intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học "Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La" nghiên cứu đa dạng loài và biến đổi cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) liên quan đến một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu; làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái đất của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI HÀ TRÀ MY VE GIÁP (ACARI: ORIBATIDA) Ở HỆ SINH THÁI ĐẤT CAO NGUYÊN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 942. 01. 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: KHOA SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Vũ Quang Mạnh Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Quảng Đơn vị công tác: Trường Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Liên Đơn vị công tác: Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Phản biện 3: PGS. TS. Phạm Đình Sắc Đơn vị công tác: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi 8h30’ ngày tháng năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc Gia, Hà Nội - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu Sinh vật trong đất rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều nhóm từ cỡ nhỏ, trung bình đến lớn (Micro-Meso-Macrofauna). Trong số động vật đất chân khớp bé (Microarthopoda) ở đất, phải kể đến một đại diện phong phú nhất về mật độ, thành phần loài và số lượng (chiếm hơn 95% tổng số lượng Microarthopoda) nên có ý nghĩa rất lớn đối với hệ sinh thái đất đó là nhóm Ve giáp (Acari: Oribatida). Ve giáp (Acari: Oribatida) là nhóm Chân khớp có kìm hình nhện (Arthropoda: Chelicerata), kích thước cơ thể nhỏ trong khoảng 0,1- 0,2 đến 1,0 - 2,0mm. Do có mật độ quần xã lớn, dễ nhận biết và thu bắt, nên việc nghiên cứu về chúng góp phần hiểu biết đầy đủ hơn về đa dạng tài nguyên sinh học nói chung, chúng nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường đất, nên được khảo sát là một nhân tố chỉ thị sinh học các diễn thế của hệ sinh thái và bảo vệ môi trường... Khu hệ Ve giáp Thế giới hiện biết khoảng 11.207 loài và phân loài, nằm trong hơn 1.300 giống và phân giống và 163 họ khác nhau, trong đó khu vực Đông Phương - Orientales là 2.576 loài và phân loài (Subias, 2020). Ở Việt Nam số lượng loài phát hiện tính đến năm 2020 là 726 loài chiếm 6,48% so với Thế giới thuộc 245 giống 90 họ và 41 liên họ (Vũ Quang Mạnh, 2020), điều này cho thấy số loài phát hiện được là rất lớn, tuy nhiên do sự phức tạp của đặc điểm khí hậu và địa hình, đã có tác động nhất định lên tính chất địa động vật của khu hệ Ve giáp, tạo ra tính đa dạng, chuyên biệt cao theo từng vùng địa lý. Vì thế việc tiến hành các nghiên cứu về Ve giáp tại các tỉnh thành, địa phương trong cả nước vào hàng năm để bổ sung dẫn liệu về nhóm này là điều rất cần thiết. Huyện Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La nằm ở khu vực đồi núi Tây Bắc, đây là cao nguyên đá vôi với độ cao trung bình 1.050m so với mặt nước biển, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 180C. Khu vực này có địa mạo phức tạp và chia cắt mạnh, bản thân con người cũng đã tác động rất lớn vào hệ sinh thái rừng trong suốt quá trình khai hoang, xây dựng cuộc sống, điều này đã làm thay đổi cảnh quan ban đầu và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Vì vậy trong quá trình suy giảm thảm cây rừng, và chuyên canh các loại cây như chè, ngô, lúa... phục vụ cho hoạt động sản xuất công - nông nghiệp đã gây ảnh hưởng đến các quần xã động vật sống trong đất, trong đó có nhóm nhạy cảm như Ve giáp, ở khu vực này cũng chưa có nhiều nghiên cứu về đối tượng này. Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận án: “Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La” 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đa dạng loài và biến đổi cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) liên quan đến một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu; làm cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái đất của Việt Nam.
  4. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Điều tra đa dạng loài và cấu trúc phân loại học của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, và so sánh với một số vùng liên quan. 2. Nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) và sự biến đổi theo năm loại sinh cảnh: (a) Rừng tự nhiên, (b) Rừng nhân tác, (c) Trảng cỏ và cây bụi, (d) Đất canh tác cây lâu năm, và (e) Đất canh tác cây ngắn ngày ở vùng nghiên cứu. 3. Nghiên cứu cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) và sự biến đổi theo bốn mùa trong năm, và chu kỳ ngày đêm. 4. Bước đầu đánh giá vai trò của quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất vùng nghiên cứu. 4. Đóng góp mới của luận án 1. Đưa ra danh sách hệ thống 151 loài Ve giáp (Acari: Oribatida), thuộc 94 giống, 49 họ và 29 liên họ hiện biết ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Trong đó, ghi nhận 62 loài mới cho vùng nghiên cứu, bao gồm 44 loài ghi nhận lần đầu tiên cho khu hệ Ve giáp ở Việt Nam. 2. Bổ sung các dẫn liệu mới về cấu trúc phân loại học của quần xã Ve giáp ở vùng nghiên cứu được phân tích theo các bậc taxon loài, giống và họ; và được so sánh với các khu vực Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. 3. Bổ sung các dẫn liệu mới về cấu trúc quần xã Ve giáp theo các chỉ số sinh thái gồm số lượng loài (S), mật độ trung bình cá thể (MĐTB), độ phong phú loài (d), độ đa dạng loài (H’), độ đồng đều (J’) và chỉ số ưu thế nghịch Simpson (1 - lambda) và sự thay đổi theo chu kỳ ngày đêm, chu kỳ mùa trong năm và ở các sinh cảnh theo sự suy giảm của thảm cây rừng. 4. Lần đầu tiên xác định được sáu loài Ve giáp ưu thế tại vùng nghiên cứu: Arcoppia arcualis (Berlese, 1913); Rostrozetes ovulum (Berlese, 1908); Scheloribates mahunkai Subias, 2010; Perxylobates vietnamensis (Jeleva & Vu, 1987); Masthermannia mamillaris (Berlese, 1904) và Tectocepheus minor Berlese, 1903; chúng có thể được xem xét như yếu tố chỉ thị sinh học ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tác đối với hệ sinh thái đất ở vùng nghiên cứu. 5. Bố cục luận án Luận án gồm 133 trang, 3 trang mở đầu, 28 trang tổng quan, 13 trang thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu, 88 trang kết quả và thảo luận, 2 trang kết luận. Luận án có 16 bảng và 28 hình. Có 19 trang tài liệu tham khảo với 41 tài liệu tiếng Việt, 115 tài liệu tiếng Anh và 24 tài liệu tiếng nước ngoài khác.
  5. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan nghiên cứu Ve giáp (Acari: Oribatida) trên thế giới Châu Âu là cái nôi của trường phái này với những nghiên cứu tiên phong của Hooke (1665), Koch (1835). Đến nay số lượng các công trình nghiên cứu ở châu lục này gần như vẫn chiếm nhiều nhất. Ở Châu Á, Mỹ, Phi, Úc, được tiến hành nghiên cứu muộn hơn, nhưng số lượng các công trình cũng tăng lên một cách nhanh chóng. Xu hướng hiện nay là nghiên cứu Ve giáp ở Châu Á, đặc biệt những khu vực nhiệt đới. Nghiên cứu ở Bắc Cực và Nam Cực còn ít so với các khu vực khác trên thế giới. Nghiên cứu Ve giáp ở các vùng đảo ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Các hướng nghiên cứu Ve giáp chính trên thế giới là nghiên cứu khu hệ, điều tra đa dạng thành phần loài vẫn được đẩy mạnh, song song với đó là công bố và mô tả các loài mới cho khoa học, đặc điểm địa sinh học của các nhóm Ve giáp. Nghiên cứu về hình thái - giải phẫu học, đặc điểm sinh học - phát triển, sinh sản, tập tính, cổ sinh vật học để tìm hiểu tiến hoá và phát sinh chủng loại, sử dụng di truyền phân tử trong định loại và trong tiến hoá, nguồn gốc phát sinh và chiều hướng tiến hoá, hệ thống phân loại, mối quan hệ sinh thái của Ve giáp với môi trường, đặc biệt chú trọng rất lớn đến vai trò và ý nghĩa chỉ thị sinh học (bioindicator) của chúng cũng như tác hại của của một số nhóm như vecto lây bệnh, giun sán kí sinh... Về mặt địa lý sinh vật, đến nay số lượng loài Ve giáp ghi nhận theo các vùng địa lí trên thế giới giảm dần theo thứ tự: 3.891 Paleárticas (Cổ Bắc) > 2.576 Orientales (Ấn Độ - Mã Lai) > 2.312 Neotropicales (Tân nhiệt đới) > 1.939 Etiópicas > 1.488 Australianas (Úc) > 1.523 Neárticas (Tân Bắc) > 137 Antárticas và Subantárticas (Nam Cực và cận Bắc Cực) (Subias, 2020). 1.2. Nghiên cứu Ve giáp tại Việt Nam Quá trình nghiên cứu Ve giáp ở Việt Nam đã trải qua khoảng hơn 50 năm, chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn (1967 - 1986) xây dựng cơ sở và đặt nền móng ban đầu về nghiên cứu Ve giáp (Oribatida) nói riêng và Microarthropoda nói chung ở Việt Nam. Giai đoạn (1987 - 2007) hình thành hướng nghiên cứu chuyên sâu về khu hệ và sinh thái nhóm Arthropoda ở đất, với hai nhóm ưu thế là Oribatida và Collembola. Địa bàn nghiên cứu đã được mở rộng ra nhiều địa phương, tổng kết giai đoạn này ghi nhận 150 loài. Giai đoạn 2008 - nay: sự gia tăng mạnh mẽ của đông đảo đội ngũ các nhà nghiên cứu trẻ có trình độ trong lĩnh vực này, số lượng loài Ve giáp ghi nhận trong giai đoạn này cao nhất với 726 loài thuộc 245 giống, 90 họ và 41 liên họ. Các nghiên cứu phần lớn vẫn tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc và vùng Đồng bằng Sông Hồng. Các định hướng nghiên cứu chính ở Việt Nam gồm khảo sát đa dạng thành phần loài, mô tả và công bố các loài mới, đánh giá đặc điểm phân bố, cấu trúc quần xã Ve giáp khảo sát liên quan đến sự biến động của điều kiện môi trường, nghiên cứu về vai trò của Ve giáp như một yếu tố chỉ thị sinh học (bioindicator), xác định khả năng là vecto mang truyền nang sán của Ve giáp và đặc điểm tính chất địa lý động vật của khu hệ động vật Ve giáp.
  6. 4 1.3. Nghiên cứu Ve giáp tại vùng nghiên cứu Vùng nghiên cứu thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, nằm ở khu vực Tây Bắc Việt Nam. Tại địa bàn tỉnh Sơn La, đã có một số nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài do Vũ Quang Mạnh và cs tiến hành, nhằm đánh giá mật độ, đa dạng thành phần loài, đặc điểm địa động vật và vai trò của nhóm Ve giáp và Bọ nhảy ở vùng đồi núi Tây Bắc Việt Nam, trong giai đoạn 1982, 1984, 1987 - 1996, 2000, 2003 - 2006, tại thành phố Sơn La và một số địa điểm thuộc huyện Mộc Châu gồm đỉnh núi Pha Luông (cao 1507 m) thuộc xã Tân Xuân, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha và bản Nà Hiếng thuộc xã Xuân Nha. Như vậy tính đến thời điểm này, các nghiên cứu về đối tượng Ve giáp còn rất ít tại vùng nghiên cứu. 1.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng nghiên cứu 1.4.1. Vị trí địa lý, địa hình và thổ nhưỡng Mộc Châu là huyện miền núi, nằm ở phía đông nam của tỉnh Sơn La. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 1.050 m. Tọa độ địa lý 20o63' vĩ độ bắc và 104o30' - 105o7' kinh độ đông. Mộc Châu có địa hình cácxtơ (núi đá vôi), tổng diện tích đất tự nhiên 108.166 ha. Có hai dạng thổ nhưỡng cơ bản là đất frealít đỏ nâu và đất phù sa cổ. 1.4.2. Khí hậu và thuỷ văn Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc, thổi từ Lào sang, nên ở đây có yếu tố khí hậu á nhiệt đới. Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 18 oC đến 23oC, độ ẩm trung bình 85%, số ngày mưa trung bình 186 ngày/năm, lượng mưa trung bình năm từ 1.400 - 1.500 mm. Mộc Châu là nơi gặp gỡ của nhiều sông suối trong đó có sông Đà chảy qua là con sông lớn nằm ở phía bắc của huyện. 1.4.3. Tài nguyên động - thực vật và yếu tố nhân tác Diện tích rừng đặc dụng của Mộc Châu là 2.338,112 ha; rừng phòng hộ 27.690,867 ha; rừng sản xuất 23.052,472 ha. Độ che phủ của rừng 47% tổng diện tích tự nhiên. Có khoảng 456 loài thực vật thuộc 4 ngành và 48 loài động vật hoang dã thuộc 19 họ, 8 bộ. Huyện Mộc Châu có 02 thị trấn là Nông trường và Mộc Châu. Nông nghiệp ở đây phát triển gắn liền với các mô hình canh tác trên đất dốc trong đó phổ biến là trồng chè (Camellia sinensis). Ngoài ra điều kiện khí hậu ở đây cũng chính là một lợi thế để người dân phát triển kinh tế với các cây hoa, quả, rau nhiệt đới. CHƯƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các loài Ve thuộc bộ Ve giáp (Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari), lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata), ngành Chân khớp (Arthropoda), giới Động vật (Animalia). Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ 2016 - 2020, tại hệ sinh thái đất của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, theo các trục khảo sát: Thu mẫu theo năm dạng sinh cảnh tại tiểu khu 3, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, gồm các sinh cảnh: rừng tự nhiên (RTN), rừng nhân tác (RNT), trảng cỏ, cây bụi (TC), đất canh tác
  7. 5 cây lâu năm (CLN), đất canh tác cây ngắn ngày (CNN). Thu mẫu trong bốn mùa xuân - hạ - thu - đông và theo chu kỳ ngày đêm 6h00 - 12h00 - 18h00 - 24h00 tại sinh cảnh trồng chè thuộc tiểu khu 67, thị trấn Nông Trường, huyện Mộc Châu. Ngoài ra tiến hành thu thêm các mẫu định tính tại sinh cảnh rừng nhân tác ở một số điểm thuộc xã Chiềng Hắc, Phiêng Luông, Tân Lập, Chờ Lồng, Chiềng Sơn. Mẫu đất sau tiếp tục lọc, phân tích và định loại tại phòng thực hành của bộ môn Động vật - Khoa Sinh học, Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Đa dạng Sinh học (CEBRED), trường ĐHSP Hà Nội, một số mẫu Ve giáp được trao đổi phân tích cùng cs tại Viện hàn lâm Khoa học Bulgaria, Sofia. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu mẫu đất Thực hiện theo phương pháp của Ghilarov và Krivolutsky (1975). Tùy đặc điểm của sinh cảnh nghiên cứu, tiến hành thu mẫu theo 3-5 tầng sâu thẳng đứng của hệ sinh thái đất: (0) Tầng thảm lá rừng phủ trên mặt đất; (-1) Tầng đất mặt trong đất, sâu 0-10 cm; (-2) Tầng đất giữa sâu trong đất, >10-20cm; (-3) Tầng đất sâu trong đất, >20-30cm. Đối với tầng (0) thu với diện tích bề mặt (25x25) cm². Đối với các tầng đất từ (-1)  (-3) cứ mỗi tầng đất đào lên sẽ được cắt bởi hộp cắt kim loại hình hộp chữ nhật cỡ (5x5x10) cm3, diện tích mặt cắt 25cm2. Mỗi địa điểm thu lặp lại từ 5 - 7 lần, cách nhau khoảng 3 - 5m. Tổng số lượng mẫu đất thu được của đề tài là 302 mẫu. 2.2.2. Tách lọc và xử lý mẫu Ve giáp Sử dụng phương pháp phễu lọc tự động kiểu “Berlese - Tullegren” được mô tả chi tiết bởi Edwards (1991). Cách bố trí thí nghiệm: phễu lọc đặt trên giá gỗ, phía trên phễu đặt rây lọc tròn với kích thước mỗi mắt lưới (1,5x1,5) mm vòi phễu gắn với các ống nghiệm chứa dung dịch định hình là cồn 750C - 850C hoặc formol 4%. Mẫu đất được bẻ nhỏ, rải đều và kín trên bề mặt rây lọc. Lọc trong 7 ngày đêm liên tục ở điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả thu được nhóm chân khớp bé, tiếp tục phân tách riêng Ve giáp ra khỏi các nhóm Microathropoda ở đất khác, tiếp đến giai đoạn làm trong vỏ cứng Ve giáp bằng dung dịch axit lactic. 2.2.3. Phân tích và định loại Ve giáp Quá trình định loại tên loài được thực hiện trên kính hiển vi có độ phòng đại 40-100 lần. Công tác định loại tên loài sử dụng các tài liệu phân loại, các khóa định loại và sắp xếp theo hệ thống phân loại Ve giáp theo Subias (2020), Ghilarov & Krivolutsky (1975), Balogh J. & Balogh P. (1992, 2002), Aoki (1999), Norton & Behan-Pelletier (2009), Krantz (2009), Schatz et al., (2011). Khi định loại xong, đo kích thước và chụp ảnh, và bảo quản mẫu lâu dài. 2.2.4. Phân tích và xử lý số liệu Cấu trúc thành phần loài, đặc điểm phân bố của quần xã Ve giáp được phân tích theo phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm Primer V 6.1.6 và công cụ excel để tính toán các chỉ số sinh thái gồm: độ phong phú loài (d), độ đồng đều (J’), chỉ số ưu thế nghịch Simpson (1 -λ), chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H’), hệ số tương đồng Bray- Curtis và đường cong ưu thế K-dominance.
  8. 6 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở vùng nghiên cứu 3.1.1. Danh sách thành phần loài Ve giáp ở vùng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu 302 mẫu đất với 3728 cá thể thu được ở vùng nghiên cứu. Đã ghi nhận được 151 loài, trong đó có 21 loài mới xác định đến giống “sp.” (chiếm 13,91% tổng số loài nghiên cứu), thuộc 94 giống, 49 họ và 29 liên họ. Kết quả này đóng góp thêm 44 loài mới cho khu hệ Ve giáp Việt Nam (chiếm 29,14% tổng số loài) và 62 loài mới cho vùng cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La (chiếm 41,06% tổng số loài). Bảng 3.1. Đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố của Ve giáp theo một số yếu tố tự nhiên và nhân tác chính ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La Đặc điểm phân bố Số Loài Sinh cảnh Mùa Tầng lượng mới STT Đa dạng thành phần loài (RTN, RNT, (xuân, Chu kỳ ngày đêm đất (0, cá thể TC, CLN, hạ, thu, (6h:12h:18h:24h) -1, (+, ++, CNN) đông) -2, -3) +++) I PARHYPOCHTHONIOIDEA GRANDJEAN, 1932 i Gehypochthoniidae Strenzke, 1963 1 Gehypochthonius Jacot, 1936 1 Gehypochthonius rhadamanthus Jacot, 1936 Đ -2 + II BRACHYCHTHONIOIDEA THOR, 1934 ii Brachychthoniidae Thor, 1934 2 Brachychthonius Berlese, 1910 2 Brachychthonius sp. X -1, -3 ++ 3 Poecilochthonius Balogh, 1943 3 Poecilochthonius italicus (Berlese, 1910) đtRTN + *,** III COSMOCHTHONIOIDEA GRANDJEAN, 1947 iii Cosmochthoniidae Grandjean, 1947 4 Cosmochthonius Berlese, 1910 4 Cosmochthonius lanatus (Michael, 1885) 18h -1 + 5 Cosmochthonius reticulatus Grandjean, 1947 TC -3 + *,** 6 Cosmochthonius sublanatus Mahunka, 1977 RNT 0 + *,** iv Sphaerochthoniidae Grandjean, 1947 5 Sphaerochthonius Berlese, 1910 7 Sphaerochthonius splendidus (Berlese, 1904) đtTC ++ * 8 Sphaerochthonius suzukii Aoki, 1977 đtRTN +++ *,** IV PROTOPLOPHOROIDEA EWING, 1917 v Protoplophoridae Ewing, 1917 6 Cryptoplophora Grandjean, 1932 9 Cryptoplophora abscondita Grandjean, 1932 đtRTN +++ *,** 7 Prototritia Berlese, 1910 10 Prototritia sp. CLN -3 + V HYPOCHTHONIOIDEA BERLESE, 1910 vi Hypochthoniidae Berlese, 1910 8 Eohypochthonius Jacot, 1938 11 Eohypochthonius crassisetiger Aoki, 1959 X, T, Đ 12h, 18h, đt12h -1, -2, ++ -3 9 Malacoangelia Berlese, 1913 12 Malacoangelia remigera Berlese, 1913 RTN, TC, -1, -2, ++ *
  9. 7 Đặc điểm phân bố Số Loài Sinh cảnh Mùa Tầng lượng mới STT Đa dạng thành phần loài (RTN, RNT, (xuân, Chu kỳ ngày đêm đất (0, cá thể TC, CLN, hạ, thu, (6h:12h:18h:24h) -1, (+, ++, CNN) đông) -2, -3) +++) CLN, đtCLN, -3 CNN VI LOHMANNIOIDEA BERLESE, 1916 vii Lohmanniidae Berlese, 1916 10 Cryptacarus Grandjean, 1950 13 Cryptacarus tuberculatus Csiszar, 1961 X -1 + 11 Javacarus Balogh, 1961 14 Javacarus kuehnelti Balogh, 1961 RNT, TC, X, Đ -1, -2, ++ CLN, đtCLN, -3 CNN 12 Papillacarus Kunst, 1959 15 Papillacarus aciculatus (Berlese, 1905) TC -1, -3 ++ 16 Papillacarus undirostratus Aoki, 1965 TC X, H, T, 6h, 18h, đt6h, đt12h -1, -2, ++ Đ -3 17 Papillacarus sp. T -2 + 13 Papillacarus (Vepracarus) Aoki, 1965 18 Papillacarus (Vepracarus) hirsutus (Aoki, RTN, TC, -1, -2, ++ 1961) CLN, CNN -3 (=Papillacarus arboriseta Vũ & Jeleva, 1987) VII MESOPLOPHOROIDEA EWING, 1917 viii Mesoplophoridae Ewing, 1917 14 Apoplophora Aoki, 1980 19 Apoplophora pantotrema (Berlese, 1913) RTN, CLN, -2, -3 ++ * (=Apoplophora lineata Mahunka, 1987) đtCLN 20 Apoplophora sp. RTN -2 ++ VIII EPILOHMANNIOIDEA OUDEMANS, 1923 ix Epilohmanniidae Oudemans, 1923 15 Epilohmannia Berlese, 1910 21 Epilohmannia minuta aegyptica Bayoumi et RTN, RNT Đ -1, -2, ++ Mahunka, 1976 -3 (Epilohmannia pallida aegyptica Bayoumi et Mahunka, 1976) 22 Epilohmannia sp. RTN, RNT, -1, -2, + TC -3 16 Epilohmannoides Jacot, 1936 23 Epilohmannoides xena (Mahunka, 1983) RTN, TC -1 ++ * IX EUPHTHIRACAROIDEA JACOT, 1930 x Euphthiracaridae Jacot, 1930 17 Acrotritia Jacot, 1923 (=Rhysotritia Markel et Meyer, 1959) 24 Acrotritia hyeroglyphica (Berlese, 1916) RTN, đtRTN T 0, -2 + (Rhysotritia hauseri Mahunka, 1991) 25 Acrotritia sinensis Jacot, 1923 RTN, TC X 18h -1, -3 + (Rhysotritia rasile Mahunka, 1982) 18 Microtritia Märkel, 1964 26 Microtritia tropica Märkel, 1964 X, T, Đ 6h, 12h, 18h, 24h, -1, -2, ++ đt12h, đt24h -3 X PHTHIRACAROIDEA PERTY, 1841 xi Phthiracaridae Perty, 1841 19 Hoplophorella Berlese, 1923 27 Hoplophorella hamata (Ewing, 1909) TC, đtRNT, H -2, -3 + (Hoplophorella cuneiseta Mahunka, 1988) đtTC 20 Hoplophorella (Protophthiracarus)Balogh, 1972
  10. 8 Đặc điểm phân bố Số Loài Sinh cảnh Mùa Tầng lượng mới STT Đa dạng thành phần loài (RTN, RNT, (xuân, Chu kỳ ngày đêm đất (0, cá thể TC, CLN, hạ, thu, (6h:12h:18h:24h) -1, (+, ++, CNN) đông) -2, -3) +++) (=Notophthiracarus Balogh et Mahunka, 1967) 28 Hoplophthiracarus usitatus (Niedbała, 1989) H -3 (=Notophthiracarus usitatus Niedbala, 1989) 21 Phthiracarus Perty, 1841 29 Phthiracarus abstemius Niedbala, 1989 X -1 ++ XI CROTONIOIDEA THORELL, 1876 xii Trhypochthoniidae Willmann, 1931 22 Trhypochthonius Berlese, 1904 30 Trhypochthonius tectorum (Berlese, 1896) X, T, Đ -1, -2, ++ (Hypochthonius) -3 xiii Malaconothridae Berlese, 1916 23 Malaconothrus (=Trimalaconothrus) Berlese, 1916 31 Malaconothrus lineolatus J. Balogh et P. T -3 + *,** Balogh, 1986 32 Malaconothrus tardus (Michael, 1888) X -1 + 33 Malaconothrus sp1 RTN -1 + 34 Malaconothrus sp2 đtX + xiv Nothridae Berlese, 1896 24 Nothrus Koch, 1835 35 Nothrus crassisetus Mahunka, 1982 đtTC ++ *,** 36 Nothrus pulchellus (Berlese, 1910) TC -1 + *,** (=Nothrus parvus Sitnikova, 1975) 37 Nothrus silvestris Nicolet, 1855 đtRTN, RNT, -1 ++ * TC, CNN xv Crotoniidae Thorell, 1876 25 Camisia Heyden, 1826 38 Camisia nova (Hammer, 1966) đt18h + *,** 26 Heminothrus Berlese, 1913 39 Heminothrus quadristriatus (Hammer, 1958) H -3 + XII NANHERMANNIOIDEA SELLNICK, 1928 xvi Nanhermanniidae Sellnick, 1928 27 Masthermannia Berlese, 1913 40 Masthermannia mammillaris (Berlese, 1904) RTN, RNT, X, T, Đ 6h, 12h, 18h, 24h, -1, -2, ++ TC, CLN, đt6h, đt12h, đt18h, -3 CNN, đtCNN đt24h XIII PLATEREMAEOIDEA TRÄGÅRDH, 1926 xvii Pheroliodidae Paschoal, 1987 28 Pheroliodes Grandjean, 1931 41 Pheroliodes weknckei (Willmann, 1930) đtRTN, đtTC +++ *,** XIV GUSTAVIOIDEA OUDEMANS, 1900 xviii Astegistidae Balogh, 1961 29 Astegistes Hull, 1916 42 Astegistes sp. T, Đ -1, -3 + 30 Cultroribula Berlese, 1908 43 Cultroribula lata Aoki, 1961 RTN, RNT, X, T, Đ 12h, 0, -1, - ++ TC, CLN, 2, -3 đtRTN, đtRNT 31 Furcoppia Balogh et Mahunka, 1966 44 Furcoppia parva Balogh et Mahunka, 1967 CNN, đtCNN -1, -2 + xix Gustaviidae Oudemans, 1900 32 Gustavia Kramer, 1879
  11. 9 Đặc điểm phân bố Số Loài Sinh cảnh Mùa Tầng lượng mới STT Đa dạng thành phần loài (RTN, RNT, (xuân, Chu kỳ ngày đêm đất (0, cá thể TC, CLN, hạ, thu, (6h:12h:18h:24h) -1, (+, ++, CNN) đông) -2, -3) +++) 45 Gustavia aethiopica Mahunka, 1982 RTN, đtRTN -2 + *,** XV ZETORCHESTOIDEA MICHAEL, 1898 xx Zetorchestidae Michael, 1898 33 Zetorchestes Berlese, 1888 46 Zetorchestes schusteri Krisper, 1984 H -1 + XVI AMEROBELBOIDEA GRANDJEAN, 1954 xxi Eremulidae Grandjean, 1965 34 Eremulus Berlese, 1908 47 Eremulus avenifer Berlese, 1913 RTN, RNT, 0, -1, - ++ TC, CLN, 2, -3 CNN, đtRTN, đtRNT, đtCLN 48 Eremulus sp. TC, CLN, -1, -2, ++ đtTC -3 xxii Damaeolidae Grandjean, 1965 35 Fosseremus Grandjean, 1954 49 Fosseremus laciniatus (Berlese, 1905) RTN, RNT, T -1, -2, ++ TC, CLN, -3 CNN, đtRTN, đtRNT, đtTC xxiii Eremobelbidae Balogh, 1961 36 Eremobelba Berlese, 1908 50 Eremobelba japonica Aoki, 1959 RNT X, H, T, 6h, 18h, 24h, đt6h -1, -2, + Đ -3 51 Eremobelba sp. RTN -1 ++ xxiv Staurobatidae Grandjean, 1966 37 Stauroma Grandjean, 1966 52 Stauroma sp. CLN -2 + XVII OPPIOIDEA SELLNICK, 1937 xxv Oppiidae Sellnick, 1937 38 Amerioppia Hammer, 1961 53 Amerioppia cocuyana (Balogh, 1984) Đ 12h -2, -3 + *,** 39 Oppia Koch, 1835 54 Oppia sigmella Golosova, 1970 TC -1 + *,** 40 Graptoppia Balogh, 1983 55 Graptoppia arenaria Ohkubo, 1993 RTN, TC, -1, -2, ++ *,** CLN, đtTC -3 41 Multioppia Hammer, 1961 56 Multioppia brevipectinata Suzuki, 1976 18h -1 + *,** 57 Multioppia calcarata (Mahunka, 1978) 24h -1, -2 + *,** 58 Multioppia tamdao Mahunka, 1988 RTN, RNT, X, T, Đ 6h, 12h, 18h, 24h, -1, -2, ++ TC, CLN, đt6h -3 CNN, đtRNT 42 Ramusella Hammer, 1962 59 Ramusella pinifera Mahunka, 1988 X, Đ 6h, 12h, 18h, 24h -1, -2, +++ -3 60 Ramusella sp.1 đtX + 61 Ramusella sp.2 X -3 + 43 Pulchroppia Hammer, 1979 62 Pulchroppia mahunkarum Balogh et Balogh, RNT T -1, -2 ++ *,** 2002 44 Arcoppia Hammer, 1977 63 Arcoppia arcualis (Berlese, 1913) RTN, RNT, X, T, Đ 6h, 12h, 18h, 24h, -1, -2, +++ CNN đt6h, đt12h, đt18h -3
  12. 10 Đặc điểm phân bố Số Loài Sinh cảnh Mùa Tầng lượng mới STT Đa dạng thành phần loài (RTN, RNT, (xuân, Chu kỳ ngày đêm đất (0, cá thể TC, CLN, hạ, thu, (6h:12h:18h:24h) -1, (+, ++, CNN) đông) -2, -3) +++) 45 Brassoppia (Plaesioppia) Balogh, 1983 64 Brassoppia peullaensis (Hammer, 1962) CLN đt12h, đt18h -3 + *,** 46 Microppia Balogh, 1983 65 Microppia minus (Paoli, 1908) CLN X, T, Đ 12h, 18h, 24h -2, -3 ++ 66 Microppia minusminus (Paoli, 1908) RTN, RNT, X, T, Đ 12h, 18h, 24h -1, -2, +++ *,** (Oppia minutissima Sellnick, 1950) TC, CLN, -3 đtRTN 47 Lauroppia Subías et Mínguez, 1986 67 Lauroppia neerlandica (Oudemans, 1984) TC -2 + *,** 48 Oppiella Jacot, 1937 68 Oppiella nova (Oudemans, 1902) RTN, RNT, đtX 12h, 18h, 24h, đt6h, 0, -1, - ++ TC, CLN, đt12h, đt18h, đt24h 2, -3 đtRNT 49 Subiasella Balogh, 1983 69 Subiasella exigua (Hammer, 1971) RNT -1 + *,** 50 Karenella Hammer, 1962 70 Karenella pluripectinata (Balogh, 1961) CNN -2 + *,** 51 Striatoppia Balogh, 1958 71 Striatoppia opuntiseta Balogh & Mahunka, RTN, CLN, -1, -2 ++ 1968 CNN 72 Striatoppia quadrilineata Hammer, 1982 RNT 0 + *,** xxvi Lyroppiidae Balogh, 1983 52 Lyroppia Balogh, 1961 73 Lyroppia scutigera Balogh, 1961 T -1 ++ xxvii Machuellidae Balogh, 1983 53 MachuellaHammer, 1961 74 Machuella ventrisetosa Hammer, 1961 RTN, TC, 0, -3 + *,** đtTC xxviii Quadroppiidae Balogh, 1983 54 Quadroppia Jacot, 1939 75 Quadroppia quadricarinata (Michael, 1885) đtRNT 12h -2 ++ *,** XVIII TRIZETOIDEA EWING, 1917 xxix Suctobelbidae Jacot, 1938 55 Kuklosuctobelba Chinone, 2003 76 Kuklosuctobelba finlayi (Balogh et Mahunka, đt12h + *,** 1980) (=Suctobelba finlayi (Balogh et Mahunka, 1980)) 56 Novosuctobelba (Leptosuctobelba) Chinone, 2003 77 Novosuctobelba (Leptosuctobelba) TC Đ 12h -1, -2 + crisposetosa (Hammer, 1979) (=Suctobelbella crisposetosa Hammer, 1979) 78 Novosuctobelba (Leptosuctobelba) T, Đ -1 + sabahensis (Mahunka, 1988) (=Suctobelbella sabahensis Mahunka, 1988) 57 Suctobelba Paoli, 1908 79 Suctobelba sexnodosa (Balogh, 1968) RTN -1 + *,** 58 Suctobelbella Jacot, 1937 80 Suctobelbella pseudoornatissima (Balogh et TC -2 + *,** Mahunka, 1981) 81 Suctobelbella sabahensis Mahunka, 1988 18h -3 + *,** 82 Suctobelbella subcornigera subcornigera RTN -1 + *,** (Forsslund, 1941) (=Suctobelbella semidentata Hammer, 1982) 59 Suctobelbella (Flagrosuctobelba) Hammer,
  13. 11 Đặc điểm phân bố Số Loài Sinh cảnh Mùa Tầng lượng mới STT Đa dạng thành phần loài (RTN, RNT, (xuân, Chu kỳ ngày đêm đất (0, cá thể TC, CLN, hạ, thu, (6h:12h:18h:24h) -1, (+, ++, CNN) đông) -2, -3) +++) 1979 83 Suctobelbella (Flagrosuctobelba) TC -2 + *,** kaliurangensis Hammer, 1979 84 Suctobelbella (Flagrosuctobelba) magnifera RTN, RNT, Đ 18h, đt12h -1, -2, ++ (Mahunka, 1978) TC, CLN, -3 đtRNT 85 Suctobelbella (Flagrosuctobelba) đtRTN + *,** peracuta (Balogh et Mahunka, 1980) 86 Suctobelbella (Flagrosuctobelba) ruzsinszkyi RNT, TC, X, Đ 12h, 18h -1, -2, + Mahunka, 1983 đtTC -3 87 Suctobelbella (Flagrosuctobelba) RTN, TC, X, Đ -1, -2, ++ semiplumosa (Balogh et Mahunka, 1967) CLN -3 60 Suctobelbella (Ussuribata) Rjabinin, 1975 (=Discosuctobelba Hammer, 1979) 88 Suctobelbella (Ussuribata)baliensis Hammer, TC -1 + *,** 1982 89 Suctobelbella (Ussuribata) multituberculata X, Đ -2, -3 + *,** (Balogh et Mahunka, 1967) 90 Suctobelbella (Discosuctobelba) RTN, RNT T -1 + similidentata Mahunka, 1983 91 Suctobelbella (Ussuribata) RTN, RNT, 0, -1, - + * variosetosa (Hammer, 1961) TC, CLN, 2 đtRTN, đtRNT 92 Suctobelbella sp. TC, CLN -1, -3 + 61 Suctobelbila Jacot, 1937 93 Suctobelbila minima Hammer, 1979 TC T 12h, 18h -1, -2, + -3 94 Suctobelbila ornata (Hammer, 1979) 12h, 18h -2,-3 + *, ** 95 Suctobelbila quinquenodosa Balogh, 1968 TC 24h -1, -2 + * 96 Suctobelbila sexnodosa Balogh, 1968 CLN, CNN -1, -3 + *,** XIX OTOCEPHEOIDEA BALOGH, 1961 xxx Tetracondylidae Aoki, 1961 62 Dolicheremaeus Jacot, 1938 97 Dolicheremaeus montanus Krivolutsky, 1971 CLN -1 + *,** xxxi Otocepheidae Balogh, 1961 63 Megalotocepheus Aoki, 1965 98 Megalotocepheus sp. RTN 0, -1 + XX TECTOCEPHEOIDEA GRANDJEAN, 1954 xxxii Tectocepheidae Grandjean, 1954 64 Tectocepheus Berlese, 1896 99 Tectocepheus minor Berlese, 1903 RTN, RNT, H, Đ 12h, 18h, 24h, đt12h, 0, -1, - ++ (Tectocepheus cuspidentatus Knulle, 1954) TC, CLN, đt24h 2, -3 CNN, đtRNT, đtCNN 100 Tectocepheus velatus (Michael, 1880) RNT 0 ++ 101 Tectocepheus velatus elegans Ohkubo, 1981 CNN, đtRNT, -2, -3 ++ * đtTC XXI HYDROZETOIDEA GRANDJEAN, 1954 xxxiii Hydrozetidae Grandjean, 1954 65 Hydrozetes Berlese, 1902 102 Hydrozetes thienemanni Strenzke, 1943 đtX + XXII CYMBAEREMAEOIDEA SELLNICK, 1928 xxxiv Cymbaeremaeidae Sellnick, 1928
  14. 12 Đặc điểm phân bố Số Loài Sinh cảnh Mùa Tầng lượng mới STT Đa dạng thành phần loài (RTN, RNT, (xuân, Chu kỳ ngày đêm đất (0, cá thể TC, CLN, hạ, thu, (6h:12h:18h:24h) -1, (+, ++, CNN) đông) -2, -3) +++) 66 Scapheremaeus Berlese, 1910 103 Scapheremaeus humeratus Balogh et RTN -1 + *,** Mahunka, 1967 XXIII LICNEREMAEOIDEA GRANDJEAN, 1954 xxxv Licneremaeidae Grandjean, 1954 67 Licneremaeus Paoli, 1908 104 Licneremaeus sp. đtRTN + XXIV MICROZETOIDEA GRANDJEAN, 1936 xxxvi Microzetidae Grandjean, 1936 68 Berlesezetes Mahunka, 1980 105 Berlesezetes ornatissimus (Berlese, 1913) RTN, RNT, X, T, Đ 6h, 12h, 18h, 24h, 0, -1, - ++ (Microzetes auxiliaris Grandjean, 1936) TC, CNN, đt12h 2, -3 đtRTN, đtRNT, đtTC XXV ACHIPTERIOIDEA THOR, 1929 xxxvii Achipteriidae Thor, 1929 69 Achipteria Berlese, 1885 106 Achipteria coleoptrata (Linnaeus, 1758) H -1 + XXVI ORIBATELLOIDEA JACOT, 1925 xxxviii Oribatellidae Jacot, 1925 70 Lamellobates Hammer, 1958 107 Lamellobates molecula molecula (Berlese, RTN 0 + * 1916) (=Lamellobates palustris Hammer, 1958) 108 Lamellobatesocularis Jeleva et Vu, 1987 RTN, TC, H 0, -1, - ++ CLN, đtRTN 3 71 Lamellobates (Paralamellobates) Bhaduri et Raychaudhuri, 1968 109 Lamellobates (Paralamellobates) misella TC -1, -2 + * (Berlese, 1910) (=Oribatella ceylanica Oudemans, 1915) 72 Oribatella (Bioribatella)Subías, 2017 110 Oribatella (Bioribatella) superbula đtTC ++ *,** superbula (Berlese, 1904) (=Oribatella meridionalis Berlese, 1908) XXVII ZETOMOTRICHOIDEA GRANDJEAN, 1934 xxxix Zetomotrichidae Grandjean, 1934 73 Pallidacarus Krivolutsky, 1975 111 Pallidacarus sp. RTN, TC, -1, -2, + đtRTN, đtTC -3 XXVIII ORIPODOIDEA JACOT, 1925 xxxx Mochlozetidae Grandjean, 1960 74 Unguizetes Sellnick, 1925 112 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 12h, đt12h -1 + * xxxxi Caloppiidae Balogh, 1960 75 Zetorchella Berlese, 1916 (=Chaunoproctellus Mahunka, 1992) 113 Zetorchella rugosa (Mahunka, 1992) RNT, đtTC 0, -2 + *,** xxxxii Hemileiidae Balogh et P. Balogh, 1984 76 Hemileius Berlese, 1916 114 Hemileius tenuis Aoki, 1982 RNT -1 + *,** xxxxiii Liebstadiidae Balogh et P. Balogh, 1984 77 LiebstadiaOudemans, 1906 115 Liebstadia humerata Sellnick, 1928 RTN, RNT 0 +
  15. 13 Đặc điểm phân bố Số Loài Sinh cảnh Mùa Tầng lượng mới STT Đa dạng thành phần loài (RTN, RNT, (xuân, Chu kỳ ngày đêm đất (0, cá thể TC, CLN, hạ, thu, (6h:12h:18h:24h) -1, (+, ++, CNN) đông) -2, -3) +++) 78 Poroscheloribates Arillo, Gil-Martín y Subías, 1994 116 Poroscheloribates incertus (Balogh, 1970) RTN -1 + * (=Areozetes incertus Balogh, 1970) xxxxiv Scheloribatidae Grandjean, 1933 79 Cosmobates Balogh, 1959 117 Cosmobates nobitis Golosova, 1984 RTN, RNT, 0, -1, - ++ *,** TC, CLN, 2 đtRTN, đtTC 80 Euscheloribates Kunst, 1958 118 Euscheloribates clavatus (Mahunka, 1988) T -1, -3 ++ 119 Euscheloribates samsinaki Kunst, 1958 RTN, CLN 0, -1, - ++ * 2 81 Scheloribates Berlese, 1908 120 Scheloribates africanus (Wallwork, 1964) RTN, RNT, X 6h, 12h, 24h 0, -1, - ++ TC, CLN, 2, -3 đtRTN, đtRNT, đtTC 121 Scheloribates fimbriatus Thor, 1930 RTN, TC, -1, -2, ++ CLN, CNN, -3 đtRNT 122 Scheloribates pallidulus(Koch, 1841) H, T -2, -3 + 123 Scheloribates parvus Pletzen, 1963 đtH + 124 Scheloribates perisi Pérez-Íñigo, 1982 RTN, RNT, 0, -1, - ++ *,** TC, CNN, 2, -3 đtTC 125 Scheloribates philippinensis Corpuz-Raros, H -2 + 1980 82 Scheloribates (Bischeloribates) Mahunka, 1988 126 Scheloribates (Bischeloribates) mahunkai RTN, RNT, X, H, T, 6h, 12h, 18h, 24h, 0, -1, - +++ Subias, 2010 TC, CLN, Đ đt6h, đt12h, đt18h, 2, -3 (Bischeloribatesheterodactylus Mahunka, CNN, đtRTN, đt24h 1988) đtRNT, đtTC, đtCLN 127 Scheloribates (Bischeloribates) praeincisus RTN X -1, -3 ++ (Berlese, 1910) xxxxv Oripodidae Jacot, 1925 83 Oripoda Banks, 1904 128 Oripoda excavata Mahunka, 1988 TC -1 + * 84 Truncopes Grandjean, 1956 129 Truncopes orientalis Mahunka, 1987 H -2 + xxxxvi Protoribatidae Balogh et P. Balogh, 1984 85 Perxylobates Hammer, 1972 130 Perxylobates brevisetus Mahunka, 1988 RTN, RNT, X, T, Đ 6h, 12h, 18h, 24h, -1, -2, ++ TC, CLN, đt6h -3 CNN, đtRNT 131 Perxylobates taidinchani Mahunka, 1976 RTN X, T, Đ 6h, 12h, 18h, 24h, -1, -2, ++ đt6h, đt12h -3 132 Perxylobates vietnamensis (Jeleva & Vũ, RTN, RNT, -1, -2 ++ 1987) TC, CLN, đtRTN 133 Perxylobates sp. 24h, đt24h -1 + 86 Protoribates Berlese, 1908 (=Xylobates Jacot, 1929) 134 Protoribates capucinus Berlese, 1908 RTN -1 +
  16. 14 Đặc điểm phân bố Số Loài Sinh cảnh Mùa Tầng lượng mới STT Đa dạng thành phần loài (RTN, RNT, (xuân, Chu kỳ ngày đêm đất (0, cá thể TC, CLN, hạ, thu, (6h:12h:18h:24h) -1, (+, ++, CNN) đông) -2, -3) +++) (=Xylobates monodactyla Haller, 1884) 135 Protoribates paracapucinus (Mahunka, RTN, RNT, -1, -2 ++ * 1988) đtRTN (= Xylobates paracapucinus (Mahunka, 1988) 136 Protoribates sp1 RTN, RNT 0, -2 + 137 Protoribates sp2 CLN -1, -2 + xxxxvii Haplozetidae Grandjean, 1936 87 Indoribates Jacot, 1929 138 Indoribates microsetosus Errmilov & CNN -1, -2, + * Anichkin, 2011 -3 88 Peloribates Berlese, 1908 139 Peloribates barbatus Aoki, 1977 H -1 + 140 Peloribates guttatus Hammer, 1979 X đt12h -3 ++ 141 Peloribates kaszabi Mahunka, 1988 RTN X, H, T, 6h, 18h, đt6h, đt12h -1, -2 ++ Đ 89 Rostrozetes Sellnick, 1925 142 Rostrozetes ovulum ovulum (Berlese, 1908) RTN X, H, T, 6h, 12h, 18h, 24h, -1, -2, +++ (=Rostrozetes areolatus Balogh, 1958) Đ đt6h, đt12h -3 (=Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925) (=Rostrozetes punctulifer Balogh et Mahunka, 1979) (=Rostrozetes trimorphus Balogh et Mahunka, 1979) 143 Rostrozetesshibai (Aoki, 1976) X -1 ++ XXIX GALUMNOIDEA JACOT, 1925 xxxxviii Galumnidae Jacot, 1925 90 Galumna Heyden, 1826 144 Galumna aba Mahunka, 1989 RTN, RNT -1, -2 ++ 145 Galumna flabellifera orientalis Aoki, 1965 RTN, RNT, 0, -1, - ++ TC, CLN, 2, -3 CNN, đtRTN 146 Galumna incisa Mahunka, 1982 TC -2 + *,** 91 Pergalumna Grandjean, 1936 147 Pergalumna indivisa Mahunka, 1995 đt12h + * 148 Pergalumna margaritata Mahunka, 1989 RNT, TC, X, H, T, 24h, đt12h -1, -2, ++ đtRTN, Đ -3 đtRNT 92 Trichogalumna Balogh, 1960 149 Trichogalumna vietnamica Mahunka, 1987 RTN, RNT, H, T đt12h 0, -1 ++ TC, đtRTN, đtRNT, đtTC xxxxix Galumnellidae Balogh, 1960 93 Galumnella Berlese, 1916 150 Galumnella geographica Mahunka,1995 H -2 + 94 Galumnopsis Grandjean, 1931 151 Galumnopsis sp. RTN, TC, 0, -1, - ++ đtTC 2, -3 Số loài trong 5 sinh cảnh/ 4 mùa/ 4 chu kỳ ngày đêm 108 67 41 136 /3 tầng đất Tổng số loài 151 Tổng số giống 94 Tổng số họ 49 Tổng số liên họ 29 Tổng số loài mới cho Việt Nam 44 Tổng số loài mới cho vùng nghiên cứu 62
  17. 15 Ghi chú: I: Thứ tự của liên họ, i: Thứ tự của họ, 1: Thứ tự của giống, 1: Thứ tự của loài. Sinh cảnh: RTN: Rừng tự nhiên, RNT: Rừng nhân tác, TC: Trảng cỏ, CLN: Đất canh tác cây lâu năm, CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày, đt RTN: Mẫu định tính rừng tự nhiên, đt RNT: Mẫu định tính rừng nhân tác, đt TC: mẫu định tính trảng cỏ, đt CLN: mẫu định tính đất canh tác cây lâu năm, đt CNN: mẫu định tính cây ngắn ngày. Mùa: X: Xuân, H: Hạ, T: Thu, Đ: Đông, đtX: mẫu định tính mùa xuân, đtH: mẫu định tính mùa hạ. Chu kỳ ngày đêm: 6h: 12h: 18h: 24h, đt6h: mẫu định tính thu vào 6h, đt12h: mẫu định tính thu vào 12h, đt18h: mẫu định tính thu vào 18h, đt24h: mẫu định tính thu vào 24h. Tầng sâu trong đất: (0) Thảm lá rừng phủ trên mặt đất, (-1) Tầng đất bề mặt sâu trong đất 0-0cm, (-2) Tầng đất giữa sâu trong đất, >10-20cm, (-3) Tầng đất sâu trong đất, >20-30cm. Số lượng cá thể: (+) Loài gặp với 1 cá thể, (++) Loài gặp từ 2 - 20 cá thể, (+++) Loài gặp từ >20 cá thể trong mẫu nghiên cứu. (**) Loài mới phát hiện cho khu hệ Ve giáp Việt Nam, (*) Loài mới phát hiện cho vùng nghiên cứu. 3.1.2. Cấu trúc phân loại học của Ve giáp ở vùng nghiên cứu So sánh với số liệu Vũ Quang Mạnh (2020), ở vùng nghiên cứu tỉ lệ cấu trúc liên họ (29/41) và họ (49/90) khá cao chiếm hơn 50% so với cả nước, ở mức giống trong họ (94/245) và loài trong giống (151/726) chiếm tỉ lệ thấp hơn so với cả nước. Cấu trúc các bậc phân loại học của Ve giáp ở vùng nghiên cứu có mức độ đa dạng thành phần loài không cao trong đó, liên họ lớn nhất là Oripodoidea có tám họ, đa số các liên họ chỉ có một họ (chiếm 72,41% tổng số liên họ). Họ lớn nhất là Oppiidae có 14 giống còn lại có tới 61,22% tổng số họ chỉ có một giống và giống lớn nhất là Scheloribates có sáu loài có tới 68,08% tổng số giống chỉ có một loài. 3.1.3. So sánh đặc điểm đa dạng thành phần loài quần xã Ve giáp ở vùng nghiên cứu với các vùng liên quan Trong khuôn khổ luận án, do vùng nghiên cứu thuộc khu vực Tây Bắc và mang những đặc điểm đặc trưng, điển hình cho khu vực vùng núi cao, nên số lượng các bậc taxon của vùng nghiên cứu sẽ được gộp vào số liệu của khu vực Tây Bắc và tiến hành so sánh với ba khu vực Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Sử dụng hệ số tương đồng Bray - Curtis để so sánh mức độ tương đồng thành phần loài giữa các khu vực. * Cấu trúc bậc phân loại giữa các khu vực, trình bày tại bảng 3.3 và hình 3.4, trong đó: Ở mức họ, số lượng các họ giảm dần theo thứ tự: Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (64 họ, chiếm 75,29% tổng số họ)  Đông Bắc (ĐB) (61 họ, chiếm 71,76%)  Tây Bắc (TB) (60 họ, chiếm 70,59%)  Bắc Trung Bộ (BTB) (39 họ, chiếm 45,88%). Ở mức giống, số lượng giống giảm dần từ ĐBSH (139 giống, chiếm 64,06%
  18. 16 tổng số giống)  TB (123 giống, chiếm 56,68%)  ĐB (121 giống, chiếm 55,76%)  BTB (68 giống, chiếm 31,34%). Ở mức loài, số lượng loài giảm theo thứ tự: ĐBSH (343 loài, chiếm 52,29% tống số loài)  ĐB (278 loài, chiếm 42,38%)  TB (230 loài, chiếm 35,06%)  BTB (127 loài, chiếm 19,36%). Vậy, vùng nghiên cứu thuộc khu vực Tây Bắc, nhìn chung có sự phong phú ở số lượng các taxon bậc cao như họ và giống lần lượt chiếm tới 70% tổng số họ; 56,68% tổng số giống; số lượng các taxon bậc loài ở mức trung bình so với ba khu vực còn lại chiếm 35,06% tổng số loài. * Cấu trúc thành phần loài giữa các khu vực trình bày cụ thể tại bảng 3.4 và hình 3.5. Hình 3.5. CLUSTER độ tương đồng thành phần loài Ve giáp giữa năm khu vực Như vậy, số liệu cho thấy khu vực TB (gồm cả vùng nghiên cứu) có mức tương đồng thành phần loài không cao với các khu vực ĐB, ĐBSH và BTB, đạt trung bình 39,48%, ghi nhận 53/656 loài chung cho cả bốn khu vực, có 97/230 loài chỉ bắt gặp ở khu vực TB, chiếm 42,17% tổng số loài của khu vực TB và 14,79% tổng số loài của cả bốn khu vực. 3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp theo năm sinh cảnh ở vùng nghiên cứu 3.2.1. Đặc điểm phân bố của Ve giáp theo năm sinh cảnh Trong năm sinh cảnh ghi nhận có mặt 108 loài thuộc 73 giống, 41 họ và 25 liên họ. Số lượng các taxon thường tập trung cao nhất ở sinh cảnh RTN và có xu hướng giảm theo trật tự: Rừng tự nhiên (RTN) > Trảng cỏ, cây bụi (TC) > Rừng nhân tác (RNT) > Cây lâu năm (CLN) > Cây ngắn ngày (CNN). Số liên họ trong năm sinh cảnh cao nhất ở RTN (19)  TC (17)  CLN, RNT (14, 13)  CNN (11). Số họ dao động từ RTN (27)  TC (20)  RNT, CLN (19, 18)  CNN (15). Số giống dao động từ RTN (43)  TC (39)  RNT, CLN (31, 30)  CNN (20). Số loài trong năm sinh cảnh dao động từ 22 - 57 loài cao nhất ở RTN, thấp nhất ở CNN, có 8 loài phân bố ở cả năm sinh cảnh, 14 loài phân bố ở bốn sinh cảnh, 8 loài phân bố ở ba sinh cảnh, 18 loài phân bố ở hai sinh cảnh và có tới 50 loài chỉ phân bố ở một sinh cảnh (chiếm 46,29% tổng số loài trong năm sinh cảnh).
  19. 17 3.2.2. Đa dạng sinh học theo năm sinh cảnh Bảng 3.6. Một số chỉ số định lượng của quần xã Ve giáp trong năm sinh cảnh Sinh cảnh RTN RNT TC CLN CNN Chỉ số S 57 39 52 36 22 MĐTB 15720 8200 13040 11000 5040 (cá thể/m2) d 2,89 ± 1,17 2,30 ± 1,15 2,66 ± 0,96 2,28 ± 0,60 1,36 ± 0,95 J’ 0,88 ± 0,09 0,87 ± 0,14 0,91 ± 0,06 0,89 ± 0,12 0,92 ± 0,13 H’ 1,88 ± 0,54 1,61 ± 0,64 1,76 ± 0,55 1,62 ± 0,36 1,08 ± 0,58 1-Lambda' 0,85 ± 0,11 0,81 ± 0,2 0,88 ± 0,1 0,85 ± 0,14 0,71 ± 0,3 Ghi chú: RTN: Rừng tự nhiên; RNT: Rừng nhân tác; TC: Trảng cỏ và cây bụi; CLN: Đất canh tác cây lâu năm; CNN: Đất canh tác cây ngắn ngày Số liệu bảng 3.6 cho thấy: Số loài trong năm sinh cảnh giảm theo thứ tự RTN (57)  TC (52)  RNT (39)  CLN (36)  CNN (22). Mật độ trung bình (MĐTB) cũng có sự biến động tương ứng số loài, cao nhất ở RTN trung bình 15720 (cá thể/m2), tiếp theo lần lượt là sinh cảnh TC, CLN và RNT với trung bình 13040 (cá thể/m2), 11000 (cá thể/m2) và 8200 (cá thể/m2), thấp nhất vẫn ở sinh cảnh CNN với 5040 (cá thể/m2). Mức độ phong phú loài (d) dao động từ 1,36 ± 0,95 đến 2,89 ± 1,17; cao nhất ở RTN (2,89 ± 1,17) cao nhất 5,05 thấp nhất 1,44; chỉ số này giảm dần  TC (2,66 ± 0,96) cao nhất 4,4 thấp nhất 0,96  RNT (2,30 ± 1,15) cao nhất 4,81 thấp nhất 0,66  CLN (2,28 ± 0,60) cao nhất 3,12 thấp nhất là 1,05  CNN (1,36 ± 0,95) cao nhất 3,56 thấp nhất là 0,43. Độ phong phú loài giữa các sinh cảnh sai khác có ý nghĩa thống kê (P0,05). Chỉ số ưu thế nghịch (1- λ) nhìn chung khá cao ở cả năm dạng sinh cảnh, cao nhất ở TC (0,88 ± 0,1) trong đó cao nhất đạt max 1, thấp nhất 0,61. Chỉ số này giảm dần đến RTN (0,85 ± 0,11) cao nhất 1 thấp nhất 0,63 và CLN (0,85 ± 0,14) cao nhất đạt 1 thấp nhất 0,36 >RNT (0,81 ± 0,2) cao nhất 1 thấp nhất 0,34 >CNN (0,71 ± 0,3) cao nhất 1 thấp nhất 0,2. Vậy chỉ số ưu thế sẽ theo chiều ngược lại tức khả năng xuất hiện loài ưu thế cao nhất ở sinh cảnh CNN và thấp nhất ở sinh cảnh TC. Sự sai khác chỉ số ưu thế nghịch trung bình ở các sinh cảnh khác nhau có ý nghĩa thống kê (P
  20. 18 CLN) đến 1,88 ± 0,54 (cao nhất ở sinh cảnh RTN). Hình 3.9 cho thấy, kết hợp phân tích đường cong K-dominance với số lượng loài trong quần xã thấy rằng, sinh cảnh RTN có độ đa dạng về loài cao nhất trong năm sinh cảnh, đường đi của sinh cảnh này thể hiện sự biến đổi một cách bền vững càng sau càng có xu hướng tăng số loài, tiếp đến là sinh cảnh TC. Sinh cảnh RNT ban đầu có sự gia tăng mạnh số loài hơn cả sinh cảnh TC tuy nhiên đường đi của nó cho thấy xu hướng biến đổi không ổn định của quần xã với sự tăng số loài càng về sau càng ít lại. Trên đồ thị cũng cho thấy các sinh cảnh đất canh tác như sinh cảnh đất canh tác CLN và CNN có tính bền vững và đa dạng của quần xã càng yếu, trong đó độ đa dạng thấp nhất ở sinh cảnh CNN. 3.2.3. Cấu trúc loài ưu thế Trong năm sinh cảnh ở vùng nghiên cứu, đã thống kê có tổng số 16 loài Ve giáp ưu thế và rất ưu thế với tỉ lệ dao động từ 5,21% - 32,36% (bảng 3.7). Không có loài nào ưu thế trong cả năm sinh cảnh của vùng nghiên cứu. Có duy nhất một loài ưu thế trong bốn sinh cảnh là M. tamdao ưu thế trong bốn sinh cảnh (RTN, RNT, TC, CLN) với tỉ lệ dao động (7,98% - 11,12%). Có bốn loài ưu thế trong hai và ba sinh cảnh, còn lại các loài chỉ ưu thế trong một dạng sinh cảnh đáng chú ý như P. vietnamensis rất ưu thế trong sinh cảnh RTN (14,25%). Đặc biệt, khi chuyển từ môi trường mang tính tự nhiên sang môi trường chịu sự ảnh hưởng nhân tác nhiều hơn, ghi nhận có sự xuất hiện một số loài Ve giáp với tỉ lệ ưu thế, đặc trưng, nổi trội ở các sinh cảnh đất canh tác cây ngắn ngày và đất canh tác cây lâu năm: Scheloribates mahunkai, Masthermannia mamillaris và Tectocepheus minor. Những cơ sở số liệu này có thể được xem xét là những nhân tố đóng vai trò chỉ thị sinh học cho điều kiện hệ sinh thái đất ở vùng nghiên cứu và có thể phán đoán được quá trình cũng như chiều hướng diễn thế sự thay đổi điều kiện môi trường sống trong năm sinh cảnh. 3.2.4. Sự tương đồng thành phần loài của quần xã Ve giáp giữa các sinh cảnh Sử dụng hệ số tương đồng Bray - Curtis (Sjk) để đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài Ve giáp giữa các sinh cảnh. Hình 3.10. CLUSTER mức độ tương đồng thành phần loài giữa ba hệ sinh thái Mức độ tương đồng thành phần loài giữa các sinh cảnh của vùng nghiên cứu nhìn chung không cao, khoảng 28,58% - 54,23%; trong đó, mức độ tương đồng thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2