
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Xây dựng hội thoại cho giáo trình Tiếng Việt thực hành dưới góc nhìn của lý thuyết tương tác hội thoại
lượt xem 19
download

Vận dụng những kết quả nghiên cứu về tương tác trong phân tích hội thoại, mục đích của luận án là nghiên cứu hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt thực hành cho người nước ngoài về mô hình, cấu trúc hội thoại, đặc điểm ngôn ngữ hội thoại, bối cảnh tương tác, cơ chế tạo ra tương tác hội thoại, cụ thể là tương tác hỏi- đáp – vấn đề chủ yếu trong hội thoại tiếng Việt. Từ đó, luận án đưa ra các giải pháp xây dựng hội thoại cho các giáo trình tiếng Việt và đề xuất phương pháp giảng dạy, nâng cao kỹ năng hội thoại tiếng Việt cho học viên nước ngoài.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Xây dựng hội thoại cho giáo trình Tiếng Việt thực hành dưới góc nhìn của lý thuyết tương tác hội thoại
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------***------ NGUYỄN KIM YẾN XÂY DỰNG HỘI THOẠI CHO GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH DƢỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT TƢƠNG TÁC HỘI THOẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------***------ NGUYỄN KIM YẾN XÂY DỰNG HỘI THOẠI CHO GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH DƢỚI GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT TƢƠNG TÁC HỘI THOẠI Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Thi Hà Nội - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Kim Yến
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ PGS.TS Vũ Văn Thi – người đã có những định hướng ban đầu và những chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận án. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy. Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Luận án này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và đặc biệt là các học viên nước ngoài tại các cơ sở đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài trong quá trình khảo sát và thực nghiệm sư phạm. Nhân đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, các bạn đồng nghiệp và các học viên nói trên. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, luận án được hoàn thành còn có sự động viên, khích lệ nhiệt tình, đáng quý từ phía gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến mẹ tôi và những người thân trong gia đình cũng như bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
- MỤC LỤC QUY ƢỚC VIẾT TẮT ..............................................................................................4 DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 6 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án............................................................ 9 3.1. Mục đích của luận án ....................................................................................9 3.2. Nhiệm vụ của luận án ....................................................................................9 4. Ý nghĩa của luận án ................................................................................ 10 4.1. Ý nghĩa lý luận.............................................................................................10 4.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................10 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 10 6. Bố cục của luận án ................................................................................. 11 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN........................................................................................................................13 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................... 13 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tương tác hội thoại và Phân tích hội thoại – Conversation Analysis (CA) trên thế giới ..........................................................13 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tương tác hội thoại tiếng Việt trong nước.............16 1.2. Cơ sở lý luận về tƣơng tác hội thoại ................................................. 18 1.2.1. Tương tác – Tương tác xã hội – Tương tác hội thoại ..............................18 1.2.2. Lý thuyết hội thoại ....................................................................................23 1.2.3. Phân tích hội thoại trên cơ sở dữ liệu định hướng (data-driven) ............36 1.3. Cơ sở lý luận về hành động ngôn từ và hành động hỏi-đáp ............. 41 1.3.1. Hành động ngôn từ ...................................................................................41 1.3.2. Hành động hỏi-đáp...................................................................................42 1.4. Vấn đề dạy kỹ năng hội thoại trong giảng dạy ngôn ngữ thứ hai .... 51 1.4.1. Về phương pháp giảng dạy ngôn ngữ thứ hai ..........................................51 1
- 1.4.2. Dạy hội thoại trong giảng dạy ngôn ngữ thứ hai.....................................53 1.4.3. Dạy hội thoại trong giảng dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai ......64 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 66 CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT VỀ TƢƠNG TÁC HỘI THOẠI TRONG THỰC TẾ VÀ TRONG CÁC GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH – NHỮNG DỮ LIỆU ĐỊNH HƢỚNG .............................................................................................67 2.1. Khảo sát tƣơng tác hội thoại trong thực tế giao tiếp ........................ 67 2.1.1. Khảo sát về cấu trúc hội thoại .................................................................67 2.1.2. Khảo sát hướng tương tác hội thoại trong thực tế giao tiếp ....................72 2.1.3. Khảo sát chiến lược giao tiếp trong hội thoại thực tế .............................76 2.2. Khảo sát tƣơng tác hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt thực hành ở các trình độ .................................................................................. 79 2.2.1. Những nhận xét chung về biên soạn giáo trình........................................79 2.2.2. Khảo sát bối cảnh tương tác và vai giao tiếp trong hội thoại giáo trình.84 2.2.3. Khảo sát sự tương tác hỏi-đáp trong hội thoại giáo trình tiếng Việt thực hành ....................................................................................................................93 2.3. Khảo sát về việc ứng dụng hội thoại giáo trình vào tƣơng tác hội thoại thực tế ........................................................................................... 110 2.3.1. Những kết quả khảo sát qua bảng hỏi ....................................................110 2.3.2. Những kết quả khảo sát qua phỏng vấn sâu ..........................................116 2.3.3. Từ hội thoại thực tế đến hội thoại giáo trình – Dữ liệu định hướng ....119 Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 122 CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ XÂY DỰNG HỘI THOẠI TRONG GIÁO TRÌNH TIẾNG VIỆT VÀ ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP GIẢNG DẠY KỸ NĂNG HỘI THOẠI....................................................................................................................124 3.1. Phân loại trình độ tiếng Việt và kỹ năng hội thoại tiếng Việt ........ 124 3.1.1. Tiêu chuẩn phân loại trình độ tiếng Việt ...............................................124 3.1.2. Các nguyên tắc thiết kế biên soạn giáo trình và phạm vi hội thoại giáo trình ..................................................................................................................126 3.2. Đề xuất thiết kế xây dựng hội thoại tiếng Việt cho giáo trình dạy tiếng .. 127 2
- 3.2.1. Những đề xuất chung..............................................................................127 3.2.2. Đề xuất xây dựng hội thoại cho trình độ cơ sở bậc A1 và A2 ...............132 3.2.3. Đề xuất xây dựng hội thoại cho trình độ trung cấp bậc B1 và B2.........139 3.2.4. Đề xuất xây dựng hội thoại cho trình độ cao cấp bậc C1 và C2 ...........148 3.3. Phƣơng pháp giảng dạy kỹ năng hội thoại tiếng Việt ..................... 157 3.3.1. Về phương pháp dạy học theo nhiệm vụ - Task-based Learning (TBL) 157 3.3.2. Ứng dụng TBL vào việc giảng dạy hội thoại tiếng Việt - Bài giảng thực nghiệm ..............................................................................................................161 3.3.3. Đề xuất phương pháp giảng dạy kỹ năng hội thoại - Bài giảng luyện tập kỹ năng tương tác hội thoại ..............................................................................167 Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 175 KẾT LUẬN ............................................................................................................177 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................................................................................180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................181 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................190 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................192 3
- QUY ƢỚC VIẾT TẮT Giáo trình cơ sở GT4 – A1 Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài 1 Nguyễn Văn Huệ chủ biên (2008), NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh GT5 – A2 Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài 2 Nguyễn Văn Huệ chủ biên (2008), NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh GT1 – A Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài Vũ Văn Thi chủ biên (2008), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội GT9 – A1 Giáo trình tiếng Việt trình độ A -Tập 1 Đoàn Thiện Thuật chủ biên (2009), NXB Thế giới GT10 – A2 Giáo trình tiếng Việt trình độ A -Tập 2 Đoàn Thiện Thuật chủ biên (2009), NXB Thế giới Giáo trình trung cấp GT6 – B1 Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài 3 Nguyễn Văn Huệ chủ biên (2004), NXB Giáo dục GT7 – B2 Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài 4 Nguyễn Văn Huệ chủ biên (2004), NXB Giáo dục GT2 – B Giáo trình Tiếng Việt nâng cao Nguyễn Thiện Nam chủ biên (1998), NXB Giáo dục GT11 – B Giáo trình tiếng Việt trình độ B Đoàn Thiện Thuật chủ biên (2009), NXB Thế giới Giáo trình cao cấp GT8 – C1 Giáo trình tiếng Việt dành cho người nước ngoài 5 Nguyễn Văn Huệ chủ biên (2007), Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh GT3 – C Giáo trình Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài Vũ Thị Thanh Hương chủ biên (2004), NXB Khoa học xã hội GT12 – C Giáo trình tiếng Việt trình độ C Đoàn Thiện Thuật chủ biên (2009), NXB Thế giới 4
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng thống kê tỷ lệ xuất hiện bối cảnh giao tiếp trong hội thoại của giáo trình ở các trình độ ....................................................................................................85 Bảng 2.2. Bảng thống kê tỷ lệ xuất hiện các quan hệ liên nhân thể hiện qua các vai giao tiếp trong hội thoại của giáo trình ở các trình độ ..............................................91 Bảng 2.3. Bảng thống kê tỷ lệ xuất hiện các hành vi giao tiếp trong hội thoại của giáo trình cơ sở ..........................................................................................................96 Bảng 2.4. Bảng thống kê tỷ lệ xuất hiện các hành vi giao tiếp trong hội thoại của giáo trình trung cấp ...................................................................................................98 Bảng 2.5. Bảng thống kê tỷ lệ xuất hiện các hành vi giao tiếp trong hội thoại của giáo trình cao cấp ....................................................................................................102 Biểu đồ 2.1. Thống kê về khó khăn của người học ở các trình độ khi giao tiếp hội thoại tiếng Việt ........................................................................................................111 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ áp dụng chủ đề hội thoại giáo trình vào thực tế giao tiếp của học viên ở 3 trình độ ......................................................................................................113 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ áp dụng ngữ pháp trong hội thoại giáo trình vào thực tế giao tiếp của học viên ở 3 trình độ .........................................................................................115 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ áp dụng từ ngữ trong hội thoại giáo trình vào thực tế giao tiếp của học viên ở 3 trình độ .........................................................................................115 Biểu đồ 2.5. Thống kê các lỗi giao tiếp ..................................................................116 5
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với vị thế của một Việt Nam ngày càng phát triển thịnh vượng và những ấn tượng tốt đẹp về một nền văn hóa Việt Nam đặc sắc trong con mắt bạn bè quốc tế, tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến hơn và thu hút được nhiều người ở nhiều quốc gia khác nhau theo học với những mục đích khác nhau. Từ những vị khách du lịch với mục đích học để nói được một số câu đơn giản khi mặc cả mua hàng hay hỏi han vài câu với người Việt trên đường phố đến những nhà nghiên cứu với mục đích học để có thể đọc được những cuốn sách chuyên môn bằng tiếng Việt, tất cả đều thể hiện mong muốn sử dụng được tiếng Việt nhiều nhất và giống người bản ngữ nhất có thể. Thực tế này cho thấy, nhu cầu và yêu cầu về việc học tiếng Việt của người nước ngoài ngày càng tăng cao. Điều này đòi hỏi một sự phục vụ chuyên nghiệp hơn trong việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ với những phương tiện và công cụ hiệu quả hơn, trong đó phải kể đến một công cụ là giáo trình tiếng Việt thực hành cho người nước ngoài. Giáo trình là tài liệu tiếng Việt đầu tiên mà một người nước ngoài tiếp xúc khi bắt đầu học tiếng Việt. Những nội dung trong giáo trình dưới sự giảng dạy và hướng dẫn của người thày sẽ định hướng và chi phối vốn tiếng Việt và việc sử dụng tiếng Việt trong tương lai của người học. Do đó, việc biên soạn giáo trình có tầm quan trọng đặc biệt. Xét cho cùng, người học nào cũng mong muốn có thể vận dụng những gì đã học từ giáo trình để giao tiếp, hội thoại với người Việt Nam một cách chuẩn mực nhất và tự nhiên nhất. Các giáo trình tiếng Việt dạy cho người nước ngoài hiện nay đã đáp ứng được phần nào nhu cầu học tập này của người học bằng việc tập trung xây dựng những bài hội thoại để thực hành ngay từ những bài học đầu tiên. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng: hội thoại trong các giáo trình hiện nay chưa được cập nhật về nội dung và thiếu tính tương tác tự nhiên so với thực tế giao tiếp. Học viên nước ngoài vẫn thấy khó hiểu khi người Việt Nam lúc nào gặp nhau trong thang máy cũng phải hỏi “đi đâu đấy” hay không muốn phải trả lời khi được hỏi “lương cháu một tháng bao nhiêu?” cũng như không biết trả lời thế 6
