Luận án Tiến sĩ: Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam
lượt xem 52
download
Luận án nghiên cứu trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến các công cụ phái sinh ngoại hối, phân tích thực trạng phát triển của các thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường này tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các công cụ phái sinh (derivatives) là một công cụ tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản khác (Hull, 2012). Trên thế giới các công cụ phái sinh manh nha hình thành từ rất lâu, nhưng vào khoảng những những 1970, các công cụ này bắt đầu trở nên phổ biến và có những bước phát triển mạnh mẽ cho đến nay. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS năm 2013, giá trị giao dịch của thị trường phi tập trung đạt 710.182 tỷ USD, gấp hơn 10 lần so với quy mô thị trường tập trung với 64.627,8 tỷ USD. Thị trường công cụ phái sinh được đánh giá là thị trường hoạt động nhộn nhịp nhất trên thế giới với doanh số giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi ngày. Chỉ tính riêng thị trường ngoại hối, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày năm 2013 đã đạt 6.671 tỷ USD, chiếm gần 19% doanh số toàn thị trường. Công cụ phái sinh ra đời trước hết nhằm mục đích quản trị rủi ro về giá Trong giai đoạn đầu khi mới xuất hiện, tài sản cơ sở của các hợp đồng phái sinh chủ yếu là hàng nông sản như gạo, ngô, bông,... và mục đích đầu tiên của các công cụ phái sinh là nhằm phòng ngừa rủi ro về biến động giá của các tài sản cơ sở này. Nhưng cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, ngày nay hàng hóa cơ sở của các giao dịch phái sinh đã trở nên phong phú và đa dạng hơn rất nhiều, từ nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất như dầu mỏ, thép, kim loại màu, bông,... đến các sản phẩm trên thị trường tài chính như ngoại tệ, chứng khoán, chỉ số chứng khoán, lãi suất... Do vậy, các công cụ phái sinh có thể được sử dụng nhằm mục đích kinh doanh chênh lệch giá, đầu tư và cả mục đích đầu cơ. Ngoài ra, các công cụ phái sinh được giao dịch trên thị trường là nguồn thông tin hiệu quả hình thành giá của tài sản cơ sở. Khi các công cụ phái sinh được giao dịch trên thị trường sẽ hình thành các mức giá của chính các công cụ này và trở thành nguồn thông tin hiệu quả trong việc xác định giá của tài sản cơ sở. Tính thanh khoản và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh trên thế giới rất lớn nên
- 2 khó để một thế lực kinh tế nào có thể thao túng giá nên các thông tin giá cả của thị trường rất đáng tin cậy, từ đó sẽ giúp nền kinh tế giúp cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ. Bên cạnh đó, công cụ phái sinh giúp tăng cường hiệu quả của thị trường tài chính nói chung thông qua việc các bên tham gia thị trường có cơ hội tiếp cận thông tin một cách công bằng, ngăn chặn được tình trạng độc quyền hay lũng đoạn giá. Đấy cũng là lý do vì sao 92% trong số 500 công ty lớn nhất thế giới đã sử dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro về giá (Deutsche Borse AG, 2008) và nhiều nước trên thế giới đã ban hành nhiều chính sách và các quy định nhằm quản lý và phát triển các giao dịch này. Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố về giá cả, tỷ giá, lãi suất sẽ biến động nhiều hơn theo quy luật cung cầu và do vậy các rủi ro sẽ xẩy ra nhiều hơn. Khi mà các rủi ro về biến động giá có thể xẩy đến bất cứ lúc nào với các nhà đầu tư và ngày càng gia tăng trong quá trình hội nhập, thì phát triển thị trường các công cụ phái sinh được xem như là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với những nhà đầu tư. Trong khi đó tại Việt Nam, khái niệm công cụ phái sinh chưa thực sự phổ biến và nhiều nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp cũng chưa hiểu rõ về các công cụ này. Một số người cho rằng, các công cụ phái sinh chỉ toàn mang đến lợi ích như: bảo hiểm rủi ro về giá hàng hóa, công cụ để đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, số khác lại cho rằng, tham gia thị trường này giống như đánh bạc, chủ yếu là nhờ vào vận may. Tại Việt Nam thị trường công cụ phái sinh hầu như chưa phát triển, mới chỉ manh nha hình thành ở một vài tài sản cơ sở như hàng nông sản (cà phê, cao su) và ngoại hối. Đối với hàng nông sản, các giao dịch phái sinh trên thế giới chủ yếu thực hiện qua các sàn giao dịch, nhưng hiện nay Sàn giao dịch hàng hóa Việt Nam mặc dù đã được thành lập từ năm 2010 vẫn chưa thực hiện được vai trò là trung gian cho các nhà sản xuất, xuất khẩu gặp gỡ nhau để thỏa mãn nhu cầu về phòng vệ rủi ro giá cả hàng hóa; cũng chưa trở thành kênh đầu tư hiệu quả cho các nhà đầu tư. Các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vẫn phải thực hiện nghiệp vụ phái sinh thông qua các sàn giao dịch hàng hóa lớn của thế giới. Còn đối với những doanh nghiệp có nguồn thu chi bằng ngoại tệ lại gặp phải rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái, do
- 3 vậy, nếu thị trường công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam phát triển, các doanh nghiệp này sẽ được cung cấp đầy đủ các công cụ phòng ngừa rủi ro khi có nhu cầu. Theo Bodnar (2011), khi đối mặt với rủi ro ngoại hối, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 70%). Ngược lại, tài sản cơ sở là ngoại hối được giao dịch nhiều trên thị trường phi tập trung nhưng doanh số vẫn còn khá khiêm tốn với các công cụ phổ biến là kỳ hạn và hoán đổi. Một vài công cụ phái sinh khác như quyền chọn ngoại tệ nội tệ được đưa vào áp dụng thí điểm trong thời gian ngắn và dừng lại cho đến nay. Các doanh nghiệp Việt Nam không có cơ hội để được sử dụng các công cụ quản trị rủi ro ngoại hối hữu hiệu mà nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang sử dụng. Sự kém phát triển của thị trường công cụ phái sinh là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM và doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình mở cửa và hội nhập vào thị trường tài chính thế giới. Vì vậy, vấn đề phát triển thị trường các công cụ phái sinh Việt Nam hiện nay trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Như vậy, nếu không phát triển thị trường công cụ phái sinh, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ mất đi cơ hội được sử dụng các công cụ hữu hiệu trong việc phòng ngừa rủi ro về biến động giá cả hàng hóa, biến động tỷ giá và lãi suất như các doanh nghiệp trên thế giới đang áp dụng. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả chọn đề tài “Thị trường các công cụ phái sinh trên thế giới và giải pháp phát triển tại Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến các công cụ phái sinh ngoại hối, phân tích thực trạng phát triển của các thị trường công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới để từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường này tại Việt Nam.
