Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt
lượt xem 21
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là khảo sát, phân tích, chỉ ra đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó so sánh, đối chiếu làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt về phương thức cấu tạo từ và ngữ nghĩa. Thông qua đó, luận án góp phần vào nghiên cứu tiếng lóng nói riêng, phương ngữ học xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói chung, đồng thời góp phần làm rõ nét đặc trưng văn hóa - xã hội của hai cộng đồng người nói tiếng Anh và người Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DOÃN THỊ LAN ANH ĐỐI CHIẾU TỪ NGỮ LÓNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG HÀ NỘI - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Đối chiếu từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu được trình bày trong luận án là trung thực do tôi thực hiện. Đề tài nghiên cứu và các kết quả của luận án chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Hà Nội, tháng 9 năm 2023 Tác giả Doãn Thị Lan Anh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................................. 9 1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 9 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng lóng .............................................. 9 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về tiếng lóng ............................................ 9 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về tiếng lóng ........................................... 19 1.3. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 25 1.3.1. Cơ sở lí luận về phương ngữ xã hội .............................................................. 25 1.3.2. Cơ sở lí luận về tiếng lóng ............................................................................ 32 1.3.3. Từ ngữ và nghĩa của từ ................................................................................. 53 1.3.4. Cơ sở lí thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu .................................................... 66 1.4. Tiểu kết Chƣơng 1 .......................................................................................... 70 CHƢƠNG 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ LÓNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........................................................... 72 2.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................... 72 2.2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt ........................ 73 2.2.1. Đặc điểm hình thái của từ ngữ lóng tiếng Anh ............................................. 75 2.2.3. Khả năng tạo từ của từ ngữ lóng tiếng Anh .................................................. 81 2.3. Nhận xét đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt ...... 104 2.3.1. Những điểm tương đồng .............................................................................. 105 2.3.2. Những điểm khác biệt.................................................................................. 106 2.4. Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................ 107 CHƢƠNG 3. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ LÓNG TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ............................................ 109 3.1. Đặt vấn đề ..................................................................................................... 109 3.2. Đặc điểm chung về ngữ nghĩa của từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt . 109
- 3.2.1. Tạo từ mới mang nghĩa lóng ....................................................................... 109 3.2.2. Phát triển nghĩa lóng .................................................................................. 111 3.2.3. Hiện tượng đồng nghĩa của từ ngữ lóng ..................................................... 119 3.2.4. Hiện tượng đồng âm của từ ngữ lóng ......................................................... 121 3.2.5. Hiện tượng đa nghĩa của từ ngữ lóng ......................................................... 124 3.2.6. Các đặc trưng xã hội của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt ......... 127 3.3. Khảo sát trƣờng hợp: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt, xét theo nhóm xã hội ........................................................... 134 3.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Anh, xét theo nhóm xã hội... 134 3.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Việt ở một số nhóm xã hội 149 3.4. Nhận xét đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt . 164 3.4.1. Những điểm tương đồng .............................................................................. 164 3.4.2. Những điểm khác biệt.................................................................................. 168 3.5. Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................... 169 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 171 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................. 176 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 177
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Thống kê số lượng từ ngữ lóng tiếng Anh qua 4 nhóm xã hội 2 Bảng 2.2. Thống kê số lượng từ ngữ lóng tiếng Việt qua 4 nhóm xã hội 3 Bảng 2.3. Từ ngữ lóng tiếng Anh xét theo đơn vị cấu tạo 4 Bảng 2.4. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo đơn vị cấu tạo 5 Bảng 2.5. Từ ngữ lóng tiếng Anh xét theo đơn vị từ vựng 6 Bảng 2.6. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo đơn vị từ vựng 7 Bảng 2.7. Từ ngữ lóng tiếng Anh xét theo từ loại 8 Bảng 2.8. Từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo từ loại DANH MỤC CÁC BIỂU STT Tên biểu Trang 1 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ số lượng từ ngữ lóng tiếng Anh qua 4 nhóm xã hội 2 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ số lượng từ ngữ lóng tiếng Việt qua 4 nhóm xã hội 3 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ từ ngữ lóng tiếng Anh xét theo đơn vị cấu tạo 4 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo đơn vị cấu tạo 5 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ từ ngữ lóng tiếng Anh xét theo đơn vị từ vựng 6 Biểu đồ 2.6. Tỷ lệ từ ngữ lóng tiếng Việt xét theo đơn vị từ vựng
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của con người. Trong sự biến đổi không ngừng của xã hội, ngôn ngữ cũng không ngừng biến đổi và thích nghi để thực hiện nhiệm vụ của mình. Theo quan điểm của chủ nghĩa Marx, ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là một công cụ giao tiếp mà còn liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Điều này đồng nghĩa rằng sự tiến bộ và biến đổi của ngôn ngữ đi đôi với tiến bộ và biến đổi của xã hội mà nó phục vụ. Theo Ferdinand de Saussure, phải có một khối người nói thì mới có ngôn ngữ vì ngôn ngữ là sản phẩm của cộng đồng. Điều này có nghĩa rằng các hiện tượng và sự phát triển trong ngôn ngữ có thể được giải thích dựa trên thuộc tính xã hội của ngôn ngữ đó. Ngược lại, chúng ta cũng có thể dựa vào các biến thể và sự phát triển của ngôn ngữ để lý giải các hiện tượng xã hội và sự thay đổi trong xã hội. Một ngôn ngữ có thể thay đổi đáng kể khi có đủ số lượng người để thay đổi cách thức nói ngôn ngữ đó. Điều này đòi hỏi những nhà nghiên cứu ngôn ngữ cần theo sát những xu hướng phát triển mới của ngôn ngữ, nhằm hỗ trợ việc định hướng, chuẩn hóa và giáo dục ngôn ngữ phù hợp với từng giai đoạn phát triển. 1.2. Ngoài thực hiện chức năng giao tiếp, ngôn ngữ còn được sử dụng để truyền tải những thông điệp xã hội quan trọng về đặc điểm của người tham gia giao tiếp (tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, học vấn, tôn giáo…), mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp. Tất cả những yếu tố này hình thành nên những biến thể ngôn ngữ khác nhau. Và tiếng lóng chính là một trong những biến thể tạo nên sự phong phú và đa dạng của ngôn ngữ. Tiếng lóng nói chung, và từ ngữ lóng nói riêng là một trong những phương tiện mà qua đó ngôn ngữ biến đổi và trở nên mới mẻ. Sức sống và màu sắc đa dạng của tiếng lóng làm phong phú thêm ngôn ngữ nói trong giao tiếp hàng ngày. Từ ngữ lóng tồn tại trong mọi ngôn ngữ, mọi quốc gia và mọi thời kỳ lịch sử. Trong mọi tầng lớp xã hội, ngay cả những nhà văn hay nhà chính trị, đều cũng đã sử dụng ít nhiều từ ngữ lóng trong diễn ngôn của mình. Ngày nay, tiếng lóng đang phát triển mạnh mẽ, mở rộng phạm vi và có xu hướng lan tỏa “liên nhóm xã hội”. Điều này đã làm cho tiếng lóng trở thành một đối tượng nghiên cứu đáng chú ý trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, xã hội học, văn học, chính trị, pháp luật, âm nhạc và điện ảnh. Mặc dù vậy, chúng tôi nhận thấy vẫn còn thiếu những đề tài nghiên cứu so sánh, đối chiếu tiếng lóng giữa các ngôn ngữ, đặc 1
- biệt là giữa tiếng Anh và tiếng Việt một cách toàn diện và chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến cấu tạo, ngữ nghĩa của tiếng lóng, đến sự hình thành, phát triển, và các nhân tố văn hóa xã hội tác động lên đặc điểm của chúng. Đây sẽ là công việc rất khó khăn, đòi hỏi các nhà nghiên cứu không những phải nhận diện được các từ ngữ lóng (là đơn vị làm nên tiếng lóng) - bởi các khái niệm và định nghĩa về nó còn rất mơ hồ và khó xác định - mà còn phải chỉ ra được sự giống và khác nhau giữa các từ ngữ lóng tương ứng giữa hai ngôn ngữ được đối chiếu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đối chiếu các từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt là một đề tài có tính cấp thiết. 1.3. Là một người tham gia giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh, việc tìm hiểu về từ ngữ lóng - một bộ phận trong hệ thống từ vựng tiếng Anh là một điều cần thiết, không những cung cấp thêm những kiến thức về chuyên môn mà còn hiểu biết hơn về văn hóa, tư duy của cộng đồng người nói tiếng Anh, bởi từ ngữ lóng thường phản ánh văn hóa, xã hội, và tinh thần thời đại. Thông qua đó, có thể giúp người học hiểu sâu hơn về ngôn ngữ, tập tục, và tư duy của người nước ngoài, trong sự so sánh đối chiếu với ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam; đồng thời làm tăng thêm tính thú vị trong nội dung giảng dạy của mình. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu “Đối chiếu từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt” cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là khảo sát, phân tích, chỉ ra đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó so sánh, đối chiếu làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt về phương thức cấu tạo từ và ngữ nghĩa. Thông qua đó, luận án góp phần vào nghiên cứu tiếng lóng nói riêng, phương ngữ học xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói chung, đồng thời góp phần làm rõ nét đặc trưng văn hóa - xã hội của hai cộng đồng người nói tiếng Anh và người Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài luận án; (2) Đối chiếu, chỉ ra những tương đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt; 2
- (3) Đối chiếu, chỉ ra những tường đồng và khác biệt về đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt; (4) Phân tích, chỉ ra một số nhân tố văn hóa, xã hội chi phối đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Đối tƣợng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt được thu thập chủ yếu từ hai nguồn: nguồn chính là các cuốn từ điển chuyên về từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt; bên cạnh đó, chúng tôi lấy tư liệu từ các bài báo điện tử, các diễn đàn trên internet và các phương tiện truyền thông, nhằm giúp bổ sung và làm phong phú các hoạt động của ngôn ngữ tiếng lóng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 1) Luận án tập trung nghiên cứu những phương thức tạo lập, đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ khung lí thuyết thuộc hai bình diện ngôn ngữ học cấu trúc và ngôn ngữ học xã hội. Trên cơ sở phân tích các từ ngữ lóng, luận án so sánh, đối chiếu các nét đồng nhất và khác biệt về mặt hình thức và nội dung của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt, góp phần làm sáng tỏ sự giống và khác biệt về đặc trưng ngôn ngữ - xã hội của các tầng lớp sử dụng ngôn ngữ, đặt trong sự tương quan giữa cái mang tính phổ quát toàn nhân loại với cái đặc trưng mang tính dị biệt của từng cộng đồng, dân tộc. 2) Ngày nay, quan niệm về tiếng lóng nói chung, và từ ngữ lóng nói riêng không còn bó hẹp trong quan niệm truyền thống là loại ngôn ngữ không chính thống, thuộc các nhóm xã hội „xấu‟ trong xã hội (ma túy, mại dâm, trộm cướp, buôn lậu), mà nó đã được phát triển và mở rộng phạm vi ở nhiều nhóm xã hội khác, thuộc các tầng lớp tri thức và năng động. Tiếng lóng được coi là một phương ngữ xã hội theo quan niệm của ngôn ngữ học xã hội, tham gia vào các thành phần của xã hội. Đây được xem là một dấu hiệu của sự thay đổi và phát triển của ngôn ngữ. Chính vì lẽ đó, chúng tôi lựa chọn giới hạn từ ngữ lóng thuộc bốn nhóm xã hội là: nhóm giới trẻ, nhóm thương mại, nhóm y tế, và nhóm chính trị. 3) Tiếng lóng gần đây, theo chúng tôi tìm hiểu, xuất hiện rất nhiều ở giới trẻ, và có liên quan rất nhiều đến cuộc sống của giới trẻ. Giới trẻ thường được xem là một lực lượng sáng tạo và tiềm năng với khả năng đóng góp tích cực vào xã hội, kinh tế và văn hóa. Nhóm này thường mang đến những ý tưởng mới, đổi mới công nghệ, thay đổi xã 3
- hội, và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và thay đổi của một quốc gia. Giới trẻ là một lực lượng đông đảo trong xã hội, nhanh nhạy với cái mới, bản tính thích khám phá, sáng tạo nên luôn là lực lượng tiên phong trong các trào lưu xã hội, trong đó có ngôn ngữ. Giới trẻ còn là một nhóm dân số quan trọng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đây cũng là lý do chúng tôi tách giới trẻ thành một nhóm riêng, là một đối tượng nghiên cứu nổi trội hơn khi ngay trong ba nhóm còn lại (thương mại, y tế, chính trị) cũng có giới trẻ, với mục đích làm rõ tính đặc thù của tiếng lóng. Giới trẻ trong luận án là cách gọi chỉ những người thuộc tầng lớp thanh niên trong xã hội. Thanh niên được hiểu rõ nhất là một khoảng thời gian chuyển từ sự phụ thuộc của thời thơ ấu đến sự độc lập của tuổi trưởng thành. Đó là lý do tại sao tuổi trẻ, với tư cách là một phạm trù, có sự linh hoạt hơn so với các nhóm tuổi cố định khác. Tuy nhiên, tuổi tác là cách dễ nhất để xác định nhóm này, đặc biệt liên quan đến giáo dục và việc làm, bởi vì „tuổi trẻ‟ thường đề cập đến một người trong độ tuổi của rời khỏi giáo dục bắt buộc, và tìm kiếm công việc đầu tiên của họ. Một số tổ chức, chương trình của Liên hợp quốc có những định nghĩa khác nhau về thanh niên, được Ban thư ký Liên hợp quốc công nhận. Bảng sau đây tóm tắt những khác biệt này: Tổ chức/ Chƣơng trình Độ tuổi Tài liệu tham chiếu Ban thư ký liên hợp Thanh niên: 15-24 UN Instruments, Statistics quốc/UNESCO/ILO Chương trình Định cư con Thanh niên: 15-32 Chương trình nghị sự người Liên Hợp quốc (UN Agenda 21 Habitat) UNICEF/WHO/UNFPA Thanh thiếu niên: 10-19 UNIFPA Thanh niên (young people): 10-24 Giới trẻ (youth): 15-24 UNICEF/ Công ước về Trẻ em đến 18 tuổi UNICEF Quyền của Trẻ em Hiến chương Thanh niên Thanh niên: 15-35 Liên minh Châu Phi (AU), Châu Phi (AYC) 2006 Ở Việt Nam, theo Điều I, Luật thanh niên quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi. Định nghĩa về tuổi trẻ/thanh niên có lẽ thay đổi theo hoàn cảnh, đặc biệt là với những thay đổi về bối cảnh nhân khẩu học, tài chính, kinh tế và văn hóa xã hội. 4
- Từ những quan niệm trên, với định hướng mở rộng ngưỡng tuổi sử dụng loại hình ngôn ngữ ngày càng phổ biến, luận án đề xuất khái niệm giới trẻ là tầng lớp thanh niên và người trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, trước khi bước vào độ tuổi trung niên. 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu Như đã trình bày trong phần đối tượng nghiên cứu, chúng tôi thu thập ngữ liệu từ hai nguồn: nguồn từ điển và nguồn báo chí điện tử, diễn đàn trực tuyến trong tiếng Anh và tiếng Việt. Song, xuất phát từ những khó khăn trong việc phân biệt, xác định từ ngữ lóng, nhất là ngôn ngữ đó không phải là ngôn ngữ bản địa, cho nên để đảm bảo tư liệu tương xứng giữa hai ngôn ngữ, chúng tôi sử dụng chủ yếu nguồn từ từ điển chuyên về từ ngữ lóng để khảo sát và nghiên cứu. Chúng tôi thu thập và phân loại từ ngữ lóng theo các tiêu chí nghiên cứu từ: 1) Nguồn từ điển: - Từ điển thông thường bao gồm: Từ điển Anh-Anh, từ điển Anh-Anh-Việt, từ điển Anh-Việt, từ điển tiếng Việt. - Từ điển tiếng lóng, bao gồm: (1) Tiếng lóng Việt Nam (Nguyễn Văn Khang, 2001); (2) Từ điển tiếng lóng Mỹ-Việt (Lập Nguyễn, 2018); (3) Từ điển tiếng lóng và những thành ngữ thông tục Mỹ-Việt (Bùi Phụng, 2006); (4) The Oxford Dictionary of Slang (John Ayto, 1998); (5) Dictionary of Medical Slang and Related Esoteric Expressions (J. E. Schmidt, 1959); (6) Communication in English for Vietnamese Health Professionals (Dinh Van Nguyen, 2017); (7) The Oxford Dictionary of American Political Slang (Grant Barrett, 2006); (8) Từ điển trực tuyến Urban Dictionary: https://www.urbandictionary.com 2) Các bài báo điện tử, diễn đàn trực tuyến: - Các diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, báo chí bằng tiếng Anh như: Vogue, Investopedia, MarketWatch, Business Insider, Finance & Life, … - Các diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội, báo chí bằng tiếng Việt như: Tinh tế, Kênh sinh viên, Thanhnien.vn, VnExpress, vnbusiness, vneconony, baodautu, baochinhphu, vtc.vn, svvn.tienphong.vn, xaydungdang, … Cần lưu ý thêm là dữ liệu từ ngữ lóng trong kho ngữ liệu chúng tôi thu thập được không nhất thiết có xuất hiện trong các từ điển thông thường hoặc bất kỳ từ điển chuyên ngành nào về từ ngữ lóng kể trên. Vì vậy, chúng tôi có thể sử dụng các tư liệu khác có liên quan hoặc có xuất hiện các từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt để tham chiếu nhằm hỗ trợ việc mô tả từ vựng và chứng thực cách sử dụng chân thực của các cách diễn đạt đã chọn. 5
- Đối với nguồn dữ liệu báo chí điện tử, diễn đàn trực tuyến được lựa chọn khảo sát chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến nay. Số lượng từ ngữ lóng mà chúng tôi thống kê và xây dựng cơ sở ngữ liệu cho nghiên cứu bao gồm 1207 từ ngữ lóng tiếng Anh và 1026 từ ngữ lóng tiếng Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khảo sát, phân tích, so sánh và đối chiếu về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt là các vấn đề trọng tâm của luận án. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của ngôn ngữ học cấu trúc ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học so sánh đối chiếu. Để giải quyết các nhiệm vụ của luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: (1) Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu trúc và ngữ nghĩa của các từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt mà luận án sử dụng làm ngữ liệu. Trong phương pháp miêu tả, luận án sử dụng hai thủ pháp quan trọng, đó là thủ pháp phân tích theo thành tố trực tiếp nhằm xác định và phân tích yếu tố cấu tạo từ ngữ lóng; thủ pháp phân tích ngữ nghĩa nhằm nghiên cứu ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong hai ngôn ngữ, từ đó luận án rút ra các phương thức tạo nghĩa lóng, các nét đặc trưng khu biệt làm cơ sở phân loại các phạm trù ngữ nghĩa. (2) Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa. Trong luận án này, từ ngữ lóng giữa hai ngôn ngữ được đối chiếu hai chiều. (3) Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp định tính: Khảo sát đặc điểm của từ ngữ lóng trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. (4) Phương pháp phân tích dụng học trong hội thoại: Phân tích ngữ dụng trong ngôn bản nguồn, từ đó hiểu rõ hơn mục đích và cách từ ngữ lóng được sử dụng để đạt được mục tiêu giao tiếp. (5) Phương pháp phân tích ngữ cảnh được sử dụng để miêu tả, phân tích sự lựa chọn và phạm vi sử dụng từ ngữ lóng của các nhóm xã hội gắn với ngôn cảnh tình huống (nội dung và bối cảnh giao tiếp) và ngôn cảnh văn hóa (các nhân tố văn hóa). (6) Thủ pháp thống kê, phân loại: Mục đích của thủ pháp này nhằm thống kê và phân loại, cung cấp các thông tin định lượng cần thiết về các từ ngữ lóng trong các nguồn ngữ liệu (từ điển, báo chí, diễn đàn trực tuyến), giúp cho việc mô tả, nhận xét, đánh giá về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của từ ngữ lóng thuộc các nhóm xã hội trong tiếng Anh và tiếng Việt. 6
- Phương thức thu thập ngữ liệu: Luận án thu thập ngữ liệu bằng phương thức thủ công, nghĩa là: lập danh mục theo các nhóm xã hội, dựa trên các thông tin có sẵn từ các cuốn từ điển chuyên tiếng lóng, các bài báo điện tử, diễn đàn trực tuyến để lựa chọn và phân loại từ ngữ theo các tiêu chí. Luận án sử dụng bảng tính Excel của phần mềm ứng dụng văn phòng Microsoft Office để nhập ngữ liệu, trình bày, thống kê ngữ liệu, thực hiện tính toán tổng số, tỷ lệ % và vẽ biểu đồ. Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành để khảo sát, nghiên cứu và đối chiếu đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, trong luận án này, chúng tôi phải dịch rất nhiều từ ngữ lóng tiếng Anh sang tiếng Việt. Để đảm bảo tính nhất quán trong việc dịch và giữ nguyên nghĩa gốc, chúng tôi dùng phương pháp dịch diễn giải. 5. Đóng góp của đề tài Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn hình thái và ngữ nghĩa học. Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các lí luận về từ, nghĩa của từ, từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt, những nhân tố văn hóa, xã hội tác động đến đặc điểm của các từ ngữ lóng của hai ngôn ngữ. Trên cơ sở miêu tả, phân tích và đối chiếu khả năng tạo từ ngữ, ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trên cơ sở bốn nhóm xã hội được lựa chọn trong tiếng Anh và tiếng Việt, luận án tìm ra các điểm giống và khác nhau về cấu tạo từ và ngữ nghĩa của nhóm từ này trong hai ngôn ngữ, đưa ra các nhận xét và rút ra một số đặc trưng văn hóa của cộng đồng người sử dụng tiếng Anh và tiếng Việt Nam thể hiện qua các từ ngữ lóng. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lí luận Luận án đóng góp những cơ sở lí luận về nghiên cứu từ ngữ lóng trong tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ ra những đặc điểm về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ lóng tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt, đưa ra những nhận xét về điểm giống và khác nhau giữa chúng. Đồng thời, làm sáng tỏ một số đặc điểm cơ bản của biến thể ngôn ngữ trong cộng đồng người sử dụng, một số đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện qua các từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt dưới góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào việc khám phá, tạo một góc nhìn sâu hơn về ý nghĩa của các từ ngữ lóng cũng như việc sử dụng chúng trong bối cảnh hiện nay, khi sự xuất hiện càng ngày càng nhiều các nhóm xã hội, các biến thể ngôn 7
- ngữ cũng từ đó cũng ngày một phong phú, đa dạng và nhiều màu sắc mới mẻ. Trong thời đại thông tin, sự lan truyền nhanh chóng của từ ngữ lóng có thể tạo ra hiệu ứng tích cực hoặc tiêu cực. Hiểu rõ cách mà từ ngữ lóng được sử dụng và tác động của nó đối với cộng đồng sẽ giúp chúng ta xây dựng môi trường giao tiếp tích cực và hiểu biết hơn về văn hóa đa dạng của thế giới hiện đại. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án mang đến những ý nghĩa nhất định trong giao tiếp liên văn hóa; đem lại ứng dụng hữu ích trong giảng dạy ngôn ngữ (tiếng Anh cho người Việt và tiếng Việt cho người nói tiếng Anh về cách sử dụng các biến thể của ngôn ngữ dưới góc độ ngôn ngữ học xã hội); công tác xây dựng và biên soạn từ điển; và biên - phiên dịch các từ ngữ lóng Anh - Việt. Đồng thời, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho các nghiên cứu khác có liên quan sau này. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận. Chương 2. Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt Chương 3. Đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng tiếng Anh và tiếng Việt. 8
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Đặt vấn đề Để có một cái nhìn tổng quát về tình hình nghiên cứu tiếng lóng và từ ngữ lóng, chúng tôi tổng hợp và hệ thống hoá các giáo trình, chuyên khảo, luận án, luận văn, bài báo khoa học và các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chúng tôi phân tích các nghiên cứu này từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, bắt đầu từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội, biến thể ngôn ngữ của phương ngữ xã hội đặc thù, từ đó khai thác các nghiên cứu về từ ngữ lóng ở nước ngoài và trong nước. Từ đây, chúng tôi tìm ra các khoảng trống nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến, thông qua đó thiết lập cơ sở lý luận và thực tiễn cho luận án. 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng lóng 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về tiếng lóng Từ thế kỉ 20, ở giai đoạn hậu cấu trúc luận, ngôn ngữ học xã hội ra đời một mặt tiếp thu những thành quả của ngôn ngữ học cấu trúc, mặt khác đã đóng góp đích thực để giải thích các hiện tượng cũng như diễn biến của ngôn ngữ dưới tác động của các nhân tố xã hội, bù đắp, bổ sung những gì còn thiếu hụt, những bất lực của ngôn ngữ học truyền thống trong việc giải quyết các vấn đề ngôn ngữ do cuộc sống đặt ra. Nếu không dựa vào các nhân tố xã hội - ngôn ngữ mà chỉ dựa vào hệ thống - cấu trúc của ngôn ngữ thì không thể suy xét và giải thích thấu đáo các hiện tượng ngôn ngữ. Vì vậy, lấy đối tượng nghiên cứu là ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống hằng ngày, cụ thể là các biến thể ngôn ngữ đa dạng, nảy sinh và phát triển trong xã hội, ngôn ngữ học xã hội đã liên kết được các nhân tố xã hội để nghiên cứu ngôn ngữ, nhằm giúp cho việc xử lí hàng loạt các vấn đề của đời sống ngôn ngữ, góp phần vào việc định hướng sử dụng ngôn ngữ và chuẩn hóa ngôn ngữ. Nền tảng cho sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ học xã hội là các nhà nghiên cứu tiền bối thời kỳ những năm 50 của thế kỉ 20. Với lí thuyết hành vi nói năng, nhà triết học J. L. Austin (1955, [68]), trong cuốn “How to do things with words” (Hành động như thế nào bằng lời nói) đã cho rằng, tác dụng chủ yếu của ngôn ngữ là hoàn thành các hành vi ngôn ngữ. Theo Austin, khi con người giao tiếp với nhau không thể không xem xét đến bối cảnh giao tiếp cụ thể. Điều này có nghĩa là, nghiên cứu ngôn ngữ phải nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi ngôn ngữ với bối cảnh 9
- hiện thực. Việc xác lập hành vi ngôn ngữ đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Điển hình cho cách tiếp cận này là O. Jesperson (1922; [101]) trong tác phẩm “Language: Its nature, Development and Origin” (Ngôn ngữ: Tính tự nhiên, Sự phát triển và Nguồn gốc) đã nêu ra sự khác biệt về giới tính trong ngôn ngữ, sự phân hóa giai cấp trong ngôn ngữ, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngôn ngữ và các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngôn ngữ. Đây cũng chính là tác phẩm đầu tiên về ngôn ngữ học xã hội. Có thể nói rằng, xuất phát điểm cơ bản của ngôn ngữ học xã hội chính là coi hành động nói là một quá trình hoạt động xã hội. Trong tác phẩm “The sociology of language: An interdisciplinary social science approach to language in society” (Ngôn ngữ học xã hội: Một cách tiếp cận khoa học xã hội liên ngành về ngôn ngữ trong xã hội) của Fishman (1971) đã xác định nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội: “Ngôn ngữ học xã hội nhằm xác định ai nói? Bằng ngôn ngữ nào? Khi nào? Về vấn đề gì? Và nói với ai? Vì thế ngôn ngữ học xã hội nghiên cứu đặc điểm của những hình thái khác nhau của ngôn ngữ, đặc điểm của chức năng của chúng và đặc điểm của người sử dụng chúng, vì cho rằng ba yếu tố này không ngừng tác động qua lại với nhau và biến đổi ngay trong cộng đồng ngôn ngữ.” (Fishman, 1971; [91]). Tác phẩm “An Introduction to Sociolinguistics” (Dẫn luận ngôn ngữ học xã hội) của Wardhaugh (1986, 2006; [131]) đã phát biểu rằng ngôn ngữ xã hội học nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội nhằm hiểu rõ hơn về cấu trúc của chức năng ngôn ngữ. Điều đó có nghĩa là thông qua ngôn ngữ học xã hội, người ta sẽ hiểu được cách thức cấu trúc xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến cách con người nói chuyện, cách ngôn ngữ biến đổi và cách sử dụng tương ứng với các thuộc tính xã hội như giai cấp, giới tính và tuổi tác. Xuất phát từ quan niệm “hoạt động ngôn ngữ là biểu hiện nhạy cảm của các quá trình xã hội”, W. Labov (2006; [106]) trong tác phẩm “The social stratification of English in New York City” (Sự phân tầng xã hội của tiếng Anh tại thành phố New York) đã tiến hành nghiên cứu những biến thể âm vị trong phương ngữ của dân cư ở New York, từ đó tìm ra mối liên hệ của hoạt động ngôn ngữ với sự khác biệt xã hội (nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thu nhập, ...), trong đó có sự khác biệt giữa các giai cấp xã hội thể hiện trong phong cách nói, có sự phân hóa ngữ âm ở các tầng lớp xã hội tại New York. Điều này cho thấy có sự phân biệt khá rõ về mức độ chuẩn và không chuẩn trong giao tiếp giữa các tầng lớp xã hội. “Phương hướng nghiên cứu này mang 10
- đậm nét xã hội học và ta có thể gọi nó là ngôn ngữ học xã hội” (Todorov, 1972: 85). Quan điểm này được thể hiện rõ trong các công trình nghiên cứu về lịch sử từ vựng, theo đó, từ ngữ được quy định bởi những khám phá khoa học, kỹ thuật và những biến đổi xã hội. Biến đổi ngôn ngữ học xã hội là chủ đề xuyên suốt mà W. Labov đã đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của ông, đặc biệt là trong tác phẩm “Ngôn ngữ học xã hội” (1972) và “Ngôn ngữ đời thường” (1972). Theo ông, không thể nào hình dung nổi “một lý thuyết hay một hoạt động ngôn ngữ phong phú nào mà lại không mang tính chất xã hội” (1976: 37). Ngôn ngữ học xã hội đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ và sự chi phối của các nhân tố xã hội đến sự lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ, như giai cấp, độ tuổi, giới tính, nguồn gốc, trình độ học vấn, v.v… với việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như “The Study of Language in Its Social Context” (Nghiên cứu về Ngôn ngữ trong Bối cảnh xã hội) của Labov (1970), “Language in Social groups” (Ngôn ngữ trong các nhóm xã hội” của Gumperz (1971), “Language and Women‟s place” (Ngôn ngữ và vị trí của người phụ nữ) của Lakoff (1975), “Age as a Sociolinguistic variable” (Tuổi tác như là một biến ngôn ngữ học xã hội) của Eckert (1998), v.v… Các công trình ngôn ngữ học xã hội trên là nền tảng cho việc nghiên cứu tiếng lóng - một biến thể đặc thù trong sử dụng của phương ngữ xã hội. Đây là hiện tượng ngôn ngữ được khá nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu, đồng thời cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Các hướng nghiên cứu tiêu biểu về tiếng lóng chủ yếu là nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố xã hội tác động lên tiếng lóng, việc sử dụng tiếng lóng giữa các nhóm xã hội khác nhau như sinh viên đại học (David, 1994; Eble, 1996) [82] [87], y tế (David, 1983; Coombs và cộng sự, 1993; Fox và cộng sự, 2003) [83] [79] [93], giới tính và tiếng lóng (Forsskåhl, 2001; Redkozubova E.A, 2015; Kasmawati, 2017) [92] [118] [103], thái độ đối với tiếng lóng (Cooper, 2001; Robert, 2010) [77] [119]. Hiện tượng tiếng lóng của thanh niên hay tiếng lóng sinh viên là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ từ xưa đến nay, khẳng định vai trò của giới trẻ trong xu hướng mới của ngôn ngữ, bởi “trong số tất cả các nhóm xã hội, giới trẻ là những người dễ nhất để sử dụng và cập nhật tiếng lóng một cách độc đáo. Họ thể hiện tính năng động xã hội rất lớn và có thể tiếp nhận những thay đổi trong thời trang, phong cách, cũng như trong ngôn ngữ. Giới trẻ tuy rất ít quyền lực 11
- chính trị nhưng họ có thể sử dụng tiếng lóng như một công cụ phản văn hóa, như một cánh tay chống lại chính quyền và công ước”. Rodriguez (1994; [120]) trong bài viết “Youth and Student Slang in British and American English” đã nhận định như vậy. Trên thực tế, mỗi thế hệ thanh niên sử dụng một loại tiếng lóng khác nhau - tiếng lóng thay đổi theo từng thế hệ (Dalzell, 2010). Ví dụ, tiếng lóng của các trường đại học Mỹ vào những năm 1850 bao gồm từ vựng và cụm từ khác với tiếng lóng của các trường đại học Mỹ vào những năm 1900 (Dalzell, 2010). Do đó, tiếng lóng là thứ phù du, giống như tuổi trẻ của những người thường sử dụng nó. Vì vậy, một trong những mục đích của việc sử dụng tiếng lóng là để loại trừ người ngoài cuộc và không để họ hiểu những gì người trong cuộc đang thảo luận hoặc lên kế hoạch (Burridge, 2004; [73]). Theo nghĩa này, tiếng lóng là một ngôn ngữ được mã hóa mà người ngoài không thể hiểu được, và điều này được cho là “động cơ ban đầu của tiếng lóng”. Một số công trình tiêu biểu về tiếng lóng giới trẻ như “Kansas University Slang: A new generation” (Tiếng lóng trong trường đại học Kansas: Một thế hệ mới) của Dundes (1963; [85]), nghiên cứu về tiếng lóng của sinh viên trường đại học Kansas, tác giả đã xem xét tiếng lóng của sinh viên ở trường đại học như là một thế hệ mới trong ngôn ngữ. Đây cũng được coi là tác phẩm đánh dấu mốc quan trọng, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu tiếng lóng trong các trường đại học. Eble. C (1996; [87]) trong cuốn sách “Slang and Sociability: In-Group Language among College Students” (Tiếng lóng và Tính Xã hội: Ngôn ngữ nội nhóm trong Sinh viên Đại học) đã bác bỏ quan điểm cho rằng tiếng lóng thường được coi là một dạng ngôn ngữ thấp hèn, một dạng ngôn ngữ đơn giản là không có ý nghĩa hoặc không quan trọng bằng ngôn ngữ thông thường. Lí giải cho sự bác bỏ quan điểm này, tác giả đã phân tích nguồn gốc, chất thơ, tính biểu tượng và sự tinh tế của các cách diễn đạt bằng tiếng lóng. Eble đã phân tích những từ và cụm từ mà các sinh viên đại học Mỹ thường sử dụng với nhau. Dựa trên hơn 10.000 ví dụ được gửi bởi các sinh viên của Eble tại Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill trong hai mươi năm qua, cuốn sách cho thấy rằng tiếng lóng là loại từ vựng năng động, không thể bị coi là lệch lạc. Giống như các từ và cụm từ trang trọng hơn, tiếng lóng được người dùng tạo ra, sửa đổi và truyền đi để phục vụ mục đích riêng của họ. Trong trường hợp của sinh viên đại học, những mục đích này bao gồm củng cố danh tính nhóm và chống đối quyền lực. Cuốn sách này còn bao gồm bảng chú giải thuật ngữ hơn 1.000 từ và cụm từ tiếng lóng được thảo luận trong văn bản, cũng như danh sách 40 thuật ngữ lâu đời nhất kể từ năm 1972. 12
- Tác phẩm “The latest youth slang” (Tiếng lóng mới nhất của giới trẻ) của Thorne (2007; [127]) nhận định rằng “ngoại trừ biệt ngữ liên quan đến các thuật ngữ kỹ thuật, thì tiếng lóng của giới trẻ bây giờ có lẽ là nguồn giàu nhất của ngôn ngữ mới trong thế giới nói tiếng Anh. Tiếng lóng tiền thiếu niên, thanh thiếu niên, sinh viên và thanh thiếu niên sử dụng tất cả các kỹ thuật của ngôn ngữ, có ảnh hưởng nhất thế giới, làm thành một cuộc cách mạng sáng tạo ngôn ngữ. Thanh thiếu niên đã tạo ra mốt ngôn ngữ như một thứ thời trang, không chỉ là hài hước, khiêu khích mà đầy sáng tạo. Ngay từ những năm 1950 họ đã là một phần của “phòng thí nghiệm xã hội” (social liboratory), trong đó những cách suy nghĩ và hành vi mới được thử nghiệm”. Ông cũng nhận định thêm rằng “có một vấn đề khá nghiêm túc khi phân tích tiếng lóng của giới trẻ. Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng những gì đã từng là một mốt thì nay có thể đang phát triển thành một phương ngữ chính hiệu, được gọi là “tiếng địa phương của giới trẻ đa sắc tộc” (multiethnic youth vernacular) với từ vựng, trọng âm và ngữ điệu riêng. Hình thức tiếng Anh mới này, bị ảnh hưởng nhiều bởi giọng nói của người da đen và châu Á, có thể thực sự thay thế những gì từng được gọi là tiếng Anh chuẩn, tiếng Anh của Nữ hoàng”. “Word-up: A lexicon and guide to communication in the 21st century” (Word- up: Bộ từ vựng và hướng dẫn giao tiếp trong thế kỷ 21) của McCrindle (2011; [111]) là một công trình có thể được xem là từ điển của lứa tuổi thanh thiếu niên thế kỷ 21, trong đó đã tổng quan về các yếu tố hình thành ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ và tương tác xã hội dưới ảnh hưởng của truyền thông hiện đại. McCrindle đã có một cái nhìn sâu sắc, hấp dẫn về việc sử dụng tiếng lóng tiếng Anh của giới trẻ. Nghiên cứu về tiếng lóng này như là một cách để nhìn vào “sự khác biệt tâm hồn của các thế hệ”. Tác giả cũng đánh giá việc sử dụng tiếng lóng này đã ngăn cản các thế hệ lớn tuổi trong việc hiểu được ý nghĩa của các từ lóng của con cái họ bởi khoảng cách về ngôn ngữ giữa các thế hệ ngày càng lớn. Việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ ngày nay không chỉ gói gọn trong một thế hệ và không chỉ dưới dạng ngôn ngữ nói vì ngôn ngữ tiếng lóng dạng viết đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi hơn. Tiếng lóng dạng viết giờ đây là phương tiện giao tiếp chính khi giới trẻ sử dụng hình thức này trong tin nhắn và các mạng kết nối xã hội. Nếu không hiểu dạng ngôn ngữ nói, người đọc cũng khó có thể hiểu ngôn ngữ viết. McCrindle đã lí giải sự biến đổi của tiếng lóng giới trẻ trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó đã chỉ ra bốn nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến ngôn ngữ thế kỷ 21, đó là: công nghệ, văn hoá Mỹ, đa văn hóa và toàn cầu hoá. Trong đó, công nghệ 13
- đã thay đổi cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp và thể hiện mình. Sự thay đổi thế hệ kéo theo những thay đổi trong ngôn ngữ. Với sự xuất hiện của các phương tiện giao tiếp trực tuyến, thế hệ trẻ hiện nay thường gửi tin nhắn thay vì nói chuyện trực tiếp, thậm chí ngay cả khi chúng ngồi gần nhau. Cách giao tiếp này vì thế ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ. Từ đó, tác giả cũng nhận định “thế hệ trẻ đang đi đầu trong cuộc cách mạng ngôn ngữ này”. Các công trình nghiên cứu về tiếng lóng giới trẻ khắp nơi trên thế giới đều đi đến nhận định là “thanh thiếu niên có xu hướng tạo ra và sử dụng ngôn ngữ của riêng mình, chúng chủ yếu xuất hiện ở phương tiện truyền thông, tin nhắn và ngôn ngữ giao tiếp ở trường phổ thông, trường đại học, ở lời những bài hát nổi tiếng”. Các nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội nói chung và tiếng lóng nói riêng có xu hướng chú trọng đến tính ứng dụng. Ngôn ngữ học xã hội hay tiếng lóng với y học là một trong những ứng dụng quan trọng về nhiều mặt của ngôn ngữ học xã hội. Thật vậy, tiếng lóng trong y học là một đề tài được nhiều nhà ngôn ngữ và cũng như đội ngũ bác sỹ quan tâm khai thác. Mỗi một ngành nghề đều có một “ngôn ngữ” riêng, bí mật mà chỉ người trong ngành mới có thể hiểu được. Đối với ngành y học cũng không ngoại lệ. Theo đó, các từ ngữ lóng y học được tồn tại như vậy: bằng con đường khẩu ngữ (truyền miệng), chúng được lưu truyền rộng rãi trong giới y khoa (các y, bác sỹ, sinh viên y khoa). Vì không phải là ngôn ngữ chính thức nên không được lưu giữ trong văn bản y học, tuy nhiên, chúng vẫn đang được sử dụng phổ biến trong các bệnh viện ở Anh, Mỹ. Ngôn ngữ y học không chính thống thường không được mã hóa như ngôn ngữ y học chính thống nhưng lại có vai trò, chức năng thiết thực trong môi trường lâm sàng: không những phục vụ một loạt các chức năng tâm lý xã hội mà còn tác động trực tiếp đến công việc chuyên môn của họ tại bệnh viện. David (1983; [83]) trong bài báo “Hospital slang for patients: Crocks, gomers, gorks, and others” (Tiêng lóng trong bệnh viện dành cho bệnh nhân: Crocks, gomers, gorks và những từ ngữ khác) đã kết luận rằng tiếng lóng của bệnh viện dành cho bệnh nhân nhằm phục vụ các chức năng xã hội cũng như chức năng biểu đạt. Tiếng lóng bệnh viện có thể thúc đẩy mối quan hệ nhóm đồng thời duy trì khoảng cách cá nhân. Về mặt này cũng tương tự như các loại tiếng lóng khác, và các phương tiện diễn ngôn khác. (…). Các tác giả trong bài báo “Medical slangs and its functions” (Từ ngữ lóng trong y học và các chức năng của nó) (1993; [79]) đã sử dụng phương pháp tiếp cận xã hội học, nghiên cứu dân tộc học để nghiên cứu biến thể ngôn ngữ giao tiếp dựa trên các bối cảnh xã hội khác nhau 14
- trong lĩnh vực y khoa nhằm giải quyết bốn câu hỏi nghiên cứu: (1) Loại hình nào trong hệ thống chăm sóc sức khỏe y tế tạo ra nhiều tiếng lóng nhất? (2) Tiếng lóng được sử dụng thường xuyên nhất ở những giai đoạn nào của sự nghiệp y tế? (3) Tiếng lóng y tế được nam giới hay phụ nữ sử dụng thường xuyên hơn? (4) Việc sử dụng tiếng lóng y tế đáp ứng những nhu cầu tâm lý xã hội nào? Kết quả khảo sát cho thấy số lượng từ ngữ lóng chỉ đội ngũ y tế và bệnh nhân chiếm khá nhiều, nhưng số lượng tiếng lóng được sử dụng nhiều nhất là để chỉ cái chết và sự hấp hối. Việc sử dụng tiếng lóng thường bắt đầu trong năm thứ ba của trường y khi sinh viên bắt đầu đi thực tập và được trải nghiệm trong môi trường làm việc thực sự. Các bác sĩ lâm sàng nam và nữ có tần suất sử dụng tiếng lóng trong môi trường y tế là như nhau. Tiếng lóng y khoa được sử dụng để thực hiện năm chức năng tâm lý xã hội: (1) khẳng định mình là người trong nhóm, (2) tạo bản sắc của riêng mình, (3) tạo công cụ giao tiếp cá nhân, (4) tạo sự hài hước, dí dỏm và khả năng sáng tạo, (5) làm dịu những áp lực và bi kịch liên quan đến tính chất công việc. Các nghiên cứu đã chỉ ra sự lựa chọn ngôn ngữ tác động như thế nào đến hoạt động nghề nghiệp trong các cơ sở y tế, tác động trực tiếp đến bệnh nhân và gia đình người bệnh, có khả năng ảnh hưởng đến cách cá nhân nhận thức về bản thân họ và cách họ được người khác nhìn nhận như thế nào. Người ta thường cho rằng những người sống hoặc làm việc trong điều kiện căng thẳng có xu hướng thể hiện hoặc giải tỏa căng thẳng của họ thông qua việc sử dụng tính hài hước hoặc các phương tiện bằng lời nói khác. Trong các bệnh viện, nhân viên y tế phải đối mặt với rất nhiều sự đau đớn của bệnh nhân, phải thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự khắt khe, và thường chịu áp lực lớn về thời gian. Trong những điều kiện như vậy, người ta hoàn toàn có thể mong đợi một tiếng lóng của bệnh viện sẽ phát triển thành các thuật ngữ giàu tính hài hước, uyển ngữ. Cũng từ góc độ phạm vi ứng dụng của tiếng lóng, tác giả người Nga Kypc (2014) trong luận văn thạc sĩ “Linguistic characteristics of slang in English language” (Đặc điểm ngôn ngữ học của tiếng lóng trong ngôn ngữ Anh) viết rằng tiếng lóng đặc biệt là ngôn ngữ mà người nói sử dụng để thể hiện sự thuộc về một nhóm và thiết lập tình đoàn kết hoặc sự thân thiết với các thành viên khác trong nhóm. Người nói để tạo ra bản sắc riêng của họ, bao gồm các khía cạnh như địa vị xã hội và thuộc về địa lý, hoặc thậm chí tuổi tác, giáo dục, nghề nghiệp, lối sống và sở thích đặc biệt, thường sử dụng nó. Nó chủ yếu được sử dụng bởi những người ở cùng độ tuổi và kinh nghiệm để tăng cường mối liên kết trong nhóm đồng nghiệp của họ, giữ cho thế hệ cũ ở khoảng 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
220 p | 187 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 157 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Thuật ngữ ngành mỏ và địa chất tiếng Việt
238 p | 32 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn