intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:295

21
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học "Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt" trình bày các nội dung chính sau: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt; Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt; Hiện tượng đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt và gợi ý hướng chuẩn hóa thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM ANH TIẾN ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9 22 20 24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TSKH. Lý Toàn Thắng 2. PGS.TS. Phạm Hùng Việt Hà Nội – 2024 i
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ “Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt” là kết quả của quá trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng, trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực, chính xác chưa từng được tác giả khác công bố ở đâu và trong bất kì công trình nào khác. Các nội dung tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ. Tác giả Phạm Anh Tiến ii
  3. LỜI CẢM ƠN Luận án “Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt” được nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại Khoa Văn hoá và Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam dưới sự hướng dẫn của GS.TSKH. Lý Toàn Thắng và PGS.TS. Phạm Hùng Việt. NCS xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Lý Toàn Thắng, PGS.TS. Phạm Hùng Việt đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng cho NCS trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để NCS có thể hoàn thành luận án của mình. NCS xin cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, nơi NCS đang công tác, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho NCS trong quá trình nghiên cứu và viết luận án. NCS cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, giảng viên, cán bộ Khoa Văn hoá và Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã hỗ trợ cho NCS trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. NCS xin gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học, gia đình và các bạn đồng nghiệp là những người luôn ở bên cạnh, hỗ trợ về mặt tinh thần và chia sẻ những lúc khó khăn, giúp đỡ NCS rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án này. Tác giả Phạm Anh Tiến iii
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2 2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................2 3.2. Phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu ...........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................4 4.1. Phương pháp đối chiếu ........................................................................................4 4.2. Phương pháp miêu tả ...........................................................................................4 4.3. Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp ..................................................................4 4.4. Thủ pháp thống kê, phân loại ...............................................................................5 5. Cái mới của luận án ..............................................................................................5 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài .................................................................5 6.1. Ý nghĩa lí luận ......................................................................................................5 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................5 7. Bố cục của luận án.................................................................................................6 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN .....................................................................................................................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ..................................................................7 1.1.1. Nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới ...................................................................7 1.1.2. Nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam ...................................................................12 1.1.3. Nghiên cứu thuật ngữ ngành ô tô trên thế giới ...............................................19 1.1.4. Nghiên cứu thuật ngữ ngành ô tô ở Việt Nam ................................................23 1.2. Cơ sở lí thuyết về thuật ngữ ............................................................................25 1.2.1. Khái niệm về thuật ngữ ...................................................................................25 1.2.2. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan ........................................28 1.2.3. Tiêu chuẩn, đặc điểm của thuật ngữ ...............................................................31 i
  5. 1.2.4. Cấu tạo của thuật ngữ .....................................................................................35 1.3. Hiện tượng đồng nghĩa và đồng nghĩa trong thuật ngữ ...............................40 1.3.1. Khái niệm đồng nghĩa .....................................................................................40 1.3.2. Khái niệm đồng nghĩa trong thuật ngữ ...........................................................42 1.4. Khái quát về ngành ô tô và thuật ngữ ngành ô tô .........................................43 1.4.1. Khái quát về ngành ô tô ..................................................................................43 1.4.2. Thuật ngữ ngành ô tô ......................................................................................44 1.5. Lí thuyết định danh ..........................................................................................49 1.5.1. Khái niệm định danh .......................................................................................49 1.5.2. Đặc điểm và quá trình định danh....................................................................50 1.6. Một số vấn đề lí thuyết về đối chiếu ngôn ngữ ..............................................52 1.6.1. Khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu .................................................................52 1.6.2. Nguyên tắc chung trong đối chiếu ngôn ngữ ..................................................54 1.6.3. Các cấp độ và phạm vi đối chiếu ngôn ngữ ....................................................54 1.7. Tiểu kết ..............................................................................................................55 Chương 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .............................................................57 2.1. Đối chiếu đặc điểm về phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt .....................................................................................................57 2.1.1. Phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh ....................................57 2.1.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt ....................................60 2.1.3. Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt .....................................................................62 2.2. Đối chiếu số lượng yếu tố cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................................................63 2.3. Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................................................64 2.3.1. Đối chiếu đặc điểm từ loại thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo một yếu tố ........64 2.3.2. Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo hai yếu tố ..66 2.3.3. Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo ba yếu tố ...70 ii
  6. 2.3.4. Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo bốn yếu tố .74 2.3.5. Đối chiếu đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo năm yếu tố 75 2.3.6. Đặc điểm từ loại của thuật ngữ ngành ô tô có cấu tạo sáu yếu tố .................76 2.4. Đối chiếu đặc điểm mô hình cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt .............................................................................................................76 2.4.1. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt .....76 2.4.2. Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về mô hình cấu tạo của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt ...........................................................88 2.5. Tiểu kết ..............................................................................................................91 Chương 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ......................................................94 3.1. Định danh và định danh thuật ngữ ................................................................94 3.2. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ ngành ô tô .............................95 3.2.1. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ ngành ô tô theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ .............................................................................................................95 3.2.2. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ ngành ô tô theo cách thức biểu thị của thuật ngữ .......................................................................................................96 3.3. Đối chiếu đặc điểm mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô .....................98 3.3.1. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ ô tô và phương tiện ...............100 3.3.2. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ tổng thành và chi tiết hệ thống cơ khí-động lực ........................................................................................................102 3.3.3. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ bộ phận, chi tiết hệ thống điện- điện tử ...............................................................................................................108 3.3.4. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ máy móc, dụng cụ sản xuất, sửa chữa ...............................................................................................................112 3.3.5. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ vị trí, địa điểm .......................115 3.3.6. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ chất liệu .................................116 3.3.7. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hình thức thể hiện..................119 3.3.8. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ nguồn nhân lực......................120 3.3.9. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hệ thống kiến thức .................121 iii
  7. 3.3.10. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ phương pháp, nguyên lí ......122 3.3.11. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ thuộc tính.............................124 3.3.12. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ mối quan hệ .........................128 3.3.13. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hoạt động sản xuất, sửa chữa..129 3.3.14. Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hoạt động vận hành .............131 3.3.15. Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về các mô hình định danh của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt .........................................133 3.4. Tiểu kết ............................................................................................................135 Chương 4. ĐỐI CHIẾU HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA TRONG THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .....................................137 4.1. Phân loại đồng nghĩa thuật ngữ ....................................................................137 4.2. Hiện tượng đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh .................140 4.2.1. Đồng nghĩa do cách viết chính tả .................................................................141 4.2.2. Đồng nghĩa do thay đổi hình thái .................................................................141 4.2.3. Đồng nghĩa do sử dụng từ viết tắt .................................................................142 4.2.4. Đồng nghĩa do sử dụng từ ngữ phương ngữ .................................................143 4.2.5. Đồng nghĩa do ngữ vực khác nhau ...............................................................144 4.2.6. Đồng nghĩa do sử dụng yếu tố đồng nghĩa ...................................................144 4.2.7. Đồng nghĩa do yếu tố lịch đại .......................................................................145 4.2.8. Đồng nghĩa do lựa chọn đặc điểm khái niệm thể hiện trong yếu tố phụ khác nhau ...............................................................................................................145 4.2.9. Đồng nghĩa do lựa chọn đặc điểm khái niệm thể hiện trong yếu tố chính khác nhau ...............................................................................................................147 4.3. Hiện tượng đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt..................148 4.3.1. Đồng nghĩa do cách viết chính tả .................................................................149 4.3.2. Đồng nghĩa do sử dụng từ ngữ phương ngữ .................................................149 4.3.3. Đồng nghĩa do ngữ vực khác nhau ...............................................................150 4.3.4. Đồng nghĩa do sử dụng yếu tố đồng nghĩa ...................................................150 4.3.5. Đồng nghĩa do yếu tố lịch đại .......................................................................152 4.3.6. Đồng nghĩa do lựa chọn đặc điểm khái niệm thể hiện trong yếu tố phụ khác iv
  8. nhau ...............................................................................................................152 4.3.7. Đồng nghĩa do lựa chọn đặc điểm khái niệm thể hiện trong yếu tố chính khác nhau ...............................................................................................................153 4.4. Đánh giá những điểm tương đồng và khác biệt về hiện tượng đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt ..........................................154 4.5. Gợi ý về hướng chuẩn hóa thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt ......................157 4.5.1. Gợi ý về hướng chuẩn hóa các trường hợp đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt ..........................................................................................................158 4.5.2. Gợi ý về hướng xử lí các trường hợp cần chuẩn hóa khác ...........................163 4.6. Tiểu kết ............................................................................................................164 KẾT LUẬN ............................................................................................................166 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .........................170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................171 PHỤ LỤC 1. THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TIẾNG ANH ................................ PL1 PHỤ LỤC 2. THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ TIẾNG VIỆT ............................. PL36 PHỤ LỤC 3. THUẬT NGỮ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG ANH .............. PL67 PHỤ LỤC 4. THUẬT NGỮ ĐỒNG NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT .............. PL81 PHỤ LỤC 5. MÔ HÌNH CẤU TẠO THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ KHÔNG ĐIỂN HÌNH ................................................................................................................... PL90 PHỤ LỤC 6. MÔ HÌNH ĐỊNH DANH THUẬT NGỮ NGÀNH Ô TÔ KHÔNG ĐIỂN HÌNH ........................................................................................................ PL96 v
  9. DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT HĐSXSC Hoạt động sản xuất, sửa chữa HĐVH Hoạt động vận hành HTCK-ĐL Hệ thống cơ khí-động lực HTĐ-ĐT Hệ thống điện-điện tử HTKT Hệ thống kiến thức HTTH Hình thức thể hiện Nxb Nhà xuất bản ÔTPT Ô tô và phương tiện PPNL Phương pháp, nguyên lí Stt Số thứ tự SXSC Sản xuất, sửa chữa TNNÔT Thuật ngữ ngành ô tô VTĐĐ Vị trí, địa điểm Y Yếu tố vi
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phương thức cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt ........62 Bảng 2.2: Số lượng yếu tố cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................................................63 Bảng 2.3: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh có cấu tạo một yếu tố ...........................65 Bảng 2.4: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt có cấu tạo một yếu tố ...........................66 Bảng 2.5: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh có cấu tạo hai yếu tố ............................67 Bảng 2.6: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt có cấu tạo hai yếu tố ............................69 Bảng 2.7: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh có cấu tạo ba yếu tố .............................71 Bảng 2.8: Thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt có cấu tạo ba yếu tố .............................74 Bảng 2.9: Mô hình cấu tạo thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt theo yếu tố cấu tạo .......................................................................................................................89 Bảng 3.1: Các phạm trù và tiểu phạm trù khái niệm ngành ô tô ..............................98 Bảng 3.2: Mô hình định danh thuật ngữ chỉ ô tô và phương tiện trong tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................................................................101 Bảng 3.3: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ tổng thành và chi tiết hệ thống cơ khí-động lực trong tiếng Anh và tiếng Việt ..............................................107 Bảng 3.4: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ bộ phận, chi tiết hệ thống điện-điện tử trong tiếng Anh và tiếng Việt ..............................................................111 Bảng 3.5: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ máy móc, dụng cụ sản xuất, sửa chữa trong tiếng Anh và tiếng Việt ...................................................................114 Bảng 3.6: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô vị trí, địa điểm trong tiếng Anh và tiếng Việt.............................................................................................................115 Bảng 3.7: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ chất liệu trong tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................................................................118 Bảng 3.8: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hình thức thể hiện trong tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................119 Bảng 3.9: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ nguồn nhân lực trong tiếng Anh và tiếng Việt .....................................................................................................120 Bảng 3.10: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hệ thống kiến thức trong vii
  11. tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................121 Bảng 3.11: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ phương pháp, nguyên lí trong tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................................123 Bảng 3.12: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ thuộc tính trong tiếng Anh và tiếng Việt.............................................................................................................127 Bảng 3.13: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ mối quan hệ trong tiếng Anh và tiếng Việt .....................................................................................................129 Bảng 3.14: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hoạt động sản xuất, sửa chữa trong tiếng Anh và tiếng Việt .........................................................................131 Bảng 3.15: Mô hình định danh thuật ngữ ngành ô tô chỉ hoạt động vận hành trong tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................................................133 Bảng 4.1: Số lượng khái niệm có đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh .................................................................................................................................140 Bảng 4.2: Số lượng đồng nghĩa theo các hình thức trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh ..........................................................................................................................141 Bảng 4.3: Số lượng khái niệm có đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt .................................................................................................................................148 Bảng 4.4: Số lượng đồng nghĩa theo các hình thức trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt ..........................................................................................................................149 viii
  12. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng trong học tập, giao tiếp và trong các ngành khoa học. Tiếng Anh cũng được xem là điều kiện tiên quyết cho những người làm trong các lĩnh vực chuyên môn nói chung và ngành ô tô nói riêng. Trong khi đó, các hoạt động trong ngành ô tô không chỉ dùng những từ ngữ thông thường mà còn sử dụng một bộ phận từ ngữ đặc biệt, chỉ đích danh khái niệm, sự vật, hiện tượng …, đó chính là hệ thuật ngữ. Do đó, việc nắm vững hệ thống thuật ngữ chuyên môn sẽ giúp cho việc trao đổi, nghiên cứu càng thuận lợi, dễ dàng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hầu hết các thuật ngữ trong tiếng Việt thường được chuyển dịch hoặc vay mượn từ tiếng nước ngoài như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung và tiếng Anh nên vẫn còn thiếu hình thức thể hiện thống nhất cho nội dung khái niệm. Hơn nữa, cơ sở lí luận và hoạt động thực tiễn trên phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa và định danh vẫn chưa được chuẩn hóa. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về thuật ngữ trong ngành chưa nhiều. Đặc biệt là chưa có những công trình nghiên cứu đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô (TNNÔT) trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm phục vụ cho công tác xây dựng, chuẩn hóa và thống nhất thuật ngữ, cũng như công tác đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo. Khảo sát ban đầu cho thấy, nhiều TNNÔT tiếng Việt chưa biểu đạt được tính chính xác khái niệm. Không ít những thuật ngữ vay mượn nước ngoài được sử dụng với nhiều biến thể khác nhau mà chưa được nghiên cứu, chuẩn hóa hoặc vẫn còn những TNNÔT có trong tiếng Anh mà tiếng Việt chưa có. Bên cạnh đó, việc khảo sát về phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ trong lĩnh vực này chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. Do đó, việc phân tích, đối chiếu thuật ngữ trong ngành ô tô để đảm bảo những thuật ngữ đó biểu đạt các khái niệm một cách chính xác, phù hợp với chuẩn mực chung của thế giới là một tất yếu. Từ việc xác định như vậy có thể thấy đề tài “Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt” thực sự thiết thực cho các công việc và các hoạt động có liên quan đến ngành ô tô. Đề tài tập trung khảo sát, nghiên cứu, đối chiếu những đặc điểm về cấu tạo, định danh, ngữ nghĩa để tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau của hệ thống TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt, góp phần bổ sung tư liệu cho mảng nghiên cứu về thuật ngữ trong Việt Ngữ học. Đồng thời, đề tài cũng sẽ là tư 1
  13. liệu tham khảo, cơ sở lí thuyết cho lí luận giảng dạy, nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ô tô cũng như biên, phiên dịch và các hoạt động chuyên môn khác trong lĩnh vực kĩ thuật này. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp nhất định trong công tác chuẩn hóa TNNÔT, là cơ sở để hình thành những bộ từ điển chuyên ngành ô tô, đáp ứng nhu cầu của ngành và cả xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là đối chiếu hệ thống TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm làm sáng tỏ những đặc trưng và xác định những điểm tương đồng, khác biệt về mặt cấu tạo, đặc điểm định danh, đặc điểm ngữ nghĩa (qua hiện tượng đồng nghĩa) của hai hệ thống thuật ngữ, từ đó, đưa ra gợi ý về hướng xây dựng TNNÔT tiếng Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm lí luận liên quan đến đề tài luận án, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho nghiên cứu; (2) Mô tả, đối chiếu đặc điểm cấu tạo cũng như các mô hình kết hợp các yếu tố để tạo thành TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt; (3) Mô tả, phân tích đặc điểm định danh của TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt về các mặt: đặc điểm ngữ nghĩa, cách thức biểu thị, mô hình định danh, từ đó tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt về đặc điểm định danh của hai hệ thống thuật ngữ; (4) Phân tích hiện tượng đồng nghĩa trong TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt để xác định những điểm tương đồng và khác biệt của hai hệ thống thuật ngữ; (5) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra những gợi ý về hướng xây dựng, chuẩn hóa TNNÔT tiếng Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt, tức là các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực ô tô thu thập từ 2 quyển “Từ điển Anh Việt chuyên ngành công nghệ ô tô”, Đỗ Văn Dũng, Nxb Thống kê, 2003 và “Từ điển chuyên ngành ô tô”, Đỗ Văn Dũng, Phan Nguyễn Quí Tâm, Nxb ĐHQG TPHCM, 2021. 2
  14. 3.2. Phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm hình thái - cấu trúc, ngữ nghĩa, đặc điểm định danh, đồng nghĩa thuật ngữ của hệ TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt và vấn đề chuẩn hóa TNNÔT tiếng Việt. Luận án xác định những thuật ngữ được phiên chuyển sang tiếng Việt chưa đảm bảo tính rõ ràng, ngắn gọn, mang tính miêu tả, có chứa hư từ, quan hệ từ thừa dư trong kết cấu nội bộ của chúng không phải là TNNÔT chuẩn mực. Ngữ liệu nghiên cứu của luận án chủ yếu dựa trên các từ điển chuyên ngành ô tô. Trên thực tế, trong nghiên cứu về thuật ngữ, việc lựa chọn ngữ liệu từ các quyển từ điển là một phương án có độ tin cậy cao và thường được sử dụng. Kageura [155], [156] sử dụng các bảng tổng hợp thuật ngữ để nghiên cứu sâu về sự phát triển của thuật ngữ, cấu tạo và các hình thức vay mượn thuật ngữ trong tiếng Nhật. Hơn nữa, nguồn ngữ liệu quan trọng về hệ thống khái niệm luôn sẵn có trong các quyển từ điển chuyên ngành và đồng thời chúng chỉ rõ hệ thống ngữ nghĩa, khái niệm liên quan đến tri thức được thể hiện [137], [141]. Dựa trên cơ sở đó, luận án lựa chọn 2217 thuật ngữ sử dụng trong ngành ô tô đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về tính khoa học, tính quốc tế và tính dân tộc được rút ra từ 2 quyển “Từ điển Anh Việt chuyên ngành công nghệ ô tô”, Đỗ Văn Dũng, Nxb. Thống kê, 2003 và “Từ điển chuyên ngành ô tô”, Đỗ Văn Dũng, Phan Nguyễn Quí Tâm, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2021. Trong số các thuật ngữ được lựa chọn, có 285 thuật ngữ trong tiếng Anh, 210 thuật ngữ trong tiếng Việt có các thuật ngữ đồng nghĩa. Cụ thể, trong tiếng Anh, có 331 thuật ngữ đồng nghĩa được xác định từ các thuật ngữ đồng nghĩa của 57 thuật ngữ trong ngữ liệu có 1 đồng nghĩa viết tắt, 191 thuật ngữ trong ngữ liệu có 1 đồng nghĩa, 30 thuật ngữ trong ngữ liệu có 2 đồng nghĩa, 5 thuật ngữ trong ngữ liệu có 3 đồng nghĩa và 2 thuật ngữ trong ngữ liệu có 4 đồng nghĩa. Trong tiếng Việt, có 243 thuật ngữ đồng nghĩa được xác định từ các thuật ngữ đồng nghĩa của 178 thuật ngữ trong ngữ liệu có 1 đồng nghĩa, 31 thuật ngữ trong ngữ liệu có 2 đồng nghĩa và 1 thuật ngữ trong ngữ liệu có 3 đồng nghĩa. Do đó, tổng số thuật ngữ được đưa vào nghiên cứu là 2554 TNNÔT tiếng Anh và 2460 TNNÔT tiếng Việt. Để phân tích đối chiếu đặc điểm cấu tạo và định đanh của thuật ngữ, chúng tôi dựa trên cơ sở ngữ liệu gồm 2217 TNNÔT tiếng Anh và 2217 TNNÔT tiếng Việt. 3
  15. Những thuật ngữ đồng nghĩa trong tiếng Anh, không có định nghĩa và được xác định bằng các chú thích như “còn được gọi” (also called) không được lựa chọn. Đồng thời, để tránh các thuật ngữ đồng nghĩa bởi lí do phương ngữ hay biến thể, luận án chỉ lựa chọn thuật ngữ Anh-Anh và không dùng các thuật ngữ tương đương được dùng trong Anh-Mỹ. Với những thuật ngữ tiếng Anh có nhiều cách dịch sang tiếng Việt, luận án chỉ chọn tiếng Việt tương đương đầu tiên trong từ điển vì đây là thuật ngữ tiếng Việt đã được người dịch coi là chuẩn xác hơn trong số các thuật ngữ đồng nghĩa. Thuật ngữ tương đương được điều chỉnh trong quyển “Từ điển chuyên ngành ô tô” năm 2021 cũng được ưu tiên lựa chọn. Do đó, số lượng TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt được đối chiếu trên 2 phương diện này tương đương nhau theo phương án lựa chọn này. Điều này giúp đảm bảo sự cân đối và rõ ràng về số liệu thống kê khi đối chiếu, so sánh các đặc điểm của hai hệ thống thuật ngữ. Các thuật ngữ đồng nghĩa cũng được miêu tả, phân tích, đánh giá riêng để xác định những nét tương đồng và khác biệt trong hai ngôn ngữ, làm cơ sở cho những gợi ý về hướng chuẩn hóa thuật ngữ. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án này sử dụng một số phương pháp và thủ pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học như: 4.1. Phương pháp đối chiếu Đây là phương pháp chính trong luận án được sử dụng để đánh giá, phân tích sự tương đồng và khác biệt của TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt trên phương diện cấu tạo, định danh, đồng nghĩa trong hai hệ thống thuật ngữ. Kết quả so sánh đối chiếu là cơ sở để gợi ý hướng xây dựng và chuẩn hóa TNNÔT tiếng Việt. Trong luận án này, tiếng Anh là ngôn ngữ xuất phát và tiếng Việt là ngôn ngữ đối chiếu. 4.2. Phương pháp miêu tả Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, hiện tượng đồng nghĩa trong TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt. Luận án áp dụng phương pháp miêu tả ngôn ngữ như một hệ thống cấu trúc trên các bình diện, mối quan hệ, cách thức tổ chức của các đơn vị ngôn ngữ, dựa trên một cơ sở lí luận, quan điểm, trường phái cụ thể. 4.3. Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp Thuật ngữ được phân tích theo thành tố trực tiếp nhằm xác định các yếu tố 4
  16. tạo nên thuật ngữ, từ đó, tìm ra các nguyên tắc tạo thành TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt, xây dựng các mô hình và quy tắc cấu tạo, định danh TNNÔT. 4.4. Thủ pháp thống kê, phân loại Thủ pháp thống kê, phân loại được sử dụng để xác định số lượng, tần suất xuất hiện, tỉ lệ của các phương thức tạo thành thuật ngữ, các mô hình định danh thuật ngữ, các dạng thức đồng nghĩa. Các kết quả thống kê được tổng hợp dưới hình thức của bảng biểu giúp hình dung rõ hơn các nét đặc trưng cơ bản về cấu tạo, cấu trúc ngôn ngữ, ngữ nghĩa của TNNÔT tiếng Việt. 5. Cái mới của luận án Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu so sánh đối chiếu một cách hệ thống TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt xét trên các phương diện về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh. Đặc biệt, luận án mở rộng nghiên cứu, đối chiếu hiện tượng đồng nghĩa trong TNNÔT trong tiếng Anh và tiếng Việt, một phổ quát quan trọng trong ngôn ngữ nhưng ít được các nhà thuật ngữ học quan tâm. Luận án khái quát các quan điểm, cơ sở lí luận về thuật ngữ trên thế giới và Việt Nam, qua đó xác định rõ khái niệm TNNÔT và các đặc điểm liên quan. Từ cơ sở lí thuyết và tri thức chung của ngành ô tô, luận án áp dụng mô hình phân loại và xây dựng khung tri thức, các phạm trù khái niệm chung theo quan điểm triết học, ngôn ngữ học và thuật ngữ học để xác định đặc trưng định danh cho lĩnh vực này. Dựa trên các cơ sở lí luận đó, các đặc điểm, yếu tố cấu tạo, mô hình cấu tạo, mô hình định danh, phương thức xây dựng, hiện tượng đồng nghĩa trong TNNÔT ở hai hệ thống ngôn ngữ được xây dựng, mô tả, phân tích và so sánh một cách chi tiết. Đồng thời, luận án cũng đưa ra các gợi ý phù hợp trong việc xây dựng và chuẩn hóa TNNÔT tiếng Việt. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lí luận Luận án góp phần khẳng định, bổ sung cơ sở lí luận chung về thuật ngữ, chuẩn hóa thuật ngữ và so sánh đối chiếu ngôn ngữ. Luận án xác định những đặc trưng riêng về đặc điểm cấu tạo, định danh và hiện tượng đồng nghĩa của TNNÔT tiếng Anh và tiếng Việt, là cơ sở cho những nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có những đóng góp quan trọng, mang tính thực tiễn, là cơ sở cho 5
  17. việc ứng dụng trong thực tế, cụ thể: - Là cơ sở cho việc xây dựng các phương án chỉnh lí, chuẩn hóa TNNÔT hiện có ở Việt Nam; - Là cơ sở cho việc thống nhất phương thức cấu tạo, xây dựng thuật ngữ mới để bổ sung cho hệ thống thuật ngữ hiện có ở Việt Nam, tạo tiền đề cho việc biên soạn các từ điển TNNÔT trong tiếng Việt; - Là nguồn tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu liên quan đến TNNÔT cũng như các lĩnh vực liên quan; - Là nguồn tư liệu phục vụ các hoạt động giảng dạy, học tập, biên soạn tài liệu tham khảo và giáo trình chuyên ngành ô tô. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tham khảo, và Phụ lục, luận án gồm 4 chương được bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt Chương 3: Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt Chương 4: Hiện tượng đồng nghĩa trong thuật ngữ ngành ô tô tiếng Anh và tiếng Việt và gợi ý hướng chuẩn hóa thuật ngữ ngành ô tô tiếng Việt. 6
  18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong chương này, luận án trình bày một cách khái quát quá trình hình thành, phát triển của hệ thống thuật ngữ cùng với đó là các hoạt động, quan điểm, phương pháp, nội dung nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới và Việt Nam. Luận án cũng làm rõ các cơ sở lí luận về ngôn ngữ nói chung và khái niệm, lí thuyết liên quan đến TNNÔT nói riêng để xây dựng cơ sở cho toàn bộ nghiên cứu. 1.1. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ 1.1.1. Nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Thuật ngữ là lĩnh vực nghiên cứu không mới, hình thành và phát triển để đáp ứng nhu cầu con người trong những thời điểm lịch sử cụ thể. Cabré [120, 37] và Faber [137] khẳng định thuật ngữ học xuất phát từ nhu cầu, mong muốn thống nhất các khái niệm và thuật ngữ để hỗ trợ cho việc trao đổi và chia sẻ tri thức trong các lĩnh vực chuyên môn cũng như giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau. Như vậy, thuật ngữ vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là phương tiện hỗ trợ cho các chuyên gia và những người tham gia trong các lĩnh vực chuyên môn. Các hoạt động nghiên cứu thuật ngữ khá đa dạng, được các nhà khoa học, các nhà thuật ngữ học tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau. Theo L’Homme [164, 5-6], nghiên cứu về thuật ngữ chủ yếu nhắm đến hai nội dung: (1) các đơn vị ngôn ngữ trong các lĩnh vực chuyên ngành và (2) những ứng dụng của thuật ngữ (bao gồm các lí thuyết và quy tắc) trong thực tế như biên soạn từ điển chuyên ngành, dịch văn bản kĩ thuật, xây dựng mô hình tri thức, kế hoạch hóa ngôn ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ. Sager [185, 2-3] và Kaguera [157, 45] cũng có quan điểm tương tự khi phân tích hoạt động nghiên cứu thuật ngữ theo ba phương diện: (1) các hoạt động ứng dụng, phương pháp thu thập, miêu tả và hình thức thể hiện các thuật ngữ, (2) cơ sở lí thuyết cho các hoạt động ứng dụng và (3) từ vựng của một chuyên ngành. Ngoài ra, Darwish [130, 30-31] bổ sung thêm một khía cạnh khác, đó là các lí thuyết về phương thức cấu thành thuật ngữ. L’Homme [163, 3-21] và Condamines [126, 11-30] cho rằng các phương pháp và đường hướng nghiên cứu thuật ngữ chủ yếu dựa trên hai khía cạnh, hệ thống khái niệm, tri thức chuyên môn 7
  19. và cách thức sử dụng đơn vị từ vựng (thuật ngữ) để thể hiện các tri thức đó. Trong khi đó, Picht [175] tổng hợp ngắn gọn các hoạt động nghiên cứu thuật ngữ bao gồm các nội dung về lí thuyết và ứng dụng của nó. Trên thực tế, phương pháp và quan điểm về nghiên cứu thuật ngữ được mở rộng, thay đổi, có nhiều khác biệt theo quá trình hình thành và phát triển của lĩnh vực khoa học này. Vào thế kỷ XVIII, XIX, các chuyên gia là những người đi tiên phong trong việc phát triển hệ thống thuật ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Trong thế kỷ XVIII, các công trình (của các chuyên gia, các dịch giả) chủ yếu dựa trên quan sát thực tế và chưa phải là những nghiên cứu mang tính khoa học cao (Picht [175]). Bước sang thế kỷ XIX, do sự quốc tế hóa trong lĩnh vực khoa học ngày càng tăng, hoạt động nghiên cứu thuật ngữ của các nhà khoa học ngày càng rõ ràng hơn với sự hình thành các lĩnh vực như hóa học, động vật học, thực vật học (Cabre [119, 1]). Trong thời gian này, các học giả đều nhận thấy sự xuất hiện và gia tăng về số lượng thuật ngữ và đa phần chỉ chú ý đến sự đa dạng về hình thái và sự liên hệ giữa hình thái và khái niệm, họ chưa quan tâm đến bản chất của khái niệm cũng như những cơ sở hình thành thuật ngữ mới (Cabre [119, 7]). Mặc dù các giải pháp, đề xuất cũng được đưa ra nhưng vẫn chưa có một cơ sở lí luận hoàn chỉnh (Picht [175]). Đến thế kỷ XX, các kĩ sư bắt đầu tham gia vào các hoạt động nghiên cứu thuật ngữ mở đường cho sự hình thành cơ sở lí luận, các nguyên tắc và phương pháp cụ thể, đưa thuật ngữ thành một lĩnh vực khoa học và khẳng định được vị thế, vai trò cũng như những đóng góp quan trọng của nó cho sự phát triển của xã hội. Tuy vậy, mãi đến nửa sau thế kỷ XX, các nhà ngôn ngữ học, xã hội học mới thực sự tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu thuật ngữ (Cabre [119, 2]). Từ đây, các đường hướng, phương pháp nghiên cứu mới được giới thiệu dựa trên những cơ sở lí luận của ngôn ngữ học cũng những lí thuyết của các lĩnh vực khoa học khác liên quan đến thuật ngữ. Đặc biệt, những nghiên cứu trong những năm 30 của thế kỷ XX của các nhà nghiên cứu người Áo, Xô Viết và Tiệp Khắc thực sự đặt nền móng cho ngành khoa học thuật ngữ hiện đại và sự hình thành ba trường phái thuật ngữ lớn trên thế giới là 8
  20. trường phái thuật ngữ Áo, trường phái thuật ngữ Xô Viết và trường phái thuật ngữ Praha. Cabre [119, 7] chỉ ra đường hướng tiếp cận thuật ngữ của ba trường phái trên lần lượt là: (1) xem thuật ngữ là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành nhưng độc lập phục vụ các ngành khoa học kĩ thuật liên quan, (2) chú trọng đến triết học và chủ yếu nghiên cứu việc phân loại, sắp xếp mang tính logic của các hệ thống khái niệm và cách tổ chức của các đơn vị tri thức, (3) tiếp cận theo đường hướng ngôn ngữ học, xem ngôn ngữ chuyên môn là một bộ phận của ngôn ngữ thông thường. Trong ba trường phái thuật ngữ trên, trường phái thuật ngữ Áo được biết đến nhiều nhất, có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới. Dựa trên các công trình lí thuyết và ứng dụng thực tiễn của Wuster, trường phái này tiếp tục phát triển và mở rộng với sự tham gia của nhiều học giả như Budin, Felber, Galinski (dẫn theo Kast-Aigner [158, 6]), và được hoàn thiện thành một hệ thống lí luận với tên gọi Lí thuyết thuật ngữ truyền thống (sau này được bổ sung, điều chỉnh và trở thành Lí thuyết chung về Thuật ngữ). Những quy tắc, cơ sở lí luận của Wuster và các nhà nghiên cứu sau này trở thành những nội dung chính về chuẩn hóa thuật ngữ trên thế giới trong các tài liệu của ISO và Inforterm. Tuy nhiên, từ những năm 1985 cho đến nay, việc ứng dụng các lí thuyết thuật ngữ truyền thống của Wuster trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng của thuật ngữ gặp nhiều bất cập hoặc không khả thi do sự mở rộng về khối lượng tri thức, sự gia tăng về số lượng thuật ngữ cùng nhiều quan điểm khác biệt khi tiếp cận thuật ngữ (Cabre [119], Temmerman [189], [192], Kaguera [155]). Do đó, bên cạnh Lí thuyết thuật ngữ chung, nhiều đường hướng, phương pháp tiếp cận mới theo hướng “miêu tả” được giới thiệu và áp dụng trong thực tiễn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong các lĩnh vực khoa học, chuyên môn. Trước hết, đó là sự điều chỉnh, mở rộng các nguyên tắc của thuật ngữ truyền thống để phù hợp hơn với các hoạt động thực tiễn. Cabre [121] chỉ rõ những sự bổ sung cụ thể như sau: (1) việc chuẩn hóa thuật ngữ chuyển thành một bộ phận của kế hoạch ngôn ngữ, (2) chấp nhận sự có mặt của các từ đồng nghĩa trong thuật ngữ ở một mức độ nhất định, có kiểm soát nhưng hạn chế với các thuật ngữ sẽ được chuẩn hóa, (3) mở rộng đơn vị nghiên cứu thuật ngữ ở bậc cú, (4) ngữ nghĩa ở dạng nói được công nhận trong công tác kế hoạch ngôn ngữ, (5) quá trình hình thành thuật 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2