intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

45
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ "Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối thị trường liên ngân hàng; Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam; Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN HẬU CẦN LÊ MINH THU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN HẬU CẦN LÊ MINH THU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thị Thu Hà HÀ NỘI - 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án “Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Lê Minh Thu
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.................................................... viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu .............................................. 3 2.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3 2.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 4 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 5 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 5 4.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ................................................................ 6 4.2. Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu ..................................................................... 8 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án..................................................... 8 6. Kết cấu luận án ............................................................................................ 9 Chương 1 ........................................................................................................ 10 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................ 10 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài .............................. 10 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước .............................. 12 1.3. Nhận xét và khoảng trống nghiên cứu ................................................. 17 Kết luận Chương 1 ........................................................................................ 20
  5. iii Chương 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG . 21 2.1. Thị trường liên ngân hàng..................................................................... 21 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thị trường liên ngân hàng .................................... 21 2.1.2. Vai trò của thị trường liên ngân hàng................................................................ 26 2.1.3. Công cụ giao dịch trên thị trường liên ngân hàng ............................................ 27 2.1.4. Các tổ chức tham gia trên thị trường liên ngân hàng ....................................... 29 2.1.5. Các hoạt động cơ bản trên thị trường liên ngân hàng ...................................... 31 2.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng ......................... 36 2.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng................. 36 2.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng ........................ 37 2.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng ........ 39 2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng........................ 41 2.2.5. Các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng................................................................................................................................ 49 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng ....................................................................................................... 52 2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan ................................................................................. 52 2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan ..................................................................................... 54 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng tại một số nước và bài học rút ra cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ............ 55 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng tại Trung Quốc............................................................................................................................... 55 2.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng tại Thái Lan ........................................................................................................................................ 58 2.4.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng tại Singapore....................................................................................................................... 61
  6. iv 2.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................................ 63 Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 66 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI .............. 67 THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM .................................... 67 3.1. Khái quát về thị trường liên ngân hàng Việt Nam ............................. 67 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển thị trường liên ngân hàng Việt Nam ........ 67 3.1.2. Các loại thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam.............................................. 69 3.1.3. Các tổ chức tham gia hoạt động trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam .... 72 3.1.4. Các công cụ giao dịch trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam .................... 76 3.1.5. Kết quả hoạt động trên thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 ................................................................................................................... 77 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019............................................................................ 85 3.2.1. Thực trạng nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng ..... 85 3.2.2. Thực trạng kết quả quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng ....................................................................................................................... 101 3.3. Đánh giá về quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam ............................................................................................................... 110 3.3.1. Kết quả đạt được...............................................................................................110 3.3.2. Hạn chế .............................................................................................................119 3.3.3. Nguyên nhân những hạn chế ...........................................................................125 Kết luận Chương 3 ...................................................................................... 131 Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG VIỆT NAM .......................... 132 4.1. Dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam ..................... 132 4.2. Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam đến năm 2025 .................................................................... 134 4.3. Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với thị trường liên ngân
  7. v hàng Việt Nam. ............................................................................................ 138 4.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng..............................................................................................................................138 4.3.2. Tăng cường hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng .............................................................................................................139 4.3.3. Tăng cường, đổi mới mô hình tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng .......144 4.3.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho hoạt động trên thị trường liên ngân hàng ......................................................................................................................................146 4.3.4. Các giải pháp khác ...........................................................................................150 4.4. Kiến nghị ............................................................................................... 152 4.4.1. Đối với Quốc hội, Chính phủ ..........................................................................152 4.4.2. Đối với Bộ Tài chính và các cơ quan ngang bộ .............................................153 KẾT LUẬN .................................................................................................. 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................... 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 159 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 169
  8. vi CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BIDV Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Big4 Nhóm 4 ngân hàng lớn gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BoT Ngân hàng Trung Ương Thái Lan BTC Bộ Tài chính CBCNV Cán bộ công nhân viên CNTT Công nghệ thông tin CSTT Chính sách tiền tệ CT Chỉ thị CTTC Công ty tài chính EIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EUR Đồng tiền chung trong khu vực Liên minh Châu Âu GTCG Giấy tờ có giá HDB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh LSCB Lãi suất cơ bản MAS Ngân hàng Trung Ương Singapore MB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội NHNN Ngân hàng Nhà nước
  9. vii NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung Ương OMO Nghiệp vụ thị trường mở PBOC Ngân hàng nhân dân Trung Quốc - People’s Bank of China QĐ-NH Quyết định - Ngân hàng QLNN Quản lý Nhà nước SeAbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín TCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng TPbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong TT Thông tư TTCK Thị trường chứng khoán TTGSNH Thanh tra, giám sát ngân hàng TTLNH Thị trường liên ngân hàng TTTC Thị trường tài chính TTTT Thị trường tiền tệ VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam VNĐ Việt Nam đồng
  10. viii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 1. Danh mục bảng TT Số bảng Tên bảng Trang Năng lực tài chính của một số NHTM tại Việt 1 Bảng 3.1 80 Nam Tiền gửi và cho vay các TCTD khác của một số 2 Bảng 3.2 84 NHTM tại Việt Nam Các căn cứ pháp lý cho hoạt động quản lý, vận 3 Bảng 3.3 86 hành TTLNH Các căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra, 4 Bảng 3.4 89 giám sát TCTD 5 Bảng 3.5 Các căn cứ pháp lý cho hoạt động hỗ trợ TCTD 91 6 Bảng 3.6 Văn bản điều hành lãi suất trên TTLNH 92 Mức lãi suất trên TTLNH theo QĐ 1870/QĐ- 7 Bảng 3.7 95 NHNN 8 Bảng 3.8 Giá trị giao dịch trên TTLNH theo kỳ hạn 103 Lãi suất bình quân các kỳ hạn giao dịch trên 9 Bảng 3.9 105 TTLNH Kết quả khảo sát thực trạng môi trường pháp lý 10 Bảng 3.10 112 do NHNN xác lập và điều tiết đối với TTLNH Kết quả khảo sát hoạt động điều hành của 11 Bảng 3.11 114 NHNN đối với TTLNH Việt Nam Kết quả khảo sát hoạt động thanh tra, giám sát 12 Bảng 3.12 116 của NHNN đối với TTLNH Việt Nam Kết quả khảo sát hoạt động hỗ trợ của NHNN 13 Bảng 3.13 118 đối với TTLNH Việt Nam Kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng tới 14 Bảng 3.14 126 QLNN đối với TTLNH Việt Nam
  11. ix 2. Danh mục biểu đồ TT Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 3.1 Doanh thu của một số NHTM tại Việt Nam 81 Lợi nhuận trước thuế của một số NHTM tại 2 Biểu đồ 3.2 82 Việt Nam Số dư tiền gửi và cho vay các TCTD khác của 3 Biểu đồ 3.3 83 một số NHTM Việt Nam tại ngày 31/12/2019 4 Biểu đồ 3.4 Lãi suất kì hạn qua đêm giai đoạn 2015 - 2019 106 Diễn biến lãi suất trên TTLNH một số kỳ hạn 5 Biểu đồ 3.5 108 trước và sau ngày 10/7/2017 Diễn biến lãi suất trên TTLNH một số kỳ hạn 6 Biểu đồ 3.6 109 trước và sau ngày 12/9/2019 3. Danh mục sơ đồ TT Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 2.1 Quan hệ QLNN đối với TTLNH 37 2 Sơ đồ 3.1 Cấu trúc của TTLNH Việt Nam 71 3 Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức NHNN Việt Nam 74 Mô hình thanh tra, giám sát của NHNN với 4 Sơ đồ 3.3 99 TCTD
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thị trường liên ngân hàng (TTLNH) là nơi diễn ra hoạt động mua bán vốn giữa các tổ chức tín dụng như các ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tài chính phi ngân hàng và với ngân hàng trung ương (NHTW), nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, dự trữ bắt buộc và kinh doanh tiền tệ ngắn hạn. Trên thực tế, hoạt động của TTLNH có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia và thậm chí là trên phạm vi toàn cầu. Lãi suất và lượng giao dịch trên TTLNH là cơ sở để xác định lãi suất và khối lượng vốn tín dụng mà các NHTM cung ứng cho nền kinh tế, nên sẽ ảnh hưởng đến tổng khối lượng vốn đầu tư, tác động đến thu nhập, sự ổn định và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, TTLNH hoạt động hiệu quả là mục tiêu hàng đầu trong quản lý nhà nước đối với TTLNH. Đó là tăng cường luân chuyển vốn ngắn hạn giữa các thành viên tham gia thị trường nhằm đảm bảo chi phí thanh khoản thấp, giảm thiểu rủi ro của các thành viên tham gia và thị trường trở thành kênh truyền tải hiệu quả các tín hiệu điều hành chính sách tiền tệ của NHTW đến nền kinh tế. Tại Việt Nam, việc hình thành và phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng là điều kiện cơ bản cho phát triển TTLNH. Chỉ thị 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), là cơ sở cho phép các TCTD được thực hiện cho vay và đi vay lẫn nhau, là điều kiện cho TTLNH ra đời và phát triển. Cho đến cuối 2009, tổng số NHTM tại Việt Nam lên tới 42 ngân hàng. Sau gần 9 năm tái cấu trúc kể từ năm 2011, tính đến ngày 31/12/2019, số lượng các NHTM trong nước đã giảm xuống còn 35 ngân hàng. Bên cạnh đó, yếu tố nước ngoài hiện diện ngày càng sâu rộng trong hoạt động của hệ thống NHTM. Số lượng các ngân hàng 100% vốn nước ngoài từ 5 ngân hàng năm 2015 đã lên tới 9 ngân hàng năm 2019 và có tới 49 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam [66]. Với hơn một trăm các tổ
  13. 2 chức tín dụng đa dạng về quy mô vốn điều lệ, hình thức sở hữu và mô hình hoạt động, đã dẫn đến sự cạnh tranh rất quyết liệt, nhiều lúc đã đẩy các NHTM rơi vào tình trạng khan hiếm vốn khả dụng trầm trọng. Điều này khiến hoạt động buôn bán vốn giữa các tổ chức tín dụng trên TTLNH gia tăng mạnh cả về quy mô, doanh số giao dịch, lãi suất, đến hình thức thanh toán. Nhận thức vai trò quan trọng của TTLNH đối với sự phát triển của các tổ chức tín dụng cũng như đối với hiệu quả của chính sách tiền tệ, cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam (đại diện là NHNN Việt Nam) đã ban hành nhiều văn bản quy định về khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện tổ chức quản lý, tăng cường thanh tra, giám sát, đưa ra chế tài xử phạt các vi phạm về kinh doanh trên TTLNH. Thông tư 13/2013/TT-NHNN ngày 11/06/2013 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2010/TT-NHNN ngày 09/11/2010 nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch cho các TCTD trong thanh toán điện tử liên ngân hàng. Thông tư 37/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia….đã góp phần phát triển TTLNH Việt Nam. Quy mô giao dịch trên TTLNH với các kỳ hạn đều có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Khối lượng giao dịch năm 2019 tăng hơn 8,1 triệu tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng với mức tăng 158,76%. Tốc độ tăng trưởng trung bình là gần 30%/năm. Trong đó, kỳ hạn qua đêm tăng trưởng mạnh nhất, từ 1,9 triệu tỷ đồng năm 2015 đã tăng lên hơn 6,8 triệu tỷ đồng năm 2019 (gần 3,8 lần) [66]. Thị trường liên ngân hàng thực sự trở thành thị trường đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, đồng thời truyền tải chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Bên cạnh thành công, quản lý nhà nước đối với hoạt động của TTLNH Việt Nam vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn Cách mạng công nghiệp 4.0, với hệ sinh thái số đang tác động mạnh mẽ, toàn diện tới hoạt động của các NHTM, làm thay đổi trạng thái thanh khoản hàng ngày, hàng giờ:
  14. 3 hệ thống các văn bản pháp luật điều hành TTLNH còn chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tính linh hoạt chưa cao dẫn đến hạn chế khả năng phản ứng nhanh trước biến động trên TTLNH; các chính sách, công cụ thiếu sự ổn định cần thiết, phải sửa đổi bổ sung liên tục, hiệu lực thi hành luôn phải điều chỉnh; thành viên tham gia TTLNH còn hạn chế, thiếu vắng công ty môi giới tiền tệ; phạm vi hoạt động của TTLNH chủ yếu tập trung giữa những NHTM có uy tín và quan hệ thường xuyên với nhau trong nhóm liên minh; năng lực giám sát của NHNN chưa theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của TTLNH; hoạt động giám sát chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, còn thiếu các công cụ hữu hiệu phục vụ cho giám sát dựa trên rủi ro; việc xử lý thông tin trên thị trường còn chậm…Vấn đề này tạo nên thách thức cho NHNN Việt Nam trong quản lý thị trường tiền tệ nói chung và TTLNH nói riêng. Cùng với đó, yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, kịp thời, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đang đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện, đổi mới công tác quản lý của NHNN đối với TTLNH. Xuất phát từ tình hình thực tế và với mục tiêu khắc phục những hạn chế trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước (QLNN) đối với TTLNH Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình, đề tài… nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến TTLNH và QLNN đối với TTLNH để từ đó chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu;
  15. 4 - Hệ thống lý luận cơ bản về QLNN đối với TTLNH, bao gồm: (i) những vấn đề cơ bản về TTLNH; (ii) QLNN đối với TTLNH; (iii) Các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN đối với TTLNH; - Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN đối với TTLNH một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; - Phân tích thực trạng QLNN đối với TTLNH Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019, đánh giá thành công, hạn chế của QLNN đối với TTLNH Việt Nam, từ đó rút ra kết luận khoa học làm cơ sở đề xuất các giải pháp tăng cường QLNN đối với TTLNH Việt Nam; - Đề xuất các quan điểm, định hướng cơ bản và các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường QLNN đối với TTLNH trong thời gian tới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận án cần trả lời được các câu hỏi chính là: a. Quản lý nhà nước đối với TTLNH bao gồm những nội dung nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng tới QLNN đối với TTLNH? b. Quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam (trên các khía cạnh tạo lập môi trường pháp lý; điều hành; thanh tra, giám sát; hỗ trợ) đã đạt được những kết quả gì? c. Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong QLNN đối với TTLNH Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 là gì? d. Giải pháp tăng cường QLNN đối với TTLNH Việt Nam trong thời gian tới (đến năm 2025)? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam.
  16. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam có nội dung phức tạp, rộng lớn. Do vậy, nghiên cứu sinh chỉ tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với thị trường nội tệ liên ngân hàng (thanh toán, tiền gửi, tiền vay liên ngân hàng) trên các nội dung: - Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động TTLNH - Hoạt động điều hành TTLNH - Hoạt động thanh tra, giám sát TTLNH - Hoạt động hỗ trợ TTLNH Về thời gian: nghiên cứu quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019. Về không gian: Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam, trong đó: - Chủ thể quản lý là NHNN Việt Nam. - Khách thể quản lý là TTLNH - thị trường vay mượn, mua bán giấy tờ có giá giữa các thành viên trên TTLNH. Khung nghiên cứu được khái quát thành sơ đồ sau: Chủ thể quản lý NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Chính Tổ chức, Thanh Hỗ điều hành tra, giám trợ Công cụ quản lý sách sát THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG Khách thể quản lý (Hoạt động mua bán vốn khả dụng của các TCTD)
  17. 6 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, với phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu như sau: 4.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu - Khai thác, tổng hợp thông tin dữ liệu thứ cấp: từ các tài liệu, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng; quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán… + So sánh, đánh giá các bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về quản lý nhà nước đối với TTLNH về tạo lập môi trường pháp lý, điều hành, thanh tra, giám sát và hoạt động hỗ trợ của cơ quan quản lý đối với TTLNH. + Tổng hợp số liệu, sử dụng các bảng, biểu đồ, sơ đồ, đồ thị để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với TTLNH Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019. - Khai thác, tổng hợp thông tin dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu sinh đã tiến hành: + Phỏng vấn trực tiếp: Nghiên cứu sinh tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ nhằm làm rõ hơn các khía cạnh khác nhau của TTLNH và QLNN đối với TTLNH (Câu hỏi phỏng vấn xem phụ lục số 2) + Khảo sát qua bảng hỏi: Nghiên cứu sinh khảo sát những cán bộ đại diện của NHTM, cơ quan QLNN và các nhà nghiên cứu khoa học, dưới hình thức khảo sát bằng phiếu được thiết kế sẵn (xem phụ lục 1) để thu nhận các ý kiến và quan điểm về QLNN đối với TTLNH thời gian qua tại Việt Nam. Phương pháp khảo sát: Việc khảo sát được thực hiện bằng hình thức phát phiếu giấy trực tiếp hoặc khảo sát trực tuyến, sử dụng thang đo likert gồm 5 mức độ:
  18. 7 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không Không đáng Chấp nhận Đồng ý/Tốt Hoàn toàn đồng đồng ý/Không kể được/Trung ý/Rất tốt có/Không tốt bình Quá trình khảo sát được thực hiện như sau: - Hoàn thiện phiếu khảo sát: trên cơ sở mục đích và câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu sinh phác thảo các câu hỏi đưa ra trong bảng hỏi. Sau khi phiếu khảo sát được phác thảo và hoàn thiện, nghiên cứu sinh tiến hành phỏng vấn thử (phiếu khảo sát được gửi tới 10 chuyên viên phòng TTLNH của các NHTM, 2 cán bộ của NHNN chuyên trách về TTLNH) và tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu (2 chuyên gia). Những sai sót được chỉ ra, nghiên cứu sinh thực hiện điều chỉnh lại bảng hỏi và bắt đầu tiến hành khảo sát thực tế. - Xác định mẫu nghiên cứu: dựa trên cơ sở tên đề tài luận án và chuyên ngành nghiên cứu, nghiên cứu sinh xác định đối tượng gửi phiếu khảo sát gồm: quản lý, cán bộ của NHNN chuyên trách về thị trường liên ngân hàng; quản lý, chuyên viên phòng TTLNH của NHTM, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Tổng số phiếu phát ra là 120 phiếu, số phiếu thu về là 105 phiếu, số phiếu không hợp lệ: 0 phiếu. Trong đó thu trực tiếp 27 phiếu và 78 phiếu được tổng hợp từ phần mềm điều tra qua mạng internet. Số phiếu điều tra thu về từ các đơn vị, cá nhân cụ thể: NHNN: 8 phiếu, NHTM: 61 phiếu, các chuyên gia: 36 phiếu. - Tiến hành khảo sát: Phiếu khảo sát được gửi đến tổng thể nghiên cứu bằng hai hình thức, đó là: Phiếu khảo sát gửi bằng giấy (gửi trực tiếp, thư tín); thiết kế phần mềm khảo sát, người được khảo sát mở website theo địa chỉ trang website đã gửi để điền thông tin khảo sát.
  19. 8 - Tổng hợp phiếu khảo sát và nhập dữ liệu vào máy tính: Sau khi thu hồi được các phiếu khảo sát gửi bằng giấy, nghiên cứu sinh tiến hành rà soát nhằm loại bỏ những phiếu không hợp lệ, các phiếu khảo sát gửi bằng phần mềm sẽ được in ra (phần mềm đã kiểm tra phiếu không hợp lệ trước khi người được khảo sát gửi đi). 4.2. Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu - Phương pháp xử lý thông tin, dữ liệu thứ cấp: Trên cơ sở các thông tin thu thập được, nghiên cứu sinh tiến hành thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh kết hợp với phỏng vấn chuyên gia nhằm đưa ra những đánh giá chung về thực trạng, nêu lên được kết quả đạt được và hạn chế về QLNN đối với TTLNH tại Việt Nam. - Phương pháp xử lý thông tin sơ cấp: Nghiên cứu sinh sử dụng Excel tính toán, tổng hợp kết quả khảo sát để đánh giá về thực trạng QLNN đối với TTLNH Việt Nam. Kết quả khảo sát được thống kê và xử lý ở 5 mức độ (từ mức 1 đến mức 5) và được cụ thể hóa đối với từng câu hỏi từ “hoàn toàn không đồng ý (không tốt)” đến “hoàn toàn đồng ý (rất tốt)”; từ “không tác động” đến “tác động mạnh”. Với mỗi câu hỏi, điểm trung bình đạt từ 3,5 trở lên được đánh giá là tốt (hoặc có tác động). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, xây dựng khung nghiên cứu về QLNN đối với TTLNH trên các nội dung: tạo lập môi trường pháp lý, hoạt động tổ chức, điều hành, thanh tra, giám sát và hoạt động hỗ trợ. Thứ hai, phân tích, đánh giá 2 nhóm hoạt động quản lý của NHNN đối với TTLNH (i) hoạt động thanh tra, giám sát và (ii) hoạt động hỗ trợ. Thứ ba, thực hiện khảo sát điều tra để nghiên cứu đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam
  20. 9 Thứ tư, thực hiện khảo sát (qua bảng hỏi) để nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN đối với TTLNH Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam lần lượt theo mức độ ảnh hưởng từ nhiều đến ít là: (i) trình độ, năng lực quản lý của NHNN, (ii) bộ máy QLNN đối với TTLNH, (iii) sự phát triển của khoa học công nghệ, (iv) chất lượng nguồn nhân lực của các TCTD. Thứ năm, đề xuất được một số nhóm giải pháp cụ thể đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam: (i) xây dựng các chỉ số đánh giá về tính ổn định, an toàn của thị trường liên ngân hàng, hoàn thiện quy định về báo cáo thống kê, tăng cường minh bạch thông tin, (ii) xây dựng và chuẩn hóa hệ thống công cụ kiểm soát lãi suất thị trường, đa dạng hóa các công cụ giao dịch, loại hình nghiệp vụ, đa dạng hóa thành viên tham gia thị trường nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam tầm nhìn đến năm 2025. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án được kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối thị trường liên ngân hàng Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường liên ngân hàng Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2