Luận án Tiến sĩ: Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận án Tiến sĩ "Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam" trình bày những vấn đề lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp; Thực trạng pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam; Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu theo đúng quy định. Đề tài không trung lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố của các tác giả khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này. Hà Nội, tháng 9 năm 2021 Tác giả luận án Đỗ Thị Kiều Phương
- ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AGRIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam BIDV Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam CTCK Công ty Chứng khoán CTCP Công ty Cổ phần CTHD Công ty Hợp danh CTTNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông DNTN Doanh nghiệp Tư nhân HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội IOSCO Tổ chức quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán NHTM Ngân hàng thương mại OTC Thị trường phi tập trung SEC Ủy ban Chứng khoán Mỹ SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TGĐ/GĐ Tổng giám đốc/Giám đốc TPDN Trái phiếu doanh nghiệp TTCK Thị trường chứng khoán TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán TTTPDN Thị trường trái phiếu doanh nghiệp UBCK Ủy ban Chứng khoán UBCKNN Ủy ban Chứng khoán nhà nước USD Đồng đô la Mỹ VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VIETCOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VIETINBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương dẫn nhập:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................... 7 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................................... 7 1.1. Các nghiên cứu lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ................................................................................ 7 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ........................ 7 1.1.2. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật thị trường trái phiếu doanh nghiệp.............. 10 1.2. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam ........................................................... 15 1.2.1. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp .............................................................. 15 1.2.2. Các nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ............................................................... 18 1.3. Các nghiên cứu về phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam ...................................................................................................................... 23 2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............... 28 2.1. Những vấn đề đã được giải quyết trong các công trình đã công bố mà luận án kế thừa, phát triển .................................................................................................. 28 2.2. Những vấn đề chưa được giải quyết trong các công trình đã công bố mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................................................... 30 2.3. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết trong luận án .......................................... 31 2.3.1. Những vấn đề lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ......................................................................... 31 2.3.2. Những vấn đề liên quan đến thực trạng pháp luật Việt Nam về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thực tiễn thi hành pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp...... 32
- iv 2.3.3. Những vấn đề liên quan đến kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ............................................................................................... 34 3. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ...................... 34 3.1. Lý thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 34 3.2. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 34 3.3. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 35 Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP, PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP.............. 37 1.1. Một số vấn đề lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ........................... 37 1.1.1.Quan niệm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp.......................................... 37 1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật thị trường trái phiếu doanh nghiệp .................. 53 1.2.1. Khái niệm và cấu trúc của pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ................................................................................................................... 53 1.2.2. Các yếu tố chi phối nội dung pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ................................................................................................................... 67 Chương 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ......................................................................... 78 2.1. Thực trạng pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam. ..................................................................................................................... 78 2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về loại trái phiếu doanh nghiệp được phát hành – hàng hóa của thị trường ...................................................................................... 78 2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về chủ thể của thị trường phát hành .............. 81 2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ............................................................................................................................ 100 2.1.4. Thực trạng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp ................................................................................................................. 123 2.1.5. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với thị trường................ 133 2.2. Thực trạng pháp luật về thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam .................................................................................................................... 138 2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về loại trái phiếu doanh nghiệp được giao dịch – hàng hóa của thị trường .................................................................................... 138
- v 2.2.2. Thực trạng quy định pháp luật về chủ thể của thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ....................................................................................................... 143 2.2.3. Thực trạng quy định pháp luật về hình thức tổ chức giao dịch và trình tự, thủ tục giao dịch trái phiếu doanh nghiệp .................................................................. 154 2.2.4. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý nhà nước đối với thị trường ............. 158 Chương 3:ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ................................ 159 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam .................................................................................................................... 159 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp phải hướng tới tăng cường tính minh bạch của thị trường, đồng thời bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành ................................................................. 159 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp phải phù hợp nền kinh tế nói chung và sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, hướng tới mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp bền vững ............................................................................................................................ 160 3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp phải hướng tới sự đồng bộ với hệ thống pháp luật Việt Nam, tiếp thu những yếu tố hợp lý của pháp luật các nước trên thế giới, hướng tới phù hợp với chuẩn mực quốc tế................. 163 3.2. Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam .......................................................................... 164 3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp ....................................................................................... 164 3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ....................................................................................... 182 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam .......................................................................... 187 3.3.1. Đa dạng hóa cơ cấu chủ thể phát hành trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp ............................................................................................................................ 187 3.3.2. Thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các loại hình nhà đầu tư ...................... 189 3.3.3. Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu ra công chúng ............................................................................................................................ 189
- vi 3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động niêm yết trái phiếu của các doanh nghiệp ................. 190 3.3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty chứng khoán .................... 190 3.3.6. Nâng cao sức hấp dẫn của trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư...... 191 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 193
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường trái phiếu ở Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm phát triển1, mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn tồn tại một nghịch lý, đó là sự phát triển không đồng đều giữa trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Hơn nữa, khi nền kinh tế càng mở cửa, các doanh nghiệp có khuynh hướng “khát” nguồn vốn từ TPDN để tài trợ dự án dài hạn và dần tránh phụ thuộc quá nhiều vào nợ vay từ hệ thống ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, ở Việt Nam hiện nay đã đến lúc thị trường TPDN (TTTPDN) cần ưu tiên phát triển trong đề án tái cơ cấu hệ thống tài chính. Việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để đón nhận cơ hội phát triển một TTTPDN, giúp TTTPDN phát triển xứng đáng với vị trí của nó trong thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là một yêu cầu khách quan đặt ra. Từ yêu cầu khách quan đặt ra ở Việt Nam cùng với những lý do sau đây đã khiến nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình: Thứ nhất, xuất phát từ vai trò quan trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường TPDN là một bộ phận cơ bản của thị trường vốn trung và dài hạn. Do đó, TTTPDN đóng vai trò quan trọng không những đối với nền kinh tế quốc dân nói chung mà còn đối với từng chủ thể, đặc biệt là các doanh nghiệp. Với tầm quan trọng của mình, TTTPDN xứng đáng được chú trọng phát triển. Nghiên cứu sự hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật về TTTPDN, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về TTTPDN là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường này. Thứ hai, xuất phát từ thực trạng phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Những năm gần đây, TTTPDN đã có những bước phát triển tích cực, từng bước tiến tới cân bằng hơn so với thị trường tín dụng ngân hàng, giúp giảm áp lực huy động vốn từ kênh tín dụng. Theo số liệu công bố qua Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tính đến hết tháng 11 năm 2020 đã có 2.311 đợt đăng ký phát hành TPDN riêng lẻ, trong đó có 1.970 đợt phát hành thành công với tổng giá trị phát 1 https://nhandan.vn/chungkhoan-thitruong/chung-khoan-viet-nam-hanh-trinh-20-nam--608695/, truy cập 9h19 ngày 29/9/2021.
- 2 hành thành công đạt 348.4 nghìn tỷ đồng, chiếm 68.5% tổng giá trị đăng ký. Ước tính quy mô thị trường năm 2020 đạt khoảng 13% GDP. Trên thị trường giao dịch, tính đến cuối năm 2020, thị trường có 477 mã trái phiếu niêm yết nhưng trong đó chỉ có 23 mã TPDN, còn lại là các mã trái phiếu chính phủ2. Mặc dù có sự phát triển nhất định trong những năm qua nhưng TTTPDN vẫn đang bộc lộ một số điểm bất cập như: (i) Quy mô thị trường nhỏ, nhà đầu tư chưa quen với việc đầu tư vào TPDN và phát hành trái phiếu chưa trở thành kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp; (ii) Thị trường giao dịch chưa phát triển, thanh khoản của TPDN sau khi phát hành thấp, tính công khai minh bạch còn hạn chế, làm giảm tính hấp dẫn của thị trường; (iii) Cơ sở hạ tầng thị trường vẫn chưa hoàn thiện và còn thiếu một số yếu tố quan trọng như sự phát triển của tổ chức xếp hạng tín nhiệm còn yếu, chưa có tổ chức định giá trái phiếu; (iv) Các cơ sở dữ liệu về TPDN mới được hình thành, chưa đủ độ sâu và rộng cần thiết để cung cấp thông tin cần thiết cho nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cơ hội; (v) Cơ sở nhà đầu tư còn mỏng, thiếu các nhà đầu tư dài hạn có tiềm lực tài chính mạnh;.v.v… Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển chưa mạnh mẽ của TTTPDN xuất phát từ môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống pháp luật về TTTPDN để tìm ra những điểm bất cập, từ đó giúp Nhà nước hoàn thiện quy chế pháp lý về thị trường này là một nhiệm vụ quan trọng. Thứ ba, xuất phát từ những hạn chế của hệ thống pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung, TPDN nói riêng nhưng hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này cũng bộc lộ một số bất cập. Các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát hành và giao dịch trái phiếu xuất hiện từ đầu thập niên 90 như các quy định về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần trong Luật công ty 1990. Sau đó là hàng loạt các văn bản pháp luật ra đời như: Nghị định số 120/1994/CP của Chính phủ ngày 17/9/1994 ban hành kèm theo quy chế tạm thời về phát hành trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị 2 https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/thang-11-gia-tri-phat-hanh-trai-phieu-doanh-nghiep-tang- 330663.html, truy cập 9h52 ngày 29/9/2020.
- 3 định này được xây dựng để chuẩn bị cho sự ra đời của thị trường chứng khoán và tạo điều kiện kịp thời cho thị trường chứng khoán nước ta đi vào hoạt động). Sau đó Luật Doanh nghiệp 1999 được Quốc Hội ban hành ngày 12/6/1999 thay thế Luật công ty 1990, cùng với đó hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành thay thế các văn bản trước đó, như: Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 thay thế Nghị định số 48/1998/NĐ-CP; Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 thay thế Nghị định số 120/1994/CP. Đặc biệt, Luật Chứng khoán được Quốc Hội thông qua ngày 29/6/2006 đã đánh dấu một bước kiện toàn hệ thống pháp lý, giúp thị trường chứng khoán nói chung và thị trường TPDN nói riêng phát triển ổn định, công khai và minh bạch hơn. Nhìn chung khung pháp lý về thị trường TPDN đã được kiện toàn ở một mức độ nhất định từ luật đến thông tư hướng dẫn. Hiện nay thị trường TPDN được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật như: Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Chứng khoán năm 2019; Nghị định số 88/2014/NĐ-CP về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán;.v.v... Mặc dù vậy khuôn khổ pháp lý về thị trường TPDN mới đang ở giai đoạn đầu hình thành. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ hoạt động của thị TTTPDN ở Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết và thời sự. Thứ tư, xuất phát từ thực trạng nghiên cứu về hệ thống pháp luật thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam. Ở nước ta, yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTTPDN mặc dù đặt ra cấp thiết nhưng đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về khuôn khổ pháp lý cho TTTPDN. Các nghiên cứu chủ yếu về thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu nói chung và nếu có các nghiên cứu về TTTPDN thì cũng chủ yếu nghiên cứu TTTPDN dưới góc độ kinh tế. Trong khi đó, đề cập tới khung pháp lý về TTTPDN chủ yếu được phản ánh một cách lồng ghép, gián tiếp trong các công trình khoa học có liên quan. Nhìn chung các bài viết, các công trình nghiên cứu đã được công bố có đề cập đến nhiều khía cạnh và ở các mức độ khác nhau của khuôn khổ pháp lý về TTTPDN. Tuy nhiên, một công trình nghiên cứu ở cấp tiến sĩ luật học mang tính lý luận về hệ
- 4 thống pháp luật TTTPDN Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị để xây dựng hệ thống pháp luật về TTTPDN là chưa có. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án *Đối tượng nghiên cứu Luận án chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về thị trường TPDN. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thị trường TPDN ở Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu quan điểm, lý thuyết về TPDN, TTTPDN và pháp luật về TTTPDN. *Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, với đề tài đã chọn, nghiên cứu sinh chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật về thị trường TPDN cũng như thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam về thị trường TPDN, bao gồm pháp luật về thị trường phát hành TPDN và pháp luật về thị trường giao dịch TPDN. Ở cả hai thị trường này, nghiên cứu sinh đều xem xét 04 nhóm vấn đề, gồm: hàng hóa của thị trường; chủ thể của thị trường; hình thức phát hành/giao dịch TPDN; trình tự, thủ tục phát hành/giao dịch TPDN. Về không gian, luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án còn có sự phân tích, so sánh, bình luận pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về cùng vấn đề để rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TTTPDN. Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành để đánh giá chính xác thực trạng pháp luật Việt Nam về thị trường TPDN. Song để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp, luận án cũng nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của các quy định pháp luật về thị trường TPDN từ khi Luật Chứng khoán năm 2006 ra đời. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án *Mục đích nghiên cứu của luận án So với TTCK nói chung, thị trường cổ phiếu nói riêng, TTTPDN ở Việt Nam dường như chưa có sự phát triển tương xứng. Một trong những lý do của thực tế này bắt nguồn từ hiện trạng pháp luật. Do đó, mục đích nghiên cứu của luận án này là phân tích, đánh giá, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận điều chỉnh pháp luật cũng như đánh giá thực trạng pháp luật về TTTPDN. Từ đó, luận án tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về TTTPDN, hướng tới thúc đẩy sự phát
- 5 triển của TTTPDN Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. *Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án đề ra và lần lượt thực hiện các nhiệm vụ sau: Một là, nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, vai trò của TTTPDN và sự khác biệt của TTTPDN so với thị trường cổ phiếu. Từ sự khác biệt này, luận án chỉ ra các bộ phận pháp luật đặc thù của TTTPDN mà pháp luật về thị trường cổ phiếu không có. Hai là, nghiên cứu phân loại của TTTPDN, từ đó chỉ ra cấu trúc pháp luật của TTTPDN. Luận án cũng phân tích một số yếu tố chi phối nội dung pháp luật về TTTPDN. Ba là, nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về TTTPDN. Trong phần nghiên cứu thực trạng này, luận án có sự phân tích, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới về cùng vấn đề. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu này, luận án chỉ ra những điểm đã hoàn chỉnh, những bất cập cần được khắc phục của pháp luật Việt Nam về TTTPDN cũng như những khó khăn, vướng mắc cần được giải quyết trong quá trình thực thi pháp luật về TTTPDN. Bốn là, đưa ra định hướng và một số giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về TTTPDN cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TTTPDN tại Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Để thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở nền tảng đó tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học xã hội, bao gồm: - Phương pháp phân tích: phương pháp này được tác giả sử dụng khi đánh giá, bình luận các quy định pháp luật, thực tiễn và hiệu quả áp dụng pháp luật về TTTPDN để làm cơ sở cho những kết luận khoa học. Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. - Phương pháp so sánh luật học: được tác giả sử dụng khi phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về TTTPDN trong mối tương quan với quy định pháp luật trong lĩnh vực khác, pháp luật của một số quốc gia để từ đó có những tham khảo nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực TTTPDN. - Phương pháp tổng hợp: được tác giả sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị cụ thể liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án.
- 6 Ngoài các phương pháp nghiên cứu có tính phổ biến nêu trên, luận án còn áp dụng phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê dựa trên các số liệu, báo cáo tổng kết hàng năm của Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng Cục Thống kê, Ủy ban Chứng khoán nhà nước và các địa phương cũng như những thông tin trên mạng Internet để giải quyết được các nội dung thuộc yêu cầu của đề tài luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay, luận án là công trình chuyên khảo nghiên cứu toàn diện về pháp luật TTTPDN. So với các công trình đã được công bố của các tác giả khác, luận án đạt được một số điểm mới sau: - Luận án làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường TPDN. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra sự khác biệt của thị trường TPDN so với thị trường cổ phiếu. - Luận án phân tích cấu trúc của pháp luật về thị trường TPDN. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ ra những bộ phận pháp luật đặc thù của thị trường TPDN mà pháp luật về thị trường cổ phiếu không có. - Luận án phân tích và chỉ ra những thiếu sót, bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về TTTPDN cũng như những khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật về TTTPDN. - Luận án tiếp cận và nghiên cứu pháp luật về TTTPDN của một số quốc gia trên thế giới có thị trường chứng khoán phát triển (Mỹ), hoặc có điều kiện phát triển tương tự Việt Nam (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,…) dưới góc độ so sánh với pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm lập pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về TTTPDN Việt Nam trong tương lai. - Luận án đã xây dựng đượcđịnh hướng lớn cũng như một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về TTTPDN và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TTTPDN ở Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam.
- 7 Chương dẫn nhập TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1. Các nghiên cứu lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp và pháp luật về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 1.1.1. Các nghiên cứu lý luận về thị trường trái phiếu doanh nghiệp 1.1.1.1. Các nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, về sự khác biệt giữa thị trường trái phiếu doanh nghiệp với thị trường cổ phiếu. - Trong bài báo “Tín hiệu bước đầu về chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay” của tác giả Trần Vinh Quang đăng trên Tạp chí nghiên cứu tài chính – kế toán số 11/2012, trang 56 – 58 đưa ra khái niệm TTTPDN: “Thị trường TPDN là thị trường phát hành và giao dịch các loại trái phiếu của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật” - Trong công trình nghiên cứu “Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán ở Việt Nam”(Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003) của tác giả Phạm Thị Giang Thu chỉ ra vai trò của thị trường chứng khoán ở trang 12: (i) Là công cụ quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn; (ii) Là công cụ thực hiện chính sách tài chính tiền tệ quốc gia và các chính sách vĩ mô khác; (iii) Tạo khả năng thanh khoản cho các chứng khoán; (iv) Có mối quan hệ mật thiết với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Giang Thu là công trình khoa học được công bố ở thời điểm những năm đầu mới hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của công trình rất rộng, bao trùm lên toàn bộ khung pháp lý về TTCK ở Việt Nam. Công trình tuy nghiên cứu khung pháp lý về TTCK nói chung nhưng là gợi mở quý báu để nghiên cứu sinh triển khai luận án của mình về TTTPDN - một trong những bộ phận của TTCK. - Trong công trình nghiên cứu “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, 2017) của tác giả Trần Vinh Quang phân tích vai trò của TTTPDN dưới nhiều góc độ, cụ thể: (i) Đối với toàn bộ nền kinh tế, TTTPDN có vai trò khuyến khích tiết kiệm và thu hút các nguồn vốn đầu tư trong xã hội; (ii) Đối với các doanh nghiệp, TTTPDN tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với một kênh huy động vốn mới linh hoạt và có hiệu quả hơn (giúp doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn với khối lượng lớn; là đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu; chi phí sử dụng trái phiếu thường thấp hơn so với các nguồn tài trợ khác;…); (iii) Đối
- 8 với công chúng đầu tư, TTTPDN giúp công chúng sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tiền của mình. - Trong công trình nghiên cứu “Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” do tác giả Bạch Thị Thanh Hà chủ nhiệm (Đề tài khoa học cấp học viện, Học viện Tài chính, 2015) trình bày vai trò của TTTPDN ở nhiều góc độ: vai trò của TTTPDN đối với sự phát triển của nền kinh tế (tr.12, 13); vai trò của TTTPDN đối với các doanh nghiệp phát hành (tr.13, 14). Ngoài ra, tác giả còn phân tích vai trò của TTTPDN đối với các nhà đầu tư, đối với thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ. - Tác giả Mary Jo White, SEC Chairman trong công trình nghiên cứu “Corporate bond market structure the time for reform is now” năm 2014 cho rằng TTTPDN là thị trường cung cấp nguồn vốn nhiều nhất và lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời gian gần đây. - Trong công trình nghiên cứu “The development of corporate bond markets in emerging market countries” của Ủy ban chấp hành Thị trường mới nổi trực thuộc Hội đồng chứng khoán thế giới (The Emerging Markets Committee of the international Organization of Securities Commissions) năm 2002 đã chỉ ra vai trò của TTTPDN trong nước: (i) Việc phát hành TPDN sẽ làm giảm chi phí trong khoản vay so với việc vay từ các ngân hàng do việc phát hành trái phiếu các doanh nghiệp sẽ thu hút vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư mà loại bỏ khâu trung gian là doanh nghiệp là ngân hàng, từ đó giúp giảm chi phí thu hút vốn; (ii) Thị trường TPDN là nhân tố để phát triển thị trường tài chính trong nước, tăng lượng hàng hóa cung cấp cho các nhà đầu tư lựa chọn; (iii) Thị trường TPDN thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính một cách ổn định. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp - Trong bài báo “Những vấn đề pháp lý cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán” của tác giả Nguyễn Niên (Tạp chí pháp lý số 8/1998) phân loại TTCK như sau: “Sự phát hành chứng khoán dễ làm nảy sinh nhu cầu mua bán, chuyển nhượng chứng khoán, và từ đó hình thành thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán chia làm hai loại: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các loại chứng khoán phát hành lần đầu. Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các chứng khoán đã phát hành” (tr.6). - Theo tác giả Mu Huaipeng của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc trong bài viết tại cuộc hội thảo về TTTPDN ở Châu Á tại Trung Quốc tháng 11 năm 2005 thì: “Cấu trúc của TTTPDN Trung Quốc gồm 02 thị trường chính là thị trường liên ngân hàng và thị trường giao dịch. Mỗi thị trường có một phân khúc riêng đáp ứng
- 9 nhu cầu của các nhà đầu tư khác nhau” (Mu Huaipeng (2005), “The development of China’s bond market”, BIS papers No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005, tr. 56). - Tác giả Moorad Choudhry (2004) trong cuốn sách Corporate bonds and structured financial products xuất bản năm 2004, phân loại TTTPDN gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp (tr.9). Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra cơ cấu của TTTPDN thứ cấp: “Một thị trường có thể mô tả là một sàn giao dịch truyền thống, một sàn giao dịch có địa điểm nhất định nơi giao dịch chứng khoán xảy ra. Ngoài ra, nhiều công cụ tài chính được giao dịch qua điện thoại, điện tử, qua hệ thống máy tính. Những thị trường này gọi là thị trường qua quầy OTC” (tr.9). - Trong công trình nghiên cứu “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, 2017), tác giả Trần Vinh Quang kế thừa quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước trước đó cũng phân loại TTTPDN bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp (được trình bày từ trang 29 - 31). Sau khi nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến các vấn đề lý luận về TTTPDN, nghiên cứu sinh rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, về khái niệm, đặc điểm, vai trò của thị trường trái phiếu doanh nghiệp; sự khác biệt giữa thị trường trái phiếu doanh nghiệp với thị trường cổ phiếu: Nhìn chung đa số các công trình đã được công bố liên quan đến TTTPDN mà tiêu biểu là một số công trình tác giả đã liệt kê ở trên phần lớn không đưa ra khái niệm TTTPDN. Vì vậy, trong luận án của mình, nghiên cứu sinh sẽ phải làm rõ hơn khái niệm TTTPDN. Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố hầu hết không đề cập đến đặc điểm của TTTPDN. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sẽ hoàn thiện hơn nội dung này. Nhìn chung thông qua phần hệ thống trên cho thấy các tác giả phân tích khá đầy đủ và toàn diện vai trò của TTTPDN nói riêng và TTCK nói chung. Tuy nhiên, những quan điểm của các tác giả trên chưa phân định rõ ranh giới giữa TPDN và TTTPDN, dẫn tới việc đánh đồng vai trò của TPDN với vai trò của TTTPDN. Phần lớn các công trình trên (ngoại trừ công trình của tác giả Phạm Thị Giang Thu và công trình công trình “The development of corporate bond markets in emerging market countries” của Ủy ban chấp hành Thị trường mới nổi trực thuộc Hội đồng chứng khoán thế giới) chủ yếu phân tích vai trò của TPDN. Theo nghiên cứu sinh, TPDN là một hàng hóa, TTTPDN là môi trường cho sự tồn tại của hàng hóa đó nên vai trò của TTTPDN thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nữa mà không chỉ trong phạm vi như các tác giả đã
- 10 phân tích. Mặc dù vậy, những công trình nghiên cứu này cũng cung cấp cho nghiên cứu sinh những nội dung quan trọng để tham khảo và kế thừa khi phân tích vai trò của TTTPDN. Ngoài ra, chưa có công trình nào nghiên cứu về sự khác biệt giữa TTTPDN với thị trường cổ phiếu. Thứ hai, về phân loại thị trường trái phiếu doanh nghiệp: nhìn chung các tác giả trong các công trình trên và phần lớn các công trình khác khá đồng nhất quan điểm trong việc phân loại thị trường chứng khoán nói chung, TTTPDN nói riêng. Các công trình này cũng phân loại của TTTPDN theo nhiều tiêu chí khác nhau. Vì vậy, về cơ cấu của TTTPDN cơ bản luận án sẽ kế thừa các quan điểm này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sẽ lựa chọn một tiêu chí nhất định để triển khai phần nội dung về cơ cấu của TTTPDN, từ đó tạo nên sự thống nhất trong quá trình nghiên cứu cấu trúc pháp luật về TTTPDN. 1.1.2. Các nghiên cứu lý luận về pháp luật thị trường trái phiếu doanh nghiệp - Trong công trình nghiên cứu “Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2003) của tác giả Phạm Thị Giang Thu chỉ ra cấu trúc pháp luật về TTCK bao gồm: “Pháp luật về phát hành chứng khoán, pháp luật về tổ chức và hoạt động của thị trường tập trung, pháp luật về kinh doanh chứng khoán, pháp luật về quản lý đối với thị trường chứng khoán” (từ tr.43 - tr.50). - Trong công trình nghiên cứu “Cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam” (Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2000), Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2000) chỉ ra rằng: “Khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán được hiểu là tổng thể các yếu tố thể hiện cấu trúc pháp luật điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ở một quốc gia” (tr.10). Công trình này cũng chỉ ra các yếu tố cấu thành khung pháp luật về TTCK bao gồm: “Những nguyên tắc và định hướng chính sách cơ bản của cơ chế kinh tế được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật; tổng thể các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; hệ thống các định chế và thể chế liên quan đến tổ chức và hoạt động của TTCK” (tr.10). - Trong bài “Pháp luật điều chỉnh thị trường chứng khoán ở Việt Nam” (1999) của tác giả Vũ Bằng tại Hội thảo “Luật công ty và Luật chứng khoán Nhật Bản”, Bộ Tư pháp do Jica tổ chức cũng chỉ ra khung pháp luật TTCK bao gồm: “Các quy định về chứng khoán và phát hành chứng khoán; các quy định về giao dịch và
- 11 kinh doanh chứng khoán; các quy định về quản lý, giám sát và thanh tra chứng khoán”. Về cơ bản, các quan điểm trên đều không đề cập đến khái niệm pháp luật TTTPDN và cấu trúc của pháp luật về TTTPDN. Khi đưa ra cấu trúc pháp luật về TTCK, các tác giả cũng có quan điểm khác nhau. Ví dụ tác giả Phạm Thị Giang Thu có tách riêng bộ phận pháp luật về kinh doanh chứng khoán nhưng thực chất kinh doanh chứng khoán không thể tách rời thị trường giao dịch chứng khoán. Do vậy, khi thực hiện đề tài của mình, nghiên cứu sinh coi đây là những gợi ý để xây dựng mới khái niệm pháp luật về TTTPDN cũng như xây dựng một cấu trúc pháp luật về TTTPDN hoàn thiện hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài của mình,luận án dựa vào phân loại của TTTPDN để đưa ra cấu trúc của pháp luật về TTTPDN. Theo đó, các bộ phận cấu thành pháp luật về TTTPDN được xem xét trong luận án này bao gồm pháp luật về thị trường phát hành TPDN và pháp luật về thị trường giao dịch TPDN. 1.1.2.1. Các nghiên cứu về pháp luật thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp Trong phần pháp luật về thị trường phát hành, tác giả dự định nghiên cứu các nội dung như: pháp luật về hàng hóa của thị trường, pháp luật về chủ thể của thị trường, pháp luật về các hình thức phát hành trái phiếu, pháp luật về trình tự thủ tục phát hành trái phiếu... đề cập đến nội dung này, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: - Trong bài báo “Mezzanine finance and corporate bons”, University of Pardubice, Czech Republic, năm 2009 (tr.148 – tr.149) của tác giả Libena Tetrevova chỉ ra các loại TPDN và nêu ra khái niệm mỗi loại trái phiếu. Bài báo nói rõ: «Trái phiếu có nhiều loại, phân loại dựa trên những căn cứ khác nhau. Dựa vào lãi suất có trái phiếu có lãi suất cố định, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có lợi nhuận, trái phiếu có lợi nhuận bằng không. Dựa vào phương thức mua lại có trái phiếu thanh toán một lần, trái phiếu trả góp, trái phiếu chuyển đổi. Dựa vào sự bảo lãnh có trái phiếu được bảo đảm, trái phiếu không được bảo đảm. Dựa vào tiêu chí quốc gia và đồng tiền phát hành thì có trái phiếu trong nước, trái phiếu nước ngoài, trái phiếu Châu Âu (Eurobonds). Dựa vào hình thức tồn tại có trái phiếu tồn tại dưới dạng vật chất (như tờ trái phiếu), trái phiếu tồn tại dưới dạng điện tử (như đăng ký dưới dạng điện tử). Ngoài ra còn có trái phiếu tự nhiên, trái phiếu quyền chọn, trái phiếu ưu tiên, trái phiếu có thể giao dịch công khai, trái phiếu giao dịch không công khai”.
- 12 - Trong cuốn sách “Corporate Bond Markets Instruments an applications», (Published in 2006 by John Wiley & Sons (Asia) Pte Ltd) của tác giả Moorad Choudhry cũng chỉ ra TPDN gồm nhiều loại như trái phiếu thông thường, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu liên kết, trái phiếu có lãi suất bằng không, trái phiếu có lãi suất cố định,.v.v. - Trong cuốn Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2006 tại trang 710 chỉ ra chủ thể tham gia thị trường chứng khoán gồm có người mua, người bán, người môi giới và chủ thể quản lý nhà nước đối với thị trường. - Trong cuốn sách “Corporate bonds and structured financial products” xuất bản năm 2004 của tác giả Moorad Choudhry trình bày khá phong phú về nhà đầu tư: “Có rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu. Có thể nhóm các loại nhà đầu tư chính theo thời gian hoạt động đầu tư của họ. Thứ nhất là nhà đầu tư tổ chức ngắn hạn, bao gồm ngân hàng, quỹ quản lý thị trường tiền tệ, ngân hàng trung ương, quỹ của một số doanh nghiệp. Thứ hai là các nhà đầu tư tổ chức dài hạn, bao gồm các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm nhân thọ. Thứ ba là nhà đầu tư tổ chức hỗn hợp là những nhà đầu tư chiếm số lượng đông hơn các nhà đầu tư khác bao gồm các công ty bảo hiểm nói chung và hầu hết các doanh nghiệp” (tr.7). - Nhóm tác giả VK Shama and Chandan Sinha trong bài kỷ yếu hội thảo«The corporate debt market in India”, BIS papers No-26 (2005) Developing corporate bond markets in Asia, Proceeding of a BIS/PBC seminar held in Kunning, China on 17 – 18 November 2005 cũng chỉ ra rằng: “Ở Ấn Độ, có 04 loại nhà đầu tư gồm: ngân hàng và các tổ chức tài chính; các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm và quỹ hưu trí; quỹ tương hỗ; nhà đầu tư bán lẻ” (tr.83). - Trong công trình nghiên cứu “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” (Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, 2017), tác giả Trần Vinh Quang trình bày về các chủ thể tham gia TTTPDN, bao gồm: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư (nhà đầu tư), các tổ chức tài chính trung gian (được trình bày từ trang 27 – 29). - Trong bài báo “Vai trò của chuyên gia trong thị trường chứng khoán” của tác giả Trần Quang Hòa đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 9 năm 1999 cho rằng TTCK có hai loại chủ thể chính là các nhà đầu tư chứng khoán và nhà kinh doanh chứng khoán (tr.21). Theo tác giả thì “Các nhà đầu tư chứng khoán là những người khi mua chứng khoán không phải nhằm mục đích để bán sau đó và hưởng chênh lệch giá, cho dù những người này có thể bán chứng khoán bất cứ khi nào thấy cần thiết” (tr.21). Nhà kinh doanh chứng khoán “Là những người có mặt
- 13 thường xuyên trên thị trường, những nhà kinh doanh chứng khoán mua chứng khoán và bán ngay sau đó để kiếm lời từ sự chênh lệch giá chứng khoán. Họ là những nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp” (tr.21). - Tác giả Hakansson Nils H trong bài báo «The role of a Corporate Bond Market in an Economy and in Avoiding Crises”, UC Berkeley, năm 1999, tại trang 9 trình bày về tổ chức xếp hạng tín nhiệm – một trong những tổ chức quan trọng nhất trong nhóm các tổ chức liên quan đến TTTPDN. Tác giả khẳng định rằng một trong những điều kiện quan trọng giúp TTTPDN phát triển lành mạnh là vai trò của các nhà phân tích tài chính, họ có vai trò cung cấp cho nhà đầu tư lời khuyên độc lập; các nhóm các nhà phân tích từ lâu đã bắt đầu hình thành cơ quan xếp hạng, trong đó tốt nhất được biết đến là Moody, Standard and Poor’s và Fitch Investor; họ hỗ trợ các nhà đầu tư trái phiếu, vì vậy các cơ quan xếp hạng tín nhiệm là một trong những thành phần chính của một thị trường trái phiếu phát triển. - Trong cuốn sách “Corporate bonds and structured financial products” xuất bản năm 2004 của tác giả Moorad Choudhry quan niệm: Chào bán ra công chúng là bất kỳ ai cũng có thể mua trái phiếu. Chào bán riêng lẻ là việc mà khách hàng của ngân hàng đầu tư được chào bán thông qua môi giới hoặc đại lý (tr.9). - Quan điểm của tác giả Walter Waschiczek trong bài viết “The role of corporate bonds for finance in Autria”, (Monetary Policy and the Economy 4, 2004): Tùy thuộc vào chiến lược, vị trí, trái phiếu về cơ bản gồm 02 loại: trái phiếu được phát hành công khai là trái phiếu được cung cấp cho một phạm vi rộng lớn các nhà đầu tư; trái phiếu phát hành riêng lẻ là trái phiếu được bán trực tiếp với số lượng hạn chế các nhà đầu tư có tổ chức (tr.40). 1.1.2.2. Các nghiên cứu về pháp luật thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp Phần pháp luật về thị trường giao dịch, nghiên cứu sinh cũng triển khai các nhóm nội dung tương tự TTPH. Hoạt động giao dịch TPDN trên thị trường này được thực hiện tập trung tại sàn do Sở giao dịch chứng khoán tổ chức, quản lý hoặc được thực hiện bên ngoài SGDCK, do các công ty chứng khoán làm trung gian. Vì vậy, các nhóm nội dung của pháp luật về TTGD trái phiếu sẽ được nghiên cứu sinh trình bày theo hướng gắn liền với 02 phương thức tồn tại của TTGD, gồm TTGD tập trung do SGDCK tổ chức và TTGD không tập trung được tổ chức bên ngoài SGDCK. Liên quan đến những nội dung này, có thể kể đến một số công trình sau: - Luận án Tiến sĩ Luật học “Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam” (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008) của tác giả Tạ Thanh Bình ở các trang 9, 10, 11 trình bày về thị trường
- 14 giao dịch chứng khoán. Theo tác giả thì : “Thị trường thứ cấp được tổ chức theo 03 phương thức: thị trường giao dịch tập trung, thị trường giao dịch phi tập trung và thị trường thứ ba”. - Trong Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam” (Học viện Tài chính, 2017) của tác giả Trần Vinh Quang nói rằng: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các loại trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp bao gồm thị trường tập trung và thị trường phi tập trung (OTC) (tr.30). Bên cạnh đó, tác giả Trần Vinh Quang cũng trình bày về cách thức hoạt động và giao dịch trên thị trường thứ cấp: “Mặc dù hầu như các sàn giao dịch chứng khoán tập trung lớn trên thế giới đều có niêm yết một số loại TPDN, song phần lớn phân khúc này được giao lại cho thị trường phi tập trung (OTC). Thị trường này được hình thành xoay quanh một mạng lưới các công ty môi giới và các nhà tạo lập thị trường. Giữa các nhà tạo lập thị trường (thường là các ngân hàng đầu tư) có một thị trường bán buôn, có kết nối với các công ty môi giới lớn trên thế giới” (tr.30). - Tác giả Nguyễn Thị Ánh Vân trong bài báo “Bàn về địa vị pháp lý của thị trường giao dịch chứng khoán tập trung ở Việt Nam” (Tạp chí Luật học số 2 năm 2006, tr.55 – tr.62) nói rằng: Tháng 07 năm 2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên của Việt Nam chính thức bước vào hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 03 năm 2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán thứ hai của Việt Nam cũng đã bắt đầu vận hành tại Hà Nội. Đây là những thị trường giao dịch tập trung, minh chứng cho sự tồn tại và hoạt động của một thị trường chứng khoán chính thức ở Việt Nam. Tác giả cũng chỉ ra rằng: Trong khoảng hơn một thập kỉ nay, các SGDCK được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tập thể này đã lần lượt được tư nhân hóa (demutualized), để chuyển đổi hình thức tổ chức thành công ti cổ phần. Mở đầu là SGDCK Stockholm năm 1993, theo sau là SGDCK Helsinki năm 1995 và SGDCK Copenhagen năm 1996, SGDCK Amsterdam năm 1997, SGDCK Úc năm 1998. Và rồi các SGDCK Toronto, Frankfurt, Singapore, Hongkong, London, Paris, Tokyo, New York… cũng lần lượt tư hữu hoá và chuyển sang hình thức công ti cổ phần. - Tác giả Nguyễn Kiều Giang trong bài viết “Một số vấn đề pháp lý cơ bản về thị trường giao dịch chứng khoán ở Việt Nam” (Tạp chí Luật học, số 8 năm 2006) khẳng định rằng thị trường giao dịch chứng khoán gồm 02 cấp độ. Ở cấp độ cao nhất là thị trường giao dịch tập trung được tổ chức bởi Sở Giao dịch chứng khoán. Ở thị trường này chứng khoán giao dịch là loại chứng khoán được phép
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại
156 p | 279 | 68
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính Việt Nam
28 p | 183 | 31
-
Luận án Tiến sĩ: Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay
154 p | 166 | 31
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện pháp luật về hòa giải tranh chấp lao động ở Việt Nam
27 p | 132 | 19
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về trị giá hải quan ở Việt Nam
160 p | 102 | 19
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
27 p | 86 | 14
-
Luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay
213 p | 112 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
183 p | 43 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam
32 p | 88 | 8
-
Luận án Tiến sĩ: Thực hiện pháp luật về dân chủ cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam
230 p | 60 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam
28 p | 67 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về thi hành án dân sự tại CHDCND Lào và Việt Nam dưới góc độ so sánh
27 p | 80 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo pháp luật Việt Nam hiện nay
192 p | 6 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
31 p | 14 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về lưu trữ ở Việt Nam
27 p | 7 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở việt nam hiện nay
0 p | 84 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tính mạng của con người từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn