Luận án Tiến sĩ Sinh học: Đặc điểm sinh học, sinh thái học chó H'Mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy
lượt xem 5
download
Luận án "Đặc điểm sinh học, sinh thái học chó H'Mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy" được thực hiện với mục tiêu nhằm xác định được các đặc điểm sinh học, sinh thái, hành vi của chó bản địa H'mông cộc đuôi phục vụ cho huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma túy; xây dựng được tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi thực hiện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Sinh học: Đặc điểm sinh học, sinh thái học chó H'Mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN HỮU CÔI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CHÓ H'MÔNG CỘC ĐUÔI TRONG HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ LÙNG SỤC PHÁT HIỆN CÁC CHẤT MA TÚY LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – NĂM 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- TRẦN HỮU CÔI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CHÓ H'MÔNG CỘC ĐUÔI TRONG HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ LÙNG SỤC PHÁT HIỆN CÁC CHẤT MA TÚY Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 9 42 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh 2. TS. Bùi Xuân Phương HÀ NỘI - NĂM 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi và một số kết quả cùng cộng tác với một số cộng sự khác. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực, một phần đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và được sự đồng ý sử dụng số liệu của các đồng tác giả. Phần còn lại chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Trần Hữu Côi
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ và tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất của mình đến GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, TS. Bùi Xuân Phương, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, những người Thầy đã luôn tận tình giúp đỡ, hướng dẫn khoa học và định hướng nghiên cứu trong suốt quá trình tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi để để tôi hoàn thành các nội dung trong chương trình đào tạo. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giảng dạy, cung cấp các kiến thức mới để tôi hoàn thành các học phần và các chuyên đề trong chương trình đào tạo. Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên viên ở Học viện Khoa học và Công nghệ, ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành các hồ sơ trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thủ trưởng lãnh đạo Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, lãnh đạo Viện Sinh thái Nhiệt đới cùng các đồng nghiệp đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn quan tâm, hỗ trợ và động viên trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và công tác chuyên môn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Nghiên cứu sinh Trần Hữu Côi
- iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .............................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .....................................................................x MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................3 1.1. Nguồn gốc và thuần hóa chó nhà..................................................................... 3 1.2. Đặc điểm hình thái chung của chó nhà ............................................................ 5 1.3. Đặc điểm một số cơ quan giác quan của chó................................................... 8 1.3.1. Cơ quan khứu giác .................................................................................... 9 1.3.2. Cơ quan thị giác ...................................................................................... 10 1.3.3. Cơ quan thính giác .................................................................................. 11 1.4. Những phản ứng cơ bản của hành vi ............................................................. 12 1.4.1. Phản ứng về thức ăn ................................................................................ 12 1.4.2. Phản ứng bảo vệ, phòng thủ .................................................................... 13 1.4.3. Phản ứng định hướng .............................................................................. 14 1.4.4. Phản ứng tìm kiếm .................................................................................. 14 1.4.5. Phản ứng lệ thuộc .................................................................................... 15 1.5. Đặc điểm hệ thần kinh của chó ...................................................................... 15 1.6. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa máu ..................................................................... 17 1.7. Tình hình nuôi dạy, nghiên cứu chó nghiệp vụ ............................................. 20 1.7.1. Tình hình nuôi chó nghiệp vụ trên thế giới ............................................. 20 1.7.2. Tình hình nghiên cứu chó nghiệp vụ ở Việt Nam ................................... 21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................................................25 2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 25 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..................................................................... 25
- iv 2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 25 2.3.1. Điều tra khảo sát, bổ sung đặc điểm phân bố, sinh học, sinh thái của chó bản địa H'mông cộc đuôi ................................................................................... 25 2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hành vi của chó bản địa H'mông cộc đuôi ........... 25 2.3.3. Khả năng huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy của chó bản địa H'mông cộc đuôi ................................................................................... 26 2.3.4. Xây dựng tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy ................................................... 26 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 26 2.4.1. Điều tra phỏng vấn .................................................................................. 26 2.4.2. Phương pháp mô tả và thu số liệu hình thái ............................................ 26 2.4.3. Thu và phân tích sinh lý sinh hoá máu .................................................... 29 2.4.4. Nghiên cứu đặc điểm thần kinh............................................................... 29 2.4.5. Nghiên cứu đặc điểm hành vi .................................................................. 29 2.4.5.1. Đặc điểm hành vi .............................................................................. 29 2.4.5.2. Tính trội của chó ............................................................................... 31 2.4.6. Nghiên cứu các cơ quan giác quan .......................................................... 31 2.4.6.1. Đặc điểm cơ quan thị giác ................................................................ 31 2.4.6.3. Đặc điểm cơ quan khứu giác............................................................. 33 2.4.7. Huấn luyện, đánh giá khả năng thực hiện nghiệp vụ của chó ................. 34 2.4.7.1. Huấn luyện chó nghiệp vụ các động tác cơ bản................................ 34 2.4.7.2. Huấn luyện chó lùng sục và phát hiện chất ma túy .......................... 34 2.4.7.3. Đánh giá ............................................................................................ 34 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT TRONG LUẬN ÁN ...................................35 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................36 3.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của chó bản địa H'mông cộc đuôi ........ 36 3.1.1. Đặc điểm phân bố.................................................................................... 36 3.1.2. Một số chỉ số hình thái cơ thể ................................................................. 37 3.1.3. Màu lông ................................................................................................. 42 3.1.4. Kiểu tai .................................................................................................... 45 3.1.5. Độ dài đuôi .............................................................................................. 46
- v 3.1.6. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá máu .............................................................. 49 3.1.7. Đặc điểm một số cơ quan giác quan của chó bản địa H'mông cộc đuôi . 58 3.1.7.1. Thính giác ......................................................................................... 58 3.1.7.2. Khứu giác .......................................................................................... 60 3.1.7.3. Thị giác ............................................................................................. 65 3.1.8. Các tính trội của chó bản địa H'mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ ........................................................................................................................... 67 3.1.9. Đặc điểm thần kinh của chó bản địa H'mông cộc đuôi ........................... 69 3.2. Đặc điểm hành vi xã hội của chó bản địa H'mông cộc đuôi .......................... 71 3.2.1. Hành vi giao tiếp ..................................................................................... 71 3.2.2. Mức độ hoạt động ................................................................................... 73 3.2.3. Phản ứng với đối tượng lạ ....................................................................... 74 3.2.4. Hành vi chơi đùa ..................................................................................... 76 3.2.5 Phản ứng với tiếng ồn .............................................................................. 77 3.2.6. Hành vi xã hội của chó bản địa H'mông cộc đuôi ................................... 79 3.3. Khả năng huấn luyện chó bản địa H'mông cộc đuôi lùng sục phát hiện các chất ma túy ................................................................................................................... 81 3.3.1. Sự hình thành phản xạ có điều kiện của chó bản địa H'mông cộc đuôi .. 81 3.3.1.1. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tới sự hình thành phản xạ có điều kiện ban đầu của chó bản địa H'mông cộc đuôi ............................................. 81 3.3.1.2. Ảnh hưởng của độ tuổi đến sự hình thành phản xạ có điều kiện ở chó bản địa H'mông cộc đuôi ............................................................................... 84 3.3.1.3. Ảnh hưởng của giới tính tới hình thành phản xạ có điều kiện ở chó bản địa H'mông cộc đuôi ...................................................................................... 88 3.3.2. Kết quả huấn luyện chó bản địa H'mông cộc đuôi lùng sục phát hiện các chất ma túy ........................................................................................................ 91 3.3.3. Ảnh hưởng của giới tính đến khả năng huấn luyện chó bản địa H'mông cộc đuôi ........................................................................................................................... 92 3.3.4. So sánh kết quả huấn luyện của chó bản địa H'mông cộc đuôi so với một số giống chó khác .............................................................................................. 94
- vi 3.4. Tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy ............................................................................... 97 3.4.1. Xác định sự ảnh hưởng của một số đặc điểm sinh học đến kết quả huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý .................................... 97 3.4.2. Xây dựng tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi làm chó nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma tuý............................................................. 100 3.4.2.1. Tiêu chí nhóm 1 (Nhóm tiêu chí về hình thái) ................................ 100 3.4.2.2. Tiêu chí nhóm 2 (Nhóm tiêu chí về đặc điểm sinh học) ................. 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................105 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...106 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................107 PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................119
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Chữ viết tắt Ý nghĩa CBHL Cán bộ huấn luyện CI Confidence Interval (Khoảng tin cậy) cm Centimet cs Cộng sự CV Coefficient of Variation (Hệ số biến thiên) ĐHBKG Định hướng bằng khứu giác ĐNKG Độ nhạy khứu giác FCI Federation Cynologique Internationale (Hiệp hội chó giống thế giới) KNHVLT Khả năng hít vết liên tục m Mét Max Maximum (Giá trị lớn nhất) MĐTCTK Mức độ tích cực tìm kiếm Mean Giá trị trung bình Min Minimum (Giá trị nhỏ nhất) MT1 Môi trường 1 MT2 Môi trường 2 n Số mẫu SD Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) SL Số lần SLK Số lần khen SLKTCH Số lần kích thích cơ học SLLLĐT Số lần lặp lại động tác SLTTA Số lần thưởng thức ăn TB Trung bình VKA Vietnam Kennel Association (Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam) ♂ Cá thể đực ♀ Cá thể cái
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp một số chỉ số hình thái cơ thể chó bản địa H'mông cộc đuôi ...38 Bảng 3.2. Chỉ số hình thái chó bản địa H'mông cộc đuôi .........................................40 Bảng 3.3. Tỷ lệ bắt gặp màu lông của chó bản địa H'mông cộc đuôi .......................42 Bảng 3.4. Tỷ lệ bắt gặp các kiểu tai của chó bản địa H'mông cộc đuôi ......................45 Bảng 3.5. Tỷ lệ bắt gặp các nhóm độ dài đuôi của chó bản địa H'mông cộc đuôi ........47 Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của chó bản địa H'mông cộc đuôi ................50 Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu sinh hoá máu của chó bản địa H'mông cộc đuôi .............52 Bảng 3.8. Khoảng cách nghe của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giai đoạn tuổi ...................................................................................................................................58 Bảng 3.9. Khứu giác của chó bản địa H'mông cộc đuôi ...........................................61 Bảng 3.10. Khoảng cách nhìn của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo độ tuổi.........65 Bảng 3.11. Tỷ lệ các tính trội của chó bản địa H'mông cộc đuôi .............................67 Bảng 3.12. Tỷ lệ các dạng hoạt động thần kinh cấp cao của chó bản địa H'mông cộc đuôi ...................................................................................................................................70 Bảng 3.13. Hành vi giao tiếp của chó bản địa H'mông cộc đuôi ..............................72 Bảng 3.14. Phản ứng với đối tượng lạ của chó bản địa H'mông cộc đuôi ................74 Bảng 3.15. Hành vi chơi đùa của chó bản địa H'mông cộc đuôi ..............................76 Bảng 3.16. Phản ứng của chó bản địa H'mông cộc đuôi đối với tiếng ồn ................78 Bảng 3.17. Đặc điểm các hành vi của chó bản địa H'mông cộc đuôi .......................79 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng thành lập phản xạ có điều kiện ban đầu của chó bản địa H'mông cộc đuôi ................................................................82 Bảng 3.19. Sự hình thành phản xạ có điều kiện của chó bản địa H'mông cộc đuôi ở các độ tuổi (n = 30) ...................................................................................................84 Bảng 3.20. Sự hình thành phản xạ có điều kiện của chó bản địa H'mông cộc đuôi ở các giới tính (n = 30) .................................................................................................88 Bảng 3.21. Kết quả đánh giá chó bản địa H'mông cộc đuôi lùng sục phát hiện các chất ma túy theo giai đoạn huấn luyện (n = 40) ...............................................................91 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của giới tính đến khả năng huấn luyện chó bản địa H'mông cộc đuôi lùng sục phát hiện các chất ma túy (n = 20) ...............................................93
- ix Bảng 3.23. So sánh kết quả trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy với một số giống chó nhập nội ......................................................................95 Bảng 3.24. Tiêu chí về ngoại hình của chó bản địa H'mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ .................................................................................................................100 Bảng 3.25. Xếp cấp ngoại hình chó bản địa H'mông cộc đuôi ...............................101 Bảng 3.26. Thang điểm đánh giá dạng thần kinh của chó bản địa H'mông cộc đuôi ..102 Bảng 3.27. Thang điểm đánh giá về tính trội của chó bản địa H'mông cộc đuôi ...102 Bảng 3.28. Thang điểm đánh giá về khứu giác của chó bản địa H'mông cộc đuôi .......103 Bảng 3.29. Thang điểm đánh giá hành vi của chó bản địa H'mông cộc đuôi .............103 Bảng 3.30. Thang điểm lựa chọn tiêu chí về đặc điểm sinh học để chọn lọc chó bản địa H'mông cộc đuôi trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy .....104 Bảng 3.31. Phân cấp xếp loại đánh giá theo điểm ..................................................104
- x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1. Minh họa một số phép đo được thực hiện trên chó ...................................28 Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu tổng quát trong luận án ................................................35 Hình 3.1. Sơ đồ phân bố của chó bản địa H'mông cộc đuôi tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam ............................................................................................37 Hình 3.2. Hình dáng tổng thể chó bản địa H'mông cộc đuôi ....................................39 Hình 3.3a. Chó bản địa H'mông cộc đuôi màu đen ..................................................43 Hình 3.3b. Chó bản địa H'mông cộc đuôi màu vàng ................................................43 Hình 3.3c. Chó bản địa H'mông cộc đuôi màu đỏ hung ...........................................44 Hình 3.3d. Chó bản địa H'mông cộc đuôi màu trắng ................................................44 Hình 3.3e. Chó bản địa H'mông cộc đuôi màu vện ..................................................45 Hình 3.4. Kiểu tai của chó bản địa H'mông cộc đuôi ...............................................46 Hình 3.5. Độ dài đuôi của chó bản địa H'mông cộc đuôi .........................................47 Hình 3.6. Mối liên hệ tỷ lệ màu lông và kiểu tai.......................................................48 Hình 3.7. Mối liên hệ tỷ lệ màu lông và độ dài đuôi ................................................48 Hình 3.8. Khoảng cách nghe của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giới tính ........60 Hình 3.9. Khoảng cách nhìn của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giới tính .........66 Hình 3.10. Hành vi giao tiếp theo giới tính của chó bản địa H'mông cộc đuôi ........72 Hình 3.11. Mức độ hoạt động theo giới tính của chó bản địa H'mông cộc đuôi ......73 Hình 3.12. Phản ứng với đối tượng lạ theo giới tính của chó bản địa H'mông cộc đuôi..75 Hình 3.13. Hành vi chơi đùa theo giới tính của chó bản địa H'mông cộc đuôi .............77 Hình 3.14. Phản ứng với tiếng ồn theo giới tính của chó bản địa H'mông cộc đuôi .....78 Hình 3.15. Hành vi xã hội của chó bản địa H'mông cộc đuôi theo giới tính ............80 Hình 3.16. Ảnh hưởng của môi trường đến số lần thực hiện động tác .....................82 Hình 3.17. Ảnh hưởng của môi trường đến số lần tác động lên chó ........................83 Hình 3.18. Số lần thực hiện động tác theo giai đoạn tuổi .........................................86 Hình 3.19. Số lần kích thích cơ học theo giai đoạn tuổi ...........................................86 Hình 3.20. Số lần khen theo giai đoạn tuổi ...............................................................87 Hình 3.21. Số lần thưởng thức ăn theo giai đoạn tuổi ..............................................87 Hình 3.22. Số lần thực hiện động tác theo giới tính .................................................89 Hình 3.23. Số lần kích thích cơ học theo giới tính....................................................89
- xi Hình 3.24. Số lần khen theo giới tính .......................................................................90 Hình 3.25. Số lần thưởng thức ăn theo giới tính .......................................................90 Hình 3.26. Ảnh hưởng của giới tính đến huấn luyện kỷ luật cơ bản của chó bản địa H'mông cộc đuôi .......................................................................................................93 Hình 3.27. Ảnh hưởng của giới tính đến huấn luyện chuyên khoa ma túy của chó bản địa H'mông cộc đuôi .................................................................................................94 Hình 3.28. Ảnh hưởng của các giống chó tới huấn luyện kỷ luật cơ bản .................95 Hình 3.29. Ảnh hưởng của các giống chó tới huấn luyện chuyên khoa ma túy .......96 Hình 3.30. Chọn mô hình hồi quy tuyến tính bằng phương pháp BMA...................97 Hình 3.31. Mô hình tuyến tính giữa kết quả huấn luyện chuyên khoa ma túy với một số đặc điểm sinh học của chó bản địa H'mông cộc đuôi ...........................................98 Hình 3.32. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý ...................................................................99
- 1 MỞ ĐẦU Hiện nay, vấn đề an sinh xã hội và an ninh quốc phòng là nhiệm vụ rất quan trọng đối với toàn xã hội, đặc biệt đối với các lực lượng vũ trang cũng như các lực lượng cứu hộ cứu nạn [1, 2]. Chính vì vậy nhu cầu sử dụng chó nghiệp vụ càng trở nên quan trọng, cần thiết trong thực thi nhiệm vụ. Trong khi đó những giống chó làm nghiệp vụ ở nước ta chủ yếu là chó nhập nội với giá thành cao, khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu ở Việt Nam kém. Mặt khác những con lai không rõ nguồn gốc không phát huy được những tính trạng mong muốn trong việc huấn luyện làm chó nghiệp vụ. Các nguồn gen chó bản địa có tính thích nghi, chống chịu bệnh tật và khả năng sống trong điều kiện Việt Nam là tốt nhất, nhiều nguồn gen chó bản địa còn có giá trị về kinh tế, an ninh quốc phòng như chó bản địa H'mông cộc đuôi, giống chó Bắc Hà, đã và đang được khai thác sử dụng làm chó nghiệp vụ phục vụ cho lực lượng công an địa phương [3]. Song với thực trạng nhân nuôi chó tại Việt Nam, các giống chó bản địa có nguy cơ bị pha tạp bởi các nguồn gen nhập ngoại và bị pha tạp bởi chính các nguồn gen nội địa do công tác quản lý nhân giống chó chưa thực sự quan tâm [4]. Trước tình hình đó việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn gen giống chó bản địa càng trở nên cấp bách. Với những kết quả nghiên cứu ban đầu của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga cho thấy, chó bản địa Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu làm chó nghiệp vụ [1, 2]. Chó bản địa H'mông cộc đuôi được các chuyên gia khuyển học đánh giá rất cao về khả năng thực hiện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy. Tuy nhiên việc nghiên cứu về các đặc điểm sinh học của chó H'mông cộc đuôi chưa đồng bộ, chưa xác định được sự ảnh hưởng của chúng đến khả năng làm việc. Để bổ sung cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nhân giống, huấn luyện và sử dụng chó bản địa H'mông cộc đuôi, nghiên cứu sinh đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của chúng trong huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được các đặc điểm sinh học, sinh thái, hành vi của chó bản địa H'mông cộc đuôi phục vụ cho huấn luyện chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma túy; - Xây dựng được tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi thực hiện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy.
- 2 Nội dung nghiên cứu - Điều tra khảo sát, bổ sung đặc điểm phân bố, sinh học, sinh thái của chó bản địa H’mông cộc đuôi; - Nghiên cứu đặc điểm hành vi của chó bản địa H’mông cộc đuôi; - Khả năng huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy của chó bản địa H'mông cộc đuôi; - Xây dựng tiêu chí tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi huấn luyện nghiệp vụ lùng sục phát hiện các chất ma túy. Những đóng góp mới của luận án - Lần đầu tiên cung cấp một cách hệ thống về đặc điểm phân bố, hình thái, sinh thái, sinh lý của chó bản địa H'mông cộc đuôi ở Việt Nam, làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống chó có khả năng lùng sục phát hiện các chất ma túy; - Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng các nhóm tiêu chí để chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi phục vụ cho huấn luyện lùng sục phát hiện các chất ma túy; - Dựa trên cơ sở sinh thái học, sinh học giúp cho việc xây dựng quy trình chăm sóc, huấn luyện các giống chó bản địa khác trong huấn luyện nghiệp vụ. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa hoa học Đây là nghiên cứu đầu tiên có tính hệ thống mô tả cụ thể đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, đặc điểm sinh lý cũng như đặc điểm thần kinh. Trên cơ sở đó huấn luyện thử nghiệm chuyên khoa lùng sục phát hiện các chất ma tuý. Từ đó lần đầu tiên đưa ra được tiêu chí cơ bản để tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi làm chó nghiệp vụ. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở khoa học cho công tác chọn lọc nhân giống, bảo tồn chó bản địa H'mông cộc đuôi. Đồng thời cũng là tài liệu làm cơ sở và đối chứng với các nghiên cứu sau trong lĩnh vực khuyển học. Kết quả nghiên cứu còn đưa ra các tiêu chí cơ bản để tuyển chọn chó bản địa H'mông cộc đuôi phục vụ huấn luyện lùng sục phát hiện các chất ma túy.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Nguồn gốc và thuần hóa chó nhà Chó nhà (Canis familiaris) là một trong những loài thuộc bộ ăn thịt (Carnivora), họ chó (Canidae). Bộ ăn thịt được biết đến có khoảng 35 loài được tách ra cách đây từ mười triệu năm [5, 6]. Chó nhà được coi là hậu duệ của chó sói đã được thuần hóa, có họ hàng gần nhất với sói xám hiện đại [7, 8], loài chó này chỉ khác nhau 0,04% về trình tự DNA mã hóa hạt nhân của nó [9, 10, 11]. Trong hệ thống phân loại, chó nhà được coi là một loài Canis familiaris Linnaeus, 1578. Tuy nhiên do quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo đã tạo nên các kiểu hình của chó vô cùng đa dạng [12], từ đây thuật ngữ “giống chó” đã được xuất hiện. Mỗi giống chó có hình thái đặc trưng riêng [13, 14], và khả năng làm việc rất khác nhau tạo thành các dòng chó chuyên biệt [15]. Bởi vậy trong hệ thống phân loại các giống chó, thường gọi thực chất không phải là giống (genus) mà chỉ là một dạng kiểu hình, dạng, nòi (phenotype, type, race), nhưng đây là giống vật nuôi (breed), do vậy thống nhất tên gọi là giống chó (breed of domestic dog) [16]. Hiện nay, có hơn 400 giống chó đã được đăng ký trên hệ thống của hiệp hội nhân nuôi chó thế giới (FCI) [17] được xếp vào 10 nhóm dựa vào kích thước, kiểu hình cũng như mục đích sử dụng khác nhau [18 - 22]. Về nguồn gốc của chó nhà vẫn còn có những quan điểm khác nhau. Hiện nay đang tồn tại 2 quan điểm: thứ nhất chó nhà có 1 tổ tiên là chó sói, quan điểm thứ 2 cho rằng chó nhà có đa tổ tiên, tức là chó nhà được hình thành từ nhiều loài ăn thịt khác nhau tuỳ thuộc vào khu vực địa lý đặc trưng. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ di truyền phân tử, nguồn gốc chó nhà ngày càng được làm sáng tỏ. Năm 1997, lần đầu tiên các nhà di truyền học nghiên cứu đoạn gen trên vùng kiểm soát ty thể của chó nhà và chó sói, đã kết luận rằng hai dòng này đã tách ra từ 135.000 năm trước [23]. Kết quả so sánh toàn bộ hệ gen chó nhà và chó sói của Wang và Freedman đều khẳng định mối quan hệ họ hàng xa giữa chó nhà và chó sói. Tuy nhiên, Wang (2013) cho rằng chó nhà và chó sói đã tách ra từ 32.000 năm trước [24]. Trong khi đó Freedman và cộng sự (2014, 2017) có những phân tích lập luận chặt chẽ đã chỉ ra sự phân chia của chó nhà và chó sói vào khoảng từ 11.000 - 16.000 năm [25, 26]. Cũng có một số nghiên cho rằng, quá trình thuần hóa đã bắt đầu từ hơn 25.000 năm trước, trong một hoặc một số quần thể chó sói ở châu Âu, Bắc Cực hoặc Đông Á [27]. Năm 2021, A.R.
- 4 Perri và cộng sự đưa ra một tài liệu về các bằng chứng hiện tại cho thấy loài chó nhà đã được thuần hóa ở Siberia cách đây 23.000 năm bởi những người Bắc Siberia cổ đại, sau đó phân tán về phía Đông sang châu Mỹ và về phía Tây qua Âu - Á [28]. Quá trình thuần hoá chó nhà diễn ra từ rất sớm, chó nhà được coi là một trong những động vật đầu tiên được con người thuần hoá và nuôi dưỡng. Có những bằng chứng cho rằng, chó là loài đầu tiên được thuần hóa bởi những người săn bắn hái lượm hơn 15.000 năm trước [29, 30]. Chúng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, và nó được coi là một trong những giống vật nuôi [31]; Chó được coi là loài ăn thịt, ăn tạp phong phú nhất sống trong môi trường sống của con người [32, 33]. Vào năm 2013, ước tính số lượng chó trên toàn cầu là từ 700 triệu [34] đến 987 triệu cá thể [35]. S. J. Olsen (1977) đã cho rằng chó nhà có nguồn gốc châu Á, nhận định này dựa trên những đặc điểm tương đồng về hình thái giữa chó nhà và chó sói Trung Quốc (C. lupus chanco) và chó sói Tây Tạng (C. lupus laniger) [36]. Bên cạnh đó dựa vào kết quả nghiên cứu của Peter Savolainen và Ya-Ping Zhang đã chỉ ra rằng chó nhà tại khu vực Đông Nam Á có mức độ đa dạng di truyền cao nhất và có quan hệ gần gũi với sói xám. Đồng thời các tác giả cũng đưa ra giả thuyết chó nhà được thuần hoá đầu tiên ở Đông Nam Á cách đây 33.000 năm và khoảng 15.000 năm trước chó nhà bắt đầu di cư đến Trung Đông và Châu Phi [37 - 40]. Chó là một trong những loại thức ăn phổ biến trong khẩu phần ăn của con người ở Châu Á [41], các đảo Thái Bình Dương [42, 43] và Bắc Mỹ [44, 45, 46], đặc biệt quan trọng trong những tháng mùa đông lạnh giá. Đây là bước quan trọng trong việc thuần hóa chó của con người. Với sự phát triển của chăn nuôi gia súc, chó giúp việc là cần thiết trong việc quản lý, chăn thả gia súc thời nguyên thủy. Với nhiệm vụ đầu tiên của chó chăn gia súc là bảo vệ đàn gia súc, vì vậy phải lựa chọn những dạng chó: mạnh, dữ tợn, sức chịu đựng cao, có khả năng chống trả các loài thú ăn thịt khác. Dần dần chó cũng được sử dụng vào các mục đích quân sự nhằm chiến đấu chống lại kẻ thù. Từ đó các giống chó có kích thước lớn được ưu tiên tuyển chọn. Sự đa dạng hình thức săn bắn và việc sử dụng công cụ, vũ khí cùng với sự chuyên biệt hoá theo con mồi đã dẫn đến sự phong phú và đa dạng trong nhóm chó săn.
- 5 1.2. Đặc điểm hình thái chung của chó nhà Các giống chó khác nhau thì có các đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc riêng biệt [15]. Các phát hiện khảo cổ cho thấy rằng những con chó cổ đại có kích thước khác nhau. Dấu tích của những con chó thời kỳ đồ đá cũ cao 45 - 60 cm được tìm thấy ở Trung Đông, Iraq, Israel, những con chó lớn (trên 60 cm) được tìm thấy ở Đức, ở Nga Ukraine [47, 48]), dưới 45 cm, ở Thụy Sĩ ở Pháp Tây Ban Nha và Đức [49]. Chiều cao tối đa được ghi nhận ở một con chó giống Great Dane là 109 cm tính đến vai với trọng lượng 111 kg và chiều dài 221 cm. Chó Mastiff Zorba của Anh hai lần được ghi vào sách kỷ lục Guinness thế giới với tư cách là con chó nặng nhất thế giới vào tháng 11 năm 1989, cân nặng của nó 155,6 kg với chiều cao đến vai là 94cm [50, 51]. Các giống chó hiện đại cho thấy sự khác biệt về kích thước, ngoại hình và hành vi hơn bất kỳ loài vật nuôi nào khác [52, 53]. Cũng có nghiên cứu đã chỉ ra các mối liên hệ với kích thước và hành vi của cơ thể. Chó càng lớn thì càng ít biểu hiện lo lắng, sợ hãi hoặc loạn thần kinh [54]. Những con chó nhỏ cũng có hành vi hung dữ hơn những con chó lớn hơn như sủa, gầm gừ, nhe răng, cắn hoặc cố gắng cắn người [55]. P. McGreevy (2013) đã chỉ ra 32 hành vi không mong muốn có liên quan đến chiều cao, trọng lượng cơ thể, chỉ số chiều cao và sọ, hoặc chiều cao và cân nặng [56]. Những con chó thấp hơn cho thấy sự chú ý và sợ hãi hơn những con chó cao hơn, những con chó ngắn hơn cũng tỏ ra hung dữ hơn đối với cả đối tượng lạ và chủ. Khi trọng lượng cơ thể giảm, tính dễ bị kích động và hiếu động thái quá. Khái niệm ngoại hình của chó là toàn bộ cơ thể thống nhất của nó, song để cho dễ quan sát thì thường quan sát ngoại hình thông qua 7 phần chính: đầu, cổ, thân, đuôi, chi trước, chi sau và màu sắc lông [23, 57]. Đầu là đặc điểm đặc trưng của giống chó, về hình dáng đầu thường có hình tròn, hình nhọn, hình vuông và hình chữ nhật... [58 - 67]. Đầu gồm 2 phần, hộp sọ và mõm. Trong nghiên cứu về hình dáng bên ngoài của đầu, thường nghiên cứu về kích thước của hộp sọ, mõm và tỷ lệ chiều dài của mõm với chiều dài đầu. Mõm có kiểu hình khác nhau như: thẳng, hóp, hếch, dài, ngắn… [67, 68]. Cổ là nơi tiếp giáp của đầu và thân. Nhờ cổ, đầu thực hiện nhiều chuyển động cần thiết cho sự định hướng của con chó. Cổ có thể được xem xét ở các khía cạnh về tính linh động, hình dạng, khối lượng, chiều dài… [68].
- 6 Ngoại hình của thân: Thân chó được chia thành những phần sau đây: bướu vai, lưng, eo lưng, mông, đuôi, ngực và lồng ngực, bụng và chi [68]. Bướu vai: là phần mình được giới hạn ở phía trước là cổ, ở phía sau là lưng, ở hai bên là hai bả vai. Cơ sở của bướu vai là 4 - 5 mấu có ngạnh của đốt sống ngực. Khi đánh giá bướu vai nên chú ý đến chiều cao, chiều rộng và chiều dài của nó. Bướu vai cao, rộng, tương đối dài và có cơ bắp là những đặc điểm của một con chó tốt [68]. Lưng: là phần mình giữa bướu vai và thắt lưng, bên phải và bên trái được giới hạn bằng rẻo sườn của lồng ngực, nó bao gồm khoảng 8 - 9 đốt sống lưng và những đoạn trên của xương sườn lưng được đánh giá theo chiều rộng, chiều dài và hình dáng. Thường phân biệt lưng rộng với lưng hẹp, lưng dài với lưng ngắn, lưng võng với lưng ngù, lưng mềm với lưng cứng. Lưng thẳng, rộng, dài đều là lưng đẹp [68]. Eo lưng: là phần mình bị giới hạn bởi lưng ở phía trước, bởi mông ở phía sau và ở hai bên vùng bẹn. Phần eo lưng gồm bảy đốt sống của eo lưng có mấu thẳng đứng và nằm ngang [68]. Mông: là phần mình bị giới hạn phía trước bởi eo lưng ở phía sau là đuôi và hai bên là đùi. Xương chậu và xương cùng nằm ở phần mông. Khi đánh giá mông cần chú ý đến chiều rộng và chiều dài, độ tròn và đường chóp của nó. Mông thường có các dạng như sau: rộng, hẹp, dài, ngắn, phẳng, tròn, thẳng, xệ, hếch. Chó có loại mông tương đối rộng, đặc biệt là ở cá thể cái, dài, tròn và hơi xệ là chó tốt [68]. Đuôi: đuôi gồm 6 đốt sống đuôi, xét theo chiều dài thì đuôi có loại dài, loại ngắn. Chiều dài của đuôi được ước tính theo tỷ lệ đến gót chân sau. Chiều dài đuôi có phần cuối đuôi chạm đến gót chân được coi là tiêu chuẩn và căn cứ vào đặc điểm này để đánh giá phân loại các giống chó. Tuy nhiên cũng có những giống chó đuôi ngắn tự nhiên (cuối đuôi chưa đến gót chân sau). Trước đây do điều kiện sử dụng, đảm bảo vệ sinh cũng như theo nhu cầu của con người đuôi của một số giống chó được cắt ngắn bằng biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển về đạo đức chăn nuôi động vật việc cắt bỏ đuôi không được khuyến khích. Ngoài ra, hình dạng của đuôi cũng là một trong những đặc điểm biến đổi nhiều nhất giữa các giống chó. Hình dạng đuôi có thể là thẳng, cong dạng lưỡi liềm hay lưới hái, xoắn ở phần cuối, xoắn ốc, cuối đuôi có móc hay đuôi có các vết gãy. Trong đa số các giống chó việc xuất hiện các vết gãy trên đuôi đều được coi là sự phát triển lệch lạc và có dấu hiệu bất thường. Những trường hợp này thường bị loại bỏ [69].
- 7 Ngực và lồng ngực: Phần phía trước của lồng ngực gọi là ngực. Lồng ngực bị giới hạn bởi các bộ phận như sau: ở phía trên là bướu vai và lưng ở phía dưới là xương ngực, ở phía trước là khoảng trống giữa vai và chỗ bắt đầu cổ họng nối với mình, ở phía sau là những xương sườn cụt. Ngực và lồng ngực được đánh giá theo chiều rộng, chiều dài, chiều sâu, thể tích và hình dáng. Lồng ngực thường có dáng phẳng, ô van cụt, hình thùng. Đối với tất cả các giống chó cần phải có lồng ngực rộng, tương đối sâu và dài. Bụng: là phần có thành bụng mềm, đoạn từ xương sườn cụt đến xương chậu. Về hình dáng, bụng có dạng thon đều, béo mỡ và xệ. Đối với tất cả các giống chó cần có dáng bụng thon đều mới tốt. Chi: Chi được đánh giá theo hình dáng, độ nở nang, cơ bắp và độ mở của các góc khớp. Chi trước, gồm xương bả vai, xương cánh tay, khớp khuỷu, cẳng tay, cổ chân, khớp đốt bàn chân và bàn chân. Tư thế đứng của chó được coi là đúng, trong trường hợp nếu các chi được đặt thẳng lên mặt đất, song song với nhau và mở ra bằng chiều rộng của ngực. Bàn chân có hình vòm các ngón chân kín sát nhau và áp sát mặt đất. Các góc khớp mở như sau: khớp vai 90 - 1000, khớp khuỷu 120 - 1300. Chi sau gồm xương đùi, cẳng chân, khớp gối, xương bàn chân và bàn chân. Khi nhìn từ phía sau các chi sau phải song song với nhau, có các góc của đốt khớp như sau: góc đùi khoảng 80 - 850, góc mở khớp gối 125 - 1350. Lông của chó nhà có hai loại là đơn và kép. Loại kép, thường xuất hiện ở những giống chó sống ở vùng khí hậu lạnh, được tạo thành từ một lớp lông bảo vệ thô và một lớp lông mềm. Loại đơn, chỉ có lớp phủ trên cùng. Sắc tố lông có thể bị chuyển màu xám sớm và xuất hiện ngay cả ở chó một năm tuổi; điều này có liên quan đến các hành vi bốc đồng, hành vi lo lắng, sợ tiếng ồn và sợ người hoặc động vật không quen thuộc [70]. Về cấu tạo chung, chia thành năm kiểu chủ yếu [68, 69, 70]: - Cấu tạo kiểu thô: Được biểu thị bằng kiểu đầu hình khối, ngắn rộng và cổ ít cử động, bộ xương nặng, các chi hơi ngắn, hệ cơ nặng nề ít cử động. Chó có kiểu cấu tạo thô thường sống lâu, có sức sống và thích nghi tốt với các điều kiện nuôi dưỡng khác nhau. Chó kiểu cấu tạo này thường có hoạt động thần kinh cao mạnh, điềm tĩnh nhưng ít linh hoạt. Phần lớn chó Becgie Cap-caz và Trung Á thuộc loại cấu tạo này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng
117 p | 302 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)
146 p | 202 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (Penaeus Monodon)
0 p | 222 | 38
-
Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số chỉ tiêu quang hợp và mối tương quan của chúng với năng suất cà phê vối tại Đăk Lăk
127 p | 166 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng
24 p | 189 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Khu hệ Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn tỉnh Sơn La
222 p | 122 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất và phẩm chất của cây cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) trồng thủy canh
164 p | 38 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng và sinh tổng hợp Cyclooligomer depsipeptide của nấm ký sinh côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn quốc gia Xuân Sơn
218 p | 31 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy hydrocarbon dầu mỏ của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học phân lập tại Việt Nam
134 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy một số thành phần hydrocarbon có trong nước thải nhiễm dầu của màng sinh học từ vi sinh vật được gắn trên vật liệu mang
129 p | 26 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskål, 1775)
201 p | 33 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam
174 p | 56 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La
219 p | 38 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phát triển bộ sinh phẩm multiplex realtime PCR phát hiện một số tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và khảo sát tính kháng kháng sinh
193 p | 24 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)
0 p | 134 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu lên men và thu nhận polyhydroxyalkanoates từ vi khuẩn phân lập ở một số vùng đất của Việt Nam
159 p | 115 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm sợi gây hại trên thấu kính ống nhòm tại Việt Nam
216 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La
27 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn