intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:169

17
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học "Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000" trình bày các loại hồi chỉ zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam tiêu biểu từ 1986 đến 2000; Giá trị của hồi chỉ zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ LUYẾN HỒI CHỈ ZÉRO TRONG HỘI THOẠI QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÀO THỊ LUYẾN HỒI CHỈ ZÉRO TRONG HỘI THOẠI QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9229020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Văn Tình TS Nguyễn Thị Tố Ninh HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, chưa được công bố trong công trình nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
  4. KÍ HIỆU VIẾT TẮT TT Kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ 1 Ø Lược ngữ - hồi chỉ zéro 2 CN Chủ ngữ 3 VN Vị ngữ 4 BN Bổ ngữ 5 TN Trạng ngữ 6 ĐN Định ngữ 7 TTCVN Thành tố của vị ngữ 8 TTTT Thành tố trung tâm
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN.................................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hồi chỉ và hồi chỉ zéro trên thế giới ............ 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu hồi chỉ và hồi chỉ zéro ở Việt Nam ............... 10 1.2. Cơ sở lí luận.......................................................................................................... 15 1.2.1. Những vấn đề chung về phân tích diễn ngôn và phân tích hội thoại ..... 15 1.2.2. Phép tỉnh lược và hồi chỉ zéro trong hội thoại .................................. 34 1.2.3. Mạch lạc, liên kết, quy chiếu và liên kết quy chiếu hồi chỉ zéro ...... 43 1.2.4. Cơ chế tạo lập hồi chỉ zéro trong hội thoại ....................................... 49 1.3. Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 61 Chương 2: CÁC LOẠI HỒI CHỈ ZÉRO TRONG HỘI THOẠI QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 ................................................................................. 64 2.1. Hồi chỉ zéro đơn ......................................................................................... 65 2.1.1. Hồi chỉ zéro tương đương với chủ ngữ ............................................. 65 2.1.2. Hồi chỉ zéro tương đương với vị ngữ................................................ 80 2.2. Hồi chỉ zéro phức ................................................................................................ 90 2.2.1. Đặc điểm của các loại hồi chỉ zéro phức .......................................... 90 2.2.2. Phân loại hồi chỉ zéro phức ............................................................... 92 2.3. Hồi chỉ zéro l s im l ng .......................................................................... 97 2.3.1. Im lặng thể hiện trạng thái cảm xúc của nhân vật giao tiếp ............. 98 2.3.2. Im lặng thể hiện sự phê phán .......................................................... 102 2.3.3. Im lặng thể hiện sự khinh bỉ, coi thường ........................................ 103 2.3.4. Im lặng thể hiện sự phản đối ........................................................... 103 2.4. Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 104
  6. Chương 3: GIÁ TRỊ CỦA HỒI CHỈ ZÉRO TRONG HỘI THOẠI QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 .................................................................... 106 3.1. Hồi chỉ zéro thể hiện siêu chức năng kinh nghiệm.................................... 106 3.1.1. Tạo tính ngắn gọn cho phát ngôn .................................................... 106 3.1.2. Tránh lặp lại từ ngữ nặng nề, đa dạng hóa văn bản ........................ 108 3.1.3. Duy trì đề tài hội thoại .................................................................... 109 3.1.4. Phát triển đề tài hội thoại ................................................................ 111 3.1.5. Tạo tính lôgic cho các phát ngôn trong hội thoại ........................... 114 3.2. Hồi chỉ zéro thể hiện siêu chức năng liên nhân .......................................... 115 3.2.1. Thể hiện thông tin cũ trong phát ngôn ............................................ 116 3.2.2. Tiêu điểm hóa thông tin trong phát ngôn ........................................ 117 3.2.3. Thể hiện nội dung thông tin ngầm ẩn ............................................. 119 3.2.4. Thể hiện thông tin về các kiểu tính cách nhân vật .......................... 121 3.2.5. Hồi chỉ zéro thể hiện siêu chức năng liên nhân thông qua quy tắc cộng tác hội thoại ................................................................................ 130 3.2.6. Hồi chỉ zéro thể hiện chức năng liên nhân thông qua quy tắc lịch sự .. 132 3.3. Hồi chỉ zéro thể hiện siêu chức năng ăn n ............................................ 137 3.3.1. Hồi chỉ zéro thể hiện cách tổ chức ngôn ngữ tác phẩm .................. 137 3.3.2. Hồi chỉ zéro thể hiện giọng điệu trần thuật độc đáo của tác giả ..... 143 3.4. Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 147 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 149 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 153 NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN ............................................................................... 162
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Hệ thống các phương thức liên kết của Trần Ngọc Thêm ................. 46 Bảng 1.2. Hệ thống các phương thức liên kết của Halliday&Hassan................. 46 Bảng 2.1: Số lượng và tỉ lệ hồi chỉ zéro trong hội thoại ..................................... 65 Bảng 2.2: Số lượng và tỉ lệ hồi chỉ zéro đơn....................................................... 65 Bảng 2.3: Số lượng và tỉ lệ hồi chỉ zéro tương đương chủ ngữ .......................... 73 Bảng 2.4: Số lượng và tỉ lệ hồi chỉ zéro phức ..................................................... 92 Bảng 2.5: Số lượng và tỉ lệ hồi chỉ zéro là sự im lặng ........................................ 98
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu ngữ nghĩa trong hoạt động giao tiếp đang là xu hướng có tính tất yếu trong hoạt động ngôn ngữ. Bởi đây là bước phát triển mới của ngôn ngữ học thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây sự chuyển hướng nghiên cứu từ ngữ pháp văn bản sang phân tích diễn ngôn đã mang lại nhiều kết quả được các nhà nghiên cứu thừa nhận. Bởi lẽ phân tích diễn ngôn luôn nhất thiết phải phân tích ngôn ngữ trong sử dụng và bản thân “việc nghiên cứu một câu (phát ngôn) trong một chuỗi phát ngôn (diễn ngôn) là một trong những vấn đề có tính nguyên tắc khi phân tích ngữ nghĩa thông báo trong các hoàn cảnh giao tiếp cụ thể”. [98, tr.7] Hiện nay ở Việt Nam, Phân tích diễn ngôn đang được ứng dụng nhiều vào phân tích cách thức tổ chức ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, trong đó có những trường hợp sử dụng tần số cao các phép quy chiếu trong đó có hồi chỉ. 1.2. Dưới góc độ là một cách tổ chức ngôn ngữ trong phân tích diễn ngôn, hồi chỉ zéro là một phép liên kết được dùng gắn liền với khái niệm quy chiếu nghĩa là các phương tiện ngôn ngữ khác nhau giúp cho các câu, các đoạn lớn hơn câu nối lại với nhau về mặt nghĩa. Các yếu tố ngôn ngữ như đại từ chỉ ngôi, từ chỉ định, từ so sánh được dùng làm phương tiện liên kết có quan hệ nghĩa với nhau theo kiểu yếu tố này giải thích cho yếu tố kia, làm cho yếu tố kia trở thành cụ thể hoặc xác định theo một cách nào đó. Tuy vậy, trong thực tế hành chức, các phương tiện ngôn ngữ dùng trong phép liên kết quy chiếu lại khiếm diện trên câu chữ tạo ra những ô trống ngữ pháp, được gọi là đại từ zéro hay lược tố zéro. Kiểu liên kết bằng lược tố zéro gọi là liên kết quy chiếu hồi chỉ zéro. Kiểu liên kết này thực chất là phép liên kết tỉnh lược theo quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu như Halliday, Trần Ngọc Thêm,… Tỉnh lược là một trong những hiện tượng đang tồn tại với số lượng rất lớn trong hành chức ngôn ngữ và từ lâu đã được nghiên cứu với các tên gọi như hiện tượng tỉnh lược, phép tỉnh lược, sự tỉnh lược,… Đó là hiện tượng các câu bị khiếm diện thành phần nhờ ngữ cảnh cho phép. Muốn hiểu được ngữ nghĩa của các phát ngôn tỉnh lược khi nghiên cứu hội thoại hay diễn ngôn (sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ), người nghiên cứu không chỉ dựa vào những thông tin hiển hiện 1
  9. trên câu chữ mà còn phải thực hiện rất nhiều thao tác tư duy, liên tưởng, suy luận ở những đơn vị khiếm diện. Và khi ấy, họ cũng đồng thời thực hiện thao tác tìm lại yếu tố giải thích cho yếu tố bị khiếm diện để tìm đến đúng mục đích mà các nhân vật hướng tới. Đó chính là hiện tượng quy chiếu bằng hồi chỉ (anaphora) zéro, sản phẩm được sinh ra từ tỉnh lược, một phương tiện liên kết diễn ngôn hay liên kết hội thoại quan trọng trong giao tiếp mặt đối mặt. Nói cách khác, hồi chỉ zéro “được xem là một trong những thủ pháp hồi phục để hiểu được quy trình tạo dựng phát ngôn. Vì vậy nó phải được xem xét trước hết với tư cách một phát ngôn độc lập, đồng thời đối chiếu xác lập chức năng liên kết, giá trị ngữ nghĩa của nó trong chuỗi phát ngôn”[98, tr.8]. Những giá trị to lớn mà hồi chỉ zéro trong hội thoại mang lại ấy là vấn đề có tính hấp dẫn với người nghiên cứu. 1.3. Khi phân tích diễn ngôn, các nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này rất chủ ý đến tác phẩm văn chương bởi đó là sản phẩm của hoạt động giao tiếp. Với tư cách là bộ phận của phát ngôn trong chỉnh thể cú pháp trên câu hay trong những diễn ngôn văn chương, hồi chỉ zéro đã mang lại cho môi trường mà nó tồn tại rất nhiều giá trị liên kết, giá trị ngữ nghĩa, giá trị thông tin, giá trị liên nhân. Chính vì vậy nó đã trở thành một cách tổ chức ngôn ngữ quen thuộc trong tác phẩm văn học. Truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu giai đoạn từ 1986 đến 2000 là những tác phẩm hội tụ sự đổi mới về quan điểm thẩm mĩ, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ, phản ánh những biến chuyển quan trọng trong cuộc sống của con người trong công cuộc tìm kiếm mưu sinh và xây dựng đất nước với bao bộn bề, gian khó. Những tác phẩm này hàm chứa rất nhiều giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng thông qua việc sử dụng các biện pháp tu từ, các phương thức liên kết văn bản, trong đó có sử dụng phổ biến phương thức hồi chỉ zéro trong hội thoại. Đó là nguồn ngữ liệu có giá trị, làm phong phú hệ thống lí luận ngôn ngữ mang tính ứng dụng, hiện đại. 1.4. Hiện nay, việc nghiên cứu về hồi chỉ zéro đã được đặt ra ở rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, tuy vậy, nó mới chỉ được nhắc đến như một phép liên kết văn bản (phép liên kết tỉnh lược, phép quy chiếu). Còn rất nhiều những vấn đề tiềm ẩn trong cách tổ chức ngôn ngữ này cần được bàn bạc một cách thấu đáo. Đó là vấn đề của liên kết quy chiếu mà luận án đặt ra để bàn bạc: miêu tả 2
  10. phép tỉnh lược với dấu hiệu liên kết đặc thù là hồi chỉ bằng lược tố zéro chứ không phải bằng một dấu hiệu liên kết khác. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Hồi chỉ zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hồi chỉ zéro trong hội thoại/diễn ngôn qua các truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu từ 1986 đến 2000. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là giá trị liên kết, giá trị ngữ nghĩa, giá trị ngữ dụng của hồi chỉ zézo khi tương đương với các thành phần câu. 2.3. Nguồn ngữ liệu Nguồn ngữ liệu được khảo sát là một số truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam tiêu biểu từ 1986 đến 2000. Cụ thể, Tiểu thuyết: - Chu Lai (1991), Ăn mày dĩ vãng. - Ma Văn Kháng (1989), Đám cưới không có giấy giá thú. - Nguyễn Khắc Trường (1988), Mảnh đất lắm người nhiều ma. - Bảo Ninh (1990), Nỗi buồn chiến tranh. - Lê Lựu, Thời xa vắng (1986). Truyện ngắn: - Đoàn Ánh Dương (Tuyển chọn và giới thiệu) (2015), Truyện ngắn đặc sắc Việt Nam từ 1986 đến nay. - Nguyễn Minh Châu (1999), Mẹ con chị Hằng (tập truyện ngắn) - Nguyễn Huy Thiệp (2013), Tình yêu, tội ác và trừng phạt. - Nhiều tác giả (2000), Truyện ngắn hay 2000. - Nguyễn Khải (1999), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải. - Tuần báo văn nghệ (1998), Truyện ngắn hay 1997. - Hoàng Duệ Thụ (Tuyển chọn) (1999), Truyện ngắn trẻ tuyển chọn. 3
  11. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (Những truyện ngắn hay và mới nhất). - Ma Văn Kháng (2003), Cỏ dại (Tập truyện ngắn). - Văn nghệ Quân đội (1997), Truyện ngắn dự thi 1996 chọn lọc. Chúng tôi chọn những truyện ngắn và tiểu thuyết trên để khảo sát ngữ liệu bởi đó là tác phẩm của nhiều nhà văn được nhà nước Việt Nam vinh danh bằng nhiều giải thưởng, có giá trị về nội dung và nghệ thuật, tạo dấu ấn phong cách độc đáo, tạo bước ngoặt lớn cho văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới. Chẳng hạn, Chu Lai được giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang (Hội nhà văn); Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật (2007); Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2016. Ma Văn Kháng cũng nhận được những giải thưởng danh giá: Giải thưởng Văn học Đông Nam Á (ASEAN) 1998; Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt 4 năm 2012, Nguyễn Huy Thiệp được giải thưởng văn chương Nonino Risit D’ Âur Prize ngày 26 tháng 1 năm 2008 tại Italy,... Đặc biệt, tác phẩm của các nhà văn trên có chung đặc điểm là sử dụng số lượng hồi chỉ zéro tương đối lớn. Điều đó chứng tỏ cách tổ chức ngôn từ này có ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách sáng tác của họ. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là phân loại, miêu tả đặc điểm của các loại hồi chỉ zéro, đồng thời chỉ ra giá trị của các loại hồi chỉ zéro khi được nhìn nhận dưới ánh sáng của các siêu chức năng ngôn ngữ trong phân tích diễn ngôn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu như trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: a. Tổng quan tình hình nghiên cứu hồi chỉ và hồi chỉ zéro trên thế giới và ở Việt Nam. b. Trình bày cơ sở lí thuyết liên quan đến hồi chỉ zéro trong hội thoại hay diễn ngôn. Đó là hệ thống lí thuyết về phân tích diễn ngôn, lí thuyết về liên kết, mạch lạc, quy chiếu trong diễn ngôn, lí thuyết về các siêu chức năng ngôn ngữ, đặc biệt hệ thống lí thuyết về phép tỉnh lược, cơ sở sinh ra hồi chỉ zéro. 4
  12. c. Phân loại, miêu tả các loại hồi chỉ zéro trong các truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000. Phân tích ngữ liệu để tìm ra cơ sở tạo lập của phép tỉnh lược sinh ra hồi chỉ zéro. Ứng dụng lí thuyết về siêu chức năng ngôn ngữ để chỉ ra giá trị của hồi chỉ zéro trong hội thoại. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra của luận án, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính: - Phương pháp miêu tả ngôn ngữ: Phương pháp này sử dụng trong khảo sát, phân tích đặc điểm của các loại hồi chỉ zéro về chức năng, về quan hệ giữa lược tố zéro và tiền tố, về cấu trúc của hồi chỉ zéro trong hội thoại. - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Phương pháp này được sử dụng để phân tích giá trị ngữ nghĩa, giá trị dụng học, giá trị liên kết, … của các loại hồi chỉ zéro trong hội thoại. - Phương pháp suy luận: Phương pháp này chỉ ra những nét nghĩa hàm ẩn khi các hồi chỉ zéro xuất hiện để thể hiện chiến lược giao tiếp của các nhân vật tham gia hội thoại. - Phương pháp mô hình hóa cấu trúc: Phương pháp này dùng để mô hình hóa cấu trúc ngữ pháp của các lọa hồi chỉ zéro trong hội thoại. - Thủ pháp thống kê, phân loại: Hai thủ pháp này được sử dụng cùng nhau nhằm tìm ra số lượng của từng loại lược tố zéro và quy chúng về các tiểu loại nhỏ với những đặc điểm riêng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Cái mới của luận án là ứng dụng hệ thống lí thuyết phân tích diễn ngôn, lí thuyết chức năng hệ thống xem xét cách tổ chức ngôn ngữ có hồi chỉ zéro khi nghiên cứu trường hợp ngữ liệu ở các truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam tiêu biểu từ 1986 đến 2000. Từ đó làm phong phú thêm hệ thông lí luận đã được các nhà ngôn ngữ trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều ngôn ngữ khác. Đồng thời đề xuất cách phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường từ góc độ tổ chức ngôn ngữ. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Về mặt lý luận Luận án làm rõ giá trị liên kết, giá trị ngữ nghĩa và giá trị ngữ dụng của hồi chỉ zéro trong phân tích hội thoại hay phân tích diễn ngôn. Chỉ ra một phương tiện ngôn ngữ 5
  13. trong tổ chức phát ngôn, cũng như trong tổ chức diễn ngôn có những giá trị khác nhau dưới ánh sáng của 3 siêu chức năng ngôn ngữ trong phân tích diễn ngôn. Kết quả nghiên cứu của luận án làm sâu sắc thêm hệ thống lý luận về hồi chỉ zéro trong phân tích hội thoại/phân tích diễn ngôn. 6.2. Về mặt thực tiễn Cung cấp hệ thống ngữ liệu làm minh chứng cho việc phân tích hội thoại/ phân tích diễn ngôn. Kết quả nghiên cứu của luận án là một gợi mở cho việc phân tích diễn ngôn văn chương và giảng dạy, phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường thông qua cách tổ chức ngôn ngữ của phép tỉnh lược. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm ba chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương 2: Các loại hồi chỉ zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam tiêu biểu từ 1986 đến 2000. Chương 3: Giá trị của hồi chỉ zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000. Chương 1 tổng quan tình hình nghiên cứu về hồi chỉ và hồi chỉ zéro trong hội thoại, nêu cơ chế tạo lập hồi chỉ zéro đồng thời trình bày cơ sở lí luận về lí thuyết phân tích diễn ngôn, khái niệm hồi chỉ zéro và cách phân loại hồi chỉ zéro, lí thuyết ba siêu chức năng ngôn ngữ. Chương 2 là chương trọng tâm của luận án chỉ ra những đặc điểm về chức năng, về cấu trúc tồn tại, về mối quan hệ giữa lược tố và tiền tố mà các loại hồi chỉ zéro biểu hiện khi tham gia tổ chức của diễn ngôn. Chương 3 ứng dụng ba siêu chức năng ngôn ngữ của ngữ pháp chức năng để làm rõ giá trị của hồi chỉ zéro về liên kết, về ngữ nghĩa, ngữ dụng khi tham gia tổ chức ngôn ngữ trong diễn ngôn văn chương từ 1986 đến 2000. 6
  14. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hồi chỉ và hồi chỉ zéro trên thế giới Hồi chỉ được manh nha nghiên cứu từ thời cổ đại Hy Lạp dưới tên gọi Latin là “paraphrasis”, mang ý nghĩa “cộng thêm một cách, một dạng của biểu thức”[Dẫn theo 71, tr.4]. Và đặc biệt, đến công trình nghiên cứu của ông tổ ngành ngôn ngữ học cấu trúc F. de Saussure thì nó được xem như một dạng đối lập giữa ngôn ngữ và lời nói. Tiếp theo là hàng loạt những ngầm định công nhận có một dạng biến thể của câu trong đó có phát ngôn tỉnh lược như: S.Z. Harris (1969), Ju.D.Apresjan (1974), King (1994, J. Lyons 1995, George Yule (1997), ... Gilliam Brown (1991) trong Phân tích diễn ngôn do Trần Thuần dịch (2002) xem hồi chỉ là phép liên kết quy chiếu nội hướng tức là nó không chỉ ra ngoài mà chỉ vào trong lòng văn bản. Đó là quan hệ ngược hướng với phần văn bản trước đó. Ông khẳng định, với hướng này, các yếu tố hồi chỉ có tần xuất sử dụng cao so với ngoại chỉ. Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cũng chú ý nhiều đến liên kết hồi chỉ. Yan Huang (2007) trong The Syntax and Pragmatics of Anaphora: A Study with Special Reference to Chinese nghiên cứu hồi chỉ và tóm tắt thông tin như sau: Trong ngành ngôn ngữ học đương đại, thuật ngữ hồi chỉ là một mối quan hệ giữa 2 hay nhiều thành tố ngôn ngữ, trong đó sự biểu thị của một thành tố (biểu thức hồi chỉ) ở một mức độ nào đó được quyết định bởi sự biểu thị của thành tố còn lại (tiền từ). V. Gast & Koning (2008) đã so sánh phương tiện hồi chỉ giữa tiếng Anh và tiếng Đức trong công trình“Sentence Anaphora in English and German”, Freie University Berlin 2008.[124] và chỉ ra những khác biệt trong các đại từ chúng tôi, chúng ta như những biểu thức hồi chỉ mang tính ngữ dụng. Trên thế giới, hồi chỉ zéro được nghiên cứu trong các chuyên ngành ngôn ngữ từ ngôn ngữ học về câu đến ngôn ngữ học văn bản, gần đây là phân tích diễn ngôn. Phân tích diễn ngôn đã trải qua một thời gian phát triển mạnh mẽ trong khoảng 50 năm gần đây, dưới nhiều tên gọi khác nhau như ngôn ngữ học văn bản, 7
  15. phân tích văn bản, phân tích chức năng,... với đối tượng nghiên cứu khác nhau. Ở giai đoạn ngôn ngữ học văn bản phân tích diễn ngôn chủ yếu quan tâm đến liên kết với hàng loạt công trình nghiên cứu của Halliday và Hassan (1976) và các công trình nghiên cứu ở Liên xô cũ. Ở thời kỳ hậu văn bản các vấn đề mạch lạc và cấu trúc được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, lĩnh vực nghiên cứu này có tên là phân tích diễn ngôn để chỉ đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ không phải ở tĩnh trạng mà luôn luôn động trong hoàn cảnh xã hội – văn hóa. Khi văn bản thực sự được biết đến rộng rãi năm 1970 thì tất cả các nhà nghiên cứu đều nhận thấy mọi tìm hiểu về ngữ nghĩa của câu với muôn hình vạn trạng cách biểu hiện khác nhau trong hành chức đều phải được xem xét kĩ lưỡng ở một môi trường rộng lớn hơn là văn bản. Mà đã là văn bản thì hiển nhiên phải có kết cấu hình thức và nội dung ngữ nghĩa. Nói về hình thức, văn bản phải được trình bày theo một kết cấu nhất định và nói về nội dung, chắc chắn văn bản phải hướng người đọc đến một tư tưởng, một chủ đề xuyên suốt nào đó. Điều đó dẫn đến một nhận định thống nhất: văn bản là một thực thể luôn có tính liên kết. Cùng với đó là khả năng lí giải các hiện tượng ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa nào đó tồn tại trong văn bản. Một trong những hiện tượng được nhắc đến thường xuyên là khả năng sử dụng những đơn vị có hình thức đặc biệt, xem nó tồn tại không phải với tư cách riêng lẻ mà nằm trong một chỉnh thể cú pháp trên câu và cuối cùng là nằm trong văn bản. Bằng những đường hướng lí thuyết này, ở chỗ này hay chỗ khác, trong cách triển khai nội dung các công trình nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ đã đặt cho hồi chỉ zéro bằng những tên gọi khác nhau như cách nói rút gọn, cách dồn nén thông tin trong câu đơn, cách hồi cố,... Và xem nó như một hiện tượng ngôn ngữ cấu thành tính liên kết của văn bản. Bàn về vấn đề này đã có những công trình nghiên cứu công phu trên thế giới, tiêu biểu là Dẫn luận ngữ pháp chức năng của Halliday do Hoàng Văn Vân dịch, Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học của Gal’ perin I.P. do Hoàng Lộc dịch, Ngữ pháp văn bản của O.L. Moskalskaja do Trần Ngọc Thêm dịch,... 8
  16. Gal’ perin I.P, 1987, trong công trình “Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ”, xem văn bản là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, tiếp cận văn bản ở các khía cạnh về tính liên kết, tính hoàn chỉnh, tính liên tục,... Ông cho rằng “cần phải hiểu câu trong một đơn vị lớn hơn là nhất thể trên câu: nhất thể trên câu được hiểu với một mức độ rành mạch ít nhiều, là một nhất thể kết cấu phức gồm trên một câu độc lập, mang tính hoàn chỉnh về ý nghĩa trong văn cảnh của lời nói mạch lạc và có tư cách một phần giao tiếp trọn vẹn” và “cơ sở của mạch lạc liên kết là những đặc điểm khác của kết cấu văn bản, đó chính là hồi cố, hàm nghĩa và chức năng tạo lập văn bản.[26, tr.158]. Sự hồi cố ở đây được biểu đạt thông qua những phương tiện ngôn ngữ chỉ thông tin đã qua, đồng thời cũng nhấn mạnh đến phần thông tin quan trọng ở vị ngữ vì vị ngữ mang cấu trúc thông báo ngữ nghĩa của cả câu. O.L. Moskalskaja, 1981, trên ngữ liệu tiếng Đức nghiên cứu rất kĩ chỉnh thể ngữ pháp trên câu, tâm đắc với “khối liên hiệp các câu”[Dẫn theo 28, tr.12] và cho rằng trung tâm sự chú ý của nó không chỉ là sự toàn vẹn của bản thân nó mà còn là các phương pháp phân loại, phân đoạn các ngữ đoạn, qui chúng về những lớp nhất định bằng phương pháp thay thế và cải biến. Theo đó, ông chỉ ra rằng hiện tượng rút gọn trong câu đã được nghiên cứu kĩ trong ngôn ngữ Đức và các ngôn ngữ khác đồng thời khẳng định: “Cơ sở của việc nén thông tin, tức là việc đưa vào câu một hoặc một tuyến vị thể bằng những mệnh đề được rút gọn, điều đó kéo theo việc phức tạp hóa cấu trúc cú pháp của câu và tăng độ sâu của câu”[28, tr.219] Hồi chỉ được M. A. K. Halliday & R. Hasan trên ngữ liệu tiếng Anh gọi tên rõ ràng trong “Dẫn luận ngữ pháp chức năng” gắn liền với việc thực hiện tỉnh lược, tức là giả định một thành phần nào đó bị bỏ trống. Ông xem nó là một dạng của phép thế, gắn liền với phép thế. Nên “tỉnh lược và thay thế cả cú xuất hiện điển hình trong một chuỗi hội thoại nơi mà trong câu trả lời mọi thứ đều bị lược bỏ trừ thành phần mang thông tin”[36, tr.574]. Và một trong những phân tích quan trọng của Halliday là sự qui chiếu nhằm tạo ra liên kết văn bản bằng 3 hướng: hồi chỉ, ngoại chỉ và so sánh. 9
  17. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu hồi chỉ và hồi chỉ zéro ở Việt Nam Ở Việt Nam vấn đề hồi chỉ và hồi chỉ zéro thường được nghiên cứu chủ yếu gắn liền với vấn đề tỉnh lược (ellipsis). Liên quan tới hồi chỉ và hồi chỉ zéro trong diễn ngôn cũng như trong hội thoại cho đến nay có thể liệt kê ra hàng loạt những công trình của các tác giả trong và ngoài nước như: Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Chí Hòa, Phan Mậu Cảnh, Nguyễn Thiện Giáp, Phạm Văn Tình, Nguyễn Thị Lương, Nguyễn Hòa, Bùi Minh Toán, Trần Kim Phượng,... Cách tiếp cận chủ yếu của các tác giả là mở rộng phạm vi phân tích cấu trúc câu đến phân tích đơn vị lớn hơn câu và qui tắc kết hợp chuỗi câu để tạo thành diễn ngôn. Và điểm cốt yếu làm cho một chuỗi câu trở thành diễn ngôn là mạch lạc và mạng mạch. “Phân tích diễn ngôn (discourse analysis) là cách tiếp cận thuộc phương pháp luận (chưa được đồng thuận xác nhận là một lý thuyết) đối với việc phân tích ngôn ngữ bậc trên câu, bao gồm các tiêu chuẩn như “liên kết” (cohesion – gồm hồi chiếu, thay thế), “mạch lạc”(coherence), “mạng mạch” (texture) v.v, có tính đến mối quan hệ với tình huống bên ngoài và các quy ước xã hội ảnh hưởng đến giao tiếp trong việc sử dụng ngôn ngữ”.[6, tr.401] Mặc dù hồi chỉ zéro không được gọi tên rõ ràng trong các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học nhưng rất nhiều tác giả cho rằng các phát ngôn có chứa ngữ đoạn hồi chỉ zéro chính là phát ngôn tỉnh lược. “Tỉnh lược được coi là thế bằng zéro”[3, tr.186]; “Tỉnh lược là bỏ một ngữ đoạn mà sự có mặt không cần thiết. Nói một cách khác, đó là một phép thay thế một ngữ đoạn bằng đại từ hồi chỉ zéro” [39, tr.365]; “Tỉnh lược là một dạng của hồi chỉ. Đó là hồi chỉ zéro” [29, tr.175]; ... Vì vậy, về bản chất, hồi chỉ zéro chính là ngữ đoạn bị tỉnh lược trong phát ngôn trực thuộc (câu dưới bậc, câu rút gọn, câu tỉnh lược, ...). Đỗ Hữu Châu cũng xem hồi chỉ zéro là phương thức liên kết tỉnh lược và chỉ ra rằng “Trong hoạt động giao tiếp, dựa vào tình huống hoặc ngữ cảnh, người ta có thể lược một hoặc một vài yếu tố nào đó. Yếu tố đó đã được tình huống hoặc ngữ cảnh cho biết rõ… Khi lĩnh hội, người ta phải dựa vào câu đi trước để có thể hiểu được yếu tố bị tỉnh lược. Nhờ thế các câu liên kết được với nhau. Do đó có thể gọi đây là sự hồi chỉ zéro.”[14, tr.146] 10
  18. Trong các công trình của mình, các tác giả đều thống nhất cho rằng một câu được coi là câu tỉnh lược khi một trong hai thành phần nòng cốt của câu bị lược bỏ, có thể là chủ ngữ, có thể là vị ngữ hoặc có thể là cả cụm chủ vị (trong cấu trúc chủ - vị hoặc cấu trúc đề - thuyết). Tuy nhiên, cách tiếp cận về câu tỉnh lược thì vẫn còn đi theo nhiều luận giải khác nhau. Xét một cách tổng thể, nghiên cứu của các tác giả kể trên có thể quy về hai xu hướng chính: Thứ nhất, nghiên cứu hồi chỉ zéro, hay tỉnh lược bằng không, được nhìn nhận từ góc độ phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu trên cơ sở các thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, ... khi không đặt câu vào ngữ cảnh, môi trường sinh động cho việc hiểu nghĩa của nó. Tiêu biểu cho xu hướng nghiên cứu này là các tác giả: Nguyễn Kim Thản; Hoàng Trọng Phiến; Nguyễn Minh Thuyết; ... Cách xem xét câu tách rời văn cảnh như vậy, đã giới hạn phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu đơn thuần trên bề mặt câu chữ, cụ thể nếu những câu không đầy đủ thành phần thì được xếp vào các loại câu danh xưng, câu đơn phần, câu đặc biệt. Thứ hai, nghiên cứu hiện tượng hồi chỉ zéro cũng dưới dạng tên gọi là phép tỉnh lược nhưng không tách rời chúng khỏi văn cảnh mà xem xét phát ngôn tỉnh lược trong cả chuỗi phát ngôn ảnh hưởng đến việc hiểu ý nghĩa của nó. Xu hướng này được đa số các nhà nghiên cứu thừa nhận nhưng khi xem xét cụ thể thì mỗi tác giả lại có những kiến giải khác nhau. - Các tác giả Diệp Quang Ban, Gal’ perin I.P, M.A.K. Halliday, ... chia phát ngôn tỉnh lược thành: Tỉnh lược danh từ, tỉnh lược động từ, tỉnh lược mệnh đề. Với quan niệm những từ loại danh từ, động từ, tính từ có khả năng đảm nhận các thành phần chính và chuyển tải nội dung thông tin tiêu điểm của câu, các tác giả này cho rằng phép tỉnh lược có quan hệ chặt chẽ với phép thế. Khi danh từ, động từ, tính từ được thay thế vào vị trí của mình bằng những phương tiện không rõ nghĩa mà vẫn đảm nhận được chức năng chuyển tải thông tin và chức năng ngữ pháp trong phát ngôn thì có phép thế. Và nếu danh từ, động từ, tính từ được thay thế bằng lược tố zéro thì sẽ là trường hợp “tỉnh lược được coi bằng thế zéro”[3, tr.186] - Các tác giả Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thượng Hùng,... cùng quan điểm với Halliday, Diệp Quang Ban, ... coi tỉnh lược là một dạng của phép thế, thế bằng hồi chỉ zéro. Tuy vậy, điểm khác biệt là Cao Xuân Hạo lại xem xét các phát ngôn này 11
  19. dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng, coi câu là một cấu trúc thông báo với hai phần chính là đề và thuyết. Trong đó, thuyết là thành phần bắt buộc không thể bị lược bỏ, còn đề có thể được lược bỏ lâm thời nhờ vào ngữ cảnh. - Các tác giả Trần Ngọc Thêm, Huỳnh Công Minh Hùng,... lại không tán thành chắc chắn quan điểm cho phép tỉnh lược là một dạng của phép thế. Bởi trong cùng một, hai trang sách Trần Ngọc Thêm viết: “Lại cũng vì phép tỉnh lược là một biện pháp tránh lặp từ vựng cho nên có thể coi nó như một cách “thay thế bằng zéro” [85, tr.161]. Điều này, đến lượt mình, có nghĩa là hiện tượng tỉnh lược liên kết chính là một biện pháp rút gọn văn bản tối ưu nhất. Đây chính là chức năng thứ ba của phép tỉnh lược. Tuy nhiên cần chú ý rằng gọi tỉnh lược là “thay thế bằng zéro” chỉ là một cách nói ít nhiều mang tính hình tượng. Không nên từ đó mà suy ra rằng tỉnh lược là một dạng của phép thế, bởi lẽ thay thế và tỉnh lược là những phương thức mang những đặc điểm hoàn toàn khác nhau”[85, tr.161 – tr.162]. Cho đến nay, Halliday & R. Hasan (trên ngữ liệu tiếng Anh); Trần Ngọc Thêm (trên ngữ liệu tiếng Việt) là những tác giả có cái nhìn tương đối kĩ càng về hiện tượng tỉnh lược. Trong công trình Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm chia phép tỉnh lược thành: Tỉnh lược mạnh và Tỉnh lược yếu. Tỉnh lược mạnh là tỉnh lược một hai thành phần nòng cốt của câu. Tỉnh lược yếu là chỉ tỉnh lược các thành phần phụ của câu như bổ ngữ, trạng ngữ,... Theo đó, các phát ngôn được chia làm ba loại: Tỉnh lược chủ ngữ; Tỉnh lược vị ngữ; Tỉnh lược phức (Tỉnh lược nhiều thành phần). Đồng thời ông cũng đưa ra một bảng danh sách các qui tắc đo lường giá trị của các ngữ trực thuộc, tức những phát ngôn bị tỉnh lược[85, tr.212 – tr.222]. Ngoài ra, còn có nhiều luận án Tiến sĩ, nghiên cứu về phép liên kết văn bản và biến thể của các đơn vị ngữ pháp của văn bản, trong đó có xem xét đến hồi chỉ. Nếu như “Biến thể cú pháp của câu đơn tiếng Việt từ bình diện cấu trúc – chức năng” của Dương Xuân Quang nghiên cứu về những biểu hiện của các biến thể câu đơn tiếng Việt ở các bình diện cấu trúc và chức năng, thì “Sở chỉ và đồng sở chỉ trong tiếng Việt (Trên cơ sở về nhân vật trong tác phẩm văn học) của Nguyễn Tú Quyên “Nghiên cứu các phương tiện liên kết hồi chỉ trong diễn ngôn trên bình diện dụng học (Theo cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt)” của Nguyễn Nhân Ái,... lại nghiên cứu về phép liên kết 12
  20. văn bản, trong đó có làm rõ những phép liên kết theo hướng hồi chỉ. Phạm vi nghiên cứu của các công trình trên là các phương tiện liên kết hồi chỉ bằng đại từ, đại từ lâm thời, bằng biểu thức miêu tả,... Đặc biệt “Cấu trúc liên kết của cặp thoại (trên ngữ liệu tiếng Việt)” của Phạm Văn Thấu nghiên cứu các phương diện liên kết của cặp thoại ở bình diện cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Tác giả xem xét và chỉ ra tham thoại là nhân tố cơ bản của cặp thoại vì nó chứa đựng các hành vi ngôn ngữ, góp phần quan trọng vào việc liên kết hội thoại. Tác giả cũng chỉ ra hồi chỉ zéro và các phương tiện hồi chỉ khác là một trong những phương tiện ngôn ngữ liên kết hội thoại. Chúng tôi xem đây là những gợi ý thiết thực để xem xét đối tượng nghiên cứu trong luận án của mình là hồi chỉ zéro, một kiểu hồi chỉ bằng không. Phạm Văn Tình là người bỏ nhiều công sức nhất về hiện tượng tỉnh lược. Từ năm 1988 đến nay, tác giả đã dày công nghiên cứu, khảo sát ngữ liệu và mở rộng phạm vi nghiên cứu tỉnh lược từ văn bản đến hội thoại. Có thể kể ra hàng loạt các công trình công trình như: Ngữ trực thuộc tỉnh lược tiếng Việt”; “Về khái niệm tỉnh lược”; “Ngữ cảnh lâm thời và phép tỉnh lược”;“Tỉnh lược yếu tố trong cấu trúc, một thủ pháp trong các truyện cười”; “Mối quan hệ đối ứng giữa chủ ngôn và lược ngôn, tiền tố và lược tố trong phép tỉnh lược” ; “Cấu trúc giả định của các phát ngôn tỉnh lược”; “Tỉnh lược dựa trên các yếu tố ngầm định” ; “Tỉnh lược chủ vị và sự nâng cấp cú pháp các hư từ”; “Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc trong văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội, .... Với đối tượng nghiên cứu là phép tỉnh lược trong văn bản mà ngữ liệu nghiên cứu chủ yếu từ trong truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, truyện cười, tác giả đã lý giải cặn kẽ những điều kiện để ngữ trực thuộc “có sức sống” là ngữ cảnh cần và đủ, tức là những tổ hợp câu không thừa, không thiếu đảm bảo cho một lược ngôn có được tính liên kết về cấu trúc, ngữ nghĩa. Những lý giải về cấu trúc giả định của câu tỉnh lược và những ngầm định trong cụm câu đứng trước là sự chuẩn bị đầy đủ cho ngữ nghĩa và cấu trúc của ngữ trực thuộc. Đặc biệt, trong công trình nghiên cứu“Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong văn bản tiếng Việt”, Nxb Khoa học Xã hội, 2002 và sau đó là đề tài “Phép tỉnh lược trong văn bản tiếng Việt (So sánh với tỉnh lược trong cặp thoại), 2006, (Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội), tác giả còn 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1