Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong các chi: Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ An
lượt xem 26
download
Mục tiêu của luận án là đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài thuộc các chi Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) để góp phần điều tra, tìm kiếm các dữ liệu nguồn tài nguyên về thành phần loài, tinh dầu của các chi được nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong các chi: Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------- HOÀNG DANH TRUNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LOÀI VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CÁC CHI HỒNG BÌ (CLAUSENA), BA CHẠC (EUODIA), CƠM RƯỢU (GLYCOSMIS), MUỒNG TRUỔNG (ZANTHOXYLUM) THUỘC HỌ CAM (RUTACEAE) Ở NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Nghệ An, tháng 7/2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ---------- HOÀNG DANH TRUNG NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LOÀI VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC TINH DẦU CỦA MỘT SỐ LOÀI TRONG CÁC CHI HỒNG BÌ (CLAUSENA), BA CHẠC (EUODIA), CƠM RƯỢU (GLYCOSMIS), MUỒNG TRUỔNG (ZANTHOXYLUM) THUỘC HỌ CAM (RUTACEAE) Ở NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 62.42.01.11 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Phạm Hồng Ban 2. PGS. TS. Trần Minh Hợi Nghệ An, tháng 7/2018
- LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành tại khoa Sinh học, trường Đại học Vinh. Để hoàn thành luận án, ngoài sự nỗ lực của bản thân, Tôi còn được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS. TS. Phạm Hồng Ban - khoa Sinh học, trường Đại học Vinh và PGS. TS. Trần Minh Hợi - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là những người thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Anh Dũng - Khoa Sinh học, GS. TS. Trần Đình Thắng - Khoa Hóa học, Trường Đại học Vinh; TS. Đỗ Ngọc Đài - Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện Luận án. Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn TS. Isiaka A. Ogunwande (Đại học Lagos State, Nigeria) đã giúp phân tích, đánh giá kết quả một số mẫu tinh dầu. Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường THPT Quế Phong, Sở GD-ĐT Nghệ An, các thầy cô Ban Chủ nhiệm Khoa, Bộ môn Thực vật, Phòng Đào tạo Sau Đại học, các bạn Cao học Khóa 19, 20, 21, 22 ngành Thực vật học, Viện Sư phạm Tự nhiên, trường Đại học Vinh; Ban Giám đốc, cán bộ phòng nghiên cứu khoa học Vườn Quốc gia Pù Mát; các Khu BTTN Pù Huống, Pù Hoạt và các trạm Kiểm lâm cũng như các BQL rừng phòng hộ Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Quỳ Châu,…; các bạn đồng nghiệp, gia đình và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Nghệ An, ngày 25 tháng 05 năm 2018 Tác giả Hoàng Danh Trung
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Nghệ An, ngày 25 tháng 05 năm 2018 Ký tên Hoàng Danh Trung
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................. 1 2. Mục tiêu ........................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ..................... 2 4. Đóng góp mới của Luận án .............................. 2 5. Bố cục của luận án .................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4 1.1. Tình hình nghiên cứu họ Cam (Rutaceae) ..................... 4 1.1.1. Trên thế giới ...................................... 4 1.1.2. Ở Việt Nam ...................................... 6 1.1.3. Ở Nghệ An....................................... 8 1.2. Tinh dầu và đặc tính của tinh dầu .......................... 8 1.2.1. Khái niệm chung về cây tinh dầu ........................ 8 1.2.2. Khái niệm về tinh dầu ............................... 9 1.2.3. Phân bố cây tinh dầu trong hệ thực vật Việt Nam ............. 11 1.3. Giá trị sử dụng của tinh dầu các loài trong họ Cam (Rutaceae) ....... 12 1.4. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu họ Cam (Rutaceae) .... 15 1.4.1. Trên thế giới..................................... 15 1.4.2. Ở Việt Nam ..................................... 19 1.4.3. Ở Nghệ An...................................... 21 1.5. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu ............. 22 1.5.1. Điều kiện tự nhiên ................................. 22 1.5.2. Các nguồn tài nguyên ............................... 24 1.5.3. Điều kiện kinh tế, xã hội ............................. 26 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 27 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................ 27
- 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................ 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................. 27 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thực vật ....................... 27 2.3.2. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố của các loài............................30 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tinh dầu ....................... 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 34 3.1.Đa dạng thành phần loài trong các chi Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis) và Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ An ..... 34 3.1.1. Danh lục thành phần loài ............................ 34 3.1.2. Đa dạng về dạng thân ............................... 37 3.1.3. Bổ sung vùng phân bố cho các loài trong các chi Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis) và Muồng truổng (Zanthoxylum) .. 38 3.1.4. Giá trị sử dụng của các loài trong các chi Hồng bì (Claussena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis) và Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ An41 3.1.5. Đặc điểm sinh học của các chi và các loài trong chi Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis) và Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ An ................................................. 43 3.2. Thành phần hóa học tinh dầu một số loài thuộc các chi Hồng bì (Clausena) Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis) và Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ An ............................................... 85 3.2.1. Chi Hồng bì (Clausena) ............................. 85 3.2.2. Chi Ba chạc (Euodia) ............................... 96 3.2.3. Chi Cơm rượu (Glycosmis) .......................... 106 3.2.4. Chi Muồng truổng (Zanthoxylum) ...................... 111 3.3. Kết quả thử hoạt tính sinh học tinh dầu của loài Euodia lepta..........130 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................129 1. Kết luận ......................................... 129 2. Kiến nghị ........................................ 130 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
- QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....................................................................................................131 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Danh lục các loài trong chi Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Hồng bì (Clausena) và Muồng truổng 34 (Zanthoxylum) thuộc họ Cam (Rutaceeae) phân bố ở Nghệ An Bảng 3.2. So sánh số loài được nghiên cứu ở Nghệ An với số loài ở Việt 36 Nam Bảng 3.3. Dạng thân của các loài chi Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Hồng bì (Clausena) và Muồng truổng 37 (Zanthoxylum) thuộc họ Cam (Rutaceeae) phân bố ở Nghệ An Bảng 3.4. Bổ sung vùng phân bố các loài trong các chi được nghiên cứu 39 cho Nghệ An Bảng 3.5. Giá trị sử dụng của các loài trong 4 chi thuộc họ Cam ở Nghệ An 41 Bảng 3.6. Thành phần hóa học tinh dầu loài Hồng bì rừng (Clausena 85 anisata) Bảng 3.7. Thành phần hóa học tinh dầu loài Hồng bì dại (Clausena 87 dimidiana) Bảng 3.8. Thành phần hóa học tinh dầu loài Mắc mật (Clausena indica) 89 Bảng 3.9. Thành phần hóa học tinh dầu chính của loài Mắc mật (Clausena indica) phân bố ở các vùng khác nhau của Việt Nam 90 và trên thế giới Bảng 3.10. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Hồng bì dại (Clausena 91 excavata) Bảng 3.11. Thành phần chính của tinh dầu của loài Hồng bì dại (Clausena 92 excavata) ở Việt Nam và trên thế giới Bảng 3.12. Thành phần hóa học tinh dầu lá loài Hồng bì engler (Clausena 93 engleri) Bảng 3.13. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau 94
- của một số loài thuộc chi Hồng bì (Clausena) ở Nghệ An Bảng 3.14. Thành phần hóa học tinh dầu loài Dầu dấu lá hẹp (Euodia 96 calophylla) Bảng 3.15. Thành phần hóa học tinh dầu loài Bac chạc (Euodia lepta) 99 Bảng 3.16. Thành phần hóa học tinh dầu loài Dầu dấu lá đơn (Euodia 102 simplifolia) Bảng 3.17. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác 104 nhau của một số loài thuộc chi Dấu dầu (Euodia) ở Nghệ An Bảng 3.18. Thành phần hóa học tinh dầu loài Cơm rượu lá mập (Glycosmis 105 crassifolia) Bảng 3.19. Thành phần hóa học tinh dầu loài Cơm nguội đá (Glycosmis 107 mauritiana) Bảng 3.20. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau 109 của một số loài thuộc chi Cơm rượu (Glycosmis) ở Nghệ An Bảng 3.21. Thành phần hóa học tinh dầu loài Muồng truổng (Zanthoxylum 110 avicennae) Bảng 3.22. Thành phần hoá học của tinh dầu loài Hoàng mộc sai 113 (Zanthoxylum laetum) Bảng 3.23. Thành phần hoá học của tinh dầu loài Hoàng mộc nhiều gai 115 (Zanthoxylum myriacanthum) Bảng 3.24. Thành phần hoá học của tinh dầu loài Sưng (Zanthoxylum 118 nitidum) Bảng 3.25. Thành phần hoá học của tinh dầu loài Hoàng mộc phi 121 (Zanthoxylum ovadifolium) Bảng 3.26. Thành phần hoá học của tinh dầu loài Sẻn hôi (Zanthoxylum 122 rhetsa) Bảng 3.27. Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của một số loài thuộc chi Muồng truổng (Zanthoxylum) ở 124 Nghệ An
- Bảng 3.28. Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá và quả 126 Bảng 3.29. Thử nghiệm hoạt tính gây độc và ức chế sự tăng sinh tế bào 126 ung thư Bảng 3.30. Thử nghiệm hoạt tính chống ôxy hoá trên hệ DPPHn của tinh dầu 127 Ba chạc
- DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. So sánh tỷ lệ % số loài trong 4 chi nghiên cứu với Việt Nam 37 Hình 3.2. Tỷ lệ các nhóm dạng thân của 4 chi được nghiên cứu trong 39 họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ An Hình 3.3. Giá trị sử dụng của các loài thuộc 4 chi được nghiên cứu ở 45 Nghệ An Hình 3.4. Clausena anisata (Willd.) Hook. f. ex Benth. 48 Hình 3.5. Clausena dimidiana Tanaka 49 Hình 3.6. Clausena engleri Tanaka 50 Hình 3.7. Clausena excavata Burm.f. 52 Hình 3.8. Clausena harmandiana (Pierre) Pierre ex Guillaum. 54 Hình 3.9. Clausena indica (Dalz.) Oliv. 55 Hình 3.10. Clausena lenis Drake 56 Hình 3.11. Clausena lansium (Lour.) Skeels 58 Hình 3.12. Euodia calophylla Guillaum. 60 Hình 3.13. Euodia lepta (Spreng.) Merr. 61 Hình 3.14. Euodia oreophila Guillaum. 62 Hình 3.15. Euodia pasteuriana A. Chev. ex Guillaum. 63 Hình 3.16. Euodia simplicifolia Ridley 65 Hình 3.17. Glycosmis crassifolia Ridl. 66 Hình 3.18 Glycosmis craibii Tanaka 67 Hình 3.19. Glycosmis gracilis B.C. Stone 68 Hình 3.20. Glycosmis ovoidea Pierre 70 Hình 3.21. Glycosmis lanceolata (Blume) Spreng. ex Teijsm & Binn. 71 Hình 3.22. Glycosmis mauritiana Ridl. 72 Hình 3.23. Glycosmis nana Tanaka 73 Hình 3.24. Glycosmis parviflora (Sims) Kurz 74 Hình 3.25. Glycosmis pentaphylla (Retz) Correa 75
- Hình 3.26. Glycosmis petelotii Guillaum. 77 Hình 3.27. Zanthoxylum acanthopodium DC. 78 Hình 3.28. Zanthoxylum armatum DC. 80 Hình 3.29. Zanthoxylum avicennae (Lamk.) DC. 81 Hình 3.30. Zanthoxylum laetum Drake 83 Hình 3.31. Zanthoxylum myriacanthum Wall. ex Hook.f. 84 Hình 3.32. Zanthoxylum nitium (Roxb.) DC. 86 Hình 3.33. Zanthoxylum ovadifolium Wight 87 Hình 3.34. Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC. 88
- DANH MỤC CÁC ẢNH Tra ng Ảnh 3.1. Clausena anisata (Willd.) Hook. f. ex Benth. 48 Ảnh 3.2. Clausena dimidiana Tanaka 49 Ảnh 3.3. Clausena engleri Tanaka 50 Ảnh 3.4. Clausena excavata Burm.f. 52 Ảnh 3.5. Clausena harmandiana (Pierre) Pierre ex Guillaum. 54 Ảnh 3.6. Clausena indica (Dalz.) Oliv. 55 Ảnh 3.7. Clausena lenis Drake 56 Ảnh 3.8. Clausena lansium (Lour.) Skeels 58 Ảnh 3.9. Euodia calophylla Guillaum. 60 Ảnh 3.10. Euodia lepta (Spreng.) Merr. 61 Ảnh 3.11. Euodia oreophila Guillaum. 62 Ảnh 3.12. Euodia pasteuriana A. Chev. ex Guillaum. 63 Ảnh 3.13. Euodia simplicifolia Ridley 65 Ảnh 3.14. Glycosmis crassifolia Ridl. 66 Ảnh 3.15. Glycosmis craibii Tanaka 67 Ảnh 3.16. Glycosmis gracilis B.C. Stone 68 Ảnh 3.17. Glycosmis ovoidea Pierre 70 Ảnh 3.18. Glycosmis lanceolata (Blume) Spreng. ex Teijsm & Binn. 71 Ảnh 3.19. Glycosmis mauritiana Ridl. 72 Ảnh 3.20. Glycosmis nana Tanaka 73 Ảnh 3.21. Glycosmis parviflora (Sims) Kurz 74 Ảnh 3.22. Glycosmis pentaphylla (Retz) Correa 75 Ảnh 3.23. Glycosmis petelotii Guillaum. 77 Ảnh 3.24. Zanthoxylum acanthopodium DC. 78 Ảnh 3.25. Zanthoxylum armatum DC. 80 Ảnh 3.26. Zanthoxylum avicennae (Lamk.) DC. 81 Ảnh 3.27. Zanthoxylum laetum Drake 83
- Ảnh 3.28. Zanthoxylum myriacanthum Wall. ex Hook.f. 84 Ảnh 3.29. Zanthoxylum nitium (Roxb.) DC. 86 Ảnh 3.30. Zanthoxylum ovalifolium Wight 87 Ảnh 3.30. Zanthoxylum rhetsa (Roxb.) DC. 88
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĂNĐ: Cây ăn được BTTN: Bảo tồn thiên nhiên BUI: Cây bụi CTD: Cây tinh dầu CGV: Cây gia vị GOL: Gỗ lớn GON: Gỗ nhỏ GLT: Thân leo THU: Cây làm thuốc VQG: Vườn Quốc gia
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia có diện tích trải dài dọc theo bờ biển, lãnh hải rộng lớn trong đó vùng trung du, miền núi chiếm hơn ¾ diện tích, với nhiều vùng địa lý và khí hậu khác nhau nên nước ta có tính đa dạng sinh học rất cao. Mặt khác Việt nam lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa do đó rất thuận lợi cho hệ thực vật sinh trưởng và phát triển. Trong số các nhóm cây tài nguyên thực vật thì nhóm cây chứa tinh dầu chiếm vị trí quan trọng. Đây là nguồn nguyên liệu thiết yếu của nhiều ngành công nghiệp như mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm...[87]. Chính vì vậy, trong những năm gần đây nhóm cây cho tinh dầu đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Trong hệ thực vật nước ta, nhóm các cây có tinh dầu rất phong phú và đa dạng. Đến nay đã thống kê được khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ (chiếm khoảng 6,3% tổng số loài; 15,8% tổng số chi và 37,8% số họ) trong đó phải kể đến các cây có ý nghĩa kinh tế thuộc các họ như họ Gừng (Zingiberaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Hoa môi (Lamiaceae), họ Cam (Rutaceae) [26]. Trong họ Cam (Rutaceae) thì hầu hết các chi, các loài và các bộ phận trong loài đều có khả năng tích luỹ tinh dầu. Nghệ An là tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn nhất cả nước với tổng diện tích tự nhiên khoảng 16.648729 ha, trải dài trên địa hình miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển. Nghệ An được đánh giá là tỉnh có khu hệ thực vật khá phong phú và đa dạng. Hiện nay, công tác điều tra, đánh giá tính đa dạng hệ thực vật đã và đang được tiến hành ở nhiều khu vực khác nhau như: Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt,...[28]. Trong đó, 4 chi: Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ Cam (Rutaceae) là những chi khá đa dạng về thành phần loài, nhiều loài thuộc các chi này được sử dụng nhiều trong dân gian. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về các loài thuộc 4 chi nói trên đang còn ít và chưa xứng với tiềm năng sẵn có ở đây. Việc nghiên cứu chuyên sâu về nhóm tài nguyên này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng, góp
- 2 phần cung cấp đầy đủ dữ liệu khoa học của học Cam ở Nghệ An nói riêng và ở Việt Nam nó chung, là cơ sở cho việc hoạch định phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Vì lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đa dạng loài và thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong các chi: Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ An”. 2. Mục tiêu Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài thuộc các chi Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) để góp phần điều tra, tìm kiếm các dữ liệu nguồn tài nguyên về thành phần loài, tinh dầu của các chi được nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học: Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối đầy đủ về đặc điểm sinh học, hóa học tinh dầu các chi Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), muồng truổng (Zanthoxylum) thuộc họ Cam ở Nghệ An. Công trình này đã cung cấp những dẫn liệu mới về đa dạng thực vật chứa tinh dầu ở Nghệ An. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học có ý nghĩa đối với công tác bảo tồn, khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thực vật chứa tinh dầu thuộc họ Cam, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội ở Nghệ An. 4. Đóng góp mới của Luận án - Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu tương đối đầy đủ và có hệ thống về các loài thực vật thuộc 4 chi Hồng bì (Clausena), Ba chạc (Euodia), Cơm rượu (Glycosmis), Muồng truổng (Zanthoxylum) ở Nghệ An. - Ghi nhận mới vùng phân bố 8 loài (Clausena dimidiana, Clausena lenis, Euodia oreophilla, Glycosmis ovoidea, Glycosmis nana, Zanthoxylum armatum, Zanthoxylum rhetsa, Zanthoxylum ovalifolium); đồng thời đã lập bản đồ phân bố
- 3 31 loài thuộc 4 chi nghiên cứu cho Nghệ An. - Cung cấp dẫn liệu về hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu ở lá, thân, rễ, vỏ, quả của 15 loài trong 4 chi nghiên cứu; trong đó lần đầu tiên cung cấp dẫn liệu về tinh dầu của 06 loài là Glycomis craccifolia, G. mauritiana, Euodia simlifolia, Zanthoxylum ovadifolium, Z. lateum, Clausena engler. 5. Bố cục của luận án Luận án bao gồm 162 trang: Mở đầu: 3 trang; Chương 1 - Tổng quan tài liệu: 24 trang; Chương 2 - Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 7 trang; Chương 3 - Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 94 trang; Kết luận và kiến nghị: 2 trang. Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến luận án; Tài liệu tham khảo; Phụ lục 1, 2.
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu họ Cam (Rutaceae) 1.1.1. Trên thế giới Họ Cam được nghiên cứu từ thời Linnaeus (1753) với 7 chi và 19 loài [128]. Năm 1789, A. Jussieu đã đặt tên cho họ Cam là Rutaceae với typus là Ruta L. [69]. Công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về họ Cam cuối thế kỷ 19 phải kể đến A. Engler (1896) [61]. Tác giả là người đầu tiên nghiên cứu khá kỹ về các đặc điểm từ hình thái ngoài của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản, đến số lượng nhiễm sắc thể, phân bố địa lý, cổ sinh vật, mối quan hệ thân cận giữa các taxon trong họ Cam. Tác giả cũng là người đầu tiên định hướng cho việc sử dụng tổng hợp các đặc điểm trong phân loại họ Cam, điều đó cho phép phân định giữa các taxon có căn cứ vững chắc hơn. Vì vậy, sau này nhiều công trình nghiên cứu về họ Cam đều dựa trên nền tảng hệ thống của A. Engler, sử dụng các đặc điểm mà ông đã lựa chọn, như công trình của W. T. Swingle & P. C. Reece (1967) [101]. Trong công trình, tác giả sắp xếp 12 họ thực vật có hoa vào bộ Cam, trong đó có 4 họ có đại diện ở Việt Nam gồm: họ Cam (Rutaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae) và họ Xoan (Meliaceae). Với những nhóm đặc điểm được sử dụng như: tính đối xứng của hoa, tính chất rời hay dính nhau của bộ nhị và bộ nhụy, sự có mặt của tuyến nhựa trong vỏ thân hay tế bào tiết trong vỏ và ruột…để sắp xếp vị trí cho các taxon. Riêng họ Cam, tác giả đã chia thành 6 phân họ (subfamily), 10 tông (tribus) và 25 phân tông (subtribus), khoảng 150 chi và gần 1.600 loài trên toàn thế giới. Theo A.Takhtajan (1973) cho rằng Simaroubaceae gần gũi với Rutaceae và Simaroubaceae được coi là nhóm nguyên thủy trong bộ Cam (Rutales). Mặt khác, năm 1987, A.Takhtajan khắc phục được những điểm còn chưa hợp lý của hệ thống A. Engler, với bổ sung của W. T. Swingle và P. C. Reece (1967) và các công trình nghiên cứu trước đó, A.Takhtajan xếp bộ Cam gồm 10 họ, trong đó có 3 họ có đại diện ở Việt Nam (gồm: họ Cam (Rutaceae), họ Xoan (Meliaceae)
- 5 và họ Thanh thất (Simaroubaceae); ông cũng chia thành 2 bộ, tách họ Cam thuộc cùng một nhóm với họ Thanh thất (Simaroubaceae) và họ Xoan (Meliaceae) thuộc phân bộ còn lại. Đối với họ Cam (Rutaceae), ông chia thành 7 phân họ [103]. Bên cạnh các công trình nghiên cứu tổng thể các taxon trong họ Cam (Rutaceae) trên toàn thế giới còn có các công trình nghiên cứu riêng mỗi taxon, nhóm taxon hay các công trình Thực vật chí các nước. Một số công trình thực vật chí đáng chú ý: J. D. Hooker (1875) đã chia họ Cam (Rutaceae) ở Ấn Độ và các vùng lân cận thành 4 tông: Ruteae, Zanthoxyleae, Toddalieae, Auratieae. Tác giả đã mô tả 23 chi và 78 loài của vùng này [64]. Đây là những dẫn liệu phong phú góp phần xây dựng hệ thống phân loại họ Cam của G. Bentham. Tuy nhiên, một số đặc điểm mà tác giả lựa chọn để phân biệt các chi không thể hiện tính đối lập rõ ràng, ví dụ khi phân biệt 2 chi Ruta và Peganum: đặc điểm “tràng 4-5” đều xuất hiện ở cả hai nhóm để phân biệt 2 chi. Guillaumin (1912) đã lập khóa và mô tả 18 chi, 63 loài ở Đông Dương [125]. C. A. Backer & R. C. Bakhuizen (1965) đã công bố trong thực vật chí Java (Flora of Java) viết dưới dạng khóa định loại các chi và các loài, không có mô tả chi tiết và không có hình vẽ minh họa, danh pháp các taxon không được trích dẫn đầy đủ, thiếu tài liệu công bố và mẫu nghiên cứu) [42]. B. C. Stone (1972) đã công bố kết quả nghiên cứu về họ Cam trong Thực vật chí Malaysia, gồm 3 họ, 4 tông đã được lập khóa định loại, các taxon được xếp theo Reece (1967), so với các công trình Thực vật chí khác, tác giả có chỉ rõ quan điểm kế thừa hệ thống phân loại của tác giả đáng tin cậy, vì vậy các taxon được sắp xếp vào các nhóm phân loại thích hợp. Các thông tin về loài như danh pháp, mô tả, phân bố đã được công bố tương đối đầy đủ, tuy nhiên hình vẽ minh họa còn ít, chưa có mẫu nghiên cứu [100]. C. Chang và cộng sự (1993) đã biên soạn họ Cam trong Thực vật chí Đài Loan, tác giả không phân chia thành phân họ hay tông mà chỉ lập khóa định loại, mô tả 13 chi và 31 loài, trong đó các chi và loài được mô tả đầy đủ về danh pháp, tài liệu công bố, mẫu nghiên cứu, một số loài có hình ảnh minh họa đầy đủ [49]. C. C. Huang (1997) đã biên soạn họ Cam trong Thực vật chí Trung Quốc
- 6 với 4 phân họ, 28 chi và 134 loài, mặc dù công trình có nêu số lượng tông nhưng tên của taxon phân loại bậc phân họ không được nhắc đến trong khóa định loại và mô tả, phần mô tả các loài chưa có mẫu nghiên cứu [10]. Tuy vậy, đây là cuốn sách thực vật chí có giá trị khoa học lớn, là tài liệu tham khảo quan trọng cho những ai nghiên cứu về Rutaceae sau này. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu về họ Cam ở Thái Lan, Lào, Myanma,... 1.1.2. Ở Việt Nam Người đầu tiên nghiên cứu họ Cam ở Việt Nam là Loureiro (1790). Tác giả đã mô tả 6 chi và 12 loài có ở Việt Nam [127]. Năm 1912, A. Guillaumin đã mô tả 18 chi và 63 loài ở Đông Dương trong đó có 53 loài phân bố ở Việt Nam [125]. Đến năm 1970, Lê Khả Kế và cộng sự đã xây dựng khóa định loại của 12 chi và mô tả 31 loài có ở Việt Nam [19]. Nguyễn Tiến Bân (1997) trong công trình “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã mô tả đặc điểm chính của họ và lập khóa định loại của 28 chi thuộc họ Cam ở Việt Nam [2]. Sau này, nghiên cứu về họ Cam ở Việt Nam phải kể đến công trình nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ, trong bộ “Cây cỏ Việt Nam” được tái bản năm 2003, tác giả đã xây dựng khóa định loại cho 22 chi và mô tả sơ lược 117 loài [13], [14]. Trần Kim Liên (2003) trong công trình “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” thống kê và cập nhập danh pháp hiện nay của 27 chi và 128 loài trong họ Cam có ở Việt Nam. Đây là công trình khái quát cơ bản về họ Cam ở Việt Nam [22]. Những công trình đề cập đến giá trị sử dụng của họ Cam như: Trần Đình Lý (1993) trong công trình “1900 loài cây có ích ở Việt Nam” đã thống kê 35 loài có ích thuộc họ Cam [25]. Đỗ Tất Lợi (1999) trong công trình “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã mô tả chi tiết 18 loài được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam [24]. Đặc biệt công trình “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012) của Võ Văn Chi đã đề cập đến 61 loài thuộc họ Cam được sử dụng làm thuốc [8]. Gần đây nhất, năm 2012, Bùi Thu Hà với công trình “Nghiên cứu phân loại họ Cam (Rutaceae Juss.) ở Việt Nam” tác giả đã mô tả, vẽ hình chi tiết và đưa ra khóa phân loại các chi và loài cho họ Cam, đồng thời đã công bố ở Việt Nam có 107
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng
117 p | 304 | 83
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)
146 p | 204 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc một số gen thuộc hệ miễn dịch tôm sú (Penaeus Monodon)
0 p | 223 | 38
-
Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số chỉ tiêu quang hợp và mối tương quan của chúng với năng suất cà phê vối tại Đăk Lăk
127 p | 167 | 30
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu nuôi cấy tế bào cây nghệ đen (Curcuma zedoaria Roscoe) và khảo sát khả năng tích lũy một số hợp chất có hoạt tính sinh học của chúng
24 p | 190 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Khu hệ Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) ở cạn tỉnh Sơn La
222 p | 123 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đến một số chỉ tiêu sinh lý, năng suất và phẩm chất của cây cải bó xôi (Spinacia oleracea L.) trồng thủy canh
164 p | 39 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đa dạng và sinh tổng hợp Cyclooligomer depsipeptide của nấm ký sinh côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn quốc gia Xuân Sơn
218 p | 32 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy hydrocarbon dầu mỏ của một số chủng vi khuẩn tía quang hợp tạo màng sinh học phân lập tại Việt Nam
134 p | 34 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu khả năng phân hủy một số thành phần hydrocarbon có trong nước thải nhiễm dầu của màng sinh học từ vi sinh vật được gắn trên vật liệu mang
129 p | 28 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá Măng sữa Chanos chanos (Forsskål, 1775)
201 p | 33 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu xạ khuẩn sinh chất kháng sinh chống nấm gây bệnh thực vật ở Việt Nam
174 p | 56 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La
219 p | 39 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phát triển bộ sinh phẩm multiplex realtime PCR phát hiện một số tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và khảo sát tính kháng kháng sinh
193 p | 27 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen Cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)
0 p | 137 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu lên men và thu nhận polyhydroxyalkanoates từ vi khuẩn phân lập ở một số vùng đất của Việt Nam
159 p | 118 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số chủng nấm sợi gây hại trên thấu kính ống nhòm tại Việt Nam
216 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Ve giáp (Acari: Oribatida) ở hệ sinh thái đất cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La
27 p | 16 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn