intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

16
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục "Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay" trình bày các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay; cơ sở thực tiễn quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sỹ quan Lục quân hiện nay; biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ------ PHẠM QUỐC TUẤN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ------ PHẠM QUỐC TUẤN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 9.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Trần Hữu Hoan 2. PGS.TS Nguyễn Văn Phán HÀ NỘI - 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Việc tham khảo các nguồn tài liệu trong luận án được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định. Tác giả luận án Phạm Quốc Tuấn
  4. ii ANH MỤC CH VIẾT T T Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Chương trình đào tạo CTĐT 2. Chuẩn đầu ra CĐR 3. Điểm trung bình ĐTB 4. Giáo dục và đào tạo GD&ÐT 5. Giáo dục đại học GDĐH 6. Giảng viên GV 7. Đào tạo ĐT 8. Đại học ĐH 9. Kiểm tra - đánh giá KT - ĐG 10. Khoa học giáo dục KHGD 11. Năng lực NL 12. Năng lực thực hiện NLTH 13. Nghiệp vụ Sư phạm NVSP 14. Chỉ huy Tham mưu lục quân CHTMLQ 15. Quản lý giáo dục QLGD 16. Quản lý đào tạo QLĐT 17. Thiết bị dạy học TBDH 18. Sỹ quan lục quân SQLQ 19. Sỹ quan quân đội SQQĐ
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i DANH MỤC CH VI T T T ....................................................................................... ii MỤC LỤC....................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................................... x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .................................................................................................................... 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 10 1.1.1. Công trình nghiên cứu về đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học theo tiếp cận năng lực ............................................................................................................. 10 1.1.2. Công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực trong cơ sở giáo dục đại học ........................................................................................... 13 1.1.3. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án ..................................................................................................... 19 1.2. Khái niệm công cụ của đề tài ............................................................................... 20 1.2.1. Quản lý ........................................................................................................ 20 1.2.2. Quản lý đào tạo ............................................................................................ 21 1.2.3. Đào tạo, quản lý đào tạo trình độ đại học ..................................................... 22 1.2.4. Năng lực ...................................................................................................... 23 1.2.5. Đào tạo theo tiếp cận năng lực ..................................................................... 23 1.2.6. Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực.................................................................................................... 25 1.3. Bối cảnh hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ở Trường Sĩ quan Lục quân .............................................................................................................. 26 1.3.1. Bối cảnh quân sự - quốc phòng hiện nay ...................................................... 26 1.3.2. Những yêu cầu trong đào tạo theo tiếp cận năng lực ở các trường Sĩ quan Lục quân ....................................................................................................... 30 1.4. Đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở Trường Sĩ quan Lục quân ................................................................. 32 1.4.1. Ngành Chỉ huy tham mưu lục quân trong Trường Sĩ quan Lục quân ...................... 32 1.4.2. Đặc điểm đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân ở Trường Sĩ quan Lục quân .......................................................................................... 33
  6. iv 1.4.3. Chương trình đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân trong trường Sĩ quan Lục quân ......................................................................................................... 36 1.4.4. Cấu trúc khung năng lực đào tạo sĩ quan ngành Chỉ huy tham mưu lục quân ......... 42 1.5. Mô hình lý thuyết quản lý đào tạo và hoạt động đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở Trường Sĩ quan Lục quân ....................................................................................................................... 48 1.5.1. Mô hình lý thuyết quản lý áp dụng vào quản lý đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân ................................................................................................ 48 1.5.2. Hoạt động đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu mục quân tại trường Sĩ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực ................................................ 52 1.6. Nội dung quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân trong trường Sĩ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực .................................. 55 1.6.1. Phân cấp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân trong trường Sĩ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực ......................................... 55 1.6.2. Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân trong trường Sĩ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực ........................................................... 58 1.7. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở Trường Sĩ quan Lục quân ................... 66 1.7.1. Bối cảnh quân sự trong tình hình mới .......................................................... 66 1.7.2. Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý chương trình đào tạo........................ 66 1.7.3. Nhận thức, năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, học viên trong quản lý thực hiện chương trình đào tạo theo tiếp cận năng lực ...................... 67 1.7.4. Năng lực của cán bộ quản lý và nhận thức của giảng viên các trường Sĩ quan Quân đội về đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ ................................................ 67 1.7.5. Nội dung chương trình đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân .............. 68 1.7.6. Sự phối hợp giữa nhà trường với đơn vị trong tổ chức đào tạo sĩ quan Chỉ huy tham mưu lục quân ................................................................................... 68 1.7.7. Cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện phục vụ cho đào tạo ....................... 69 Kết luận chương 1 ........................................................................................................ 70 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN ...................................... 71 2.1. Khái quát về Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam............................................ 71 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các trường Sĩ quan Lục quân .................. 71 2.1.2. Sứ mạng, tầm nhìn, nhiệm vụ của trường Sĩ quan Lục quân ......................... 73 2.1.3. Quy mô đào tạo ............................................................................................ 76 2.1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên ......................................... 77 2.1.5. Kết quả giáo dục và đào tạo ......................................................................... 79
  7. v 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ................................................................................ 79 2.2.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 79 2.2.2. Phạm vi và đối tượng khảo sát ..................................................................... 79 2.2.3. Nội dung khảo sát ........................................................................................ 80 2.2.4. Quy trình tổ chức khảo sát ........................................................................... 80 2.2.5. Phương pháp điều tra khảo sát ..................................................................... 80 2.2.6. Thang đánh giá và cách thức xử lý số liệu .................................................... 81 2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các trường Sĩ quan Lục quân .................................................. 82 2.3.1. Thực trạng công tác tuyển sinh đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân ................................ 82 2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ................................................ 85 2.3.3. Thực trạng sử dụng phương pháp đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các trường Sĩ quan Lục quân ................................. 92 2.3.4. Thực trạng học tập, rèn luyện của học viên ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ................................................................................... 96 2.3.5. Thực trạng cơ sở vật chất đảm bảo đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ................................................................................... 98 2.3.6. Thực trạng thực hiện kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu Lục quân theo tiếp cận năng lực .......................................................... 101 2.3.7. Tổng hợp kết quả thực trạng các nội dung đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các trường Sĩ quan Lục quân ................................. 105 2.4. Thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân ....................... 106 2.4.1. Thực trạng quản lý tuyển sinh ngành Chỉ huy tham lưu lục quân theo tiếp cận năng lực.................................................................................................. 106 2.4.2. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân .............................................................................................. 108 2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ............................................................................... 110 2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tham gia đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân .............................................................................................................. 114 2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học viên ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân ..... 117 2.4.6. Thực trạng quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập ngành Chỉ huy Tham mưu theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân ..................................... 121 2.4.7. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị thực tập............. 125
  8. vi 2.4.8. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân ..................................................................................................... 126 2.4.9. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra trong đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân ................................... 129 2.4.10. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng các nội dung quản lý đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các trường Sĩ quan Lục quân.............................................................................................................. 132 2.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực tại các Trường Sĩ quan Lục quân ......................................................................................... 133 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân ..................................................................................................................... 135 2.6.1. Ưu điểm và hạn chế ................................................................................... 135 2.6.2. Nguyên nhân của thực trạng ....................................................................... 137 Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 140 Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC NGÀNH CHỈ HUY THAM MƯU LỤC QUÂN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ............. 141 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................................ 141 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ............................................................. 141 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ........................................... 141 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ............................................................. 142 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ............................................................. 142 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................ 142 3.2. Biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay........................................................................................................................ 143 3.2.1. Biện pháp 1. Chỉ đạo xây dựng, cụ thể hóa khung năng lực đào tạo sĩ quan ngành Chỉ huy tham mưu lục quân trình độ đại học ở các Trường Sĩ quan Lục quân..... 143 3.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức phát triển chương trình, nội dung đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực .............................................. 151 3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy cơ chế phối hợp đào tạo giữa các đơn vị chức năng trong quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các trường Sĩ quan Lục quân.............................................................................................................. 155
  9. vii 3.2.4. Biện pháp 4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tác nghiệp cho cán bộ quản lý, giảng viên thực hiện quản lý đào tạo và giảng dạy ngành Chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ................................... 158 3.2.5. Biện pháp 5. Tổ chức các hoạt động học tập, rèn luyện cho học viên ở các trường Sĩ quan Lục quân theo hướng phát triển năng lực của học viên, phù hợp với điều kiện của nhà trường. ........................................................................ 162 3.2.6. Biện pháp 6. Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện đào tạo ngành Chỉ huy tham mưu lục quân đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học viên và yêu cầu của chiến tranh hiện đại .............................................................. 167 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................ 170 3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết, tính khả thi các biện pháp ........................... 171 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ............................................................................... 171 3.4.2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm ..................................................... 171 3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm.............................................................................. 172 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................. 172 3.5. Thử nghiệm biện pháp ........................................................................................ 176 3.5.1. Mục đích thử nghiệm ................................................................................. 176 3.5.2. Giả thuyết thử nghiệm ............................................................................... 176 3.5.3. Nội dung thử nghiệm ................................................................................. 177 3.5.4. Tiêu chí và thang đánh giá thử nghiệm ....................................................... 177 3.5.5. Phạm vi, đối tượng và khách thể tham gia thử nghiệm ............................... 178 3.5.6. Phương pháp, cách thức tổ chức thử nghiệm .............................................. 178 3.5.7. Tiến hành thử nghiệm tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 ................................ 179 3.5.8. Phân tích kết quả thử nghiệm ..................................................................... 181 Kết luận chương 3 ...................................................................................................... 186 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 187 1. Kết luận .................................................................................................................... 187 2. Khuyến nghị ............................................................................................................. 189 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ........................................................ 191 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 192 PHỤ LỤC
  10. viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Danh mục ngành đào tạo tại Trường SQLQ .......................................76 Bảng 2.2. Số lượng tuyển sinh đào tạo ngành CHTMLQ ...................................77 Bảng 2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV và nhân viên ..........................................78 Bảng 2.4. Kết quả tốt nghiệp ngành CHTMLQ của Trường SQLQ 1 ................79 Bảng 2.5. Số lượng khách thể khảo sát................................................................80 Bảng 2.6. Thang đánh giá mức độ thực hiện .......................................................81 Bảng 2.7. Thực trạng công tác tuyển sinh đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực..................................................................................83 Bảng 2.8. Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ..........................................................................86 Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ........................................................88 Bảng 2.10. Thực trạng phân bổ chương trình đào tạo ngành CHTMLQ trong các trường SQLQ ................................................................................90 Bảng 2.11. Thực trạng đáp ứng nội dung đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực.........................................................................................91 Bảng 2.12. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học ngành CHTMLQ .............93 Bảng 2.13. Thực trạng thực hiện phương pháp dạy học Phù hợp với từng nội dung dạy học .......................................................................................94 Bảng 2.14. Thực trạng HT, rèn luyện của học viên ngành CHTMLQ ..................97 Bảng 2.15. Thực trạng các điều kiện bảo đảm đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực..................................................................................99 Bảng 2.16. Thực trạng thực hiện hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo ngành CHTMLQ .........................................................................101 Bảng 2.17. Thực trạng thực hiện KT - ĐG kết quả đào tạo ngành CHTMLQ ....103 Bảng 2.18. Kết quả thực trạng các nội dung hoạt động đào tạo ngành CHTMLQ ở các trường SQLQ .........................................................105 Bảng 2.19. Thực trạng quản lý tuyển sinh đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ......................................................106 Bảng 2.20. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ ..........................................................................................108 Bảng 2.21. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ......................................................110
  11. ix Bảng 2.22. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ......................................................113 Bảng 2.23. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV tham gia ĐT ngành CHTMLQ ...............................................................................115 Bảng 2.24. Thực trạng quản lý HT, rèn luyện của học viên ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ........................................................................118 Bảng 2.25. Thực trạng quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả HT ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ......................................................122 Bảng 2.26. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị thực tập ..............................................................................................125 Bảng 2.27. Thực trạng quản lý CSVC và trang thiết bị trong đào tạo ngành CHTML .............................................................................................127 Bảng 2.28. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra trong đào tạo ngành CHTMLQ ..........................................................................................130 Bảng 2.29. Kết quả thực trạng quản lý hoạt động đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại các trường SQLQ .....................................132 Bảng 2.30. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QLĐT ngành CHTMLQ ..........................................................................................133 Bảng 3.1. Cụ thể hóa Khung năng lực đào tạo sĩ quan ngành CHTMLQ trình độ đại học ..................................................................................145 Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ........172 Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất ...........173 Bảng 3.4. Sự tương quan về tính cấp thiết và tính khả thi các biện pháp .........174 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá thực trạng CTĐT ngành CHTMLQ ở trường SQLQ trước thử nghiệm ....................................................................181 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá ban đầu của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với những công việc thực hiện điều chỉnh CTĐT ngành CHTMLQ ở 2 trường SQLQ .............................................................182 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ phát triển NL nghề nghiệp của học viên tại Trường SQLQ 1 ......................................................184
  12. x DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Mô hình QLĐT theo quá trình ..........................................................49 Hình 1.2. Quản lý đào tạo theo mô hình CIPO.................................................50 Hình 1.3. Mô hình quản lý theo kết quả ...........................................................51 Hình 1.4. Cấu trúc nội dung chương trình đào tạo ngành CHTMLQ ..............60 Biểu đồ 2.1. Thực trạng quản lý tuyển sinh đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực tại các trường SQLQ ..........................................107 Biểu đồ 2.2. Thực trạng quản lý mục tiêu đào tạo ngành CHTMLQ tại các trường SQLQ ..................................................................................109 Biểu đồ 2.3. Thực trạng quản lý nội dung chương trình đào tạo ngành CHTMLQ tại các trường SQLQ .....................................................111 Biểu đồ 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động của giảng viên ngành CHTMLQ ....116 Biểu đồ 2.5. Thực trạng quản lý học tập, rèn luyện của học viên ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ...................................................119 Biểu đồ 2.6. Thực trạng quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả học tập ngành CHTMLQ .......................................................................................123 Biểu đồ 2.7. Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường với các đơn vị thực tập ...........................................................................................125 Biểu đồ 2.8. Thực trạng quản lý CSVC, trang thiết bị trong đào tạo ngành CHTMLQ .......................................................................................128 Biểu đồ 2.9. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra trong đào tạo ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ...................................................130 Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .............................................................................................175 Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát về mức độ phù hợp của biện pháp thử nghiệm với yêu cầu phát triển năng lực cho học viên .................................182 Biểu đồ 3.3. Kết quả khảo sát về mức độ phát triển năng lực cho học viên .......185
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định quan điểm mục tiêu: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, tăng cường quốc phòng và an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh phát triển kinh tế xã hội, cần phải xây dựng nền quốc phòng tinh nhuệ, hiện đại. Nhiệm vụ đặt ra cho các trường đại học quân đội phải đào tạo được đội ngũ sỹ quan có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ tác chiến quân sự, có năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và huấn luyện đơn vị. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, các cơ sở giáo dục đại học trong quân đội cần thay đổi phương thức đào tạo và quản lý đào tạo của nhà trường. Quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực là phương thức quản lý có nhiều điểm ưu việt, tập trung vào sản phẩm đầu ra, nhu cầu của người học. Như vậy, tổ chức đào tạo theo tiếp cận năng lực sẽ giúp cơ sở giáo dục đào tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của bối cảnh và đáp ứng được nhu cầu của xã hội, giúp người học có được các năng lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ, nghề nghiệp tương lai. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI chỉ rõ: “ huy n m nh quá t nh giáo c từ chủ yếu t ang ị iến thức ang hát t i n toàn iện n ng lực và h m chất ngư i h c tậ t ung y cách h c cách ngh huyến h ch tự h c t o c đ ngư i h c tự cậ nhật t i thức ỹ n ng và hát t i n n ng lực” [22]; quan điểm chỉ đạo trên của Đảng có giá trị đối với đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học trong và ngoài quân đội, trong đó có đào tạo ngành CHTMLQ. Quán triệt chủ trương của Đảng, trong đổi mới đào tạo sĩ quan ngành CHTMLQ trình độ đại học cần hướng đến phát triển năng lực của người học, thể hiện trong toàn bộ quá trình quản lý và hoạt động đào tạo, từ công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo đến đánh giá kết quả; đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp và đó chính là tiếp cận năng lực trong đào tạo ngành CHTMLQ trình độ đại học. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học theo tiếp cận năng lực đã
  14. 2 được các nhà khoa học khái quát về lý luận, xác định rõ yếu tố cơ bản của nó, những năng lực cần đạt và đánh giá mỗi năng lực được xác định cụ thể. Tiếp cận năng lực không chỉ đơn thuần là phát triển năng lực, mà trước hết là dựa vào năng lực người học để có tác động quản lý nhằm tạo ra sự phát triển năng lực của chính họ... Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực đặc thù ngành CHTMLQ trình độ đại học không nằm ngoài kết quả nghiên cứu lý luận chung đó và kết quả nghiên cứu lý luận tiếp cận năng lực trong đào tạo trình độ đại học, là cơ sở cho nghiên cứu làm rõ lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo ngành CHTMLQ trình độ đại học theo tiếp cận năng lực. Những năm qua, các Trường Sĩ quan Lục quân đã tập trung bổ sung, cập nhật, hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo và các điều kiện đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành CHTMLQ trình độ đại học, một ngành có nhiều nét đặc thù riêng về chuyên môn, năng lực quân sự và phẩm chất của ngành đào tạo, nhằm quán triệt chủ trương của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo tại các trường Sỹ quan Lục quân và yêu cầu của chiến tranh hiện đại trong bối cảnh hiện nay. Trong quá trình đổi mới, các Trường luôn kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm thế giới; tổ chức đào tạo bảo đảm tính hệ thống, phù hợp với đối tượng học viên, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới. Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan và chủ quan nên công tác quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sỹ quan Lục quân còn những hạn chế nhất định trong các khâu: quản lý tuyển sinh, phát triển chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, do vậy chất lượng đào tạo chưa thật đáp ứng yêu cầu cao của nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới; chưa chú trọng đúng mức tính đặc thù của ngành CHTMLQ và yêu cầu đào tạo tài năng quân sự; chưa quan tâm thích đáng đến phối hợp đào tạo và cử giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài; đội ngũ giảng viên đầu đàn có trình độ chuyên môn cao ngày càng thiếu hụt; điều kiện và phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy và học còn chưa đáp ứng yêu cầu của hiện đại hóa. Để cai thiện chất lượng đào tạo trong các trường đại hiocj quân
  15. 3 đội nói chung, chất lượng đào tạo sĩ quan ngành CHTMLQ nói riêng, bên cạnh việc tăng cường các nguồn lực của nhà trường, lãnh đạo các Trường Sỹ quan Lục quân Việt Nam cần đổi mới phương thức đào tạo, đó là đào tạo theo tiếp cận năng lực. Là cán bộ quản lý đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học quân đội, với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Chỉ huy Tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các trường Sĩ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ ngành Quản lý giáo dục với mong muốn tìm ra các biện pháp quản lý đào tạo có tính khoa học, thực tiễn và khả thi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo sĩ quan CHTMLQ ở các trường Sỹ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học theo tiếp cận năng lực trong các cơ sở giáo dục đại học; phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực trong các Trường Sỹ quan Lục quân, luận án đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực trong các Trường Sỹ quan Lục quân, nhằm góp phần đào tạo lực lượng sĩ quan đáp ứng với yêu cầu bối cảnh hiện nay để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 1 Khách th nghiên cứu: Hoạt động đào tạo trình độ đại học trong cơ sở giáo dục đại học quân đội. 3 2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các Trường SQLQ. 4. Câu hỏi nghiên cứu 4.1. Bối cảnh quận sự hiện nay cũng như bối cảnh đổi mới giáo dục đặt ra những yêu cầu mới nào về năng lực của sĩ quan quân đội, yêu cầu đối với QLĐT đội ngũ sĩ quan quân đội? Dựa trên cơ sở lý luận nào để khung năng
  16. 4 lực đào tạo sĩ quan ngành CHTMLQ làm cơ sở cho hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo ngành này? 4.2. Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực, cần thay đổi quản lý các khâu trong hoạt động đào tạo thế nào, để đào tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của quân đội trong bối cảnh hiện nay ?. 4.3. Việc nhận diện được những điểm mạnh, hạn chế của đào tạo và quản lý ĐT ngành CHTMLQ trong các Trường SQLQ Việt Nam để làm cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý ĐT trình độ đại học ngành CHTMLQ trong các trường sĩ quan trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cần thiết? 5. Giả thuyết khoa học Quản lý đào tạo ngành CHTMLQ trình độ đại học theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sỹ quan Lục quân những năm qua, bên cạnh những ưu điểm đạt được từ chỉ đạo công tác tuyển sinh đến quản lý kết quả đầu ra theo yêu cầu về năng lực của sỹ quan lục quân cấp phân đội thì trong quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực còn không ít hạn chế, bất cập từ quản lý tuyển sinh, thực hiện chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo, đến đảm bảo điều kiện và quản lý đánh giá kết quả đầu ra… dẫn đến năng lực của học viên sau tốt nghiệp chưa như mong muốn. Do vậy, để khắc phục hạn chế, bất cập đó, việc nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan CHTMLQ ở các Trường Sỹ quan Lục quân đáp ứng yêu cầu về năng lực chỉ huy đơn vị cấp phân đội trong chiến tranh hiện đại và hội nhập giáo dục quân sự tiên tiến trên thế giới. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay. 6.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sỹ quan Lục quân hiện nay.
  17. 5 6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sỹ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay. 6.4. Tổ chức khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi và thử nghiệm một biện pháp đề xuất trong luận án. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 7.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đề xuất biện pháp quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các Trường Sỹ quan Lục quân trong bối cảnh hiện nay. 7.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Luận án nghiên cứu thực trạng QLĐT trình độ đại học tại 2 Trường Sỹ quan Lục quân (Trường Sỹ quan Lục quân 1 và Trường Sỹ quan Lục quân 2). 7.3. Giới hạn khách thể khảo sát: Luận án tập trung khảo sát các khách thể sau: Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng các Trường Sỹ quan Lục quân) cán bộ quản lý (Trưởng, Phòng, Khoa, Ban, Bộ môn…) giảng viên và học viên của hai Trường Sỹ quan Lục quân 1 và Trường Sỹ quan Lục quân 2, lãnh đạo và cán bộ một số đơn vị quân đội sử dụng học viên Trường Sỹ quạn Lục quân. 7.4. Phạm vi về thời gian Các số liệu được sử dụng từ năm 2020 - 2023, qua các khóa đào tạo ở 2 Trường Sỹ quan Lục quân. 8. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 8.1. Cách tiếp cận nghiên cứu 8.1.1. Tiế cận n ng lực: Tiếp cận dựa vào năng lực định hướng cho luận án, xác định Năng lực người học cần đạt phù hợp với yêu cầu đào tạo và có căn cứ để đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận năng lực dựa trên quá trình đào tạo và quy trình quản lý đào tạo. 8.1.2. Tiế cận quá t nh (nội ung) ho t động Tiếp cận quá trình trong tiếng Anh được gọi là Process approach. Phương pháp tiếp cận quá trình là cách tiếp cận để xác định và quản lý các
  18. 6 quá trình một cách có tổ chức và đặc biệt là quản lý tương tác giữa các quá trình trong quản lý đào tạo của một tổ chức giáo dục. Để tổ chức hoạt động một cách hiệu quả, việc xác định và quản lý tất cả các quá trình có liên quan và tương tác với nhau là cực kỳ quan trọng. Phương pháp tiếp cận quá trình giúp định rõ và quản lý các quá trình được triển khai trong tổ chức một cách có hệ thống, đồng thời tập trung vào quản lý sự tương tác giữa các quá trình để đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lý đào tạo của nhà trường. 8 1 3 Tiế cận chức n ng quản lý: Quản lý là một hoạt động thực hiện các chức năng như: kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Các chức năng này trong mỗi hoạt động phải được thực hiện nghiêm túc thì quá trình đào tạo vận hành mới có kết quả. 8.1.4 Tiế cận ết quả đầu a: Tiếp cận nghiên cứu dựa trên kết quả đầu ra là phương pháp tập trung vào việc xác định và mô tả rõ ràng những kết quả dự kiến mà người học mong muốn đạt được sau mỗi giai đoạn học tập trong một môn học cụ thể hoặc sau khi hoàn thành CTĐT ngành CHTMLQ. Để áp dụng phương pháp này, việc xây dựng chuẩn đầu ra của CTĐT/khung năng lực đào tạo sĩ quan ngành CHTMLQ là cần thiết. Các chuẩn đầu ra này sẽ tạo nền tảng cho việc quản lý và tổ chức quá trình đào tạo ở trình độ đại học trong các Trường Sỹ quạn Lục quân, đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới giáo dục và tình tình quân sự mới hiện nay. 8.2. Phương pháp nghiên cứu 8 2 1 Nhóm các hư ng há nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp, và hệ thống hóa các kiến thức chính từ các nghiên cứu, tác phẩm nổi bật trong và ngoài nước, cũng như các văn kiện của Đảng, Nhà nước, và Quân đội có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu là một quá trình quan trọng. 8 2 2 Nhóm hư ng há nghiên cứu thực tiễn - Phư ng há quan át: Quan sát các hoạt động thực hiện quá trình đào tạo của các Trường Sỹ quan Lục quân có đáp ứng được chuẩn đầu ra đã được xây dựng và phổ biến.
  19. 7 - Phư ng há điều tra bằng phiếu hỏi: Được sử dụng để thu thập ý kiến của về các vấn đề liên quan đến quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực, liên quan đến luận án, đặc biệt là cán bộ quản lý nhà trường, các phòng ban và giảng viên trong các Trường Sỹ quan Lục quân nhằm khảo sát thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo trong các Trường Sỹ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực trong giai đoạn hiện nay. - Phư ng há hỏng vấn: Trực tiếp trò chuyện, điều tra sâu đối với một số đối tượng để có thông tin nhằm đánh giá kết quả hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo trong các trường sĩ quan theo tiếp cận năng lực. - Phư ng há nghiên cứu sản ph m đào t o: Thông qua nghiên cứu về quản lý đào tạo, hiệu suất giảng dạy của giảng viên, kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, cùng với việc phân tích hồ sơ và văn bản đào tạo trong ngành CHTMLQ ở trình độ đại học, ta có thể hiểu rõ hơn về bản chất và đặc điểm của quá trình đào tạo từ góc độ tiếp cận năng lực. Dựa trên những thông tin này, chúng ta có thể đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp để cải thiện chất lượng đào tạo. - Phư ng há tổng ết inh nghiệm: Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm quản lý đào tạo ngành CHTMLQ trình độ đại học ở các Trường Sỹ quan Lục quân. - Phư ng há hảo nghiệm thử nghiệm: Nhằm kiểm chứng nhận thức và thực tế sinh động về tính cấp thiết, khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất. 8 2 3 Nhóm các hư ng há hỗ t ợ - Phư ng há chuyên gia: Hỏi ý kiến từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học giáo dục và các quản lý giáo dục có kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực, cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm hỗ trợ việc đề xuất các biện pháp mang tính khoa học cao hơn. - Phư ng há hân t ch ữ liệu: Luận án sử dụng các công thức toán học, phần mềm SPSS để lượng hóa kết quả nghiên cứu từ các phương pháp khác; đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp
  20. 8 so sánh trong quá trình nghiên cứu thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ở các Trường Sỹ quan Lục quân theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay. 9. Luận điểm để bảo vệ - Quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các trường Sỹ quan Lục quân nhằm hướng đến chất lượng đào tạo SQLQ của quân đội có đủ năng lực khoa học quân sự đáp ứng yêu cầu bối cảnh quân sự, chiến tranh hiện đại. - Đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các trường Sỹ quan Lục quân yêu cầu cần đổi mới hình thức, phương pháp quản lý các khâu trong hoạt động đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn. - Nhận diện được những ưu điểm, hạn chế trong quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực ở các trường Sỹ quan Lục quân sẽ giúp nhà trường tìm ra các biện pháp quản lý đào tạo phù hợp, khả thi, từ đó sẽ nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan đáp ứng yêu cầu chỉ huy đơn vị lục quân trong chiến tranh hiện đại. - Việc đề xuất và triển khai áp dụng các biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận năng lực sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan CHTMLQ, tạo ra một lực lượng sĩ quan CHTMLQ đáp ứng các yêu cầu của quân đội trong thời kỳ mới. 10. Những đóng góp mới của luận án 10 1 Về lý luận - Khung lý thuyết về quản lý đào tạo trình độ đại học ngành CHTMLQ theo tiếp cận năng lực được xây dựng trong luận án góp phần bổ sung, làm phong phú thêm cơ sở lý luận về quản lý đào tạo trong các trường đại học. - Khung năng lực đào tạo sĩ quan ngành CHTMLQ được đề xuất trong luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các trường Sĩ quan Quân đội nói chung, Trường Sỹ quan Lục quân ở Việt Nam nói riêng. 10 2 Về thực tiễn - Kết quả đánh giá thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành CHTMLQ ở các Trường Sỹ quan Lục quân giúp lãnh đạo, cán bộ quản lý của nhà trường nhận diện được điểm mạnh và hạn chế của hoạt động lãnh đạo,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2