ngôn ngữ mà GV sử dụng để thực hiện lời trách gián tiếp. 5. Đóng góp khoa học của luận án - Về mặt lí luận, nghiên cứu của luận án cho phép đƣa ra một cơ sở khoa học về khái niệm, điều kiện sử dụng, các loại biểu thức của hành động trách và một số mô hình, biểu hiện đặc trƣng của hành động trách, một số thành phần có giá trị điều biến tính lịch sự trong phát ngôn trách trong tiếng Việt. - Về mặt thực tiễn, các kết quả của nghiên cứu của luận án mong muốn đƣợc đóng góp cho hoạt động giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp của GV trong những tình huống HS mắc lỗi, đóng góp cho thực hành giao tiếp có văn hóa trong môi
  17. 7 trƣờng sƣ phạm. Những nghiên cứu về cấu trúc, đặc trƣng, kiểu loại của hành động trách và đặc biệt nguồn ngữ liệu thu thập từ lời nói của GV của luận án có thể trở thành nguồn tƣ liệu nghiên cứu và học tập về ngữ dụng học nói chung và hành động ngôn ngữ tiếng Việt nói riêng. Bên cạnh đó, những kết quả rút ra từ luận án có thể trở thành tiền đề trong nghiên cứu các hành động ngôn ngữ tiếng Việt gắn với chủ thể GV. 6. Điểm mới của luận án Hành động trách trong tiếng Việt đƣợc thu thập từ nhiều nguồn ngữ liệu trong những ngữ cảnh khác nhau để nghiên cứu. Trên cơ sở đó luận án đã xây dựng đƣợc: khái niệm hành động trách (từ các phƣơng diện ngữ nghĩa, ngữ dụng và lịch sự ngữ dụng); một số dấu hiệu hình thức đặc trƣng của hành động trách tiếng Việt; bộ tiêu chí nhận diện hành động trách; xác lập các căn cứ để nhận diện hành động trách gián tiếp; chỉ ra những yếu tố có giá trị điều biến trong sử dụng hành động trách theo hƣớng lịch sự hoặc bất lịch sự. Hành động trách tiếng Việt cũng lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu trong giao tiếp của GV với HS khi các em mắc lỗi. Nghiên cứu nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của hành động trách khi hành chức, đánh giá những lợi ích và tổn thất của ngƣời sử dụng cụ thể là GV và nhận định những ảnh hƣởng đối với ngƣời tiếp nhận hành động (HS). Trên cơ sở đó có những kiến giải, đề xuất sử dụng hành động đạt hiệu quả, giảm mức độ đe dọa thể diện và tác động tới HS. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục công trình đã công bố, Tài liệu tham khảo, Nguồn ngữ liệu trích dẫn dùng trong luận án, luận án bao gồm 3 chƣơng: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận Chƣơng này tập trung tổng quan nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc về hành động ngôn ngữ, đồng thời trình bày lí thuyết hành động ngôn ngữ và lí thuyết lịch sự mà luận án lấy làm căn cứ để triển khai đề tài.
  18. 8 Chương 2: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt Chƣơng này tập trung vào: Xây dựng khái niệm về hành động trách; Phân biệt hành động trách với các hành động chê, mắng, phê bình; Xác định các điều kiện thực hiện hành động; Xác lập các loại biểu thức ngôn hành (BTNH) trách; Xây dựng bộ tiêu chí nhận diện hành động trách; Tìm hiểu về hành động trách gián tiếp; Tìm hiểu về phát ngôn trách với các thành phần liên quan, trên cơ sở đó xác định biểu hiện lịch sự và bất lịch sự trong cách thức sử dụng hành động. Chương 3: Hành động trách của giáo viên ở môi trường sư phạm Chƣơng này tập trung vào các nội dung: Tình trạng mắc lỗi ở HS; Các hành động ngôn ngữ của GV trong những tình huống HS mắc lỗi; So sánh hành động trách của GV với hành động trách của nhóm NV và NDHH; Hành động trách trực tiếp và gián tiếp của GV; Vấn đề lịch sự trong phát ngôn trách của GV; Đƣa ra một số giải pháp và đề xuất liên quan tới đề tài nghiên cứu.
  19. 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Những nghiên cứu về lí thuyết hành động ngôn ngữ Nghiên cứu có tính chất đặt nền móng cho lí thuyết về dụng học nói chung và hành động ngôn ngữ (speech act(1)) nói riêng bắt đầu từ Austin J. L. với các bài giảng sau này đƣợc tập hợp in trong [1]. Ông đã chỉ ra thực tế khi chúng ta nói năng cũng chính là chúng ta hành động. Hành động trong nói năng mà Austin đề cập đƣợc thực hiện thông qua các hành động ngôn ngữ. Trong các bài giảng nói trên của mình Austin đã đề cập và phân biệt một số khái niệm cốt lõi liên quan tới hành động ngôn ngữ nhƣ: Phát ngôn ngôn hành (performative utterance) trong sự phân biệt với phát ngôn khảo nghiệm (constative utterance); Biểu thức ngôn hành (BTNH - performative expression), phân biệt BTNH nguyên cấp (primary performative) với BTNH tƣờng minh (explicit performative); Hành động ngôn ngữ (còn gọi hành động ngôn từ - speech act) và phân biệt với hành động khảo nghiệm (constatives); Động từ ngôn hành (còn gọi động từ ngữ vi - performative verb),… Đối với các hành động ngôn ngữ Austin đã chia thành ba loại: hành động tạo lời (locutionary act), hành động mƣợn lời (perlocutionary act) và hành động ở lời (còn gọi hành động ngôn trung/hành động tại lời/hành động dĩ ngôn - illocutionary act). Trong đó các hành động ở lời là trung tâm nghiên cứu của ngữ dụng học, đƣợc các nhà nghiên cứu sau này quan tâm tìm hiểu sâu. Mỗi hành động ở lời đƣợc thực hiện bằng một phát ngôn ngôn hành (performative utterance) có chứa BTNH và có lõi là một động từ ngôn hành (performative (1) Thuật ngữ “speech act” và các thuật ngữ liên quan đến lý thuyết hành độngngôn ngữ nhƣ: locutionary act, perlocutionary act, illocutionary act, performative verb,… khi dịch sang tiếng Việt, theo quan sát của chúng tôi, có những cách dụng ngôn khác nhau của các nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Dân (1998), Đỗ Hữu Châu (2001), Nguyễn Văn Hiệp (2010), Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2012), Nguyễn Thiện Giáp (2000, 2020). Trong luận án này, ngoại trừ những trích dẫn nguyên bản ý kiến của các tác giả, chúng tôi sử dụng thuật ngữ hành động ngôn ngữ và các thuật ngữ khác liên quan nhƣ: hành động tạo lời, hành động mượn lời, hành động ở lời, động từ ngôn hành, biểu thức ngôn hành,…
  20. 10 verb). Austin cũng đi vào xem xét các điều kiện sử dụng các hành động ở lời và cho đó là các điều kiện may mắn (felicity conditions) để một hành động đƣợc thực hiện. Bên cạnh đó, Austin cũng đã tiến hành phân loại các hành động ngôn ngữ thành năm nhóm: Phán xử (verdictives), hành xử (exercitives), cam kết (commissives), ứng xử (behabitives) và trình bày (expositives). Trên cơ sở những vấn đề mà Austin đƣa ra, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học đã đi vào tìm hiểu sâu hơn về hành động ngôn ngữ, trong số đó một số tác giả đã có những nghiên cứu mang tính mở rộng, hoặc bổ sung làm rõ hơn những luận điểm của Austin. Searle J. R. [2], [3] đã xây dựng các tiêu chí để phân loại các hành động ngôn ngữ thành 5 nhóm khác với Austin: Tái hiện (representatives), điều khiển (directives), cam kết (commissives), biểu cảm (expressive) và tuyên bố (declartion). Bên cạnh đó Searle [4] còn đƣa ra khái niệm hành động ngôn ngữ gián tiếp (indirect speech act). Nghiên cứu về các tiêu chí phân loại của Searle nhận đƣợc cả hai luồng ý kiến tán thành và không tán thành, tuy nhiên cho đến tận bây giờ đó vẫn đƣợc xem là nền tảng phân loại uy tín mà các nhà nghiên cứu sau này lấy làm cơ sở cho các nghiên cứu về hành động ngôn ngữ. Wierzbicka A. [5] xem xét các động từ nói năng (speech act verbs) tiếng Anh dƣới góc độ ngữ nghĩa. Bà nhận thấy các động từ nói năng trong tiếng Anh (trong các công trình nghiên cứu (chủ yếu là các từ điển) không đƣợc giải nghĩa một cách thấu đáo, không đáp ứng đƣợc thực tiễn sử dụng. Trên cơ sở đó bà đã tập hợp các động từ nói năng trong tiếng Anh và chia thành các nhóm (trên cơ sở những nét tƣơng đồng cơ bản giữa các nhóm) để giải nghĩa. Công trình này của Wierzbicka là một gợi ý quan trọng trong việc phân tích và tìm ra ngữ nghĩa – ngữ dụng của những động từ nói năng nói chung. Yule trong công trình [6] cũng đã tổng hợp và trình bày một cách khái quát nhất những nội dung cơ bản có liên quan mật thiết với nhau của ngữ dụng học, trong đó có nội dung về hành động ngôn ngữ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0