- 4 Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ cơ bản sau đây: Hệ thống lại cơ sở lý luận liên quan đến các công cụ phái sinh ngoại hối và thị trường công cụ phái sinh ngoại hối, các điều kiện để phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam. Phân tích thực trạng phát triển của thị trường CCPS ngoại hối trên thế giới, đặc biệt có phân tích điển hình thị trường CCPS ngoại hối của một số nước cụ thể (bao gồm cả thị trường còn phát triển non trẻ đến thị trường đã có bề dày hoạt động); phân tích thực trạng phát triển thị trường CCPS ngoại hối của Việt Nam và đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế và đưa ra các nguyên nhân cho thực trạng này. Dự báo và xác định xu hướng phát triển của các thị trường CCPS nói chung và thị trường CCPS ngoại hối trên thế giới, quan điểm về phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam; đồng thời trên cơ sở kết quả khảo sát các điều kiện phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam tác giả sẽ đưa ra các giải pháp phát triển thị trường hơn nữa thị trường CCPS ngoại hối. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trong Luận án tiến sĩ, tác giả giới hạn đối tượng nghiên cứu là thị trường công cụ phái sinh đối với tài sản cơ sở là ngoại hối và trên cơ sở lý luận, khái quát hóa sự hình thành và phát triển thị trường CCPS trên thế giới để tập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển thị trường CCPS ngoại hối Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Do tài sản cơ sở trong các hợp đồng phái sinh đa dạng, phong phú nên nội dung nghiên cứu về thị trường các CCPS cũng rất rộng. Để nội dung đề tài có tính tập trung, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thị trường CCPS ngoại hối. Lý do, nhu cầu sử dụng CCPS ngoại hối có thể phát sinh trong các doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào (xuất nhập khẩu, thương mại, đầu tư, sản xuất, dịch vụ). Trong khi đó, thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam đang hình thành
- 5 nhưng chưa phát triển. Mặt khác, theo nghiên cứu của Bodnar (2011), trong lĩnh vực ngoại hối, các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều các công cụ phái sinh này để phòng vệ rủi ro hơn là sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác. Về mặt thời gian, phần thực trạng thị trường CCPS thế giới và tại Việt Nam tác giả sử dụng liệu từ năm 2008 cho đến năm 2014. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của một số nội dung cụ thể như phần phân tích về lịch sử hình thành và phát triển thị trường công cụ phái sinh trên thế giới và Việt Nam, dữ liệu được sử dụng từ khi các thị trường mới được thành lập. Một số số liệu thống kê được dùng trong bài có thể khác nhau nhưng không đáng kể và không làm ảnh hưởng đến việc phân tích sự phát triển của toàn thị trường. Sự chênh lệch giữa các số liệu này là do việc làm tròn số trong quá trình thống kê và phân tích của tác giả. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để hoàn thành đề tài luận án tiến sĩ này, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau: Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn đáng tin cậy như các đề tài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu hội thảo, bài đăng tạp chí, các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đồng thời tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế liên quan đến việc phát triển thị trường CCPS tại Việt Nam nhằm thu thập thông tin và số liệu về lịch sử hình thành và thực trạng phát triển của thị trường CCPS trên thế giới và Việt Nam. Thực hiện việc điều tra, khảo sát thực tế thông qua mẫu phiếu khảo sát đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai để thu thập thông tin, lấy ý kiến đánh giá về việc sử dụng các CCPS tại các doanh nghiệp này. Đối tượng trả lời phiếu khảo sát là các cán bộ quản lý (trưởng/phó phòng ban, Giám đốc bộ phận, Giám đốc công ty) chịu trách nhiệm mảng hoạt động tài chính kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cán bộ, nhân viên các phòng ban XNK, kinh doanh, tài chính. Tác giả đã tiến hành khảo sát 135 doanh nghiệp trong các lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, xây
- 6 dựng và đã thu về được 120 phiếu trả lời, trong đó có 105 phiếu trả lời hợp lệ. Dữ liệu trong 105 phiếu trả lời hợp lệ này đã được tác giả dùng để phân tích bằng công cụ phân tích định lượng. Phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, email các chuyên gia về công cụ phái sinh tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam như Vietcombank, Maritimebank, Techcombank, Vietinbank, BIDV, VIB về việc cung c ấp các sản phẩm công cụ phái sinh ngoại hối, những thuận lợi khó khăn, những bất cập trong việc triển khai các giao dịch phái sinh ngoại hối tại các ngân hàng. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp đối chiếu – so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng thị trường CCPS trên thế giới trong mối liên hệ so sánh, đối chiếu các đối tượng được phân tích với nhau; phân tích các điều kiện phát triển một số thị trường CCPS trên thế giới và Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp có tính khả thi giúp phát triển thị trường CCPS tại Việt Nam. Trong phần dự báo quy mô thị trường công cụ phái sinh toàn cầu, tác giả đã sử dụng mô hình ARIMA và phần mềm SPSS để xử lý chuỗi số liệu về quy mô thị trường thông qua chỉ tiêu về giá trị danh nghĩa của các hợp đồng đang còn hiệu lực từ năm 1998 đến năm 2014. Số liệu thứ cấp tác giả tổng hợp từ các báo cáo (báo cáo quý, báo cáo năm, báo cáo 3 năm) của Ngân hàng thanh toán bù trừ BIS. 5. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài Các nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới đã có các một số công trình nghiên cứu về CCPS và thị trường CCPS ở nhiều khía cạnh khác nhau: Nghiên cứu về lợi ích và cả những tác động tiêu cực của CCPS nói chung đối với thị trường tài chính cũng như toàn bộ nền kinh tế có các tác giả như Randall (2001), Eric & Junghoon (2005), Chow, Li and Liu (2005) hay Anna (2009). Các công trình này tập trung nghiên cứu nguyên nhân gây ra các cuộc
- 7 khủng hoảng tài chính châu Á năm 19971998, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và một số cuộc khủng hoảng kinh tế tại một số nước khác và vai trò của CCPS trong các cuộc khủng hoảng này. Các nghiên cứu này không đề cập riêng đến CCPS ngoại hối. Một số các tác giả khác lại nghiên cứu các ứng dụng thực tiễn của công cụ phái sinh trong phòng vệ rủi ro thông qua phân tích các ảnh hưởng của công cụ phái sinh đối với rủi ro và giá trị của doanh nghiệp, như Sohnke, Gregory và Jennifer (2009), Peter M. Garber (1998), Mark (1995) hay Rene (2004). Trong m ột số nghiên cứu khác của Söhnke, Gregory và Frank (2006), Bodnar, Gregory, Richard và Charles W (1995), Bodnar, Gregory và Richard (1996), Bodnar, Gordon và Gunther Gebhardt (1998), Bodnar. và Giambona (2012), Downi David, McMillanvà Ed Nosal (1996) hay Yahagida Munehiko và Koji Inui (1995) phân tích về tình hình sử dụng các công cụ phái sinh cũng như thái độ về việc sử dụng các công cụ phái sinh của các doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt nhấn mạnh các doanh nghiệp tại Mỹ, Đức, Canada, Nhật Bản. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào đề cập cụ thể và trực tiếp về tình hình sử dụng các CCPS, đặc biệt là CCPS ngoại hối tại Việt Nam. Các nghiên cứu này cũng không đề cập đến điều kiện để phát triển thị trường CCPS. Liên quan đến các điều kiện phát triển thị trường CCPS, trong Báo cáo nghiên cứu “Derivatives market development” ở dạng sách trắng, do Tổ chức Giải pháp thị trường Aberta (Aberta Market solutions Ltd) của Vancouver, Cananda ấn hành vào năm 2003 có đã đề cập đến một số yếu tố chủ yếu trong xây dựng một thị trường phái sinh mới như các thành phần tham gia thị trường, nguồn luật điều chỉnh, vai trò của việc tạo ra các CCPS mới. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc mô tả sơ lược các yếu tố tạo nên thị trường, chứ chưa đề cập và phân tích sâu đến các điều kiện đó. Trong báo cáo nghiên cứu The world’s commodity exchanges: past present – future của UNCTAD (2006) có đề cập đến các điều kiện thành lập Sàn giao dịch, tuy nhiên, chưa nhấn mạnh đến các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các Sàn giao dịch, đặc biệt là các Sàn giao dịch CCPS ngoại hối. Một số nghiên cứu khác đề cập đến các khía cạnh liên
- 8 quan trực tiếp đến sự phát triển thị trường CCPS, đó là yếu tố về hệ thống pháp luật điều chỉnh CCPS, như Paul Latimer (2008) nghiên cứu về các quy định đối với các giao dịch phái sinh OTC tại Úc; Hui (2012) phân tích quá trình phát triển thị trường CCPS cũng như sơ lược về các quy định pháp lý với thị trường CCPS tại Trung Quốc. Đây là những các công trình nghiên cứu nổi trội về các vấn đề liên quan đến nội dung của luận án mà tác giả tiếp cận được, nhưng trong số này chưa có nghiên cứu nào đề cập toàn diện đến các điều kiện phát triển thị trường CCPS nói chung và thị trường CCPS ngoại hối nói riêng tại Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa và hội nhập với thị trường tài chính thế giới. 5.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam cũng đã có một số các nghiên cứu về thị trường CCPS và CCPS ngoại hối, như Hồ Thúy Ái (2007) phân tích các ứng dụng công cụ ngoại hối phái sinh vào việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá, Việt Bảo (2007) phân tích về tình hình phát triển nghiệp vụ tài chính phái sinh ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Hương (2007) đề cập đến giải pháp kế toán nhằm phát triển thị trường công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam, Nguyễn Thúy (2008) bàn về việc phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam, hay Phạm Thu Thủy (2011) nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường công cụ phái sinh ở các nền kinh tế mới nổi và đưa ra những định hướng cho thị trường Việt Nam, Đinh Thị Thanh Long (2014) đề cập đến thực trạng giao dịch phái sinh ngoại hối tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu kể trên chỉ tập trung vào một số khía cạnh cụ thể và các giải pháp mang tính chất gợi ý trong việc phát triển thị trường CCPS tại Việt Nam, mà chưa phân tích sâu và toàn diện về thực trạng phát triển thị trường CCPS của Việt Nam cũng như phân tích và đánh giá các điều kiện để phát triển thị trường này. Một số nghiên cứu khác chỉ mới dừng lại ở cấp độ là Luận văn thạc sỹ và khóa luận tốt nghiệp đại học, như Bùi Thị Xuân (2010) bàn về ứng dụng các
- 9 công cụ ngoại hối phái sinh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Lê Thị Khánh Phương (2009) phân tích các biện pháp phát triển công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các NHTM Việt Nam, Vũ Trần Thanh Long (2012) tìm hiểu về một số thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam. Đề tài NCKH cấp cơ sở của Huỳnh Thị Hương Thảo (2014) cũng chỉ bàn về việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam chứ không đi sâu vào phân tích thị trường CCPS ngoại hối cũng như các điều kiện hình thành và phát triển thị trường này tại Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Phát triển hoạt động và mở rộng mặt hàng giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa trong thời kỳ hội nhập, Bộ Công Thương phối hợp với MUTRAP, 2012 lại tập trung vào phát triển thị trường CCPS hàng hóa thông qua việc mở rộng danh mục mặt hàng được giao dịch qua Sở giao dịch. Nghiên cứu của Phạm Nguyễn Hoàng (2011) đã đề cập đến điều kiện hình thành và phát triển thị trường tương lại tại Việt Nam, tuy nhiên, chỉ mới nêu các điều kiện để phát triển thị trường đối với hợp đồng tương lai, bao gồm (1) điều kiện về thể chế, luật pháp, (2) điều kiện về kinh tế tài chính, (3) điều kiện về kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu của Phạm Nguyễn Hoàng (2011) và của Tổ chức Giải pháp thị trường Aberta, Canada (2003) là cơ sở và gợi ý quan trọng về các điều kiện phát triển thị trường CCPS nói chung; trên nền tảng đó, tác giả đã lựa chọn và phân tích kỹ các điều kiện quan trọng quyết định đến sự phát triển thị trường CCPS ngoại hối của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu. Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của tác giả, qua các công trình nghiên cứu kể trên chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng các CCPS ngoại hối trên thế giới và Việt Nam; các nghiên cứu trên chưa đánh giá toàn diện các điều kiện phát triển của thị trường các CCPS ngoại hối ở Việt Nam trong tương quan so sánh, đối chiếu với sự các điều kiện phát triển của thị trường CCPS ngoại hối của một số nước trên thế giới.
- 10 6. Bố cục của đề tài: Nhằm giải quyết các mục tiêu đề ra, đề tài được bố cục theo 3 chương (chưa bao gồm Lời mở đầu và kết luận, nội dung): Chương 1: Cơ sở lý luận về công cụ phái sinh và thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối trên thế giới và Việt Nam Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam 7. Những điểm mới của luận án Nhằm giải quyết mục tiêu đề ra của Luận án, nghiên cứu của tác giả trong Luận án tiến sĩ này đã đạt được một số điểm mới như sau: Hệ thống lại cơ sở lý luận về CCPS và CCPS đối với tài sản cơ sở là ngoại hối, đưa ra được các định nghĩa cụ thể gắn liền với các dạng thức của CCPS ngoại hối đồng thời phân tích và đưa ra được các điều kiện để phát triển thị trường CCPS ngoại hối trong bối cảnh Việt Nam mở cửa v à gia nhập thị trường tài chính toàn cầu nói chung và ngoại hối nói riêng. Phân tích và đánh giá được tình hình phát triển chung của thị trường CCPS trên thế giới và thị trường CCPS ngoại hối nói riêng (có phân tích 3 trường hợp điển hình là Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc), qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường CCPS cho Việt Nam. Tác giả không chỉ phân tích về thực trạng phát triển CCPS ngoại hối của Việt Nam mà còn đánh giá được các điều kiện để phát triển thị trường này dựa trên các phân tích so sánh và nghiên cứu thực tiễn qua kết quả khảo sát các DN và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực phái sinh tại các NHTM của Việt Nam. Dựa trên đánh giá các điều kiện phát triển thị trường CCPS ngoại hối tại Việt Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp cụ thể, chặt chẽ và có tính khả thi theo các điều kiện đó để nhằm phát triển thị trường CCPS ngoại hối, đặc biệt là
- 11 các giải pháp này gắn với bối cảnh Việt Nam đang gia nhập vào thị trường tài chính thế giới nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.
- 12 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG CÔNG CỤ PHÁI SINH NGOẠI HỐI 1.1 Công cụ phái sinh 1.1.1 Lịch sử hình thành công cụ phái sinh Mặc dù được xem là sản phẩm của nền kinh tế tài chính hiện đại, nhưng công cụ phái sinh manh nha hình thành từ rất lâu đời. Các hợp đồng tương lai hàng hóa được cho là xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào khoảng những năm 1700. Những người nông dân có thể mang gạo đến các thành phố lớn như Osaka, nơi mà gạo được lưu trữ và bán tại những cuộc đấu giá. Những nhà buôn được cấp phép sẽ đấu giá và người thắng cuộc sẽ bán gạo và nhận được một biên nhận để sau đó có thể đổi sang tiền mặt. Dần dần, những phiếu biên nhận này trở thành vật được giao dịch chính. Nhà buôn mua bán các giấy biên nhận này trên một thị trường riêng và gạo trở thành tài sản cơ sở. Đến khoảng năm 1730, sàn giao dịch gạo Dojima tại Nhật được hình thành, cho phép tiến hành mua bán gạo theo hai hình thức: giao ngay và kỳ hạn. Với hình thức giao ngay, các bên sẽ tiến hành giao nhận hàng hóa và biên nhận hàng sẽ được đổi thành tiền trong vòng 4 ngày. Với hình thức giao sau, các giao dịch sẽ được lưu vào sổ sách tại phòng thanh toán bù trừ. Kỳ hạn của các hợp đồng gạo này tối đa là 4 tháng. Các điều khoản của hợp đồng này cũng đã được tiêu chuẩn hóa, như số lượng, chất lượng và kỳ hạn hợp đồng tối đa là 4 tháng. Các hợp đồng này được thanh toán theo một trong hai cách: thanh toán bù trừ bằng tiền mặt khi đáo hạn hoặc ký một hợp đồng đối ứng. Tuy nhiên, sau hơn 200 năm hoạt động, thị trường đóng cửa vào năm 1937. Vào thập niên 40 thế kỷ XIX, Chicago đã trở thành một trung tâm thương mại lớn của Hoa Kỳ, do vậy, những người nông dân trồng lúa mì từ khắp nơi đều quy tụ về Chicago để bán sản phẩm của họ. Nếu giá cả tăng lên, nông dân luôn sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất, nhưng ngược lại nếu giá cả giảm sút sẽ xảy ra hiện tượng bán tống bán tháo hàng loạt dẫn đến những trường hợp không đủ nhà kho chứa lúa mì của nông dân. Ngoài ra, sự tồn tại những phương pháp nghèo
- 13 nàn trong việc cân và phân loại hàng hóa đã đẩy người nông dân vào tình thế phải chịu sự định đoạt của các thương nhân. Cũng tương tự, những thương nhân luôn đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn do biến động trong giá cả gây nên. Một cơ chế để có thể giảm thiểu hay hạn chế những rủi ro trên là nhu cầu bức thiết. Bằng những thoả thuận trước về giá cả, người mua cũng như người bán có thể phòng ngừa được những rủi ro do biến động giá cả trong tương lai gây nên. Nhờ đó, nông dân xác định được một mức giá chắc chắn cho lượng hàng họ sẽ sản xuất ra mà không phải lo ngại về tình trạng nguồn cung quá lớn sẽ dẫn đến giảm giá, gây thiệt hại cho đời sống của họ. Những thương nhân đóng vai trò trung gian giữa nông dân và người tiêu dùng cuối cùng sẽ không còn phải lo ngại về những biến động bất lợi của giá cả khi họ có thể phải thu mua với giá cao và bán ra với mức giá thấp không được dự tính trước. Năm 1848, Sở giao dịch thương mại Chicago (CBOT) được thành lập nhằm mục đích trước hết là quy tụ các nông dân và thương nhân trong buôn bán ngũ cốc. Sở đã tiêu chuẩn hóa khối lượng và chất lượng sản phẩm giúp các bên dễ dàng trong việc định giá và thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa. Chỉ sau đó một vài năm, loại hợp đồng future đầu tiên, hợp đồng giao sau (toarrive contract) được ra đời. Hợp đồng "toarrive" này cho phép bên bán được giao hàng sau tại một thời điểm nhất định đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng. Ngay lập tức, loại hợp đồng này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu cơ, giao dịch với loại hợp đồng này hấp dẫn hơn là chỉ mua bán hàng hóa đơn thuần, bởi lẽ người ta có thể mua đi bán lại các hợp đồng này trước đến hạn. Vào năm 1973, Sở giao dịch quyền chọn Chicago (The Chicago Board Options Exchange CBOE) bắt đầu giao dịch các hợp đồng quyền chọn mua (call options) đối với 16 loại cổ phiếu. Thực tế thì trước đó các loại hợp đồng quyền chọn đã được giao dịch, nhưng chỉ đến năm này Sở giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE) mới áp dụng thành công các mẫu hợp đồng đã được Sở tiêu chuẩn hóa. Còn hợp đồng quyền chọn bán (put options) bắt đầu được giao dịch trên sàn từ năm 1977. Giờ đây Sở giao dịch quyền chọn Chicago cung cấp các hợp đồng quyền chọn với hơn 1.000 loại cổ phiếu và nhiều chỉ số cổ phiếu khác
- 14 nhau. Quyền chọn tiền tệ lần đầu tiên được đưa vào giao dịch tập trung trên thị trường chứng khoán Philadenphia vào tháng 12 năm 1982. Đó là các quyền chọn Bảng Anh. Các quyền chọn tiền tệ cũng được kinh doanh trên Sở giao dịch quyền chọn Chicago (Chicago Board Options Exchange) và Sở giao dịch tài chính tương lai Quốc tế ở Luân Đôn (London International Financial Futures Exchange – LIFFE). Cũng giống như hợp đồng tương lai, các hợp đồng quyền chọn giờ đây cũng trở nên phổ biến và được giao dịch ở nhiều sàn giao dịch trên khắp thế giới. Từ các tài sản cơ sở đầu tiên chỉ là nông sản, đến nay, có thể nói bất kỳ một loại hàng hóa, dịch vụ nào cũng có thể trở thành tài sản cơ sở của các giao dịch phái sinh. Tài sản cơ sở của các hợp đồng quyền chọn có thể là ngoại hối, các hợp đồng tương lai, các loại chứng khoán hay chỉ số chứng khoán (Hull, 2009). Ngày nay, các công cụ đã vượt xa khỏi giới hạn của hợp đồng nông sản ban đầu, nó trở thành công cụ tài chính để phòng vệ rủi ro biến động giá cả hàng hóa, lãi suất, chứng khoán và tỷ giá. 1.1.2 Khái niệm Trên thế giới, phái sinh là một khái niệm quen thuộc đối với nhiều nhà đầu tư, đầu cơ, các tổ chức tài chính và phi tài chính. “Phái sinh” được dịch từ nguyên gốc tiếng Anh là “derivative”, có nghĩa là “bắt nguồn từ” hay “phát sinh từ”. Phái sinh được định nghĩa là một công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào (bắt nguồn từ) giá trị của các biến cơ sở hay tài sản cơ sở (underlying assets) (Hull 2012), là một công cụ tài chính có khoản thu nhập trong tương lai được phát sinh từ giá trị của các tài sản cơ sở (Rene 2004, tr.3) hay là các công cụ tài chính mà khoản thu nhập của chúng sẽ bắt nguồn từ khoản thu nhập của các công cụ tài chính khác (Don 2009). Trong trường hợp này “phái sinh” được coi là các công cụ. Có tác giả cho rằng phái sinh là một loại chứng khoán phát sinh giá trị của nó từ giá trị hoặc khoản lãi của các tài sản hay chứng khoán khác (CFA 2009, tr.159) và là các tài sản mà giá trị của chúng được xác định bởi giá trị của một số
- 15 tài sản khác, gọi là tài sản cơ sở (KPMG 2009, tr.3). Còn theo Philippe Jorion (2003, tr.105): Công cụ phái sinh được xác định chung là một loại hợp đồng mà giá trị của nó được phát sinh từ giá cả của một vài tài sản cơ sở, tỷ giá tham chiếu hoặc giá trị của các chỉ số, như cổ phiếu, trái phiếu hay hàng hóa. Tại Việt Nam, trong Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 (khoản 23. Điều 4) thuật ngữ sản phẩm phái sinh được giải thích là công cụ tài chính được định giá theo biến động dự kiến về giá trị của một tài sản tài chính gốc như tỷ giá, lãi suất, ngoại hối, tiền tệ hoặc tài sản tài chính khác. Về mặt ngôn ngữ, từ “phái sinh” (derivative hoặc derivatives) trong các tài liệu trên được dùng như một danh từ và hầu hết các định nghĩa đều thừa nhận phái sinh là một loại công cụ tài chính; số còn lại coi đó là một dạng tài sản hay một loại chứng khoán hoặc hợp đồng. Tuy khác nhau trong cách diễn đạt và chưa hoàn toàn thống nhất trong mô tả và gọi tên khái niệm này, song tất cả định nghĩa đều có một điểm chung là giá trị của phái sinh đều được bắt nguồn từ giá trị của các công cụ khác hoặc từ giá trị của các tài sản khác. Vậy nên hiểu “phái sinh” như thế nào cho đúng? Theo tác giả, nên hiểu “phái sinh” là một dạng công cụ vì ngay từ khi ra đời, bản thân “phái sinh” đã trở thành phương tiện giúp cho các đối tượng sở hữu nó đạt được một mục đích nhất định là phòng ngừa rủi ro về biến động giá cả. Không nên chỉ xem phái sinh là một dạng tài sản vì nếu như vậy thì phái sinh phải luôn đem lại giá trị dương về tiền như tất cả các loại tài sản khác, trong khi rõ ràng phái sinh có thể đưa lại giá trị âm. Phái sinh cũng không hoàn toàn giống như chứng khoán, vì bản chất của hai loại này là khác nhau. Chứng khoán như cổ phiếu hay trái phiếu ra đời nhằm mục đích huy động hay tăng vốn, trong khi phái sinh ra đời từ yêu cầu bảo hiểm rủi ro về giá. Là một công cụ tài chính, có nghĩa là giá trị của công cụ phái sinh không nằm ở hình thái vật chất của nó, mà ở các quyền pháp lý gắn với đối tượng được đề cập trong công cụ. Như giá trị của cổ phiếu không nằm ở hình thái vật chất là tờ giấy chứng nhận cổ phiếu mà phụ thuộc vào quyền lợi hay thu nhập
- 16 hợp pháp trong tương lai từ cổ phiếu đó. Tương tự như vậy, giá trị công cụ phái sinh được “phát sinh” từ các quyền pháp lý trong tương lai liên quan đến tài sản cơ sở. Trong giai đoạn đầu phát triển của công cụ phái sinh, các tài sản cơ sở thường là hàng hóa hữu hình, như hàng nông sản, nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất... Giá trị của các công cụ phái sinh lúc này cũng dễ xác định vì nó có liên quan đến các quyền lợi pháp lý đối với các tài sản cơ sở dạng vật chất, ví dụ như quyền mua, bán, trao đổi các hàng hóa cơ sở. Tuy nhiên, ngày nay tài sản cơ sở của các công cụ phái sinh phát triển rất đa dạng, không những là các hàng hóa có thể mua bán và giao nhận bằng vật chất, mà còn là các hàng hóa vô hình, thậm chí cả những hàng hóa không bao giờ có thể mua bán được trên thị trường giao ngay như rủi ro tín dụng, chỉ số chứng khoán, chỉ số thời tiết, lượng khí các bon phát thải... Trong trường hợp này, giá trị của công cụ phái sinh sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi giá trị của các biến số cơ sở. Tại sao lại như vậy? Công cụ phái sinh hàm chứa trong nó quyền đối với những lợi ích mà những người sở hữu công cụ phái sinh nhận được trong tương lai. Một khi công cụ hàm chứa các lợi ích trong tương lai thì sẽ làm phát sinh các nhu cầu đối với lợi ích đó, như nhu cầu trao đổi, chuyển nhượng và mua bán công cụ phái sinh. Như vậy, thị trường công cụ phái sinh hình thành khi xuất hiện nhiều nhu cầu về trao đổi, chuyển nhượng, mua bán các công cụ phái sinh. Lúc này, các công cụ phái sinh sẽ được thể hiện dưới dạng các hợp đồng, trong đó quy định cam kết thực hiện nghĩa vụ của một hoặc các bên tham gia hợp đồng. Giá cả của tài sản cơ sở trong các hợp đồng phái sinh đều được xác định và thỏa thuận trước tại thời điểm ký kết hợp đồng; tuy nhiên việc thực hiện các cam kết thường được diễn ra sau một khoảng thời gian nhất định nên giá cả thị trường của các tài sản cơ sở hoặc giá trị các biến số cơ sở khi đó sẽ thay đổi. Sự thay đổi này sẽ làm thay đổi dòng tiền trong tương lai của các công cụ phái sinh, hay nói cách khác thu nhập trong tương lai của các công cụ phái sinh cũng sẽ thay đổi theo. Nói tóm lại, công cụ phái sinh là một công cụ tài chính mà thu nhập trong tương lai của nó phụ thuộc vào sự thay đổi của các biến số cơ sở, như giá của hàng hóa, tỷ giá, lãi suất, chỉ số chứng khoán hay các loại chỉ số khác.
- 17 1.1.3 Phân loại Ngày nay, công cụ phái sinh phát triển rất đa dạng và vẫn không ngừng xuất hiện những loại công cụ phái sinh mới. Chúng ta có nhiều cách để phân loại công cụ phái sinh, nhưng phổ biến hơn cả là hai cách phân loại dựa vào 2 tiêu chí sau: Thứ nhất, dựa theo sự quy chuẩn của các công cụ phái sinh, chúng ta có thể chia chúng thành 2 nhóm lớn là phái sinh tiêu chuẩn và phái sinh phi tiêu chuẩn. Nhóm công cụ phái sinh tiêu chuẩn bao gồm: các hợp đồng tương lai (futures contracts) và hợp đồng quyền chọn tiêu chuẩn (plain vanilla options) được giao dịch trên thị trường có tổ chức hay các sàn giao dịch; nhóm còn lại bao gồm hợp đồng kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng hoán đổi (swap contracts), quyền chọn ngoại lai (exotic options) và các công cụ phái sinh ngoại lai khác... được giao dịch trên thị trường phi tập trung (overthecounter). Thứ hai, dựa vào mối quan hệ giữa thu nhập của các công cụ phái sinh với giá trị của các biến cơ sở, chúng ta có hai loại chính: (1) công cụ phái sinh có thu nhập quan hệ tuyến tính với sự biến động của giá trị các biến cơ sở, bao gồm các cam kết kỳ hạn như công cụ kỳ hạn, công cụ tương lai, công cụ hoán đổi; (2) công cụ phái sinh có thu nhập quan hệ phi tuyến tính là công cụ quyền chọn. Đối với các công cụ nhóm 1, khi giá của tài sản cơ sở thay đổi thì lập tức khoản thu nhập của công cụ phái sinh cũng sẽ thay đổi tương ứng. Những hợp đồng dạng này nhìn chung tương đối dễ hiểu và dễ dàng trong việc định giá. Đối với nhóm 2, giá của tài sản cơ sở và khoản thu nhập của công cụ phái sinh có thể không biến động cùng tỷ lệ với nhau. Trên thực tế, các công cụ phái sinh ngoại lai (các công cụ lai tạo giữa các phái sinh cơ bản) thì gần như thay đổi thường xuyên, nhưng các công cụ cơ bản thì hầu như không thay đổi nhiều. Và cho dù các công cụ phái sinh được phân nhóm như thế nào thì tựu trung lại chúng cũng có những loại cơ bản sau đây: công cụ kỳ hạn (forwards), công cụ hoán đổi (swaps), công cụ tương lai (futures), công cụ quyền chọn (options).
- 18 1.1.3.1 Công cụ kỳ hạn Ra đời từ rất sớm, công cụ kỳ hạn là hình thức đơn giản nhất trong các công cụ phái sinh. Công cụ kỳ hạn là công cụ tài chính được áp dụng để mua bán một số lượng nhất định tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá đã được thỏa thuận trước. Nghĩa là, với công cụ kỳ hạn, hai bên mua bán có thể thỏa thuận trước các điều khoản liên quan hàng hóa cũng như các điều kiện giao nhận hàng hóa và thanh toán sẽ diễn ra trong tương lai. Công cụ kỳ hạn được thể hiện trên thị trường dưới hình thức là hợp đồng kỳ hạn. Khác với hợp đồng giao ngay, hợp đồng kỳ hạn có ngày thanh toán (hay còn gọi là ngày đáo hạn hoặc ngày giá trị hợp đồng) thông thường là sau hai ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Thời gian từ khi ký hợp đồng đến ngày thanh toán gọi là kỳ hạn của hợp đồng. Giá xác định áp dụng trong ngày thanh toán hợp đồng gọi là giá kỳ hạn. Công cụ kỳ hạn được sử dụng để mua bán một loại tài sản vào một thời điểm cụ thể trong tương lai, nhưng tại thời điểm hiện tại các bên sẽ xác định trước mức giá áp dụng cũng như cách thức thanh toán và kết thúc hợp đồng. Một số đặc điểm của công cụ kỳ hạn: Công cụ kỳ hạn là công cụ tài chính tự do thỏa thuận. Các bên tham gia được tự do thỏa thuận các điều khoản, như loại tài sản cơ sở, số lượng, chất lượng hay tiêu chuẩn hàng hóa, giá kỳ hạn, thời gian đáo hạn, cách thức giao hàng, cách thức thanh toán và kết thúc hợp đồng. Công cụ kỳ hạn không yêu cầu bất kỳ một khoản thanh toán nào từ hai phía ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng kỳ hạn. Việc giao hàng và thanh toán giá trị của hợp đồng sẽ được tiến hành khi hợp đồng đáo hạn. Do các điều khoản của hợp đồng không được chuẩn hóa, hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường phi tập trung hay thị trường OTC. Khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn, hai bên mua bán không phải tiến hành đặt cọc để bảo bảo khả năng thực hiện hợp đồng của mình nên rủi ro đối tác, rủi ro tín dụng trong hợp đồng hoán đổi là rất lớn.
- 19 Các chủ thể của thị trường chủ yếu sử dụng công cụ kỳ hạn với mục đích phòng vệ rủi ro về biến động giá cả của hàng hóa cơ sở hơn là mục đích đầu cơ và kinh doanh chênh lệch giá. Do các điều khoản của hợp đồng kỳ hạn không được chuẩn hóa nên tính thanh khoản của các hợp đồng này không cao, dẫn đến việc các nhà đầu cơ sẽ khó khăn trong việc giao dịch hợp đồng này trên thị trường thứ cấp. Có 2 cách thức phổ biến để kết thúc hợp đồng kỳ hạn khi đáo hạn: (1) kết thúc bằng việc một bên sẽ giao hàng thật sự và bên kia sẽ thanh toán giá trị hợp đồng theo giá kỳ hạn; (2) kết thúc hợp đồng bằng việc thanh toán bằng tiền mặt (bù trừ chênh lệch giữa giá giao ngay vào giá kỳ hạn). Đa số các hợp đồng kỳ hạn đều được kết thúc theo cách thứ nhất. Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng còn có thể chọn cách mua/bán lại hợp đồng trước khi đáo hạn; tuy vậy, do hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận riêng của hai bên mua bán trước đó nên rất khó để nó được mua bán lại. Đối với hợp đồng có thỏa thuận là giao hàng vật chất vào một ngày đã được xác định trước, một bên sẽ có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán và bên kia có nghĩa vụ giao hàng và nhận tiền cho một số lượng cụ thể tài sản cơ sở với mức giá mức giá đã xác định, bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu đi nữa. Trong trường hợp nếu giao hàng thật là khó khăn hoặc có sự thỏa thuận trước của hai bên mua bán, hợp đồng kỳ hạn có thể không thực hiện việc giao hàng thực tế vào thời điểm đáo hạn mà chỉ tiến hành thanh toán bù trừ giữa giá giao ngay với giá kỳ hạn của tài sản cơ sở. Ví dụ, nếu tài sản cơ sở là chỉ số của một thị trường chứng khoán (giả sử là HNX30), việc thực hiện thanh toán bù trừ bằng tiền mặt chắc chắn sẽ được hai bên lựa chọn vì dễ dàng thực hiện hơn nhiều so với giao hàng thật. Vào ngày đáo hạn, bên mua nhận một khoản thanh toán nếu giá giao ngay cao hơn giá kỳ hạn; bên bán sẽ nhận một khoản thanh toán nếu giá giao ngay thấp hơn giá kỳ hạn của tài sản cơ sở. Như đã trình bày ở trên, các hợp đồng kỳ hạn sẽ phải chờ đến ngày đáo hạn của hợp đồng để thanh toán và kết thúc. Nhưng một bên của hợp đồng có
- 20 thể kết thúc vị thế trong hợp đồng của mình trước hạn bằng việc sử dụng một công cụ kỳ hạn khác đối ứng có ngày đáo hạn trùng với thời gian trên hợp đồng gốc. Trong hợp đồng gốc, bên mua đang nắm giữ vị thế trường và nếu bên mua muốn kết thúc vị thế của mình trước khi hợp đồng gốc đáo hạn thì anh ta sẽ tham gia vào vị thế đoản trong một hợp đồng khác. Hợp đồng đối ứng này có thể được ký kết với một đối tác khác hoặc có thể với chính đối tác trong hợp đồng gốc. 1.1.3.2 Công cụ tương lai Công cụ tương lai có thể coi là một hình thức đặc biệt của công cụ kỳ hạn, là hình thức chuẩn hóa của công cụ kỳ hạn được giao dịch trên thị trường có tổ chức. Công cụ tương lai là thỏa thuận mua bán các tài sản cơ sở trong tương lai với mức giá được xác định trước và khi giao dịch trên thị trường thì sẽ được thể hiện dưới dạng hợp đồng tương lai. Những đặc điểm giống nhau giữa công cụ kỳ hạn và tương lai: Cả hai công cụ đều được dùng để phòng vệ rủi ro trong biến động giá, bằng cách cố định mức giá mà các bên kỳ vọng trong tương lai ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nếu hợp đồng tương lai được duy trì và kết thúc vào lúc đáo hạn thì bên bán sẽ có nghĩa vụ bán và bên mua có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở theo giá đã ký kết, bất chấp giá thị trường của tài sản đó là bao nhiêu. Hợp đồng tương lai có thể thỏa thuận giao hàng vật chất hoặc thanh toán bù trừ bằng tiền. Mỗi bên của hợp đồng không nhất thiết phải giữ vị thế của mình cho đến thời điểm đáo hạn, mà có thể kết thúc vị thế của mình trước khi đáo hạn bằng cách ký các hợp đồng đối ứng. Ngoài những điểm chung như vậy, hợp đồng tương lai còn có những điểm khác biệt so với hợp đồng kỳ hạn: Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa rất cao. Nội dung các điều khoản trong hợp đồng tương lai sẽ được Sở giao dịch công bố công khai trước, như loại
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ứng dụng lý thuyết thị trường hiệu quả trong phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam
0 p | 557 | 117
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
182 p | 283 | 92
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường tiền tệ ở Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
0 p | 269 | 76
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam
0 p | 191 | 60
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng đồ gỗ, trường hợp nghiên cứu: Vùng Đông Nam Bộ
161 p | 337 | 59
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường vốn Việt Nam
191 p | 185 | 54
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước trong việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam
0 p | 203 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2008-2020
0 p | 139 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp công nghiệp trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
0 p | 112 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Kế toán: Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
168 p | 28 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Thị trường quyền sử dụng đất ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
179 p | 102 | 7
-
Luận án Tiến sĩ: Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam
201 p | 44 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế thị trường tại nước Cộng hoà Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019
151 p | 24 | 6
-
Luận án Tiến sĩ: Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam
200 p | 53 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của thị trường vốn đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp phi tài chính đã niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh hạn chế tài chính
27 p | 11 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
38 p | 9 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam
23 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn