intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và dinh dưỡng của giống cá thòi lòi Periophthalmodon phân bố dọc sông Hậu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học "Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và dinh dưỡng của giống cá thòi lòi Periophthalmodon phân bố dọc sông Hậu" được nghiên cứu với mục tiêu: Bổ sung dẫn liệu về nơi ở, đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản và quần thể của giống cá thòi lòi Periophthalmodon phân bố dọc sông Hậu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và dinh dưỡng của giống cá thòi lòi Periophthalmodon phân bố dọc sông Hậu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ̀ TRƯƠNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TRẦN THANH LÂM NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ DINH DƯỠNG CỦA GIỐNG CÁ THÒI LÒI Periophthalmodon PHÂN BỐ DỌC SÔNG HẬU TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH SINH HỌC Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 9420120 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. HOÀNG ĐỨC HUY 2. PGS. TS. ĐINH MINH QUANG Đà Lạt – 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Đà Lạt Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. HOÀNG ĐỨC HUY Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. ĐINH MINH QUANG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Có thể tìm hiểu luận án tại: - Trung tâm thông tin - thư viê ̣n Trường Đa ̣i ho ̣c Đà La ̣t - Website http://www.dlu.edu.vn
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết 2. Mục tiêu của đề tài Bổ sung dẫn liệu về nơi ở, đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản và quần thể của giống cá thòi lòi Periophthalmodon phân bố dọc sông Hậu. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài cung cấp dẫn liệu khoa học cập nhật về đặc điểm sinh học, các đặc điểm về sinh thái học như: dinh dưỡng, sinh sản, phân bố, cấu trúc hang của hai loài cá thòi lòi thuộc giống Periophthalmodon phân bố dọc theo sông Hậu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở khoa học đáng tin cậy đối cho công tác nghiên cứu và bảo tồn giống cá Periophthalmodon. 4. Những đóng góp mới của đề tài Luận án nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và dinh dưỡng của giống cá thòi lòi (Periophthalmodon) phân bố dọc sông Hậu với bốn nội dung nghiên cứu chính: Hang cá, đặc điểm sinh học sinh sản, dinh dưỡng và quần thể của giống cá thòi lòi (Periophthalmodon). Các điểm mới từ kết quả nghiên cứu này được thể hiện như sau: - Là nghiên cứu đầu tiên về các đặc điểm cấu trúc của hang cá thòi lòi thuộc giống Periophthalmodon phân bố dọc sông Hậu. - Nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về các đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của giống cá Periophthalmodon, tạo tiền đề cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo. - Kết quả nghiên cứu sinh học quần thể cá thòi lòi biển cho thấy loài này đang bị khai thác quá mức, do đó cần sớm nghiên cứu sinh sản và ươm nuôi nhân tạo loài cá kinh tế này. 5. Giới hạn của đề tài 5.1. Về nội dung - Xác định đặc điểm hình thái và những sai khác về hình thái theo giới tính của giống Periophthalmodon. - Phân tích các đặc điểm sinh thái học của giống Periophthalmodon: mật độ quần thể; tỷ lệ giới tính, các chỉ số sinh học quần thể như: tuổi thọ, hệ số tăng trưởng, các hệ số chết, hệ số khai thác. - Phân tích đặc điểm sinh học về dinh dưỡng và sinh sản của giống cá Periophthalmodon.
  4. 2 - Phân tích cấu trúc hang của cá thòi lòi Periophthalmodon 5.2. Về địa bàn nghiên cứu Tất cả các nội dung trên đều được thực hiện trên hai loài: P. schlosseri và P. septemradiatus phân bố dọc theo sông Hậu, từ phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đến huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mục lục, TLTK và Phụ lục, luận án bao gồm: - Mở đầu - Chương 1. Tổng quan - Chương 2. Phương pháp nghiên cứu - Chương 3. Kết quả và thảo luận - Kết luận và kiến nghị Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1 Tổng quan về họ cá Oxudercidae 1.1.2 Đặc tính đào hang của cá 1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng của cá bống 1.1.4 Đặc điểm sinh sản của cá bống 1.1.5 Khái quát sinh học quần thể của cá bống 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.1 Đa dạng họ cá Oxudercidae ở Việt Nam 1.2.2 Tổng quan về hang cá bống ở ĐBSCL 1.2.3 Tổng quan về dinh dưỡng cá bống ở ĐBSCL 1.2.4 Đặc điểm sinh sản của cá bống ở ĐBSCL 1.2.5 Sinh học quần thể của cá bống ở ĐBSCL 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.3.1 Loài Periophthalmodon schlosseri 1.3.2 Loài Periophthalmodon septemradiatus
  5. 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu mẫu và phân tích mẫu - Thu mẫu - Cỡ mẫu dự kiến 2.2.2. Nghiên cứu cấu trúc hang Nghiên cứu cấu trúc hang, vai trò và tập tính đào hang của cá thòi lòi biển (P. schlosseri) và cá thòi lòi sông (P. septemradiatus) ở khu vực nghiên cứu. - Xác định đúng hang của đối tượng nghiên cứu - Đúc khuôn bằng nhựa tổng hợp dựa trên phương pháp nghiên cứu của Atkinson và Chapman (1984). - Đo đếm các chỉ số của hang 2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng Xác định tính ăn, phổ thức ăn và sự ảnh hưởng của nhân tố môi trường (độ mặn, nhiệt độ và pH) lên những đặc điểm này của cá thòi lòi biển (P. schlosseri) và cá thòi lòi sông (P. septemradiatus) ở khu vực nghiên cứu. - Xác định tính ăn của cá được xác định dựa vào mối tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài tổng của cá RGL (relative gut length) - Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá được xác định đến bậc phân loại phù hợp dưới kính kính hiển vi Motic hoặc kính hiển vi soi nổi Motic. - Hệ số số no của ống tiêu hóa được dùng để xác định cường độ bắt mồi của cá, được xác định bằng công thức FI  Wg  10 4 của Shorygin W (1952). Trong đó, FI là hệ số no, Wg là khối lượng thức ăn trong ống tiêu hóa và W là khối lượng của cá.
  6. 4 - Hệ số béo (mức đô ̣ tích lũ y năng lương) được xác định bằng công ̣ W0 thức Clark  3  100 của Clark (1928). Trong đó W0 là khối lượng TL không nội tạng của cá và TL là chiều dài tổng của cá. 2.2.4. Nghiên cứu đặc điểm sinh sản Xác định hình thức sinh sản, kích cỡ thành thục sinh dục, sức sinh sản và mùa sinh sản của cá thòi lòi biển (P. schlosseri) và cá thòi lòi sông (P. septemradiatus) ở khu vực nghiên cứu. - Xác định giới tính cá Thòi lòi, giải phẫu cá xác định giai đoạn thành thục sinh dục. Sau khi cân đo khối lượng tuyến sinh dục bằng cân điện tử có độ chính xác 0,1 mg, cố định tuyến sinh dục trong dung dịch formalin 5% để thực hiện tiêu bản mô học. - Xác định mùa vụ sinh sản và chiều dài thành thục đầu tiên - Xác định sức sinh sản và đường kính trứng - Thực hiện tiêu bản hiển vi 2.2.5. Nghiên cứu đặc điểm quần thể Nghiên cứu một số thông số sinh học quần thể như hệ số khai thác, hệ số tăng trưởng, chiều dài đánh bắt đầu tiên, tuổi thọ tối đa và cấu trúc tuổi của cá thòi lòi biển (P. schlosseri) và cá thòi lòi sông (P. septemradiatus) ở khu vực nghiên cứu. - Các thông số của phương trinh tăng trưởng von Bertalanffy ̀ (L∞, K, t0) được xác định từ việc phân tích số liệu tần suất chiều dài với sự hỗ trợ của phần mềm FiSAT II. - Xác định các thông số sinh học quần thể như: tuổi thọ tối đa của cá, hệ số chết tổng, hệ số chết tự nhiên, hệ số chết do khai thác và hệ số khai thác.
  7. 5 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Số lượng mẫu của các nghiên cứu Số lượng mẫu cá và khuôn hang của hai loài cá thòi lòi thu được cho mỗi nghiên cứu được trình bày cụ thể trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Số lượng mẫu trong các nghiên cứu Số cá thể/hang Nghiên cứu P. septemradiatus P. schlosseri Tổng số (đực: cái) (đực: cái) Sinh sản 1.661 (1.089:572) 486 (222:264) 2,147 Dinh dưỡng 1.575 (1.058: 517) 486 (222:264) 2,061 Quần thể 3.436 (2.081:1.355) 920 (423:497) 4,356 Cấu trúc hang 73 hang 30 hang 103 3.2. Đặc điểm hệ sinh thái tại các điểm nghiên cứu 3.2.1. Các nhân tố vô sinh Bảng 3.2. Các chỉ số môi trường ở khu vực nghiên cứu Nhiệt độ Độ ẩm của Địa điểm pH Độ mặn (‰) (0C) đất (%) Bình Đức 28,82 7,47 0 30,55 Tân Hưng 29,17 7,41 0 35,98 Cái Răng 29,49 7,52 0 34,13 An Lạc Tây 30,07 7,48 0 33,28 Long Đức 29,73 7,44 0 37,23 12,32 (kênh) Trần Đề 30,86 7,58 20,64 (bãi bồi)
  8. 6 3.2.2. Hệ thực vật tại các điểm nghiên cứu Hệ thực vật gần bờ tại khu vực nghiên cứu từ Bình Đức (An Giang) đến Long Đức (Sóc Trăng) bao gồm các loài phổ biến vùng Tây Nam bộ như: gáo vàng (Nauclea orientalis), gừa (Ficus microcarpa), si (Ficus benjamina L.), u du (Cyperus elatus L.), quao (Dolichandrone spathacea), trứng cá (Muntingia calabura), tre tầm vong (Thyrsostachys siamensis), dừa (Cocos nucifera), chuối (Musa sp.), bần chua (Sonneratia caseolaris), còng (Samanea saman), mù u (Calophyllum inophyllum), bàng (Terminalia catappa), dương xỉ (Acrostichum aureum) … Tại Trần Đề có các loài ngập mặn và tham gia ngập mặn: mắm trắng (Avicennia alba), đước (Rhizophora apiculata), bần chua (Sonneratia caseolaris), giá (Excoecaria agallocha), dừa nước (Nypa fruticans), cóc kèn (Derris trifoliata), ô rô (Acanthus sp.), lức (Pluchea pteropoda),… trong đó, mắm trắng là loài ưu thế. 3.3. Cấu trúc, vai trò và tập tính đào hang của cá thòi lòi Periophthalmodon 3.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực hang cá thòi lòi tại vùng nghiên cứu 3.3.1.1 Khu vực hang cá thòi lòi biển Việc đúc khuôn hang cá thòi lòi được thực hiện trong môi trường tự nhiên và nhân tạo (trong vuông tôm quảng canh). Điều kiện môi trường tại 3 điểm nghiên cứu không khác biệt về nhiệt độ (28,68- 30,570C) và pH (7,38-7,59). Độ mặn trung bình vào mùa mưa (8,73±1,07) khác biệt không ý nghĩa với mùa khô (8,20±0,80). Độ mặn tại các khu vực tự nhiên (9,0±0,72) khác biệt không ý nghĩa với điều kiện nhân tạo – vuông tôm (6,3±1,33, t=1,67, p>0,05). 3.3.1.2. Khu vực hang cá thòi lòi sông Môi trường thu mẫu và nghiên cứu về hang cá thòi lòi sông từ nơi bắt đầu xuất hiện cá thòi lòi (Bình Đức) đến gần cửa sông, nơi có độ mặn bằng 0 (Long Đức) không thay đổi đáng kể về nhân tố nhiệt độ (28,82-30,070C) và pH (7,41-7,52). Tuy nhiên, có sự sai khác về cấu trúc đất (Bảng 3.3) và hệ thực vật, độ chênh lệch triều.
  9. 7 Bảng 3.3 Cấu trúc đất tại các điểm nghiên cứu hang cá thòi lòi sông Địa điểm nghiên cứu Chỉ tiêu Bình Tân Phú An Lạc Long Đức Hưng Thứ Tây Đức Cát (%) 37,70 5,38 21,86 12,87 1,78 Bùn (%) 45,17 48,44 50,50 51,98 60,56 Sét (%) 17,12 46,18 27,64 35,15 34,20 3.3.2. Đặc điểm nhận biết hang cá thòi lòi Periophthalmodon Cá thòi lòi sử dụng vây ngực như là chân để di chuyển nhưng vây ngực chỉ nâng một phần cơ thể nên phần thân sau vẫn còn chạm mặt bùn, để lại dấu vết đặc trưng xung quanh miệng hang. Hang cá thòi lòi có ụ đất xung quanh miệng hang (Hình 3.1) chứng tỏ cá thòi lòi đào hang bằng cách cạp đất. Hình 3.1. Miệng hang cá thòi lòi sông (trái) và thòi lòi biển (phải)
  10. 8 3.3.3. Cấu trúc hang cá thòi lòi Periophthalmodon Bảng 3.4. Cấu trúc hang tại các điểm nghiên cứu Địa điểm An Bình Tân Phú Long Trần Lạc Tổng Hình Đức Hưng Thứ Đức Đề Tây dạng hang I 1 1 1 0 3 16 22 J 7 2 6 4 0 10 29 U 8 13 10 8 7 4 50 W 0 0 0 1 1 0 2 Tổng 16 16 17 13 11 30 103 3.3.4. Vai trò của hang cá thòi lòi Periophthalmodon Dựa vào số liệu thu được cùng với kết quả khảo sát thực địa có thể kết luận cá thòi lòi dùng hang làm nơi trú ẩn và tránh kẻ thù giống như ở cá kèo vảy to P. serperaster (Dinh Minh Quang và ctv. 2014b), cá bống T. cirratus (Itani & Uchino 2003) và cá bống sao B. boddarti (Dinh Minh Quang và ctv. 2014a). Hang cũng là nơi để chúng có thể dùng cho sinh sản. Trong thời gian thu mẫu hang đã bắt được cá thòi lòi có noãn sào ở giai đoạn V bên trong hang, nên bước đầu có thể kết luận rằng cá thòi lòi sử dụng hang để sinh sản. 3.3.5. Tập tính đào hang của cá thòi lòi Periophthalmodon Kết quả quan sát ngoài thực địa (cả hai loài) và trong bể (thòi lòi sông) nghiên cứu cho thấy cá thòi lòi Periophthalmodon đào hang bằng cách dùng miệng để “cạp đất” và “phun ra ngoài”. Cá vào hang và cạp đất ra đến miệng hang sau đó phun ra ngoài. Thêm vào đó, xung quanh miệng hang có những “viên đất nhỏ” (Hình 3.1) được phun ra từ miệng cá thòi lòi. 3.4. Đặc điểm dinh dưỡng của cá Periophthalmodon phân bố dọc sông Hậu 3.4.1. Hình thái hệ tiêu hóa của giống cá thòi lòi Cả hai loài cá Thòi lòi đều có có phần miệng hướng xuống, chiều dài xương hàm trên lớn hơn chiều dài xương hàm dưới, thích nghi với việc săn mồi tầng đáy, bề mặt các bãi bồi. Răng cá Thòi lòi
  11. 9 có hai hàng ở hàm trên, hàng ngoài có dạng răng chó, thường to dài ở phía trước và nhỏ dần ở hai bên và một hàng ở hàm dưới. Cấu tạo phần đầu ống tiêu hóa cho thấy cá Thòi lòi là loài ăn động vật, điều này được cũng cố qua chỉ số sinh trắc ruột RGL
  12. 10 3,85%, mùn 1,85% và ốc là 0,61%. Ngoài ra, nghiên cứu này đã ghi nhận được 4 ruột cá có kiến trong tổng số 462 ruột cá có chứa thức ăn. Thành phần thức ăn của cá thòi lòi sông cũng bao gồm sáu loại chính như kiến (54,98%), mùn bã hữu cơ (49,08%), ốc (11,81%), còng (4,95%), cá con của các loài khác (0,63%), tép (0,32%). 3.4.3.2 Phổ thức ăn của cá thòi lòi theo giới tính Bảng 3.8. Phổ thức ăn của cá thòi lòi theo giới tính Thành P. schlosseri P. septemradiatus phần thức Cá đực (%) Cá cái (%) Cá đực (%) Cá cái (%) ăn n = 222 n=264 n=1058 n=517 Cá 18,77 16,62 + + Tép 3,43 4,21 + + Ốc 0,53 0,67 1,73 1,59 Còng 75,96 76,25 0,63 0,51 Kiến + - 77,13 77,60 Mùn 1,30 2,24 20,49 20,28 (+: có ghi nhận với số lượng không đáng kể, - : không ghi nhận) 3.4.3.3 Phổ thức ăn của cá thòi lòi theo mùa Bảng 3.9. Phổ thức ăn của cá thòi lòi theo mùa Thành P. schlosseri P. septemradiatus phần Mùa khô Mùa mưa Mùa khô (%) Mùa mưa (%) thức ăn (%) n=195 (%) n=291 n= 587 n= 988 Cá 11,86 20,28 + 0,01 Tép 5,80 3,15 + + Ốc 0,80 0,49 1,45 2,40 Còng 81,25 73,31 0,56 0,71 Kiến + + 80,13 68,69 Mùn 0,29 2,76 17,85 28,19
  13. 11 3.4.3.4 Phổ thức ăn của cá thòi lòi theo nhóm chiều dài Phổ thức ăn của cá thòi lòi thay đổi theo kích thước cơ thể, theo chiều dài do khả năng săn mồi của cá khác nhau ở các nhóm chiều dài cơ thể. Bảng 3.10. Phổ thức ăn của cá thòi lòi theo nhóm chiều dài Nhóm chiều Số Tỷ lệ % các loại thức ăn dài mẫu Cá Tép Ốc Còng Kiến Mùn P. schlosseri TL23 cm 18 38,40 6,59 - 54,37 - 0,63 Tổng 486 17,63 3,85 0,61 76,06 + 1,85 P. septemradiatus TL =9,5cm 478 0,03 + 1,89 0,84 67,49 29,73 Tổng 1575 0,006 + 1,69 0,59 77,28 20,43 3.4.4. Chỉ số no (FI) của cá thòi lòi 3.4.4.1 Chỉ số no (FI) của cá thòi lòi tại các điểm nghiên cứu Chỉ số no của cá Thòi lòi sông (439,39±1,79SD, n = 1575) cao hơn Thòi lòi biển (73,08±3,31SD, n = 486), mặc dù khối lượng trung bình của cá Thòi lòi sông (5,77±0,07 g) thấp hơn so với khối lượng trung bình của cá Thòi lòi biển (61,35±1,28 g). Giữa 5 điểm nghiên cứu của cá Thòi lòi sông, không có sự khác biệt về chỉ số no.
  14. 12 3.4.4.2 Chỉ số no (FI) của cá thòi lòi theo giới tính Bảng 3.11 Chỉ số no của cá Periophthalmodon theo giới tính P. septemradiatus P. schlosseri Thông số Cá đực Cá cái Cá đực Cá cái Cỡ mẫu 1058 517 222 264 Chỉ số no 436,48±2,15 445,35±3,25 72,60±5,30 73,48±4,18 3.4.4.3 Chỉ số no (FI) của cá thòi lòi theo mùa Bảng 3.12 Chỉ số no (FI) của cá thòi lòi Periophthalmodon theo mùa P. septemradiatus P. schlosseri Thông số Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Cỡ mẫu 587 988 195 291 Chỉ số no 417,38±3,18 452,47±2,04 65,91±5,11 77,89±4,33 3.4.4.4 Chỉ số no (FI) của cá thòi lòi theo nhóm chiều dài Bảng 3.13 Chỉ số no (FI) của cá thòi lòi theo nhóm chiều dài P. schlosseri P. septemradiatus Nhóm Nhóm Số FI Số FI chiều dài chiều dài mẫu (TB+SD) mẫu (TB+SD) (cm) (cm) TL= 9,5 478 427,81±3,55 TỔNG 486 73,08±3,31 TỔNG 1575 439,39±1,79 3.4.5. Hệ số béo Clark của cá thòi lòi 3.4.5.1. Hệ số béo Clark của cá thòi lòi tại các điểm nghiên cứu Trung bình chung hệ số béo của cá thòi lòi biển (0,89) cao hơn so với trung bình hệ số béo của cá thòi lòi sông (0,76). Hệ số béo tại 5 điểm thu mẫu của cá thòi lòi sông dao động từ 0,73 (Long Đức) đến 0,78 (Phú Thứ), không khác biệt giữa 5 điểm thu mẫu.
  15. 13 3.4.5.2 Hệ số béo Clark của cá thòi lòi theo giới tính Bảng 3.14 Hệ số béo Clark của cá Periophthalmodon theo giới tính P. septemradiatus P. schlosseri Thông số Cá đực Cá cái Cá đực Cá cái Cỡ mẫu 1058 517 222 264 Hệ số Clark 0,76 0,74 0,89 0,88 3.4.5.3 Hệ số béo Clark của cá thòi lòi theo mùa Bảng 3.15 Hệ số béo Clark của cá Periophthalmodon theo mùa P. septemradiatus P. schlosseri Thông số Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Cỡ mẫu 587 988 195 291 Hệ số Clark 0,77 0,75 0,89 0,89 3.4.5.4. Hệ số béo Clark của cá thòi lòi theo nhóm chiều dài Bảng 3.16 Hệ số béo Clark của cá thòi lòi theo nhóm chiều dài P. schlosseri P. septemradiatus Nhóm Nhóm Số Hệ số béo Số Hệ số béo chiều dài chiều dài mẫu Clark mẫu Clark (cm) (cm) TL= 9,5 478 0,78 TỔNG 486 0,89 TỔNG 1575 0,76 3.5. Đặc điểm sinh học sinh sản của giống cá thòi lòi Periophthalmodon phân bố dọc sông Hậu 3.5.1. Tỷ lệ giới tính 3.5.1.1 Xác định giới tính giống cá thòi lòi Periophthalmodon Cá thòi lòi biển: xác định dựa vào gai sinh dục, cá đực thon dài, và gai sinh dục cái rộng, ngắn. Thòi lòi sông: cá đực có 2 vây lưng liền nhau màu sắc nổi bậc, cá cái thì 2 vây lưng rời nhau vì vây lưng 1 nhỏ.
  16. 14 3.5.1.2 Tỷ lệ giới tính của giống cá thòi lòi Periophthalmodon Bảng 3.17. Tỷ lệ giới tính của giống cá Periophthalmodon Số cá Số cá thể Tỷ lệ Loài/Địa điểm thể đực : cái đực: cái P. septemradiatus 1661 1089:572 1,90:1,00 Bình Đức, Long Xuyên, An Giang 323 219: 104 2,11:1,00 Tân Hưng, Thốt Nốt, CT 306 199:107 1,86:1,00 Phú Thứ, Cái Răng, CT 341 220:121 1,67:1,00 An Lạc Tây, Kế Sách, ST 350 212:138 1,54:1,00 Long Đức, Long Phú, ST 341 239:102 2,34:1,00 P. schlosseri (Trần Đề) 486 222:264 1,00:1,19 3.5.2. Đặc điểm hình thái và mô học của tuyến sinh dục 3.5.2.1. Hình thái tuyến trứng của giống Periophthalmodon Tuyến trứng cá thòi lòi gồm có hai buồng, mỗi buồng là một túi dài có cấu trúc hình ống, bên trong có những tế bào trứng (noãn bào). Khi cá tăng dần độ thành thục thì kích thước buồng trứng cũng sẽ tăng lên về chiều dài và độ rộng mỗi buồng. Màu sắc của buồng trứng cũng thay đổi kèm theo kích thước của các hạt trứng chứa bên trong. Ngoài ra, tuyến trứng cá thòi lòi sẽ gợn sóng tăng dần theo độ thành thục sinh dục (Hình 3.1).
  17. 15 Hình 3.2. Các giai đoạn phát triển của tuyến trứng của cá thòi lòi A, B, C, D, E lần lượt là giai đoạn I, II, III, IV, V của cá thòi lòi biển (thước tỷ lệ 1 cm); F, G, H, I, J lần lượt là giai đoạn I, II, III, IV, V của cá thòi lòi sông (thước tỷ lệ 1 mm) 3.5.2.2 Mô học của tuyến trứng giống cá Periophthalmodon Tổ chức mô học tuyến trứng cá thòi lòi có sự thay đổi rõ rệt từ giai đoạn I đến giai đoạn IV. Bên ngoài tuyến trứng gồm có vách. Vách
  18. 16 tuyến trứng có sự thay đổi trong suốt các giai đoạn, mỏng nhất vào giai đoạn I và dày nhất là ở giai đoạn II, tuyến trứng có ống sinh trứng, ống sinh trứng có hình bầu dục, bên trong có nhiều tế bào mầm, các tế bào mầm được giải phóng dọc theo thành và vào bên trong tuyến trứng. Bên trong tuyến trứng có xoang rỗng, các noãn bào lớn dần theo các nếp sinh trứng và choáng kín cả xoang tuyến trứng. Ống dẫn trứng chỉ có ở đoạn cuối của tuyến trứng, khi trứng chín sẽ rụng vào xoang và theo ống dẫn trứng đỗ ra ngoài qua lỗ huyệt. 3.5.2.3. Hình thái tuyến tinh của giống cá Periophthalmodon Tuyến tinh phát triển qua 4 giai đoạn, hai giai đoạn đầu tuyến tinh có dạng sợi mảnh, dẹp. Hai giai đoạn sau tuyến tinh dày lên tạo tiết diện hình tam giác, chuyển từ trắng trong sang trắng sữa. Cuối giai đoạn 4, tuyến tinh dài hơn 3 cm đối với cá Thòi lòi biển và hơn 1,5 cm đối với cá Thòi lòi sông. Mô liên kết ở giai đoạn này rất mỏng. Trong các ống tinh chứa đầy tinh trùng đã chín muồi và thoát ra khỏi bào nang. Khi tác động mạnh, tinh trùng dễ dàng thoát ra ngoài cơ thể (Hình 3.3). 3.5.2.4. Mô học của tuyến tinh giống cá Periophthalmodon Sự phát triển và cấu trúc mô học tuyến tinh của giống cá Periophthalmodon trải qua quá trình biến đổi phức tạp và tuân theo Quy luật chung. Từ tinh nguyên bào (S) phân chia nguyên nhiễm để tăng số lượng sau đó tinh nguyên bào lớn lên thành tinh bào 1 (SC1). Ở giai đoạn tiếp theo tinh bào 1 sẽ phân chia giảm nhiễm tạo tinh bào 2 (SC2), phân chia giảm nhiễm lần 2 tạo tinh tử và biệt hóa thành tinh trùng. Trong số mẫu thu được chưa phát hiện được tuyến tinh giai đoạn V, VI nên đặc điểm hình thái và cấu trúc mô học của tuyến tinh giai đoạn này chưa được mô tả.
  19. 17 3.5.3. Mùa sinh sản của cá thòi lòi 3.5.3.1. Mùa sinh sản của P. schlosseri Loài cá này có khả năng sinh sản quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 5, 6, 7 ở vùng ven biển Trần Đề, Sóc Trăng dựa trên kết quả phân tích tần số xuất hiện của tuyến sinh dục theo thời gian (Hình 3.4). Hình 3.3 Các giai đoạn phát triển của tuyến tinh cá thòi lòi A, B, C, D lần lượt là giai đoạn I, II, III, IV của cá thòi lòi biển (thước tỷ lệ 0,5 cm); E, F, G, H lần lượt là giai đoạn I, II, III, IV của cá thòi lòi sông (thước tỷ lệ 1 mm)
  20. 18 Hình 3.4. Các giai đoạn thành thục sinh dục của cá thòi lòi biển tại Trần Đề 3.5.3.2. Mùa sinh sản của cá P. septemradiatus Mùa vụ sinh sản của cá P. septemradiatus phân bố dọc theo sông Hậu trong nghiên cứu này được phân tích theo hai phương pháp: Phương pháp dựa vào tần số xuất hiện giai đoạn 4, 5 của tuyến sinh dục và phương pháp xác định chỉ số GSI trong 12 tháng, tại 5 điểm thu mẫu. Phương pháp phân tích chỉ số thành thục sinh dục của cá và phương pháp phân tích tần số xuất hiện giai đoạn IV của tuyến sinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2