- nào cho đúng lòng mình khi được khuyên „lấy vợ Việt Nam đi”. Có thể nói, đã đến lúc phải đổi mới nội dung giáo trình nói chung và hội thoại trong các giáo trình nói riêng, tuy nhiên đổi mới thế nào, đưa những nội dung giao tiếp thực tế nào vào giảng dạy để vừa đáp ứng được những yêu cầu mang tính nguyên tắc và học thuật trong giảng dạy ngôn ngữ vừa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng vào thực tế của người học mới là vấn đề cần được nghiên cứu sâu hơn. Những nghiên cứu về phân tích hội thoại (Conversation Analysis), đặc biệt là những nội dung về tương tác hội thoại đã cung cấp một cơ sở lý luận khá chắc chắn về hội thoại để có thể ứng dụng vào việc xây dựng hội thoại trong các giáo trình và quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, nhìn chung, việc xây dựng hội thoại trong các giáo trình mới chỉ xây dựng những hội thoại mang tính chủ quan của người viết, thậm chí là ép khuôn để đưa vào hội thoại những từ ngữ, những vấn đề ngữ pháp cần giới thiệu. Cách xây dựng hội thoại như vậy không chỉ làm hạn chế khả năng ứng dụng của hội thoại vào thực tế giao tiếp mà còn thiếu định hướng về giáo học pháp. Cách giảng dạy kỹ năng hội thoại hiện nay là dạy để nói cho đúng chứ chưa đi đến cái đích của việc học ngoại ngữ là giao tiếp bằng ngôn ngữ mới. Việc xây dựng hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt cần tuân thủ những đặc điểm ngôn ngữ và nguyên lý giao tiếp hội thoại mang tính bắt buộc để người học nước ngoài có thể tiếp thu, ghi nhớ và thực hành tương tác theo đúng chuẩn mực của ngôn ngữ thứ hai nhưng đồng thời, cũng cần linh hoạt dành cho hội thoại những biên độ dao động nhất định, đôi khi là vượt ra khỏi những nguyên tắc để đạt được mức độ thấu hiểu ngôn ngữ như người bản ngữ. Vì vậy, việc thực hiện khảo sát, đánh giá hội thoại trong các giáo trình hiện nay theo quan điểm của lý thuyết tương tác hội thoại, từ đó tìm ra những nội dung có thể ứng dụng vào việc xây dựng hội thoại có tính tương tác thực tế hơn, giúp người học ứng dụng được nhiều hơn vào giao tiếp tự nhiên là rất cần thiết. Đi từ lý thuyết về tương tác hội thoại sẽ là một cách tiếp cận mới để đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả. Với những lý do trên, luận án chọn thực hiện đề tài “Xây dựng hội thoại cho giáo trình Tiếng Việt thực hành dưới góc nhìn của lý thuyết tương tác hội thoại”. Tuy nhiên, do khuôn khổ của luận án nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về giáo trình tiếng Việt thực hành dành cho người nước ngoài. 7
- 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Lý thuyết phân tích hội thoại là cách gọi được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh “Conversation Analysis”- CA. Tuy nhiên, do tương tác là hoạt động chủ yếu trong hội thoại nên CA cũng có một cách gọi khác là ngôn ngữ học tương tác [Đỗ Hữu Châu, 2007, tr. 220]. Luận án nghiên cứu hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt thực hành cho người nước ngoài trên cơ sở lý thuyết tương tác hội thoại với những nội dung lý thuyết về tương tác trong phân tích hội thoại hay ngôn ngữ học tương tác. Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng hội thoại cho các giáo trình tiếng Việt thực hành được dùng để giảng dạy các kỹ năng tiếng Việt cho người nước ngoài. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận án là các bài hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt thực hành cho người nước ngoài ở các trình độ. Cụ thể hơn là nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ hội thoại, cấu trúc hội thoại, nguyên tắc và cơ chế tương tác do những nhân vật tham gia cuộc thoại tạo ra cũng như xem xét đến bối cảnh hội thoại với vai trò tạo ra những nội dung tương tác và nhận diện ý nghĩa của những hoạt động tương tác trong giao tiếp. Phạm vi nghiên cứu của luận án là phần hội thoại thuộc phần nội dung chính của các bài học (không khảo sát các bài hội thoại chỉ dành cho mục đích luyện nói hay biểu diễn) trong các giáo trình tiếng Việt cho người nước ngoài. Tư liệu nghiên cứu của luận án là hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt thực hành cho người nước ngoài tiêu biểu, được sử dụng phổ biến ở các cơ sở đào tạo trong nước hiện nay, đó là: (1) Bộ giáo trình bao gồm các trình độ cơ sở, trung cấp và cao cấp: - Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài, bộ 5 quyển - Nguyễn Văn Huệ chủ biên – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh – 2007-2008; - Giáo trình Tiếng Việt trình độ A (tập 1 và tập 2), B, C, bộ 4 quyển – Đoàn Thiện Thuật chủ biên – Nhà xuất bản Thế giới Hà Nội – 2007; (2) Giáo trình riêng lẻ có chia trình độ - Giáo trình Tiếng Việt cơ sở - Vũ Văn Thi, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội – 2011; - Giáo trình Tiếng Việt nâng cao – Nguyễn Thiện Nam, Nhà xuất bản Giáo dục – 1998; 8
- - Giáo trình Tiếng Việt nâng cao dành cho người nước ngoài – Vũ Thị Thanh Hương, Nhà xuất bản Khoa học xã hội – 2004. Ngoài ra, chúng tôi cũng thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến đánh giá, nhận xét và mức độ ứng dụng hội thoại trong các giáo trình vào thực tế giao tiếp của các đối tượng người nước ngoài đang học tiếng Việt ở một số cơ sở đào tạo trong nước là: - Khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; - Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; - Khoa Việt Nam học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Khoa Việt Nam học – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 3.1. Mục đích của luận án Vận dụng những kết quả nghiên cứu về tương tác trong phân tích hội thoại, mục đích của luận án là nghiên cứu hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt thực hành cho người nước ngoài về mô hình, cấu trúc hội thoại, đặc điểm ngôn ngữ hội thoại, bối cảnh tương tác, cơ chế tạo ra tương tác hội thoại, cụ thể là tương tác hỏi- đáp – vấn đề chủ yếu trong hội thoại tiếng Việt. Từ đó, luận án đưa ra các giải pháp xây dựng hội thoại cho các giáo trình tiếng Việt và đề xuất phương pháp giảng dạy, nâng cao kỹ năng hội thoại tiếng Việt cho học viên nước ngoài. 3.2. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được những mục đích nêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Khảo sát hội thoại trong thực tế giao tiếp và khảo sát hội thoại trong giáo trình tiếng Việt thực hành cho người nước ngoài để thu được một khối tư liệu đáng tin cậy. Từ đó, luận án nhận diện, phân tích và đánh giá về cách thức xây dựng hội thoại, cấu trúc hội thoại, đặc điểm ngôn ngữ của hội thoại, cơ chế tương tác, hành vi 9
- giao tiếp, bối cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp trong việc xây dựng hội thoại giáo trình ở các trình độ và so sánh với hội thoại thực tế. - Khảo sát mức độ ứng dụng hội thoại giáo trình vào thực tế giao tiếp và những khó khăn thường gặp của học viên nước ngoài khi tương tác hội thoại bằng tiếng Việt và những ý kiến, đề xuất của họ về các bài hội thoại trong giáo trình. - Đề xuất giải pháp cho việc biên soạn giáo trình tiếng Việt thực hành đặc biệt là việc xây dựng hội thoại mang tính tương tác thực tế đồng thời đề xuất phương pháp giảng dạy kỹ năng hội thoại nhằm nâng cao năng lực giao tiếp cho học viên. 4. Ý nghĩa của luận án 4.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ hơn các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài như lý thuyết hội thoại, phân tích hội thoại đặc biệt là nội dung tương tác trong phân tích hội thoại cũng như những kết quả nghiên cứu gần đây nhất về phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ và phân loại trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài. Với những nhận xét rút ra từ nghiên cứu, khảo sát trên nguồn tư liệu hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt, luận án sẽ góp phần tạo nên những nội dung cơ bản định hướng cho việc xây dựng giáo trình tiếng Việt thực hành cho người nước ngoài. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Với hướng tiếp cận tương tác hội thoại từ góc độ của người tham gia giao tiếp và những điều tra khảo sát ý kiến người học trong thực tế, luận án sẽ góp phần giải quyết hai vấn đề. Thứ nhất là đưa ra giải pháp xây dựng hội thoại trong các giáo trình dạy tiếng vừa đảm bảo được tính quy tắc và nghi thức của hội thoại vừa phù hợp gần gũi với thực tế và giao tiếp tự nhiên cho hội thoại tiếng Việt. Thứ hai là đề xuất những nguyên tắc, phương pháp giảng dạy kỹ năng hội thoại tiếng Việt theo định hướng giao tiếp nhằm nâng cao năng lực giao tiếp tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu học tập để có thể giao tiếp bằng tiếng Việt “giống với người bản ngữ nhất” của người học nước ngoài. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để xử lí đề tài này, ngoài hai phương pháp chung trong nghiên cứu khoa học là quy nạp và diễn dịch, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: 10
- - Phương pháp mô tả và phương pháp phân tích hội thoại : Luận án mô tả và phân tích các hội thoại trong giáo trình đặt trong mối quan hệ với bối cảnh giao tiếp cũng như các yếu tố khác như văn hóa giao tiếp, quan hệ liên nhân (mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp), chiến lược giao tiếp…từ đó, xác định nội dung, chức năng của các hội thoại với tư cách là một bài học và khả năng ứng dụng vào thực tế. - Phương pháp so sánh: Luận án so sánh những đặc điểm của hội thoại trong các giáo trình với những đặc điểm của hội thoại trong thực tế giao tiếp để thấy được những ưu điểm và hạn chế của cách xây dựng hội thoại phục vụ giảng dạy hiện nay, tạo cơ sở đề xuất cách thức xây dựng hội thoại có tính tương tác thực tế và phương pháp giảng dạy kỹ năng hội thoại theo định hướng giao tiếp. - Thủ pháp thống kê và phân loại: Luận án thống kê số lượng, tỷ lệ xuất hiện và phân loại các bối cảnh giao tiếp, vai giao tiếp, hành vi giao tiếp trong các bài hội thoại của các giáo trình ở các trình độ. Kết quả thống kê được sử dụng để nhận diện đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (các bài hội thoại trong giáo trình dạy tiếng) và chủ ý của người biên soạn khi xây dựng hội thoại, tạo cơ sở khoa học cho việc đưa ra các đề xuất và giải pháp. - Thủ pháp điều tra-phỏng vấn: Luận án sử dụng bảng hỏi để điều tra và phỏng vấn sâu (một số trường hợp) với đối tượng là những người nước ngoài đang theo học tiếng Việt ở các trình độ khác nhau tại một số cơ sở đào tạo tại Hà Nội để có số liệu thực tế đánh giá khả năng ứng dụng hội thoại giáo trình vào thực tế giao tiếp tiếng Việt và tìm hiểu những khó khăn của người học khi giao tiếp với người Việt. - Thủ pháp thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm trình bày một số bài giảng hội thoại trong giáo trình và bài giảng phát triển kỹ năng hội thoại đồng thời thực nghiệm tính khả thi và giá trị thực tiễn của các đề xuất đưa ra với đối tượng thực nghiệm là các giáo viên dạy tiếng Việt và học viên người nước ngoài. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 3 chương: Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận 11
- Trong chương này, luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về nội dung tương tác hội thoại trong phân tích hội thoại trên thế giới và những ứng dụng vào việc nghiên cứu tương tác hội thoại tiếng Việt trong thực tế giao tiếp cũng như ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Luận án cũng trình bày những cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài bao gồm: lý thuyết tương tác hội thoại trong phân tích hội thoại, lý thuyết về hành động ngôn từ và lý thuyết về việc giảng dạy ngôn ngữ thứ hai. Chƣơng 2: Khảo sát về tƣơng tác hội thoại trong thực tế và trong các giáo trình tiếng Việt thực hành – những dữ liệu định hƣớng Trong chương này luận án tiến hành khảo sát hội thoại trong giao tiếp thực tế, khảo sát hội thoại trong các giáo trình ở các trình độ về bối cảnh giao tiếp, vai giao tiếp, hành vi giao tiếp và so sánh với hội thoại thực tế. Chƣơng 3: Thiết kế xây dựng hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt và đề xuất phƣơng pháp giảng dạy kỹ năng hội thoại tiếng Việt Trong chương này, luận án đưa ra những đề xuất xây dựng hội thoại cho các giáo trình ở các trình độ cũng như đề xuất phương pháp giảng dạy hội thoại giáo trình và phương pháp giảng dạy phát triển kỹ năng hội thoại cho học viên nước ngoài với những nội dung có khảo nghiệm thực tế. 12
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu tương tác hội thoại và Phân tích hội thoại – Conversation Analysis (CA) trên thế giới Hội thoại là sự tương tác bằng lời, là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến và quan trọng nhất của sự hành chức ngôn ngữ. Nghiên cứu về hội thoại là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngữ dụng học từ cuối thế kỷ XX. Phân tích hội thoại (Conversation Analysis) ra đời vào những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, dựa trên nền tảng tư tưởng của ngành nghiên cứu những phương pháp mà người dân bản địa sử dụng hàng ngày để ứng xử trong cuộc sống xã hội - ethnomethodology do Harold Garfinkel sáng lập và quan điểm về trật tự tương tác của Evring Goffman. Người được xem là cha đẻ của CA là nhà xã hội học Harvey Sacks và hai cộng sự là Emanuel Schegloff và Gail Jefferson. CA nghiên cứu ngôn ngữ được sử dụng trong tương tác xã hội. Thông qua ngôn ngữ, nhà nghiên cứu có thể hiểu được các tương tác xã hội hay các hành vi tạo ra các hoạt động xã hội. Các nhà phân tích hội thoại sẽ xem xét những hội thoại ghi được từ cuộc sống không chỉ về mặt nội dung và hình thức mà còn về một lượng lớn các nội dung ẩn chứa bên trong những lời nói đó. Như vậy, có thể thấy phân tích hội thoại xuất phát từ những tương tác xã hội để từ đó phân tích và mô tả những gì mà người dân bản địa sử dụng để tạo ra tương tác và từ đó tái tạo lại những cơ chế tương tác. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu đã dành sự quan tâm nhiều hơn đến ngôn ngữ lời nói mà cụ thể hơn là ngôn ngữ hội thoại với những tên tuổi như N.Chomsky, J.Austin, H.P Grice, trong đó, phải kể đến cuốn “Logic and Conversation” của Grice với rất nhiều nội dung được coi là kim chỉ nam cho nhiều nhà nghiên cứu sau này ở cả trên thế giới và Việt Nam. Trong cuốn sách kinh điển này, lần đầu tiên, Grice đã đề cập đến những kết quả nghiên cứu về nguyên lý hội thoại, tương tác hội thoại hay liên kết hội thoại. Trong khi đó, bàn về một nội dung khác và khá phức tạp của hội thoại là hàm ý hội thoại, G.Yule (1986) đã chỉ ra được những đặc tính của hàm ý hội thoại trong mối quan hệ tương tác giữa các nhân vật giao tiếp và những nội dung về lịch sự và tương tác. Có cùng mối quan tâm, Liddicoat Anthony J. (2007) với cuốn sách 13
- “An Introduction to Conversation Analysis” (tạm dịch là “Dẫn luận phân tích hội thoại” được tái bản và bổ sung năm 2011) không chỉ đã tổng hợp được nhiều kết quả nghiên cứu về phân tích hội thoại nói chung và tương tác hội thoại trong đời thường nói riêng của các nhiều nhà nghiên cứu như Sacks (1984), Psathas (1995), Schegloff (1996, 1997), Ten Have (2007) mà còn đề xuất nhiều nội dung tương tác hội thoại mới mẻ, có tính ứng dụng cao vào tiến trình dạy tiếng được chúng tôi lựa chọn làm cơ sở lý thuyết chính cho luận án này. Quan điểm chính của Liddicoat về phân tích hội thoại là: xuất phát từ quan điểm cho rằng mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu phân tích hội thoại là miêu tả và giải thích khả năng sử dụng ngôn ngữ của một người bình thường; dựa vào khả năng này, người đó tham gia các cuộc tương tác thông thường. Phân tích hội thoại nhằm tìm hiểu những quy trình chung mà người tham gia tương tác sử dụng để tạo ra và nhận diện những hành động có nghĩa trong cuộc thoại. Liddicoat quan tâm nhiều đến bối cảnh tương tác, cách thu thập và xử lý dữ liệu hội thoại, triển khai phân tích dữ liệu và so sánh dữ liệu. Liddicoat cũng nhấn mạnh vai trò của nhà nghiên cứu trong quá trình phân tích tương tác hội thoại là không được áp đặt trước những định kiến chủ quan của mình mà phải nhìn nhận từ góc độ của người tham gia cuộc tương tác, từ đó, tìm ra những nội dung tương tác xuất hiện ngay trong chính các cuộc tương tác và do người tham gia tương tác tạo ra. Một số trường hợp tương tác bị coi là “lệch chuẩn” vẫn được tác giả coi như một đặc thù của tương tác hội thoại trong giao tiếp đời thường chứ không phải là những trường hợp vi phạm nguyên tắc giao tiếp. Trước đó, Goodwin (2000) cũng đã quan tâm đến vấn đề này khi đưa ra một tập hợp các nghiên cứu phân tích hội thoại về cách mà con người sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp đời thường mà tiêu biểu là những nghiên cứu về tương tác trong gia đình (Family Speak), tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ thực hiện trong phạm vi hẹp là bối cảnh tương tác trong các gia đình nhập cư ở nước Mỹ. Ngoài ra, cũng có rất nhiều các nhà nghiên cứu khác đề cập đến nội dung tương tác hội thoại trong mối quan hệ với những lĩnh vực khác như tương tác và ngữ pháp, tương tác và tập quán ngôn ngữ, các trình tự trong sự tương tác hội thoại... Một xu hướng khác trong nghiên cứu phân tích hội thoại là nghiên cứu hoạt động tương tác hội thoại trong những bối cảnh giao tiếp cụ thể, có tính cố định và 14
- quy chuẩn hơn như hội thoại trong lĩnh vực tư pháp, các cuộc gọi điện thoại khẩn cấp, tương tác giáo viên và học sinh trên lớp, các cuộc tương tác giữa người mua và người bán. Những nghiên cứu này được thực hiện ngay từ giai đoạn phát triển đầu tiên (từ 1968 đến 1990) của CA. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu là nghiên cứu của Schegloff (1968) về tương tác giữa cảnh sát trực điện thoại và những người thực hiện các cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp, nghiên cứu của Stubbs (1986) về mô hình tương tác phổ biến giữa giáo viên và học viên trên lớp học, nghiên cứu của Cazden (2001) về chiến lược dạy học được giáo viên và học sinh sử dụng hay nghiên cứu của Liddicoat (2011) về những nội dung tương tác mới nảy sinh từ trục trặc trong cuộc tương tác giữa giáo viên dạy ngoại ngữ và sinh viên… Những kết quả nghiên cứu về phân tích hội thoại đặc biệt là nội dung tương tác trong phân tích hội thoại đã được các giáo viên dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai ứng dụng rất nhiều vào quá trình giảng dạy. Kế thừa những nghiên cứu của những nhà ngôn ngữ học theo quan điểm của như Jefferson (1972), Sacks (1972), Schegloff (1972), Goffman (1976) và các nhà ngôn ngữ học triết học như Austin (1962), Searle (1969) và Grice (1975), Sze Paul (The Chinese University of Hongkong) đã có những nhận định, đánh giá về sự khác biệt giữa hội thoại tự nhiên và hội thoại đã được đưa vào giảng dạy. Tác giả cũng phân biệt rõ ràng dạy kỹ năng nói và kỹ năng hội thoại đồng thời chủ trương đưa các dạng hội thoại tự nhiên của cuộc sống vào giảng dạy. Trong khi đó, hai tác giả Wong Jean (The College of New Jersy) và Zhang Hansun (Teachers College, Columbia University) lại dành sự quan tâm đến một nội dung trọng tâm của CA là các hoạt động tương tác cụ thể trong cuộc thoại và đưa ra phương thức tạo lập hội thoại bắt đầu từ việc tạo ra cặp thoại – đơn vị cơ bản của cuộc thoại. Một số giáo viên dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai khác tại các trường đại học trên thế giới như Oksana Ye. Milova (Boris Grinchenko Kyiv University, Kyiv) hay Ngowannanchai Jumjin (Graduate School of English, Assumption University, Bangkok, Thailand) cũng theo quan điểm của CA khi đều coi các cuộc thoại tự nhiên với bối cảnh, tình huống cụ thể như những mô hình bài học để dạy kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trên lớp học. Việc vận dụng lý thuyết phân 15
- tích hội thoại vào dạy kỹ năng hội thoại vẫn được các giáo viên dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai trên khắp thế giới bàn luận sôi nổi cho đến ngày nay. Nói tóm lại, phân tích hội thoại nói chung và những nội dung về tương tác hội thoại nói riêng trong phân tích hội thoại từ khi ra đời đã không ngừng được giới ngôn ngữ học ứng dụng quan tâm và phát triển. Những công trình nghiên cứu không chỉ bao hàm những vấn đề lý thuyết đại cương mà còn có những nội dung đi sâu về ứng dụng. Những kết quả nghiên cứu về tương tác trong phân tích hội thoại là một trong những nền tảng quan trọng xây dựng nên những bài hội thoại trong các giáo trình dạy tiếng nước ngoài nói chung và giáo trình tiếng Việt như một ngoại ngữ nói riêng nhằm đảm bảo cả tính lý thuyết và tính ứng dụng trong giảng dạy ngôn ngữ. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu tương tác hội thoại tiếng Việt trong nước Xu hướng và những kết quả đạt được trong nghiên cứu tương tác hội thoại trên thế giới đã được các nhà nghiên cứu phân tích hội thoại ở Việt Nam quan tâm, kế thừa và phát triển trong thời gian gần đây. Cụ thể, nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương (2014) về tiếng Việt trong tương tác giữa giáo viên và học sinh trên lớp học ở trường Trung học cơ sở là một công trình nghiên cứu mang tính định hướng cho một xu hướng nghiên cứu mới về tương tác hội thoại tiếng Việt vừa có tính lý luận vừa có giá trị ứng dụng. Trên cơ sở tiếp cận Phân tích diễn ngôn và Phân tích hội thoại, tác giả đã tiến hành khảo sát các đặc trưng của cấu trúc tương tác giữa giáo viên và học sinh trong lớp học nhằm tìm ra những nhân tố quan trọng chi phối cách thức tương tác diễn ra cũng như ngôn ngữ mà mỗi thành viên trong tương tác có thể sử dụng. Từ đó, tác giả đưa ra những đề xuất quan trọng về việc sử dụng ngôn ngữ và chiến lược phân phối lượt lời cũng như áp dụng các hành vi ngôn ngữ (hỏi/đáp, phát vấn/phản hồi) phù hợp với bối cảnh dạy học để đạt được hiệu quả giảng dạy cao nhất [Vũ Thị Thanh Hương, 2014]. Ngoài ra, cũng có một công trình nghiên cứu đáng chú ý trong địa hạt này là luận án Tiến sĩ của Trần Thị Phượng (2015) đi sâu nghiên cứu Ngôn ngữ hội thoại trên lớp giữa giáo viên và giáo sinh (tỉnh Hải Dương). Đi theo xu hướng ngôn ngữ học liên ngành, cụ thể là ngôn ngữ học pháp luật, Lương Thị Hiền lại tìm hiểu cấu trúc trao đáp trong mối tương quan với nhân tố 16

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p |
213 |
63
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p |
172 |
45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p |
118 |
26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p |
164 |
25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p |
93 |
24
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p |
57 |
18
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p |
46 |
17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p |
128 |
16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p |
46 |
13
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p |
29 |
8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p |
27 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p |
32 |
7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p |
27 |
6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p |
20 |
5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
275 |
4
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
236 p |
9 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p |
28 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
27 p |
7 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
